Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

ĐÁNH GIÁ ỨNG DUNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.06 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC
Bộ môn Phương pháp giảng dạy

Đề tài: ĐÁNH GIÁ ỨNG DUNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ
THÔNG ; KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN, ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EMPTEST
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC 10
Sinh viên thực hiện: Hà Phượng Linh
Lớp: A-K54
Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Doãn Vinh
Hà Nội, 4-2008
1
Báo cáo nghiên cứu khoa học :
Đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông
Phương pháp kiểm tra đánh giá, phương pháp trắc nghiệm và ứng dụng
của phần mềm Emptest
I. Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài :
Lâu nay, thụ động trong giảng dạy và học tập đã trở thành một
thói quen. Nhưng khi cả thế giới thay đổi bởi sức mạnh của CNTT,
giáo dục cũng không thể giậm chân tại chỗ. Ứng dụng CNTT được kỳ
vọng là lựa chọn khả thi giúp “năng động hoá” cả ngành giáo dục VN!
Tại Việt Nam, cách đây khoảng vài năm, những hoạt động ứng
dụng CNTT trong dạy và học đã bắt đầu xuất hiện. Đó là việc cho ra
đời những cổng đào tạo trực tuyến của các cơ quan, các trường ĐH, là
việc các giáo viên tự vận dụng kiến thức công nghệ trong bài giảng


của mình. Thế nhưng việc triển khai một cách nhỏ lẻ, đôi khi là tự
phát, lại không giao tận tay công cụ cho giáo viên, học sinh, đã khiến
cho nhiều người nghi ngờ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy
và học.
Vậy thực trạng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy
và học hiện nay như thế nào? Đặc biệt trong kiểm tra đánh giá.
Khái niệm về kiểm tra đánh giá ? Phương pháp trắc nghiệm và
phương pháp trắc nghiệm khách quan? Ứng dụng phần mềm Emptest
trong hoạt đọng kiểm tra đánh giá tại trường phổ thông.
2.Mục đích nghiên cứu
Một số đánh giá về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy và học ở nhà trường phổ thông đặc biệt trong kiểm tra đánh
giá;
Giới thiệu bộ phần mềm trắc nghiệm Emptest và ứng dụng xây
dựng bộ câu hỏi đủ định tính và định lượng theo nội dung chương
trình tin học lớp 10 nhằm góp phần nâng cao chất lượng của việc kiểm
tra đánh giá học sinh trong việc dạy học Tin học lớp 10 ở các trường
Trung học phổ thông.
3.Giả thiết khoa học :
Phương pháp kiểm tra-đánh giá
Phương pháp trắc nghiệm khách quan
Nếu xây dựng được các nguyên tắc, quy trình ứng dụng phần
mềm Emptest xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đủ tiêu
chuẩn và sử dụng hợp lý vào các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt
2
là khâu kiểm tra đánh giá, sẽ nâng cao chất lượng dạy và học Tin học
ở trường THPT nói chung và dạy học Tin học lớp 10 nói riêng.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy và học ở nhà
trường phổ thông

- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá
- Nghiên cứu phần mềm Emptest
- Ứng dụng phần mềm Emptest xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm cùng với hệ thống đáp án.
- Thực nghiệm sử dụng phần mềm trong việc kiểm tra đánh giá ở
các trường THPT, nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của
việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận về ứng dụng CNTT trong dạy
và học và trắc nghiệm khách quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu xem thực trạng
tình hình dạy học ứng dụng CNTT và phương pháp kiểm tra, đánh giá
ở trường THPT;
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm xác
định tính khả thi, hiệu quả của đề tài và chất lượng của phần mềm
- Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý và phân tích kết quả
thực nghiệm.
II. Nội dung
1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ở
trường phổ thông
Từ trước đến nay, việc ứng dụng CNTT thường được đánh đồng với
hoạt động trang bị máy tính, phần mềm, và kỳ vọng vào việc máy móc sẽ
giúp thay đổi thực tế. Đó là nguyên nhân tại sao đã có những thời kỳ các
trường học đua nhau trang bị hàng chục, thậm chí hàng trăm máy tính. Và
rồi hầu như không bao giờ sử dụng đến, trừ những giờ dạy tin học hiếm hoi
cho học sinh. Ngay cả việc học tập môn tin học cũng chỉ dừng lại ở hình
thức: Thầy đọc, trò ghi.
Sự thực thì để ứng dụng CNTT có hiệu quả, máy móc sẽ chỉ là công cụ,
còn con người mới là yếu tố chủ đạo quyết định thành công.

