Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BÁO cáo đồ án PHÂN TÍCH THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
-----------------o0o--------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH THỰC PHẨM

XÁC ĐỊNH AURAMINE O, RHODAMINE B,
PARAROSANILINE TRONG THỰC PHẨM ĐÃ
CHẾ BIẾN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ

GVHD: Ths Phan Thị Xuân
SVTH: Nguyễn Phương Giang
LỚP: 04DHDB1
MSSV: 2022130023

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 5/2016


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trường Đại học công nghiệp thực
phẩm TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô khoa Công Nghệ Thực Phẩm của trường đã tạo điều
kiện cho em thực hiện đồ án môn học để có nhiều kinh nghiệm hơn cho bài khóa luận tốt
nghiệp. Và em cũng xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Xuân đã nhiệt tình hướng dẫn em
hoàn thành tốt đồ án môn học phân tích thực phẩm.
Trong quá trình thực hiện đồ án khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy cô bỏ qua.
Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm làm đồ án chưa có nên bài báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
Thầy, Cô để em có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong


bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn !
TP.HCM,ngày 19 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phương Giang

i


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên : Nguyễn Phương Giang . MSSV 2022130023
Nhận xét :
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Điểm đánh giá:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm 2016
( ký tên, ghi rõ họ và tên)
ii


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Sinh viên : Nguyễn Phương Giang . MSSV 2022130023
Nhận xét :
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Điểm đánh giá:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm 2016
( ký tên, ghi rõ họ và tên)
iii


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH ẢNH .................................................................................................. 3
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 5
Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................................... 6

1.1 Đại cương về Auramine O[1]....................................................................................... 6
1.1.1 Công thức cấu tạo ................................................................................................ 6
1.1.2 Đặc tính hóa lý..................................................................................................... 6
1.1.3 Ứng dụng: ............................................................................................................ 6
1.1.4 Độc tính của AO .................................................................................................. 7
1.2 Đại cương về Rhodamine B[2] .................................................................................... 7
1.2.1 Công thức cấu tạo ................................................................................................ 7
1.2.2 Đặc tính hóa lý: ................................................................................................... 7
1.2.3 Ứng dụng: ............................................................................................................ 7
1.2.4 Độc tính của Rhodamine B.................................................................................. 7
1.3 Một vài nét về Pararosaniline[3] .................................................................................. 8
1.3.1 Công thức cấu tạo ................................................................................................ 8
1.3.2 Đặc tính hóa lý..................................................................................................... 8
1.3.3 Ứng dụng ............................................................................................................. 8
1.3.4 Độc tính của PA................................................................................................... 8
Chương 2: THỰC NGHIỆM[4] ............................................................................................. 9
2.1 Hóa chất cần sử dụng.................................................................................................. 9
2.2 Chuẩn bị dung dịch chuẩn .......................................................................................... 9
2.3 Chuẩn bị mẫu .............................................................................................................. 9
2.4 Kiểm tra hiệu suất thu hồi và xác nhận phương pháp .............................................. 10
2.5 Phân tích HPLC ........................................................................................................ 10
2.6 Phân tích TLC ........................................................................................................... 11
GVHD: Phan Thị Xuân

1


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
2.7 Phân tích LC/MS ...................................................................................................... 11
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN[4] ...................................................................... 12

3.1 Tối ưu hóa việc chuẩn bị dung dịch mẫu ................................................................. 12
3.2 Tối ưu hóa quá trình làm sạch trên cột chiết pha rắn ............................................... 12
3.3 Tối ưu hóa các điều kiện HPLC ............................................................................... 15
3.4 Kiểm chứng phương pháp ........................................................................................ 16
3.5 TLC ........................................................................................................................... 18
3.6 LC/MS ...................................................................................................................... 19
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 21
TÀI LIỆU KHAM KHẢO.................................................................................................. 22

GVHD: Phan Thị Xuân

2


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hinh 1.1. Công thức cấu tạo của AO[4]................................................................................. 6
Hình 1.2. Công thức cấu tạo của RB[4] ................................................................................. 7
Hình 1.3. Công thức cấu tạo của PA[4] ................................................................................. 8
Hình 3.1. Hiệu suất (%) thu hồi của PA từ cột Oasis HLB ở điều kiện pH khác nhau[4]... 13
Hình 3.2. Hiệu suất thu hồi (%) của PA, AO, RB khi được làm sạch trong cột Oasis HLB
sử dụng các dung môi rửa giải khác nhau: 1% acetic acid trong THF:MeOH (1:4) (A) và
1% acetic acid trong MeOH (B) [4]. .................................................................................... 14
Hình 3.3. Sắc ký đồ HPLC (tại 450 và 550 nm) của dung dịch chuẩn PA, AO, RB
(0.1µg/mL) ở giá trị pH khác nhau (pH 6.5, 4.5, 3.5) [4]. ................................................... 16
Hình 3.4. Sắc ký đồ (tại 450 và 550nm) của dung dịch chuẩn PA, AO và RB (0.1µg/mL),
mẫu trắng và mẫu từ bột cà ri nhão[4]. ................................................................................ 18
Hình 3.5. Sắc ký đồ TLC của một dung dịch chuẩn (STD), một mẫu trắng (BK), và một
mẫu (SMP) từ bột cà ri nhão tại 254 và 366nm, dưới ánh sáng trắng sử dụng hệ thống dung

môi A [2-butanone-methanol-5%Na2SO4 (1:1:1, v/v/v)] và B [2-butanone-methanol- 1.6M
ammonium formate (pH 2.5) (7:2:7, v/v/v)] [4]. .................................................................. 19

GVHD: Phan Thị Xuân

3


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
PA
AO
RB
HPLC
PDA
TLC
LC
LC/MS
THF
EtOH
HLB
RSDr
RSDR
LOD
LOQ
ODS
ESI
SIM
RT


