Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

--------

LÊ THỊ VI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN NGÂN HÀNG VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÀ RỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

-------LÊ THỊ VI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN NGÂN HÀNG VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH BÀ RỊA
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng (Hƣớng công cụ
và thị trƣờng tài chính)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG HẢI YẾN

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn ngân hàng vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa” là công trình nghiên cứu do chính
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Hoàng Hải Yến. Các thông tin, số liệu và
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực. Các tài liệu tham khảo
được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này
chưa được công bố trên bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Thị Vi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................ 1
1.1. Lý do thực hiện đề tài........................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4.2. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 3
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 4
1.7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 4
Chƣơng 2: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH BÀ RỊA .................................................................................................. 6
2.1. Kết quả hoạt động giai đoạn 2012 – 2018 của ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa ........................................................................ 6


2.2. Đánh giá về môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu ............................................................................................................. 8
2.3. Đánh giá về cạnh tranh trong hoạt động trên địa bàn .......................................... 9
2.4. Sơ lược thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa hiện nay................................................... 11
2.5. Biểu hiện của vấn đề cung ứng tín dụng cá nhân tại chi nhánh......................... 14
Chƣơng 3: Ý ĐỊNH LỰA CHỌN SẢN PHẨM TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN. ...................................................................................... 16
3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
ngân hàng vay vốn của khách hàng cá nhân ................................................................. 16
3.1.1. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng .............................................................. 16
3.1.2. Quyết định mua sắm của người tiêu dùng .................................................. 17
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm......................................... 20
3.1.3.1. Quan điểm của Kotler (2012) ............................................................. 20

3.1.3.2. Quan điểm của các nhà nghiên cứu về giá trị cảm nhận ................... 22
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ của
khách hàng..................................................................................................................... 23
3.3. Phương pháp đánh giá sự lựa chọn của khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ tín dụng cá nhân của BIDV
Bà Rịa ............................................................................................................................ 26
3.3.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................. 26
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 27


3.3.3. Nghiên cứu định lượng ............................................................................... 31
3.3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ..................................................................... 31
3.3.3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ............................................................... 32
3.3.3.3. Phân tích dữ liệu ................................................................................. 32
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 35
4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 35
4.2. Kết quả phân tích thang đo Cronbach’s Alpha .................................................. 36
4.2.1. Thang đo “Sự đáp ứng” ............................................................................. 36
4.2.2. Thang đo “Lợi ích tài chính” ..................................................................... 36
4.2.3. Thang đo “Thương hiệu ngân hàng” ......................................................... 37
4.2.4. Thang đo “Nhân viên” ............................................................................... 38
4.2.5. Thang đo “Sự tiện lợi” ............................................................................... 38
4.2.6. Thang đo “Gợi ý người thân” .................................................................... 39
4.2.7. Thang đo “Chiêu thị”................................................................................. 39
4.2.8. Thang đo “Quyết định lựa chọn”............................................................... 40
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................... 41
4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập ............................. 41
4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ......................... 44
4.4. Phân tích tương quan Pearson............................................................................ 45
4.5. Phân tích hồi quy ............................................................................................... 46



4.5.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................................... 46
4.5.2. Kiểm tra đa cộng tuyến .............................................................................. 47
4.5.3. Phân tích kết quả ........................................................................................ 47
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 50
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG SỰ LỰA CHỌN CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ
RỊA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................... 54
5.1. Giải pháp, kiến nghị nhằm gia tăng sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đối
với dịch vụ tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi nhánh Bà Rịa trong giai đoạn hiện nay. 54
5.1.1. Hoàn thiện chính sách lãi suất và phí dịch vụ tín dụng, đảm bảo tính
cạnh tranh ..................................................................................................................... 54
5.1.2. Gia tăng tính tiện ích, sự tiện lợi trong giao dịch ngân hàng .................... 55
5.1.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng ................... 56
5.1.4. Nâng cao uy tín, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng ........................ 57
5.1.5. Phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng ............................... 57
5.1.6. Tăng cường hoạt động chiêu thị, hậu mãi, chăm sóc khách hàng ............. 58
5.1.7. Tăng cường chăm sóc, phục vụ kịp thời khách hàng hiện hữu .................. 59
5.2. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................... 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Agribank

:


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

BIDV

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam

EFA

:

Element Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

Eximbank

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

HDBank

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh

KMO


:

Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin

Maritimebank

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

PGD

:

Phòng giao dịch

Sacombank

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Sòn Thương Tín

SCB

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

SeaBank


:

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

SPSS

:

Statistical Package for the Social Sciences – Chương trình
máy tính phục vụ công tác thống kê

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

TechcomBank

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

TMCP

:

Thương mại cổ phần


Vietcombank

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

:

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VNCB

:

Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Xây dựng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thị phần của BIDV Bà Rịa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Bảng 2.2: Số lượng các chi nhánh/Phòng Giao dịch của các ngân hàng thương mại
trên địa bàn hoạt đang hoạt động của BIDV chi nhánh Bà Rịa
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của BIDV Bà Rịa theo thành phần kinh tế
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng bán lẻ phân theo thời hạn
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng bán lẻ phân theo mục đích vay
Bảng 2.6: Số lượng khách hàng cá nhân phát sinh mới và ngưng vay vốn tại ngân
hàng
Bảng 3.1: Khung mẫu nghiên cứu phân bố theo phòng giao dịch

Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ của thang đo “Sự đáp
ứng”
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ của thang đo “Lợi ích
tài chính”
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ của thang đo “Thương
hiệu ngân hàng”
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ của thang đo “Nhân
viên”
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ của thang đo “Sự tiện
lợi”
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ của thang đo “Gợi ý
người thân”


Bảng 4.8: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ của thang đo “Chiêu
thị”
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sơ bộ của thang đo “Quyết
định lựa chọn”
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha chính thức của tất
cả các thang đo
Bảng 4.11: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA biến độc lập
Bảng 4.13: Bảng xoay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
Bảng 4.14: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s biến phụ thuộc
Bảng 4.15: Kết quả phân tích EFA quyết định lựa chọn
Bảng 4.16: Kết quả mô hình hồi quy
Bảng 4.17: Kết quả R2 hiệu chỉnh
Bảng 4.18: Kết quả phân tích ANOVA
Bảng 4.19: Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Đồ thị 2.1: Tình hình huy động vốn cuối kỳ giai đoạn 2012 – 2018 tại BIDV Bà Rịa
Đồ thị 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn 2012 – 2018 tại BIDV Bà Rịa
Đồ thị 2.3: Tình hình thu dịch vụ ròng giai đoạn 2012 – 2018 tại BIDV Bà Rịa
Đồ thị 2.4: Tình hình lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2012 – 2018 tại BIDV Bà Rịa

Hình 3.1: Mô hình giản lược về hành vi người tiêu dùng
Hình 3.2: Quy trình ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng
Hình 3.3: Các bước đánh giá các lựa chọn đến quyết định mua sắm
Hình 3.4: Các yếu tố quyết định giá trị dành cho khách hàng


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN
HÀNG VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÀ RỊA
Lê Thị Vi
Tóm tắt:
Để hoạch định chiến lược hoạt động phù hợp nhằm duy trì khách hàng cũ và thu hút
thêm nhiều khách hàng mới trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, BIDV
Bà Rịa cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng vay
vốn của các khách hàng tiềm năng mà BIDV Bà Rịa đang muốn nhắm đến hoặc
muốn duy trì quan hệ lâu dài. Nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu, xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng vay vốn của khách hàng cá
nhân tại BIDV Bà Rịa. Sau đó kiểm định, chứng minh sự phù hợp của mô hình
cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định lựa chọn của
khách hàng cá nhân. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các các yếu tố lựa chọn
được trích từ các tài liệu tham khảo có liên quan và phỏng vấn với mẫu quan sát
gồm 250 khách hàng cá nhân hiện đang vay vốn tại BIDV Bà Rịa. Các phương

pháp định lượng được sử dụng bao gồm phân tích độ tin cậy thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính
bội bằng phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy các yếu tố chính có ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn ngân hàng vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV Bà Rịa là:
lợi ích tài chính, sự tiện lợi, sự đáp ứng, hoạt động chiêu thị, thương hiệu của ngân
hàng, thái độ của nhân viên phục vụ và gợi ý của người thân. Nghiên cứu nhằm thu
hẹp khoảng trống hiện có trong hoạt động ngân hàng tại BIDV Bà Rịa thông qua
việc xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng
vay vốn và đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng sự lựa chọn của khách hàng cá
nhân đối với dịch vụ tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bà Rịa trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Quyết định lựa chọn ngân hàng, khách hàng cá nhân, BIDV Bà Rịa, phân
tích nhân tố.


