Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ BẰNG METHADONE Ở NGƯỜI NGHIỆN HEROIN TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.92 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

NGUYỄN VŨ BÌNH

THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
BẰNG METHADONE Ở NGƯỜI NGHIỆN HEROIN
TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI NĂM 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

NGUYỄN VŨ BÌNH - C00649

THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
BẰNG METHADONE Ở NGƯỜI NGHIỆN HEROIN
TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI NĂM 2018
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Chuyên ngành
Mã số

: Y tế công cộng


: 8720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH HÙNG CƯỜNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo bộ môn Y tế
Công Cộng và phòng ban Trường Đại học Thăng Long đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trịnh Hùng
Cường, người thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Phú Xuyên - Thành
phố Hà Nội, cơ sở điều trị methadon đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đối tượng tham gia nghiên cứu đã nhiệt tình,
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian điều tra thu thập số liệu tại thực địa.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình cùng bạn bè và đồng nghiệp thân thiết, những người đã hết
lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và giúp tôi vượt qua
những khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
Học viên

Nguyễn Vũ Bình



CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng sau đại học - Trường Đại học Thăng Long
Bộ môn Y tế công cộng - Trường Đại học Thăng Long
Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu do chính bản
thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan các
số liệu, xử lý và phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực và chính xác.
Hà Nội ngày tháng năm 2018
Học viên

Nguyễn Vũ Bình


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Hội chứng suy giam miễn dịch mắc phải

(Acquired Immune Deficiency Syndrome)
ARV
Thuốc điều trị kháng retro virus (AntiRetroViralDrug )
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
CBYT
Cán bộ y tế
CDTP

Chất dạng thuốc phiện
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
HIV
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
KCB
PVS
TLTK
TCMT
THCS
TTYT
UNOC

(Human Immunodeficiency Virus)
Khám chữa bệnh
Phỏng vấn sâu
Tài liệu tham khảo
Tiêm chích ma túy
Trung học cơ sở
Trung tâm y tế
Cơ quan phòng chống Ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc

UBND
VĐSK
MMT

(United Nations Office On Drugs and Crime)
Ủy ban nhân dân
Vấn đề sức khỏe

Điều trị duy trì bằng Methadone

NCMT
SDMT
FHI

(Methadone Maintenance Therapy)
Nghiện chích ma túy
Sử dụng ma túy
Tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế (Family Health International)
hay là Future of Humanity Institute ?

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Một số khái niệm liên quan.....................................................................3
1.2. Tình hình sử dụng ma túy.......................................................................4


1.2.1. Trên thế giới......................................................................................4
1.2.2. Tại Việt Nam.....................................................................................5
1.2.3. Tình hình sử dụng ma túy tại huyện Phú Xuyên...............................7
1.3. Phân loại chất ma túy..............................................................................7
1.3.1. Phân loại theo luật pháp....................................................................7
1.3.2. Phân loại theo tác dụng.....................................................................8
1.4. Các chất dạng thuốc phiện......................................................................9
1.4.1. Tác hại của các chất dạng thuốc phiện..............................................9
1.4.2. Các phương pháp điều trị nghiện CDTP.........................................11
1.4.3. Giới thiệu về thuốc methadone.......................................................14
1.5. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc

methadone.............................................................................................15
1.5.1. Mục đích.........................................................................................15
1.5.2. Lợi ích của điều trị methadone........................................................15
1.5.3. Hạn chế trong điều trị methadone...................................................15
1.5.4. Điều trị............................................................................................16
1.6. Thực tế triển khai điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc
methadone.............................................................................................17
1.6.1. Trên thế giới....................................................................................17
1.6.2. Tại Việt Nam...................................................................................18
1.7. Một số kết quả điều trị methadone........................................................20
1.7.1. Liều điều trị methadone..................................................................20
1.7.2. Tuân thủ điều trị..............................................................................21
1.7.3. Tình trạng sử dụng chất gây nghiện sau điều trị bằng methadone..21
1.7.4. Hành vi nguy cơ..............................................................................22
1.7.5. Tình trạng bệnh sau điều trị bằng methadone.................................22
1.7.6. Tác dụng phụ...................................................................................23
1.7.7. Thay đổi cân nặng...........................................................................23
1.8. Các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến điều trị thay thế bằng
methadone cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện......................24
1.9. Khung lý thuyết của nghiên cứu này.....................................................25


1.10. Một số đặc điểm của huyện Phú Xuyên liên quan đến vấn đề nghiên cứu...27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............28
2.1. Đối tượng địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................29
2.1.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................29

