Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.52 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………………………..
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Việc dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 3 rất quan trọng song việc dạy cho
học sinh viết một đoạn văn trong phân môn này là rất khó. Bởi một bài văn hoàn
chỉnh bao giờ cũng bắt đầu từ những câu văn, đoạn văn cụ thể. Mặc dù yêu cầu khi
viết văn đối với học sinh lớp 3 mới ở mức độ đơn giản, chưa đòi hỏi học sinh phải
có bố cục 3 phần rõ ràng, các câu văn phải sinh động, giàu “ý tưởng” (chủ yếu
dừng lại ở việc viết đúng, trình bày rõ ràng, nối câu hợp lý…). Trong đó có nhiệm
vụ quan trọng đó là: bồi dưỡng óc thẩm mĩ, sự say mê văn học cho các em là cơ sở
ban đầu và nền móng cho việc học văn của các em ở những lớp học, bậc học tiếp
theo. Làm thế nào để dạy học sinh lớp 3 viết đoạn văn được tốt, đó là điều đáng lo
nhất của giáo viên. Qua nhiều năm giảng dạy phân môn Tập làm văn tôi thấy:
a) Ưu điểm
- Học sinh viết được đoạn văn ở mức cơ bản từ 5 - 7 câu phù hợp theo từng
học kỳ, trên cơ sở có câu hỏi gợi ý;
- Học sinh biết dựa vào câu hỏi gợi ý để trả lời từng câu hỏi và sắp xếp lại
thành đoạn;
- Học sinh biết dựa vào tranh ảnh để bổ sung thêm ý của đoạn văn.
b) Hạn chế
- Hầu hết giáo viên chưa chú ý đến dạy cho học sinh cách viết (bố cục đoạn văn);
- Giáo viên còn thiếu chú ý đến việc dạy Tiếng Việt trên quan điểm giao
tiếp - tích hợp nên kết quả đoạn văn của học sinh chưa cao;
- Học sinh ngại viết những bài tập có yêu cầu viết đoạn văn.



- Mặc dù học sinh đã được thực hành luyện viết câu, đoạn văn ngắn khá
nhiều trong chương trình Tiếng Việt 2 xong việc viết câu, đoạn văn của học sinh
còn rất hạn chế;
- Viết câu chưa đúng. Nguyên nhân là do chưa nắm chắc cấu tạo câu. Mặt
khác học sinh chưa chú ý đến việc sử dụng đúng dấu câu, dẫn đến việc dùng dấu
câu một cách bừa bãi, sai quy định, đánh dấu câu tuỳ tiện;
- Một số học sinh khá, giỏi cũng chưa chú ý một cách “đúng mức” đến việc
tập viết câu giàu giá trị nghệ thuật;
- Khả năng nối câu, tạo đoạn còn hạn chế;
- Học sinh còn bỡ ngỡ trước khái niệm “đoạn văn”;
- Đặc biệt học sinh chưa “say” học viết văn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
- Cung cấp cho học sinh một số giải pháp mới để các em có thể viết tốt đoạn
văn theo yêu cầu;
- Giúp các em từng bước có nhận xét tinh tế hơn những sự vật được miêu tả,
để các em học tốt phân môn tập làm văn nói riêng và Tiếng Việt nói chung;
- Tìm ra giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
Tính mới của giải pháp:
Những tính mới mà tôi áp dụng vào đề tài này là:
- Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ;
- Giúp học sinh tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống;
- Áp dụng quan điểm tích hợp môn Tiếng Việt vào dạy phân môn Tập làm
văn lớp 3 khi viết đoạn văn ngắn: Khi dạy về từ ngữ; Khi dạy về câu; Khi dạy về
dấu câu; Khi dạy về biện pháp tu từ
- Dạy văn nói (rèn kỹ năng nói);
- Dạy cách viết đoạn văn cho học sinh (giúp học sinh nối câu tạo đoạn tốt hơn);
- Hướng dẫn học sinh thực hành viết đoạn văn.

