Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giải pháp tuyển dụng giáo viên ngành giáo dục tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.6 KB, 18 trang )

GIẢI PHÁP TRONG TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LAI CHÂU

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việc tuyển dụng giáo viên vào làm việc tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh là
vấn đề được thực hiện thường xuyên hàng năm, đây không phải là vấn đề mới,
song trong những năm qua do tỉnh mới thành lập, đội ngũ nhà giáo ở tất cả các
ngành học, bậc học trong tỉnh còn thiếu trầm trọng nên việc tuyển dụng giáo
viên còn ồ ạt chưa có sự chọn lọc, chất lượng đội ngũ nhà giáo yếu dẫn đến chất
lượng giáo dục của tỉnh còn thấp so với các tỉnh trong khu vực.
Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh nhân tố quan trọng
quyết định đó là chất lượng đội ngũ. Để có được đội ngũ nhà giáo có đủ năng
lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong giai đoạn mới thì việc đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên là
vô cùng quan trọng.
Ngày 26/10/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số
62/2007/QĐ-BGDĐT về việc tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục
Mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường
xuyên, vấn đề tuyển dụng giáo viên đối với ngành giáo dục tỉnh Lai Châu theo
Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều vấn
đề đặt ra cần phải giải quyết trong việc tổ chức thi tuyển, hoặc xét tuyển để đạt
kết quả và mục đích tuyển dụng những giáo viên đủ điều kiện về phẩm chất
chính trị và trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp
giáo dục hiện nay.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

1. Phạm vi nghiên cứu:

1




Công tác tuyển dụng giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp trong tuyển dụng giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Qua thực tiễn là cơ quan tham mưu cho Hội đồng tuyển dụng viên chức
tỉnh thực hiện công tác tuyển dụng giáo viên của ngành giáo dục trong những
năm qua, đặc biệt là công tác tuyển dụng viên chức năm học 2009-2010 và năm
học 2011-2012 tuyển dụng giáo viên theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT
của Bộ Giáo dục và Đào tạo để rút ra bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp cơ bản để tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác tuyển
dụng đối với ngành giáo dục và đào tạo ngày đạt hiệu quả tốt hơn.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Đề tài "Giải pháp trong tuyển dụng giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo
Lai Châu" chưa được ai viết.
Đảm bảo tính khách quan, công bằng trong tuyển dụng.
Chất lượng đội ngũ qua thi tuyển đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

PHẦN NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

- Khái niệm viên chức: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng
theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng
làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật.


2


- Khái niệm về tuyển dụng viên chức: Tuyển dụng viên chức là việc lựa
chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị
sự nghiệp công lập.
- Khái niệm giáo viên: Giáo viên là người được đào tạo về kiến thức
chuyên ngành sư phạm theo tiêu chuẩn nghề nghiệp được Nhà nước quy định,
thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ trong các sở giáo dục
(đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo)
- Khái niệm tuyển dụng giáo viên: là việc lựa chọn người có đủ phám chất
đạo đức , có trình độ nghiệp vụ sư phạm phú hợp, có năng lực dạy học tốt vào
làm giáo viên tại các cở giáo dục và đào tạo.
- Căn cứ vào các văn bản của Chính phủ, các Bộ có liên quan và các văn
bản chỉ đạo của tỉnh Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Nội vụ và tham khảo ý
kiến của UBND các huyện thị xã và thực tế của ngành để xây dựng kế họach
tuyển dụng đảm bảo đúng nguyên tắc, quy chế và phân cấp hiện hành. Đó là các
văn bản chủ yếu sau:
+ Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của chính phủ V/v tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước;
+ Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ về việc
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP;
+ Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ về việc
sửa đổi một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của
Chính phủ;
+ Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày
10/10/2003 của Chính phủ và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP


3


về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp
của Nhà nước (gọi tắt là thông tư 04/2007/TT-BNV);
+ Thông tư số 02/2008/TT-BNV ngày 03/3/2008 của Bộ Nội vụ sửa đổi
điểm b, khoản 1, mục 1 thông tư số 04/2007/TT-BNV;
+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ Nội vụ về việc
ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức;
+ Quyết định số 12/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ Nội vụ về việc
ban hành Nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức;
+ Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên và các văn
bản của Tỉnh các năm trước, Quyết định số 982/UBND- VX ngày 19/8/2010 của
UBND tỉnh về việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển giáo viên ngành giáo dục năm
học 2010-2011 trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông
công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên; Kế hoạch số 694/KH-UBND
ngày 15/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch tuyển dụng giáo viên
ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2011-2012;
- Căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao trong năm và nhu cầu thực tế thiếu
giáo viên của ngành giáo dục và đào tạo và việc rút kinh nghiệm những ưu
nhược điểm từ các hình thức tuyển dụng giáo viên các năm học trước.
- Căn cứ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển của thí sinh.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
của ngạch viên chức được tuyển dụng và có đủ các điều kiện sau:
+ Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
+ Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi;
+ Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;
- Căn cứ văn bằng đào tạo của thí sinh:

* Đối với giáo viên mầm non:
4


Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên.
* Đối với giáo viên tiểu học:
+ Giáo viên văn hóa: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm tiểu học trở
lên;
+ Giáo viên môn Âm nhạc: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm Âm nhạc
trở lên hoặc trung cấp Âm nhạc trở lên (có chứng chỉ nghiệp vụ SP);
+ Giáo viên môn Mỹ thuật: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm Mỹ thuật
trở lên hoặc trung cấp Mỹ thuật trở lên (có chứng chỉ nghiệp vụ SP);
+ Giáo viên môn thể dục: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm Thể dục,
cao đẳng sư phạm thể dục, cao đẳng sư phạm Sinh - Thể dục, đại học sư phạm
thể dục hoặc trung cấp Thể dục, cao đẳng Thể dục, đại học Thể dục (có chứng
chỉ nghiệp vụ SP).
* Đối với giáo viên trung học cơ sở (THCS):
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao
đẳng trở lên phù hợp với chuyên môn các chuyên ngành cần tuyển và có chứng
chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
* Đối với Giáo viên Trung học phổ thông (THPT):
Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học
trở lên phù hợp với chuyên môn và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
*. Về hồ sơ dự tuyển: có đầy đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định.
*. Chính sách ưu tiên trong tuyển dụng: ngoài chính sách ưu tiên theo quy
định chung, căn cứ chính sách ưu tiên của tỉnh (đối với dân tộc ít người như dân
tộc Mảng, Cống, Si La, La Hủ cộng thêm 30 điểm, các dân tộc khác 20 điểm,
người kinh có hộ khẩu thường trú tại Lai Châu từ 3 năm trở lên cộng 10 điểm
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN CỦA NGÀNH
TRONG NHỮNG NĂM QUA


