Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số giải pháp phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo (4 5) tuổi thông qua hoạt động góc theo quan điểm GD LTLTT tại trường mầm non nga thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
a. Thuận lợi.
b. Khó khăn.
c. Kết quả khảo sát.
2. 3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Thiết kế, xây dựng các góc hoạt động theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Giải pháp 2: Chuẩn bị học liệu, mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi cho
các góc theo các chủ đề giáo dục.
Giải pháp 3: Sử dụng các góc hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả.
Giải pháp 4: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt
động học và mọi lúc mọi nơi.
Giải pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu
phế thải làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chơi ở các góc.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với hoạt động giáo dục, bản thân và đồng nghiệp
- Đối với trẻ


- Đối với phụ huynh
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận.
- Kiến nghị
* Tài liệu tham khảo
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá
xếp loại kể từ khi vào ngành đến nay

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân nhằm mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, hình thành
ở trẻ những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, nó có ý
nghĩa vô cùng quan trọng bởi: Trẻ ở lứa tuổi này trẻ“Học bằng chơi, chơi mà
học”, trò chơi là động cơ thúc đẩy trẻ “học” và là tình huống hấp dẫn kích thích
trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá, thử nghiệm, cho phép mở rộng hiểu biết về
sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. Trong quá trình tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải
biết dạy cho trẻ chơi cái gì, chơi như thế nào? để đem lại kiến thức phục vụ cho
hoạt động học, nhằm phát triển tư triển tư duy của trẻ. Do đó, các góc chơi của
trẻ càng phong phú, hấp dẫn bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú của trẻ
chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế
giới xung quanh trẻ bấy nhiêu.
Từ thực tế mà tôi đã tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp, việc cho trẻ
chơi ở các góc, tôi nhận thấy rằng việc tổ chức cho trẻ chơi ở các góc không
phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện ở tất cả các lĩnh

vực như ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và đặc biệt là lĩnh vực tình cảm
xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau. Tuy
nhiên khi tổ chức chơi ở các góc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp tôi phụ trách
hiệu quả chưa cao. Giáo viên còn lúng túng khi xây dựng các loại kế hoạch và
thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ trong khi chơi và phát triển trò chơi cho trẻ.
Bên cạnh đó, do việc định hướng nội dung các hoạt động của trẻ trong giờ chơi
theo chủ đề giáo dục của giáo viên còn máy móc, dẫn đến tình trạng áp đặt trẻ
trong các góc chơi làm mất đi tính tự do, tự lực, tự lựa chọn vai chơi của mình.
Vì thế, kỹ năng chơi của trẻ còn bị hạn chế.
Ngoài ra, việc trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ chưa tạo sự gợi
mở và chưa khuyến khích trẻ tự hoạt động, khả năng phối hợp giữa các nhóm
chưa thật sự tự nhiên hòa quyện vào nhau trong một chủ đề nhất định, mối quan
hệ giữa các nhóm chơi còn rời rạc, chưa gắn kết, chưa có tác động tương hỗ, qua
lại và giúp trẻ cảm nhận được mối liên hệ ràng buộc của các mối quan hệ trong
cuộc sống.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức tốt các hoạt động vui
chơi cho trẻ. Đặc biệt là để giúp trẻ được chơi nhiều và trải nghiệm nhiều hơn
tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho
trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động chơi ở các góc theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Nga Thái” làm sáng kiến
kinh nghiệm của mình năm học 2018 - 2019 với mong muốn góp một phần nhỏ
bé trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong
trường mầm non thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học chung của nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1


- Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi Lớp
Hoa Mai trường mầm non Nga Thái nhằm đưa ra một số giải pháp phát triển
tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động góc theo quan điểm giáo

dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Khắc phục những hạn chế mà giáo viên đang còn lúng túng khi triển
khai tổ chức hoạt động góc theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi Lớp Hoa Mai trường mầm non Nga Thái
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu mọi thông
tin có liên quan đến đề tài để nắm chắc kiến thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Thái
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thực hành trải nghiệm tại nhóm lớp.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo thông tư số
28/2016/TT- BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016) sửa đổi bổ sung một số nội
dung của chương trình giáo dục mầm non nêu rõ:“Giúp trẻ phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ những chức
năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng
sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả
năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo” [2] đây là mục tiêu cơ
bản đòi hỏi các nhà giáo dục phải hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về
nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn
tiếp theo.
Trong cuốn “Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn về xây dựng trường mầm
non lấy trẻ làm trung tâm dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non”
nhóm tác giả Lương Thị Bình, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Thị Huyền... Nội
dung 1 chỉ rõ: Trẻ nhỏ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá

một cách tích cực về thế giới. Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông
qua nhiều hoạt động, trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui
chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận
và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất
cả trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ. Thông qua chơi, trẻ
được: Khám phá trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ. Phát triển tư duy
và kỹ năng giải quyết vấn đề. Thăm gia vào việc tổ chức, ra quyết định, lựa chọn
các vấn đề. Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo. Phát triển ngôn ngữ và các kỹ
năng giao tiếp. Rèn luyện kỹ năng hợp tác, thương thuyết và các kỹ năng xã hội
khác. Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thực hiện đến cùng. Phát
2


triển các kỹ năng vận động và tăng cường sức khỏe và trẻ học nhiều thứ theo
nhiều cách khác nhau.
Nội dung 4 đã nêu: Đặc thù của trẻ ở lứa tuổi này là bắt đầu làm quen với
tự nhiên xã hội, mọi thứ đều mới mẻ, do đó đồng hành với việc hình thành tri
thức cho trẻ, giáo viên cần hỗ trợ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, giúp trẻ
phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết, phù hợp với lứa tuổi
như: Mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia
sẻ… Rèn luyện cho trẻ biết cách bảo vệ bản thân, cách xử lý tình huống trong
từng hoàn cảnh cụ thể, cách kiểm soát cảm xúc, có một số kỹ năng tự phục vụ;
… hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc,
chuẩn mực, biết hợp tác, có trách nhiệm với bản thân, nó có tầm quan trọng
trong hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, và trong cuộc sống hằng
ngày của trẻ [1].
Việc phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc
học và phát triển toàn diện của trẻ. Phát triển tình cảm -xã hội chính là hình
thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, những hành vi tích cực giúp trẻ tham
gia vào cuộc sống hàng ngày, đó là yếu tố vô cùng thiết yếu, giúp trẻ học tập tốt

ở trường phổ thông sau này. Nói cách khác giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội
là trang bị cho trẻ kỹ năng sống để giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng, xã hội [4].
Tình cảm kỹ năng xã hội cũng chính là một trong những nội dung phản ánh mức
độ phát triển của nhân cách con người, nó được thể hiện những cảm xúc, thái độ,
những kỹ năng sống của cá nhân, những mối quan hệ và trách nhiệm xã hội của
con người với thế giới xung quanh. Tình cảm kỹ năng xã hội là một trong những
nội dung quan trọng trong Chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay [5].
Trong đó hoạt động góc có vai trò quan trọng trong sự phát triển tình cảm,
kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng. Trong quá
trình chơi của trẻ, nhờ có hoạt động trải nghiệm của bản thân sẽ hình thành ở trẻ
nhận thức, cảm xúc, thái độ và hành vi ứng xử, mối quan hệ của trẻ với con
người và thế giới xung quanh [6].
Chính vì vậy, giáo dục mầm non hiÖn nay đã và đang tiếp tục tìm ra
những phương pháp, giải pháp để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay
còn gọi là chơi ở các góc cũng như các hoạt động khác, chơi ở các góc được
phân bố như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ chơi ở các góc giúp
trẻ rèn trí nhớ, tính quan sát, kĩ năng phân biệt, kỹ năng giao tiếp… qua đó nhằm
giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở
trẻ một cách toàn diện.
Thông qua chơi ở các góc giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật
mà trẻ chưa hề thực hiện. Chơi ở các góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ
đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự
hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Chơi ở các góc giúp trẻ phát triển sự giao
lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Các góc hoạt động của trẻ “Góc sách
truyện”; “Góc chơi đóng vai”; “Góc xây dựng”, “Góc tạo hình”… [7].
Chơi ở các góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập
hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
3