Pararosaniline
Auramine O
Rhodamine B
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Photodiode array detector
Sắc ký lớp mỏng
Sắc ký lỏng
Sắc ký lỏng ghép detector khối phổ
Tetrahydrofuran
Ethanol
Hydrophilic lipophilic balance
Độ chính xác trong ngày
Độ chính xác trong nhiều ngày
Giới hạn định tính
Giới hạn định lượng
Octadecylsilane
Ion hóa tia điện
Selected Ion Monitoring
Thời gian lưu

GVHD: Phan Thị Xuân

4


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

LỜI MỞ ĐẦU
Màu thực phẩm tổng hợp được sử dụng trên toàn thế giới để tránh mất đi màu sắc ban

đầu của thực phẩm sau chế biến, đồng thời làm cho sản phẩm thực phẩm hấp dẫn hơn trong
mắt người tiêu dùng. Màu thực phẩm tổng hợp có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với màu
thực phẩm tự nhiên về giá trị màu sắc, tính đồng nhất và khả năng áp dụng cho nhiều loại
thực phẩm. Màu thực phẩm tổng hợp đã được ủy quyền và quy định về liều lượng sử dụng
cho thực phẩm ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên việc sử dụng một số chất màu cơ bản như
pararosaniline (PA), auramine O (AO) và Rhodamine B (RB) được coi là trái phép tại một
số quốc gia như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Vì việc sử dụng PA và AO trong thực phẩm có
thể gây ảnh hưởng xấu cho người sử dụng và độc tính của 2 chất này được xếp vào nhóm
2B do Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế công bố (2010). RB cũng được chứng minh là
có gây ngộ độc cho người và động vật. Tuy bị cấm sử dụng trong thực phẩm, nhưng những
chất màu này vẫn được phát hiện trong nhiều loại thực phẩm ở một số nước đang phát triển
như Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Argentina và Trung Quốc. Tại Việt Nam, trong thời
gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra nhiều vụ việc các cơ sở kinh doanh có
sử dụng AO trộn vào thức ăn cho gà trong thời gian chăn nuôi để tạo màu vàng bắt mắt cho
da thân, da chân gà và cả lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra rất nhiều vụ việc măng, dưa cải muối
chua được ngâm AO để tạo màu vàng tự nhiên cũng được phát hiện trên khắp cả nước. RB
cũng được phát hiện là có sử dụng để tạo màu đỏ cho tương ớt, bột ớt và hạt dưa. Vì vậy
việc nghiên cứu xác định hàm lượng các chất màu trên là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức
khỏe cộng đồng.
Mặc dù đã có một số phương pháp phát hiện và xác định các chất màu trên trong thực
phẩm, nhưng các phương pháp này lại có một số nhược điểm như tốn thời gian thực hiện,
không được ứng dụng hoàn toàn vào các loại thực phẩm khác nhau và không có phương
pháp xác định đồng thời PA, AO và RB.
Vì vậy phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử dụng detector photodiode array
(HPLC-PDA) rất hữu dụng trong việc xác định và phát hiện PA, AO, RB ở hàm lượng thấp
(khoảng 0.5 µg/g) trong nhiều loại thực phẩm. Ngoài ra, còn đề cập đến hai phương pháp
khác là phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) và phương pháp sắc ký lỏng ghép detector
khối phổ (LC/MS), phương pháp TLC có ưu điểm là chi phí thấp, nhanh chóng, đơn giản,
cho phép phát hiện chất màu cơ bản. Còn phương pháp LC/MS dùng để định tính các chất
màu trên. Các phương pháp trên được áp dụng cho các loại thực phẩm giàu chất béo, các

sản phẩm chứa ớt (gochujang và tương ớt), thực phẩm giàu protein ( bột tôm và súp bột).
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về phân tích hàm lượng AO, RB và PA trong các mẫu
thực phẩm mà có thể đánh giá vấn đề an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất.
GVHD: Phan Thị Xuân

5


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về Auramine O[1]
1.1.1 Công thức cấu tạo
Auramine O là một hợp chất hóa học, được sử dụng để làm thuốc nhuộm cho công
nghiệp.
Các tên gọi khác: C.I. 41000; Basic Yellow 2; Canary yellow; Pyoktaninum aureum;
4,4'-(imidocarbonyl)bis(N,N-dimethylaniline)monohydrochloride.
Công thức phân tử là C17H21N3.HCl.
Phân tử khối là 303.8.
Công thức cấu tạo của Auramine O

Hinh 1.1. Công thức cấu tạo của AO[4]
1.1.2 Đặc tính hóa lý
AO là những tinh thể có màu vàng kim, không mùi, tan tốt trong nước và có thể tan trong
ethanol. Nhiệt độ nóng chảy ở 267.2oC.
1.1.3 Ứng dụng:
Trong y học, AO được sử dụng để nhuộm màu vi khuẩn Mycobacterium, nhờ khả năng
liên kết với mycolic acid trong thành tế bào của loại vi khuẩn này. Tương tự như thuốc
nhuộm Ziehl-Neelsen, AO cũng có thể được sử dụng làm thuốc nhuộm huỳnh quang Schiff.
AO kết hợp với RB tạo thành thuốc nhuộm auramine-rhodamine. Chất này được sử

dụng như một chất khử trùng và làm thuốc nhuộm vi khuẩn Lao (Mycobacterium
tuberculosis).
AO được dùng trong công nghiệp nhuộm vải, giấy, gỗ … và dùng làm màu sơn quét
tường, ngoài ra còn có thể được sử dụng trong việc in ấn, tạo màu trong các loại mực. AO
được khuyến cáo chỉ sử dụng trong công nghiệp, tuyệt đối không được sử dụng trong thực
phẩm, ngay cả trong chăn nuôi chất này cũng bị cấm sử dụng (Thông tư số 42/2015/TTBNNPTNT ngày 16/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Danh mục bổ sung hóa chất,
GVHD: Phan Thị Xuân

