Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ testosterone toàn phần với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân nam ≥ 40 tuổi có tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.25 KB, 87 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch ngày càng gia
tăng và các bệnh tim mạch cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu. Vì vậy nghiên cứu về các yếu tố có khả năng dự báo nguy cơ mắc
các bệnh tim mạch là một điều rất quan trọng. Đã có nhiều yếu tố nguy cơ tim
mạch được đưa vào trong khuyến cáo bao gồm cả các yếu tố nguy cơ không
thể thay đổi như tuổi, giới, chủng tộc, gia đình; và các yếu tố nguy cơ có thể
thay đổi như: hút thuốc lá, hoạt động, cân nặng. Việc tìm ra càng nhiều các
yếu tố nguy cơ tim mạch thì càng có lợi trong việc dự báo và đề phòng.
Trong khi đó, nhiều năm qua, trên thế giới , các nhà khoa học đã tiến
hành các nghiên cứu về testosterone – một hormone sinh dục nam và mối liên
quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch như: tuổi [1], béo phì [2] [3], đái tháo
đường [4] [5], tăng huyết áp [6] [7], rối loạn mỡ máu [8] [9]. Và kết quả của
các nghiên cứu còn nhiều tranh cãi. Ở Việt Nam, hiện tại đã có nghiên cứu
dịch tễ về nồng độ testosterone ở cả nam giới và nữ giới khỏe mạnh. Ngoài ra
cũng có nhiều nghiên cứu đánh giá về nồng độ testosterone trên bệnh nhân đái
tháo đường, bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa, hay bệnh nhân có bệnh
mạch vành để tìm ra các giá trị tham chiếu và mối liên quan giữa nồng độ
testsosterone huyết thanh với các bệnh trên. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu
nào trên nhóm bệnh nhân tăng huyết áp – một căn bệnh đang ngày càng phổ
biến và trẻ hóa, một căn bệnh được gọi là kẻ giết người thầm lặng, cũng như
chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối tương quan của nồng độ testosterone
với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch và xem xét chúng trong mối tương quan
đa biến.
Ở nam giới, từ 40 tuổi là độ tuổi có sự gia tăng nhanh chóng về các bệnh
không lây như: tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh mạch vành. Đó


2



cũng là độ tuổi mà theo như nhiều nghiên cứu trên thế giới là điểm bắt đầu
của sự suy giảm nồng độ testosterone [1]. Vậy liệu giữa hai sự kiện này có
mối liên hệ gì.
Xem xét tất cả các vấn đề trên, chúng tôi quyết định tiến hành đề tài:
“Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ testosterone toàn phần với một số
yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân nam ≥ 40 tuổi có tăng huyết áp” với 2
mục tiêu:
1.

Khảo sát nồng độ testosterone toàn phần ở bệnh nhân nam ≥ 40 tuổi có
tăng huyết áp.

2.

Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ testosterone toàn phần ở các đối
tượng trên với một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác tại thời điểm
nghiên cứu


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Testosterone
1.1.1. Đặc điểm của testosterone máu
- Có 3 steroid có vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản nam gồm:
testosterone, dihydrotestosterone và estradiol. Trong đó testosterone là
androgen quan trọng nhất. 95% testosterone được bài tiết bởi tế bào Leydig.
Dihydrotestosterone và estradiol không chỉ do tinh hoàn bài tiết mà còn do sự

chuyển đổi của mô ngoại biên của androgen.
- Testosterone là một hợp chất Steroid có 19C được tổng hợp từ
cholesterol hoặc Acetyl Coenzyme.
- Ở các tổ chức khác nhau testosterone có thể chuyển thành các chất khác
nhau. Ở tổ chức tuyến tiền liệt, hệ sinh sản và da, testosterone chuyển thành
dihydrotestosterone nhờ enzym 5α-reductase. Dihydrotestosterone làm xuất
hiện lông trên mặt và thân mình, mụn trứng cá, rụng tóc da đầu và tăng trưởng
kích thích tiền liệt tuyến. Ở tế bào gan, mô mỡ, não dưới tác dụng của enzym
aromatase thì testosterone chuyển thành estradiol. Chất này có vai trò trong
tạo xương và mô vú. Bản thân testosterone có vai trò trong tăng trưởng khối
cơ xương, sinh tinh, chức năng sinh dục.
- Trong máu testosterone tồn tại ở 3 dạng chủ yếu: dạng tự do, dạng gắn
kết với globulin và dạng gắn với albumin. Trong đó testosterone gắn với
albumin chiếm khoảng 30 %, dạng tự do chiếm khoảng 2%. Đây là 2 dạng có
hoạt tính sinh học. Dạng còn lại là testosterone gắn với globulin (SHBG)
chiếm 68% nhưng không có hoạt tính sinh học
- Nồng độ SHBG trong tuần hoàn tăng trong trường hợp: tuổi, xơ gan,
cường giáp, nhiễm HIV, sử dụng estrogen và các thuốc chống co giật. SHBG
giảm có liên quan đến lão hóa, béo phì, hội chứng chuyển hóa các tình trạng
có lượng protein thấp (hội chứng thận hư), suy giáp, cường insulin và sử dụng
glucocorticoid [10].
- Sự bài tiết hormone testosterone chịu sự tác động của các hormone
GnRH từ vùng dưới đồi và LH, FSH của thùy trước tuyến yên.