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................29
2.3. Phương pháp thu thập số liệu................................................................30
2.3.1. Công cụ thu tập số liệu....................................................................30
2.3.2. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu.......................................30
2.3.3. Tổ chức nghiên cứu tại thực địa......................................................30
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................31
2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá thực trạng điều trị...........................................32
2.5.1. Tình trạng sử dụng chất gây nghiện................................................32
2.5.2. Tình trạng tuân thủ điều trị..............................................................32
2.5.3. Tình trạng cân nặng.........................................................................33
2.5.4. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân với thái độ của cán bộ của
cơ sở điều trị......................................................................................33
2.6. Phân tích và xử lý số liệu......................................................................33
2.6.1. Phân tích số liệu định lượng............................................................33
2.6.2. Phân tích số liệu định tính...............................................................33
2.7. Sai số và biện pháp khắc phục sai số....................................................34
2.7.1. Các sai số........................................................................................34
2.7.2. Biện pháp khắc phục.......................................................................34
2.8. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................35
2.9. Hạn chế của đề tài.................................................................................35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................36
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................36
3.2. Thực trạng điều trị methadon................................................................38


3.3. Một số yếu tố liên quan đến điều trị bằng thuốc methadon của đối
tượng còn sử dụng chất gây nghiện.......................................................41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................52
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................52
4.2. Thực trạng điều trị methadon................................................................54

4.2.1. Liều methadon điều trị hiện tại của người bệnh..............................54
4.2.2. Tình trạng tuân thủ điều trị của người bệnh....................................55
4.2.3. Tình trạng sử dụng lại chất gây nghiện của ĐTNC........................56
4.2.4. Tình trạng bệnh và tác dụng phụ gặp phải của người bệnh trong quá
trình điều trị.......................................................................................56
4.2.5. Tình trạng thay đổi cân nặng...........................................................58
4.2.6. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sử dụng chất gây nghiện hiện
tại của ĐTNC....................................................................................59
KẾT LUẬN.....................................................................................................63
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................65
PHỤ LỤC .......................................................................................................71


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.

Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.
Bảng 3.22.

Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...............................36
Tiền sử sử dụng chất dạng thuốc phiện trước khi điều trị
methadon của đối tượng nghiên cứu...........................................37
Tình trạng sử dụng chất gây nghiện hiện tại của đối tượng
nghiên cứu..................................................................................38
Tình trạng bệnh của người bệnh trước và sau điều trị................39
Liều điều trị methadon hiện tại của người bệnh..........................39
Tình trạng tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu................40
Tỷ lệ tác dụng phụ người bệnh gặp phải trong quá trình điều trị.....40
Tình trạng thay đổi cân nặng ......................................................41
Liên quan giữa tuổi và tình trạng sử dụng chất gây nghiện........41
Liên quan giữa trình độ học vấn và sử dụng chất gây nghiện.....42
Liên quan giữa tình trạng hôn nhân và sử dụng chất gây nghiện....42
Liên quan giữa tình trạng việc làm và sử dụng chất gây nghiện......43
Liên quan giữa thời gian sử dụng chất gây nghiện trước điều trị
và tình trạng sử dụng chất gây nghiện........................................44
Liên quan giữa số lần sử dụng chất dạng thuốc phiện trước điều
trị và tình trạng sử dụng chất gây nghiện....................................44
Liên quan giữa liều điều trị và tình trạng sử dụng chất gây nghiện.....45
Liên quan giữa tuân thủ điều trị và sử dung chất gây nghiện.....45
Liên quan giữa tình trạng nhiễm HIV và sử dụng chất gây nghiện....46
Liên quan giữa uống rượu/bia và tình trạng sử dụng chất gây

nghiện của ĐTNC.......................................................................47
Liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè và tình trạng sử dụng chất
gây nghiện....................................................................................48
Liên quan gia đình và người thân với việc sử dụng chất gây
nghiện của người bệnh................................................................49
Liên quan giữa sự hài lòng của người bệnh về thái độ của cán bộ
y tế và tình trạng sử dụng chất gây nghiện..................................50
Liên quan giữa thái độ của cộng đồng và tình trạng sử dụng chất
gây nghiện...................................................................................51



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên
Hợp Quốc, trên thế giới hiện nay ước tính có khoảng 246 triệu người nghiện,
tương đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15 đến
64 đã từng sử dụng ma túy trái phép. Tuy nhiên, đây là số liệu có hồ sơ kiểm
soát, trên thực tế số người nghiện lớn hơn nhiều. Riêng tại Việt Nam tính đến
cuối năm 2017, cả nước có trên 222.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý. Những năm gần đây số người nghiện ma túy của Việt Nam luôn tăng, mức
tăng trung bình mỗi năm khoảng 6% [10].
Nghiện các chất dạng thuốc phiện là một tình trạng mạn tính không thể
chữa khỏi, liên quan đến một số vấn đề về y tế như HIV/AIDS, viêm gan và
một số vấn đề xã hội. Do tính chất mạn tính, nghiện các chất dạng thuốc phiện
có thể kéo dài suốt đời, do đó điều trị thay thế bằng methadone là cần thiết
cho người bệnh để giảm các vấn đề về thể chất, phục hồi chức năng tâm lý, xã
hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng [35].
Trên thế giới, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc

phiện bằng methadone đã được triển khai tại nhiều quốc gia như: Úc, Mỹ, Hà
Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Tại những nước này, chương trình
methadone đã góp phần đáng kể vào việc giảm tội phạm, giảm sự lây truyền
HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và từ nhóm nghiện chích ma túy ra
cộng đồng. Hiện nay tính đến năm 2010 trên toàn thế giới có hơn 70 nước
triển khai chương trình methadone, điều trị khoảng 580.000 người bệnh tại
Châu Âu, hơn 200.000 người bệnh tại Châu Á [26].
Ở nước ta, Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc methadone đã được thực hiện thí điểm từ tháng 4/2008 tại
thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh với 6 cơ sở điều trị ban đầu.
Tính đến ngày 31/10/2014, đã có 38 tỉnh/thành phố triển khai methadone, với
122 cơ sở, điều trị cho 22.159 người bệnh. Mục tiêu đặt ra là đến 2015 là


2
80.000 người nghiện sẽ được điều trị methadone. Như vậy, hiện nay số người
nghiện được điều trị mới đạt được 27% so với chỉ tiêu này [30].
Theo báo cáo của Công an huyện Phú Xuyên, tính đến ngày 19/11/2017,
huyện Phú Xuyên có tổng số 255 người sử dụng ma túy. Ngoài ra có 95 người
thuộc diện nghi ngờ nghiện các chất đạng thuốc phiện. Loại ma túy thường
dùng là heroin, hình thức dùng chủ yếu là tiêm chích, hút, hít. Tỷ lệ tái nghiện
sau khi người bệnh đi cai tập trung và sau cai tại cộng đồng là rất cao, khoảng
trên 90% [1].
Huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai điều trị chương
trình methadone từ tháng 01/2015 với 1 cơ sở điều trị tại thị trấn Phú Xuyên,
với tổng số người bệnh tham gia chương trình điều trị là 165 người [21].
Qua đánh giá, triển khai điều trị methadone bước đầu đã đạt được kết
quả đáng ghi nhận, song trong hoạt động điều trị methadone vẫn gặp một số
khó khăn ảnh hưởng đến kết quả điều trị như tỷ lệ người bệnh tái nghiện cao,
nhiều người bệnh sử dụng rượu/bia và đặc biệt có nhiều người bệnh không

tuân thủ điều trị, số người bệnh hiện đang tham gia điều trị thấp, tỷ lệ bỏ điều
trị không rõ lý do cao.
Triển khai điều trị methadone là rất cần thiết, tuy nhiên chưa có các số
liệu thực tế về thực trạng điều trị tại cơ sở và tìm hiểu những yếu tố nào ảnh
hưởng đến tình trạng đó. Biết được thực trạng điều trị bằng methadone và
những yếu tố liên quan, sẽ giúp cho việc triển khai chương trình được hiệu
quả hơn và thu hút được người bệnh vào điều trị. Vì lý do trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu: “Thực trạng điều trị thay thế bằng methadon ở người
nghiện heroin tại huyện Phú Xuyên - Hà Nội năm 2018 và một số yếu tố
liên quan”. với 2 mục tiêu sau.
1.

Mô tả thực trạng điều trị bằng methadone cho người nghiện heroin
tại huyện Phú Xuyên - Hà Nội năm 2018.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến điều trị bằng methadon cho
người nghiện heroine tại địa bàn nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan
Chất ma tuý là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục
do Chính phủ ban hành.
Chất dạng thuốc phiện (CDTP) là tên gọi chung cho nhiều chất như
thuốc phiện, morphine, heroin, methadone, buprenorphine, codein, pethidine,

fentanyle, có tác dụng lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận
tương tự ở não.
Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý và bị lệ thuộc vào
các chất này.
Hội chứng cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất
ma tuý đang sử dụng ở những người nghiện ma tuý. Biểu hiện lâm sàng của
hội chứng cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma tuý đang sử dụng.
Cai nghiện là ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người
nghiện thường sử dụng (nghiện) dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai và vì
vậy người bệnh cần phải được điều trị.
Nhiễm độc hệ thần kinh trung ương cấp là một tình trạng bệnh lý liên
quan tới việc sử dụng một chất gây nghiện với liều lượng vượt quá khả năng
dung nạp của người bệnh, dẫn tới sự biến đổi bất thường về ý thức, hành vi,
cũng như các hoạt động tâm thần khác của người sử dụng. Tình trạng nhiễm
độc này rất khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào chất gây nghiện, liều
lượng, đường dùng, tình huống và độ dung nạp với CDTP của người sửdụng.
Quá liều là tình trạng sử dụng một lượng chất ma túy lớn hơn khả năng
dung nạp của cơ thể ở thời điểm đó, đe dọa tính mạng của người sử dụng nếu
không được cấp cứu kịp thời.