6


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi tại
Việt Nam, trong đó có AO).
1.1.4 Độc tính của AO
Qua đường hô hấp, AO gây kích ứng dữ dội đường hô hấp, sẽ gây sặc, lên cơn viêm
phế quản, viêm phổi … . Qua đường tiêu hóa, AO gây đau bụng, nôn ói, đau rát cổ, tiêu
chảy.. Tiếp xúc da sẽ gây ngứa, bong tróc, viêm loét da.
Parodi (1982) nghiên cứu trên động vật cho thấy AO gây ung thư cho chuột cống và
chuột nhắt.
Nhiều thí nghiệm cho thấy AO làm tổn thương acid nhân DNA của nhiều dòng tế bào,
đặc biệt là tế bào gan, thận và tủy xương.
1.2 Đại cương về Rhodamine B[2]
1.2.1 Công thức cấu tạo
Rhodamine B là một hợp chất hóa học, là một thành phần của phẩm màu công nghiệp.
Công thức phân tử là C28H31ClN2O3
Phân tử khối là 479,02g/mol.
Công thức cấu tạo của Rhodamine B

Hình 1.2. Công thức cấu tạo của RB[4]

1.2.2 Đặc tính hóa lý:
RB ở dạng bột màu đỏ đến tím, không mùi. Nhiệt độ nóng chảy khoảng 210 - 211oC.
Tan tốt trong methanol, ethanol. Độ hòa tan trong nước là ~15g/L ở 20oC
1.2.3 Ứng dụng:
RB là chất hoá học dùng để nhuộm giấy, màu sơn, vải sợi, da và nhựa; tuyệt đối cấm
sử dụng trong thực phẩm và thuốc. RB còn là một loại phẩm màu phát quang dùng trong y
học để chẩn đoán virus, vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa. RB không có tên trong
Danh mục phụ gia được sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế.
1.2.4 Độc tính của Rhodamine B
Qua tiếp xúc, RB gây dị ứng hoặc làm mẩn ngứa da, mắt. Qua đường hô hấp nó gây ho,
ngứa cổ, khó thở, đau ngực. Qua đường tiêu hóa, nó gây nôn mửa, có hại cho gan và thận.
GVHD: Phan Thị Xuân

7


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
Tuy chưa xác định được nồng độ tối thiểu cho phép của RB nhưng nếu tích tụ dần trong cơ
thể, nó gây nhiều tác hại đối với gan thận, hệ sinh sản, hệ thần kinh và là một tác nhân nghi
ngờ gây ung thư.
1.3 Một vài nét về Pararosaniline[3]
1.3.1 Công thức cấu tạo
Giống như AO và RB, Pararosaniline cũng là một hợp chất hóa học được sử dụng làm
thuốc nhuộm công nghiệp
Công thức phân tử là C19H18ClN3
Phân tử khối là 323.83g/mol
Công thức cấu tạo của PA

Hình 1.3. Công thức cấu tạo của PA[4]
1.3.2 Đặc tính hóa lý

PA tồn tại ở dạng tinh thể màu xanh lá cây, không mùi. Nhiệt độ nóng chảy khoảng
268 – 270oC. Ít hòa tan trong nước, độ hòa tan trong nước là 10g/l ở 25oC.
1.3.3 Ứng dụng
PA là chất hoá học dùng để nhuộm giấy, màu sơn, vải sợi, da và nhựa; tuyệt đối cấm
sử dụng trong thực phẩm và thuố. PA không có tên trong Danh mục phụ gia được sử dụng
trong thực phẩm của Bộ Y tế.
1.3.4 Độc tính của PA
PA được xếp vào nhóm 2B (nhóm chất có thể gây ung thư cho người) do Cơ quan
nghiên cứu ung thư quốc tế công bố (2010).

GVHD: Phan Thị Xuân

8


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM[4]
2.1 Hóa chất cần sử dụng
Tất cả các dung dịch được sử dụng trong phương pháp này đều được chuẩn bị bằng
nước tinh khiết Milli-Q.
Ammonium acetate, sodium hydroxide, ammonium formate, sodium sunfate,
hydrochloric acid, tetrahydrofuran (THF), ethanol (EtOH) và acetic acid được mua từ Wako
Pure Chemical Industry,Ltd. (Osaka, Japan).
2-butanone, ethyl acetate và hexane được mua từ Kanto Chemical Co., Inc. (Tokyo
Japan).
Dung môi methanol và acetonitrile được cung cấp bới Merck (Darmstadt, Germany).
Chất chuẩn RB (độ tinh khiết 98.3%) được mua từ Wako Pure Chemical Industry,Ltd.,
chất chuẩn AO (độ tinh khiết 90.8%) và PA (độ tinh khiết 94.4%) được mua từ Chroma
Technology Corp. và Acros Organics (Geel, Belgium).

