Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

KIẾN THỨC NGÀNH XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.12 KB, 12 trang )

Kiến Thức Xây Dựng
Các thông số cầu thang nhà ở
Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi
nhà. Từ lâu nay, người phương đông quan tâm không những về tiện
nghi sử dụng mà cả về những điều kiêng kỵ, lành dữ của cầu thang
theo phong thuỷ học.
Theo quan niệm phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng
khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của toàn nhà. Vì thế điểm
khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng, và
được đặt vào cung “lành”, hướng tốt. Một điều rất cần thiết là số bậc
của mỗi tầng, cũng như của toàn thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc
kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”,
“Lão”, “Bệnh”, “Tử” như các nhà phong thuỷ vẫn quan tâm. Vì thế,
tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17...). Được như vậy sẽ đảm bảo
không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho
chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số
lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc
(chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính
như
một
bậc
thang
bình
thường.
Một số khái niệm và những thông số kỹ thuật với cầu thang nhà dân
dụng
- Chiều rộng của thân thang: Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện
nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m.
- Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ
chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với
khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600


mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang).
Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bạc thang trong nhà
thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300
mm.


- Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ không được
nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải thuận tiện trong
quá
trình
vận
chuyển.
- Chiều cao của lan can: Có liên quan mật thiết với độ dốc của cầu
thang, cầu thang không dốc yêu cầu lan can làm cao một chút.Thông
thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang
đến mặt trên của tay vịn là 900 mm.
Theo: Đô Thị
Ưu và nhược của nhà lệch tầng
Bản chất nhà lệch tầng là sự khác biệt về cao độ giữa các tấm sàn
hoặc các không gian. Vì vậy, làm nhà cao tầng cần phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, chẳng hạn như tính chất sử dụng không gian, sở thích
cá nhân, nhân khẩu trong gia đình, diện tích...
Có thể xuất phát từ sự cảm thấy đơn điệu trong những không gian
nhà ống vốn đều và thẳng, nên người ta muốn thay đổi, nhất là khi
điều kiện mặt bằng chật hẹp hoặc bị gò bó vào một khuôn khổ nhất
định thì việc thay đổi các cao độ sẽ mang lại dáng vẻ lạ lẫm, mới mẻ
cho không gian, đồng thời kèm theo nhiều ưu điểm khác.
Ưu điểm đầu tiên của nhà lệch tầng là giải quyết được vấn đề thông
thoáng (khi kết hợp với cầu thang, giếng trời) vì các tấm sàn không
kéo dài suốt mà thay đổi và tạo những ống hút gió xiên giữa tầng

này với tầng kia (tất nhiên phải có lối cho gió vào). Thứ hai, tầm
nhìn giữa các tầng đa dạng, phong phú, khả năng quan sát và đi lại
thoải mái, không nhàm chán. Cầu thang sau khoảng chục bậc lại có
thể đi vào được một tầng. Do đó, đa số các ngôi nhà lệch tầng đều
có chung cảm giác "là lạ", tạo cảm giác căn nhà như có nhiều không
gian, nhiều tầng và nhiều sự hấp dẫn. Ưu điểm tiếp theo là sử dụng
không gian hữu dụng hơn, chẳng hạn những khu phụ để xe, kho,
phòng cho người giúp việc... đặt nơi tầng trệt không cần cao, bên
trên là phòng khách hoặc bếp. Lệch tầng, có thể làm cao độ trần tùy