4

1.1.2. Điều hòa hoạt động testosterone
Tinh hoàn hoạt động chịu tác động của trục dưới đồi-tuyến yên-sinh dục.
Nhân vòm cuả vùng dưới đồi khi bị kích thích sẽ giải phóng hormone hướng

sinh dục GnRH vào hệ thống cửa dưới đồi- tuyến yên. Dưới tác động của
GnRH, tuyến yên tiết ra các hormon kích thích nang FSH và hormon hoàng
thể hóa LH có vai trò kích thích sinh dục. LH và FSH kiểm soát hoạt động sản
xuất testosterone từ các tế bào Leydig cũng như sản sinh tinh trùng từ các ống
sinh tinh. Tiết GnRH, LH, FSH được kiểm soát theo cơ chế điều hòa ngược từ
testosterone và inhibin B.
Trục dưới đồi

(--)

(--)

(--)
Hormon hướng sinh dục

(--)
Thùy trước tuyền yên

LH

Tế bào khoảng kẽ

FSH

Tế bào Sertoli

Testosterone

ức chế
Kích thích sinh tinh nguyên bào


Tạo ra các đặc điểm sinh dục thứ phát

Hình 1.2. Cơ chế điều hòa của trục dưới đồi- tuyến yên-tuyến sinh dục [11]


5

1.1.3 Nhịp sinh học trong ngày của testosterone
Ở nam giới khỏe mạnh do ảnh hưởng bởi sự bài tiết theo nhịp sinh học
của hormone GnRH nên nồng độ testosterone thay đổi trong suốt cả ngày.
Nồng độ testosterone cao nhất vào lúc 8h sáng và bắt đầu giảm dần lúc 10h
sáng thấp nhất là lúc 10h đêm. Ở những người nam giới nhiều tuổi, sự chênh
lệch về nồng độ testosterone giữa buổi sáng và buổi chiều giảm do sự thay đổi
của nhịp sinh học [12].Cơ chế có thể là do testosterone liên quan đến việc
kiểm soát bài tiết hormone hướng sinh dục của vùng dưới đồi. Các
catecholamine của vùng dưới đồi có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự sản
xuất LHRH qua hệ thống cửa dưới đồi- tuyến yên, từ đó sẽ ảnh hường đến sự
bài tiết của hormone hướng sinh dục của tuyến yên. Giảm lượng
catecholamine của vùng dưới đồi theo tuổi đã được chứng minh qua các thực
nghiệm trên người và động vật. Có thể nói rằng ở nam giới nhiều tuổi có sự
giảm bài tiết catecholamine của vùng dưới đồi, làm thay đổi nhịp bài tiết của
LH, FSH do đó làm mất nhịp sinh học của testosterone.

Người trẻ

Người già

Giờ


Hình 1.3 Sự thay đổi nồng độ testosterone trong ngày [12]
- Nồng độ testosterone ở nam giới bình thường khỏe mạnh là khoảng
300-1000 ng/dl (9,9- 27,8nmol/l). Nồng độ testosterone dưới 250ng/dl vào
buổi sáng được xem như là có suy sinh dục.


6

1.1.4 Suy giảm testosterone theo tuổi
Bắt đầu vào khoảng 35-40 tuổi nồng độ testosterone ở nam giới giảm
dần theo tuổi khoảng 1% mỗi năm. Nguyên nhân có thể do nhiều cơ chế khác
nhau: suy giảm chức năng của tế bào Leydig, suy giảm trục dưới đồi tuyến
yên làm mất nhịp sinh học, thay đổi tính nhạy cảm của các receptor tiếp nhận
testosterone, thay đổi các yêu tố viêm [13]. Thêm vào đó là sự tăng SHBGmột glycoprotein gắn với testosterone và ngăn testosterone trở thành dạng
hoạt tính gây giảm testosterone tự do, tốc độ giảm testosterone tự do khoảng
1,2% mỗi năm.
Test tự do nmo/l

Test TP nmol/l

Tes TP
T tự do

Năm

Hình 1.4: Sự suy giảm nồng độ testosterone theo tuổi [14]
Chú thích: Test TP: testosterone toàn phần
Theo một nghiên cứu dọc 1709 bệnh nhân nam giới ở Massachusetts tuổi
từ 40-70 tuổi trong 7-10 năm. Các tác giả thấy rằng mỗi năm testosterone toàn
phần giảm 1,6%, testosterone tự do giảm 2,8% , SHBG tăng 1,3% [1]

1.1.5. Vai trò của testosterone với hệ sinh dục của cơ thể
Trong thời kì bào thai testosterone có vai trò phát triển mào tinh, ống dẫn
tinh, túi tinh, ống phóng tinh.


7

Trong giai đoạn tuổi dậy thì làm xuất hiện và bảo tổn các đặc tính sinh
dục nam thứ phát bao gồm sự phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh,
đường dẫn tinh, mọc lông mu, lông nách, mọc râu.
Kích thích sản sinh tinh trùng: kích thích sự hình thành tinh nguyên
bào, kích thích sự phân chia giảm nhiễm lần thứ 2 từ tinh bào 2 thành tiền
tinh trùng.
Tác dụng lên chuyển hóa cơ sở: khi có tác dụng của testosterone chuyển
hóa cơ sở tăng 5-10% so với khi không có tác dụng.

DA
Phát triển lông mày và
tóc, râu
Hỗ trợ Collagen
CƠ QUAN SINH DỤC NAM
Sản xuất tinh trùng, phát triển TLT,
chức năng cương dương


Tăng cường khối lượng và
sức mạnh cơ

NÃO
Ham muốn tình dục

cảm xúc tích cực.
Hỗ trợ nhận thức và
trí nhớ

TỦY XƯƠNG
Sản xuất hồng cầu

XƯƠNG
Duy trì tỷ trọng của xương,

Hình 1.5. Vai trò của testosterone lên các mô cơ quan trong cơ thể
1.1.6. Các phương pháp định lượng nồng độ testosterone
Hầu như tất cả các hormone đều có mặt trong máu với một lượng rất nhỏ
được tính bằng nanogam trong 1 ml máu hoặc picogam. Vì vậy khó có thể
dùng các kỹ thuật định lượng hóa học thông thường để định lượng nồng độ
testosterone trong máu.


8

Từ 30 năm nay, người ta sử dụng một kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu
cao để định lượng hormone, tiền hormone và các dẫn xuất của chúng, đó là
phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA). Ngoài ra còn có phương pháp miễn
dịch enzym (EIA) để định lượng hormone và một số phương pháp khác như
đo độ thanh thải của hormone, đo mức độ tiết chế hormone.
Hiện nay, bộ kit sử dụng tại bệnh viện Bạch Mai để lấy xác dịnh nồng độ
testosterone là của hãng Boehringer Manheinn theo phương pháp miễn dịch
điện hóa phát quang (electrohemiluminescence immunoassay –ECLIA).