Các bước thực hiện của giải pháp:
2


a) Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ
Để học sinh có định hướng đúng đắn, có lòng yêu thích văn học và có hứng
thú khi viết đoạn văn thì giáo viên cần giúp học sinh hiểu được chỉ có sự yêu thích
văn học mới có sự nuôi dưỡng say mê. Cần thường xuyên đọc thơ, văn để bồi
dưỡng lòng yêu văn học, thấy được sự trong sáng, phong phú và đặc sắc của ngôn
ngữ dân tộc, nâng cao năng lực xúc cảm, trau dồi lòng hướng thiện...và muốn
“làm thân” với văn thơ thì chúng ta phải có tấm lòng chân thật, tình cảm thiết tha
yêu mến văn thơ.
Khi dạy Tập đọc tôi yêu cầu các em nắm chắc từng nội dung đoạn văn và ý
nghĩa nội dung cả bài văn, tôi cho các em học thuộc những đoạn văn, những bài
thơ hay sau đó kiểm tra lại trong giờ học sau. Khi dạy Kể chuyện cũng vậy tôi dẫn
dắt các em nắm chắc nội dung ý nghĩa câu chuyện, hiểu rõ tâm trạng từng nhân
vật. Từ đó các em mới có giọng kể tốt, hiểu sâu và nhớ lâu hơn.
b) Giúp học sinh tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống
Có nghĩa là học sinh cần hiểu được có những cảnh vật, sự vật, con người, sự
việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như tất quen thuộc nhưng nếu ta không chú ý
quan sát, nhận xét để ghi nhớ và có cảm xúc thì khó mà làm giàu thêm vốn hiểu
biết của mình.
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề người lao động phải giao phiếu về nhà các em điền
vào theo mẫu in sẵn (hãy kể về những người lao động: người lao động trí óc là
những ai? Làm những công việc gì? Người lao động chân tay là những ai? Làm
những công việc gì? Em có suy nghĩ gì về những người lao động?...).
Hay để dạy tốt bài “Nói về quê hương” (Tuần 11- Tiếng Việt 3 tập 1) thì giáo
viên chọn ngày đẹp trời, chọn cảnh vật để quan sát rồi dẫn học sinh đến địa điểm
đó để chơi trò chơi do giáo viên định hướng và quan sát cảnh vật có gì đẹp, thơ
mộng không.

c) Áp dụng quan điểm tích hợp môn Tiếng Việt vào dạy phân môn Tập
làm văn lớp 3 khi viết đoạn văn ngắn
c.1. Khi dạy về từ ngữ

3


- Phần mở rộng vốn từ cho học sinh nằm chủ yếu trong nội dung phân môn
“Luyện từ và câu”. Vậy khi dạy phân môn luyện từ và câu với nội dung: mở rộng
vốn từ. Bằng biện pháp sư phạm của mình giáo viên cần đặc biệt quan tâm tới
việc “khai thác” tối đa vốn từ sẵn có theo chủ điểm học tập và thực tế;
Ví dụ: Khi dạy bài luyện từ và câu tuần 6 (TV3- tập I) mở rộng vốn từ về
trường học thì ngoài việc giúp học sinh đưa ra một số từ ngữ rất dễ thấy đó là: giáo
viên, học sinh, trường, lớp, bàn ghế,... giáo viên cần giúp học sinh tìm ra được
những từ ngữ chỉ tình cảm thầy trò, bạn bè như: yêu thương, đoàn kết,... bằng cách
đặt câu hỏi: “Em hãy nêu tình cảm mà thầy, cô dành cho em?”. Học sinh sẽ nêu ra
một số từ ngữ: chăm sóc, yêu thương, chỉ bảo, dạy dỗ,... (chú ý học sinh tìm được
nhiều từ đặc biệt từ gần nghĩa, cùng nghĩa).
- Khi dạy các bài tập đọc (trong chủ điểm) như Bài “Nhớ lại buổi đầu đi
học” giáo viên cần liên hệ thực tế bản thân từng học sinh. Ngoài câu hỏi trong sách
giáo khoa giáo viên cần có thêm câu hỏi:
Ví dụ: Tìm một số từ ngữ trong bài nói về trường học?
Hoặc: Ngày đầu đi học em có tâm trạng như thế nào?
Từ đó học sinh sẽ mở rộng được thêm rất nhiều từ, do vậy khi viết đoạn văn
“Kể về buổi đầu đi học” chắc chắn học sinh sẽ viết tốt hơn.
- Thông qua các phần học, bài học, môn học giáo viên phải kích thích được
sự tìm tòi, khám phá của học sinh về cách dùng từ đúng, hay và tác dụng của việc
dùng từ đúng, hay đó.
Ví dụ: Nhận xét về cách sử dụng từ được gạch chân trong đoạn văn sau:
“Tiếng ve kêu rền rĩ. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.

Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt, tiếng còi tàu hoả thét lên và tiếng bánh sắt lăn
trên đường ầm ầm”. (Âm thanh thành phố - TV3 - T1)
(Những từ gạch chân là những từ tả âm thanh. Đoạn văn có nhiều từ chỉ âm
thanh cho ta thấy được cuộc sống ồn ào, náo nhiệt của thành phố).
Đối với học sinh khá, giỏi ta có thể mở rộng thêm để học sinh làm quen với
dạng bài cảm nhận về giá trị của từ ở mức độ khó hơn.

4


Ví dụ: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ được gạch chân trong 2 câu thơ
sau:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cỏ non xanh rợn chân trời
(Yêu cầu ở đây giáo viên giúp học sinh nhận biết từ “rợn” có giá trị gợi tả,
biểu cảm hơn rất nhiều từ “tận” vì nếu là “Cỏ non xanh tận chân trời” thì chỉ là một
bức tranh thiên nhiên rộng. Còn câu “Cỏ non xanh rợn chân trời” thì ngoài ý nghĩa
của bức tranh thiên nhiên rộng còn thể hiện được cảm xúc, tình cảm của người
trước cảnh). Mặt khác để học sinh viết được câu đúng (đúng về ngữ nghĩa) thì học
sinh phải hiểu được nghĩa của từ. Từ đó học sinh tránh nhầm lẫn.
Để chỉ tính nết một học sinh nhanh nhẹn, lém lỉnh, đáng yêu ta có thể sử dụng
từ “láu lỉnh” để viết câu: Bạn Nam rất láu lỉnh.
(Nhưng ở đây học sinh còn hay nhầm giữa từ “láu lỉnh” với “láu cá”)
Nói tóm lại: Khi dạy học cần giúp học sinh có vốn từ phong phú, hiểu nghĩa
từ, tác dụng của từ, cách sử dụng từ.
c.2. Khi dạy về câu
Khác với việc cung cấp cho học sinh kiến thức về câu trong chương trình
Tiếng việt cải cách giáo dục. Ở chương trình Tiếng việt 3 học sinh nhận biết về
câu, các mẫu câu thông qua hệ thống ví dụ, bài tập cụ thể:
Đối với phần “câu” trong chương trình Tiếng việt 3 học sinh chỉ ôn lại các

mẫu câu, bộ phận câu đã học ở lớp 2. Do vậy ở đây tôi không đề cập đến cách dạy
học sinh phân tích các bộ phận câu cũng như cách nhận biết câu, tác dụng của từng
kiểu câu. Mà ở đây tôi sẽ đi vào cách hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng, viết
đúng (đúng cấu tạo, đúng nội dung) dựa trên việc học sinh đã nắm được mẫu câu,
dấu hiệu nhận biết cũng như tác dụng của từng mẫu câu, kiểu câu.
Tuy nhiên ở đây tôi sẽ rèn kỹ năng viết câu theo các mức độ sau:
Mức độ 1: Tập viết câu đúng
Có nghĩa là: câu có giá trị về nội dung thông báo.
Vì trước khi có thể viết được câu văn hay có giá trị, gợi cảm, không rườm rà
tối nghĩa thì học sinh phải viết được câu đúng:
5


Ví dụ: - Quê tôi rất đẹp.
- Tôi đi học.
Để học sinh viết được câu đúng, giáo viên chú ý học sinh đọc, nói câu đúng.
Vì chỉ nói thành câu thì viết thành câu mới có hiệu quả cao hơn.
Ví dụ: khi dạy bài tập đọc: Bộ đội về làng (TV3 - Tập 2).
Vì sao giáo viên phải hướng dẫn đọc vắt hai dòng thơ:
Các anh về
Mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ.
Vì chỉ có đọc như vậy mới hiểu được nghĩa “đích thực” của câu thơ muốn
diễn tả.
(Dạng bài tập này học sinh chủ yếu dựa vào mẫu để thực hiện).
Mức độ 2: Tập chữa câu rườm rà, câu tối nghĩa.
Tác dụng của dạng bài tập này đó là học sinh nhận thấy câu văn viết rườm
rà, khó hiểu thì học sinh tránh.
Ví dụ: Quê tôi thì quê tôi rất đẹp.