thích, không giống như nhà thẳng tầng có chiều cao "cứng".
Thế nhưng, nhà lệch tầng cũng có không ít nhược điểm. Thứ nhất là
tổng thể ngôi nhà về mặt giao thông bị chia ra bởi các cao độ khác
nhau nối với nhau bằng cầu thang nên gây một số bất tiện, chẳng
hạn như cứ ra khỏi cửa phòng là phải lên xuống cầu thang, nhất là
với nhà nhỏ. Điều này không phù hợp với người cao tuổi, trẻ em
hoặc người tàn tật. Nếu không làm toilet riêng theo từng tầng thì xảy
ra tình trạng từ tầng này phải lên tầng kia dùng toilet. Về cao độ, nhà
lệch tầng có thể sẽ không phù hợp với một số quy hoạch có bắt buộc
khống chế chiều cao từng tầng. Nhược điểm nữa là ở nhà lệch tầng,
tỷ lệ chiếm chỗ của ô cầu thang và các chiếu nghỉ thang luôn lớn. Về
mặt cơ động và đa năng hóa không gian, nhà lệch tầng cũng không
linh hoạt bằng nhà thẳng tầng vì không gian bị giới hạn khi đi lại,
chỉ phong phú trong điểm nhìn. Ngoài ra, khi thiết kế và thi công
nhà lệch tầng đòi hỏi tính toán kỹ cốt cao độ và bậc thang. Một số
nhà thầu thường tận dụng lý do này để tính giá thi công lệch tầng
cao
hơn.
Trong trường hợp nhà hẹp và dài, lệch tầng có thể kết hợp với không

gian cầu thang để thông thoáng chiếu sáng cho phần giữa nhà.
Nhưng với dạng mặt bằng ngắn hoặc gần vuông, làm thẳng tầng
hoặc áp dụng kiểu cầu thang thay đổi vị trí sẽ có tiện lợi về diện
tích.
Theo: nha-dep
Quy trình hoàn thiện nhà
Với những người lần đầu tiên xây nhà, cần biết rõ công đoạn nào sẽ
phải làm trước, công đoạn nào làm sau để tiết kiệm thời gian và chi
phí cũng như tăng tính thẩm mỹ. Những lời khuyên dưới đây sẽ có
ích.
1. Quan sát, đo đạc (đo kích thước tổng thể) hiện trạng để có thể
nắm được kích thước và hình dáng cơ bản của căn nhà bạn vừa mua.


2. Liệt kê nhu cầu sử dụng của căn nhà. Nhà có bao nhiêu người ở
hiện tại và tương lai, ghi rõ độ tuổi, giới tính của từng thành viên
trong gia đình. Dựa vào hiện trạng nhà và số người trong gia đình để
ước tính số phòng cần sử dụng, ví dụ như phòng khách, phòng bếp,
bao nhiêu phòng ngủ và phòng vệ sinh, cần phòng chức năng nào
khác nữa không? Dự kiến mức độ hoàn thiện của căn nhà và số tiền
định chi ra cho việc xây nhà (nếu bạn không biết cần bao nhiêu kinh
phí cho việc này thì có thể nhờ tư vấn của kiến trúc sư thiết kế).
3. Liên hệ với các công ty thiết kế kiến trúc và nội thất nhà ở (nhờ
người quen giới thiệu hoặc tìm kiếm thông tin trên Internet...) để có
được sự tư vấn hợp lý, cũng như tiết kiệm thời gian nhất. Khi trao
đổi trực tiếp với kiến trúc sư thiết kế, bạn càng cung cấp nhiều thông
tin (về gia đình, cách sinh hoạt, nhu cầu sử dụng cụ thể, phong cách
ưa thích, thông tin về quy hoạch chung của khu vực...) cho kiến trúc

càng

tốt.
4. Sau khi có hồ sơ thiết kế, cần tìm hiểu và lựa chọn nhà thầu xây
dựng (có thể nhờ ngay chính các công ty thiết kế giới thiệu). Căn cứ
vào hồ sơ thiết kế, đơn vị thi công sẽ báo giá (lập dự toán) chi tiết
các hạng mục xây dựng và thời gian, tiến độ thi công. Đây là giai
đoạn cần trao đổi rất kỹ lưỡng giữa chủ nhà và đơn vị thi công nhằm
đảm bảo chất lượng và tiến độ đúng như thỏa thuận giữa hai bên.
5. Trong quá trình thi công, nếu cẩn thận hơn, bạn có thể thuê một
đơn vị hay cá nhân có chuyên môn xây dựng với tư cách trung lập
để thay mặt gia đình bạn thường xuyên giám sát việc thi công.
KTS Bùi Việt Hoài
Công ty Kiến trúc A Cộng
Hòa quyện giữa đất và nhà
Khi bắt tay vào xây dựng nhà, cần chú trọng đến việc tính toán sao
cho ngôi nhà tương xứng với khu đất, tránh làm nhà lọt thỏm trong


