Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đông sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
−−−−−−−−−−−−−−−

BÙI THỦY UYÊN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI- CHI NHÁNH ĐÔNG
SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
−−−−−−−−−−−−−−

BÙI THỦY UYÊN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI- CHI NHÁNH ĐÔNG
SÀI GÒN

Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
(Công cụ và Thị trường tài chính)
Mã số: 8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Trong suốt quá trình nghiên cứu về thực trạng và tình hình quản trị rủi ro tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, tôi đã
tập hợp các thông tin và số liệu để hoàn chỉnh luận văn: “Quản trị rủi ro tín dụng
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội- chi nhánh
Đông Sài Gòn” dưới sự hướng dẫn tận tâm của thầy TS. Lê Tấn Phước của khoa
Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan rằng đây là bài luận văn của tôi với thông tin và số liệu đáng
tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng và không đạo văn dưới mọi hình thức.
TP.HCM, tháng 02 năm 2019
Tác giả

Bùi Thủy Uyên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT- ABSTRACT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................... 1
1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 1

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
1.5 Kết cấu luận văn ............................................................................................ 3
1.6 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu .................................................. 3
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI …………. ...................................................................................................... 5
2.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng ......................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng...................................................................... 5
2.1.2 Các loại rủi ro tín dụng ......................................................................... 5
2.1.3 Biểu hiện rủi ro tín dụng ....................................................................... 7


2.1.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHTM ........................... 9
2.1.4.1 Nguyên nhân chủ quan ............................................................. 9
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng .................................................. 12
2.2 Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng .......................................................... 14
2.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ..................................................... 14
2.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng .................................................... 14
2.2.3 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng .................................................. 15
2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................... 15
2.3.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................... 15
2.3.2 Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ........ 16
2.3.3 Kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa .... 17
2.3.4 Tài trợ rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................ 17

2.4 Quản trị rủi ro tín dụng theo các Hiệp ước Quốc tế. ................................... 18
2.4.1 Hiệp ước Basel I. ................................................................................ 18
2.4.2 Hiệp ước Basel II............................................................................... 19
2.4.2 Hiệp ước Basel III............................................................................... 21
2.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NH
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam. .......... 22
2.5.1 NH ANZ ............................................................................................. 22
2.5.2 NH Citibank ....................................................................................... 24
2.5.3 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam ........................... 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 27

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI - CN ĐÔNG SÀI
GÒN…………………………………………………………………………….28


3.1 Giới thiệu về NH Quân đội- CN Đông Sài Gòn ............................................ 28
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về NH TMCP Quân đội........................................ 28
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về NH TMCP Quân đội - CN Đông Sài Gòn ....... 28
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự.................................................................. 29
3.1.4 Tình hình hoạt động của NH TMCP Quân đội - CN Đông Sài Gòn từ
2015-2018 .................................................................................................... 31
3.1.4.1 Hoạt động huy động vốn ........................................................ 31
3.1.4.2 Hoạt động tín dụng ................................................................. 31
3.1.4.3 Kết quả kinh doanh của NH TMCP Quân đội - CN Đông Sài
Gòn từ năm 2015 đến năm 2018......................................................... 33
3.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời
gian 2015-2018 ............................................................................................ 35
3.2.2 Các nguyên nhân gây ra Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
NH TMCP Quân đội - CN Đông Sài Gòn ................................................... 39

3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan ....................................................... 39
3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan ........................................................... 40
3.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................... 43
3.3.1 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH
TMCP Quân đội - CN Đông Sài Gòn.......................................................... 43
3.3.1.1 Nhận diện rủi ro tín dụng ........................................................ 43
3.3.1.2 Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng ..................................... 45
3.3.1.3 Kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng ................................. 51
3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại NH TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn ........................ 60
3.3.2.1 Các nhân tố khách quan .......................................................... 60
3.3.2.2 Các nhân tố chủ quan.............................................................. 62


