Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các yếu tố tác động đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
TIÊM PHÒNG VẮC XIN NGỪA UNG THƢ CỔ TỬ CUNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
TIÊM PHÒNG VẮC XIN NGỪA UNG THƢ CỔ TỬ CUNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển (KT và QTLVSK)
Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ THANH LOAN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Ngoài
những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm,
nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn mà không đƣợc trích
dẫn theo quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Học viên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................. 12
1.1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 12

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 14


1.2.1.

Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 14

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 14

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 14

1.4.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 15

1.4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 15

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 15

1.5.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU .................................................................................... 15

1.6.


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 16

1.7.

CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 16

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ........................... 18
2.1.

TỔNG QUAN VỀ UNG THƢ CỔ TỬ CUNG .................................................... 18

2.1.1.

Ung thƣ cổ tử cung ........................................................................................ 18

2.1.2.

Human Papilloma virus (HPV) ...................................................................... 19

2.1.3.

Phƣơng pháp phòng tránh ung thƣ cổ tử cung ............................................... 20

2.1.4.

Vắc xin phòng tránh ....................................................................................... 21

2.2.


THUYẾT HÀNH VI DỰ ĐỊNH ........................................................................... 21

2.3.

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ........................................... 23

2.3.1.

Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................. 23


2.3.2.
2.4.

Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................................... 24

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 32

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 33
3.1.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................... 33

3.2.

KHUNG PHÂN TÍCH .......................................................................................... 34

3.2.1.

Thái độ về vắc xin phòng ung thƣ cổ tử cung................................................ 35


3.2.2.

Chuẩn chủ quan ............................................................................................. 35

3.2.3.

Kiểm soát hành vi .......................................................................................... 35

3.2.4.

Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 36

3.3.

ĐO LƢỜNG CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG NGHIÊN CỨU .................... 36

3.3.1.

Thái độ về vắc xin phòng ung thƣ cổ tử cung................................................ 36

3.3.2.

Chuẩn chủ quan ............................................................................................. 39

3.3.3. Kiểm soát hành vi thông qua yếu tố về kiến thức về vắc xin phòng ung thƣ cổ
tử cung ....................................................................................................................... 40
3.4.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................... 42


3.5.

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 46

3.5.1.

Quy mô mẫu nghiên cứu ................................................................................ 46

3.5.2.

Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................................. 46

3.5.3.

Đối tƣợng khảo sát ......................................................................................... 46

3.5.4.

Phƣơng pháp khảo sát .................................................................................... 46

3.6.

PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU .................................................................... 47

3.7.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 48

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 49

4.1.

ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO .................................................... 49

4.1.1.

Kiểm định Cronbach’s Alpha ........................................................................ 49

4.1.2.

Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................... 59

4.2.

THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................................................. 65

4.3.

PHÂN TÍCH HỒI QUY ........................................................................................ 69

4.3.1.

Kết quả hồi quy .............................................................................................. 69

4.3.2.

Thảo luận kết quả hồi quy.............................................................................. 76

4.4.


Ý NGHĨA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................... 77

4.4.1.

Phổ biến kiến thức về ung thƣ cổ tử cung ..................................................... 79

4.4.2.

Tăng cƣờng tuyên truyền về việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử
cung ................................................................................................................ 79

4.4.3.

Xây dựng lộ trình mở rộng việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung .
80


4.5.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 81

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................................... 82
5.1.

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 82

5.2.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................ 82


5.2.1.

Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 82

5.2.2.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo........................................................................... 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 84
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 88


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thuyết hành vi dự định TPB .....................................................................22
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................33
Hình 3.2: Các yếu tố ảnh hƣởng quyết định tiêm phòng ung thƣ cổ tử cung ...........34


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc có liên quan ...........................................30
Bảng 3.1: Thái độ về vắc- xin phòng ung thƣ cổ tử cung .........................................38
Bảng 3.2: Đo lƣờng chuẩn chủ quan .........................................................................39
Bảng 3.3: Kiến thức về vắc- xin phòng ung thƣ cổ tử cung .....................................41
Bảng 3.4: Các biến số trong mô hình nghiên cứu .....................................................44
Bảng 4.1: Đánh giá độ tin cậy thang đo Thái độ về HPV .........................................49
Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy thang đo Thái độ về ung thƣ cổ tử cung...................51
Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo Thái độ đối với việc tiêm phòng vắc xin
phòng ung thƣ cổ tử cung ..........................................................................................52
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp thang đo Thái độ ..............................................................53
Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo Chuẩn chủ quan .........................................53

Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo Kiến thức về HPV .....................................54
Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo Kiến thức về ung thƣ cổ tử cung ...............57
Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy thang đo Kiến thức đối với việc tiêm phòng vắc xin
phòng ung thƣ cổ tử cung ..........................................................................................58
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp thang đo Kiến thức ...........................................................59
Bảng 4.10: Kết quả phân tích EFA thang đo Thái độ ...............................................60
Bảng 4.11: Kết quả phân tích EFA thang đo Chuẩn chủ quan .................................61
Bảng 4.12: Kết quả phân tích EFA thang đo Kiến thức ...........................................62
Bảng 4.13: Thang đo Thái độ, Chuẩn chủ quan và Kiến thức ..................................63
Bảng 4.14: Thống kê mô tả các biến định tính .........................................................66
Bảng 4.15: Thống kê mô tả các biến định lƣợng ......................................................66
Bảng 4.16: Điểm số phản ánh Thái độ, Chuẩn chủ quan và Kiến thức ....................67
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy.......................................................................................69
Bảng 4.18: Mô phỏng xác suất tiêm vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung.....................75