đất hoặc ngược lại, chiếm hết diện tích đất. Điều này liên quan chặt
chẽ đến vấn đề sử dụng không gian sao cho hài hòa về quy mô, tiện
ích và khí hậu để tạo nên một nơi chốn yên bình và hoàn mỹ.
Việc xác định tầm vóc của ngôi nhà như thế nào so với khu đất thực
ra chỉ tương đối bởi nó phụ thuộc nhiều các yếu tố chủ quan như
mức độ kỳ vọng và khả năng tài chính của gia chủ. Tuy vậy, cũng đã
có một số các tiêu chí căn bản được đưa ra. Cũng đã có rất nhiều ví
dụ thực tế cho thấy, nếu không căn cứ trên một số tiêu chí thì sau khi
hoàn thành, công trình trở nên đối lập với toàn bộ khung cảnh và vẻ
đẹp
của
khuôn
viên

xây
dựng.
Đừng

lo

đất

hẹp!

Tại các đô thị, nhất là tại các thành phố lớn, khi mà tấc đất tấc vàng,
mảnh đất thường dài và hẹp, chỉ thích hợp với kiểu nhà ống, thì ngôi
nhà phải có tối thiểu 10 đến 20% diện tích là khoảng trống thông
thoáng ( giếng trời, hành lang, cầu thang. Điều này giúp hình thành
nên những miệng đối lưu không khí và đường dẫn khí luân chuyển
từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên (theo nguyên tắc khí nóng bốc
lên, khí lạnh đi xuống). Nguyên tắc này thông qua những giếng trời
để từ đó ngôi nhà được cân bằng khí với môi trường bên ngoài. Tạo
được sự nối tiếp từ không gian từ bên ngoài vào bên trong ngôi nhà
từ các không gian trống, không gian thông tầng, không gian giếng
trời luôn là một yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí sử dụng cũng
như mang lại chất "lãng mạn". Cần lưu ý nếu số tầng nhà càng
nhiều, chiều cao nhà càng lớn thì diện tích phần đất chừa ra làm
khoảng giếng trời càng cần linh hoạt mở rộng chứ không thể cố định
giống
như
nhà
thấp
tầng
được.

Hoành

tráng

đất

rộng

Nếu điều kiện khu đất có diện tích đất đủ rộng như đối với các biệt
thự và nhà vườn thì vấn đề xác định sự cân đối liên quan đến cách
thức bố trí khuôn viên sân vườn xung quanh. Theo lý thuyết phong


thuỷ, phép xem hình thế và định vị nhà trên đất luôn bắt đầu theo
tiến trình định trung cung - phân vùng cát hung - khoanh vị trí xây
nhà - lập nội minh đường và khuôn viên quanh nhà. Như vậy thì dù
đất có rộng cỡ nào (ví dụ trang trại) vẫn hoàn toàn có thể đặt ngôi
nhà không bị lọt thỏm bằng cách chọn vùng tốt của khu đất, sau đó
khoanh khu vực dự định làm nhà trong vùng tốt đó. Khu vực này sẽ
có khuôn viên riêng với nội minh đường của ngôi nhà, có thể làm
tường rào hoặc ngăn ước lệ bằng cây xanh, hồ nước... Khi đó, dù
miếng đất xây dựng bên ngoài có rộng lớn bao nhiêu thì ngôi nhà
vẫn được bao bọc ở bên trong của một khuôn viên vừa phải, không
bị tán khí hay lọt thỏm trong diện tích đất lớn.
Đối với đất nhà biệt thự hay nhà phố rộng khi xây dựng thường có
sân trước và sân sau. Tại sân trước ta không nên chừa diện tích quá
rộng quá dài (sân gấp hai đến ba lần chiều dài nhà là thuộc loại dài).
Theo nguyên lý âm dương trong phong thủy thì sân trước là vùng
dương, biểu lộ quan hệ đối ngoại, cần che chắn tránh "trực xung"
nhưng nếu làm dài rộng quá thì sẽ quá trống trải.