3.4 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH
TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn. ....................................................... 63
3.4.1 Những kết quả đạt được ..................................................................... 63
3.4.2 Các mặt hạn chế ................................................................................. 64
3.4.3 Nguyên nhân gây ra hạn chế .............................................................. 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 69

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NH TMCP QUÂN
ĐỘI - CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN............................................................. 70
4.1 Định hướng phát triển của NH TMCP Quân đội - CN Đông Sài Gòn hiện
nay

............................................................................................................ 70
4.1.1 Định hướng hoạt động chung của NH TMCP Quân đội - CN Đông
Sài Gòn ........................................................................................................ 70

4.1.2 Định hướng cơ bản của NH TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài
Gòn về việc quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ................... 71

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại NH TMCP Quân đội - CN Đông Sài Gòn ............................................... 73
4.2.1 Giải pháp liên quan đến người lao động ............................................ 73
4.2.1.1 Chính sách lương, thưởng và đãi ngộ ..................................... 73
4.2.1.2 Chính sách đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên 74
4.2.1.3 Giá trị văn hoá nơi làm việc ................................................... 75
4.2.2 Giải pháp liên quan đến công tác quản lí và quy trình ....................... 75
4.2.2.1 Chính sách về nhân sự ............................................................ 75
4.2.2.2 Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin .......................... 77


4.2.2.3 Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ
và vừa .................................................................................................. 78
4.2.2.4 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp .................................. 78
4.2.2.5 Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ ...................... 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................... 82

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 83
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 83
5.1.1 Về tình hình hoạt động của NH TMCP Quân đội - chi nhánh Đông
Sài Gòn từ 2015-2018 ................................................................................. 83
5.1.2 Về thực trạng hoạt động tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
NH TMCP Quân đội - CN Đông Sài Gòn ................................................... 83
5.1.3 Về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH
TMCP Quân đội - CN Đông Sài Gòn từ 2015-2018 ................................... 84
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 85
5.2.1 Đối với Hội sở NH TMCP Quân đội.................................................. 85

5.2.1.1 Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin .............................. 85
5.2.1.2 Nâng cao chất lượng quản lí, điều hành ................................. 85
5.2.1.3 Tăng cường công tác thanh tra giám sát. ................................ 86
5.2.2 Đối với NH TMCP Quân đội- chi nhánh Đông Sài Gòn ................... 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

CBTD

Cán bộ tín dụng

2

DN

Doanh nghiệp


3

HĐQT

Hội đồng quản trị

4

KH

Khách hàng

5

MB

6

NHNN

Ngân hàng nhà nước

7

NHTM

Ngân hàng thương mại

8


NVTD

Nhân viên tín dụng

9

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

10

RRTD

Rủi ro tín dụng

11

SME

12

TCTD

Tổ chức tín dụng

13

TMCP


Thương mại cổ phần

14

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

Military Commercial

Ngân hàng thương mại cổ phần

Joint

Quân đội

Small and Medium
Enterprise

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Ký hiệu

Tên

Trang


Bảng 3.1

Kết quả hoạt động huy động vốn của NH TMCP
Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn từ 2015-2018

31

Bảng 3.2

Kết quả hoạt động tín dụng của NH TMCP Quân
đội - chi nhánh Đông Sài Gòn từ 2015-2018

32

Bảng 3.3

Kết quả kinh doanh của NH TMCP Quân đội - chi
nhánh Đông Sài Gòn từ 2015-2018

33

Bảng 3.4

Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo kì hạn của NH TMCP Quân đội - chi nhánh
Đông Sài Gòn từ 2015-2018

35


Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo nhóm của NH TMCP Quân đội - chi nhánh
Đông Sài Gòn từ 2015-2018

37

Bảng 3.6

Nợ quá hạn và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của NH TMCP
Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn từ 2015-2018

38

Bảng 3.7

Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính

46

Bảng 3.8

Phân loại nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại NH TMCP Quân đội- chi nhánh
Đông Sài Gòn