Em giữ quyển vở cho sạch và em bọc bìa cho sạch sẽ.
(Hướng giải quyết: Đối với dạng bài tập này giáo viên cho học sinh nhận xét
về cách viết câu cho sẵn hoặc giáo viên lấy ví dụ cụ thể từ những bài viết của học
sinh sau đó cho học sinh tự sửa sau khi nhận xét).
Mức độ 3: Tập viết câu văn gợi tả, gợi cảm
Ví dụ 1:
- Cánh đồng lúa rất xanh.
- Cánh đồng lúa xanh mơn mởn, màu xanh non ngọt ngào, thơm mát toả ra
mênh mông.
Ví dụ 2:
- Con đường dài và nhỏ.
- Con đường nhỏ, dài ngoằn ngoèo trông như những chú trăn khổng lồ đang
uốn lượn.
6


(Ở dạng bài tập này, giáo viên đưa ra những ví dụ cụ thể tự chuẩn bị (như 2
ví dụ trên) hoặc chắt lọc từ những bài viết của học sinh rồi cho học sinh nhận xét,
so sánh xem câu văn nào hay hơn từ đó khuyến khích học sinh có ý thức tập viết
câu giàu hình ảnh).
Mức độ 4: Tập cho học sinh nhận xét về cách viết câu có bố cục tiêu biểu.
Ví dụ 1:
Ai trồng cây...
Em trồng cây...
Em trồng cây.
(Bài hát trồng cây - TV3 - T2- Trang 109)
- Rừng cọ ơi ! Rừng cọ !
(Mặt trời xanh của tôi - TV3 - T2 - Trang 125)
Ví dụ: Trong bài thơ “Vàm Cỏ Đông” (TV3 - T1 ) có câu hỏi:
Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp? (Khổ thơ 2).

Học sinh phải nhận biết được đâu là hình ảnh tả vẻ đẹp của dòng sông Vàm
Cỏ Đông. Từ đó học sinh học được khi tả vẻ đẹp của dòng sông ta cần viết câu văn
có những hình ảnh như thế nào cho hay.
c.3. Khi dạy về dấu câu
Trong chương trình Tiếng Việt 3 phần học về dấu câu học sinh chủ yếu ôn
lại cách sử dụng các dấu câu đã học ở lớp 2: dấu chấm; dấu phẩy; dấu hỏi; dấu
chấm than; học sinh chỉ được học một loại dấu câu mới: dấu hai chấm.
Để viết được câu đúng về cấu tạo, mục đích nói phải sử dụng được đúng dấu
câu. Do vậy đối với mỗi loại dấu câu giáo viên cần phải giúp học sinh nắm chắc
được cách sử dụng và tác dụng. Cần cho học sinh luyện tập, thực hành nhiều ở
bất cứ môn học, phần học nào.
Ví dụ: Trong các bài tập về điền dấu câu, giáo viên cho học sinh tự làm, học
sinh nêu cách làm .
Học sinh phải nói được lý do vì sao mình lại điền dấu câu đó vào vị trí đó.
Ví dụ: Vì sao lại điền dấu (!) mà không phải dấu chấm vào cuối câu sau:
Lan học giỏi quá!
7


Khi dạy những phân môn, bài học có nội dung liên quan đến dấu câu giáo
viên cần chú ý khai thác triệt để.
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Cuộc họp của chữ viết” (TV3 - T1) học sinh
phải thấy được nếu sử dụng dấu câu tuỳ tiện thì người đọc không hiểu gì mà còn
gây ra sự buồn cười, từ đó học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân và có ý thức khi
sử dụng dấu câu.
Hoặc ở đây giáo viên có thể đưa ra một số ví dụ khác về sự thay đổi nội
dung câu văn cần thông báo nếu sử dụng sai dấu câu:
Ví dụ 1: Lan, Mai chăm học thật. (Chỉ Lan và Mai cùng chăm học)
- Nếu sử dụng: Lan! Mai chăm học thật.
(Chỉ một người khác kể với Lan về bạn Mai chăm học)