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EFA - Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
HPV - Human Papilloma virus
TPB - Theory of Planned Behavior - Thuyết hành vi dự định
TRA - Theory of Reasoned Action - Thuyết hành động hợp lý
UTCTC - Ung thƣ cổ tử cung


TÓM TẮT
Mục tiêu chính của đề tài là xác định và đo lƣờng tác động của các yếu tố có
ảnh hƣởng đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Trên cơ sở
lƣợc khảo các nghiên cứu và vận dụng Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned
Behavior - TPB) của Ajzen (1991), thái độ, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát
hành vi qua kiến thức về ung thƣ cổ tử cung đƣợc xác định là 3 yếu tố chính ảnh

hƣởng đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Dữ liệu đƣợc sử
dụng để phân tích gồm 209 quan sát là nữ giới trong độ tuổi từ 18 đến 26 tuổi đang
sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh ở năm 2018. Để kiểm định chất lƣợng của các thang
đo trong mô hình, đề tài sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha và phƣơng pháp phân
tích nhân tố khám phá để đánh giá độ tin cậy của các thang đo này. Sau khi đã xây
dựng đƣợc bộ thang đo đã đảm bảo độ tin cậy, đề tài sử dụng phƣơng pháp hồi quy
Binary Logistic đa biến để xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến việc tiêm phòng
vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra thái độ đối với căn bệnh ung thƣ cổ tử cung, thái
độ đối với việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung là những yếu tố có ảnh
hƣởng tích cực đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Bên
cạnh thái độ, kiến thức, sự hiểu biết về căn bệnh ung thƣ cổ tử cung, về HPV và về
việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung cũng là những yếu tố có ảnh
hƣởng tích cực đến việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Ngoài thái độ
và kiến thức, đề tài cũng đã chỉ ra tác động từ phía ngƣời thân trong gia đình, bạn bè
hoặc lời khuyên từ bác sĩ cũng chính là yếu tố có ảnh hƣởng tích cực đến quyết định
tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Không những vậy, trong số những đặc
điểm kinh tế xã hội đƣợc đề xuất trong mô hình nghiên cứu, thu nhập bình quân đầu
ngƣời cũng là một yếu tố có ảnh hƣởng tích cực đến quyết định tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung.


ABSTRACT
The main objective of the study was to identify and measure the impact of
factors affecting the decision to vaccinate against cervical cancer. Based on Ajzen's
(1991) Theory of Planned Behavior (TPB), attitudes, subjective norms, and
behavioral control through knowledge of ancient cancer The uterus is defined as
three main factors that influence the decision to vaccinate against cervical cancer.
The data used for the analysis included 209 observation that 18- to 26-year-old
women are living in HCMC. Ho Chi Minh City in 2018. To test the quality of the

scales in the model, the subject used Cronbach's Alpha test and exploratory factor
analysis to assess the reliability of these scales. Once the scale has been established
to ensure reliability, the topic uses multivariate Binary Logistic regression to
determine the factors that influence the vaccination against cervical cancer.
Results of the study show that attitudes towards cervical cancer, attitudes
toward vaccination against cervical cancer are factors that have a positive influence
on the decision to vaccinate against cervical cancer. cervical cancer. In addition to
the attitude, knowledge, understanding of cervical cancer, HPV and vaccination
against cervical cancer are also factors that have a positive influence on the
vaccination. vaccination for cervical cancer. In addition to the attitude and
knowledge, the topic also showed the impact of family members, friends or doctor's
advice is also a factor that has a positive impact on the decision to vaccinate against
cancer. cervical cancer. Moreover, among the socio-economic characteristics
proposed in the research model, per capita income is also a factor that has a positive
influence

on

the

decision

to

vaccinate

against

cervical


cancer.