4
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadon ( gọi tắt là
điều trị methadon).
Cơ sở điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadon gọi tắt là
cơ sở điều trị methadon [3].
1.2. Tình hình sử dụng ma túy
1.2.1. Trên thế giới
Tính đến tháng 6/2014, có khoảng 243 triệu người trong độ tuổi từ 1564 đã từng sử dụng ma túy, tương đương với 5% dân số thế giới. Trong đó, số
người lệ thuộc ma túy khoảng 27 triệu người, chiếm khoảng 0,6% dân số trên

toàn cầu [11].
Có nhiều người sử dụng ma túy đã sử dụng chất hướng thần, heroin như
để thay thế cho các loại y dược giảm đau, hành động của họ chủ yếu do ma
túy vừa khó mua vừa đắt.
Trong khi đó, những người lệ thuộc thuốc phiện tại Mỹ chuyển từ opioi
(nhóm các chất tự nhiên và tổng hợp, có các tính chất như morphine ) dược
phẩm sang heroin thì người sử dụng ma túy tại một số quốc gia châu Âu đang
dần thay thế heroin bằng opioid tổng hợp [11].
Sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động sản xuất thuốc phiện tại Afghanistan là
một thách thức khi diện tích canh tác đã tăng 36% từ 154.000 héc-ta vào năm
2012 lên 209.000 héc-ta vào năm 2013. Afghanistan sản xuất khoảng 5.500
tấn, tương đương với 80% sản lượng thuốc phiện toàn cầu [11].
Tại Myanmar, diện tích trồng cây thuốc phiện bao phủ 57.800 héc-ta và
tiếp tục gia tăng hoạt động canh tác kể từ khi bắt đầu từ năm 2006. Trong năm
2013, sản lượng heroin toàn cầu tăng trở lại mức của những năm 2008 và
2011 [11].
Lượng cocain sẵn có trên toàn cầu đã giảm trong bối cảnh hoạt động sản
xuất cocain suy giảm kể từ năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng cocain tại Bắc


5
Mỹ vẫn cao, tỷ lệ tiêu thụ và hoạt động buôn lậu cocain gia tăng tại Nam Mỹ.
Bên cạnh đó, tỉ lệ sử dụng cocain tại châu Phi gia tăng do hoạt động buôn lậu
cocain lan vào lục địa này. Do khả năng chi tiêu được cải thiện, một số quốc
gia châu Á phải đối mặt với khả năng làn sóng sử dụng cocain xâm nhập vào
nội địa [11].
Heroin vẫn là loại ma túy “phải quan tâm” tại một số quốc gia trong khu
vực bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Sau giai đoạn
tăng đột biến từ năm 2008 đến 2011, lượng heroin bị bắt giữ năm 2012 và
2013 tương đương nhau và điều này cho thấy xu hướng ổn định nhưng vẫn ở

mức cao với trên 9 tấn bị thu giữ mỗi năm. Việc thu giữ này trùng hợp với
hiện tượng canh tác cây thuốc phiện gia tăng trở lại tại khu vực Tam giác
vàng, khu vực có tỷ lệ tăng theo từng năm kể từ năm 2006 và hiện diện tích
canh tác ở con số 60.000 héc-ta [11]. Ông Jeremy Douglas - Trưởng Đại diện
khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của UNODC cho rằng: “Thị
trường ma túy tại Đông Á và Đông Nam Á có dấu hiệu cho thấy đang mở
rộng mạnh mẽ. Các quốc gia trong khu vực tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong
công tác thực thi pháp luật, công lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến
sức khỏe cần được cộng đồng quốc tế hỗ trợ” [11].
1.2.2. Tại Việt Nam
Tính đến năm 2012 cả nước có khoảng 170.000 người nghiện ma túy.
So với cuối năm 1994, số người nghiện ma túy đã tăng khoảng 2,7 lần với
mức tăng xấp xỉ 10.000 người nghiện mỗi năm. Người nghiện ma túy đã có
ở 63/63 tỉnh, thành phố, khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã,
phường, thị trấn trên cả nước [26].
Cơ cấu người nghiện ma túy theo vùng miền cũng đã có những thay đổi
đáng kể. Nếu như giữa những năm 90 của thế kỷ trước, nghiện ma túy chủ
yếu phổ biến ở người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thì từ giữa những


6
năm 2000 đã tăng mạnh xuống vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực miền
Đông Nam bộ. Năm 1994 có tới hơn 61% người nghiện ma túy ở Việt Nam
thuộc khu vực các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc thì đến năm 2009 tỷ lệ
này là gần 30%. Ngược lại, tỷ lệ người nghiện ma túy thuộc vùng Đồng bằng
sông Hồng trong tổng số người nghiện ma túy của cả nước đã tăng từ 18,2%
lên 31% trong cùng kỳ [26].
Theo số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại thời
điểm cuối năm 2009, đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp,
khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ tiểu học tới trung