5


Kể từ khi chia tách tỉnh do thực tế giáo viên các ngành học, bậc học trong
tỉnh thiếu trầm trọng nên việc tuyển dụng giáo viên của tỉnh chủ yếu theo hình
thức xét tuyển trên cơ sở hồ sơ dự tuyển của thí sinh. Số hồ sơ dự tuyển ở nhiều
ngành học, bậc học ít hơn nhiều so với nhu cầu cần tuyển. Để giải quyết tình
trạng thiếu giáo viên các cơ sở giáo dục tham mưu trình Hội đồng tuyển dụng
viên chức tỉnh xem xét tuyển dụng tất cả các loại hình đào tạo (tại chức, từ xa),
giáo viên không đạt trình độ chuẩn theo quy định nên chất lượng giảng dạy
nhiều giáo viên không đạt yêu cầu dẫn tới chất lượng giáo dục thấp.
Từ năm học 2009-2010 tình hình đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định, Sở
Giáo dục và Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh từng bước đổi mới hình thức
tuyển dụng giáo viên. Tuyển dụng giáo viên thông qua hình thức vừa thi tuyển,
vừa xét tuyển theo quy định tại Quyết định số 62/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
26/10/2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là thi tuyển đối với các
ngành học, bậc học có số hồ sơ dự tuyển lớn hơn chỉ tiêu được tuyển 30%, số
còn lại tổ chức xét tuyển.
Việc tuyển dụng giáo viên thông qua hình thức xét tuyển, chủ yếu căn cứ
văn bằng đào tạo và kết quả học tập của thí sinh, sếp từ cao xuống thấp để xét
tuyển, xong thực tế chất lượng đào tạo và đánh giá, xếp loại kết quả học tập của
thí sinh của các đơn vị trường là không đồng nhất (có trường điểm thi đầu vào
cao, đánh giá xếp loại kết quả học tập của thí sinh chặt, chủ yếu xếp loại bằng
trung bình và trung bình khá, rất ít loại khá, giỏi, có trường điểm thi đầu vào
thấp, đánh giá xếp loại kết quả học tập của thí sinh chủ yếu là khá, giỏi) vì vậy
nhiều giáo viên được đào tạo trình độ chính quy, xếp loại học lực khá của đơn vị
trường này nhưng khi được tuyển dụng thì chất lượng giảng dạy lại không bằng
giáo viên xếp loại bằng trung bình hoặc trung bình khá của trường khác do vậy
việc tuyển dụng giáo viên theo hình thức này chưa thực sự lựa chọn được giáo

viên có năng lực chuyên môn thực sự đáp ứng được yêu cầu, đối với những giáo
viên được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển cơ bản có năng lực chuyên
môn đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

6


Năm học 2011-2012 thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tuyển
dụng giáo viên thông qua hình thức thi tuyển 100% đối với tất cả các ngành học,
bậc học. Trên cơ sở nhu cầu giáo viên các ngành học, bậc học và kế hoạch biên
chế được giao của các đơn vị giáo dục, UBND tỉnh giao cho Sở Giáo dục và
Đào tạo ra đề thi chung cho tất cả các ngành học, bậc học, các đơn vị giáo dục tự
thu nhận hồ sơ, tổ chức thi tuyển, và tổng hợp kết quả thi sơ tuyển tại huyện và
trình Hội đồng tuyển dụng viên chức tỉnh xem xét tuyển dụng.
Việc tuyển dụng giáo viên thông qua hình thức thi tuyển là phương án có
hiệu quả hơn cả. Tuyển dụng thông qua thi tuyển về cơ bản đã tuyển được
những giáo viên có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công tác
giảng dạy trong các nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Xong việc tuyển dụng giáo viên theo hình thức thi tuyển cũng còn điểm
hạn chế đó là: Tính công bằng, khách quan trong đánh giá kết quả giảng dạy
của thí sinh của các nhóm giám khảo. Trong thời gian ngắn, các nhóm giám
khảo phải làm việc với cường độ lớn. Một ngày các nhóm giám khảo phải dự từ
6 đến 7 tiết (đối với môn học nhiều thí sinh dự thi) việc đánh giá tiết dạy phải để
cuối buổi trong ngày nên việc nhận xét đánh giá đôi khi chưa thật sát. Hoặc cũng
trong môn học có nhiều nhóm giám khảo thì việc đánh giá cho điểm giữa các
nhóm đôi khi cũng có sự chênh lệnh (phần thi thực hành giảng dạy và phần thi
phỏng vấn).
Lợi thế về mặt thời gian ít nhiều ảnh hưởng chất lượng thi của thí sinh.Cụ
thể khi tổ chức bốc thăm bài thi giảng có thí sinh bốc bài buổi chiều hôm nay
đến sáng hôm sau đã phải tham gia giảng dạy ngay, có rất ít thời gian nghiên

cứu, tìm tòi, học hỏi, có thí sinh có được từ 2-3 ngày để chuẩn bị (đối với môn
nhiều thí sinh dự thi) có thời gian chuẩn bị, tìm tòi học hỏi nghiên cứu kỹ bài
giảng, chất lượng bài giảng sẽ tốt hơn.
Kinh phí hạn hẹp dẫn tới khó khăn trong việc ra đề thi, tổ chức coi, chấm
thi.