Ví dụ 2: Chú lính bước vào đầu chú. Đội mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da
trên trán lấm tấm mồ hôi.
(Cuộc họp của chữ viết - TV3 - Tập 1- Trang 44)
Tôi cho học sinh đọc chậm, dừng lại, nghỉ hơi đúng dấu câu (trong ví dụ 2),
cho học sinh chú ý lắng nghe sau đó hỏi về nội dung câu văn và cho học sinh phân
tích câu văn đó. Lúc này học sinh mới dễ dàng nhận ra cái sai của cách đặt dấu
câu. Vì đặt dấu câu sai nên sai nghĩa của câu văn dẫn đến sai nghĩa của cả đoạn
văn. Sau đó giáo viên chốt lại khi viết đoạn văn ta phải đặt đúng dấu câu để đảm
bảo đúng nghĩa của câu văn, đoạn văn ta cần viết.
c.4. Khi dạy về biện pháp tu từ
Đây là phần kiến thức mới trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt 3 mới.
Trong văn học có rất nhiều biện pháp tu từ song ở chương trình Tiếng Việt 3 chỉ đề
cập đến hai biện pháp tu từ điển hình đó là: Biện pháp tu từ nhân hoá và so sánh.
Vậy vì sao chúng ta cần dạy tốt và chú trọng đến biện pháp tu từ khi rèn kỹ
năng viết đoạn văn cho học sinh.
Theo tôi biện pháp so sánh có tác dụng làm cho câu văn cụ thể, có hình ảnh.
Tác dụng của biện pháp nhân hoá giúp cho sự vật được miêu tả sinh động, gần gũi,
dễ hiểu hơn.

8


Đối với hai biện pháp tu từ này sách giáo khoa có nhiều loại hình bài tập
song ta có thể quy về hai dạng bài chủ yếu đó là:
- Tập nhận biết dấu hiệu, tác dụng của hai biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá;
- Viết câu, có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.
Dạng bài: Nhận biết dấu hiệu, tác dụng của câu có sử dụng biện pháp tu từ
so sánh, nhân hoá.
Ở mỗi biện pháp tu từ này khi dạy học sinh về cách nhận biết dấu hiệu
chứng tỏ là câu có sử dụng biện pháp so sánh hay nhân hoá chúng ta nên đi theo

các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên đưa ra một hệ thống ví dụ cụ thể và cùng học sinh phân
tích ví dụ đó ;
- Bước 2: Giáo viên giúp học sinh nhận biết được dấu hiệu nhận biệt của
biện pháp tu từ đó;
- Bước 3: Dựa vào dấu hiệu nhận biết học sinh đặt câu có sử dụng biện pháp
tu từ dựa vào dấu hiệu đã nhận biết ;
- Bước 4: Giúp học sinh nắm được tác dụng của mỗi biện pháp tu từ vừa học ;
Sau khi học sinh đã nhận biết được dấu hiệu nhận biết của mỗi biện pháp tu
từ giáo viên giúp học sinh tự đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ đó
(Chú ý hướng dẫn học sinh chọn những sự vật thật quen thuộc).
Ví dụ: Da bạn ấy trắng như tuyết; Chị Bút xinh xắn,...)
Từ việc học sinh xác định được dấu hiệu nhận biết; đặt câu có sử dụng biện
pháp tu từ; học sinh nói những cảm nhận của mình về giá trị câu có sử dụng biện
pháp tu từ và câu không sử dụng biện pháp tu từ.
Ví dụ :
+ Bạn Lan rất xinh.
Bạn xinh như đoá hoa hồng vừa nở.
+ Ánh trăng chiếu qua kẽ lá.
Ánh trăng vạch kẽ lá nhìn xuống.
Dạng bài: Tập viết câu, đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá.