Theo GS. TSKH Trần Văn Nhung - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: "Nếu
người sử dụng được đào tạo tương đối bài bản và cẩn thận thì việc sử dụng
máy tính sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên chúng ta không
thể đòi hỏi ngay kỹ năng này được, vì thời gian đầu tiếp xúc với máy tính,
3
giáo viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên hãy chờ đợi ở sự học hỏi
vươn lên của họ".
Chắc chắn không thể trao cho chiếc máy tính quá nhiều kỹ năng mong
muốn. Nó chỉ là một công cụ thông minh và hiệu quả để giúp người sử dụng
phát huy tối đa tiềm năng, và thực hiện tốt hơn những kỹ năng của mình. Đó
là lý do tại sao những giờ giảng trực tiếp, giọng nói, cử chỉ của thầy và trò là
điều không thể thiếu để tạo nên một môi trường sư phạm thực sự.
Việc thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo, của giáo viên, học sinh về
chiếc máy tính, về những phần mềm được trang bị mới chính là chìa khoá để
chúng ta mở rộng cánh cửa tri thức của nhân loại.
Có một sự so sánh đã trở thành kinh điển: “Sự ra đời máy hơi nước của
Jame Watt đã giúp con người kéo dài cánh tay của mình. Còn sự ra đời của
máy tính điện tử và CNTT đã kéo dài bộ óc của con người”. Trong thời đại
kinh tế tri thức hiện nay, không biết ứng dụng hay không ứng dụng tốt
CNTT vào giáo dục đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn tài nguyên lớn nhất.
Theo báo cáo của ông Quách Tuấn Ngọc - Giám đốc Trung tâm Tin học
(CIT- Bộ GD&ĐT), hiện nay đã có 96% các trường THPT trong cả nước
được kết nối Internet. Và mục tiêu của Bộ GD-ĐT là tới năm 2004 sẽ đưa
internet tới 100% các trường THPT trong cả nước. Ông Patrick J.McGovern
- nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) cũng nhận
định: "Ngành giáo dục Việt Nam những năm qua đã có những phát triển
đáng kể, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong giáo dục với 65 trường ĐH,
CĐ hiện đang đào tạo các ngành liên quan đến CNTT".
Sự mất cân đối và hụt hẫng trong việc ứng dụng CNTT trong giáo dục
của Việt Nam: Một thực tễ rõ ràng là nhiều cấp, nhiều trường trong ngành