50

Bảng 3.9


Tình hình phân loại nợ tại NH TMCP Quân độichi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2015-2018

51

Bảng 3.10

Trích lập dự phòng rủi ro cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại NH TMCP Quân đội- chi nhánh
Đông Sài Gòn giai đoạn 2015-2018

58

Bảng 3.5


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Số thứ tự
1
2

Tên
Sơ đồ 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức tại NH TMCP Quân
đội - chi nhánh Đông Sài Gòn

Trang
6
29


Biểu đồ 3.1: Kết quả kinh doanh của NH
3

TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn từ

34

2015-2018
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh
4

nghiệp nhỏ và vừa theo kì hạn của NH TMCP
Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn từ 2015-

36

2018
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh
5

nghiệp nhỏ và vừa theo nhóm của NH TMCP
Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn từ 20152018

37


TÓM TẮT

Với mục đích nâng cao chất lượng việc quản trị rủi ro tín dụng khối doanh
nghiệp nhỏ và vừa; trên cơ sở nhận diện, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động

của tổ chức, tác giả quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn”.
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phương pháp so sánh và
thống kê mô tả để tổng hợp và phân tích các số liệu về thực trạng hoạt động tín dụng
doanh nghiệp nhỏ và vừa, giai đoạn 2015-2018, của Ngân hàng TMCP Quân Độichi nhánh Đông Sài Gòn. Từ các dữ liệu phân tích được, tác giả đưa ra những biện
pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ của tổ chức. Luận văn sẽ là tài
liệu cho các cấp quản lí và nhân viên tín dụng tham khảo, nhằm đưa ra các định
hướng, chiến lược hoạt động hiệu quả, lâu dài.
Từ khoá: Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Quân đội,
Chi nhánh Đông Sài Gòn, Doanh nghiệp nhỏ và vừa.


ABSTRACT
"Credit risk management for small and medium enterprises at the Military
Bank – Dong Sai Gon Branch" - By choosing this project, the author's main is to offer
solutions to improve work procedures and management methods, in order to increase
work efficiency of the credit risk management operation at the Military Bank – Dong
Sai Gon Branch.
Using the Descriptive statistics, Data collection and Comparative methods,
analyzing the 2015-2018 data of the Dong Sai Gon Branch, the author has maganed
to propose ways to improve the risk management's work efficiency. This project will
serve as references for the board of management and other staff at the Dong Sai Gon
Branch, for the purpose of future development.
Key words: Credit risk management, Military Bank, Dong Sai Gon Branch,
Small and Medium Enterprises.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, các ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phát triển,
trong đó đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần. NH TMCP chiếm đa số trong các
loại hình NH tại Việt Nam, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh
vực của nền kinh tế. Có thể thấy, NH liên quan đến nhiều ngành nghề đa dạng của
cuộc sống.
Trong đó, hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản quan trọng
hàng đầu của NH, vì nó không những tạo ra lợi nhuận mà còn giúp cấp vốn cho nơi
thiếu trong xã hội. Hiện tại, tình trạng nợ xấu của các NH đang là vấn đề nan giải,
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chung của toàn NH. Đặc biệt trong hoạt động tín
dụng của một NH, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỉ lệ lớn trong tỉ trọng các loại
hình doanh nghiệp. Với mục đích giúp nhận diện các rủi ro tín dụng doanh nghiệp
nhỏ và vừa, hạn chế các rủi ro đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn quy trình tín dụng,
tôi quyết định chọn đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn”.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các mục tiêu như sau:
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH
TMCP Quân đội- chi nhánh Đông Sài Gòn.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH
TMCP Quân đội- chi nhánh Đông Sài Gòn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại NH TMCP Quân đội- chi nhánh Đông Sài Gòn.
Đề tài sẽ trả lời những câu hỏi sau đây:
Thứ nhất: Tình hình tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của NH TMCP Quân
đội - chi nhánh Đông Sài Gòn trong 4 năm từ 2015- 2018 như thế nào?