12

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo Bộ Y tế (2016), ung thƣ cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát
(biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thƣờng gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng
hàng thứ hai trong các ung thƣ sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng nhƣ tỷ lệ tử
vong. Trong khi các nỗ lực trên toàn thế giới trong lĩnh vực làm mẹ an toàn đã giúp
giảm tử vong mẹ xuống 45% trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2015 thì số phụ nữ
tử vong do ung thƣ cổ tử cung đã gia tăng 39% trong cùng thời gian, từ 192.000
trƣờng hợp lên 366.000 trƣờng hợp/năm. Ở Việt Nam, với tỷ số tử vong mẹ khoảng
từ 50 đến 60 trƣờng hợp trên 100.000 trẻ đẻ sống và hàng năm có khoảng từ 600
đến 700 trƣờng hợp tử vong liên quan do thai nghén và sinh đẻ, trong khi tử vong
do ung thƣ cổ tử cung có thể lên đến từ 2.500 đến 2.700 trƣờng hợp/năm. Năm
2010, tại Việt Nam có 5.664 phụ nữ mắc ung thƣ cổ tử cung, tỷ lệ mắc mới ung thƣ
cổ tử cung đã chuẩn hóa theo tuổi (ASR) là 13,6/100.000 phụ nữ. Tỷ lệ này thấp
hơn so với khu vực Đông Nam Á (15,8/100.000) nhƣng đang có xu hƣớng gia tăng.
Ung thƣ cổ tử cung tạo ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho ngƣời bệnh, gia đình, hệ
thống y tế và toàn xã hội. Năm 2012, tại Việt Nam, tổng gánh nặng trực tiếp của
ung thƣ cổ tử cung khoảng 1.755 tỷ đồng, xếp thứ 4 và chiếm khoảng 0,015% tổng
GDP; gánh nặng gián tiếp khoảng 418 tỷ đồng (Bộ Y tế, 2016).
Nguyên nhân tiên phát của ung thƣ cổ tử cung là do nhiễm một hoặc nhiều
tuyp Human Papilloma virus (HPV) có nguy cơ cao (Bộ Y tế, 2016). Nguy cơ
nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của ngƣời phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm
cao nhất trong độ tuổi từ 20 đến 30, có thể lên đến từ 20 đến 25% trong quần thể
(Bộ Y tế, 2016). Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, một trong những giải
pháp đƣợc lựa chọn để phòng ngừa ung thƣ cổ tử cung là tăng cƣờng sử dụng vắc

xin phòng ngừa HPV và nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh vắc xin
HPV có tác dụng làm giảm sự lây nhiễm HPV ở phụ nữ.


13

Theo Bộ Y tế (2016), Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia (cùng với Ấn Độ, Peru
và Uganda) tham gia vào chƣơng trình toàn cầu và toàn diện về ung thƣ cổ tử cung,
giảm ung thƣ cổ tử cung qua tiêm vắc xin, sàng lọc và điều trị ung thƣ cổ tử cung.
Chƣơng trình này đƣợc triển khai theo hai chiến lƣợc: Tiêm chủng tại trƣờng học và
tiêm chủng tại trạm y tế cho trẻ em gái tuổi 11 ở khu vực thành thị, nông thôn và
miền núi. Tổng số có trên 6.400 trẻ em gái đã nhận đƣợc ít nhất 1 liều vắc xin. Kết
quả cho thấy khoảng 94% trẻ em gái đƣợc tiêm chủng đầy đủ trong năm thứ hai
triển khai nếu tiêm tại trƣờng học (năm đầu tiên đạt 83%) và 98% tại cơ sở y tế khi
triển khai năm thứ 2 (93% trong năm đầu tiên). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
tích cực từ chƣơng trình tiêm phòng mang lại, kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở
một số địa phƣơng cụ thể vẫn cho thấy tỷ lệ nữ giới đã đƣợc tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung hiện vẫn ở mức thấp (Bùi Thị Thu Hà và cộng sự, 2017;
Nguyễn Thị Nhƣ Tú và cộng sự, 2017).
Ngoài ra, mặc dù ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu nhằm xác định
các yếu tố có ảnh hƣởng đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử
cung nhƣng các nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Đối tƣợng khảo sát mà các
nghiên cứu này nhắm đến là phụ huynh (Cover và cộng sự, 2012), nữ giới từ 15 đến
49 tuổi (Nguyễn Thị Nhƣ Tú và cộng sự, 2017), chƣa có nghiên cứu nhằm vào
nhóm đối tƣợng trong độ tuổi phù hợp để thực hiện tiêm phòng vắc xin ngừa ung
thƣ cổ tử cung theo khuyến cáo của Hội Y học Dự phòng Việt Nam cũng nhƣ nhiều
tổ chức khác trên thế giới. Đặc biệt, ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, theo hiểu biết của
tác giả thì nghiên cứu về chủ đề này đối với nhóm đối tƣợng là nữ giới trong độ tuổi
có nguy cơ cao từ 18 đến 26 tuổi cũng chƣa đƣợc tiến hành.
Từ kết quả phân tích trên có thể nhận thấy, ung thƣ cổ tử cung là một bệnh

rất nguy hiểm và gây thiệt hại khá lớn về kinh tế. Mặc dù trên thế giới lẫn ở Việt
Nam đã có vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung nhƣng tỷ lệ tiêm phòng vắc xin ngừa
ung thƣ cổ tử cung ở Việt Nam còn rất thấp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực
nghiệm về chủ đề này cũng còn khá ít ở Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề nêu