9


Khi dạy dạng bài này giáo viên cần chú ý yêu cầu học sinh dựa trên dấu hiệu
nhận biết để viết xong câu có sử dụng biện pháp tu từ không chỉ phù hợp ở dấu
hiệu bên ngoài mà cần có nội dung phù hợp thực tế.
Ví dụ: Con mèo nhà em to như cái thùng gánh nước.
(Dấu hiệu bên ngoài trong câu này cho ta thấy câu có sử dụng biện pháp so

sánh thông qua từ chỉ sự so sánh “như”, xong câu văn lại thiếu tính thực tế).
Đối với dạng bài tập này giáo viên có thể chọn lọc một số câu, đoạn văn,
khổ thơ có sử dụng biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh điển hình làm mẫu cho học
sinh tham khảo. Từ đó học sinh sẽ chú ý đến việc viết câu, đoạn văn, khổ thơ có sử
dụng biện pháp tu từ để tăng giá trị nội dung của bài viết.
d) Dạy văn nói (rèn kỹ năng nói)
Trong thực tế dạy học nhiều giáo viên chưa chú ý rèn kỹ năng nói cho học
sinh để phục vụ cho việc rèn kỹ năng viết.
Song theo tôi việc viết câu văn, đoạn văn có thành công hay không phụ
thuộc nhiều vào sự chuẩn bị “ngôn ngữ nói” của học sinh. Ngoài việc “nói” rèn
cho học sinh sự mạnh dạn, tự tin thì học sinh được rèn kỹ năng nói, tư duy phát
triển tốt hơn. Trong quá trình nói học sinh đã có ý thức nói thành câu, trình bày vấn
đề theo trình tự và sẽ “thuộc” nội dung bài sắp viết.
Mặt khác dựa vào bài nói của học sinh, giáo viên nắm bắt được ý hiểu nội
dung bài viết của học sinh một cách nhanh nhất. Từ đó, giáo viên có thể sửa, điều
chỉnh, bổ sung cho bài không chỉ của mình học sinh đó mà có thể cho cả lớp.
Qua thực tế những học sinh nào chuẩn bị bài nói tốt thì bài viết sẽ tốt hơn.
Tiết Tập làm văn tuần 7: Yêu cầu của bài gồm:
- Kể lại buổi đầu đi học;
- Viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn.
Như vậy trước khi học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu, học sinh phải kể
được những điều mình sắp viết. Để kể được học sinh phải có sự chuẩn bị bài chu
đáo. Qua phần kể của học sinh, giáo viên nhận biết được học sinh đó có xác định
đúng yêu cầu của bài hay không? Kể có đúng nội dung không? Cách sử dụng từ
đặt câu thế nào? Từ đó giáo viên phải sửa lỗi cho học sinh.
10


Đối với học sinh các em có thể đối chiếu, so sánh bài làm của bạn với mình,
thấy bài của bạn có ý nào hay thì học tập, ý nào chưa hay thì tránh. Mặt khác qua

phần nhận xét của cô giáo học sinh tự điều chỉnh bài của mình.
Tất nhiên để thực hiện được tốt phần kể theo yêu cầu bài tập thì không phải
chỉ đến lúc đó học sinh mới được kể, học cách trình bày một đoạn văn mà học sinh
cần phải rèn luyện kỹ năng nói thành câu thông qua việc trả lời các câu hỏi của cô
trong các tiết học, thông qua việc tranh luận, trao đổi cùng bạn bè,... và đặc biệt quan
trọng đó là vai trò của phân môn Kể chuyện. Phân môn Kể chuyện không chỉ giúp
các em nói câu đúng mà còn giúp các em nói câu sáng tạo, có giá trị nghệ thuật.
Chính vì thế giáo viên cần chú ý đến ngôn ngữ nói của học sinh trước khi
rèn kỹ năng viết cho học sinh (mặc dù ta vốn chú trọng đến ngôn ngữ viết hơn).
đ) Dạy cách viết đoạn văn cho học sinh (giúp học sinh nối câu tạo đoạn
tốt hơn)
Khi liên kết các câu tạo thành đoạn văn học sinh thường chỉ chú ý đến dấu
hiệu hình thức bên ngoài (đủ bộ phận câu) mà chưa chú ý đến nội dung giữa các
câu. Tức là học sinh nghĩ gì viết đó sao cho đủ số lượng câu.
Ví dụ: Khi học sinh viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) kể lại buổi đầu em
đi học có học sinh viết như sau:
“Sân trường thật đông người, suýt nữa thì em khóc. Em đến chơi cùng các
bạn. Chúng em vào lớp. Cô giáo gọi tên từng bạn để làm quen. Khi ông đi về em
hơi lo lo và hơi sợ sợ. Em bước ríu cả chân. Ngày đầu tiên đi học, ông em đã đưa
em đến trường. Em nhìn thấy mấy bạn học mẫu giáo với em đang đứng chơi dưới
gốc bàng. Lúc đó em đã bắt đầu thấy yêu lớp học mới của mình. Em thấy giọng cô
thật dịu dàng, em nghĩ chắc cô hiền lắm”.
Giáo viên cho học sinh đọc lại đoạn văn mà mình đã làm cho cả lớp nghe
sau đó phân tích từng câu văn xem nội dung ý nghĩa của các câu đã liên kết với
nhau chưa để học sinh tìm ra những điểm chưa đúng về cách sắp xếp câu văn. Sau
đó giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp lại câu văn cho phù hợp với nội dung của
bài và hướng dẫn học sinh cách trình bày bố cục của một đoạn văn bao giờ cũng
có: câu mở đoạn (tức là giới thiệu đoạn văn mà mình định viết), sau đó là thân
11