GD-ĐT đến nay vẫn chưa mấy mặn mà với việc triển khai khai thác mạng
Internet, và nguyên nhân có thể do khó khăn về đường truyền, hay không có
kinh phí duy trì hoạt động, nhưng cũng có khi là vấn đề không được coi là
chủ đề đáng quan tâm đúng mức. Đối với các khu vực là vùng sâu, vùng xa,
việc triển khai được hệ thống mạng internet đã là một việc khó, nhưng cả
việc hệ thống đó được sử dụng hiệu quả ra sao cũng phải khẳng định ngay là
điều không đơn giản. Ở những khu vực này ngày cả trình độ ứng dụng
CNTT của đội ngũ giáo viên cũng còn rất nhiều hạn chế chứ chưa nói đến
việc truyền thụ cho học sinh.
Việc triển khai, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập còn lẻ tẻ.
Đầu tư cho máy móc, thiết bị tin học hay phát triển phần mềm giảng dạy
cũng rất rời rạc và thiếu tập trung, mang tính tự phát là chính.
Tất nhiên, đưa CNTT vào lĩnh vực GD-ĐT không có nghĩa là chỉ
“internet hoá” hay đầu tư cơ sở hạ tầng là xong. Trên thực tế, việc này đòi
hỏi phải tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Ngoài đầu tư về hạ tầng,
4
còn cần phải có sự đầu tư về chiều sâu đối với vấn đề con người mà như một
chuyên gia đã khẳng định rằng đây chính là linh hồn của việc phát triển
CNTT trong giáo dục. Hiện nay, Tp. Hà Nội vốn được xếp là một trong 10
địa phương hàng đầu về ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục, nhưng thực
ra con số giáo viên có trình độ ĐH và CĐ về CNTT chắc chắn không quá
200, còn số giáo viên có thể giảng dạy được các chương trình tin học cơ bản
cũng chưa phải là nhiều, chỉ có khoảng hơn 20% giáo viên bộ môn tin học
được đào tạo cơ bản về máy tính và tỉ lệ giáo viên biết sử dụng máy tính và
các phần mềm trong dạy học chiếm có 5%. Đó là chưa kể đến việc ngay cả
một số lãnh đạo nhà trường vẫn còn chưa thông thạo về CNTT.
Tại buổi khai mạc hội thảo “Công nghệ thông tin và truyền thông
trong giáo dục” ngày 25/3/2007, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai
Liêm Trực nhấn mạnh, việc xây dựng một lực lượng rộng rãi các chuyên
gia, nhà quản trị mạng trong lĩnh vực CNTT là yếu tố tiên quyết để thúc đẩy

chất lượng giáo dục. Việt Nam hiện có gần 26.000 trường ĐH, CĐ, THCN
và THPT, THCS với gần 20.000 triệu HSSV (trong đó có gần 1 triệu SV).
Rõ ràng đây là con số quá cao so với lực lượng về CNTT mà chúng ta đang
có. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2005, ít nhất phải đào tạo được
50.000 chuyên gia CNTT ở các trình độ khác nhau, đạt chỉ tiêu về số lượng
(tính trên 10.000 dân) và chất lượng chuyên gia trong lĩnh vực CNTT ngang
bằng với mức bình quân của các nước trong khu vực. Vậy nhưng nhiều
người đã đặt câu hỏi, sẽ có bao nhiêu % trong số này sẽ phục vụ cho ngành
GD-ĐT và đó còn chưa kể đến vì một lý do nào đó mà mục tiêu trên không
thể hoàn thành.
Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học - Nhìn từ góc độ kỹ thuật
Theo KS. Nguyễn Minh Hùng – ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh:
Nhìn từ góc độ kỹ thuật, để ứng dụng CNTT vào dạy học chúng ta cần
đáp ứng những yêu cầu sau:
1. Về thiết bị
1.1. Máy vi tính (Computer)
1.2. Máy in (Printer)
1.3. Đĩa lưu trữ (Hard Disk, Flash Disk, CD-ROM)
1.4. Máy chiếu (Projector)
1.5. Hệ thống nối mạng cục bộ (LAN)
1.6. Đường truyền và thiết bị kết nối internet (Modem, Router,
Phone Line, ADSL)
1.7. Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder,
Camera, Camcorder)
1.8. Máy quét hình (Scanner)
5
1.9. Một số thiết bị khác
2. Về phần mềm
2.1. Hệ điều hành (Operating System)
2.2. Hỗ trợ gõ văn bản tiếng Việt (Vietnamese Keyboard Software)