7


III. GIẢI PHÁP TRONG TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO.

Xây dựng và lựa chọn phương án tuyển dụng phù hợp tình hình thực tế của
địa phương, của tỉnh.
Phương án tuyển dụng giáo viên thông qua hình thức thi tuyển
* Khâu chuẩn bị
- Bước 1: Triển khai hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế
năm học trình Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét phê duyệt.
- Bước 2: Căn cứ kế hoạch biên chế được UBND tỉnh giao và nhu cầu biên
chế thiếu thực tế của ngành học, bậc học của các đơn vị, Sở Giáo dục và Đào tạo
phối hợp Sở Nội vụ trên cơ sở tham khảo ý kiến của UBND các huyện, thị xã
tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyển dụng viên chức hàng năm
đối với ngành Giáo dục và Đào tạo theo phương án thi tuyển giáo viên.
- Bước 3: Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã ban hành quyết định thành
lập hội đồng thi tuyển giáo viên và tổ chức sơ tuyển dụng ở cơ sở theo quy định.
- Bước 4. Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã tổng hợp danh sách, kèm
theo hồ sơ của người dự tuyển về Hôị đồng tuyển dụng viên chức tỉnh (qua Sở
Nội vụ) xem xét, tuyển dung.
* Tổ chức triển khai thực hiện

- Các đơn vị giáo dục thông báo kế hoạch tuyển dụng, biên chế cần tuyển
đối với ngành học, môn học trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức thu nhận hồ sơ theo quy định.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi, địa điểm tổ chức thi. Chọn đơn vị
có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức thi tuyển.
Ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển giáo viên, Quyết định
thành lập các ban coi, chấm thi (Ban ra đề thi, Ban coi chấm thi…) và chuẩn bị
8


các điều kiện khác phục vụ cho kỳ thi ( Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội
đồng thi tuyển, Ban coi thi, chấm thi giáo viên đối với các đơn vị trực thuộc Sở
và tổ chức xét sơ tuyển dụng, trình Hội đồng tuyển dụng viên chức tỉnh xem xét
tuyển dụng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành lập Hội đồng thi tuyển Ban
coi thi, chấm thi và tổ chức sơ tuyển dụng giáo viên đối với các đơn vị trực
thuộc huyện, thị xã (mầm non, tiểu học, THCS) trình Hội đồng tuyển dụng viên
chức tỉnh xem xét tuyển dụng.
- Sở Nội vụ thành lập đoàn kiểm tra, giám sát thi tuyển và tuyển dụng giáo
viên của các đơn vị.
- Tổ chức ra đề thi theo quy chế.
- Gửi giấy triệu tập, hướng dẫn thí sinh ôn thi, phổ biến nội quy thi, hình
thức thi ….
* Ra đề thi tuyển.
- Căn cứ kế hoạch tuyển dụng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và
Đào tạo thành lập Ban ra đề thi chung cho tất cả các ngành học, bậc học trong
tỉnh.
- Quy trình ra đề thi cần được thực hiện đúng quy chế, đề thi được bảo mật
đến ngày thi. Nội dung đề thi phù hợp, không quá khó đối với thí sinh.
- Cán bộ, giáo viên được lựa chọn ra đề thi, coi chấm thi phải là những giáo
viên giỏi, có kinh nghiệm trong giảng dạy thực tế, có kinh nghiệm trong làm thi,

không có người thân tham gia dự thi để đảm bảo tính bí mật của đề thi, tính
công bằng, khách quan trong coi thi, chấm thi.
+ Đề thi soạn giáo án: Mỗi ngành học, bậc học, môn học cần xây dựng 2 bộ
đề, mỗi đề: có 01 bài thi (để Chủ tịch Hội đồng thi bốc thăm).
+ Đề thi thực hành giảng dạy: Số lượng đề thi tùy thuộc vào số lượng thí
sinh dự thi (số lượng đề thi phải lớn hơn 1,5 đến 2 lần số thí sinh dự thi). Việc
chọn lựa bài giảng để ra đề thi để thí sinh bốc thăm bài giảng phải có nội dung