14

trên, việc nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung là hết sức cần thiết, vừa mang ý nghĩa thực tiễn, vừa giúp
bổ sung bằng chứng thực nghiệm vào tổng quan tài liệu về chủ đề này. Trên cơ sở
đã xác định đƣợc các yếu tố có ảnh hƣởng đến quyết định tiêm phòng, các giải
pháp, chƣơng trình can thiệp đƣợc đề xuất sẽ phù hợp và hiệu quả hơn, từ đó nâng
cao khả năng đƣa ra quyết định tiêm phòng, giúp cải thiện tỷ lệ tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung trong cộng đồng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và đo lƣờng tác động của các yếu tố
có ảnh hƣởng đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung của nữ
giới tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả xác định các yếu tố có tác động
đến quyết định tiêm phòng vắc xin, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện
việc thực hiện tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung đối với nữ giới tại thành
phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của đề tài gồm:
- Xác định những yếu tố có ảnh hƣởng đến quyết định tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung; và mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hƣởng đến
quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện xác suất tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung đối với nữ giới trong độ tuổi thích hợp để tiêm phòng vắc

xin ngừa ung thƣ cổ tử cung tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài cần đi tìm lời giải đáp
cho các câu hỏi nghiên cứu sau:


15

- Các yếu tố nào có ảnh hƣởng đến việc ra quyết định tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung?
- Mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hƣởng đến việc ra quyết định tiêm
phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung nhƣ thế nào?
- Giải pháp can thiệp nào là phù hợp, hiệu quả để cải thiện việc tiêm phòng
vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết
định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung đối với nữ giới tại thành phố Hồ
Chí Minh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa trên kết quả khảo sát nữ giới trong độ tuổi từ
18 đến 26 tuổi đang sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh. Theo Hội Y học Dự phòng Việt
Nam (2018). Do đó, nhóm đối tƣợng đƣợc lựa chọn để nghiên cứu trong đề tài là
phù hợp, bởi vừa nằm trong độ tuổi thích hợp để tiêm phòng, vừa đảm bảo đã thành
niên theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Thời gian tiến hành khảo sát là tháng 7
năm 2018.
1.5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú tổng quan tài liệu các nghiên cứu
thực nghiệm về chủ đề quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung.
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ chỉ ra đƣợc các yếu tố có ảnh hƣởng đến

quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung, xác định đƣợc yếu tố nào
có ảnh hƣởng tích cực, yếu tố nào có ảnh hƣởng tiêu cực đến quyết định tiêm
phòng. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp can thiệp cụ thể nhắm vào
những yếu tố này nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung


16

ở TP. Hồ Chí Minh. Việc các giải pháp đƣợc đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu
này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn bởi các giải pháp đều nhắm đến các yếu tố thật sự
có tác động đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung của ngƣời
dân.
1.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để nghiên cứu về đặc điểm kinh
tế xã hội của đối tƣợng tham gia nghiên cứu cũng nhƣ tỷ lệ ngƣời đã tiêm phòng
vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, phƣơng pháp
hồi quy Logit đƣợc sử dụng để nghiên cứu về những yếu tố có ảnh hƣởng đến quyết
định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung.
1.7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có cấu trúc 5 chƣơng, gồm:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu. Theo đó, sẽ trình bày
sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu. Chƣơng này
cũng sẽ giới thiệu sơ bộ về đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng pháp
nghiên cứu áp dụng.
Chƣơng 2: Trình bày cơ sở lý thuyết để thực hiện nghiên cứu và đề xuất
khung phân tích để nghiên cứu. Chƣơng 2 có nội dung trọng tâm là tổng quan về
các khái niệm, lý thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. Ngoài ra, kết quả tóm lƣợc
các nghiên cứu trƣớc có liên quan đƣợc trình bày trong Chƣơng 2 cũng sẽ giúp cho
đề tài có đƣợc hƣớng nghiên cứu, cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề nghiên cứu
mà đề tài đã đặt ra.

Chƣơng 3: Mô tả phƣơng pháp, cách thức để nghiên cứu. Nội dung trọng tâm


17

của Chƣơng 3 sẽ tiến hành xây dựng các khái niệm trong khung phân tích, xác định
cách thức đo lƣờng các biến số trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, Chƣơng 3 cũng
tập trung trình bày cách thức thu thập số liệu để tiến hành phân tích cũng nhƣ những
kỹ thuật thống kê, phân tích đƣợc vận dụng nhằm giải quyết các câu hỏi, mục tiêu
nghiên cứu mà đề tài đã đề ra.
Chƣơng 4: Trình bày những kết quả nghiên cứu đƣợc và thảo luận, so sánh,
đánh giá kết quả nghiên cứu này. Để đảm bảo độ tin cậy của thang đo dùng để đo
lƣờng các biến thái độ, chuẩn chủ quan, kiến thức về tiêm phòng vắc xin ngừa ung
thƣ cổ tử cung, đề tài sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha và Phân tích nhân tố
khám phá để kiểm định. Sau khi xác định đƣợc các thành phần trong thang đo từng
biến số, đề tài tiến hành phân tích thống kê, so sánh và hồi quy Binary Logistic để
xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ
cổ tử cung.
Chƣơng 5: Tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu và trình bày về hạn chế và
hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.