trong các nhóm chơi của trẻ thông qua làm đồ dùng đồ chơi. Thông qua hoạt
động chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui
mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho
sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ
chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
Chính vì vậy, các nhà giáo dục khẳng định rằng, có thể rèn luyện tình cảm
và kỹ năng xã hội cho trẻ một cách hiệu quả qua các hoạt động mà trẻ yêu thích,
đáp ứng sự phát triển theo độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn, khi chơi các trò chơi phân
vai, trẻ tìm hiểu các biểu hiện của lời nói, ngôn ngữ giao tiếp thông qua các vai
trẻ đóng, từ đó trẻ sẽ khám phá ra việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào…
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4
- 5 tuổi, theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành tôi đã nhận thấy những
điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:
- Được Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng
phục vụ cho hoạt động đầy đủ, phòng học có diện tích rộng rãi, thoải mái phục
vụ cho giờ chơi, đặc biệt thoáng mát, có đủ ánh sáng.
- Giáo viên nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động
chơi đối với sự phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ.
- Trẻ thích thú khi được tham gia trò chơi trong các giờ học.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn
sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong
phú và đa dạng.
b. Khó khăn:
- Nhiều trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Phần lớn trẻ là con em
nông dân sống ở vùng nông thôn nên còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong
giao tiếp, chưa có kỹ năng chơi trong các góc hoạt động, chưa biết phân công
công việc, chưa biết lựa chọn công việc phù hợp, đặc biệt chưa sáng tạo trong

khi chơi. Đặc biệt một số trẻ trong lớp còn thụ động ít giao lưu trong giờ chơi.
- Thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít, hơn nữa đồ dùng
đồ chơi ở các góc phải luôn thay đổi theo từng chủ ®Ò, đồ dùng, đồ chơi phải
đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. Song còn một số phụ huynh
hay phê bình cô giáo hay cho trẻ chơi mà ít dạy cho trẻ tập viết, đọc chữ cái, làm
toán, …
c. Kết quả kh¶o s¸t:
Từ thực tế việc tổ chức cho trẻ chơi ở các góc tại lớp, tôi đã theo dõi và
nhận thấy rằng: Một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà chờ
cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa
góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, một số trẻ chưa biết sử dụng
đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ chơi ở các góc đạt tỷ lệ chưa cao được thể
hiện tại. Bảng khảo sát thực trạng chất lượng trẻ đầu năm học (Bảng 1 - Xem
phần phụ lục 1)
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy: Số trẻ chưa hứng thú trong giờ chơi,
chưa có kỹ năng chơi thành thạo, phân công công việc trong nhóm chơi còn hạn
4


chế, trẻ chưa biết lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình, trẻ chưa
tự sáng tạo các ý tưởng dẫn đến giờ chơi ở các góc đạt tỷ lệ thấp. Từ đó tôi đã
mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và đã đem lại kết quả khá khả thi như sau:
2.3. Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề
Chơi ở các góc là một trong những hoạt động có sức hấp dẫn, có tác động
mạnh đến sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Tổ chức tốt hoạt động này sẽ
phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, tôi đã lựa chọn
và tìm ra một số giải pháp tổ chức cho trẻ 4 - 5 tuổi tham gia chơi ở các góc có
hiệu quả đó là:
Giải pháp 1: Thiết kế, xây dựng các góc hoạt động theo quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.

Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tự làm việc
một mình hoặc trong nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ để xem
xét, tìm hiểu và khám phá cái mới và rèn luyện kĩ năng. Tạo môi trường góc cho
trẻ hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ
được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú hơn. Chính vì vậy tôi đã chú
trọng và thường xuyên trang trí và thay đổi một cách linh hoạt, hấp dẫn theo nội
dung chủ đề.
1.1. Thiết kế môi trường hoạt động trong các góc chơi tạo môi trường hấp
dẫn cho trẻ.
Vị trí các góc chơi đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường
cho trẻ hứng thú hoạt động. Nếu không được sắp xếp hợp lí, trẻ sẽ hoạt động
không thoải mái, các góc nhốn nháo… dẫn đến chất lượng giờ chơi ở các góc
không hiệu quả.
- Để đảm bảo cho buổi chơi đạt hiệu quả cao, trước hết, tôi đã chú ý đến
yếu tố như: Các góc chơi cần bố trí không gian phù hợp thuận lợi cho việc đi lại,
đủ không gian khuyến khích trẻ cùng hoạt động, giao tiếp qua lại với các nhóm
chơi, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ tình cảm, các phẩm chất cá nhân và một số kĩ
năng phù hợp.
Ví dụ: Góc chơi Gia đình nên sắp xếp gần góc chơi Bán hàng, Bác sĩ để
khuyến khích các thành viên của gia đình đi mua sắm….
- Góc chơi động và góc chơi tĩnh nên sắp xếp cách xa nhau để tránh gây
ảnh hưởng lẫn nhau. Đối với góc trọng tâm, tôi thường để một không gian rộng
hơn các góc khác vì ở góc này số lượng trẻ chơi thường đông hơn.
Ví dụ: Góc Gia đình thường cần một không gian tương đối rộng. Trẻ
tham gia góc Gia đình thường sẽ mở rộng hoạt động chơi của mình tới các góc
chơi khác như: đi chợ mua hàng, đi thăm người ốm, đi khám bệnh, đưa con đi
chơi công viên…
Vì vậy, tôi thường sắp xếp góc này ở gần khu vực trung tâm, với các đồ
dùng dụng cụ chơi mà trẻ thường xuyên thấy ở nhà như: tủ bếp, bếp nấu, xoong
nồi, bát đĩa… Đồng thời, khi phân bố các góc chơi, cần chú ý đến sự an toàn cho

trẻ, phải đảm bảo bao quát được trẻ trong quá trình chơi.

5


Cửa chính sau

Góc chơi
gia đình

Góc xây dựng,
lắp ghép

Góc mở
chủ đề
chính

Góc bán hàng
Góc sách
truyện

Góc âm
nhạc

Cửa chính trước
Khám phá
khoa học

Góc tạo
hình


(Hình ảnh: Sơ đồ bố trí, sắp xếp các góc hoạt động)
Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng tư duy trực quan
rất phát triển, vì vậy tôi thường sử dụng những hình ảnh mang tính tượng trưng
cho từng góc chơi khác nhau. Hình ảnh, màu sắc tươi sáng, hấp dẫn nhưng phải
đơn giản và mang tính gợi mở để tạo hứng thú khi trẻ tham gia hoạt động.
Ví dụ: Chủ đề: “Thế giới thực vật” Mảng chính tôi trang trí là một bức
tranh thể hiện tổng thể các loại thực vật như: Các loại cây, rau, củ, hoa quả. Tất
cả các hình ảnh được làm từ mảng rời để cho trẻ có thể tháo ra lắp vào một cách
thuận tiện. Thực hiện đến chủ đề nào thì tôi cho trẻ gắn hình ảnh đó lên.
Sang chủ đề: “Nước và các hiện tượng tự nhiên” hình ảnh tôi xây dựng là
2 chú cá heo với hình ảnh màu sắc bắt mắt.

(Hình ảnh: Trang trí mảng chính của chủ đề)
6


- Góc phân vai: Hình ảnh cô bán hàng, khu vực bán hàng tôi trưng bày các
mặt hàng do cô và trẻ cùng làm, các loại sản phẩm của quê hương (hàng thủ
công mỹ nghệ được làm từ cói, lõi, hàng nông sản… sau đó đặt một số câu hỏi
kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ:
+ Theo con mình sẽ đặt tên cho cửa hàng này là gì?
+ Bạn Hoa đặt tên là quầy bánh, còn ý kiến của con như thế nào?.. .

(Hình ảnh: Tổ chức cho trẻ chơi bán hàng ở góc phân vai)
- Góc sách truyện: Trang trí góc đọc sách: Để cho góc sách thực sự hấp
dẫn với trẻ, lôi cuốn trẻ, tôi sử dụng các gam màu sáng để trang trí góc này:
Thảm, đệm, các giỏ để sách…trưng bày các con rối, trò chơi, tranh ảnh, các tập
băng ghi âm hoặc băng hình về các câu chyện có trong giá sách, các sách do trẻ
tự sưu tầm, các con rối cho trẻ đóng kịch…

- Góc âm nhạc: Hình ảnh tôi lựa chọn sân khấu, hình ảnh bé trai, bé gái
đang múa hát, phía dưới trưng bày các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc được sắp xếp
phù hợp với trẻ.