9


tương đồng về mặt kiến thức, không chọn bài quá khó hoặc quá dễ để không xảy
ra tình trạng không công bằng trong bốc thăm bài giảng của thí sinh.
- Cần chú trọng việc xây dựng đáp án, biểu điểm cụ thể đối với từng bài
giảng của thí sinh.
+ Đề thi phỏng vấn: Chuẩn bị 30 đề thi (Điều 12 - Quyết định số
10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006). Nội dung đề thi phỏng vấn thực hiện điểm
b phần 2 Điều 9 của quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên
trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung
tâm giáo dục thường xuyên.
* Tổ chức thi tuyển:
Nội dung thi: Gồm 2 phần thi bắt buộc như sau:
- Phần thi thực hành: gồm soạn giáo án và giảng dạy trên lớp.
- Soạn giáo án:
+ Đề thi: đề thi soạn giáo án của thí sinh là do Chủ tịch Hội đồng bốc thăm
ngẫu nhiên (trong 2 bộ đề) đối với từng ngành học, môn học, Chủ tịch Hội đồng
bốc thăm đề nào thì thí sinh ngành học, bậc học, môn học thi đề đó. Quy trình
bốc đề thi thực hiện theo quy chế hiện hành.
+ Thời gian thí sinh làm bài thi soạn giáo án: là 120 phút (theo quy định 60
phút) để thí sinh có thời gian đầu tư suy nghĩ làm bài.

+ Tổ chức coi thi theo quy chế hiện hành.
- Giảng dạy trên lớp:
+ Thí sinh được bốc thăm bài thi giảng : để tráng tình trạng bất hợp lý về
mặt thời gian đối với các thí sinh, cho thí sinh bốc thăm trước ngày thi từ 01-02
ngày để thí sinh chuẩn bị bài giảng.
+ Lịch thi giảng của thí sinh cần được niêm yết tại bảng tin đơn vị trường
thí sinh dự thi ngay sau khi thí sinh dự thi soạn giáo án để thí sinh chủ động thời
gian trong phần thi của mình.
10


+ Bố trí lớp, học sinh, đồ dùng dạy học, tạo điều kiện để thí sinh gặp gỡ
làm quen học sinh và chuẩn bị đồ dùng dạy học (bố trí học sinh lớp trên để thí
sinh thực hành giảng dạy lớp dưới).
+ Thời gian thực hành giảng dạy của thí sinh: 45 phút/thí sinh.
+ Cuối bài giảng có kiểm tra đánh giá kết quả tiếp thu bài của thí sinh (5
phút).
+ Tổ chức chấm thi theo quy chế: mỗi tiết dạy có 03 giám khảo chấm điểm
thi độc lập sau đó thống nhất. Các nhóm giám khảo có sự đổi chéo sau mỗi buiir
thi.
- Phần thi phỏng vấn: để đảm bảo tính khách quan trong đánh giá trong
phần thi phỏng vấn cần quan tâm tới các nội dung sau.
+ Cách thức tổ chức: Danh sách thí sinh được sắp sếp ABC (không phân
theo môn học) và phân chia phòng thi để hỏi phỏng vấn.
+ Thí sinh bốc thăm câu hỏi trả lời (thời gian để thí sinh chuẩn bị: 30 phút,
thời gian phỏng vấn 15 phút/thí sinh).
+ Giám khảo chấm điểm thi phỏng vấn độc lập theo phiếu chấm có đáp án,
biểu điểm cụ thể cuối buổi thi thống nhất điểm.
*Trình tự tổ chức:
Soạn giáo án -> Phỏng vấn -> Giảng dạy trên lớp

(Phần Soạn Giáo án và Phỏng vấn: dự kiến tổ chức trong cùng 01 ngày.
Phần Giảng dạy trên lớp tổ chức sau phần Soạn giáo án dự kiến 3-4 ngày).
* Tổng hợp kết quả thi, xác định người trúng tuyển.
Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm niêm phong kết quả chấm thi của các
nhóm giám khảo sau mỗi buổi thi, tổng hợp kết quả thi, trình Chủ tịch Hội đồng
thi xem xét xác nhận kết quả thi của thí sinh.