Phương pháp định lượng hormone ECLIA
Nguyên tắc chung: dựa trên nguyên lý cạnh tranh, sử dụng kháng thể

đơn dòng đặc hiệu kháng trực tiếp testosterone
Các bước tiến hành
- Đầu tiên, trộn mẫu cần định lượng với hỗn hợp gồm kháng thể đặc hiệu kháng
testosterone gắn biotin và bán kháng nguyên (dẫn chất của testosterone đã
được gắn Rutenium). Có sự gắn đồng thời giữa testosterone (trong mẫu cần
định lượng) và bán kháng nguyên với kháng thể để hình thành nên phức hợp
miễn dịch tương ứng.
- Cho thêm các vi phân tử phủ streptavidin vào hỗn hợp, phức hợp miễn dịch sẽ
gắn vào các vi phân tử này (pha rắn) nhờ tương tác của biotin và streptavidin.
- Hỗn hợp phản ứng được đưa vào các ô đếm, ở đó các vi phân tử gắn phức hợp
miễn dịch sẽ được từ trường hút lên bề mặt của điện cực. Các chất không gắn
sau đó sẽ được loại bỏ bằng ProCell.
- Gắn điện thế cho điện cực. Dưới tác dụng của kích thích điện, phản ứng hóa
học xảy ra đối với phức hợp gắn trên bề mặt điện cực, gây ra hiện tượng phát
quang, ánh sáng phát ra được đo bởi bộ nhãn quang.
- Kết quả đo được từ bộ nhãn quang sẽ được so sánh với đường cong chuẩn đã
biết. Từ đó cho biết nồng độ testosterone trong mẫu thử.
Phương pháp này có ưu điểm là thời gian tiến hành ngắn, làm được trên


9

nhiều mẫu cùng lúc, độ nhạy cao, độ chính xác cao hơn các phương pháp khác.
1.2. Tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch
1.2.1. Định nghĩa
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥140 và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90mmHg, hoặc khi đang được điều trị bằng 1 thuốc hạ huyết áp.

Một số định nghĩa tăng huyết áp khác:
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: là khi HATT ≥ 140mmHg và HATTr <
90mmHg. Mức chênh lệch giữa trị số HATT - HATTr và số đo huyết áp
HATT là một yếu tố dự báo nguy cơ và lựa chọn chiến lược điều trị cho THA
tâm thu đơn độc.
- Tăng huyết áp tâm trương đơn độc:
THA tâm trương thường được định nghĩa khi HATT <140 mmHg và
HATTr ≥ 90mmHg.
- Tăng huyết áp áo choàng trắng : Là tình trạng huyết áp tăng cao khi đo
ở cơ sở y tế trong khi huyết áp hàng ngày hoặc đo 24 giờ lại bình thường. Tỷ
lệ mắc THA “áo choàng trắng” là 10-30% chiếm 1 tỷ lệ không ít ở những
bệnh nhân THA. THA “áo choàng trắng” tăng theo tuổi, và tỷ lệ này giảm đi
< 10% đối với THA độ II và độ III khi đo ở phòng khám. THA “áo choàng
trắng” có thể là khởi đầu của tăng huyết áp thực sự và không làm tăng nguy
cơ bệnh tim mạch. Cần nghi ngờ tăng huyết áp áo choàng trắng khi đo huyết
áp tại phòng khám thấy tăng ≥140/90mmHg, hoặc kháng trị trong khi không
có tổn thương cơ quan đích do THA và huyết áp trung bình đo trên theo dõi
huyết áp 24 giờ < 130/80 mmHg.
- Tăng huyết áp “giấu mặt”: ít gặp hơn và khó phát hiện hơn THA “áo
choàng trắng”. Là tình trạng trái ngược lại THA “áo choàng trắng”: huyết áp
bình thường khi đo tại cơ sở y tế, nhưng cao khi đo bằng các phương pháp
khác như đo HA 24 giờ hoặc tại nhà. Nhóm bệnh này thường có tổn thương
cơ quan đích và nguy cơ tim mạch tương tự như những đối tượng THA khác.
1.2.2. Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp


10

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý rất thường gặp ở người trưởng thành
và là yếu tố hàng đầu trong 10 yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm

gây tử vong ở các nước đã và đang phát triển [1]. Theo thống kê của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), THA ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 600 triệu người
(năm 1980) và đã tăng lên hơn 1 tỷ người trên thế giới năm 2008 [2].
THA ở Việt Nam cũng rất phổ biến và ngày càng gia tăng khi nền kinh tế
phát triển; các số liệu thống kê điều tra THA ở Việt Nam cho thấy: năm 1960,
THA chiếm 1,0 % dân số, 1982 là 1,9% và năm 1992 tăng lên 11,79% dân số
và năm 2002 ở miền Bắc là 16,3% [23].
Năm 2008, tỷ lệ mắc THA ở người trưởng thành (>25 tuổi) ước tính
khoảng 25,1%. Tính trung bình trong giai đoạn 2000-2009 số đo huyết áp
trung bình trong quần thể người trưởng thành hàng năm tăng khoảng 1 mmHg
huyết áp tâm thu (HATT) và 0,4 mmHg huyết áp tâm trương (HATTr). Mặc
dù tỷ lệ hiểu biết về THA, được điều trị THA và được kiểm soát THA ngày
càng được nâng cao, nhưng ước tính 1/3 dân số có THA, trong số người có
THA, chi có 1/3 người được điều trị, và trong số người được điều trị chỉ có
1/3 người bệnh kiểm soát được THA [22].
1.2.3. Chẩn đoán xác định THA
Chẩn đoán xác định THA dựa vào đo huyết áp theo quy trình đo huyết áp
chuẩn sau:
-

Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp.

-

Không dùng chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia) trước đó 2 giờ.

-

Đo tư thế chuẩn : người được đo huyết áp có ghế tựa, cánh tay duỗi
thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra có thể đo ở các tư thế

nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm


11

tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.
-

Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế
điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần phải được kiểm tra chuẩn định
kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay,
bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới
của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2 cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc
mốc) của thang đo ngang với tim.