2.3. Soạn thảo văn bản (Document Writing Processor)
2.4. Quản lý bảng tính (Spreadsheet Processor)
2.5. Dựng hệ thống trình chiếu, tương tác (Authoring Tool)
2.6. Hỗ trợ trình chiếu qua mạng (Presenter for LAN)
2.7. Duyệt thông tin web (Web Browser)
2.8. Tạo dựng, xử lý ảnh số (Digital Photo Processor)
2.9. Tạo dựng, xử lý âm thanh số (Digital Sound Processor)
2.10. Tạo dựng, xử lý phim số (Digital Video Processor)
2.11. Mô phỏng (Emulation)
2.12. Soạn giáo án điện tử (Lesson plan Software)
2.13. Soạn bài kiểm tra, đánh giá (Testing Processor)
2.14. Quản lý trường, lớp (School Management)
2.15. Một số phần mềm khác
Thực trạng
Với những yêu cầu nêu trên chúng ta thấy thực trạng trang bị cơ sở vật
chất CNTT cho các trường hiện nay là không đồng bộ cả về số lượng lẫn
tính chất. Việc mất cân đối này dẫn đến hiệu quả thấp trong việc dạy học
trên cùng một mặt bằng kiến thức. Giáo viên thuộc các trường ở các tỉnh khó
khăn sẽ không có cơ hội ứng dụng CNTT đa dạng như ở những thành phố
lớn có nhiều điều kiện thuận lợi.
Một vấn đề khác là việc lãng phí cơ sở vật chất CNTT đã xảy ra ở một
số nơi. Trong khi có rất nhiều nơi đang cần cơ sở vật chất CNTT để ứng
dụng vào dạy học thì cũng có một số nơi trùm mền một loạt các thiết bị
CNTT đặt tiền hoặc chỉ sử dụng để làm những việc không liên quan đến dạy
học (chơi trò chơi, tán gẫu,…).
Bên cạnh đó còn nổi lên một vấn đề là sự lãng tránh tiếp thu CNTT của
khá nhiều giáo viên. Một mặt họ không có thời gian cho việc này, mặt khác
họ ngại va chạm với những tài liệu bằng tiếng Anh đi kèm với các thiết bị
hay phần mềm.
Từ những thực trạng trên chúng ta thấy cần có những biện pháp khắc

phục, trong đó nổi lên những vấn đề như sau:
Về thiết bị
6
Chúng ta cần xem xét tất cả các tài liệu hướng dẫn liên quan đến thiết bị
để tận dụng các khả năng vốn có của thiết bị nhằm đạt hiệu quả cao nhất và
tránh lãng phí cho việc đầu tư. Hiện nay có những thiết bị tích hợp nhiều
tính năng giúp cho chúng ta tiết kiệm chi phí đầu tư và không gian sắp đặt.
Ví dụ hiện nay thị trường đang thịnh hành bộ máy 4 trong 1: In (printer),
Quét hình (scanner), Fax, Điện thoại (phone). Hay như máy quay phim kỹ
thuật số 3 trong 1: Quay phim (camcorder), chụp hình (camera), thu âm
(sound recorder).
Việc bảo trì và sử dụng thiết bị đúng cách cũng là một trong những vấn
đề lâu nay không được mọi người chú ý. Trong hầu hết các gói thiết bị đều
có hướng dẫn sử dụng và bảo quản thiết bị nhưng trong quá trình sử dụng
chúng ta đã bỏ qua một cách tùy tiện. Ví dụ đơn giản là nếu chúng ta để máy
in bị bám quá nhiều bụi sẽ dẫn đến hỏng hóc hệ thống cơ của máy và có khả
năng làm hỏng máy hoàn toàn. Do đó, huấn luyện sử dụng thiết bị cũng là
một việc cần làm. Chúng ta cần có chuyên gia về thiết bị để hướng dẫn cho
nhiều người cùng lúc nhằm chuẩn bị cho người sử dụng những kiến thức cơ
bản trong việc sử dụng, bảo trì và bảo quản thiết bị. Câu thành ngữ “không
thầy đố mày làm nên” luôn đúng, và chúng ta phải hiểu “thầy” không nhất
thiết phải là trực tiếp giảng dạy ta mà có thể là một cuốn sách do ai đó viết
để hướng dẫn hay nói cho ta biết về điều gì đó.
Về phần mềm
Chúng ta cần quan tâm đến kỹ năng sử dụng từng phần mềm. Hiện nay,
các phần mềm có rất nhiều chức năng nhưng chúng ta đã không khai thác
hết các chức năng đó để đạt hiệu quả cao trong việc dạy học. Ví dụ đơn giản
là nếu chúng ta chỉ sử dụng Power Point để trình chiếu nội dung bài giảng
(thay vì phải viết tay lên bảng) thì quá lãng phí. Cũng giống như phần cứng,
chúng ta cần có chuyên gia đào tạo sử dụng phần mềm và luôn tham khảo