11


Sau khi có kết quả thi cộng điểm ưu tiên (nếu có) ra tổng điểm của thí sinh
sắp xếp theo trình tự từ cao xuống thấp, báo cáo trình Hội đồng tuyển dụng hoặc
sơ tuyển dụng của Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã xem xét tuyển dụng
hoặc trình Hội đồng tuyển dụng viên chức tỉnh xem xét tuyển dụng.
* Đối với phương án tuyển dụng này có ưu điểm và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng
gắn với việc quản lý và sử dụng biên chế sự nghiệp. Từ việc chủ động trong việc
thu nhận hồ sơ, xây dựng phương án tuyển dụng và thực hiện quy trình tuyển
dụng.
+ Tuyển dụng qua thi tuyển sẽ chọn được giáo viên có năng lực trình độ
chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, đồng thời gửi tới các thí sinh
một thông điệp cần phấn đấu nỗ lực học tập, nếu không cố gắng học tập sẽ
không có cơ hội được tuyển dụng.
+ Công tác thanh kiểm tra tổ chức dễ dàng, thuận lợi, đảm bảo tính công
bằng, khách quan trong tuyển dụng.
- Nhược điểm:
+ Tuyển dụng qua thi tuyển tốn kém kinh phí (ra đề, coi chấm thi), mất
nhiều thời gian, thí sinh đi lại vất vả (ôn thi, chờ đợi thi tuyển).
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


- Đánh giá về tổ chức kỳ thi:
+ Tổ chức kỳ thi nghiêm túc, đúng quy chế.
+ Việc ra đề đảm bảo theo yêu cầu, không có sai sót, nhầm lẫn.
+ Giám thi, giám khảo làm việc trách nhiệm, đúng quy chế, không có giám
thị vi phạm quy chế phải xử lý.

12


- Đánh giá về chất lượng tuyển dụng thông qua thi tuyển theo Quyết định
số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Đội ngũ giáo viên được tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển cơ bản
có trình độ, năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm đáp ứng yêu cầu và sau khi
hết thời gian thử việc đều được xét bổ nhiệm vào ngạch viên chức chính vì vậy
chất lượng giáo dục ngày một được nâng lên. Những giáo viên yếu kém sẽ
không được tuyển dụng mặc dù còn chỉ tiêu biên chế.
Cụ thể năm học 2011-2012 số giáo viên ngành học mầm non toàn tỉnh còn
thiếu cần tuyển: 539, số hồ sơ dự tuyển: 304, đạt kết quả tuyển dụng: 232, không
đạt 72, số giáo viên còn thiếu do không đạt yêu cầu tuyển dụng và do không có
nguồn tuyển 307, hoặc bậc tiểu học số giáo viên còn thiếu: 433 (bao gồm giáo
viên dạy văn hóa và giáo viên chuyên ngành), số hồ sơ dự tuyển: 554, số thi
tuyển đạt kết quả: 362, số không đạt: 192 (bao gồm giáo viên dạy văn hóa và
giáo viên chuyên ngành), còn thiếu: 71 (bao gồm giáo viên dạy văn hóa và giáo
viên chuyên ngành). Hoặc một số môn còn thiếu chỉ tiêu như môn Hoá, Lý bậc
THPT, giáo viên chuyên ngành Mỹ thuật, Âm nhạc, CTĐ bậc THCS vẫn có thí
sinh không được tuyển dụng do không đạt yêu cầu.
+ Đội ngũ giáo viên được tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển vẫn
còn tình trạng năng lực chuyên môn yếu không đáp ứng được yêu cầu vì chỉ xét
trên hồ sơ của thí sinh nếu đủ điều kiện, có chỉ tiêu biên chế thì được tuyển