-

Không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động
mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm thêm 30 mmHg sau khi không còn thấy
mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3 mmHg/nhịp đập. HATT tương ứng với lúc
xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và HATTr tương ứng với
khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).

-

Không nói chuyện khi đang đo huyết áp, không bắt chéo chân.

-

Lần đo HA đầu tiên, cần đo HA ở 2 cánh tay, tay nào có trị số HA cao

hơn sẽ dùng để theo dõi HA về sau.

-

Nên đo HA ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Nếu số đo HA
giữa 2 lần chênh lệch nhau >10 mmHg, cần đo lại 1 lần sau khi đã nghỉ ngơi
trên 5 phút. Giá trị HA ghi nhận là trung bình của 2 lần đo cuối cùng.

-

Trường hợp nghi ngờ có thể theo dõi bằng huyết áp tự động tại nhà,
hoặc bằng máy đo HA tự động 24 giờ (Holter huyết áp).

-

Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HATT/HATTr (ví dụ:
126/82 mmHg), không làm tròn con số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả
cho người đọc đo.

1.2.4. Phân độ THA


12

Phân độ THA theo ESC 2018.
Phân Loại

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)


< 120

<80

HA bình thường

120-129

80 -84

HA bình thường cao

130-139

85-89

THA độ 1

140-159

90-99

THA độ 2

160-179

100-109

THA độ 3(nặng)


≥ 180

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥140

<90

HA tối ưu

1.2.5. Tổn thương cơ quan đích trong điều trị tăng huyết áp
Tổn thương cơ quan đích không triệu chứng đóng vai trò trung gian trong
chuỗi bệnh lý mạch máu và giúp xác định nguy cơ tim mạch toàn bộ.
1.2.5.1. Tổn thương tim do tăng huyết áp
-

Dày thất trái: Là một thay đổi sinh lý học chủ yếu của tim nhằm thích ứng
với tình trạng tăng gánh thể tích cũng như tăng gánh về áp lực. Cho đến nay THA
được xem như là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến phì đại thất trái. Trong
THA đáp ứng với tình trạng tăng gánh áp lực tế bào cơ tim, tăng tổng hợp
sacomere nên đã làm tăng bề rộng tế bào cơ tim, cuối cùng làm tăng độ dày thành
tim. Sự tái cấu trúc cơ tim này sẽ dẫn đến phì đại thất trái kiểu hướng tâm. Khi
tăng áp lực trong buồng thất, cơ tim có thể đối phó bằng cách tăng độ dày thành
thất để làm giảm đi gánh nặng tác động lên cơ tim. Trong trường hợp bệnh lý có
tăng gánh thể tích (hở van hai lá, hở van động mạch chủ …), cơ tim đáp ứng lại
bằng cách tăng độ dài của tế bào cơ tim, cuối cùng sẽ làm giãn và tăng thể tích
buồng thất trái [15]

+ Dày thất trái xảy ra khi có đáp ứng về quá tải. Khi công tải làm việc của
tim tăng, tế bào cơ tim sẽ lớn ra cho đến khi các tác động trên mỗi tế bào ngưng


13

lại sẽ quay về bình thường. Sự phì đại này thường được xem như là cơ chế hữu
ích cho việc bảo toàn chức năng tim. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ cho thấy
phì đại thất trái tự bản thân nó là yếu tố nguy cơ chính và độc lập với cả áp lực
tâm thu và tâm trương. Do đó, phì đại thất trái không thể xem như tiến trình sinh
lý bình thường và dường như các thay đổi không thích hợp này đã ảnh hưởng đến
tiên lượng của bệnh [16]
+ Dày thất trái được biết như là yếu tố nguy cơ độc lập mạnh không
những cho tử vong tim mạch và tử vong chung, mà còn là yếu tố nguy cơ cho
đột tử do tim.
+ Thất trái phì đại là sự khởi đầu cho rung nhĩ do rối loạn tâm trương thất
trái, từ đó làm tăng áp lực nhĩ trái. Nghiên cứu Paolo Verdecchia nhận thấy nguy
cơ rung nhĩ xảy ra gia tăng theo tuổi và khối lượng thất trái
+ Những thay đổi cấu trúc của cơ tim không chỉ là hậu quả của tăng gánh
về áp lực mà còn do tác động của những yếu tố như hệ RAA, lượng muối
trong chế độ ăn, tuổi, giới, chủng tộc và mức độ béo phì. Trong nghiên cứu
Framingham, ở bệnh nhân THA > 160/90 mmHg có dày thất trái gấp 10 lần
so với những người có huyết áp bình thường; mức độ dày thất trái tỷ lệ thuận
với huyết áp đo liên tục và huyết áp đo tại phòng khám, cả HATT và HATTr.
Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng khi sử dụng các liệu pháp điều trị tăng
huyết áp thì sẽ giảm khối lượng cơ thất trái và bề dày thành thất trái, hay làm
-

giảm quá trình tiến triển phì đại thất trái [17]
Suy tim: THA là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến suy tim. Ở những

bệnh nhân THA ngay cả khi chưa có phì đại thất trái thì cũng ảnh hưởng đến chức
năng thất trái. Trước đây người ta chỉ biết THA dẫn đến suy chức năng co bóp thất
trái. Hiện nay, suy tim ngày càng tăng ở những bệnh nhân THA lớn tuổi và phần
lớn là suy chức năng tâm trương. Khi khối lượng cơ thất trái tăng sẽ làm thay đổi
một cách bất thường khả năng co bóp của tim như tăng tình trạng co thắt của tim
biểu hiện bằng tăng chỉ số co ngắn sợi cơ và tăng sức căng thành tim [18]