Dung dịch NaCl bão hòa có chứa 0.1M NaOH được chuẩn bị bằng cách hòa tan 4g
NaOH trong 1L dung dịch NaCl
Dung dịch amoni formate 1.6M (pH 2.5) được chuẩn bị bằng cách cân chính xác 10g
amoni formate hòa tan vào 50 mL nước, chuyển dung dịch vào bình định mức 100mL, sau
đó điều chỉnh pH bằng 2.5 bằng formic acid. Địch mức tới vạch bằng nước.
2.2 Chuẩn bị dung dịch chuẩn
Các dung dịch chuẩn gốc AO, RB, PA được chuẩn bị bằng cách hòa tan mỗi chuẩn
trong methanol trong bình định mức với nồng độ 1mg/mL (Tức là 1000ppm). Các dung
dịch chuẩn gốc này được pha loãng với methanol thành các nồng độ 250ppm và 25ppm
dùng để kiểm tra hiệu suất thu hồi . Để dựng đường chuẩn, Dung dịch chuẩn gốc được pha
loãng bằng methanol có chứa 1% acid acetic thành 5 dung dịch chuẩn làm việc ở nồng độ
0.05, 0.1, 0.5, 1 và 2 µg/mL.
2.3 Chuẩn bị mẫu
Tất cả các mẫu thực phẩm như bột cà ri nhão, tương ớt, gochujang, gà tandoori, bột
tôm và súp bột đã được thu thập từ chợ ở Tokyo.
Mẫu rắn được đồng nhất bằng cách cắt hoặc xay nhuyễn, cân chính xác 5g mẫu và hòa
tan nó bằng 20mL dung dịch chứa 0.1M HCl: Ethanol (1:2). Lắc dung dịch mẫu trong vòng
1 phút và thêm 20mL ethyl acetate, rồi sau đó khuấy trộn thêm 1 phút nữa. Cuối cùng, dung
dịch được ly tâm ở 3000 vòng/phút (1500 – 2000g) trong 1 phút. Chất lỏng nổi lên trên
được bỏ vào trong một phễu chiết. Thực hiện 2 lần tương tự như trên với lượng kết tủa còn
sót lại. Chất lỏng nổi lên trên bề mặt được đổ vào phễu chiết sử dụng ethyl acetate làm dung
GVHD: Phan Thị Xuân

9


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
môi để chiết. Sau đó thêm 1mL NaOH 2.5M (trừ bột tôm) và thêm 50mL dung dịch NaCl
bão hòa (chứa 0.1M NaOH) đến lớp chiết ethyl acetate trong phễu chiết. Lắc hỗn hợp và
tháo bỏ lớp cuối cùng. Sau đó thêm 40mL hexane và 20mL HCl 0.1M đến lớp chiết ethyl

acetate còn lại trong phễu chiết và lại lắc hỗn hợp. Các chất màu cơ bản được chiết đến lớp
sau cùng và được bỏ vào bình định mức 100mL. Thêm 20mL HCL 0.1M vào các lớp còn
lại khi khuấy trộn và lớp này được thu thập (với phần còn lại) vào bình định mức 100mL.
Định mức tới vạch bằng nước.
Lấy 20mL dung dịch chuẩn bị phía trên và điều chỉnh pH của nó từ 10 -12 (sử dụng
NaOH 2.5M). Hỗn hợp này được sử dụng để tối ưu hóa quá trình làm sạch trên cột chiết
pha rắn. Cột được rửa bằng 10mL nước Mill-Q và tách rửa bằng 4mL acetic acid 1% trong
methanol. Thêm một lượng methanol có chứa acetic acid vào hỗn hợp để có được thể tích
cuối cùng là 5mL dung dịch mẫu cho thí nghiệm HPLC.
2.4 Kiểm tra hiệu suất thu hồi và xác nhận phương pháp
Kiểm tra hiệu suất thu hồi được thực hiện để đánh giá độ đúng của phương pháp này.
Thêm 0.1mL các dung dịch chuẩn (25 µg/mL) vào 5g bột tôm, bột súp, bột cà ri nhão,
tương ớt, gochujang, và thịt gà tandoori (thái cắt) khi không có PA, AO, và RB. Các mẫu
được giữ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút và sau đó được xử lý tương tự như bước “chuẩn
bị mẫu”. Đường chuẩn được xây dựng với các dung dịch chuẩn PA, AO, RB ở nồng độ
0.05- 50 hoặc 100µg/mL nhằm kiểm tra độ tuyến tính của đường chuẩn. Độ chính xác trong
ngày (RSDr ) và độ chính xác trong nhiều ngày (RSDR ) được đánh giá bằng cách phân
tích các mẫu bột cà ri nhão giống hệt nhau khi thêm chuẩn PA, AO, RB (0.5µg/g) trong
cùng một ngày và năm ngày khác nhau. Các giới hạn định tính (LOD) và định lượng (LOQ)
của PA, AO và RB được ước lượng bằng tỷ lệ S/N >3 và S/N > 10 của mỗi peak trong dung
dịch chuẩn.
2.5 Phân tích HPLC
Hệ thống LC gồm Hewlett Packard 1100 (Agilent Technologies, Palo Alto, CA) có
chứa một đầu dò PDA G1315A (theo dõi tại 550nm đối với PA và RB, và 450nm đối với
AO), cột L (octadecylsilane (ODS), i.d: 4.6mm x 150mm; kích cỡ hạt: 5µm; kích thước lỗ:
12 nm ) và gia nhiệt cột tại 40°C.
Các pha động gồm:
Pha động A: ammonium acetate (20mmol/L), có pH=4,5 (được điều chỉnh bằng cách
thêm từng giọt acetic acid).
Pha động B: acetonitrile.

Các điều kiện Gradient như sau:
(1) Gradient tuyến tính từ 20% đến 60% pha động B (trong vòng 15 phút).
(2) rửa giải isocratic 60% pha động B (5 phút).
GVHD: Phan Thị Xuân