18

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƢ CỔ TỬ CUNG
2.1.1. Ung thƣ cổ tử cung
Ung thƣ là một thuật ngữ nhằm chỉ sự phát triển ác tính, không kiểm soát của
các tế bào và các mô. Ung thƣ có hình dạng tăng trƣởng nhƣ khối u, có thể xâm
nhập vùng lân cận, vùng xa các bộ phận của cơ thể, cạnh tranh các chất dinh dƣỡng,

ôxy và phá hủy các mô bình thƣờng. Di căn xảy ra khi các nhóm nhỏ các tế bào tách
ra từ khối u gốc, di chuyển tới những vị trí khác thông qua đƣờng máu và các hạch
bạch huyết và sau đó bắt đầu hình thành khối ung thƣ mới tƣơng tự nhƣ với các
khối u gốc.
Một trong những nguyên nhân của ung thƣ cổ tử cung biểu mô vẩy là nhiễm
trùng dai dẳng hay mãn tính với một hoặc nhiều chủng vi rút gây u nhú ở ngƣời
(HPV-Human Papilloma virus) ở nhóm vi rút nguy cơ cao và gây ung thƣ. Chủng
HPV phổ biến nhất gây ung thƣ là HPV16 và HPV18, đƣợc tìm thấy trong 70% của
tất cả các trƣờng hợp ung thƣ cổ tử cung. Các chủng HPV gây ung thƣ khác, ví dụ
HPV31, 33, 45, và 58, ít phổ biến hơn và có thể có tỷ lệ nhiễm khác nhau ở các
vùng địa lý khác nhau. Loại có nguy cơ thấp là HPV6 và HPV11, không có liên
quan đến bệnh ung thƣ, nhƣng gây ra mụn cóc sinh dục. Các yếu tố nguy cơ nhiễm
HPV cho cả nam và nữ giới đƣợc biết là có quan hệ tình dục, lứa tuổi bắt đầu có
quan hệ tình dục, có nhiều bạn tình, bạn tình có quan hệ tình dục với nhiều ngƣời.
Nhiễm HPV nguy cơ cao phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ, với tỷ lệ cao nhất là 25-30% ở
phụ nữ dƣới 25 tuổi. Theo các báo cáo, tỷ lệ này giảm xuống theo độ tuổi.
Ung thƣ cổ tử cung xâm lấn đƣợc xác định bởi quá trình xâm lấn của các tế
bào bất thƣờng vào sợi mô liên kết cơ bản của màng đáy. Ung thƣ cổ tử cung xâm
lấn bắt đầu với giai đoạn rất ngắn, không thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng khi kiểm
tra và chẩn đoán mô học bằng cách sử dụng một mẫu mô sinh thiết hình nón hoặc


19

cắt tử cung. Sau đó phát triển thành tổn thƣơng lớn hơn, có thể mở rộng đến âm
đạo, vùng xƣơng chậu, bàng quang, trực tràng và các bộ phận trong cơ thể khác.
Nếu không điều trị, ung thƣ cổ tử cung sẽ tiến triển thành bệnh nghiêm trọng và dẫn
đến tử vong. Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế (FIGO) đã tìm hiểu và mô tả các mức
độ của ung thƣ xâm lấn, từ đó đề xuất chọn lựa phƣơng pháp điều trị thích hợp.
Có bốn giai đoạn mô tả quá trình phát triển của ung thƣ xâm lấn. Ung thƣ

xâm lấn thƣờng chỉ giới hạn ở vùng chậu trong một khoảng thời gian dài, nơi mà nó
có thể tiếp cận để điều trị.
- Trong cổ tử cung: Lây lan từ vị trí ung thƣ xâm lấn siêu nhỏ, cuối cùng đến
toàn bộ cổ tử cung, đƣờng kính có thể mở rộng tới 8 cm. Ung thƣ có thể gây loét,
exophytic (phát triển ra bên ngoài) hoặc xâm nhập (xâm nhập vào bên trong).
- Cấu trúc liền: Lây lan theo tất cả các hƣớng, lan xuống âm đạo, vào tử cung
(bên trên), các mô tử cung trung gian trong khung chậu (parametrium) (bên cạnh),
niệu quản, trực tràng (xuống dƣới), và bàng quang (phía sau).
- Hạch bạch huyết: Lây lan đến các hạch bạch huyết ở vùng chậu, chiếm
15% trong các trƣờng hợp khi ung thƣ còn giới hạn trong cổ tử cung. Tỷ lệ này tăng
lên khi ung thƣ đã di căn. Tế bào ung thƣ di căn đầu tiên vào hệ thống hạch bạch
huyết trong vùng chậu, sau đó là các chuỗi nút bạch huyết dọc theo động mạch chủ,
cuối cùng có thể lên tới hố thƣợng đòn (phía trên xƣơng cổ áo). Nếu ung thƣ giai
đoạn muộn, có thể thấy tế bào ung thƣ di căn vào các hạch bẹn.
- Di căn xa qua đƣờng máu và hạch bạch huyết: Tế bào ung thƣ cổ tử cung
có thể lây lan theo đƣờng máu và hệ bạch huyết để di căn vào gan, phổi, xƣơng và
não.
2.1.2. Human Papilloma virus (HPV)
Human Papilloma virus là một loại vi rút gây u nhú ở ngƣời gọi tắt là HPV.
HPV là bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Hầu nhƣ tất cả các ca ung thƣ cổ tử cung đều có liên quan đến HPV, một loại vi rút