14

Rối loạn chức năng tâm trương thường xuất hiện rất sớm ngay cả khi chưa
có tổn thương cấu trúc cơ tim và chức năng tâm thu bình thường. Cơ chế của suy
chức năng tâm trương là do rối loạn chuyển hóa photphat, cơ chế thể dịch, xơ hóa
cơ tim và phì đại thất trái. Tùy từng giai đoạn mà biểu hiện lâm sàng của suy chức
năng tâm trương có thể từ không có triệu chứng đến các triệu chứng đầy đủ của
suy tim nói chung. Đánh giá suy chức năng tâm trương chủ yếu dựa vào siêu âm
tim có rối loạn khả năng giãn thất trái, giảm lượng máu giai đoạn đổ đầy nhanh.
Nguyên nhân do giảm khả năng giãn thụ động của tim. Ngoài ra còn dựa vào điện
tim, XQuang, thông tim. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương trên bệnh nhân THA
dao động từ 11 -83%, tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Suy chức năng tâm thu
thường gặp ở giai đoạn muộn của THA và có mối liên quan chặt chẽ với phì đại
thất trái thể hiện bằng buồng thất trái giãn và phân số tống máu giảm.
Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân tử
vong cao nhất của THA. Siêu âm tim giúp sàng lọc nguy cơ tim mạch và khẳng
định phì đại thất trái.
1.2.5.2. Tổn thương thận do THA
Biểu hiện dưới 3 dạng
-

Albumin niệu vi thể.

Albumin niệu đại thể
Suy thận
Để đánh giá tổn thương thận trên bệnh nhân THA chủ yếu dựa vào
xét nghiệm.
1.2.5.3. Biến chứng não do THA
Các tai biến do THA thường gặp là nhồi máu não, xuất huyết não, bệnh
có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề, là gánh nặng cho gia đình và
xã hội. Đôi khi chỉ gặp những bệnh nhân có tai biến mạch máu não thoáng
qua với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ
THA là yếu tố gây xơ vữa động mạch, xơ vữa hệ thống mạch ngoại biên,


15

phình động mạch chủ [19]
1.2.5.4. Biến chứng ở đáy mắt
Khám mắt cho bệnh nhân THA để phát hiện xuất huyết, xuất tiết và phù
gai thị. Đây là các dấu hiệu làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Soi đáy
mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Theo Keith – Wagener Barker có 4 giai
đoạn có tổn thương đáy mắt
-

Giai đoạn 1: Các mạch máu có thành sáng bóng
Giai đoạn 2: Các mạch máu co nhỏ, dấu hiện bắt chéo động mạch, tĩnh
mạch (dấu hiệu Salus – Gunn).
Giai đoạn 3: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc.
Giai đoạn 4: Vừa có xuất huyết, xuất tiết võng mạc vừa có phù gai thị.
1.3. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch
1.3.1. Khái niệm chung về các yếu tố nguy cơ tim mạch
Trong những thập niên gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi. Các

bệnh nhiễm trùng có xu hướng ngày một giảm, ngược lại các bệnh mạn tính
không lây như: tim mạch, nội tiết, tâm thần, ung thư…. Đặc biệt là các bệnh
tim mạch ngày càng tăng. Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là yếu tố liên
quan đến sự gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạch. Sự liên quan này dường
như mang tính chất thống kê. Một người mang yếu tố nguy cơ nào đó chỉ có
nghĩa là có khản năng gia tăng khả năng mắc bệnh chứ không hải chắc chắn
mắc bệnh. Ngược lại, một người không mang bất kì yếu tố nguy cơ nào cũng
không thể chắc chắn không mắc bệnh.
Các yếu tố nguy cơ có khuynh hướng xuất hiện cùng nhau và có tác
dụng cộng hưởng. Theo nghiên cứu của NHANTES III, nhóm có nguy cơ
mạch vành trong 10 năm trên 10% chiếm 38% ở nam, 5% ở nữ, chủ yếu ở
nam giới trên 45 tuổi có 2 yếu tố nguy cơ, hoặc ở nữ trên 55 tuổi có 3 yếu tố
nguy cơ. Nguy cơ tăng khi có nhiều yếu tố nguy cơ được ghi nhận. Ở nhiều
nghiên cứu trên quần thể cho thấy người có từ 2 yếu tố nguy cơ chính (bao
gồm cholesterol> 5,2 ; HA cao, hút thuốc lá) thì nguy cơ tăng lên ở cả 2 giới:


16

Nguy cơ mạch vành tăng 5,5 và 5,7 lần; nguy cơ bệnh tim mạch tăng 4,1 và
4,5 lần; nguy cơ tử vong chung tăng gấp 3,2 và 2,3 lần tương ứng ở nam và
nữ. Nghiên cứu Framingham Heart Study đánh giá nguy cơ tim mạch ở những
người trên 50 tuổi không có bệnh tim mạch ban đầu trên cơ sở các yếu tố
nguy cơ tim mạch chính bao gồm cholesterol >6,2 mmlo/l, huyết áp tâm thu
từ 160 mmHg, huyết áp tâm trương từ 100 mmHg, hút thuốc lá, đái tháo
đường. Kết quả cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong đời tăng lên
nhanh chóng tùy theo số lượng và mức độ trầm trọng của các yếu tố nguy cơ.
So với những người có trên 2 yếu tố nguy cơ chính, những người không có
yếu tố nguy cơ nào thì mắc các bệnh tim mạch trong đời thấp hơn hẳn (5% so
với 69% ở nam, 8% so với 50% ở nữ).