(Hình ảnh: Xây dựng góc sách truyện, góc âm nhạc)
Hay với chủ đề: Thế giới thực vật
Tôi lại trang trí lớp và các góc bằng các loại cây, rau, củ, quả… và có thể
cho trẻ cùng làm một số rau hoa để trẻ chơi ở góc xây dựng, góc phân vai.
- Ở Chủ đề: “Phương tiện và luật giao thông” tôi đã làm một số
phương tiện giao thông như làm xe ô tô, máy bay, tàu thuyền để ở các góc,
7


các biển báo giao thông được gắn xung quanh lớp để trẻ biết được mình đang
học về chủ đề giao thông…
Ngoài ra, việc thay đổi vị trí hoặc bố trí sắp xếp lại một số góc sau mỗi
chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Các góc tôi bố trí
không gian phù hợp để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ, tạo ranh giới giữa
các góc để trẻ nhận biết từng góc một cách rõ ràng, tôi cùng với trẻ luôn thay đổi
vị trí các góc để tạo sự mới mẻ hấp dẫn cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc
bố trí xây dựng chơi ở các góc.
Ví dụ: Ở chủ đề: “Bản thân” góc xây dựng tôi bố trí ngay giữa mảng
tường đối diện với cửa chính, nhưng sang chủ đề: “Gia đình” góc xây dựng
được chuyển đến góc khám phá, góc khám phá chuyển sang góc thư viện và góc
thư viện chuyển sang góc khác nhưng vẫn đảm bảo góc thư viện có nhiều ánh
sáng và yên tĩnh, góc xây dựng đủ không gian cho trẻ chơi.
Các khu vực chơi được trang trí hấp dẫn với tên gọi với những hình ảnh
phù hợp giúp trẻ nhận biết khu vực chơi một cách dễ dàng. Tên góc đơn giản
gần gũi dễ hiểu đối với trẻ và phù hợp với nội dung từng chủ đề như: Đối với
góc xây dựng: Tôi cùng trẻ đặt tên: “Công trình xây dựng”, “Công viên bách

thú”; “Ngôi nhà của bé”, “Vườn hoa xuân”…Đối với góc phân vai: Khi thực
hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt tên: “Thư viện của gia đình bé”,
nhưng ở chủ đề “Thực vật”, góc sách tôi lại đặt tên “Thư viện các loại cây”…
và được viết to theo đúng quy định mẫu chữ và giúp trẻ làm quen với chữ viết.
Có thể dán thêm tranh ảnh ở góc này như một gợi ý về nội dung chơi cho trẻ
như: Tranh ảnh vẽ về ngôi nhà, nhà ở thành phố, nhà ở nông thôn, nhà chung
cư...
1.2. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng phù hợp.
Thiết kế môi trường, bố trí nguyên vật liệu trong khu vực chơi đảm bảo
tính thẩm mĩ mang tính mở, phù hợp với quá trình triển khai chủ đề và luôn tạo
sự mới mẻ hấp dẫn kích thích trẻ hoạt động. Không bày quá nhiều đồ dùng, đồ
chơi với mục đích trang trí. Nếu quá gọn gàng, ngăn nắp sẽ hạn chế các hoạt
động và không phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.
Đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu trong quá trình sắp xếp sao cho dễ lấy,
dễ lựa chọn phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương. Mỗi chủ đề giáo
viên cần thay đổi đồ chơi, thiết bị chơi để tạo cảm xúc mới và tăng cường hứng
thú hoạt động của trẻ.
Ví dụ: Đối với góc Xây dựng: Vật liệu được tôi sắp xếp trong các hộp
nhựa, trong rổ, vỏ hộp cũ được phân loại và ghi rõ nhãn mác theo từng loại như:
Khối vuông, khối chữ nhật, hàng rào, cây cảnh, dụng cụ để xây…
Hay đối với góc phân vai: Các đồ dùng bán hàng phải được phân ra từng
loại cụ thể không để lộn xộn giữa các loại đồ chơi.
Ví dụ: Với chủ đề: “Thế giới thực vật” khi cho trẻ chơi trò chơi bán các
loại sản phẩm của nhà nông là các loại rau, củ, quả, lúa gạo… tôi sắp xếp ra theo
từng chủng loại để trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ tìm khi tham gia trò chơi.
Ngoài cây xanh, tranh ảnh sản phẩm thủ công mỹ nghệ của địa phương...
tôi đã sử dụng chính những sản phẩm của hoạt động của trẻ để trang trí ở những
khu vực chơi.
8



Ngoài ra có thêm những bộ trang phục hoặc đồ dùng của người lớn phù
hợp với nội dung trò chơi để giúp trẻ tham gia vào trò chơi và thực hiện hành
động của vai chơi một cách biểu cảm hơn như bộ quần áo công nhân xây dựng,
mũ bảo hộ lao động, khẩu trang, xẻng, xô, bay, dao xây...
Trong góc chơi xây dựng bố trí nơi trưng bày các sản phẩm lắp ráp xếp
hình của trẻ gồm cả những sản phẩm đã hoàn thiện và những sản phẩm chưa
hoàn thiện. Việc này giúp trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ, kích
thích trẻ nảy sinh những ý tưởng mới trong trò chơi xây dựng.
Đồ dùng, đồ chơi bố trí ở các góc chơi luôn được bổ sung luân chuyển và
đổi mới phù hợp với chủ đề giáo dục.
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật”góc bán hàng trưng bầy là những
loại cây, rau, hoa, củ quả… nhưng sang chủ đề “Thế giới động vật”góc bán
hàng lại được thay bằng thực phẩm, vật nuôi…
Hay: Một số đồ chơi của trẻ đã sử dụng lâu ở góc chơi “Gia đình” như: bộ
ấm chén hoặc đồ dùng, trang phục cho em bé, búp bê… có thể chuyển sang để
chơi “Bán hàng”, trong “Cửa hàng đồ chơi gia đình”.
Đồ dùng đồ chơi phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, thích hợp với
điều kiện, đặc điểm địa phương và thường xuyên luân chuyển giữa các góc để
gây hứng thú cho trẻ đồng thời sử dụng cho nhiều hoạt động khác.
VÝ dô: Có thể sử dụng quả cam, quả chuối, quả ổi để cho trẻ học so
sánh, phân loại nhằm phát triển các kĩ năng tư duy (ở góc học tâp). Có thể sử
dụng chúng để chơi đóng vai hoặc để phát hiện vật chìm nổi tuỳ theo chất liệu
cụ thể…
Trang trí lớp học, tạo môi trường góc tốt chúng ta sẽ thu hút được trẻ chơi
tốt hơn, bộc lộ được các kĩ năng trong cuộc sống thông qua vai chơi.
Ngoài ra, để kích thích sự tò mò, ham hiểu biết ở trẻ tôi luôn quan tâm bổ sung
thêm học liệu tạo sự mới mẻ, hấp dẫn tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các góc
hoạt động. Thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp đồ chơi và vệ sinh
các góc chơi sạch sẽ đảm bảo an toàn khi tham gia chơi.

Tạo nhiều góc chơi trong lớp và ngoài trời, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo
đồ dùng đồ chơi bằng nhiều cách sáng tạo khác nhau. Tạo cơ hội cho trẻ lựa
chon học liệu và hoạt động
Ví dụ: Tận dụng góc chơi ở gầm cầu thang để bố trí cho trẻ thư viện sách.
Khu chợ quê góc sân vườn, …
Kết quả: Lớp học được trang trí đẹp mắt, sáng tạo, phù hợp. Các góc hoạt
động được bổ sung đồ dùng, đồ chơi, xắp xếp, phân bố hợp lý thuận tiện cho trẻ
tham gia hoạt động trải nghiệm. Trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. Biết
lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
Tham gia tích cực cùng cô tạo ra đồ dùng, đồ chơi theo các chủ đề giáo dục.
Giải pháp 2: Chuẩn bị học liệu, mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi
cho các góc theo các chủ đề giáo dục.
Chúng ta biết rằng, đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động
chủ đạo. Vì vậy, khi trẻ chơi cần phải có phương tiện chơi kèm theo, đó chính là
những đồ dùng đồ chơi, học liệu phục vụ cho trò chơi mà trẻ đang chơi. Nếu
9