20

có DNA đặc thù theo mô, dễ lây lan và lây lan rộng rãi. HPV là một viêm nhiễm lây
qua đƣờng tình dục phổ biến nhất và không có điều trị đặc hiệu cho nhiễm HPV.
HPV là một tổ hợp các chủng vi rút khác nhau. Ngƣời ta biết tới hơn 100 loại
HPV. Một số loại có khả năng gây ung thƣ cao hơn (các loại có nguy cơ cao), một
số loại khác có ít khả năng gây ung thƣ hơn (các loại có nguy cơ thấp). Các loại có

nguy cơ cao gây ra hầu hết các bệnh ung thƣ vùng hậu môn - sinh dục, trong khi các
loại có nguy cơ thấp có thể gây sùi mào gà sinh dục, tế bào cổ tử cung bất thƣờng,
bệnh u nhú đƣờng hô hấp tái phát, hoặc phổ biến nhất là các viêm nhiễm không có
triệu chứng và không thấy qua thăm khám lâm sàng. Có ít nhất 13 kiểu gien HPV
có nguy cơ cao. Hai loại HPV có nguy cơ cao có liên quan tới khoảng 70% tất cả
các ca ung thƣ cổ tử cung là HPV16 và HPV18. HPV45 và HPV31 cũng có liên
quan đến ung thƣ cổ tử cung, chiếm khoảng 4% số ca mỗi loại. Các nghiên cứu
cũng cho thấy sự khác nhau trong các loại HPV phổ biến tại mỗi vùng.
2.1.3. Phƣơng pháp phòng tránh ung thƣ cổ tử cung
Có thể phòng tránh ung thƣ cổ tử cung bằng cách phòng tránh viêm nhiễm từ
đầu hoặc phát hiện yếu tố tiền ung thƣ cổ tử cung và cung cấp dịch vụ điều trị.
Phƣơng pháp đầu tiên đƣợc gọi là dự phòng cấp 1 và có thể thực hiện bằng cách
tránh phơi nhiễm với vi rút nhờ kiêng quan hệ tình dục hoặc tuân thủ quan hệ một
vợ một chồng, miễn là cả hai phía chứ không phải chỉ là một phía quan hệ thủy
chung và trƣớc đó cả 2 ngƣời đều không viêm nhiễm. Khi luôn luôn sử dụng bao
cao su thì cũng chỉ bảo vệ phòng tránh đƣợc HPV khoảng 70%. Một dạng dự phòng
cấp 1 khác là tiêm vắc xin phòng tránh ung thƣ cổ tử cung.
Dự phòng cấp 2 đƣợc tiến hành thông qua sàng lọc và điều trị các tổn thƣơng
tiền ung thƣ. Sàng lọc ung thƣ phải hƣớng tới các phụ nữ đang có quan hệ tình dục
hoặc đã từng có để xác định xem họ có nằm trong nhóm có nguy cơ phát triển ung
thƣ cổ tử cung hay không. Có thể xác định thông qua xét nghiệm các tế bào đƣợc
lấy ra từ cổ tử cung khi tiến hành làm Pap smear (phiến đồ âm đạo), kiểm tra bằng
mắt thƣờng lớp bề mặt cổ tử cung hoặc phát hiện DNA HPV.


21

2.1.4. Vắc xin phòng tránh
Năm 2006, loại vắc xin chống nhiễm HPV đầu tiên - Merck’s Gardasil® - đã
đƣợc cấp phép và đƣa ra thị trƣờng và tính đến năm 2007, loại vắc xin này đã đƣợc

đăng ký tại trên 70 quốc gia. Gardasil® phòng chống lây nhiễm hai trong số những
loại HPV gây ung thƣ phổ biến nhất, loại 16 và 18. Khoảng 70% các ca ung thƣ cổ
tử cung liên quan đến hai loại HPV này. Vắc xin này cũng giúp phòng chống hai
loại HPV không gây ra ung thƣ - loại 6 và 11 - nhƣng gây ra mồng gà sinh dục u sùi
sinh dục. Loại vắc xin này đƣợc tiêm bắp 3 liều 0.5 ml trong vòng 6 tháng, trong đó
liều thứ hai đƣợc tiêm sau liều thứ nhất 2 tháng và liều thứ ba đƣợc tiêm cách liều
thứ nhất khoảng 6 tháng. Loại vắc xin thứ hai, GlaxoSmithKline’s Cervarix™ cũng
giúp phòng chống nhiễm hai trong số những loại HPV gây ra ung thƣ phổ biến nhất
là loại 16 và 18 và cũng đƣợc tiêm thành 3 mũi với liều lƣợng 0,5 ml. Trong trƣờng
hợp này, liều thứ hai đƣợc tiêm sau liều thứ nhất một tháng và liều thứ ba đƣợc tiêm
sau liều thứ nhất sáu tháng.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy cả hai loại vắc xin này có hiệu quả ít nhất
95% trong việc phòng chống các viêm nhiễm tái phát của HPV-16 và 18 và có hiệu
quả 100% trong việc phòng chống các tổn thƣơng cổ tử cung đặc thù của từng loại
vi rút khi đƣợc dùng cho các em gái trƣớc khi có quan hệ tình dục hoặc cho các phụ
nữ không có tiền sử viêm nhiễm các loại HPV này. Việc sử dụng rộng rãi vắc xin
đơn thuần có khả năng giúp giảm 50% các ca tử vong do ung thƣ cổ tử cung trong
vài thập kỷ và một số số liệu ƣớc tính thậm chí còn đƣa ra một tỷ lệ phòng chống là
71%, tuỳ thuộc vào tỷ lệ tiêm vắc xin. Ở những quốc gia có điều kiện thực hiện tiêm
phòng, việc tiêm phòng cho vị thành niên kết hợp với một chƣơng trình khám sàng
lọc hƣớng vào những phụ nữ trên 30 tuổi sẽ là biện pháp hiệu quả nhất.
2.2. THUYẾT HÀNH VI DỰ ĐỊNH
Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen
(1991) là một trong những lý thuyết rất có ảnh hƣởng trong lĩnh vực nghiên cứu về
hành vi của con ngƣời và đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác


22

nhau. Thuyết này đƣợc phát triển từ thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned

Action - TRA) khi cho rằng hành động thực tế của con ngƣời chịu ảnh hƣởng bởi ý
định thực hiện hành vi đó. Cụ thể trong trƣờng hợp này, quyết định tiêm phòng vắc
xin ngừa ung thƣ cổ tử cung sẽ chịu ảnh hƣởng bởi ý định tiêm phòng vắc xin ngừa
ung thƣ cổ tử cung. Thuyết hành vi dự định cho rằng thái độ, chuẩn chủ quan và khả
năng kiểm soát hành vi là những yếu tố ảnh hƣởng đến ý định hành vi. Theo đó,
hành vi có thể dự báo đƣợc thông qua việc xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố này.
Trong trƣờng hợp tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung, thái độ đối với việc
tiêm phòng đƣợc phản ánh qua lòng tin vào sự an toàn, hiệu quả của việc tiêm
phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung, chuẩn chủ quan chính là tác động từ môi
trƣờng xung quanh nhƣ ngƣời thân, bạn bè, bác sĩ… và khả năng kiểm soát hành vi
đƣợc phản ánh qua khả năng chi trả cho vắc-xin, sự hiểu biết về vắc-xin, quỹ thời
gian để thực hiện tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung …

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Ý định

Kiểm soát hành vi

Hình 2.1: Thuyết hành vi dự định TPB
Nguồn: Ajzen (1991)

Hành vi


23

2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN

2.3.1. Nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của Cover và cộng sự (2012) là nghiên cứu định tính nhằm xác
định tại sao phụ huynh lại đƣa ra quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử
cung hoặc không tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung cho trẻ, đồng thời
nghiên cứu về quá trình ra quyết định này. Tổng cộng có 133 phụ huynh tham gia
với 16 cuộc thảo luận nhóm và 27 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc tiến hành. Các
câu hỏi trong phần thảo luận nhóm và phỏng vấn bán cấu trúc tập trung vào các vấn
đề nhƣ: Yếu tố nào (cá nhân, cộng đồng, gia đình, thông tin, truyền thông) tác động
đến quyết định cho con gái của bạn tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung?
Cách bạn ra quyết định tiêm phòng cho con gái? Ai là ngƣời đặt vấn đề tiêm phòng
trƣớc? Ai là ngƣời quyết định? Bạn có thảo luận với ai về việc tiêm phòng này
không? Có ai giúp bạn đƣa ra quyết định tiêm phòng này không? Ai tác động, bằng
cách nào và khi nào? Tại sao bạn không cho con gái bạn tiêm phòng đầy đủ? Có
mối lo ngại nào khiến bạn không cho con gái bạn tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ
cổ tử cung không? Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chính ảnh hƣởng đến
quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung bao gồm nhận thức về rủi ro
bệnh tật và lợi ích mang lại từ tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung, tin
tƣởng vào chƣơng trình tiêm chủng của Chính phủ và lợi ích kinh tế mang lại từ
tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Các yếu tố chủ yếu dẫn đến không
tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung bao gồm lo ngại độ an toàn của vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung, lo ngại về các tác dụng phụ, sợ chất lƣợng thuốc không
đảm bảo, cho rằng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung là để thử nghiệm… Ngoài ra,
nghiên cứu còn mô tả quá trình đi đến quyết định tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ
cổ tử cung, theo đó, nhiều bậc phụ huynh đã đƣa ra quyết định tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung dựa trên sự tác động của bạn bè, gia đình.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhƣ Tú và cộng sự (2017) đƣợc tiến hành tại 30
xã của tỉnh Bình Định trong năm 2017. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát 1.200 phụ


