Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH TRÍ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGÂN HÀNG SỐ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH TRÍ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGÂN HÀNG SỐ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
(Hướng ứng dụng)
Mã số:

8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH VÂN



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng
số tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong” là công trình nghiên cứu do
chính tác giả thực hiện. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế, có
nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan. Nội dung
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Phạm Minh Trí


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Tóm tắt
Excutive Summary
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG ............. 4
1.1.


Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong ........................................... 4

1.1.1.

Thành lập và hoạt động ........................................................................... 4

1.1.2.

Vốn điều lệ .............................................................................................. 4

1.1.3.

Mạng lưới chi nhánh, nhân sự ................................................................ 5

1.2.

Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Tiên Phong ........................ 5

1.2.1.

Tình hình tài chính .................................................................................. 5

1.2.2.

Nhân sự ................................................................................................... 9

1.2.3.

Hoạt động marketing ............................................................................ 10


1.2.4.

Trình độ công nghệ ............................................................................... 11

1.2.5.

Sản phẩm dịch vụ .................................................................................. 13

1.3.

Định hướng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong..................................... 14

CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ....................................................................... 15
2.1.

Nghiên cứu định tính ................................................................................. 15

2.2.

Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 15

2.3.

Xác định vấn đề.......................................................................................... 26

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG SỐ ..................................... 27
3.1.

Cơ sở lý luận về ngân hàng số .................................................................. 27


3.1.1.

Khái niệm ngân hàng số........................................................................ 27

3.1.2.

Đặc điểm ngân hàng số ......................................................................... 27

3.1.3.

Lợi ích của ngân hàng số ...................................................................... 28


3.2.

Tình hình phát triển ngân hàng số của các ngân hàng tại Việt Nam ... 30

3.3.

Tình hình phát triển ngân hàng số tại TPBank ...................................... 33

3.4.

Các vấn đề cần giải quyết để phát triển ngân hàng số tại TPBank ...... 36

3.4.1.

Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 37

3.4.2.


Khả năng đổi mới sản phẩm ................................................................. 38

3.4.3.

Nguồn nhân lực ..................................................................................... 39

3.4.4.

Tài chính ............................................................................................... 39

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NGÂN HÀNG
SỐ TẠI TPBANK ................................................................................................... 41
4.1.

Mục tiêu của TPBank giai đoạn 2018 – 2023 .......................................... 41

4.2.

Một số giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng số tại TPBank ......... 41

4.2.1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cấp đường truyền, xây dựng hệ thống vận
hành tự động ...................................................................................................... 42
4.2.2.
nhau

Giải pháp thứ hai: Xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số liên kết với
............................................................................................................... 44

4.2.3.


Giải pháp thứ ba: Phát triển đội ngũ chuyên gia công nghệ ................. 46

4.2.4.

Giải pháp thứ tư: Nâng cao tiềm lực tài chính ...................................... 48

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ............................................................. 52
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 54
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAR

Hệ số an toàn vốn

CBNV

Cán bộ nhân viên

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

Fintech

Công nghệ tài chính


EFA

Phân tích nhân tố khám phá

HĐQT

Hội đồng quản trị

mPOS

Máy chấp nhận thanh toán thẻ di động

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

OTP

Mật khẩu sử dụng một lần

QR Code

Mã phản hồi nhanh

RFID

Nhận dạng qua tần số vô tuyến

ROA


Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TPBank

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBNS

Ủy ban nhân sự

UBTD

Ủy ban tín dụng



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tổng tài sản và tổng dư nợ của TPBank qua các năm .......................... 07
Bảng 1.2. Khả năng sinh lời của TPBank qua các năm ......................................... 08
Bảng 1.3. Khả năng thanh toán của TPBank qua các năm .................................... 09
Bảng 2.1. Phân loại mẫu khảo sát .......................................................................... 16
Bảng 2.2. Giá trị trung bình của các nhân tố ......................................................... 17
Bảng 2.3. Kết quả phân tích trung bình về năng lực marketing ............................ 18
Bảng 2.4. Kết quả phân tích trung bình về khả năng tổ chức phục vụ .................. 19
Bảng 2.5. Kết quả phân tích trung bình về năng lực quản trị điều hành ............... 20
Bảng 2.6. Kết quả phân tích trung bình về năng lực năng lực tài chính ............... 22
Bảng 2.7. Kết quả phân tích trung bình về năng lực trình độ công nghệ .............. 23
Bảng 2.8. Kết quả phân tích trung bình về khả năng phát triển sản phẩm ............ 25