thiếu những đồ chơi, học liệu đó trẻ không thể thao tác với vai chơi và tạo ra sản
phẩm trong quá trình chơi được.
Chính vì vậy, để có đồ chơi đầy đủ cho trẻ hoạt động tại các góc thì ngay
từ đầu năm học 2018 - 2019 tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng
chủ đề, trong đó xác định rõ những đồ dùng đồ chơi nào cần mua để tham mưu
với Ban giám hiệu. Những đồ dùng nào cần làm để để bổ sung thêm cho góc
chơi thêm phong phú, hấp dẫn để giúp trẻ hứng thú hoạt động trải nghiệm tại các
góc phù hợp với từng chủ đề, từng nội dung.
Ví dụ: Xác định những đồ dùng, đồ chơi cần tham mưu mua sắm: “Chủ
đề “Gia đình”
+ Ở góc xây dựng, lắp ghép: Gạch, xốp, đồ chơi lắp ghép
+ Góc phân vai: Bộ đồ chơi bác sĩ (trang phục bác sĩ, mũ có hình chữ

thập, ống nghe, cập nhiệt kế, bơm tiêm, các vỏ hộp thuốc..), Bộ đồ nấu ăn
(xoong nồi, bát, đĩa, thìa, dao, thớt..). Bán hàng (hoa quả, rau củ, tranh ảnh về
chủ đề, đồ lưu niệm, các loại nước giải khát..).
+ Góc tạo hình: Giấy màu, giấy A4, bút chì, bút sắp màu, kéo, hồ dán..
+ Góc thiên nhiên: Thùng tưới, xô, chậu, ca, cốc, nước, khăn ẩm, xô rác.
+ Góc học tập: Tranh truyện, các loại tranh ảnh về chủ đề…
Hay xác định những đồ dùng tự làm để bổ sung cho các góc như:
+ Ở góc xây dựng, lắp ghép: Ngôi nhà bằng bìa cát tông, hàng rào bằng ke
điện, các loại cây, hoa làm bằng len, xốp màu, bằng cói, cành cây khô…
+ Góc phân vai: Làm chiếu cói, làn cói cho trẻ đi chợ, xoong nồi, ấm
chén, phích nước… làm bằng vỏ chai nhựa, vỏ sữa chua các loại.
+ Góc tạo hình: Chuẩn bị cói lõi, bẹ ngô, lá chuối, lá mít... cho trẻ làm
bánh gai, con trâu, con cào cào…
+ Góc thiên nhiên: Làm xô, bình tưới bằng chai com pho cho trẻ tưới cây
+ Góc sách truyện: Sách báo cũ, hình ảnh gia đình trẻ để hướng dẫn trẻ
làm Abum gia đình.
Đối với đồ dùng cần mua tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu để huy động
nguồn lực từ phụ huynh đóng góp trong đó xác định rõ số lượng cần mua, dự
kiến giá tiền thời gian huy động.
Đối với đồ dùng tự làm: Để có nhiều nguyên vật liệu tôi đã tuyên truyền
và gợi ý cho phụ huynh tận dụng những nguyên học liệu sẵn có như: Chai lọ
nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ chai dầu gội, vỏ chai sữa tắm, lọ dầu rửa bát, lọ com pho
cành cây khô, len vụn, rơm, rạ, sách báo, tranh ảnh cũ, bìa cát tông, giấy màu, rổ
rá, tre, giấy vệ sinh, giấy ăn, xốp. Đặc biệt Nga Sơn là nơi có nghề truyền thống
là nghề trồng cói và dệt chiếu, có nhiều hàng thủ công mỹ nghệ do vậy tôi đã
tuyên truyền phụ huynh gia đình nào có cói, lõi hoặc nhứng lá chiếu đã bị rách
bỏ đi đem tới lớp để cô và trò cùng thiết kế đồ dùng, đồ chơi.
Sau khi đã có nguồn nguyên vật liệu tôi tiến hành xử lý, làm sạch, phân
loại và tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi ngay từ đầu năm học để khi vào học
chính thức trẻ đã có đồ chơi để chơi. Trong quá trình tổ chức các hoạt động góc

ở các chủ đề tôi thường xuyên làm những đồ chơi mới thay thế những đồ chơi
cũ để tạo sự hấp dẫn, tò mò ở trẻ. Đặc biệt cho trẻ tham gia hoạt động làm đồ
dùng đồ chơi tại các góc cùng cô. Cô hướng cách làm để trẻ thực hiện. Với các
10


chủ đề khác tôi đều chủ động thực hiện tốt. Chính vì thế, lớp tôi luôn được Ban
giám hiệu đánh giá cao trong các cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi ở trường.
Nhờ thực hiện tốt biện pháp này mà đến nay lớp tôi đã có đầy đủ đồ dùng
đồ chơi cần thiết, nguyên học liệu đa dạng và phong phú, phù hợp với các góc
chơi. Trẻ rất thích hoạt động và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Từ chỗ là một lớp
luôn đánh giá là tạo môi trường hoạt động chưa tốt thì đến nay lớp tôi được đánh
giá đã tạo được môi trường hoạt động phong phú đa dạng gây hứng thú đối với
trẻ.
Giải pháp 3: Sử dụng các góc hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm một cách hiệu quả.
Chơi ở các góc là một hoạt động quan trọng cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non. Vì vậy, nó phải được tổ chức một cách thường xuyên và liên tục. Bởi
qua các trò chơi trẻ được thực hành trải nghiệm, được giao tiếp với bạn bè thông
qua đó ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội, nhận thức của trẻ được phát triển một
cách toàn diện. Tuy nhiên khi tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm kĩ năng
xã hội cho trẻ mẫu giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Tôn trọng đặc
điểm cá nhân của mỗi trẻ. Trẻ được sống và giáo dục trong môi trường tích cực,
thân thiện, ở đó mỗi trẻ đều được yêu thương, chăm sóc, an toàn và được đối xử
công bằng. Giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội được thực hiện thường xuyên,
trong tất cả các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, gắn với các tình huống
thực tiễn hàng ngày trong cuộc sống của trẻ. Tăng cường cho trẻ tham gia các
hoạt động trải nghiệm, thực hành. Giáo viên luôn làm gương là hình mẫu trong
cách thể hiện cảm xúc, các hành vi giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.
- Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội trong góc xây dựng:

Trong quá trình xây dựng, giáo viên tạo cho trẻ nhiều cơ hội để hợp tác
với các bạn giúp đỡ bạn khi bạn cần. Trước khi xây dựng, giáo viên gợi ý để trẻ
biết phân công, biết phối hợp hoạt động cùng nhau. Trong quá trình hoạt động
giáo viên tạo tình huống để trẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, biết chia sẻ, hợp tác
với nhau. Giáo viên khích lệ trẻ để tạo niềm say mê, kiên trì hoàn thành công
trình xây dựng, trẻ cảm thấy tự hào về công trình của mình và cùng bạn chia sẻ
niềm vui. Bên cạnh đó, muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một
cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có
một biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc.
Cô phải nắm đuợc nhu cầu chơi của trẻ. Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì giáo viên
cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi.
VÝ dụ: Trong trò chơi xây dựng thì cô phải hiểu được ý nghĩa của trò
chơi xây dựng đối với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ
những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy,… với những dạng kích thước khác nhau trẻ
có thể lắp ghép, xây dựng nên những công trình khác nhau như: xây công viên,
xây trường học, …; hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, vỏ ốc, đá, sỏi,
… trẻ xây nên vườn trường, vườn cây, ao cá … trong những công trình đó sáng
kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét.
Để giúp trẻ liên kết giữa các góc chơi với nhau tạo thành một thể thống
nhất tôi gợi ý để trẻ thực hiện.
Ví dụ: Xây dựng “Vườn cây của bé”.
11