1.3.2. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được
-

Tuổi: càng nhiều tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh THA càng cao.
Giới: Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, đột quỵ và các bệnh
tim mạch khác cao hơn so với nữ. Hiện nay tuổi thọ của phụ nữ nói chung cao

-

hơn nam giới trung bình 4-6 năm.
Chủng tộc: Người châu Mỹ gốc Phi hoặc người Phi gốc châu Mỹ có nguy

-

cơ mắc THA cao hơn so với người gốc châu Âu.
Tiền sử gia đình: Những người có cùng huyết thống trong gia đình bị THA
thì cũng có nguy cơ mắc THA cao hơn
1.3.3. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được gồm: Hút thuốc lá, uống rượu bia,
chế độ ăn nhiều muối, ít rau quả, sử dụng dầu mỡ không hợp lý, ít vận động

-

thể lực, béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường
Hút thuốc lá: theo một số nghiên cứu, hút thuốc lá có liên quan tới mức
độ THA. Thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 4 lần, đột tử lên 5
lần, nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,45 lần so với người không hút thuốc lá.
Trong thuốc lá có chứa tới hơn 4000 chất với 200 chất độc hại trong đó quan



17

trọng nhất là nicotin có tác dụng co mạch ngoại biên, tăng nồng độ serotonin
ở não và tuyến thượng thận gây THA. Hút thuốc lá có thể gây ra cơn THA
kịch phát. Ngoài ra khí CO trong quá trình hút thuốc lá lâu dài sẽ gây nên
mảng xơ vữa động mạch. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch
-

vành lên 50-60% so với người không hút thuốc.
Uống rượu bia nhiều: theo kết quả nghiên cứu trước đây đã cho thấy có
sự liên quan giữa việc sử dụng rượu bia nhiều và THA. Rượu có thể gây rối
loạn nhịp tim, rối loạn điều hòa lipoprotein và triglycerid, làm tăng nguy cơ
THA, nhồi máu cơ tim và các bệnh lý mạch máu. Rượu còn làm giảm tác
dụng của thuốc điều trị THA. Khoảng 10% trường hợp THA còn liên quan

-

đến uống rượu.
Ít hoạt động thể lực: hoạt động thể lực thường xuyên giúp tim mạch
khỏe, hạn chế nguy cơ THA. Việc tập luyện thường xuyên ở người THA
không những làm tăng lipoprotein, HDL mà còn tác dụng làm giảm huyết áp.
Ngày nay tính chất công việc dần thay đổi, công việc văn phòng và sử dụng
máy móc thay thế con người khiến lối sống ít vận động càng tăng và kéo theo

-

hệ lụy của nó dẫn tới nguy cơ THA, xơ vữa động mạch…
Tình trạng thừa cân béo phì: Cùng với sự phát triển kinh tế, tình trạng
dinh dưỡng được cải thiện và công việc ít vận động chiếm ưu thế thì tỷ lệ béo
phì đang ngày càng gia tăng. Chỉ số khối cơ thể (BMI), được tính bằng cân

nặng(kg)/chiều cao (m2) thường được sử dụng để đánh giá tình trạng thừa cân.
Những người thừa cân béo phì có nguy cơ bệnh động mạch vành tăng gấp 4 lần,
nguy cơ mắc THA 12 lần so với những người có cân nặng đạt chuẩn
Một số nghiên cứu nhận thấy béo phì có mối liên quan với các mức HA.
Nguy cơ THA ở người thừa cân béo phì gấp 2 lần so với người bình thường
1.4. Testosterone và các yếu tố nguy cơ tim mạch
1.4.1. Testosterone và tăng huyết áp
Trên thế giới đã có những báo cáo về nồng độ testosterone trong máu


18

thấp hơn ở nam giới tăng huyết áp [20] [21] và nồng độ testosterone ở nam
giới bị bệnh mạch vành [22] hoặc nhồi máu cơ tim [23] hoặc là không thay
đổi hoặc giảm. Một lưu ý quan trọng là mức testosterone thấp hơn được quan
sát thấy trong các nghiên cứu nói trên có thể nguyên nhân là do stress, tức là
mức testosterone giảm khi đáp ứng với stress gây ra bởi nhồi máu cơ tim gần
đây, phẫu thuật, chấn thương đầu, bỏng, thiếu oxy máu, thiếu ngủ và căng
thẳng tâm lý [23]. Như vậy, mức testosterone thấp hơn ở nam giới bị tăng
huyết áp và bệnh tim mạch có thể không chỉ ra rằng testosterone làm giảm
huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch. Để hỗ trợ cho kết luận này là tỷ lệ thấp của
bệnh mạch vành ở những người có nồng độ testosterone thấp và nồng độ
testosterone cao [22]. Hơn nữa, đàn ông thiếu hụt testosterone sau cắt tinh
hoàn có tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch thấp hơn [23], gợi ý nồng độ
testosterone thấp có thể bảo vệ cơ thể khỏi trước các bệnh tim mạch. Nói
chung, cần thêm các nghiên cứu trên người để chỉ ra mối tương quan giữa
testosterone trong máu và các bệnh tim mạch. Các nghiên cứu trên động vật
đã có nhiều bằng chứng mạnh mẽ về tác dụng chống lại tăng huyết áp của
testosterone [9], [6]. Tuy nhiên, việc uống các chất bổ sung testosterone được
chứng minh có liên quan đến tăng huyết áp, tái cấu trúc cơ tim, nhồi máu cơ

tim và đột tử vì các nguyên nhân tim mạch [24]. Trong một nghiên cứu mù
đôi ở 21 người đàn ông dùng testosterone enanthate với liều 3,5mg/kg làm
tăng huyết áp tâm thu khoảng 10 mmHg sau 12 tuần [25]. Ngược lại, một
nghiên cứu khác sử dụng testosterone trên 20 người đàn ông (tuổi trung bình
là 70,6 ± 6,2) để đạt được testosterone sinh lý không làm tăng huyết áp [26].
Các kết quả khác nhau từ các nghiên cứu một phần bị ảnh hưởng bởi tuổi của
đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu.
Một số cơ chế giải thích ảnh hưởng của testosterone lên huyết áp đã
được chứng minh. Đầu tiên, testosterone làm tăng nồng độ homocystein – một