những cẩm nang sử dụng phần mềm để tránh việc mò mẫm hoặc không nhận
ra các chức năng vốn có của nó.
Bản quyền phần mềm cũng là thách thức không nhỏ đối với việc ứng
dụng CNTT vào dạy học. Vì bản quyền phần mềm đang có giá rất cao so với
mức lương của chúng ta nên việc sử dụng trái phép phần mềm là khá phổ
biến. Việc trang bị phần mềm có bản quyền hiện nay chỉ còn biết trông chờ
vào Nhà nước hoặc tự triển khai các phần mềm miễn phí. Đối với mức độ
ứng dụng CNTT trong dạy học, chúng ta hoàn toàn có thể dùng các phần
mềm miễn phí theo bản quyền mã nguồn mở như bảng kê dưới đây:
Tên phần
mềm
Mục đích sử dụng Tài liệu tham khảo
Hệ điều Linux www .redhat.com ,
7
hành
(Operating
System)
www.linux.org , www.ubuntu.com
Hỗ trợ gõ
văn bản tiếng
Việt
(Vietnamese
Keyboard
Software)
Unikey www.unikey.org
Soạn thảo
văn bản
(Document
Writing
Processor)

Writer www.OpenOffice.org
Quản lý
bảng tính
(Spreadsheet
Processor)
Calc www.OpenOffice.org
Dựng hệ
thống tương
tác, trình
chiếu
(Auhtoring
Tool)
Impress www.OpenOffice.org
Duyệt
thông tin trên
web (Web
Browser)
Firefox www.firefox.com
Xử lý ảnh
số (Digital
Photo
Processor)
Picasa
Xử lý âm
thanh số
(Digital Sound
Processor)
Audacity
Phát triển
bài giảng điện

tử (Authoring
eXe />8
Tool)
Tạo bài
đánh giá
(Testing
Processor)
Emptest www.halfbakedsoftware.com/
Học liệu
mở (Open
Course)
OpenCourseWare
Về chính sách
Nhà nước cần quan tâm đến việc đầu tư đồng bộ ở mức tối thiểu cho tất
cả các trường để giáo viên có cơ hội tốt hơn trong việc ứng dụng CNTT vào
dạy học. Việc đầu tư này cũng cần gấp rút và đồng loạt vì máy vi tính là thứ
rất dễ lạc hậu (chu kỳ trung bình là 2 năm). Nhà nước có thể gặp khó khăn
về kinh phí nhưng chúng ta tin tưởng vào việc hỗ trợ của các nước phát
triển, miễn là chúng ta có một đề cương và phương thức triển khai rõ ràng.
Không chỉ đầu tư về thiết bị, Nhà nước cũng nên có chủ trương thực
hiện truyền thông đến từng con người trong hệ thống giáo dục về việc ứng
dụng CNTT vào dạy học, cũng như có chính sách hỗ trợ (nhất là phần ngoại
ngữ căn bản trong CNTT) để mỗi người được và tự nâng cao kỹ năng CNTT
của chính mình.
Trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học Tin học nói
riêng, kiểm tra và đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp
thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình đào tạo. Do vậy, chiến lược
phát triển giáo dục 2001-2010 nêu rõ:“ Đổi mới giáo dục bao gồm cả đổi
mới chế độ thi cử, tuyển sinh, xây dựng phương pháp, qui trình và hệ thống
đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng học sinh, sinh viên một cách khách