Nếu mua nhà có sẵn, sân trước dài rộng thì có thể khắc phục bằng
cách tạo những đường dẫn khí thông qua hệ thống cây trồng, ví dụ
trồng những cây thân thẳng và cao theo khoảng cách đều (cau cảnh
hay cọ), và những cây hoa có mùi thơm, màu sắc tươi vui để dẫn dắt
luồng khí; tránh trồng những cây ủ rũ, gai góc hoặc lá dày quá che
khuất tầm nhìn của nhà (từ trong ra cũng như từ ngoài vào).
Ngược lại khi sân trước quá nhỏ, thậm chí không đủ để đậu xe thì
ngôi nhà rất dễ bị "trực xung" do ngoại cảnh gây nên. Chấn lực, bụi
bặm, tiếng ồn và tầm nhìn xoi mói từ bên ngoài con đường sẽ tác
động vào người cư ngụ mỗi ngày, dù ngôi nhà có thể buôn bán thuận
lợi do gần đường nhưng về lâu dài không phải là nơi cư ngụ an lành.
Phương án này cũng có thể gia tăng không gian kinh doanh ở tầng 2
khi đặt một thang bộ ở khoảng giữa của gian kinh doanh. Khi đó,
không gian ở sẽ từ tầng ba trở lên, số lượng phòng ngủ là ba phòng,
tính
cả
tầng
áp
mái.


Bên

thẳng

bên

lệch:

Nếu diện tích khu đất tương đối rộng cho một ngôi nhà phố (chiều

ngang trên 6 m), tốt nhất là chỉ nên làm ngôi nhà về một bên và chừa
một phần nhỏ làm lối đi, sân cảnh hoặc các mảng trang trí. Ngôi nhà
nên xây theo phần thẳng của đất, làm cơ sở để đơn giản và thuận
tiện về kết cấu. Phần trồi sụt còn lại khi đó là diện tích trống có tính
chất trang trí bổ sung. Như vậy, phần diện tích chính bên trong nhà
luôn vuông vức ngay ngắn hai bên trái phải (phong thủy gọi là thanh
long và bạch hổ). Việc trang trí có thể dùng thêm cây xanh và đặt
đèn vào các góc bị khuất để gia tăng sinh khí.
Đất hình chữ L: Với trường hợp đất chữ L mà nở hậu, bạn có thể bố
trí theo cách dành khoảng trống được dùng làm sân nước phía trước
và thông thoáng cho phòng ngủ bên trên. Hoặc ngôi nhà có sân giữa
với hai phần trước, sau rõ rệt. Sân này cũng đóng vai trò thông
thoáng và dẫn khí cho các phòng ở giữa. Còn trường hợp khi nhà
hẹp không đủ chiều sâu, nên đặt cầu thang ngay vị trí nở hậu. Nói
chung, theo cách nào cũng nên xử lý vuông vức tại chỗ bị giật cấp.
Chữ L tóp hậu: Nên biến phần sau tóp hậu ấy thành không gian phụ,
chẳng hạn như cầu thang, nhà vệ sinh, sân trời... nếu phần này
không chiếm tỷ lệ lớn trong nhà. Khi gặp trường hợp đất chữ L mà
phần chính của ngôi nhà ở phía sau thì phía trước dùng làm sân
cảnh, chỗ để xe trước khi vào nhà.
Nguồn: tuvankientruc.com.vn
Những chi phí phát sinh khi xây nhà
Một trong những điều thường làm các gia chủ lo lắng nhất khi bắt
tay vào việc xây, sửa nhà là việc phát sinh về chi phí, thủ tục, tiến
độ…
KTS Lê Khanh Chí Thanh sẽ có những lời khuyên giúp bạn bớt nỗi
lo
về
việc
phát

sinh
này.