2


Thứ hai: NH TMCP Quân đội- chi nhánh Đông Sài Gòn đang thực hiện những
biện pháp nào trong việc quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Thứ ba: Giải pháp nào được áp dụng trong việc quản trị rủi ro tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại NH TMCP Quân đội- chi nhánh Đông Sài Gòn để hạn chế rủi
ro?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, thống kê mô tả,
phương pháp so sánh để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được. Đồng thời,
đề tài kết hợp một số công cụ phân tích tổng hợp kèm theo các lí thuyết, lí luận để từ
đó làm rõ thêm các vấn đề cần nghiên cứu mà đề tài mong muốn.
Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo trong giai đoạn 4 năm từ
2015 đến hết 2018 để phân tích các rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, và thực
trạng hiện tại của NH TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn.
Phương pháp thống kê mô tả
Các số liệu sau khi được thu thập xong, sẽ được tổng hợp lại và trình bày dưới
dạng biểu đồ, đồ thị nhằm cung cấp thông tin một cách tổng quát nhất.
Phương pháp so sánh
Sau khi các số liệu đã được tổng hợp và thể hiện dưới dạng biểu đồ, đồ thị rõ
ràng, phương pháp so sánh sẽ giúp có cái nhìn chi tiết hơn qua việc so sánh số liệu
theo thời gian, theo từng mục để nắm được thực trạng quản trị rủi ro tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa của NH TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH
TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu


3


- Thời gian: số liệu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và
vừa liên tục trong giai đoạn 4 năm từ 2015- 2018.
- Không gian: Tại NH TMCP Quân đội - chi nhánh Đông Sài Gòn.
1.5 Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lí luận về quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
các NHTM.
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH
TMCP Quân Đội- Chi Nhánh Đông Sài Gòn.
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại NH TMCP Quân Đội- Chi Nhánh Đông Sài Gòn.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
1.6 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu
Sau khi phân tích thực trạng và xem xét các số liệu của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại NH TMCP Quân đội- chi nhánh Đông Sài Gòn trong khoảng thời gian từ
2015- 2018, đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng ở đây, từ đó
trình bày các giải pháp và kiến nghị thiết thực, sâu sát nhất.
Luận văn sẽ là tài liệu cho các cấp quản lí và nhân viên tín dụng doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại NH TMCP Quân đội- chi nhánh Đông Sài Gòn để có thể tham khảo
và đưa ra các định hướng, chiến lược lâu dài tại đây dành cho mảng tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa.


4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đưa ra những vấn đề tổng quan nhất của đề tài nghiên cứu như xác
định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp, đối tượng và phạm

vi nghiên cứu, ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu, nhằm cung cấp được khung
sơ bộ để hình dung ra tổng thể những gì đề tài đặt ra, và đề tài cần phải đạt được
những gì. Ngoài ra, chương 1 là nền tảng để từ đó dẫn dắt đề tài đi theo thứ tự, giúp
cho trình bày được các vấn đề và kết quả một cách rõ ràng, hợp lí và dễ hiểu.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng
2.1.1

Khái niệm rủi ro tín dụng

Hoạt động của NH liên quan đến rất nhiều các ngành nghề, lĩnh vực khác trong
nền kinh tế, chính vì thế mà rủi ro cũng trở nên đa dạng hơn. Có thể kể đến một số
loại rủi ro đặc trưng của ngành NH như rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản…
“Rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất
về tài sản của NH, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm
một khoản chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định” (Trần
Huy Hoàng, 2011).
Trong quá trình NH cấp tín dụng cho KH, sẽ có phát sinh rủi ro tín dụng tuỳ
thuộc vào từng trường hợp. Theo như những điều khoản đã cam kết, KH sẽ phải trả
hết nợ gốc lẫn lãi vay theo đúng thời hạn và lộ trình ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên
vì nhiều lí do mà KH có thể không trả được như cam kết, từ đó sẽ phát sinh rủi ro tín
dụng. Lúc đó NH sẽ phải tuỳ theo trường hợp cụ thể và TSBĐ của KH để xử lí.
“Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH,
biểu hiện trên thực tế qua việc KH không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn

cho NH” (Trần Huy Hoàng, 2011).
2.1.2

Các loại rủi ro tín dụng

Khi căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia
theo sơ đồ 3.1:


6

Rủi ro tín
dụng

Rủi ro giao
dịch

Rủi ro lựa
chọn

Rủi ro bảo
đảm

Rủi ro danh
mục

Rủi ro
nghiệp vụ

Rủi ro nội

tại

Rủi ro tập
trung

Sơ đồ 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng
(Nguồn: Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình quản trị ngân hàng)
Có thể thấy, rủi ro tín dụng được chia thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro
danh mục.
- Rủi ro giao dịch: là loại rủi ro tín dụng gây nên bởi những hạn chế trong quy
trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá phân loại khách hàng. Cụ thể hơn, trong
rủi ro giao dịch được chia nhỏ thành rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp
vụ.
 Rủi ro lựa chọn là rủi ro trong quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi
ngân hàng xem xét, cân nhắc phương án vay vốn có tính khả thi cao, có thể thu hồi
nợ gốc và lãi để thực hiện cho vay.
 Rủi ro bảo đảm nảy sinh từ các yếu tố đảm bảo như điều khoản trong hợp đồng
cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị
giá của TSBĐ.


7

 Rủi ro nghiệp vụ là loại rủi ro liên quan đến công tác quản lí khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kĩ thuật xử lý các
khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: là loại rủi ro tín dụng mà nguyên nhân do những hạn chế
trong quản lí danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập
trung.
 Rủi ro nội tại bắt nguồn từ đặc điểm riêng biệt trong việc hoạt động và sử dụng

vốn của khách hàng đi vay. Đây là rủi ro đặc tính chỉ có ở từng đối tượng đi vay,
ngành nghề kinh tế.
 Rủi ro tập trung là rủi ro khi ngân hàng sử dụng vốn cho vay quá nhiều đối với
một số doanh nghiệp trong cùng một ngành, trong vùng địa lí nhất định, cùng một
loại hình cho vay rủi ro cao.
2.1.3

Biểu hiện rủi ro tín dụng

Trong suốt quá trình cho vay, nếu như xảy ra các rủi ro tín dụng sẽ có một số
biểu hiện đi kèm nhất định mà các cán bộ, NVTD cần phải chú ý. Có thể xem xét dựa
theo nhiều khía cạnh khác nhau, từ các giấy tờ báo cáo cho đến quan sát thực tế.
- Từ các báo cáo tài chính:
 Những gian lận, không minh bạch trong sổ sách và báo cáo tài chính: khi cán
bộ tín dụng xem xét sổ sách và báo cáo tài chính, bằng nghiệp vụ chuyên môn của
mình, sẽ dễ nhận ra những gian lận.
 Doanh nghiệp trễ trong việc nộp báo cáo tài chính cho NH: NH cần phải có sự
hối thúc doanh nghiệp, nếu như DN chậm nộp báo cáo tài chính tức là có vấn đề, cần
phải kiểm tra lại.
 Khả năng thanh khoản giảm: khi DN sự sút giảm trong khả năng thanh khoản,
nghĩa là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản phải trả đến hạn, dễ
dẫn đến rủi ro cho NH.