học cơ sở. Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng được đào tạo nghề; gần
20% đã được học nghề nhưng không được cấp bằng, chứng chỉ; khoảng 12%
được đào tạo nghề một cách chính quy, được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.
Đa số người nghiện ma túy không có nghề nghiệp ổn định, chi tiêu chủ yếu từ
nguồn hỗ trợ của gia đình, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho ma
túy [26]. Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy cũng có
nhiều thay đổi phức tạp. Thay cho vai trò của thuốc phiện trong hơn 10 năm
trước đây, heroin hiện là loại ma túy được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam, có tới
96,5% người nghiện thường xuyên sử dụng heroin trước khi tham gia cai
nghiện. Mặc dù tỷ lệ người nghiện thuốc phiện và các chất kích thích dạng
Amphetamine (ATS hay ma túy tổng hợp) tương đương nhau, khoảng 1,2% 1,4% nhưng theo đánh giá của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của
Liên hợp quốc (UNODC), việc lạm dụng ATS, đặc biệt là Methamphetamine,
đang có xu hướng gia tăng trong người nghiện ma túy tại Việt Nam, việc gia
tăng lạm dụng các loại ma túy tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai
nghiện phục hồi cho nhóm người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn [26].
Cách thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi. Nếu như năm 1995
chỉ có chưa đến 8% số người nghiện tiêm chích ma túy và hơn 88% chủ yếu


7
hút, hít thì tới cuối năm 2009 số người chích ma túy chiếm hơn 3/4 tổng số
người nghiện ma túy của cả nước. Hình thức sử dụng ma túy chủ yếu là tiêm
chích với việc dùng chung bơm kim tiêm đã dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV cao
trong nhóm người nghiện chích ma túy (17,2%). Theo số liệu từ Bộ Y tế,
nhóm nghiện chích ma túy cũng là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những
người nhiễm HIV ở Việt Nam (41,1% tính đến cuối tháng 6/2011) [26]. 1/3 số
người nghiện ma túy tham gia cuộc khảo sát trên còn cho biết đã gặp những
khó khăn, mâu thuẫn trong quan hệ với người thân trong gia đình. Ngoài ra,
nghiện ma túy là nguồn gốc, nguyên nhân tiềm tàng phát sinh nhiều loại tội
phạm xâm phạm trật tự xã hội như giết người, cướp của, trộm cắp, cố ý gây

thương tích, bạo lực gia đình.
1.2.3. Tình hình sử dụng ma túy tại huyện Phú Xuyên
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống HIV, AIDS và phòng chống
tệ nạn ma túy huyện Phú Xuyên tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2017 trên địa
bàn toàn huyện có 255 người nghiện ma túy, chủ yếu là sử dụng dạng heroin.
Trong đó có 26 người nghiện được cai nghiện bắt buộc. Đến hết năm 2015
trên địa bàn số người nhiễm HIV /AIDS tích lũy là 166 người ở 27/28 xã thị
trấn trong huyện, số người nhiễm HIV còn sống là 51 người, số người bệnh
AIDS còn sống là 73 người. Đa số các trường hợp nhiễm HIV tập trung chủ
yếu trong độ tuổi 20-39 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi 03, nữ 41 người [1].
1.3. Phân loại chất ma túy
Có nhiều cách để phân loại ma túy. Sau đây là hai cách thường được sử
dụng: Phân loại theo luật pháp và phân loại theo tác dụng.
1.3.1. Phân loại theo luật pháp
Ma túy hợp pháp
Những loại ma túy hợp pháp thông dụng:
- Rượu, bia
- Ni-cô-tin (thuốc lá)


8
- Ca-phê-in
- Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative-hypnotics) gồm
có: nhóm Benzodiazepines như Serepax, Valium, Librium; nhóm Barbiturates
như Nembutal, Tuinal; thuộc loại khác như Dormel, Mandrax
- Thuốc giảm đau thông thường (minor analgesics) như Aspirin, Paracetamol.
Ma túy bất hợp pháp
- Cần sa (Cannabis)
- Bạch phiến (Heroin)
- Các loại gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT,

Psilocybin, Psilocin, Mescalin, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamin.
- Cocain.
- Methaqualone và những loại gây nghiện (narcotics) mua không có toa
bác sĩ.
- Amphetamin/Methamphetamin và Barbiturat sản xuất bất hợp pháp.
1.3.2. Phân loại theo tác dụng
- Các chất gây êm dịu
+ Các thuốc an thần, giải lo âu, gây ngủ (Benzodiazepines, Barbituric).
+ Rượu.
+ Các chất dạng thuốc phiện: Thuốc phiện, Dextromoramid (Palfium),
morphine, heroin, codein.
- Các chất kích thần
+ Amphetamin và các chế phẩm (Amphetamin hay "Speed" and related drugs)
như: Dexamphetamine, Metamphetamine, Methylenedioxy- methamphetamin…
+ Cocaine và chế phẩm của Cocain.
- Các chất gây ảo giác: XTC (Ecstasy), các sản phẩm của Canabis
- Các chất gây yên dịu và ảo giác:
LSD (D - Lysergic acid diethylamide), Phencyclidine (PCP), Cây cần
sa (Cannabis).