Tôi đến góc xây dựng và nói “Xin chào các bác. Hôm nay các bác đang
xây gì vậy? (Xây dựng vườn cây của bé bác ạ) Trên đường tới đây tôi thấy trại
giống cây trồng Nga Sơn đang thông báo có rất nhiều loại giống tốt các bác hãy
cử người tới mua đi kẻo hết đấy. Tiếp theo tôi đến góc tạo hình và nói: Ôi các
cô, các chú họa sỹ vẽ được nhiều cây, hoa đẹp nhỉ các bác xây dựng sắp khánh
thành công trình vườn cây của bé rồi chúng ta hãy mang tặng quà cho các bác ấy

nhé… Cuối cùng tất cả các góc chơi tập trung về góc xây dựng và cùng lắng
nghe bác thợ cả giới thiệu về công trình của mình và cắt băng khánh thành.
Khi trẻ chơi tôi để trẻ tự thể hiện những hiểu biết của mình, tự chọn vai
mà trẻ thích, tự giao lưu với bạn trong nhóm. Cô là người quan sát, theo dõi trẻ
làm gì, nói gì, đồng thời cô can thiệp đúng lúc để trẻ chơi một cách tự nhiên.
Ví dụ: Chủ đề “Nước và một số hiện tượng tự nhiên”
Cho trẻ “Xây dựng công viên nước” Tôi đến bên đặt câu hỏi gợi mở và
tham gia chơi cùng trẻ.
+ Chào các bác xây dựng! Hôm nay các bác xây gì? (Chúng tôi xây hồ
bơi) Ai là thợ cả? (Là bác Huy)
+ Theo ý bác đầu tiên chúng ta phải làm gì? (Xây bờ hồ).
+ Tiếp theo các bác xây gì nhỉ? (các bến tắm,và các khu nghỉ hóng mát, ô
che nắng…)
+ Tôi cũng nghĩ thế, các bác hãy vận chuyển nguyên vật liệu ra nào.
+ Hồ bơi cần có những dụng cụ gì khi xuống bơi, tắm? (Phao bơi)
+ Còn bác nào đi mua vật liệu, bác nào mua cây xanh về trồng?
+ Tôi thấy khu vực này các bác nên trồng thêm các loại cây bóng mát cho
đẹp nhé. Cứ như thế tôi dùng câu hỏi mở nhằm gợi ý cho trẻ các nội dung chơi
phong phú.
Từ các trò chơi và các góc chơi xây dựng giúp trẻ yêu mến, quý trọng các
bác công nhân, trân trọng các ngôi nhà, các công trình xây dựng. Đồng thời trẻ
sẽ rèn luyện được sự kiên trì, củng cố những biểu tượng bền vững về các công
trình xây dựng. Trẻ bước đầu biết phân công, biết phối hợp các hoạt động cùng
nhau, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, biết chia sẻ, hợp tác với nhau trong quá trình
hoạt động cùng nhau. Khi trẻ hoàn thành xong công trình cô cần động viên,
khích lệ trẻ để trẻ tự hào về công trình của mình và cùng bạn chia sẻ niềm vui.
Trong qua trình trẻ chơi có thể xảy ra các tình huống không mong muốn
như: “Giật đồ chơi”, “Xô đẩy”, “Vô tình làm hỏng hình xếp của bạn”, “Bạn mới
vào nhóm và chơi một mình”,…
Tôi có thể trực tiếp tác động trong các tình huống này, chẳng hạn nói với

trẻ: “Cô thấy con đang tức giận khi các khối xếp hình bị đổ. Cô có thể giúp con
xây dựng lại cái tháp được không”; hoặc “Con rất tốt bụng khi chia sẻ đồ chơi
với Bạn An”,… Từ đó phát triển tình cảm ở trẻ biết quan tâm, chia sẻ với bạn
khác. Phát triển kỹ năng hợp tác, chia sẻ, lắng nghe, thảo luận để cùng nhau thực
hiện công việc.
- Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội trong góc đóng vai:
Được nhập các vai khác nhau giúp trẻ biết thể hiện tình cảm yêu mến
những người thân trong gia đình và những người xung quanh. Từ đó, giúp trẻ
học cách cư xử với bạn, hợp tác với bạn, dọn dẹp đồ chơi. Học các quy tắc trong
12


cuộc sống, trò chuyện đóng vai các vai trò xã hội khác nhau. Có những hành
động đúng trong cuộc sống như biết vâng lời ông bà bố mẹ; biết quan tâm, chăm
sóc người xung quanh. Vì vậy, cần khai thác các tình huống khi trẻ thể hiện vai
chơi, hướng dẫn trẻ thể hiện những hành vi tốt như: Biết quan tâm, chia sẻ,
chăm sóc mọi người xung quanh.
Ngoài ra, cô cũng có thể đóng vai điều chỉnh hành vi của trẻ một cách tự
nhiên. Kết thúc trò chơi, cô nhận xét trò chơi việc thể hiện vai chơi của trẻ giúp
điều chỉnh vai chơi ở buổi chơi khác nhau như: Để trẻ chơi trò chơi đóng vai gia
đình. Tôi gợi ý và đặt câu hỏi cho trẻ: Các con có biết ngày 8/3 là ngày gì
không? (Ngày 8/3 là ngày lễ của bà, của mẹ,…) Vậy ở nhà, bố và các con
thường làm những gì để mẹ vui nào? Có thể là chuẩn bị một bữa ăn thật ngon có
món ăn mẹ thích, cắm hoa, cả nhà đi chơi… qua đó để hướng dẫn trẻ đóng vai
một gia đình tổ chức ngày 8/3 cho mẹ.
Cho trẻ thực hành trải nghiệm chế biến các món ăn yêu thích. Tuy nhiên
khi cho trẻ tham gia các hoạt động nấu ăn ở trường phải có sự hướng dẫn và
tham gia giúp đỡ của cô bởi đây là hoạt động nấu ăn thật do đó mọi đồ dùng,
dụng cụ để trẻ thực hiện cô phải hướng dẫn một cách kỹ càng tránh xảy ra tình
trạng không đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng dao gọt, bếp ga…


( Hình ảnh: Cho trẻ thực hành trải nghiệm nấu ăn tại trường)
13


Với vai trò là người giáo viên tôi luôn tuân thủ các bước thực hiện khi tiến
hành tổ chức chơi ở các góc. Mỗi chủ đề tôi tìm cho mình một cách ổn định tổ
chức và gây hứng thú riêng để trẻ không bị nhàm chán, luôn mở rộng hiểu biết.
Ví dụ: Tôi trong vai là một cô Bác sỹ mặc áo Blu trắng đến và hỏi trẻ:
(Cô xin chào tất cả các con, cô xin tự giới thiệu cô tên Là Thủy bác sỹ nha khoa
của bệnh viện đa khoa Nga Sơn hôm nay cô muốn cùng các con tham gia khám
sức khỏe cho người nghèo nhé... Rồi hướng cho trẻ chơi trò chơi Bác sỹ.
+ Đồ dùng dụng cụ của bác sỹ gồm những gì?( Áo blu, tai nghe, panh,
bơm kim tiêm, thuốc….). Nơi bác sỹ làm việc gọi là gì? (Bệnh viện, phòng
khám đa khoa, trạm xá..
Hay khi trẻ đang chơi trò chơi xây dựng “Bể bơi” cô có thể đặt câu hỏi để
trẻ bộc lộ cảm xúc của mình khi vừa xây xong công trình.

(Hình ảnh: Trẻ tham gia chơi các góc chơi theo nhóm)
Hay: Quan sát trẻ đang chơi ở góc nấu ăn, có hai trẻ cùng nấu đi nấu lại một
món rau cải tôi đến bên và hỏi: Hai bác nấu gì thế? (Chúng tôi nấu canh rau cải).
Thế có ai nấu cơm chưa? (Chưa ạ) Vậy ai sẽ nấu đây? (Để tôi nấu cho - Trẻ nói).
Thực đơn hôm nay ngoài cơm và canh còn có gì? (Còn có tôm xốt cà chua nữa).
Thế bác nào biết nấu món tôm xốt cà chua? (Trẻ nói: Để tôi nấu cho). Nấu món
tôm xốt cà chua như thế nào hả bác? (Trẻ trả lời). Một mặt tôi vẫn để trẻ tự điều
khiển trò chơi của mình, một mặt tôi đã tác động lên tiến trình chơi của trẻ một
cách khéo léo. Đối với những trẻ đã có kỹ năng chơi, tôi dạy trẻ kỹ năng mới
khó hơn, thể hiện được vai trò trung tâm của trẻ.
- Đối với trẻ đã thành thạo kỹ năng chơi tôi quan sát theo dõi và tác động để
trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình.

Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi “Bán hàng” Trẻ bán phải biết được tên các mặt
hàng, biết mời chào khách biết trả lại tiền thừa cho khách… Ngược lại người
mua hàng phải biết được tên mặt hàng mình cần mua, biết nhận lại đủ tiền thừa,
biết cảm ơn người bán khi ra về..
Trẻ chơi trò chơi nấu ăn tôi đến bên và hỏi trẻ: Thực đơn hôm nay có những
gì? (Trẻ kể ). Bác nào đi chợ? Nhớ mua thực phẩm đúng thực đơn nhé! Bác bếp
14


trưởng, bác định bố trí bếp như thế nào? (Chúng tôi bố trí bếp một chiều: Đây là
bàn sơ chế, đây là bàn chế biến, còn đây là bàn chia ăn). Việc sử dụng câu hỏi
theo hệ thống lô gíc có tính chất định hướng giúp trẻ chơi tự tin, thành thạo và
có hồn.
- Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội trong góc nghệ thuật:
Ở góc này trẻ được thỏa sức sáng tạo với các loại nguyên vật liệu đa dạng,
với các trang phục nghệ thuật biểu diễn, trẻ có thể là nhà thiết kế, là ca sỹ, họa
sỹ qua đó giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp sáng tạo ra các đẹp và bảo vệ cái đẹp
đồng thời cũng qua đó giáo dục trẻ tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con
người Việt Nam.
Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là
trường mầm non” sau đó trò chuyện với trẻ về chủ đề, mời trẻ chọn góc chơi, vai
chơi mà trẻ thích.
Hay: Ở chủ đề gia đình tôi cho trẻ “Tô bức tranh thể hiện hành động đúng
khi chơi với bạn” Cô gợi ý cho trẻ thảo luận xem trong 4 bức tranh vẽ gì?
+ Tranh 1: Bạn nam đang ôm hết đồ chơi không chia cho bạn nữ.
+ Tranh 2: Bạn nam và bạn nữ đang chơi cùng nhau.
+ Tranh 3: Bạn đang tranh giành đồ chơi.
+ Tranh 4: Bạn nam và bạn nữ đang cùng nhau ăn bim bim.
Sau khi thảo luận xong tôi cho trẻ lựa chọn những bức tranh thể hiện những
hành động đúng trong khi chơi với bạn. Yêu cầu trẻ chọn và tô màu những tranh

vẽ có hành động đúng theo ý thích. Từ đó giáo dục trẻ kỹ năng chia sẻ rèn luyện
kỹ năng tạo hình: tô màu…
- Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội trong góc khám phá khoa học, thiên
nhiên:
Ở góc này trẻ được khám phá và thực hành trải nghệm, làm các thí nghiệm,
thực hành các sự vật hiện tượng, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội:
Ví dụ: Trò chuyện và giới thiệu với trẻ về một số loại cây cảnh qua tranh
ảnh hoặc qua quan sát thực tế. Đề nghị trẻ lựa chọn loại cây cảnh mà trẻ muốn
trồng hay muốn chăm sóc. Gợi ý và góp ý cho những đề xuất của trẻ để hướng
trẻ đi tới sự lựa chọn:
+ Tại sao con lại muốn trồng cây này? Nếu trồng cây này thì trồng ở đâu?
Liệu có đủ chỗ cho cây lớn không? Chúng ta đã biết gì về cách chăm cây này
chưa? Không biết cây này có mùi như thế nào?
Cùng trẻ chuẩn bị nơi định trồng cây, gieo hạt (góc vườn, khay đất…),
chọn cây/chọn hạt… Hướng dẫn trẻ các bước gieo hạt, trồng cây/ tưới cây. Hàng
ngày nhắc nhở trẻ chăm sóc và quan sát sự lớn lên và phát triển của cây. Cùng
trẻ trò chuyện, chia sẻ về những ấn tượng thu được trong quá trình chăm
sóc/trồng cây. Thông qua đó giáo dục trẻ yêu thích cây cối, chăm sóc cây cối.

15


(Hình ảnh: Cho trẻ thực hành trải nghiệm theo dõi sự phát triển của cây)
Hay: Cùng trẻ thảo luận về các con vật (tên gọi, mầu sắc, tiếng kêu, các
loại thức ăn…). Hỏi trẻ muốn cho con vật ăn cần phải làm những công việc gì?
Cùng trẻ tự tay chuẩn bị thức ăn cho con vật (lấy thức ăn để vào khay đựng, lấy
nước…)
Hàng ngày nhắc nhở trẻ chăm sóc con vật. Cùng trẻ trò chuyện, chia sẻ về
những ấn tượng thu được trong quá trình chăm sóc con vật. Giáo dục trẻ biết yêu
mến con vật. Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ con vật.

Khi triển khai góc chơi tôi căn cứ khả năng của trẻ mà hướng dẫn (can
thiệp) kịp thời đúng lúc, đúng tình huống và đúng cách.
- Đối với những trẻ nhút nhát, ít sôi nổi, hứng thú chơi không bền thì tôi
chơi cạnh trẻ. Tôi sử dụng cùng một loại đồ chơi và chơi cùng một trò chơi
giống trẻ.
Ví dụ: Trong khi trẻ đang chơi: Quan sát thấy một cháu ở góc sách đang
cầm cuốn sách lật đi lật lại, tôi đến cạnh và nói: “ Tôi cũng rất thích xem tranh
truyện này, bác cho tôi cùng xem với nhé…” thế rồi tôi cầm sách đúng chiều,
giở lật từng trang từ trái sang phải, khuyến khích trẻ làm theo cô.
- Đối với trẻ chơi đơn điệu, lập lại thì tôi trực tiếp tham gia cùng nhưng
vẫn để trẻ tự điều khiển quá trình tiến triển của trò chơi.
Trong khi trẻ chơi tôi thường xuyên theo dõi trẻ và nắm bắt được những
tâm tư suy nghĩ của trẻ. Gợi hỏi trẻ để trẻ nêu lên ý nghĩ của trẻ như:
- Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội trong góc sách truyện: Tạo cơ hội cho trẻ
thảo luận, lắng nghe ý kiến của giáo viên, lắng nghe ý kiến của bạn, cùng chia
se, cùng hợp tác khi xem tranh, đóng kịch thể hiện các cảm xúc khác nhau để
dạy trẻ nhận biết và gọi tên, phân loại các cảm xúc đó.
Ví dụ: Qua câu chuyện “Nhổ củ cải” dạy trẻ về giá trị của sự hợp tác,
đoàn kết. Hay qua câu chuyện “Quả bầu tiên” giáo dục trẻ về khái niệm thiện ác, lòng tốt - sự độc ác, chia sẻ - tham lam, ích kỉ,… (Có thể đặt ra cho trẻ
những câu hỏi để thảo luận về những cảm xúc và hành vi của các nhân vật trong
chuyện: “Vì sao một mình ông già không nhổ được củ cải?”,…; “ cậu bé đã cảm
16


thấy thế nào khi thấy con chim bị gẫy cánh?”, “Vì sao cậu bé lại chia vàng bạc
cho mọi người?”,…).
Ngoài ra tôi cho trẻ đóng kịch thể hiện trạng thái cảm xúc qua ngữ điệu
giọng, nét mặt, cử chỉ. Cho trẻ xem tranh, làm sách tranh…Để đạt hiệu quả cao
hơn, tôi thường tham gia gợi mở để trẻ thể hiện bộc lộ cảm xúc qua đó cung cấp
từ mới, câu mới cho trẻ như: Vì sao cháu không thích chơi ở góc này? thì trẻ trả

lời: Vì xem mãi mấy quyển sách này con không thích ạ; Một cháu khác lại nói:
Con chỉ thích tô màu con cá; Còn lại một số cháu không tập trung vào góc chơi
của mình mà hay đi dạo đến góc chơi của bạn, tôi tìm hiểu nguyên nhân do việc
phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa tách bạch rõ ràng, chưa trang
trí làm bắt mắt trẻ, nội dung chơi còn chung chung hay lí do nào khác để dẫn
đến vai chơi không thể hiện mối quan hệ với nhau, hay nói một cách khác các
góc chơi không hỗ trợ cho nhau, để có biện pháp kịp thời giúp đưa trẻ vào vai
chơi hứng thú hơn. Tôi tiếp tục theo dõi vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật
cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không
thích chơi, nguyên nhân vì sao.
Ngoài việc cho trẻ tham gia làm quen với sách tại góc sách truyện để tạo
sự hứng thú và thay đổi phương pháp tôi đã tổ chức cho trẻ xem sách tranh dưới
gốc cây tại vườn trường.
Kết quả: Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động biết tự phân vai chơi, biết
liên kết giữa các góc chơi… biết kỹ năng thao tác vai, kỹ năng giao tiếp theo các
chủ đề giáo dục.
Giải pháp 4. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động
học và mọi lúc mọi nơi.
Trẻ nhỏ học mọi thứ sảy ra với chúng một cách tổng thể. Một kinh
nghiệm học từ một lĩnh vực sẽ dẫn đến một kinh nghiệm học khác. Trẻ khám
phá mọi thứ thông qua việc quan sát, tìm hiểu và tự trải nghiệm. Trẻ cũng học
phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội qua các giờ làm quen với toán, ngôn ngữ,
nghệ thuật..[1]
Chính vì vậy, trong giờ hoạt động chung tôi khai thác triệt để các kiến thức
và kĩ năng mà trẻ nắm được trong hoạt động học trẻ sẽ chuyển tải nội dung tri
thức đó vào quá trình chơi làm cho kĩ năng của trẻ thuần thục. Đặc biệt khi tổ
chức giờ học tôi luôn tổ chức theo nhóm nhỏ bởi qua viêc tổ chức theo nhóm
nhỏ sẽ tạo cho trẻ có cơ hội học cách thảo luận, hợp tác và chia sẻ.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học truyện “Tích
chu” sau giờ học tôi cho trẻ về góc sách truyện làm Abum về các nhân vật trong