đoạn (những câu viết về nội dung đoạn văn), cuối cùng là câu kết đoạn (có thể nêu
cảm nghĩ hoặc nêu một nhận xét về nội dung vừa viết).
Sau khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có bố cục rõ ràng có nhiều em đã
viết đoạn văn kể về buổi đầu đi học rất hay và em học sinh viết đoạn văn như ở ví
dụ nêu trên đã sắp xếp lại các câu một cách hợp lý, ý các câu trong đoạn văn được
liên kết chặt chẽ.
Qua thực hành luyện tập với những dạng bài tập như trên chắc chắn học sinh
sẽ nối câu tạo đoạn văn có bố cục, nội dung chặt chẽ hơn.
e) Hướng dẫn học sinh thực hành viết đoạn văn
Tuy đã cung cấp cho học sinh hàng loạt những kiến thức về cách dùng từ,
đặt câu, sử dụng dấu câu, luyện nói,...nhưng đối với từng bài tập thực hành viết cụ
thể chúng ta cần làm tốt các bước theo quy trình sau:
- Xác định, nắm chắc yêu cầu của bài (giáo viên, học sinh);
- Học sinh thực hành nói theo yêu cầu của bài viết (nếu bài không có
phần luyện nói);
- Giáo viên nhận xét bổ sung;
- Học sinh thực hành viết theo yêu cầu của bài tập (giáo viên theo dõi giúp
đỡ học sinh còn yếu);
- Giáo viên chấm nhận xét một số bài.
Ví dụ: Bài tập 2 chương trình Tập làm văn tuần 15 yêu cầu như sau:
- Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước hãy viết một đoạn văn giới thiệu
về tổ em.
+ Bước 1:
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài;
- Giáo viên hỏi: Bài yêu cầu gì? (Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em). Khi
giới thiệu về tổ em cần giới thiệu về những gì?...
+ Bước 2: Giáo viên yêu cầu khoảng 2-3 học sinh khá giỏi trình bày miệng
đoạn văn giới thiệu về tổ của mình, học sinh và giáo viên nhận xét bổ sung;
+ Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào vở (giáo viên theo dõi giúp