9
1.4. Các chất dạng thuốc phiện
1.4.1. Tác hại của các chất dạng thuốc phiện
Chất dạng thuốc phiện (CDTP) là một loại chất gây nghiện mạnh, gây
dung nạp nhanh và mạnh, gây lệ thuộc về thể xác cũng như lệ thuộc về tinh
thần, gây nhiễm độc cấp và mạn. Việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn do tỉ
lệ tái nghiện cao [19].
Do những đặc tính vừa nêu trên, người nghiện lúc đầu chỉ hút, hít heroin
mỗi ngày một lần nhưng càng về sau liều lượng ngày càng tăng cao, số lần sử

dụng cũng phải tăng thêm. Rồi chuyển sang chích mới có thể đạt được hiệu
quả như ban đầu. Vài giờ sau khi sử dụng người nghiện thấy thoải mái dễ chịu
và tiếp theo đó lại cảm thấy thiếu thuốc, thèm thuốc và lại đi tìm heroin. Sau
khoảng 6-8 giờ nếu không có heroin các triệu chứng của hội chứng cai bắt
đầu xuất hiện buộc người nghiện bằng mọi giá phải tìm cho kỳ được heroin.
Cứ vậy người nghiện không còn thời gian để làm việc khác. Tác hại của
nghiện heroin được thể hiện trên nhiều mặt: Sức khỏe, công việc, kinh tế, gia
đình, xã hội [19].
1.4.1.1. Về sức khỏe
Người nghiện chán ăn dẫn đến gầy sút, sợ lạnh nên lười vệ sinh thân thể,
dễ bị các bệnh da, bệnh lao, các bệnh nhiễm khuẩn do tiêm chích không vô
trùng (viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng máu...). Luôn có nguy cơ bị sốc thuốc
do tiêm thuốc nhanh và quá liều nhằm tìm lại khoái cảm như trước. Đặc biệt
dùng chung bơm kim tiêm và tình dục không an toàn dễ bị lây truyền các
bệnh hoa liễu, viêm gan B, C và HIV/AIDS [19].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự, ở nhóm người
bệnh tham gia điều trị thay thế bằng methadon (1997-2002), tỉ lệ viêm gan B
và C trước khi vào điều trị là 41,2% (trên 68 người bệnh) và ở nhóm người
bệnh tham gia điều trị duy trì bằng Naltrexone (2003-2007), tỉ lệ viêm gan B
và C là 66,2% (trên 482 người bệnh) [21].


10
Về mặt tâm thần, người nghiện heroin thường có biến đổi nhân cách:
Thiếu kìm chế cảm xúc, thường xuyên xung đột với gia đình, lừa dối mọi
người, không quan tâm tới con cái, từ bỏ mọi ham muốn sở thích trước kia,
thiếu tinh thần trách nhiệm, thường xuyên ở trong trạng thái nhiễm độc
heroin. Ngoài ra còn có thể có các rối loạn tâm thần khác như lo âu, trầm cảm,
hoang tưởng, ảo giác [19].
1.4.1.2. Về công việc

Do phân lớn thời gian dành cho việc tìm kiếm và sử dụng heroin nhằm
giải quyết tình trạng đói thuốc, người nghiện luôn chểnh mảng, không tập trung
vào công việc và học tập, không tuân thủ giờ giấc, nội qui nên dẫn đến mất việc
hoặc phải bỏ học [19]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn trên nhóm người
bệnh được điều trị duy trì bằng methadon (68 người bệnh) cho thấy: Trước
nghiện 78,4% có nghề nghiệp hoặc đi học nhưng khi bị nghiện thì 72,5% trong
số đó không nghề nghiệp hoặc bỏ học [20]. Ở nhóm naltrexone (482 người
bệnh) trước nghiện 55,8% có nghề nghiệp hoặc đi học, nhưng khi bị nghiện
58,7% không nghề nghiệp hoặc bỏ học [21]. Điều này chứng tỏ rằng có ít nhiều
khả năng vì không có việc làm, giao du với bạn xấu rồi dẫn tới nghiện ma túy.
Nhưng chắc chắn nghiện ma túy tất yếu sẽ dẫn tới mất việc làm.
1.4.1.3. Về kinh tế
Số tiền người nghiện phải chi cho heroin ngày càng nhiều do phải tăng
liều và tăng số lần sử dụng trong khi thu nhập từ lao động ngày càng giảm,
thậm chí không kiếm ra tiền. Chính sự mâu thuẫn này đã dẫn người nghiện tới
chỗ lừa dối mọi người để có tiền tiêu cho heroin. Tiếp đó là bán đồ đạc cá
nhân, rồi đồ đạc của gia đình. Khi không còn gì để bán nữa thì ăn cắp, ăn
trộm ngoài xã hội, cướp giật, giết người, mại dâm, buôn bán ma túy [19]...