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Tổng tài sản của TPBank qua các năm .................................................. 05
Hình 1.2. Vốn điều lệ của TPBank và một số ngân hàng năm 2017 ..................... 06
Hình 1.3. Khả năng sinh lời của một số ngân hàng năm 2017 .............................. 08
Hình 1.4. Logo TPBank ......................................................................................... 10


TÓM TẮT
Giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng số tại Ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Tiên Phong
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có
những bước thay đổi tích cực sau khi tái cơ cấu. Các ngân hàng tại Việt Nam đang
bước vào giai đoạn cạnh tranh cực kỳ khốc liệt và Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần

Tiên Phong (TPBank) cũng không nằm ngoài xu hướng này. TPBank là một ngân
hàng nhỏ, hoạt động còn nhiều hạn chế, phải tái cơ cấu, thương hiệu TPBank vẫn
chưa nhiều người biết đến… vì vậy việc cạnh tranh với các ngân hàng khác vẫn còn
rất khó khăn. Hoạt động tín dụng ngày càng thắt chặt do đó các ngân hàng đã và
đang tìm nguồn thu khác để bù vào phần thiếu hụt này, muốn có được nguồn thu từ
các hoạt động phi tín dụng thì đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng lớn khách hàng
sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình thì thu nhập của ngân hàng mới có thể đạt
được yêu cầu đề ra. Tuy nhiên hiện nay các sản phẩm dịch vụ của TPBank hiện
chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của ngân hàng, lượng người dùng còn khá
thấp, thu nhập đem lại chưa đến 1% vì vậy việc phát triển sản phẩm ngân hàng số là
một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay. Với những lý do đó, tác giả đã thực
hiện đề tài “Giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng số của Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong” nhằm mục đích giúp TPBank có được những
giải pháp về vấn đề ngân hàng số giúp ngân hàng phát triển ngày càng bền vững.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách lấy ý kiến
chuyên gia, thảo luận nhóm và kết hợp với nghiên cứu định lượng thông qua khảo
sát nhằm phân tích, đề xuất các giải pháp cụ thể cho TPBank. Từ các giải pháp đó
tác giả sẽ trao đổi thêm với ban lãnh đạo và các cấp quản trị nhằm xem xét tính khả
thi, mức độ phù hợp của từng giải pháp đối với tình hình của TPBank hiện nay.
Từ khóa: Ngân hàng, ngân hàng số, sản phẩm ngân hàng, Ngân hàng Tiên
Phong.


EXCUTIVE SUMMARY

Solution of developing digital banking products at Tien Phong
Commercial Joint Stock Bank

Along with the development of the economy, Vietnam's banking system has
made positive changes after restructuring. Banks in Vietnam are entering a period of

extremely fierce competition and Tien Phong Commercial Joint Stock Bank
(TPBank) is not out of this trend. TPBank is a small bank, its operations are still
limited, it must be restructured, TPBank brand is still not known by many people ...
so the competition with other banks is still very difficult. Credit activities are
increasingly tight so banks have been looking for other sources of revenue to make
up for this shortfall, to get revenue from non-credit activities, it requires banks to
have a large amount. customers use their products and services, the bank's income
can meet the requirements. However, currently, TPBank's products and services do
not meet the requirements and objectives of the bank, the number of users is quite
low, the income is less than 1% so the development of digital banking products is
one of today's urgent requirements. For these reasons, the author has carried out the
topic "Digital banking product development solution of Tien Phong Joint Stock
Commercial Bank" in order to help TPBank get solutions on digital banking issues.
Bank development is more and more sustainable.
The author uses qualitative research method by collecting expert opinions,
group discussions and combining with quantitative research through surveys to
analyze and propose specific solutions for TPBank. From these solutions, the author
will debates more with the management and management levels to consider the
feasibility and relevance of each solution for the situation of TPBank today.
Keywords: banks, digital banks, banking products, Tien Phong Bank.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có
những bước thay đổi tích cực sau khi tái cơ cấu. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà
Nước (NHNN) trong năm 2017 thì hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn
phát triển ổn định, tính đến cuối năm 2017 tín dụng đã tăng 18,17% so với năm