- Phát sinh thường gặp trong việc xây nhà là phát sinh về bản vẽ
Để xây dựng nhà, việc đầu tiên là người ta tìm đến KTS để nhờ họ
thiết kế cho mình một ngôi nhà hoàn hảo nhất. Và xung quanh bản
vẽ thiết kế sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh nếu chúng ta không tìm
hiểu kỹ và đồng nhất với nhà thiết kế. Những bản vẽ được sử dụng
trong quá trình xây nhà: từ bản vẽ phác thảo đơn giản đến bản vẽ chi
tiết, bản vẽ 3D, có sử dụng hình ảnh minh hoạ.
Nếu chủ nhà thay đổi bản vẽ theo ý thích, hay thay đổi 1 chi tiết nào
đó trên bản vẽ thì chi phí cho những lần chỉnh sửa cũng sẽ tăng lên.
Để giải quyết phát sinh này: Người chủ nhà cần phải biết mình thích
gì và nói rõ ràng ý thích của mình cho KTS, tránh sửa tới, sửa lui
nhiều lần. Giữa chủ nhà và người KTS phải có sự thống nhất ý
kiến.

kết
trên
bản
vẽ
đó.
- Phát sinh trong việc làm thủ tục giấy tờ khi xây dựng
Xin giấy phép là điều bắt buộc khi chủ nhà muốn xây nhà để căn
nhà được xây dựng hợp pháp. Nhưng giữa ý kiến của người chủ nhà
và kiến thức về luật pháp của chủ nhà thường không khớp nhau do
họ không hiểu rõ luật. Đôi khi chủ nhà đưa ý để kiến trúc sư thiết kế
một đằng và đi xin giấy phép một nẻo nên đã xảy ra vấn đề phát
sinh.

-

Phát

sinh

chi

phí

vật

liệu

xây

dựng:

Vật liệu xây dựng mỗi thời điểm sẽ khác nhau. Nếu kế hoạch làm
nhà được lập ra trước đó vài năm thì phải dự trù kinh phí vật liệu
xây dựng tăng theo giá thị trường. Do đó cần xem xét giá cả nhiều
nơi, chọn cho mình một nhà cung cấp vật liệu thích hợp. Có thể trao
đổi với người bán, ký hợp đồng ngay tại thời giá đó


Nhiều trường hợp phát sinh là do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật
liệu, chỉ nhìn hình, xem giá rồi quyết định chọn. Nhưng khi đi vào
thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn thế là
nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Đây là trường hợp gặp rất nhiều
trong xây dựng cũng như là việc chọn mua đồ nội thất.

Để khắc phục thì chủ nhà cần dự trù ngân sách phát sinh khoảng 2050%. Đi xem vật liệu thật kỹ trước khi quyết định mua. Lên ngân
sách
cho
việc
mua
vật
liệu.
- Tiến độ thực hiện cũng là một yếu tố làm phát sinh chi phí
Do đó cần phải chọn những nhà thầu có uy tín, ký hợp đồng với nhà
thầu về thời gian hoàn tất căn nhà để tránh chi phí phát sinh.

-

Phát

sinh

về

thiết

kế

nội

thất

Nhiều chủ nhà không để ý trước vấn đề nội thất này, nhất là về vấn
đề phong thủy. Khi đang xây dựng lại đưa thầy phong thủy về, rồi
lại thay chỗ đặt nội thất, đục ống nước, ổ điện… dẫn đến chi phí

phát
sinh.
Ngoài

ra,

còn



hai

trường

hợp

xảy

ra:

+ Nếu KTS vừa là người thiết kế - trang trí thì có thể dẫn đến tình
trạng phát sinh về đồ đạc, đồ nội thất, chất liệu...
+ Nếu người KTS riêng và người thiết kế - trang trí nội thất riêng thì
việc không thống nhất về quan điểm dẫn đến phát sinh về không
gian, đập phá lại cho phù hợp, sắp xếp đồ đạc trong nhà, vv...
Để khắc phục thì bạn nên chọn nhà thiết kế phù hợp. Thống nhất ý
tưởng trang trí với chủ nhà. Ký kết trên bản vẽ thiết kế đó.


- Một vài mẹo khác để hạn chế chi phí phát sinh trong xây dựng:

+

Phải

biết

mình

thích

gì.

+ Tìm hiểu kỹ nguyên vật liệu mình sẽ sử dụng để xây nhà. Nếu
được ký kết với người bán vật liệu ngay tại thời giá đó.
+

Dự

trù

kinh

phí

phát

sinh

từ


20-50

phần

trăm.