11
1.4.1.4. Về gia đình
Người nghiện thường xuyên nói dối, thức đêm, ngủ ngày, ăn kém,
không tôn trọng giờ giấc sinh hoạt trong gia đình luôn đi đêm về hôm, thay
đổi thái độvới mọi người trong gia đình, không hoàn thành trách nhiệm của
mình với các thành viên khác trong gia đình [19].
1.4.1.5. Về mặt xã hội
Một số người nghiện bắt đầu buôn bán chất gây nghiện để có tiền mua
heroin. Số khác có thể lao vào mại dâm, ăn trộm, ăn cắp, đến tham gia các
băng nhóm tội phạm, cướp giật, giết người. Một số người nghiện thuộc gia

đình có tài sản, đầu tiên bán đồ dùng, rồi lừa dối người thân để có tiền, rồi lấy
trộm tiền của gia đình, bán đồ đạc của gia đình, số khác được thừa kế tài sản
lớn cũng dần bán đi hết để chi cho heroin và kết cục là sống ngoài lề xã hội.
Những thiệt hại do người nghiện gây ra cho xã hội bao gồm nhiều mặt
[19], [30]:
- Về kinh tế: giảm sút nguồn lực lao động, gây phí tổn to lớn trong công
tác cai nghiện và chống tái nghiện cũng như công tác dự phòng.
- Về trật tự an toàn xã hội: bị đe dọa do các hành vi tội phạm rất đa dạng
(buôn bán chất gây nghiện, lừa đảo, cướp giật, băng nhóm xã hội đen...).
- Về mặt văn hóa: hủy hoại nếp sống lành mạnh trong các gia đình và
trong cộng đồng.
1.4.2. Các phương pháp điều trị nghiện CDTP
1.4.2.1. Các phương pháp điều trị cắt cơn
- Điều trị cắt cơn bằng thuốc hướng thần.
- Điều trị cắt cơn bằng châm cứu.
- Điều trị cắt cơn bằng thuốc y học cổ truyền.
- Điều trị cắt cơn khác (thuốc Clonidin, giảm dần…)
- Các chương trình điều trị cắt cơn còn giúp người nghiện heroin ngừng


12
sử dụng heroin một thời gian ngắn trong cả quá trình ổn định lại cuộc sống.
Cắt cơn có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại các trung tâm cai nghiện tại
cộng đồng trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Cắt cơn đơn thuần
ít khi đưa lại kết quả điều trị tốt. Cắt cơn chỉ là bước đầu tiên của một quá
trình điều trị lâu dài và cần phối hợp với các can thiệp khác trong chương
trình điều trị toàn diện.
Điều trị cắt cơn đem lại những lợi ích nhưng không chấm dứt được việc
sử dụng CDTP. Thực tế tỷ lệ sử dụng lại CDTP rất cao sau khi điều trị cắt cơn
(thời gian sau khi điều trị cắt cơn càng dài tỷ lệ càng cao) [34].

1.4.2.2. Các phương pháp điều trị duy trì lâu dài
- Điều trị phục hồi tại Trung tâm: Đây là hình thức điều trị do ngành Lao
động Thương binh và Xã hội quản lý. Các Trung tâm này thường cách ly với
môi trường cộng đồng. Tại Trung tâm có các hoạt động như: Điều trị cắt cơn,
giáo dục, lao động, phục hồi chức năng, tạo việc làm…. Các dịch vụ này giúp
những người có lối sống không lành mạnh trong thời gian dài có thể từ bỏ
được heroin. Thời gian tiến hành các hình thức điều trị này khác nhau từ 6
tuần tới 2-3 năm và thường phối hợp với các đợt tư vấn trọng điểm hoặc các
hình thức điều trị khác. Tỷ lệ tái nghiện cao sau khi hồi gia [34].
- Điều trị phục hồi tại cộng đồng:
Người bệnh có thể được điều trị cắt cơn tại nhà, tại trung tâm, sau cắt
cơn chủ yếu điều trị tại gia đình và cộng đồng.
Các phương thức áp dụng đa dạng: Thuốc, liệu pháp tâm lí, giáo dục, lao
động, giải trí, dạy nghề…
Phương pháp này có ưu điểm là tái hoà nhập tốt hơn, tuy nhiên đối với
những người bệnh có thời gian điều trị chưa đủ dài thì tỷ lệ tái nghiện vẫn
cao [34].


13
1.4.2.3. Điều trị thay thế nghiện CDTP bằng thuốc
Điều trị thay thế nghiện CDTP bằng thuốc có những tác dụng sau:
- Không có các triệu chứng cai (vã thuốc).
- Giảm hoặc mất hẳn các cơn thèm nhớ ma túy.
- Ngăn chặn tác động phê/sướng nếu vẫn tiếp tục sử dụng heroin.
- Thời gian điều trị càng dài thì hiệu quả điều trị càng cao.
- Giảm đáng kể nhưng không loại trừ được hoàn toàn sử dụng heroin.
- Ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và giảm nguy cơ lây truyền HIV.
- Giảm nguy cơ tử vong do sốc quá liều.
- Giảm các hành vi phạm pháp.