8

 Xuất hiện các khoản lỗ trong việc kinh doanh: điều này đồng nghĩa với việc
DN đang trong giai đoạn kinh doanh đi xuống, NH phải xem lại để tránh việc DN
không trả được nợ vay đúng hạn.
 Hàng tồn kho lớn so với các DN cùng ngành, mục khoản phải thu lớn và xuất

hiện khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi: thể hiện DN đang khó khăn trong việc sản
xuất kinh doanh, đồng thời khó đòi được nhiều khoản nợ.
 Tài sản cố định có sự thay đổi lớn: tài sản cố định có liên quan đến việc DN
thay đổi quy mô hoạt động. Khi tài sản cố định thay đổi quá lớn đều thể hiện DN
đang không ổn định trong tình hình hoạt động.
 Doanh thu không ổn định, có sự tăng hoặc giảm mạnh: khi doanh thu tăng
mạnh, DN dễ dàng có những rủi ro trong vấn đề quản lí hoạt động bởi quy mô và khả
năng kinh doanh có thể vượt tầm kiểm soát của công ty. Nếu doanh thu sụt giảm
nghiêm trọng, chứng tỏ DN hoạt động yếu kém.
 Sự chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và thu nhập ròng hoạt động: điều này
thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả.
 Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm: yếu tố này chứng tỏ chi phí của doanh
nghiệp quá cao, hoạt động không có hiệu quả.
- Từ hoạt động kinh doanh
 Thay đổi về quy mô kinh doanh: cụ thể như DN có sự thu nhỏ hay phát triển
mạnh trong quy mô hoạt động. Điều này là biểu hiện của việc DN gặp khó khăn trong
hoạt động kinh doanh hoặc tăng trưởng nóng.
 DN bị mất đi những KH quan trọng: nếu như những KH quan trọng dần bỏ
hợp tác với DN, đó là dấu hiệu cho thấy tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang
có sự bất ổn và làm mất lòng tin KH, cần phải được xem xét lại.
 DN mất đi những hợp đồng có giá trị lớn: khi DN để vuột mất những hợp đồng
mang giá trị lớn, chắc chắn doanh thu và lợi nhuận của chính doanh nghiệp sẽ giảm,
ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh.


9

- Các dấu hiệu liên quan đến công ty
 Sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận chắp vá, đình trệ: khi giữa các bộ phận
trong cùng DN không có sự hợp tác cùng với nhau, hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp sẽ đi xuống.
 Thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động kinh doanh: việc DN hay thay đổi
địa điểm hoạt động kinh doanh là rất bất thường, thể hiện sự không rõ ràng và dễ xảy
ra các hành vi gian lận.
 Các vị trí chủ chốt của công ty thường xuyên thay đổi: nhân sự, đặc biệt là
nhân sự cấp cao thông thường là ổn định nhất trong công ty. Nếu như công ty mà vị
trí cấp cao hay thay đổi, tức là tình hình hoạt động kinh doanh không tốt, môi trường
không tốt khiến nhân viên không muốn gắn bó lâu dài.
 Thường xuyên thực hiện các phương án kinh doanh có độ rủi ro cao: khi DN
hay thực hiện các phương án kinh doanh có độ rủi ro cao, thể hiện DN đang quá liều
lĩnh với ý định thu được lợi nhuận lớn.
 Không có những kế hoạch dự phòng ứng biến khi tình hình hoạt động kinh
doanh đi xuống: với các DN hoạt động tốt, họ sẽ có kế hoạch dự phòng khi tình hình
hoạt động kinh doanh đi xuống hoặc diễn biến thị trường bất ổn. Khi không có, tức
là công ty đang hoạt động không có kế hoạch chiến lược rõ ràng.
2.1.4

Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại NHTM

Trong quá trình cấp tín dụng tại NHTM, có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra
dẫn đến RRTD. Trong đó, tạm thời chia thành 2 nhóm bao gồm nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan (Trần Huy Hoàng, 2011).
2.1.4.1 Nguyên nhân chủ quan
Về nhóm nguyên nhân chủ quan, luận văn sẽ phân tích về các yếu tố đến từ NH
và các yếu tố đến từ phía KH.
* Các yếu tố từ phía KH