dụng, không qua kiểm nghiệm thực tế chính vì vậy hết thời gian thử việc còn
nhiều cá nhân không đạt yêu cầu thử việc phải chuyển công tác khác hoặc phải
kéo dài thời gian thử việc.
Ví dụ: đơn vị trực thuộc Sở những năm tuyển dụng theo hình thức xét
tuyển trước đây đã có 01 trường hợp phải chấm dứt hợp đồng làm việc, 01
trường hợp chuyển công tác khác, 02 trường hợp phải kéo dài thời gian thử việc,
tuyển dụng theo hình thức thi tuyển không có trường hợp nào phải chấm dứt hợp
đồng làm việc hoặc phải chuyển công tác khác. Phòng GD&ĐT huyện Tân Uyên
tuyển dụng theo hình thức xét tuyển năm học 2010-2011 đối với ngành học mầm
13


non, tiểu học là 125 thì có 119 cá nhân đạt yêu cầu thử việc, 06 cá nhân phải kéo
dài thời gian thử việc; năm học 2011-2012 tuyển dụng theo hình thức thi tuyển,
ngành học mầm non, tiểu học có 55 cá nhân được tuyển dụng, hết thời gian thử
việc không có cá nhân nào bị kéo dài thời gian thử việc; Phòng GD&ĐT huyện
Than Uyên năm học 2010-2011 tổng số được tuyển dụng thông qua xét tuyển
80, số đạt yêu cầu thử việc 70, không đạt 10, năm học 2011-2012 số được tuyển
dụng thông qua thi tuyển 51, hết thời gian thử việc có 47 cá nhân đạt kết quả, o4
cá nhân không đạt phải kéo dài thời gian thử việc và tỷ lệ xếp loại yếu về tiết
dạy đối với tuyển dụng thông qua thi tuyển cũng thấp hơn so với tuyển dụng
thông qua xét tuyển. VD: dự 160 giờ giáo viên được tuyển dụng qua xét tuyển
có 18 tiết yếu chiểm 11,3%, dự 102 giờ giáo viên tuyển dụng qua thi tuyển có 04
tiết yếu, chiếm 3,9% (phòng GD&ĐT Than Uyên), các phòng GD&ĐT khác
tương tự.
+ Là thông điệp gửi đến tất cả các thí sinh đang theo học các trường sư
phạm, phải cố gắng phấn đấu học thật, thi thật, có kiến thức, có phương pháp
giảng dạy tốt thì mới có cơ hội được tuyển dụng sau khi ra trường.
- Đảm bảo tính công bằng, khách quan trong tuyển dụng.


PHẦN KẾT LUẬN

I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Các đơn vị giáo dục cần điều tra, rà soát tỷ lệ huy động học sinh đến lớp,
nhu cầu công việc của đơn vị để xây dựng kế hoạch biên chế năm học sát thực
tế.
2. UBND tỉnh ban hành quyết định sớm kế hoạch biên chế năm học để các
đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng.

14


3. Cần có sự phối hợp thống nhất giữa Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo
và UBND các huyện, thị trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tổ chức thực
hiện kế hoạch thi tuyển.
4. Phải có sự chuẩn bị chu đáo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện phục
vụ cho công tác tuyển dụng. Cần có sự thống nhất giữa Sở Nội vụ, Sở Giáo dục
và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã trong việc lựa chọn phương án tuyển dụng
phù hợp với thực tiễn của ngành và của từng địa phương.
5. Công tác tuyển dụng cần được thực hiện nghiêm túc, khách quan, công
bằng.
6. Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện cần quan tâm công tác kiểm tra, giám
sát và thanh tra công tác tổ chức kỳ thi.
7. Công tác thi tuyển cần được tiến hành sớm để các đơn vị chủ động đội
ngũ ổn định công tác tổ chức ngay từ đầu năm học.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Việc tuyển dụng giáo viên bằng hình thức thi tuyển đảm bảo tính công
bằng, khách quan trong tuyển dụng.