10


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
Thể tích tiêm là 20µL với tốc độ dòng là 1.0mL/phút.
Các bộ phận máy được kiểm soát (và dữ liệu được thu thập và phân tích) bằng phần
mềm Agilent Chem-station.
2.6 Phân tích TLC
Thí nghiệm TLC được thực hiện trên tấm TLC RP- 18 từ Merck có kích cỡ: 20cm x
20cm, tấm TLC RP- 18 được cắt thành nhiều đoạn có kích cỡ 10cm x 10cm.
Lấy chính xác 2mL dung dịch mẫu, thanh lọc bằng khí nitơ ở nhiệt độ phòng và cô đặc
đến 0.2mL.
Chấm 5- 20µL dung dịch mẫu và 1-4µL dung dịch chuẩn của các chất màu cơ bản lên
tấm sắc ký, khoảng 20mm từ đáy lên bằng ống mao quản có dung tích là 5µL
Các tấm có kích cỡ 10cm x 10cm được nâng lên 7cm trong buồng phát triển bão hòa.
Các dung môi rửa giải là 2-butanone-methanol-5 w / w% Na2SO4 (1: 1: 1, v / v / v) (hệ
thống dung môi A) và 2-butanone-methanol-1.6M amoni formate (pH 2.5) (7: 2: 7, v / v /
v) (hệ thống dung môi B). Sau khi kết thúc quá trình sắc ký, các tấm được sấy khô ở nhiệt
độ phòng và quan sát dưới ánh sáng trắng, ở 254nm cho RB và 366nm cho AO và RB. Ghi
nhận kết quả của các tấm bằng cách sử dụng dụng cụ quan sát TLC (Camag).
2.7 Phân tích LC/MS
Phân tích LC được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị HPLC-electrospray ionization
-MS (HPLC-ESI-MS) từ Shimadzu (LCMS-2010; Shimadzu, Kyoto, Nhật Bản).
Quá trình tách sắc ký được thực hiện trên pha nghịch đảo HPLC cột L- ODS (i.d: 2.1mm
x 150mm, kích thước hạt: 5µm; kích thước lỗ: 12nm). Pha động gồm 20mmol/L ammonium

acetate (pH 4.5) (pha động A) và acetonitrile (pha động B).
Điều kiện Gradient như sau:
(1) Một gradient tuyến tính từ 20% đến 60% pha động B (trong vòng 15 phút)
(2) Rửa giải isocractic ở 60% pha động B (5 phút). Tốc độ dòng chảy là 0,2 mL / phút
và thể tích tiêm là 5 µL; lò cột được duy trì ở 40 ° C.
Các dung dịch mẫu được tiêm và phân tích ở ESI (+) với chế độ theo dõi ion chọn lọc
(SIM) sử dụng khối lượng ion chọn lọc của m/z 288 [PA-Cl], m/z 268 [AO-Cl], và m/z 443
[RB-Cl-H] cho đầu dò LC / MS.

GVHD: Phan Thị Xuân

11


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN[4]
3.1 Tối ưu hóa việc chuẩn bị dung dịch mẫu
Để tối ưu hóa điều kiện chiết mẫu, chúng tôi đã kiểm tra thời gian chiết và số lần chiết
bằng 0,1M HCl: ethanol (1: 2) và ethyl acetate làm dung môi chiết.
Để loại bỏ các tạp chất của dung dịch sau khi chiết, chúng tôi sử dụng dung dịch bão
hòa NaCl chứa 0,1M NaOH (để bazơ hóa dung dịch bão hòa NaCl). Biện pháp này đã giúp
loại bỏ các tạp chất trong dung dịch chiết xuất từ ớt bột.
Để loại bỏ tạp chất hiệu quả từ các mẫu chiết ớt bột, chúng ta nên thêm dung dịch bão
hòa NaCl có chứa 0.1M NaOH vào lớp chiết ethyl acetate, các dung dịch chiết thông thường
được dự kiến sẽ có độ pH 9-11. Tuy nhiên, trong trường hợp của tương ớt, độ pH < 9. Quan
sát này cho thấy có mất đi một lượng PA trong lớp chiết ethyl acetate do ảnh hưởng của
nền mẫu. Sự có mặt của một chất cô đặc hoặc giấm trong tương ớt có thể gây ra một lượng
PA còn sót lại trong lớp NaCl /NaOH. Để ngăn chặn sự mất mát này, chúng tôi đã thêm
1mL NaOH 2,5M đến dung dịch chiết trong lớp chiết ethyl acetate trước khi thêm dung

dịch bão hòa NaCl có chứa NaOH. Rõ ràng, PA có thể đã ảnh hưởng đến quá trình chiết
trong lớp ethyl acetate bằng biện pháp dự kiến. Từ kết quả này, chúng ta có thể kết luận
rằng khi pH của lớp chiết ethyl acetate không đủ để kiềm hóa tác động của một mình nền
mẫu thực phẩm, cách giải quyết là thêm một lượng NaOH 2,5M để điều chỉnh độ pH về
môi trường kiểm.
3.2 Tối ưu hóa quá trình làm sạch trên cột chiết pha rắn
Một số cột chiết pha rắn như octadecyl silica (ODS;. Gagliardi et al 1996), styrenedivinylbenzene polymeric surfaces (Strata-X, Strata-SCX, Oasis HLB, Sep-abeads SP70;
Mitrowska et al 2005;. Lee et al . 2006; Chiang et al. năm 2011; Soylak et al. 2011), nhôm
và cột trao đổi cation mạnh (Halme et al. 2004), cột immune affinity (Xie et al. 2013), và
polyamide (Dixit et al. 2011) đã được sử dụng để làm sạch thuốc nhuộm tổng hợp cơ bản
từ các loại thực phẩm, các sản phẩm mỹ phẩm, và các mô. Chiang et al. (2011) và Soylak
et al. (2011) báo cáo rằng các polyme stylene-divinylbenzene có hiệu quả làm sạch thuốc
nhuộm cơ bản như RB và malachite green từ thực phẩm. Do đó, chúng tôi đã cố gắng làm
sạch các chất màu này trong dung dịch đã chuẩn bị bằng cách sử dụng cột chiết có chứa
polymer stylene-divinylbenzene (Oasis HLB). AO, RB được giữ lại trong cột chiết, còn PA
chảy ra khỏi cột chiết, chúng tôi tin rằng việc PA chưa lọc đã ra khỏi cột chiết có thể là do
điện tích dương của nó. Do đó, chúng tôi đã thêm một dung dịch kiềm vào dung dịch đã
được chuẩn bị sau khi pha loãng với nước cất để trung hòa điện tích thuốc nhuộm cơ bản.