10


- Thiện chí của người đi vay: đây là yếu tố hết sức cần thiết trong mối quan hệ
tín dụng giữa KH và NH. Khi đi vay, KH phải cung cấp cho NH về các báo cáo tài
chính và phương án sản xuất kinh doanh để NH thẩm định, đánh giá và quyết định
cho vay. Nếu như KH gian lận trong các số liệu hay giấy tờ để được cho vay, NH sẽ
rất dễ gặp rủi ro khi KH không đủ khả năng trả nợ, bởi NH đã bị sai lầm trong quyết
định cho vay. Trên thực tế, hành động này gọi là “làm đẹp” số liệu và sai lệch so với
thực tế hoạt động kinh doanh, nên NH cần thận trọng để có nhận định chính xác.
- Phương án sản xuất kinh doanh: Khi đi vay, KH phải cung cấp cho NH về
phương án sản xuất kinh doanh của mình, làm cơ sở để NH đánh giá và quyết định
cho vay. Đối với những phương án sản xuất kinh doanh không có tính khả thi, NH
ngay từ ban đầu sẽ không cho vay. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, có thể do
nhiều yếu tố như năng lực sản xuất yếu kém, rủi ro bất ngờ xảy ra... dẫn đến việc KH
không đủ năng lực tài chính trả nợ, hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích ban
đầu, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH.
* Các yếu tố từ phía NH
- Quy trình cấp TD của NH: quy trình cấp TD chính là cơ sở xuyên suốt để các
nhân viên, cán bộ tín dụng tuân thủ theo. Chính vì thế, một quy trình cấp tín dụng
thông suốt và chặt chẽ là điều hết sức quan trọng tạo nên chất lượng tín dụng. Nếu
như quy trình chặt chẽ, rõ ràng và thuận lợi, KH sẽ cảm thấy hài lòng, cũng như
CBTD sẽ dễ dàng hơn trong công tác làm việc. Ngược lại, một quy trình cấp tín dụng
gò bó, thiếu tính chặt chẽ hay lỏng lẻo trong một số mục sẽ gây trở ngại lớn, đồng
thời tiềm tàng RR lớn cho việc cho vay. Bởi khi còn lỏng lẻo, dễ tạo lỗ hổng để lách
luật, dễ dẫn đến RR hàng loạt về sau.
- Thông tin giữa NH và KH: chất lượng của quá trình cấp TD bị ảnh hưởng
nhiều bởi yếu tố này. Về phía NH, cần nắm chắc các thông tin của KH bao gồm năng
lực tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, các thông tin cơ bản… để kịp thời can
thiệp, xử lí khi KH xảy ra vấn đề hoặc có quyết định cho vay chính xác. Về phía KH,
cũng cần hiểu rõ về các yêu cầu, điều kiện và thoả thuận của NH để có được các
phương án trả nợ vay cho đúng hạn và đủ số tiền như đã cam kết. Nếu như có sự thiếu