2016, đây là nền tảng cung cấp vốn cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và là động lực phát triển của nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát duy
trì dưới 3%/năm, thanh khoản của hệ thống khá ổn định, tiền gửi khách hàng tăng
khoảng 19% so với năm 2016 … sự tăng trưởng của các chỉ số này cho thấy hệ
thống ngân hàng hoạt động ngày càng ổn định. Tuy nhiên sự cạnh tranh trong lĩnh
vực ngân hàng hiện nay luôn khốc liệt, ngân hàng nào muốn phát triển và tăng
trưởng ổn định thì phải có vị thế cạnh tranh, có sản phẩm tốt thu hút được nhiều
khách hàng và có nguồn thu từ phi tín dụng ổn định, có như vậy mới có thể cạnh
tranh với các ngân hàng khác được.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng
số hóa, các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ mới ngày càng nhiều. Ngành
ngân hàng cũng vậy, các quy trình, hoạt động vận hành, các sản phẩm hiện đang số
hóa một cách nhanh chóng giúp các ngân hàng cải thiện khả năng vận hành hệ
thống, xử lý nhanh chóng các giao dịch của khách hàng, tăng được hiệu suất làm
việc nhân viên, giảm tối đa chi phí hoạt động và tiếp cận được một số lượng lớn
khách hàng thông qua các sản phẩm ngân hàng số từ đó góp phần làm tăng thu nhập
của ngân hàng.
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong (TPBank) là một ngân hàng
trẻ, thành lập năm 2008 và tuổi đời chỉ mới hơn 10 năm. Là một ngân hàng nhỏ,
hoạt động còn nhiều hạn chế và phải tái cơ cấu, tổng tài sản tính đến cuối năm 2017
vẫn còn thấp chỉ đạt 124.119 tỷ đồng, lợi nhuận cũng chỉ ở mức trung bình ngành


2

với 1.206 tỷ đồng. Hoạt động của TPBank cũng còn nhiều bất cập như: việc xử lý
các giao dịch cũng còn chậm, chưa phục vụ tốt được khách hàng, lượng khách hàng
còn khá khiêm tốn, các sản phẩm ngân hàng số vẫn hay bị lỗi, dữ liệu không đồng
bộ kịp thời.
Ngân hàng số là một trong những chiến lược hàng đầu của TPBank cũng như

là xu hướng phát triển của các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay, tuy
nhiên đóng góp của ngân hàng số vào tổng thu nhập của ngân hàng còn rất khiêm
tốn chưa đến 1%, lượng khách hàng có được so với các sản phẩm truyền thống chưa
đến 10%. Vì vậy việc phát triển sản phẩm ngân hàng số là một trong những vấn đề
cấp thiết mà TPBank cần phải thực hiện ngay
Với những lý do đó, tác giả đã thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển sản
phẩm ngân hàng số tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong” nhằm
mục đích xác định các yếu tố tác động đến việc phát triển sản phẩm ngân hàng số
tại TPBank, từ đó đề xuất các giải pháp giúp TPBank xây dựng các sản phẩm ngân
hàng số tốt hơn, phát triển ngày càng bền vững.
2. Mục tiêu của đề tài
Thứ nhất, xác định các nhân tố tác động đến việc phát triển sản phẩm ngân
hàng số tại TPBank.
Thứ hai, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá thực trạng
ngân hàng số hiện nay của TPBank.
Thứ ba, dựa trên kết quả phân tích và đánh giá để đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển sản phẩm ngân hàng số tại TPBank.
3. Đối tượng của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm ngân hàng số của TPBank.
Đối tượng khảo sát: Nhân viên, các cấp quản lý ở các chi nhánh và hội sở
của TPBank tại TP.HCM, đây là những người nắm rõ tình hình hoạt động của
TPBank vì vậy họ có thể đáp ứng được yêu cầu thông tin của đề tài.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn
hợp, kết hợp phương pháp định tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính: thông qua lấy ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm để

tìm hiểu và xác định vấn đề khó khăn TPBank đang gặp phải để có thể cạnh tranh
với các ngân hàng khác.
Nghiên cứu định lượng: Sau khi xác định vấn đề tác giả tiến hành lập bảng
câu hỏi và tiến hành khảo sát với số lượng phù hợp với kích thước mẫu của nghiên
cứu (số lượng mẫu trong nghiên cứu này là 300). Phân tích các biến đo lường để
thấy được vấn đề cần giải quyết.
Tác giả tham khảo các nghiên cứu trước đây, các lý thuyết về ngân hàng số,
các dữ liệu thứ cấp của ngân hàng, cùng với việc phỏng vấn sâu các chuyên gia để
thấy được những nguyên nhân và xây dựng giải pháp giúp cho sản phẩm ngân hàng
số của TPBank phát triển.
5. Ý nghĩa của đề tài
Xác định được các nguyên nhân làm cho sản phẩm ngân hàng số của
TPBank chưa phát triển, phân tích và đánh giá thực trạng của TPBank từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triền sản phẩm ngân hàng số của TPBank, góp phần
làm tài liệu tham khảo cho cấp quản lý, học thuật.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu thì luận văn được chia làm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong.
Chương 2: Xác định vấn đề.
Chương 3: Cơ sở lý luận về ngân hàng số.
Chương 4: Giải pháp phát triển sản phẩm ngân hàng số của Ngân hàng
thương mại cổ phần Tiên Phong.
Chương 5: Kế hoạch thực hiện.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TIÊN PHONG
Chương 1 trình bày tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên

Phong, giới thiệu sơ bộ về ngân hàng: thành lập và hoạt động, quy mô, các chỉ số tài
chính, các thông tin nhân sự, trình độ công nghệ, và các sản phẩm dịch vụ tại ngân
hàng hiện nay…
1.1.

Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

1.1.1. Thành lập và hoạt động
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được
thành lập ngày 05/05/2008 theo Giấy phép thành lập số 123/GP-NHNN của Thống
đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và đăng ký thay đổi lần thứ 23 vào ngày
04/10/2016.
Các nghiệp vụ chính của TPBank là: huy động vốn (bao gồm các kỳ hạn:
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân); cấp tín dụng (bao gồm
các kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân); thực
hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu
thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá … và các nghiệp vụ ngân hàng khác.
TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm
thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn
Vàng Bạc Đá Quý DOJI, Tập đoàn Công Nghệ FPT, Công ty Tài Chính Quốc Tế
(IFC), Tổng công ty Tái Bảo Hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài Chính SBI
Ven Holding, Singapore.
Ngày 19/04/2018 TPBank đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch
chứng khoán TP.HCM (HOSE), số lượng cổ phiếu niêm yết là 555 triệu cổ phiếu,
mã chứng khoán là TPB.
1.1.2. Vốn điều lệ
Tại ngày 31/12/2017 vốn điều lệ của TPBank là 5.842 tỷ đồng, tổng tài sản
đạt 124.119 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 1.206 tỷ đồng.



5

1.1.3. Mạng lưới chi nhánh, nhân sự
Hội sở chính của TPBank ở số 57 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội, Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2017, TPBank hiện đã có 64 điểm giao dịch
trên cả nước bao gồm: 01 Hội sở chính, 01 Văn phòng đại diện tại TP.HCM, 30 chi
nhánh và 34 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước. Tổng số cán bộ công
nhân viên của TPBank đến thời điểm 31/12/2017 là 4.848 người.
1.2.

Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

1.2.1. Tình hình tài chính
1.2.1.1.

Tổng tài sản, vốn điều lệ
ĐVT: tỷ đồng

Tổng tài sản
Tổng tài sản

124,119
105,782
76,220
51,477
32,088

2013

2014


2015

2016

2017

Hình 1.1. Tổng tài sản của TPBank qua các năm.
(Nguồn: Báo cáo tài chính của TPBank qua các năm)
Tổng tài sản của TPBank tăng dần đều qua các năm, tại thời điểm
31/12/2017 đạt 124.119 tỷ đồng, tăng 17,33% so với năm 2016. Tổng tài sản có
tăng qua các năm tuy nhiên so về quy mô ngành ngân hàng hiện nay thì TPBank
hiện tại nằm ở mức trung bình và cần phải cải thiện nhiều hơn nữa mới có thể cạnh
tranh được.


6

Tại ngày 31/12/2017 vốn điều lệ của TPBank là 5.842 tỷ đồng, vốn điều lệ
của TPBank thuộc dạng trung bình so với các ngân hàng TMCP khác và chỉ nhỉnh
hơn một ít so với các ngân hàng khác như: Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB), ngân
hàng TMCP Bắc Á (BacABank), ngân hàng NHTMCP Kiên Long (KienlongBank).
Vốn điều lệ thấp một phần nào đó phản ánh sức mạnh nội tại của TPBank chưa
mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng quy mô của hệ thống.
Hệ số an toàn vốn (CAR) duy trì ở mức > 9%, đảm bảo theo đúng quy định
của Ngân hàng Nhà nước. Chất lượng nợ khá tốt và tiếp tục được duy trì trong các
năm qua từ 2015 – 2017 xoay quanh mức 1%, tỷ lệ nợ xấu là 1,08% tại thời điểm
cuối năm 2017.
ĐVT: tỷ đồng


Vốn điều lệ của một số ngân hàng năm
2017
40000
35000
30000
25000

20000
15000
Vốn điều lệ của một số ngân
hàng năm 2017

10000
5000

Vietinbank
Vietcombank
BIDV
Sacombank
MB
VPBank
Eximbank
Techcombank
SHB
ACB
HDBank
LienvietPostbank
TPBank
VIB
BacABank

NCB
Kienlongbank

0

Hình 1.2. Vốn điều lệ của TPBank và một số ngân hàng năm 2017.
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2017)
1.2.1.2.