GVHD: Phan Thị Xuân

12


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
Theo dự kiến (xem hình 3.1), chúng tôi thấy rằng PA sau đó có thể được giữ lại trong cột
chiết và mẫu được phục hồi đáng kể

Hình 3.1. Hiệu suất (%) thu hồi của PA từ cột Oasis HLB ở điều kiện pH khác nhau[4]
Dung dịch đã chuẩn bị được pha loãng ba lần với nước để làm giảm ảnh hưởng của các

dung môi hữu cơ. RB và AO được giữ lại trong Oasis HLB, còn PA thì không. Do đó chúng
tôi kiểm tra độ pH của dung dịch rửa giải có ảnh hưởng đến sự lưu giữ của PA.
Để đạt được điều này, trong dung dịch pha loãng đã chuẩn bị từ mẫu tương ớt thêm
chuẩn, chúng tôi đã điều chỉnh pH=9 bằng cách sử dụng 10% nước có chứa amoni và pH=12
sử dụng 0,5M NaOH và 8mL NaOH 2,5M. Các mẫu sau đó được cho vào Oasis HLB, và
1mL thành phần đã được rút ra. Như thể hiện trong Hình 3.1, trong trường hợp của dung
dịch pha loãng được chuẩn bị bằng cách sử dụng 10% nước amoni (pH=9) và NaOH 0.5M
(pH=12), khi pH có tính axit nhẹ có 30% - 50% PA không được giữ lại trong cột chiết.
Mặt khác, PA chứa trong dung dịch pha loãng sử dụng 8mL NaOH 2,5M (pH =12)
được giữ lại trong cột chiết nhiều hơn. Thu hồi 90% PA bằng cách rửa giải với 1% axit
axetic trong methanol:THF (4: 1)
Dung dịch này được sử dụng làm chất rửa giải, và hơn 90% RB, AO, và PA được tách
rửa hiệu quả trong 1mL đầu tiên (Hình 3.2A). Tuy nhiên, các chất màu cơ bản sau khi rửa
giải từ cột chiết sử dụng 1% acetic acid trong methanol: THF (4: 1), các peak tương ứng
với các màu cơ bản này rất rộng, và độ nhạy AO thấp, thậm chí nếu pH thay đổi từ 3,5 đến
6,5 để tối ưu hóa các điều kiện HPLC. Vì THF thường không ổn định, ảnh hưởng đến hình
GVHD: Phan Thị Xuân

13


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
dạng peak trong phân tích HPLC - Chúng tôi thay thế 1% acetic acid trong methanol: THF
(4: 1) với 1% acetic acid trong dung dịch rửa giải metanol tinh khiết. Như thể hiện trong
hình 3.2B, hình dạng các peak chất màu, trong sắc ký đồ HPLC được cải thiện, và độ nhạy
cao hơn so với các peak thu được khi sử dụng THF làm chất rửa giải, mặc dù 1-2mL dung
dịch rửa giải là cần thiết để rửa giải hiệu quả đối với tất cả chất màu từ cột chiết. Cho nên,
1% acetic acid trong methanol được sử dụng làm chất rửa giải thích hợp cho bộ lọc chất
màu từ cột chiết.


Hình 3.2. Hiệu suất thu hồi (%) của PA, AO, RB khi được làm sạch trong cột Oasis
HLB sử dụng các dung môi rửa giải khác nhau: 1% acetic acid trong THF:MeOH (1:4)
(A) và 1% acetic acid trong MeOH (B) [4].
GVHD: Phan Thị Xuân

14


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
3.3 Tối ưu hóa các điều kiện HPLC
Theo báo cáo trước đây về phân tích chất màu thực phẩm tổng hợp bằng HPLC hoặc
LC/MS, ammonium acetate (dung môi A) và acetonitrile (dung môi B) được sử dụng làm
pha động cho các điều kiện gradient trong phân tích HPLC (Suzuki et al. 2007). Trong
nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gắng để tối ưu hóa pH của dung môi A.
Như thể hiện trong hình 3.3, các peak AO và PA rất rộng, và tỷ lệ S/N thu được bằng
cách sử dụng dung môi A tại pH=6,5 (tức là, 5 cho AO và 9.5 cho PA) thấp hơn so với S/N
thu được ở pH 4,5 (8 cho AO và 17 đối với PA) hoặc pH 3,5 (5 cho AO và 8 cho PA), cho
thấy độ nhạy đối với việc xác định AO và PA sử dụng dung môi A tại pH 6.5 là thấp hơn
so với độ pH 4.5 hoặc 3.5. Ngoài ra, trong trường hợp của RB, thời gian lưu (RT) sử dụng
dung môi A tại pH 3,5 là dài hơn ở pH 4.5 (Hình 3.3), cho thấy rằng các phân tích RB sẽ
mất nhiều thời gian trong trường hợp trước hơn lần sau. Độ nhạy của AO và PA ở pH 4.5
cũng tương tự như ở pH 3.5. Do đó, chúng tôi sử dụng 10 mmol/L ammonium acetate (pH
= 4,5) làm dung môi A cho phân tích HPLC của chất màu cơ bản.