truyện, xem tranh ảnh, đọc thơ, kể chuyện tại góc này.
Hay: Giờ hoạt động Âm nhạc: “ Múa cho mẹ xem” cho trẻ về góc tạo hình
vẽ, nặn quà tặng mẹ…
Trong hoạt động chung trẻ được cung cấp kiến thức cơ bản thì trong hoạt
động góc lại giúp trẻ củng cố bài học trong khi chơi ở các góc.
Đồng thời qua hoạt động góc cũng góp phần củng cố kỹ năng để trẻ thực
hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong giờ hoạt động chung hai hoạt động này
luôn bổ trợ cho nhau và giúp trẻ thực hiện tốt các yêu cầu mà cô đặt ra.
17


Đặc biệt, khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay, chúng ta
lấy trẻ làm trung tâm của giáo dục và theo nguyên tắc giáo dục mầm non trẻ
đuợc giáo dục theo quy tắc “đồng tâm” phát triển. Do đó, trong khi tổ chức các
hoạt động trong ngày của trẻ tôi luôn bám chặt nội dung hoạt động theo từng
chủ đề. Tôi bám chặt các kĩ năng hướng dẫn trẻ thông qua các tiết học .
Với các tiết học rèn kĩ năng của trẻ như: tiết tạo hình, âm nhạc tôi chú ý rèn
trẻ vẽ, nặn, cắt dán, tô màu ... giúp trẻ thực hiện các thao tác khéo léo, sáng tạo
hơn trong góc Nghệ thuật (khi hoạt động ở góc tạo hình) và góc học tập làm
sách. Khi chơi ở góc nghệ sĩ tý hon ở góc nghệ thuật trẻ đã được hình thành kĩ
năng hát múa, biểu diễn tác phẩm ở giờ âm nhạc.
Khi trẻ được khám phá khoa học ở các tiết học trẻ được tìm hiểu về bản
thân, gia đình các mối quan hệ trong xã hội, các ngày hội ngày lễ, được làm
quen với các ngành nghề, được tìm hiểu về cây xanh, thế giới động vật, các
phương tiện giao thông và luật lệ giao thông… Qua đó giúp trẻ có kiến thức về
xã hội trẻ sẽ mạnh dạn và hứng thú hoạt động hơn khi chơi ở trò chơi đóng vai
theo chủ đề , chơi xây dựng - lắp ghép ở góc khám phá khoa học và cả góc học
tập.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động cho trẻ làm quen với “Khối cầu khối trụ”
Cho trẻ xây nhà bằng cách xếp chồng các hình khối có mặt phẳng lên nhau,

trẻ xây hàng rào thẳng và vuông vắn… Hoặc trẻ chơi bán hàng ở góc mở bằng
cách tính tiền hàng và trả tiền lại cho khách ở góc phân vai, hay trẻ chơi xếp
đúng số lượng tương ứng đồ dùng ở góc học tập - sách…
Qua việc cho trẻ được làm quen với các hình học, hình khối, nhóm đối
tượng, số lượng, các chữ số, định hướng trong không gian … Sẽ giúp trẻ có sự
định hình tính toán trong việc xây dựng lắp ghép các công trình mà trẻ thích .
Hay trong giờ hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (hoạt
động khám phá khoa học) Tại góc thiên nhiên trẻ được theo dõi sự phát triển của
cây, chăm sóc vườn cây.
Tóm lại, việc tổ chức tốt hoạt động chung ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
chơi của trẻ ở hoạt động góc. Hoạt động học có thường xuyên và mang lại kết
quả hay không cũng chính là kết quả của hoạt động vui chơi. Vì thế mỗi giáo
viên chúng ta phải thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ đảm bảo
cung cấp đầy đủ kiến thức cho trẻ bước vào tiểu học, phát huy tính tích cực lấy
trẻ làm trung tâm của giáo dục. Có như vậy trẻ mới thực sự được chơi mà học.
Giải pháp 5. Tuyên truyền với phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chơi ở các góc.
Muốn trẻ nâng cao chất lượng chơi ở các góc và để có sự giáo dục đồng bộ
giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết, bởi tất cả mọi khó
khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ
huynh.
Bản thân là một giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn đặt lòng
yêu nghề lên trên hết đó là động lực cho tôi phấn đấu học hỏi. Ngoài ra cùng với
sự yêu nghề tôi luôn chú trọng tuyên truyền với các bậc phụ huynh. Ngay từ đầu
năm học để phụ huynh hiểu thêm về ý nghĩa, tác dụng của chơi ở các góc, tôi đã
tổ chức một số hoạt động mẫu để giúp phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về
18


hoạt động vui chơi này để phụ huynh nhận thức được rằng chơi ở các góc là

“Học bằng chơi, chơi mà học” vai trò của trò chơi ở các góc cũng cực kỳ quan
trọng trong quá trình tư duy của trẻ.
Vì vậy, để có được nguồn nguyên vật liệu rất đa dạng và dồi dào nhưng làm
thế nào để tìm kiếm và lấy được chúng một cách dễ dàng nhất để tận dụng các
nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm đồ dùng giúp giáo viên vừa có điều kiện
tiết kiệm chi phí ? Đó cũng là một vấn đề không đơn giản.
Chính vì vậy, tôi đã dùng biện pháp là tuyên truyền phối kết hợp với phụ
huynh để cùng hỗ trợ trong việc sưu tầm, tìm kiếm các nguyên vật liệu cần thiết
cho việc thực hiện các chủ đề giáo dục.
Trong năm học có thể chia làm nhiều đợt huy động phụ huynh, cũng có thể
phụ huynh đem ủng hộ ngay cho lớp. Giáo viên có thể trao đổi trước từ đầu năm
học đến các chủ đề thì huy động thêm.
Ví dụ: Để làm cây tre bằng lõi ở góc âm nhạc hoặc cây xanh ở góc sách
truyện tôi đã tuyên truyền phụ huynh mang cói, lõi khô đến lớp vì đây là sản
phẩm sẵn có ở địa phương. Đặc biệt quê tôi nổi tiếng với vùng chiếu cói Nga
Sơn, việc lựa chọn các nguyên vật liệu từ cói, lõi cói để làm ra các loại đồ chơi
rất phong phú, từ đó lồng ghép vào các bài học rất bổ ích cho trẻ.
+ Để làm các bức tranh phục vụ cho chủ đề giáo dục tôi đã vận động phụ
huynh mang những lá chuối, hoạ báo, bông gòn, vỏ cây, bẹ ngô, xốp dạ... để làm
ra sản phẩm rau củ quả, bánh mật, bánh gai;…
+ Làm chiếc thuyền bằng mo cau, chiếc ô tô bằng hộp bánh,ngôi nhà làm
bằng hộp sữa bột, quả tạ làm bằng vỏ nước khoáng nhồi cốt bê tông, búp bê làm
bằng chai cô ca. Các mảng góc làm và trang trí cót, lá cây.. tôi vận động phụ
huynh tìm kiếm và cho trẻ mang tới lớp.
Hay để làm những quả dứa, cây hoa, rau bắp cải, củ cà rốt… phục vụ chủ
đề thế giới thực vật. Ngoài ra, tôi đã vận động phụ huynh tìm kiếm những hộp
sữa chua, can nhựa, ống hút… bỏ đi để làm những đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử
dụng trong hoạt động góc.
Thông qua các góc chơi của trẻ giúp phụ huynh hiểu được trẻ giao lưu với
bạn, được thảo luận nhiều và nói lên được ý tưởng. Trẻ được tự phân công công