24


nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) bằng bảng câu hỏi có cấu trúc đã đƣợc chuẩn bị
trƣớc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ không có kiến thức về tiêm phòng
vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung là 68.6% và tỷ lệ phụ nữ đã đƣợc tiêm phòng HPV
là 2.3%. Tỷ lệ phụ nữ chƣa từng nghe về vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung là 50% và
chƣa đƣợc cán bộ y tế tƣ vấn về tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung là
13.8%. Yếu tố thiếu thông tin (63.8%) và giá thành của vắc - xin phòng HPV cao
(26.3%) chính là hai rào cản lớn nhất khiến phụ nữ chƣa tiêm phòng vắc xin ngừa
ung thƣ cổ tử cung. Nghiên cứu cũng cho thấy kiến thức có ảnh hƣởng đến việc
tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Bên cạnh đó, nghiên cứu chƣa tìm
thấy có mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình và tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ
cổ tử cung. Song song đó, nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ ngƣời Kinh có kiến
thức về tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung tốt hơn đồng bào dân tộc.
2.3.2. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Nghiên cứu của Songthap và cộng sự (2012) nhằm đánh giá kiến thức, thái
độ về vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung và ung thƣ cổ tử cung, nghiên cứu mối quan
hệ của những yếu tố này với sự chấp nhận tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử
cung của học sinh, phụ huynh và giáo viên Trung học cơ sở ở Thái Lan. Tổng cộng
có 644 học sinh từ 12 đến 15 tuổi, 644 phụ huynh và 304 giáo viên tham gia nghiên
cứu. Bảng câu hỏi đo lƣờng kiến thức của đáp viên bao gồm các câu hỏi đánh giá
kiến thức cơ bản về việc nhiễm và hậu quả của nhiễm HPV, kiến thức về ung thƣ cổ
tử cung bao gồm nguyên nhân, rủi ro bệnh, hậu quả và biện pháp sàng lọc, những
câu hỏi về độ an toàn, hiệu quả và lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ
cổ tử cung. Điểm số phản ánh kiến thức chính là số lƣợng câu trả lời đúng của
ngƣời tham gia nghiên cứu. Thái độ đƣợc đo lƣờng thông qua các câu hỏi liên quan
đến việc nhiễm HPV, ung thƣ cổ tử cung, hiệu quả và lợi ích của vắc xin ngừa ung
thƣ cổ tử cung. Các câu hỏi liên quan đến quy trình tiêm phòng vắc xin ngừa ung
thƣ cổ tử cung nhƣ thủ tục, chi phí, lợi ích và mục tiêu của việc tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung. Để đo lƣờng điểm số Thái độ, Songthap và cộng sự (2012)



25

sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 - Rất không đồng ý; 5 Rất đồng ý). Những
ngƣời đƣợc xem là có thái độ tiêu cực đối với việc tiêm phòng nếu có điểm số bình
quân dao động từ 1 đến 2.33, có thái độ trung lập nếu có điểm số bình quân từ 2.34
đến 3.67, nếu điểm số dao động từ 3.68 đến 5 thì đƣợc đánh giá là có thái độ tích
cực về việc tiêm phòng. Songthap và cộng sự (2012) sử dụng phƣơng pháp so sánh
giá trị trung bình để nghiên cứu sự khác biệt về kiến thức và thái độ đối với việc
tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung giữa các nhóm đối tƣợng đƣợc phân
loại theo giới tính, học vấn, tuổi… Kết quả nghiên cứu cho thấy, 41% phụ huynh
muốn con của họ đƣợc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Học sinh, phụ
huynh và giáo viên đƣợc đánh giá có kiến thức trung bình về HPV, ung thƣ cổ tử
cung và vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung với điểm số trung bình lần lƣợt là 6.91
(SD = 1.75), 6.82 (SD = 1.88) và 6.70 (SD = 1.89). Thái độ của học sinh, phụ huynh
và giáo viên về HPV đều khá tƣơng đồng, dao động ở mức 3.46 (SD = 0.41), 3.52
(SD = 0.43) và 3.46 (SD = 0.47) trên thang điểm 5. Trong số mẫu nghiên cứu, 20%
học sinh và 36% phụ huynh đồng ý trả từ 14.3 đến 28.5 USD cho mỗi liều vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung và 33% giáo viên đồng ý trả dƣới 14.3 USD cho mỗi liều
vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung. Khám phá của nghiên cứu đã chỉ ra chi phí thấp là
yếu tố có ảnh hƣởng mạnh đến việc tiêm phòng vắc xin ngừa ung thƣ cổ tử cung,
thái độ và kiến thức về HPV là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tiêm phòng vắc xin
ngừa ung thƣ cổ tử cung, và hai yếu tố này khá tƣơng đồng giữa những phụ huynh
và giáo viên.
Nghiên cứu của Chando và cộng sự (2013) tập trung xem xét ảnh hƣởng của
ngôn ngữ đến việc tiêm phòng HPV giữa những ngƣời có cha mẹ nói tiếng Tây Ban
Nha so với những ngƣời có cha mẹ nói tiếng Anh ở Mỹ. Bên cạnh ngôn ngữ, đặc
điểm kinh tế xã hội đƣợc đo lƣờng bằng trình độ học vấn và thu nhập bình quân
cùng với yếu tố tiếp cận chăm sóc sức khỏe đo lƣờng bằng bảo hiểm y tế kết hợp
với nguồn lực thông thƣờng trong chăm sóc sức khỏe cũng đƣợc xem xét trong mô

hình nghiên cứu. Phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh giá trị trung bình và hồi quy
Logit đƣợc vận dụng để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 1/3 mẫu


×