GVHD: Phan Thị Xuân

15


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP


Hình 3.3. Sắc ký đồ HPLC (tại 450 và 550 nm) của dung dịch chuẩn PA, AO, RB
(0.1µg/mL) ở giá trị pH khác nhau (pH 6.5, 4.5, 3.5) [4].
3.4 Kiểm chứng phương pháp
Các phương pháp phân tích trong tài liệu này đã được kiểm chứng bằng cách xác định
độ tuyến tính, LOD, LOQ, độ đúng (bằng kiểm tra hiệu suất thu hồi), và độ chính xác. Các
đường chuẩn cho PA có độ tuyến tính ở nồng độ 0.05-50 µg/mL, trong khi AO và RB có
độ tuyến tính tại 0.05-100 µg/mL.
Bảng 3.1: Hiệu suất thu hồi của PA, AO, RB từ nền mẫu đã thêm chuẩn[4].
Hiệu suất thu hồi (%)1
PA

AO

RB

Gà Tandoori

102.4 ± 0.8

92.7 ± 5.7

91.3 ± 1.1

Gochujang

102.8 ± 3.3

92.6 ± 9.7


93.6 ± 0.9

Tương ớt

85.4 ± 8.0

92.7 ± 5.8

95.9 ± 1.9

Bột cà ri nhão

86.2 ± 2.6

85.4 ± 6.3

92.8 ± 1.7

Bột súp

88.1 ± 3.2

70.2 ± 1.7

99.0 ± 3.6

Bột tôm2

87.8 ± 3.9


76.8 ± 3.0

95.2 ± 2.9

1
2

nghĩa là ± SD
hiệu suất thu hồi từ mẫu bột tôm khi không thêm NaOH.

GVHD: Phan Thị Xuân

16


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
Các hệ số hồi quy lớn hơn 0,999 trong tất cả các trường hợp (PA, AO, và RB). LOD
và LOQ được xác định bằng cách sử dụng dung dịch chuẩn. Các LOD dựa trên ba lần tỷ lệ
S/N là 0.0125µg /g cho PA, 0. 05µg/g cho AO, và 0.0125µg/g cho RB. Các LOQ dựa trên
mười lần tỷ lệ S/N là 0.05 µg/g cho PA, 0.125µg/g cho AO, và 0.025µg/g cho RB. Việc
xác định LOD cho ba màu AO, RB, PA dựa trên đánh giá trực quan của phổ PDA được
ước tính là 0,025µg/g.
Độ đúng và độ chính xác của phương pháp này đã được đánh giá bởi hiệu suất thu hồi.
Dung dịch chuẩn của PA, AO, và RB được thêm vào bột tôm, súp bột, hỗn hợp cà ri,
tương ớt, gochujang, và thịt gà tandoori ở nồng độ chất màu cuối cùng của 0.5µg/g. Bảng
1 cho thấy hiệu suất thu hồi và độ lệch chuẩn tương đối (RSDs) thu được bằng phương pháp
phân tích. Hiệu suất thu hồi và RSDs cho PA, AO, và RB (trừ bột tôm) dao động từ 70,2%
đến 102,8% và từ 0,8% đến 8,0%. Hiệu suất thu hồi và RSDs cho PA, AO, và RB của bột
tôm từ 51,7% đến 75,2% và 2,3% đến 26,4%. Hiệu suất thu hồi và độ chính xác thấp hơn
giá trị quan sát của bột tôm có thể do tổn thất PA, AO, và RB trong quá trình làm sạch khi

sử dụng cột chiết, gây ra hiện tượng lắng cặn khi thêm 1mL dung dịch NaOH 2,5M đến lớp
chiết ethyl acetate.
Để ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn, chúng tôi đã không thêm NaOH vào dung dịch đã
chuẩn bị từ bột tôm. Dung dịch đã chuẩn bị phải được làm sạch khi sử dụng Oasis HLB.
Như vậy, hiệu suất thu hồi được cải thiện đến 87.8% cho PA, 76.8% cho AO và 95.2%
cho RB.
Kết quả lặp lại được đánh giá bằng cách xác định RSDr và RSDR trong quá trình kiểm
tra hiệu suất thu hồi bởi việc giữ lại dung dịch chuẩn PA, AO, và RB với nồng độ 0.5µg/g
cho mỗi chất màu trong bột cà ri nhão. Khoảng giá trị RSDr từ 1.7% đến 4.5% và khoảng
giá trị RSDR khoảng 3.7% đến 7.7% (bảng 3.2).
Bảng 3.2: Độ chính xác Intraday (RSDr ) và độ chính xác interday (RSDR ) từ mẫu
bột cà ri nhão có thêm chuẩn là PA, AO, RB[4].
Độ chính xác
Chất
phân tích

Thêm chuẩn
(µg/g)

Phát hiện
(µg/g)

Hiệu suất
thu hồi (%)

Intraday
RSDr

Interday
RSDR


PA

0.50

0.40 ± 0.03

80.0

2.9

7.7

AO

0.50

0.43 ± 0.02

85.4

4.5

3.7

RB

0.50

0.49 ± 0.02


97.9

1.7

4.1

Sắc ký đồ điển hình của hiệu suẩt thu hồi của PA, AO, RB sử dụng bột cà ri nhão được
thể hiện ở hình 3.4. Các peak thu được của các chất màu không dính vào nhau, RT 8.5 phút
GVHD: Phan Thị Xuân

17


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
đối với PA, 12 phút đối với AO và 17.5 phút đối với RB. Quang phổ PDA của dung dịch
mẫu cho thí nghiệm HPLC phù hợp với dung dịch chuẩn. Chúng tôi thu được các sắc ký đồ
HPLC không dính vào nhau trong quá trình kiểm tra hiệu suất thu hồi trong phân tích PA,
AO, RB sử dụng mẫu gà tandoori, gochujang, tương ớt, bột súp và bột tôm.