việc: Ai là bác thợ cả, ai là cô cấp dưỡng, ai là cô bán hàng… Qua đó phát triển
tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ.
Mặt khác tôi tuyên truyền với phụ huynh có điều kiện cho trẻ đi thăm
quan du lịch để trẻ được mở mang kiến thức và khơi dậy lòng ham hiểu biết về
quá trình phát triển lịch sử của đất nước như quan sát các công trình “Lăng
Bác”, “Viện bảo tàng”, “Chùa một cột” Ở quê hương biết được quê hương Nga
Sơn có “Động từ thức”, có di tích lịch sử Mai An Tiêm, có “Chùa hàn Sơn”…
quan sát một góc chợ quê, cửa hàng bách hóa, phòng triển lãm tranh, trạm y tế,
trường tiểu học, tượng đài liệt sỹ… để trẻ nhận thức được về những điều thực tế
đang diễn ra. Vì trẻ mầm non quá trình tư duy còn hạn chế. Để quá trình chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ được tốt, rất cần sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình
trẻ một cách phù hợp. Để từ đó giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện.
* Kết quả: 95% phụ huynh tham gia thu thập nguyên vật liệu, tạo điều
kiện cho con em mình đi thăm quan. Luôn quan tâm động viên kịp thời tới trẻ,
19


hướng lái trẻ nhiều hơn tới việc làm đồ chơi và giữ gìn chúng. Từ đó giúp tôi
hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua
các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
- Đối với hoạt động giáo dục, bản thân và đồng nghiệp: Thông qua quá
trình tổ chức hướng dẫn trẻ chơi ở các góc. Sau gần một năm áp dụng đề tài tôi
đã nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ chơi ở các góc cho trẻ. Có
nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu. Nâng cao tay nghề trong
việc làm đồ chơi. Được Ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao và được
triển khai thực hiện trong toàn trường.
- Đối với trẻ: Qua gần một năm áp dụng những biện pháp trên t«i nhận

thấy trẻ lớp tôi có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, thể hiện vai chơi sát thực
hơn, các kĩ năng chơi tốt hơn. Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa
trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi
chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi. Kết quả
kiểm nghiệm sau khi nghiên cứu áp dụng các giải pháp (Bảng 2 – Xem phần
phụ lục 1)
- Đối với phụ huynh: Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của
con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi chơi ở các góc, có nhiều
giúp đỡ cho giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận: Việc cho trẻ hoạt động ở các góc là một hoạt động vô cùng quan
trọng. Vì thế giáo viên cần khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ mọi hoạt
động hàng ngày ở các góc như:
- Người giáo viên phải nắm vững kiến thức kỹ năng cơ bản của việc tổ chức
hoạt động ở các góc.
- Giáo viên luôn là người tạo cơ hội cho trẻ hướng dẫn gợi mở cho trẻ khi
tham gia hoạt động.
- Thực hiện tốt công tác tham mưu để có sự quan tâm động viên kịp thời và
chỉ đạo sâu sắc của Ban giám hiệu.
- Luôn động viên trẻ thường xuyên, kịp thời và có sự nổ lực của các cháu.
- Kết hợp chặt chẽ với hội phụ huynh để có sự gíup đỡ theo yêu cầu của nhà
trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
- Bản thân tôi không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập
sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
Cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục, từ độ tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo
nhỡ cho đến lớp mẫu giáo lớn. Có như vậy mới phát huy hứng thú, trí tưởng
tượng, khả năng sáng tạo và sự khéo léo ở trẻ.
- Kiến nghị: Qua 15 năm công tác với đồng lương ít ỏi nhưng với lòng
nhiệt huyết yêu nghề. Tôi đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và ngành giáo dục

chế độ của chúng tôi đã được mở sang một trang mới. Bản thân tôi cũng yên tâm
công tác và chăm sóc giáo dục các cháu. Ngoài ra, tôi chỉ kiến nghị thêm mong
20


các cấp, các ngành, phòng giáo dục và đào tạo quan tâm hơn nữa về đồ dùng đồ
chơi cho các cháu, hỗ trợ với chúng tôi để bổ sung thêm đồ dùng học tập, đồ
chơi ở các góc, đồ chơi ngoài trời để đáp ứng với chương trình giáo dục hiện
nay.
Trên đây là “Pháp phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo
4 - 5 tuổi thông qua hoạt động chơi ở góc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở trường mầm non ở trường mầm non Nga Thái” Tôi đã nghiên
cứu đưa vào thực nghiệm trong gần một năm qua và đã thu được những kết quả
rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi
những hạn chế tồn tại, rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học ngành
cũng như của các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi nâng cao hơn nữa trong việc
tổ chức chơi ở các góc cho trẻ 4 - 5 tuổi được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Trịnh Thị Oanh

Nga Sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Thủy


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn về xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm (Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non) (Lương Thị Bình,
Nguyễn Thanh Giang, Phạm Thị Huyền, Hoàng Thị Thu Hương…) - Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.
[2]. Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/
GD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016).
[3]. Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non năm học
2012 - 2013 - Bộ giáo dục và đào tạo (Hoàng Đức Minh - Phan Thị Lan Anh) đồng
chủ biên - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[4]. Một số biện pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong
trường mầm non - (Bùi Thị Kim Tiến - Phan Thị Ngọc Anh) Đồng chủ biên. Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
[5]. Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục Việt Nam dành cho giáo viên mầm non – Phan Lan Anh - Lý Thu Hằng
- Nguyễn Thị Hiếu - Nguyễn Thanh Giang - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[6]. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo
4 - 5 tuổi - TS. Trần Thị Ngọc Trâm - TS Lê Thu Hương - PGS.TS Lê Thị Ánh
Tuyết – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[7]. Hoạt động góc của bé (Góc Thư viện - Góc đóng vai - Góc xây dựng
…) - Mai Anh - Tú Phương (Dành cho bé 4 - 5 tuổi) - Nhà xuất bản dân trí.

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
KỂ TỪ KHI ĐƯỢC TUYỂN DỤNG VÀO NGÀNH GIÁO DỤC
Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Nga Thái
TT
1
2

3

Cấp đánh giá
Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh…)
Một số biện pháp giáo dục - Phòng giáo dục
âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 –
4 tuổi.
Một số biện cho trẻ 4 – 5 tuổi - Phòng giáo dục
làm quen với toán theo hướng
tích hợp ở trường mầm non
Nga Thái
Phát triển tình cảm, kỹ năng - Trường mầm
xã hội cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 non Nga Thái
tuổi thông qua hoạt động chơi
ở các góc theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung ở
trường mầm non Nga Thái

Kết quả

đánh giá
xếp loại
(A, B, C)
C

Năm học
được đánh
giá xếp loại
Năm học:
2012 - 2013

B

Năm học:
2015 - 2016

A

Năm học
2018 - 2019

23


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khảo sát, đánh giá chất lượng thực trạng và kết quả thực hiện sau khi
áp dụng SKKN.
Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng chất lượng trẻ đầu năm (Thời gian tiến
hành khảo sát từ ngày 15 đến 18 tháng 9 năm 2018).
Nội dung


Tổng
số trẻ

Trẻ hứng thú trong giờ chơi
Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo
Trẻ biết phân công công việc
trong nhóm
Trẻ biết lựa chọn công việc phù
hợp với khả năng của mình.
Biết quan tâm, chia sẻ với bạn
chơi.
Tích cực tham gia các hoạt động
thực hành trải nghiệm
Trẻ tự sáng tạo các ý tưởng

Kết quả khảo sát
Tỷ lệ Trẻ CĐ Tỷ lệ
%
%
50
15
50
37
18
63
30
21
70


30
30
30

Trẻ
đạt
15
11
9

30

11

37

19

63

30

13

43

17

57


30

11

37

19

63

30

13

43

17

57

Bảng 2: Kết quả kiểm nghiệm sau khi nghiên cứu áp dụng các giải pháp:
(Tháng 4 năm 2019)
Nội dung

Tổng
số trẻ
Trẻ hứng thú trong giờ chơi
30
Trẻ có kỹ năng chơi thành
30

thạo
Trẻ biết phân công công việc
30
trong nhóm
Trẻ biết lựa chọn công việc
30
phù hợp với khả năng của
mình.
Biết quan tâm, chia sẻ với
30
bạn chơi
Tích cực tham gia các hoạt
30
động thực hành trải nghiệm
Trẻ tự sáng tạo các ý tưởng
30

Kết quả khảo sát
Trẻ đạt Tỷ lệ % Trẻ CĐ Tỷ lệ %
29
97
1
3
28
93
3
7
27

90


3

10

28

93

3

7

28

93

2

7

27

90

3

10

26


87

4

13

24


×