quan, chính xác, xem đây là biện pháp cơ bản khắc phục tính chất đối phó
với thi cử của nền giáo dục hiện nay, thúc đẩy việc lành mạnh hóa giáo dục
”.
Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi cách thức
kiểm tra đánh giá đã và đang là một hoạt động cấp thiết trong nhà trường
phổ thông hiện nay. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là một trong
những phương hướng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học, bởi kiểm
tra đánh giá là một bộ phận hợp thành rất quan trọng của quá trình dạy học,
kiểm tra đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học, việc
đánh giá chính xác kết quả học tập là cơ sở để có những quan điểm đúng đắn
trong quá trình dạy học.
9
Thực tế cho thấy hệ thống Giáo dục-Đào tạo nước ta hiện nay, mặc dù
mục tiêu đào tạo đã có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu và xu thế phát
triển của xã hội, phương pháp dạy học đã được nâng cao, nhưng cách thức
và công cụ kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang sử dụng thì chưa thực sự đổi
mới. Lâu nay, chúng ta hầu như chỉ sử dụng loại bài kiểm tra tự luận để đánh
giá kết quả học tập của học sinh. Loại câu hỏi có nhiều bất cập vì những câu
hỏi thường dài, tốn nhiều thời gian cho việc làm bài, khối lượng kiến thức
được kiểm tra hạn chế, khó sử dụng các phương tiện hiện đại trong kiểm tra
đánh giá chẳng hạn như máy vi tính.
Để góp phần khắc phục những nhược điểm trên, nhiều nước trên thế
giới đã và đang sử dụng dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá
thành quả học tập của học sinh. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức kiểm tra
trắc nghiệm đã được dùng khá phổ biến, từ năm học 2005-2006 Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã áp dụng thi trắc nghiệm khách quan cho kỳ thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
2.Phương pháp kiểm tra, đánh giá; phương pháp trắc nghiệm khách
quan
2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng và các hình thức kiểm tra-

đánh giá việc học tập của học sinh
a. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra:
Kiểm tra là quá trình giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của
học sinh. Các thông tin này giúp cho giáo viên kiểm soát được quá trình dạy
học, phân loại và giúp đỡ học sinh. Những thông tin thu thập được so sánh
với tiêu chuẩn nhất định.
- Đánh giá:
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về
trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và
nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm
của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh ngày một
học tập tiến bộ hơn. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng
điểm số theo thang điểm đã được quy định, ngoài việc đánh giá thể hiện
bằng lời nhận xét của giáo viên.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành
các mục tiêu đề ra cho việc học sau một giai đoạn học tập. Các mục tiêu này
thể hiện ở từng môn học cụ thể. Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ
nắm bắt kĩ năng kĩ xảo của học sinh theo yêu cầu của chương trình đề ra.
[Theo giáo dục học]
Kiểm tra và đánh giá là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Kiểm tra là để đánh giá, đánh giá dựa trên cơ sở của kiểm tra.
10
b. Vị trí, vai trò, chức năng và các hình thức của kiểm tra đánh giá
- Vị trí:
Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong
quá trình giáo dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai
đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo
với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.
Vị trí của kiểm tra-đánh giá trong quá trình giáo dục được thể hiện qua

sơ đồ dưới đây:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một bộ phận cấu
thành và là giai đoạn cuối cùng của quá trình dạy học.
Vị trí của kiểm tra-đánh giá trong quá trình dạy học được thể hiện qua
sơ đồ dưới đây:
Trong quá trình dạy học nói riêng và giáo dục nói chung, kiểm tra-đánh
giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thể thống
nhất trong quá trình đào tạo.
MỤC TIÊU
KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ
TRÌNH ĐỘ
XUẤT PHÁT
TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN
KIẾN THỨC
KỸ NĂNG
11

Mục tiêu
Nội dung
Phương
pháp
Hìnhthức
Tổ chức
Kiểm tra
& Đánh giá
Phương
tiện
Sơ đồ các thành phần quá trình dạy học