Hình 3.4. Sắc ký đồ (tại 450 và 550nm) của dung dịch chuẩn PA, AO và RB
(0.1µg/mL), mẫu trắng và mẫu từ bột cà ri nhão[4].
3.5 TLC
Để áp dụng dung dịch mẫu đã chuẩn bị trong thí nghiệm TLC và đánh giá giới hạn
phát hiện các màu cơ bản, chúng tôi thực hiện phân tích TLC sử dụng dung dịch mẫu đã
chuẩn bị (5-20µL, ~ 5-20ng chất màu) trong các thử nghiệm phục hồi được mô tả trong
phần "Xác nhận phương pháp.". Sắc ký đồ TLC điển hình thu được của PA, AO, và RB
trong các thử nghiệm phục hồi bằng cách sử dụng bột nhão cà ri nhão được thể hiện trong
hình 3.5. Như thể hiện trong hình 3.5C và F, PA, AO, và RB đã được phát hiện riêng biệt
thành các đốm màu đỏ, vàng, và màu hồng trong hệ thống A và B bằng cách chấm hơn 5µL

dung dịch mẫu dưới ánh sáng trắng. Tuy nhiên, rất khó để phát hiện bằng mắt thường vị trí
GVHD: Phan Thị Xuân

18


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
AO dưới ánh sáng trắng vì màu vàng của nó. AO và RB đã được phát hiện bằng mắt như
những đốm màu vàng và màu cam huỳnh quang ở 366nm, tách ra từ các điểm màu xanh
huỳnh quang khỏi các tạp chất trong bột cà ri não ở hệ thống A và B (Hình 3.5B và E).

Hình 3.5. Sắc ký đồ TLC của một dung dịch chuẩn (STD), một mẫu trắng (BK), và
một mẫu (SMP) từ bột cà ri nhão tại 254 và 366nm, dưới ánh sáng trắng sử dụng hệ thống
dung môi A [2-butanone-methanol-5%Na2SO4 (1:1:1, v/v/v)] và B [2-butanone-methanol1.6M ammonium formate (pH 2.5) (7:2:7, v/v/v)] [4].
Một đốm AO rõ ràng được phát hiện ở 366nm ở hệ thống B. Đốm của PA, AO, và RB
cũng được phát hiện bằng mắt tại 254nm khi hơn 5µL của dung dịch mẫu được sử dụng
trong hệ thống A và B. Tuy nhiên, cường độ phát huỳnh quang của đốm AO và RB, cũng
như cường độ trực quan của các đốm PA, thấp hơn nhiều so với các đốm quan sát dưới ánh
sáng trắng tại 366nm, chúng tôi quan sát tương tự với các dung dịch mẫu từ thịt gà tandoori,
gochujang, tương ớt, súp bột và bột tôm.

3.6 LC/MS
Chúng tôi đã phát triển phương pháp định tính LC/MS để xác định các chất màu cơ
bản, mặc dù hiệu suất định lượng của phương pháp này không được đánh giá. Hình 3.6AGVHD: Phan Thị Xuân

19


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP
F cho thấy SIM LC/MS điển hình và sắc ký đồ HPLC-PDA tại 550nm và 450nm khi phân

tích PA, AO, và RB trong các thử nghiệm phục hồi sử dụng súp bột. Peak đã được phát
hiện tại 8.5 phút cho PA, 11.7 phút cho AO, 16.1 phút cho RB trong SIM (hình 3.6B và C)
và sắc ký đồ HPLC-PDA (Hình 3.6E và F) của các dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu
chuẩn bị từ bột súp tăng mạnh với màu cơ bản. Như thể hiện trong hình 3.6B, C, E và F,
các peak bị nhiễm đã được phát hiện trong trường hợp RB trước khi peak RT, bao gồm
trong sắc ký đồ của SIM và HPLC-PDA của dung dịch mẫu và dung dịch chuẩn. Các peak
nhiễm được tìm thấy từ RB. Tương tự như vậy, các peak cho PA, AO, và RB được phát
hiện trong sắc ký đồ SIM và HPLC-PDA của dung dịch mẫu chuẩn bị từ các loại thực phẩm
chế biến khác (ví dụ, tương ớt, bột cà ri nhão, gochujang, gà tandoori, và bột tôm).
Trên sắc ký đồ SIM của mẫu trắng (Hình 3.6A), nhiều peak được phát hiện vào khoảng
16 phút (m/z 288 cho PA). Tuy nhiên, RT của các peak này là khác nhau từ các dung dịch
chuẩn PA, và từ các peak xuất hiện trong sắc ký đồ mẫu trắng của dung dịch mẫu được
chuẩn bị từ các loại thực phẩm khác, chúng tôi cho rằng nó có lẽ tìm thấy các tạp chất từ
thực phẩm.

Hình 3.6. Sắc ký đồ LC/MS SIM của các mẫu từ mẫu bột súp thêm chuẩn là PA, AO
và RB (mỗi mẫu thêm 0.5µg/g chuẩn) và sắc ký đồ PDA tại 450 và 550nm. Ký hiệu “*”
tượng trưng cho phổ giả từ thực phẩm qua chế biến và “**” tượng trưng cho phổ giả từ
RB[4].
GVHD: Phan Thị Xuân

20


Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM – Khoa CNTP

KẾT LUẬN
Chúng tôi đã phát triển phương pháp HPLC để xác định các chất màu cơ bản trái phép
trong thực phẩm chế biến. Hiệu suất thu hồi đạt được trong quy trình này dao động từ 70,2%
đến 102,8%. Các phương pháp HPLC cung cấp cách để giảm nhiễu khi nền mẫu là thực

phẩm giàu chất béo (bột cà ri nhão và gà tandoori), các chất hòa tan trong nước (màu ớt
gochujang và tương ớt), hoặc các sản phẩm giàu protein (bột tôm và súp bột). Nghiên cứu
này cho thấy phương pháp này đơn giản và đáng tin cậy.
Mục đích của phương pháp phân tích LC/MS là định tính, không phải định lượng. Vì
vậy, việc có thêm các phương pháp LC/MS dùng cho cả định tính và định lượng là điều cần
thiết. Chúng tôi tin rằng các phương pháp này có thể sẽ rất hữu ích cho việc kiểm tra các
chất màu cơ bản trái phép tại trung tâm kiểm tra hoặc các phòng thí nghiệm kiểm dịch ở
nhiều nước.

GVHD: Phan Thị Xuân

21


×