11

hụt, sai lệch thông tin giữa KH và NH, chắc chắn sẽ xảy ra rủi ro trong quá trình cấp
tín dụng.
- Năng lực của cán bộ nhân viên TD: trong các lĩnh vực, đặc biệt là ngành ngân
hàng, rất quan tâm đến phẩm chất và năng lực thực có của cán bộ nhân viên. Từ Ban
lãnh đạo đến nhân viên, quản lí giám sát, tất cả đều thường xuyên được đào tạo để
củng cố năng lực, phẩm chất đạo đức vốn có. Nếu như năng lực kém, sẽ dễ dẫn đến
việc không đánh giá đúng thực trạng, từ đó đưa ra quyết định sai lầm trong việc cấp
TD, xảy ra RRTD về sau. Nhưng nếu năng lực giỏi mà đạo đức kém, thực hiện các
hành vi gian lận sai trái để làm tăng cho vay nhằm đạt được chỉ tiêu cao thì gây ra
RRTD mà NH sẽ phải gánh chịu thiệt hại sau này.
- Khả năng phân tích, đánh giá và dự báo: khả năng này sẽ tuỳ thuộc vào năng
lực và kinh nghiệm của các nhân viên NH. Đứng trước từng trường hợp, nhân viên
NH sẽ phải linh hoạt để xử lí, nhận định từ đó quyết định cho vay hay không. Xuyên
suốt quá trình cho KH vay, CBTD cũng cần thường xuyên theo dõi, đánh giá tình
hình để kịp thời xử lí khi các trường hợp xấu xảy ra, làm giảm thiểu các rủi ro.
Về các yếu tố khách quan, có 3 nguyên nhân chính như sau: môi trường kinh tế,
môi trường pháp lí và môi trường xã hội.
- Môi trường kinh tế: kinh tế là nền tảng quan trọng của một đất nước. Nền kinh
tế phát triển ổn định, bền vững là động lực để các ngành nghề, các doanh nghiệp hoạt
động tốt hơn. Sự thay đổi bất cứ yếu tố nào trong nền kinh tế sẽ tạo ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Việc sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động
TD của NHTM. Nếu như DN kinh doanh tốt, họ sẽ có nhu cầu vay vốn để mở rộng
sản xuất hoặc việc trả nợ vay sẽ diễn ra đúng theo lịch trình. Và ngược lại, khi DN có
chiều hướng đi xuống, việc trả nợ vay sẽ gặp khó khăn dẫn đến rủi ro tín dụng, khiến
cho cán bộ tín dụng phải có cách giải quyết.
- Môi trường pháp lí: tất cả mọi quy trình, hoạt động của NHTM đều đặt dưới

Luật pháp và các quy định của quốc gia đó. Trong đó, hoạt động TD cũng bị chi phối


12

bởi hàng loạt các quy chuẩn, văn bản được điều chỉnh liên tục để phù hợp với xu
hướng thực tế của xã hội. Hệ thống pháp lí chặt chẽ, vững vàng sẽ là điều kiện thuận
lợi giúp cho hoạt động TD diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra, đồng
thời giúp NHTM có đà để phát triển tốt hơn.
- Môi trường xã hội: môi trường này bao gồm các yếu tố diễn ra xung quanh,
như tình hình chính trị, thiên nhiên, con người… Khi tình hình chính trị của một quốc
gia thay đổi, ít nhiều sẽ dẫn đến sự thay đổi tuỳ là tích cực hay tiêu cực với nền kinh
tế, từ đó liên quan trực tiếp đến hoạt động của DN và NHTM. Nếu như có những rủi
ro như thiên tai, lũ lụt, hạn hán…đây sẽ là những điều làm tình hình hoạt động của
các DN giảm sút, khiến cho việc trả nợ vay không đúng theo kế hoạch, từ đó xuất
hiện các RRTD mà CBTD phải linh động giải quyết.
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Để đo lường RRTD, các NH thường sử dụng 4 chỉ số sau: Tỉ lệ nợ quá hạn, tỉ
trọng nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay, hệ số rủi ro tín dụng và tỉ lệ xoá nợ.


Tỉ lệ nợ quá hạn
Tỉ lệ nợ quá hạn =

Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ cho vay

𝑥 100%

Tuy nhiên, điểm yếu của chỉ số này là chỉ nhắc đến những khoản nợ đã quá hạn,

mà không nhắc đến những khoản vay có một kì hạn bị quá hạn. Cho nên để chính xác
hơn, NH sẽ dùng công thức sau:

Tỉ lệ dư nợ quá hạn =

Tổng dư nợ có nợ quá hạn
Tổng dư nợ cho vay

𝑥 100%

Trong đó, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không
được phép và không đủ điều kiện để gia hạn nợ thêm. Theo như quy định của NHNN
Việt Nam, các khoản nợ nằm từ nhóm 2 đến nhóm 5 được gọi là khoản nợ quá hạn


Tỉ trọng nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay


×