Sơ đồ cho thấy 6 nhân tố trên đều có mối liên hệ mật thiết với nhau và
tác động qua lại với nhau. Kiểm tra-đánh giá cho phép thẩm định chất lượng
của quá trình đào tạo, mặt khác nó tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối
với quá trình đào tạo, phương pháp đào tạo, thái độ học tập và giảng dạy;
đảm bảo sự nghiêm túc kết quả, công bằng, khách quan, tạo mối quan hệ
đúng đắn giữa thầy và trò, tạo điều kiện để công tác quản lý đào tạo có hiệu
quả. Như vậy, đổi mới kiểm tra-đánh giá sẽ có tác động tới quá trình dạy
học.
- Vai trò:
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, thông
qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp cho giáo viên thu
được những thông tin ngược từ học sinh, phát hiện thực trạng kết quả học
tập của học sinh cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết
quả đó. Đó là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động
12
học của học sinh và hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt
động học của bản thân.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một bộ phận hợp thành rất
quan trọng và tất yếu của toàn bộ quá trình dạy học. Kết quả toàn bộ quá
trình dạy học ở một mức độ quan trọng phụ thuộc vào việc tổ chức kiểm tra
và đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách đúng đắn. Công tác đánh
giá trong dạy học-giáo dục là một việc làm phức tạp, bởi lẽ kết quả cuối
cùng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố tác động.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vừa đóng vai trò bánh
lái, vừa giữ vai trò động lực của dạy học. Nó định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ
hoạt động dạy học và hoạt động quản lý giáo dục. Kiểm tra đánh giá có tác
động đến việc canh tân trong đào tạo. G.K.Miler đã khẳng định:“Thay đổi
một chương trình hoặc những kỹ thuật giảng dạy mà không thay đổi hệ
thống đánh giá, chắc chắn là chẳng đi tới đâu! Thay đổi hệ thống đánh giá
mà không thay đổi chương trình giảng dạy, có thể có một tiếng vang đến

chất lượng học tập hơn là một sự sửa đổi chương trình mà không sờ đến
kiểm tra, đánh giá, thi cử. ”
Trong mọi sự đánh giá, vai trò hàng đầu của kiểm tra, đánh giá là giúp
thực hiện được quyết định cho điểm, cho lên lớp. Vì quá trình đánh giá cung
cấp những cơ sở cho một sự phán xét về giá trị. Sự phán xét này cho phép
giáo viên ra được những quyết định sư phạm tốt nhất.
Kiểm tra, đánh giá không chỉ đóng vai trò kích thích mà còn đóng vai
trò dạy học. Kiểm tra, đánh giá là nhiệm vụ cần thiết nhất để tổ chức quá
trình dạy học, điều chỉnh quá trình dạy học, cũng như giúp chọn lựa những
phương pháp làm việc và tính chất tài liệu học tập, phân hóa bài tập một
cách hợp lý đối với học sinh.
Kiểm tra, đánh giá không những là một nhân tố dạy học mà còn là một
nhân tố kích thích. Hai yêu cầu này liên quan mật thiết với nhau: Nếu đánh
giá mà không kích thích học sinh học tập thì nó chỉ là nhân tố dạy học đơn
thuần và ngược lại nếu vai trò dạy học mất đi hay bị lu mờ thì tất yếu điều
đó sẽ được phản ánh lên tác dụng của đánh giá. Đánh giá càng chính xác bao
nhiêu, thì càng giúp giáo viên trong việc cải tiến, hoàn thiện được nội dung
đào tạo, quy định chính xác tài liệu, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức dạy học thích hợp bấy nhiêu.
Vai trò của kiểm tra đánh giá có thể được tóm lược thông qua từng đối
tượng cụ thể như sau:
- Đối với học sinh: Kiểm tra và đánh giá giúp cung cấp những thông tin
“ liên hệ ngược trong”, giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học. Qua
kiểm tra, đánh giá người học tự thấy mình đã tiếp thu những điều đã học đến
mức nào, có những lỗ hổng nào cần phải bổ khuyết trước khi bước vào một
13

×