Điều trị thay thế nghiện CDTP bằng thuốc có thể đem lại hiệu quả khi:
- Được thực hiện như biện pháp chăm sóc điều trị y tế:
+ Nghiện heroin được coi là một bệnh mạn tính.
+ Cai /kiêng nhịn heroin không phải là mong đợi ban đầu.
+ Không vội vàng kỷ luật (đuổi ra khỏi chương trình) ở giai đoạn đầu
của điều trị khi người bệnh sử dụngheroin.
- Đủ liều thuốc thay thế: Liều điều trị được tăng lên sau khi thảo luận với
người bệnh nếu tình trạng sử dụng heroin vẫn còn tiếptục.
- Giám sát trực tiếp liều uống (ít nhất ở giai đoạn đầu của điều trị).
- Sẵn có các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xã hội.
Trên thế giới, có một số chất được dùng để điều trị thay thế các chất
dạng thuốc phiện như methadon, buprenophin, LAAM... trong đó methadone
là loại thuốc chính được sử dụng trong phương pháp điều trị cai nghiện thay
thế các chất dạng thuốc phiện. Liệu pháp methadone từ năm 1985 đã được
chính phủ Mỹ công nhận là liệu pháp có hiệu lực, chương trình methadone
được xem là một quốc sách được triển khai trong cả nước. Ở Việt Nam, Viện
sức khỏe Tâm thần Trung ương đã tiến hành triển khai nghiên cứu và thử
nghiệm điều trị thay bằng methadone từ cuối năm 1996. Hiện nay sau khi
được Thủ tướng Chính phủ cho phép, Bộ Y tế nước ta đang triển khai điều trị
thay thế nghiện CDTP bằng thuốc methadon có hiệu quả [32], [34].


14
1.4.3. Giới thiệu về thuốc methadone
Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, tác động chủ yếu trên các
thụ thể µ (muy) ở não. Tương tự như các CDTP khác, methadone có tác dụng
giảm đau, giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện, không gây khoái cảm
ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử
dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có
độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [3].

Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone là một điều trị
lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng
siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm
gan B, viêm gan C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã
hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng [3].
- Hấp thu: Methadone được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua
đường uống (methadone được hấp thu khoảng 90% qua đường uống). Tác
dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau
khoảng 3-4 giờ. Thời gian đạt nồng độ ổn định trong máu khoảng 3-5 ngày
sau mỗi lần thay đổi liều điều trị [3].
- Phân bố: Methadone liên kết với albumine, protein huyết tương khác và
các mô (đặc biệt là phổi, gan, thận). Do vậy, methadone có hiệu quả tích lũy
và tốc độ thải trừ chậm (tỷ lệ gắn kết protein huyết tương từ 60-90%).
Methadone đi qua hàng rào rau thai và bài tiết qua sữa. Thời gian bán hủy
trung bình 24 giờ. Đặc tính dược động học của methadone thay đổi theo từng
người nghiện [3].
- Chuyển hoá: Methadone chuyển hóa chủ yếu ở gan thông qua ezyn
cytochrome P450. Chất chuyển hóa của methadon không có tác dụng [3].
- Thải trừ: methadon thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, ngoài ra còn qua
phân, mồ hôi và nước bọt [3].


15
1.5. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
methadone
1.5.1. Mục đích
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện
các CDTP bằng thuốc methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau [3].
- Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: Lây nhiễm HIV, viêm
gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều

các CDTP và hoạt động tội phạm.
- Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP.
- Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc
sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.
1.5.2. Lợi ích của điều trị methadone
- Dừng sử dụng hoặc giảm đáng kể lượng heroin sử dụng.
- Dừng tiêm chích heroin (hoặc giảm đáng kể tần suất tiêm chích và giảm
nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguy cơ quá liều).
- Cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng.
- Dừng các hành vi phạm pháp liên quan đến việc kiếm tiền mua heroin.
- Cải thiện và ổn định quan hệ với gia đình.
- Có công việc ổn định hơn và học tập tốt hơn.
Methadone là chất đồng vận toàn phần và mặc dù triệu chứng cai khi
ngừng sử dụng methadone kéo dài hơn so với cai heroin nhưng những triệu
chứng này ở mức độ nhẹ hơn [15], [41].
1.5.3. Hạn chế trong điều trị methadone
- Người bệnh phải cam kết đến cơ sở điều trị hàng ngày để uống thuốc,
uống thuốc tại cơ sở điều trị dưới sự giám sát của cán bộ y tế điều trị.
- Khó thực hiện các chuyến đi, các kỳ nghỉ xa khỏi nơi cư trú và nếu cần
thiết phải đi thì người bệnh cần được chuẩn bị kỹ càng trước đó.


×