Chất lượng tài sản

Hoạt động huy động vốn của TPBank có sự kết hợp giữa nguồn vốn huy
động từ khách hàng và trên thị trường liên ngân hàng tùy theo tình hình thanh
khoản. Tại ngày 31/12/2017, tổng vốn huy động của TPBank đạt 112.031 tỷ đồng


7

tăng 17,32% so với năm 2016, tuy nhiên nguồn vốn huy động trên thị trường liên
ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 33%), điều này cũng gây ra áp
lực không nhỏ đối với thanh khoản của ngân hàng. TPBank cần giảm phụ thuộc vào
nguồn vốn này vì lãi suất khi vay rất cao và không ổn định.
Tổng dư nợ của TPBank có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm 2015 2017: Tổng dư nợ cho vay của TPBank tính đến hết năm 2017 còn khá thấp với
63.422 tỷ đồng, phần lớn tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Về chất lượng tài sản, nhờ chính sách cho vay và thu hồi nợ tốt, chất lượng
tài sản của TPBank thuộc loại tốt so với ngành, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức xấp
xỉ 1% trong 3 năm liên tiếp từ 2015 – 2017 và một trong những ngân hàng có nợ
xấu thấp nhất hệ thống.
Bảng 1.1. Tổng tài sản và tổng dư nợ của TPBank qua các năm

ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

Tổng tài sản

32.088

51.477

76.220

105.782

124.119

Tổng dư nợ

11.925

19.838

28.240


46.642

63.422

Tổng nợ xấu

235,4

199,4

186,3

331

688,9

1,97%

1,04%

0,66%

0,70%

1,08%

Tỷ lệ nợ
xấu/tổng dư nợ


2017

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của TPBank qua các năm)
1.2.1.3.

Khả năng sinh lời

Về lợi nhuận, năm 2017 TPBank đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 1.200 tỷ
đồng, tương ứng lợi nhuận sau thuế là 964 tỷ đồng, đồng thời có tỷ lệ sinh lời trên
vốn và tổng tài sản khá cao so với trung bình ngành.


8

Bảng 1.2. Khả năng sinh lời của TPBank qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

32,088

51,477

76,220 105,782


3,701

4,237

4,799

5,681

6,677

381

535

562

565

964

ROE

10,29%

13,48%

12,44%

10,78%


15,59%

ROA

1,19%

1,28%

0,88%

0,62%

0,84%

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế

2016

2017
124,119

(Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo tài chính của TPBank qua các năm)
Khả năng sinh lời của TPBank duy trì ổn định, có sự tăng giảm nhẹ qua các
năm nhưng xu hướng chung vẫn là tăng trưởng.

Khả năng sinh lời của một số ngân hàng
năm 2017
ROE


ROA

27.48%

15.59%

14.82%

14.51%

14.08%

12.42%

11.99%
5.94%

2.54%

0.84%

0.63%

1.03%

0.82%

0.73%


0.59%

1.22%

Hình 1.3. Khả năng sinh lời của một số ngân hàng năm 2017.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2017)
1.2.1.4.

Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của TPBank vẫn ổn định qua các năm, tài sản ngắn
hạn luôn đảm bảo được các khoản nợ phải trả, ngân hàng hiện đang đẩy mạnh các
hoạt động sinh lời nên tỷ lệ này có giảm nhẹ qua các năm.


9

Với sự tăng trưởng ngày càng nhanh và quy mô ngày càng mở rộng thì khả
năng huy động vốn của TPBank cũng tăng theo kéo theo đó là áp lực thanh khoản
tại một số thời điểm nhất định như: cuối tháng, cuối năm, các ngày lễ, tết… bên
cạnh đó là việc mở rộng các máy ATM, VTM cũng yêu cầu một lượng tiền nhất
định trong máy làm cho nhu cầu thanh khoản ngày càng tăng.
Bảng 1.3. Khả năng thanh toán của TPBank qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2013

2014


Tài sản ngắn hạn

32,020

51,398

76,086

106,167

123,868

Nợ phải trả

28,387

47,241

71,422

100,629

117,442

3,701

4,237

4,799


5,681

6,677

1.13

1.09

1.07

1.06

1.05

Vốn chủ sở hữu
Khả năng thanh toán

2015

2016

2017

(Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo tài chính của TPBank qua các năm)
1.2.2. Nhân sự
Tổng số CBNV của toàn hệ thống tính đến 31/12/2017 là 4.848 người, tăng
40% so với cuối năm 2016, trong đó chủ yếu là tăng lực lượng cán bộ bán hàng và
nhân sự cho các chi nhánh mới. TPBank đã đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng trên
toàn hệ thống tuyền đủ nhu cầu nhân sự cho các đơn vị trong năm và nguồn nhân sự
cho các Chi nhánh/Đơn vị được mở mới trong năm 2018.