19

chất làm tổn thương nội mô, kích hoạt quá trình xơ vữa động mạch và gây
giảm chức năng thận do phá hủy tế bào cầu thận [27]. Thứ hai là, khác với
estradiol, testosterone làm tăng endothelin – 1 ở những người thay đổi giới
tính và thông qua cơ chế dịch thể làm tăng huyết áp [27]. Cuối cùng, đối với
nam giới suy giảm sinh dục, nồng độ catecholamine tăng cao liên quan đến
tăng huyết áp [28]. Tác dụng này có thể được giải thích là do testosterone kích
thích tyrosin hydroxylase – enzyme giới hạn tổng hợp catecholamine [28],
[29]. Do vậy, testosterone có thể ảnh hưởng đến huyết áp thông qua một số cơ
chế thể dịch với sự tham gia của một số chất gồm homocystein, endothelin -1
và catecholamine.
Các thụ thể của androgen có mặt trên các tế bào mạch máu [30], và các
androgen có thể ảnh hưởng lên trương lực mạch máu. Trên các thí nghiệm in
vitro và thử nghiệm trên động vật, testosterone có tác dụng giãn mạch vành
.Quan sát khi tiêm trực tiếp testosterone vào động mạch vành của chó có tác
dụng giãn mạch và tăng lưu lượng dòng chảy mạch vành [30] [31]. Tác dụng
này của testosterone chủ yếu thông qua kênh K+ nhạy cảm ATP [32]. Với cơ
chế tương tư, khi tiêm vào động mạch vành với liều sinh lý, testosterone kích

thích giãn mạch và tăng lưu lượng dòng chảy ở bệnh nhân nam mắc bệnh
mạch vành [33]. Tuy nhiên với động mạch của lợn, testosterone gây giãn
mạch qua prostaglandin F2a và KCl [34]. Nếu estradiol làm tăng tổng hợp
NO thì testosterone lại không có tác dụng giãn mạch qua cơ chế này [35]. Mặt
khác, testosterone lại ức chế các thuốc giãn mạch khác như adenosine và kích
thích tổng hợp thromboxane A2 [36]. Như vậy, testosterone có thể kích hoạt
các cơ chế giãn mạch và co mạch. Sự cân bằng giữa hai tác dụng này quyết
định ảnh hưởng của nó lên trương lực mạch máu và huyết áp.
Ảnh hưởng của testosterone lên quá trình xơ vữa mạch máu còn nhiều
tranh cãi. Một số nghên cứu cho thấy testosterone có thể bảo vệ tổn thương


20

mạch máu và ngăn cản quá trình xơ vữa mạch máu [31] [37] [38]. Một nghiên
cứu trên thỏ cho thấy testosterone là chất chống xơ vữa động mạch bởi một cơ
chế độc lập với thay đổi lipid máu [31]. Nghiên cứu khác ở khỉ lại cho thấy
testosterone làm trầm trọng thêm quá trình xơ vữa và tái cấu trúc mạch máu,
làm tăng kết diính bạch cầu mono vào tế bào nội mạc mạch máu, làm giảm
HDl và làm tăng LDL, kích thích sản xuất neuropeptide Y – chất kích thích
xơ vữa mạch và co mạch cục bộ, tăng sinh Ang II.
1.4.2. Testosterone và béo phì, mỡ máu
Béo phì làm tăng sản xuất các cytokine viêm như: TNFα, IL6, Leptin,
cũng như tăng các enzyme aromatase chuyển testosterone thành estradiol ở
mô mỡ ngoại vi. Các yếu tố này làm giảm sản xuất các hormone hướng sinh
dục ở vùng tuyến yên, từ đó làm giảm nồng độ testosterone máu. Ngoài ra ở
bệnh nhân béo phì có nồng độ cao chất leptin, chất này ngăn cản LH, FSH
kích thích sản xuất androgen do đó làm giảm nồng độ testosterone máu. Hội
chứng chuyển hóa thường đi kèm với tình trạng đề kháng insulin. Tụy sẽ đáp
ứng bằng việc tăng bài tiết insulin gây hiện tượng cường insulin. Cường

insulin có thể làm tổn thương trực tiếp sự bài tiết testosterone của tế bào
Leydig do trên tế bào Leydig cũng có các receptor tiếp nhận insulin. Nghiên
cứu cũng thấy rằng ở những bệnh nhân béo phì thì có sự giảm nồng độ LH
nhưng tần suất bài tiết LH không bị ảnh hưởng do đó làm giảm kích thích bài
tiết testosterone của tinh hoàn [7].
1.4.3. Testosterone và đái tháo đường
- Khi testosterone giảm sẽ gây tăng lượng mỡ dự trữ, đặc biệt là mỡ tạng
gây tình trạng đề kháng insulin, rối loạn chuyển hóa lipid. Mặt khác mô mỡ
tạng khi hoạt động sẽ sản xuất các cytokine viêm, các adipokines, các chất
hóa học, các yếu tố tiền viêm như IL-6, PAI-1, IL-1β, TNF α, yếu tố phát triển
nội mạch. Các yếu tố này gây viêm và rối loạn chức năng nội mạch của cả


21

mạch hệ thống và mạch ngoại vi. Đây là nguyên nhân tiềm tàng gây ra các
bệnh đái tháo đường, các bệnh tim mạch, đột quỵ [31].
Hiện tại có nhiều bằng chứng chứng tỏ testosterone có liên quan đến tình
trạng kháng insulin và các bệnh liên quan đến chuyển hóa. Với nhiều nghiên
cứu đưa ra thì hội Nội Tiết Mỹ đã khuyến cáo tầm soát xét nghiệm
testosterone máu cho các bệnh nhân bị đái tháo đường typ2.
1.4.4. Testosterone và hút thuốc lá.
Thuốc lá là thói quen khá phổ biến ở nam giới, trên thế giới có khoảng
34,8% nam giới hút thuốc lá. Ảnh hưởng của thuốc lá lên nồng độ
testosterone toàn phần, tự do, và SHBG còn khá nhiều tranh cãi. Một số
nghiên cứu cho là thuốc lá làm tăng nồng độ testosterone, một số cho là giảm
nồng độ, hoặc một số cho là không ảnh hưởng tới testosterone khi so sánh
giữa nhóm người có hút thuốc lá và không hút thuốc lá [36],[37].Cơ chế cụ
thể vẫn chưa rõ ràng.
1.4.5. Testosterone và uống rượu