đỡ học sinh còn yếu);
12


+ Bước 4: Giáo viên chấm nhận xét, đọc một số bài viết tiêu biểu.
* Những vấn đề cần chú ý khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn:
- Đối với những bài có câu hỏi gợi ý: tuyệt đối giáo viên không được yêu
cầu học sinh phải viết đoạn văn bằng cách trả lời lần lượt những câu hỏi theo gợi ý;
- Tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh giáo viên có thể yêu cầu cụ thể:
Ví dụ : Đối với học sinh trung bình giáo viên chỉ yêu cầu học sinh viết câu
đúng, câu văn rõ ràng.
- Đối với học sinh khá giỏi giáo viên có thể khuyến khích sự sáng tạo của
học sinh như viết câu văn có hình ảnh sinh động, có sử dụng biện pháp tu từ, tập
bố cục đoạn văn theo 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận;
- Giáo viên cần phải biết trân trọng những suy nghĩ sáng tạo của các em mặc
dù chỉ rất nhỏ;
- Giáo viên cần phải tạo bầu không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái;
- Và đặc biệt giáo viên cần coi trọng khâu nhận xét bài. Nhận xét bài chính
là đánh giá cái được, cái chưa được của học sinh. Mục đích của việc nhận xét bài là
đánh giá kết quả bài viết của học sinh và chuẩn bị tốt hơn cho những bài viết sau.
Chính vì thế khi nhận xét bài giáo viên cần chấm kỹ, sửa lỗi cho học sinh
một cách triệt để đồng thời ghi lại những ý có sáng tạo, cách sử dụng từ, hình ảnh
có giá trị của học sinh.
Khi nhận xét bài giáo viên cần chỉ rõ cái được, cái chưa được của bài về
từng khía cạnh như :
+ Bài viết đúng nội dung, đủ số lượng, câu theo yêu cầu chưa
+ Cách dùng từ, viết câu ra sao (từ nào, câu nào viết hay, hay ở chỗ nào, từ
nào sử dụng chưa hợp lý, câu nào viết chưa đúng yêu cầu học sinh sửa lại). (Có thể
học sinh ghi lại những câu văn hay để học tập);
+ Việc liên kết các câu đã phù hợp chưa...

Sau đó, đối với những bài viết chưa tốt giáo viên yêu cầu các em về nhà viết
lại bài, giáo viên vẫn tiếp tục kiểm tra.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

13


Các giải pháp đã được cải tiến này có thể áp dụng để dạy kỹ năng viết văn
cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 trong các nhà trường tiểu học. Tùy theo đặc thù của
từng khối lớp, chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt và trình độ của học sinh mà giáo
viên sẽ vận dụng phù hợp.
3. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Sau khi thực hiện biện pháp trên tôi nhận thấy về mặt chuyên môn tôi hiểu
biết thêm nhiều và tự tin hơn.
Qua kiểm tra đánh giá kết quả cuối năm học 2016-2017, tôi đã áp dụng kinh
nghiệm trên vào giảng dạy và lớp của tôi đã thu được kết quả như sau:
- Học sinh tự tin khi viết những bài tập có yêu cầu viết đoạn văn.
- Học sinh viết câu đúng ngữ pháp, nắm chắc cấu tạo câu, có chú ý đến việc
sử dụng đúng dấu câu, dùng dấu câu hợp lí;
- Một số học sinh khá, giỏi làm quen việc tập viết câu có giá trị nghệ thuật;
- Khả năng nối câu, tạo đoạn mạch lạc;
- Học sinh không còn bỡ ngỡ trước khái niệm “đoạn văn”.
So sánh kết quả hai năm học tôi thấy kết quả viết đoạn văn của học sinh năm
học 2015-2016 tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ biện pháp giúp học sinh nâng cao
chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 của tôi đã có hiệu quả.
Năm học
2015-2016
2016-2017


Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Dưới 5

Phần này cô tự điền cho phù hợp
Trong quá trình giảng dạy phân môn Tiếng Việt nói chung và phân
môn Tập làm văn nói riêng đặc biệt là dạy cho học sinh viết tốt đoạn
văn lớp 3 mỗi giáo viên cần phải luôn luôn nghiên cứu, sáng tạo tìm
ra những biện pháp hữu hiệu nhất để giảng dạy cho học sinh cụ thể:
- Để nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 người giáo viên
cần nắm chắc chương trình;
- Thường xuyên dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu, sách tham
khảo để trau dồi thêm kiến thức và phương pháp dạy học;
14


- Chú ý đến quan điểm tích hợp trong chương trình Tiếng Việt để dạy viết
văn cho học sinh;
- Giáo viên chú ý rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh khi dạy văn;
- Tạo hứng thú tích luỹ vốn hiểu biết cho các em bằng cách giao việc về nhà
sưu tầm, quan sát, lắng nghe rồi viết những điều quan sát, nghe thấy trong cuộc
sống vào phiếu học tập.
Việc hướng dẫn học sinh có hứng thú trong khi dạy viết đoạn văn, bài văn
không phải một sớm một chiều, một tiết học nhất định. Vì thế người giáo viên cần
phải có lòng kiên trì và sự say mê nghiên cứu văn học./.


15



×