Theo báo cáo tài chính năm 2017 thì mức thu nhập bình quân của nhân viên
TPBank hiện đang là 18,56 triệu đồng/người/tháng, tăng 2,7 triệu đồng so với mức
lương bình quân năm 2016. Kết quả này tương đối tốt nhưng cũng còn thấp so với
các nhân viên của các ngân hàng như Vietcombank (32,3 triệu đồng/tháng), BIDV
(29,2 triệu đồng/tháng), MB (25,9 triệu đồng/tháng), VIB (20,3 triệu đồng/tháng) …
Mặc dù thu nhập của CBNV ngân hàng có xu hướng tăng trưởng nhưng
TPBank cũng cần quan tâm hơn nữa đến lương bổng, phúc lợi cho nhân viên từ đó
tạo động lực gắn bó cho nhân viên với ngân hàng hơn.
Trong năm 2017, TPBank đã thực hiện 551 khóa đào tạo với 17.751 lượt
CBNV tham gia, tăng so với năm 2016 là 221 khóa đào tạo và 6.971 lượt CBNV


10

tham gia đào tạo. Trung tâm đào tạo định kỳ rà soát toàn bộ chương trình đào tạo,
điều chỉnh về nội dung và thời lượng hợp lý hơn. Chất lượng học viên đào tạo đã
được nâng cao và đáp ứng được yêu cầu công việc, nghiệp vụ được nâng cao và
năng lực phục vụ khách hàng tại các quầy giao dịch ngày càng tăng.
Các hoạt động phục vụ khách hàng tại quầy luôn được quan tâm vì đây là
kênh tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là hình ảnh đại diện cho ngân hàng. Mặc
dù được quan tâm tuy nhiên hoạt động phục vụ khách hàng thực tế vẫn còn chậm do
vướng mắc các thủ tục, giấy tờ, quy trình vận hành nhìn chung vẫn còn rườm ra
không có sự thống nhất giữa các nhân viên/chi nhánh.
1.2.3. Hoạt động marketing
TPBank từ khi mới thành lập đã định vị là một ngân hàng số, năng động,
sáng tạo, mang đậm chất công nghệ, luôn hướng tới khách hàng và coi trọng sự
minh bạch, hiệu quả và bền vững trong hoạt động. Việc xây dựng chiến lược
marketing, nhận diện thương hiệu được thực hiện xuyên suốt từ khi tái cơ cấu.
Bắt đầu từ năm 2013 TPBank đã thay đổi nhận dạng thương hiệu. Biểu
tượng mới của TPBank có dạng hình tam giác thể hiện sự chắc chắn, bền vững.

Tên thương hiệu với chữ TPBank màu tím thể hiện sự tin cậy, sang trọng và
hoàn hảo, màu tím là một màu khác biệt so với tất cả các ngân hàng còn lại trong hệ
thống, điều này giúp cho thương hiệu TPBank được nhận diện một cách mạnh mẽ,
gây ấn tượng sâu sắc đối với khác hàng, đồng thời màu tím theo quan niệm của
người Việt là màu thủy chung, thấu hiểu lẫn nhau, thể hiện sự gắn bó giữa khách
hàng và ngân hàng. Chính vì thế TPBank chọn tuyên ngôn thương hiệu: "Vì chúng
tôi hiểu bạn".

Hình 1.4. Logo TPBank
(Nguồn: Logo từ website của TPBank)


11

Việc định vị thương hiệu hiện chưa được quan tâm nhiều, các chiến lược
marketing của TPBank hiện nay vẫn chưa thật sự rõ ràng, phần lớn khách hàng
chưa biết nhiều đến TPBank, ngoài ra các hoạt động nhận diện thương hiệu triển
khai tương đối chậm, không xuyên suốt, chỉ có một vài quảng cáo nhỏ lẻ nên cũng
chưa thật sự gây ấn tượng đến nhiều khách hàng.
Một vấn đề khác tương đối quan trọng nữa là quảng bá, phát triển chiến lược
ngân hàng số, TPBank đang hướng đến ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý
giao dịch. Nền tảng công nghệ hiện đại giúp cho các dịch vụ như: TPBank Mobile,
eToken, các sản phẩm thanh toán như TPBank QuickPay, thanh toán qua mã QR
code thực hiện nhanh chóng và an toàn hơn cách thanh toán tiền mặt hiện nay.
Nhằm nỗ lực thay đổi thói quen giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng truyền thống
sang ngân hàng tự động, TPBank tiếp tục đầu tư mạnh cho kênh giao dịch tự động
TPBank LiveBank (ngân hàng tự động 24/7 đầu tiên tại Việt Nam).
TPBank đã thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá kênh giao dịch này thông
qua các chương trình roadshow trên khắp cả nước, các chương trình khuyến mãi
liên tục để khách hàng biết đến LiveBank. Do các tính năng hiện đại, các ứng dụng