+ Tìm nhà thầu uy tín.
Giải mã bí kíp xây dựng các kim tự tháp Ai Cập cổ đại
Từ nhiều thế kỷ nay, nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu làm
thế nào mà người Ai Cập cổ đại có thể dựng lên các kim tự tháp
khổng lồ.
Và mới đây, một kiến trúc sư tại Đại học Khoa học Na Uy (NTNU)
cho rằng mình đã tìm ra câu trả lời cho bài toán cổ xưa và chưa cho
lời giải này.
Bị rối trí về trọng lượng của các khối đá nên các nhà nghiên cứu
thường có xu hướng xem xét 2 vấn đề: Làm thế nào mà người Ai
Cập cổ đại biết chính xác vị trí đặt các khối đá nặng khổng lồ? Và
làm sao mà vị kiến trúc sư trưởng có thể trao đổi những sơ đồ với độ
chính xác cao tới khoảng 10.000 người thợ xây dựng không biết
chữ?
Một cấu trúc nặng 7 triệu tấn
Hệ thống cấu trúc chính xác của kim tự tháp vĩ đại Khufu.


Đó là một trong những câu hỏi mà Ole J. Bryn - một kiến trúc sư,
một phó giáo sư tại Khoa Kiến trúc và Mỹ thuật thuộc Đại học
NTNU từng nghiên cứu khi ông bắt đầu khảo sát Kim tự tháp vĩ đại
của của Khufu ở Giza. Kim tự tháp của vua Khufu được biết tới với
tên gọi Kim tự tháp Cheops bao gồm 2,3 triệu khối đá vôi nặng
khoảng 7 triệu tấn. Với độ tao 146,6m, nó giữ kỷ lục là kiến trúc cao

nhất từng được xây dựng trong gần 4000 năm.
Điều mà ông Bryn phát hiện ra hoàn toàn đơn giản. Ông Bryn cho
rằng người Ai Cập đã phát minh ra các hệ thống lưới xây dựng hiện
đại bằng cách tách hệ thống đo lường của cấu trúc từ chính bản thân
công trình, do đó đã đưa ra phương pháp dung hòa mà ngày nay
được sử dụng trong nghề xây dựng và kiến trúc.
Đỉnh

tháp



chìa

khóa

Ông Bryn đã nghiên cứu các sơ đồ của 30 kim tự tháp Ai Cập cổ đại
nhất và phát hiện ra một hệ thống chính xác có thể giúp người Ai
Cập xây tới điểm cuối cùng và cao nhất của kim tự tháp - đỉnh tháp với một độ chính xác hết sức ấn tượng. Bằng cách khám phá và xây
dựng một sơ đồ của kim tự tháp, người ta có thể hoàn tất được bộ tài
liệu đề án hiện đại cho không chỉ cho 1 mà tất cả các kim tự tháp
của
mọi
thời
đại.
Theo ông Bryn, ngay khi người kiến trúc sư nhận biết được các
không gian chính của kim tự tháp, anh ta có thể vạch ra được dự án
xây dựng như anh ta có thể làm với một công trình xây dựng hiện
đại nhưng với các phương pháp đo lường và xây dựng lấy từ người
Ai

Cập
cổ
đại.
Trong một bài báo khoa học đăng hồi tháng 5.2010 trên Tạp chí
Nghiên cứu Kiến trúc Bắc Âu, ông Bryn đã thảo luận các vấn đề có
thể lý giải việc xây dựng hàng loạt các kim tự tháp Ai Cập bằng hệ
thống lưới xây dựng và không chỉ riêng việc xây dựng mà cả điểm
khởi
đầu
của
bản
phân
tính.


Một



đồ

mới

Nếu như những nguyên tắc theo bản vẽ của ông Bryn là đúng, thì
các nhà khảo cổ học sẽ phải có một "sơ đồ" mới mô tả các kim tự
tháp không phải là một tổ hợp"các khối đá nặng với cấu trúc xa lạ",
mà hơn thế nó là những cấu trúc chính xác đến mức kinh ngạc.
Những phát hiện của Ole J. Bryn sẽ được trình bày và giải thích tại
triển lãm Điểm đỉnh tháp tổ chức tại thành phố Trondheim (NaUy)
từ 13.9 đến 1.10.2010.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×