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc uống rượu lên nồng độ
testosterone máu trên nam giới không nhiều chủ yếu trong các thực nghiệm ở
trên chuột đực. Các nhà nghiên cứu thấy rằng khi tiếp xúc với rượu trong thời
gian ngắn hoặc dài thì sẽ làm vùng dưới đồi giảm sản xuất hormone kích thích
giải phóng LH(LHRH), dẫn tới tuyến yên giảm tiết LH, hậu quả là tinh hoàn
giảm sản xuất testosterone máu [38].
1.5. Tổng quan các nghiên cứu về testosterone và
các yếu tố nguy cơ tim mạch.
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới
- Nghiên cứu về tỷ lệ suy sinh dục ở nam giới trung niên với quy mô lớn
trên phạm vi cộng đồng phải kể đến là nghiên cứu Massachusettes với 1709
người đàn ông tuổi từ 40-69 tuổi, thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Nghiên


22

cứu thuần tập quan sát, ngẫu nhiên chia làm 2 pha. Pha 1 từ 1987-1989, pha 2
từ 1995-1997. Bệnh nhân được chẩn đoán suy sinh dục theo tiêu chuẩn của
Hội nghị Đồng thuận về mãn dục nam thường niên lần thứ 2. Tức là bệnh
nhân có 1 trong 2 tiêu chuẩn: 1) có ít nhất 3 dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy
sinh dục và nồng độ testosterone toàn phần < 200ng/dl (6,94nmol/l) hoặc 2) ít
nhất 3 dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy sinh dục và testosterone toàn phần
200-400ng/dl (6,94-13,88nmol/l) và testosterone tự do dưới 8,91ng/dl
(0,3092nmol/l). Kết quả sau trung bình 8,8 năm theo dõi tỷ lệ suy sinh dục
của nam giới tăng từ 6% lên 12,3%. Như vậy tỷ lệ suy sinh dục nam đã tăng
đáng kể theo tuổi [39].
- Nghiên cứu HIM (the Hypogonadism in Males study) được thực hiện
năm 2003-2004 tại Mỹ tiến hành trên 2162 nam giới trên 45 tuổi, nhiều
chủng tộc khác nhau tại phòng khám chăm sóc ban đầu tại Mỹ. Suy sinh
dục được định nghĩa testosterone toàn phần <300ng/dl. Kết quả nghiên cứu

cho thấy tỷ lệ suy sinh dục thô là 38,7%. Nguy cơ bị suy sinh dục tăng cao
ở những nam giới mắc tăng huyết áp (tăng 1,84 lần), tăng lipid máu (tăng
1,47 lần), đái tháo đường (tăng 2,09 lần), béo phì (tăng 2,38 lần), bệnh tiền
liệt tuyến (tăng 1,29) so với nhóm chứng. Cứ tăng mỗi 10 năm tuổi, nguy
cơ bị suy sinh dục tăng 17 % [40].
1.5.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
- Nghiên cứu của Hoàng Minh Lợi trên 300 bệnh nhân nam giới sống ở
Hà Nội, Hà Nam từ 20 – 80 tuổi để tìm ra nồng độ testosterone trung bình
theo các nhóm tuổi và xu hướng thay đổi nồng độ testosterone theo tuổi.
- Nghiên cứu của Lê Nguyễn Trung Đức Sơn trên 611 người sống ở
thành thị năm 2005 thì tỷ lệ bệnh nhân bị hội chứng chuyển hóa chung theo
tiêu chuẩn NCEP ATPIII là 18,5%, trong đó hội chứng chuyển hóa chiếm tỷ
lệ cao ở những người béo phì [5]. Nghiên cứu của Trần Văn Huy năm 2005
tỷ lệ bị hội chứng chuyển hóa ở người trưởng thành tại Khánh Hòa là


23

15,7% [45].
- Hiện tại ở Việt Nam có nghiên cứu về nồng độ testosterone máu ở bệnh
nhân nam đái tháo đường typ 2 là nghiên cứu của Nguyễn Thị Phi Nga năm
2015 trên 90 bệnh nhân nam thì thấy nồng độ testosterone máu trung bình là
4,54±1,99 ng/ml (15,76±6,91 nmol/l) thấp hơn so với nhóm chứng 5,53 ±2,35
ng/ml (19,2±8,16 nmol/l) với p<0,05.


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân nam ≥ 40 tuổi đã từng được chẩn đoán tăng huyết áp đi khám
tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 3
năm 2018 đến tháng 8 năm 2018
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi loại trừ khỏi nghiên cứu những bệnh nhân có ít nhất một
trong các đặc điểm sau:
- Bệnh nhân đang dùng các thuốc có chứa testosterone hoặc các thuốc
gây ảnh hưởng đến nồng độ testosterone máu.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Sử dụng nghiên cứu mô tả, cắt ngang
2.2.2 Cách lấy mẫu và quy trình nghiên cứu
2.2.2.1 Cách lấy mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện
Mẫu thuận tiện bao gồm các bệnh nhân nam giới ≥ 40 tuổi, đã được chẩn
đoán tăng huyết áp đi khám tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của viện Tim
mạch Việt Nam, và không có các tiêu chuẩn loại trừ
2.2.2.2 Cỡ mẫu
Dựa vào kêt quả testosterone huyết thanh toàn phần theo các lứa tuổi của
các nghiên cứu trước, giả thiết nồng độ testosterone toàn phần cho các nhóm
tuổi như sau:


25

Nồng độ testosterone huyết thanh toàn
Nhóm tuổi
phần theo nhóm tuổi (nmol/l)

40-49

20,75 ± 11,05

50-59

20,3 ± 11

60-69

19,9 ± 11

70-79

19,65 ± 11,05

>80

19,03 ± 11,01

X

± SD

1.96 2 (0.5 * 0.5)
n=
( x * )2
Với sai số 5% ta tính cỡ mẫu cho mỗi 1 lớp tuổi
(1 tuổi tương đương 10 năm theo cách phân chia lớp tuổi của WHO), dựa vào
công thức


Trong đó x là giá trị trung bình từ nghiên cứu trước
ɛ: mức sai lệnh giữa tham số mẫu và tham số quần thể (chọn ɛ=0,2)
Thay vào công thức trên ta có cỡ mẫu cho nhóm tuổi
Nhóm tuổi

Cỡ mẫu

40 -49

27

50-59

28

60 -69

29

70 -79

30

>80

30



×