mới khách hàng chưa làm quen được nên bước đầu vẫn còn khó khăn trong việc mở
rộng.
1.2.4. Trình độ công nghệ
Với mục tiêu là một ngân hàng số hàng đầu Việt Nam, TPBank đã triển khai
và đưa vào sử dụng nhiều dự án công nghệ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh
của ngân hàng. Chủ động nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ, tính năng mới
làm tiền đề để tăng năng suất, tạo sự khác biệt trong hoạt động cũng như sản phẩm
của TPBank.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu kinh doanh thì việc đầu tư công nghệ, nâng cấp
hệ thống sẽ giúp TPBank tăng cường bảo mật thông tin, hệ thống vận hành ổn định,
an toàn. Một số dự án, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của TPBank tính
đến hết năm 2017:


12

Triển khai thành công dự án eBank Doanh nghiệp 3.0 cung cấp nhiều tính
năng, sản phẩm mới cho khách hàng đặc biệt là việc tích hợp chữ ký số.
Ra mắt giải pháp điểm giao dịch tự động LiveBank giúp khách hàng có một
kênh tiếp cận dịch vụ mới, tăng cường trải nghiệm số và thời gian phục vụ 24/7.
Hoàn thành dự án eGold online, khách hàng có thể mua và bán vàng thông
qua kênh trực tuyến, nhanh chóng thuận tiện, an toàn, giảm thiểu việc sử dụng tiền
mặt.
Triển khai thành công dự án ESB Phase 1 giúp cho việc kết nối dịch vụ của
TPBank được chuẩn hóa trong thiết kế, vận hành và quản trị, khả năng tái sử dụng
cao, rút ngắn thời gian triển khai các dự án.
Triển khai thành công dự án ePIN đầu tiên ở Việt Nam giúp cho khách hàng
nhanh chóng thay đổi PIN, thời gian tính bằng phút thay vì mất nhiều ngày như
trước đây, tiết kiệm chi phí in ấn, chuyển phát đến khách hàng.
Triển khai 3D-Secure trong đó TPBank chủ động phối hợp trong việc xây

dựng giải pháp thay vì mua hoàn toàn của đối tác và đồng nhất các phương thức xác
thực với eBank thay vì chỉ nhắn tin SMS như các ngân hàng khác.
Tự nghiên cứu, tích hợp và triển khai thành công thiết bị mPOS 3G thế hệ
mới và hệ thống mPOS app mới, giúp tiếp kiệm tới 60% chi phí mua thiết bị so với
POS 3G thông thường, hỗ trợ thanh toán thẻ không tiếp xúc, tương thích với
Samsung Pay.
Triển khai Qlik, với các dashboard công nghệ mới, hỗ trợ hiệu quả thông tin
quản trị đa chiều cho lãnh đạo.
Triển khai thành công dự án eCounter trên toàn hàng, giúp cho khách hàng
có những trải nghiệm mới khi đến giao dịch với TPBank.
Ra mắt sản phẩm mới QuickPay thanh toán bằng mã QR với nhiều tính năng
đột phá là công cụ cho việc phát triển nhanh khách hàng, hỗ trợ cho việc triển khai
thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Ngân hàng Nhà Nước.


13

Triển khai thành công dự án tự động hóa tra cứu CIC, đây là công nghệ robot
hóa, giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế trùng lặp tra cứu, tăng tốc độ phản hồi kết quả
cho các đơn vị.
Triển khai 2 phương thức xác thực mới là OTP Push Notification và OTP
Display Card, trong đó OTP Display Card là sản phẩm OTP mới đầu tiên có mặt tại
Việt Nam.
Triển khai thành công dự án ISO 20000, TPBank trở thành ngân hàng đầu
tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ về quản lý chất lượng dịch vụ công nghệ thông
tin theo tiêu chuẩn quốc tế.
Công nghệ là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của TPBank
trong thời kỳ công nghiệp 4.0 hiện nay, là nền tảng cốt lõi để TPBank cạnh tranh
với những ngân hàng khác. Với chiến lược là ngân hàng số hàng đầu Việt Nam,
TPBank đã tập trung đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh

vực ngân hàng để từng bước hiện đại hóa bộ máy hoạt động, tối ưu hóa các giao
dịch và đem đến những sản phẩm tốt hơn đến khách hàng.
Việc đầu tư vào các ứng dụng, công nghệ đã được TPBank chú ý tuy nhiên
hệ thống vẫn chưa thật sự trơn tru. Cơ sở hạ tầng để vận hành các công nghệ này
vẫn còn yếu và thiếu. Các đường truyền vẫn còn chập chờn, khả năng xử lý giao
dịch vẫn còn chậm, đây là điểm TPBank cần khắc phục khi muốn đứng vững với
chiến lược ngân hàng số.
Ngoài ra thì việc cập nhật dữ liệu đôi lúc làm cho hệ thống bị lỗi, các ứng
dụng không hoạt động và không đồng bộ với nhau làm tắc nghẽn các nhu cầu thanh
toán, chuyển tiền của khách hàng.
1.2.5 Sản phẩm dịch vụ
Một số sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân:


Tiền gửi thanh toán



Tiền gửi tiết kiệm



Cho vay mua nhà, mua xe, kinh doanh, tiêu dùng …



Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng.


14




Ngân hàng điện tử



Điểm giao dịch tự động Livebank



Bảo hiểm nhà, xe, bảo hiểm nhân thọ.

Một số sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp:

1.3.



Tiền gửi thanh toán



Tiền gửi có kỳ hạn



Cho vay kinh doanh, tài trợ dự án




Bảo lãnh



Thanh toán quốc tế



Dịch vụ ngoại hối

Định hướng của TPBank hiện nay
Từ nay đến năm 2023 trở thành một trong 10 ngân hàng hàng đầu tại Việt

Nam. Tổng tài sản đạt mức 180.000 – 200.000 tỷ đồng. Tăng gấp đôi thu nhập từ
các dịch vụ phi tín dụng trong cơ cấu doanh thu của ngân hàng.
Tăng cường năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn và đảm bảo mức vốn
tự có đáp ứng được chuẩn Basel 2.
Tập trung phát triển ngân hàng số giữ vị trí hàng đầu Việt Nam.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về TPBank cũng như định hướng của
TPBank hiện nay, từ đó làm tiền đề cho việc phân tích và tìm ra các vấn đề còn tồn
tại ở TPBank.


15

CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về các hoạt động hiện tại của TPBank. Vì
TPBank là một ngân hàng trẻ, vừa mới tái cơ cấu xong trong năm 2017, khả năng

cạnh tranh với các ngân hàng khác còn thấp vì vậy để phát triển bền vững thì cần
phải xác định những điểm mạnh, điểm yếu và có những chiến lược đúng đắn, phù
hợp với khả năng. Trong chương 2 tác giả tiến hành nghiên cứu định tính và định
lượng để tìm ra các vấn đề TPBank đang gặp phải hiện nay.
2.1.

Nghiên cứu định tính
Tác giả đã tiến hành thảo luận với các chuyên gia là những người có nhiều

năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, hiện đang là cấp quản lý tại các chi
nhánh và hội sở của TPBank nhằm xác định được vấn đề chính mà TPBank đang
gặp phải. Nhóm chuyên gia là những người có hiểu biết về ngân hàng và là những
người trực tiếp làm việc tại TPBank nên hiểu rõ về hoạt động, những điểm mạnh và
yếu của ngân hàng. Vì vậy, các cấp quản lý đang làm việc tại TPBank được mời để
tham gia thảo luận. Tác giả tiến hành nghiên cứu thông qua thảo luận trực tiếp trong
tháng 7/2018, hình thức thảo luận là đặt câu hỏi và làm rõ các yếu tố cần nghiên cứu
bằng hình thức phỏng vấn sâu.
Sau khi tiến hành thảo luận, ý kiến của các chuyên gia được tác giả tổng hợp
lại. Tất cả các chuyên gia đều cho rằng để phát triển bền vững và cạnh tranh được
với các ngân hàng khác thì TPBank cần phải tập trung nhiều vào 2 nhân tố chính là:
công nghệ và phát triển sản phẩm dịch vụ.
2.2.

Nghiên cứu định lượng
Để có thể xác định cụ thể những yếu tố nào là chủ yếu cần phải cải thiện

ngay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp cho TPBank phát triển bền vững tác
giả đã tiến hành khảo sát với số lượng mẫu là 300.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất). Đối
tượng lấy mẫu nghiên cứu bao gồm các nhân viên và các cấp quản lý hiện đang làm

việc tại các chi nhánh, phòng giao dịch của TPBank tại địa bàn TP.HCM.


×