Thông qua thi tuyển ngăn chặn tình trạng bằng giả.
Thông qua thi tuyển chọn lọc được đội ngũ giáo viên thực sự có năng lực
chuyên môn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chất lượng đội ngũ và chất lượng
giáo dục ngày một nâng lên .
Thông qua thi tuyển gửi tới các thí sinh một thông điệp: cần phải học thật,
thi thật, có kiến thức có phương pháp tốt thì mới có cơ hội được tuyển dụng.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI.

Sáng kiến có khả năng ứng dụng triển khai thực hiện đối với việc tuyển
dụng giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu.
IV. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

15


Năm thứ hai thực hiện tuyển dụng giáo viên theo hình thức thi tuyển. Việc
tuyển dụng giáo viên qua thi tuyển có nhiều ưu điểm đó là: Thông qua thi tuyển
chọn lọc được đội ngũ giáo viên thực sự có năng lực chuyên môn đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ, chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục ngày một nâng
lên. Đảm bảo tính công bằng, khách quan trong tuyển dụng, thông qua thi tuyển
ngăn chặn tình trạng bằng giả.
Tuy nhiên tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển còn điểm hạn chế đó là: tổ
chức thi tuyển tốn kém kinh phí (ra đề, coi chấm thi và đặc biệt những môn học
chỉ có 1 đến 2 chỉ tiêu tuyển dụng), mất nhiều thời gian, thí sinh đi lại vất vả (ôn
thi, chờ đợi thi tuyển).
Để tiếp tục triển khai tốt công tác tuyển dụng giáo viên theo Quyết định số
62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về
nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non,
cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên tôi xin
đề xuất và kiến nghị một số vấn đề sau:

1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ
- Cần có sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ, thống nhất trong văn bản chỉ đạo
giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về công tác tuyển dụng viên chức để
các địa phương thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ở cơ
sở.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét có sự điều chỉnh cho phù hợp về quy
định về nội dung và hình thức thi tuyển, chế độ ưu tiên trong tuyển dụng giáo
viên các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung
tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định số 62/2007/QĐBGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) phù hợp Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý viên chức có hiệu lực từ tháng 6/2012;
2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh.

16


- Hàng năm thực hiện sớm việc phân bổ chỉ tiêu biên chế sự nghiệp cho Sở
Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thị xã để các đơn vị chủ động xây
dựng kế hoạch tuyển dụng.
- Tăng cường công tác phân cấp quản lý, tuyển dụng gắn với sử dụng biên
chế cho các đơn vị giáo dục.
3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và UBND các huyện, thị xã.
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ .
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình tham mưu cho UBND tỉnh
phê duyệt kế hoạch biên chế năm học, ban hành kế hoạch tuyển dụng viên chức
ngành GD&ĐT hàng năm.
- Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, giám sát và thanh tra công tác tuyển dụng
của ngành Giáo dục và Đào tạo theo các văn bản quy định hiện hành.
- Tham mưu UBND tỉnh phân cấp công tác tuyển dụng viên chức ngành
giáo dục cho Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã thực hiện để tăng cường tính

tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và sử dụng biên chế.
2.2. Đối với UBND các huyện, thị xã.
- Chỉ đạo các Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục phối hợp chặt chẽ trong việc
rà soát, xây dựng kế hoạch biên chế năm học của ngành GD&ĐT, tham mưu cho
UBND huyện, thị tổ chức tuyển dụng đủ biên chế để ngành GD&ĐT thực hiện
nhiệm vụ năm học.
- Phân cấp cụ thể chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể về công tác
tuyển dụng viên chức ngành GD&ĐT đối với Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ để
tránh chồng chéo trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng.
- Hàng năm tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác tuyển dụng giáo
viên theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn về công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức:
Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003
của Chính phủ và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước (gọi tắt là thông tư 04/2007/TT-BNV);Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT
về việc tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục Mầm non, cơ sở giáo dục
phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức có hiệu lực từ tháng 6/2012;

Lai Châu, ngày 02 tháng 5 năm 2012
Người viết


Nguyễn Thị Nhiên

18



×