FACTORS INFLUENCING THE BANK SELECTION DECISION OF
INDIVIDUAL CUSTOMER IN BIDV BA RIA
Le Thi Vi
Abstract:
To plan an appropriate strategy for keeping old customers and attracting new
customers on nowadays competitive market, BIDV Ba Ria needs to identify the
criteria on which potential customers determine their bank selection decision. The
study focuses on an examining the bank selection criteria being employed by
individual customers at BIDV Ba Ria. Our examination relied on selection factors
extracted from relevant literature and interviews with a total of 250 individual
customers at BIDV Ba Ria served as a sample for the study. Quantitative methods
including reliability Cronbach’s Alpha coefficient, exploratory factor analysis EFA
and linear regression analysis. Findings reveal that the chief factors determining
individual customer’s bank selection are: Price and fees of services, Conveniences,
Quality of service, Advertising policies, Bank’s reputation, Attitude of bankers and

Suggestions of relatives. The study aims to bridge the existing gap at BIDV Ba Ria
through identifying the important bank selection determinants and offers a number
of solutions to increase individual customer’s choice for retail credit services at
BIDV Ba Ria.
Keyword: Bank selection decision, Individual customer, BIDV Ba Ria, Factor
analysis.


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt
động đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Trong đó, phân
khúc khách hàng chiếm tỷ trọng lớn về số lượng cũng như dư nợ là nhóm khách hàng
cá nhân. Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn rất đa dạng và phong phú như: vay
vốn sản xuất kinh doanh, vay mua nhà, vay mua xe và các loại vay tiêu dùng khác…
Hiện nay, ở Việt Nam, tín dụng cá nhân có những điều kiện rất thuận lợi để phát
triển, xét trên cả hai phía cầu và cung. Xét về phía cầu, Việt Nam có quy mô dân số
gần 96 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.385 đô la Mỹ vào năm
20171 , đây là điều kiện vô cùng thuận lợi và là thị trường “khổng lồ” cho lĩnh vực cho
vay cá nhân phát triển. Thu nhập tăng trưởng cao và ổn định là yếu tố quan trọng để
người dân sẵn sàng tăng vay nợ tiêu dùng và mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra,
cơ cấu dân số trẻ với 70% nằm trong độ tuổi 15-64 cũng là yếu tố thuận lợi cho việc
phát triển tín dụng cá nhân, do họ luôn sẵn sàng vay để chi tiêu.
Xét về phía cung, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp các tổ
chức tín dụng giải quyết được hai vấn đề cơ bản trong phát triển thị trường cho vay cá
nhân, đó là tiếp cận khách hàng và đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng. Báo cáo của
Công ty Appota công bố ngày 25/04/2017 cho thấy, Việt Nam có hơn 49 triệu người
kết nối Internet (khoảng 52% dân số), 38 triệu người dùng mạng xã hội và phần lớn

những người sử dụng Internet và mạng xã hội là giới trẻ. Thông qua Internet và mạng
xã hội, các bên cung cấp dịch vụ tín dụng cá nhân dễ dàng tiếp cận được khách hàng
của mình hơn rất nhiều so với cách tiếp cận trực tiếp, truyền thống trước kia. Đồng
thời, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng cho phép các tổ chức cấp tín dụng có
thể thu thập được những thông tin cần thiết về lịch sử tín dụng của khách hàng một
cách nhanh nhất (thông qua tra cứu CIC) và nhờ đó ra quyết định cho vay nhanh chóng
nhưng lại giảm thiểu được rủi ro cho vay.
Ngoài ra, các khảo sát về tiêu dùng được bộ phận nghiên cứu của báo Financial
Times (Anh) thực hiện năm 2017 tại 5 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia,
Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều cho thấy, xu hướng tiêu dùng trước,
trả sau của các nước này có xu hướng tăng nhanh. Chính vì thế, sản phẩm tín dụng bán
lẻ của các ngân hàng được triển khai trong thời gian gần đây đã được khách hàng rất

1

(Lê Kiên – Ngọc An, báo tuổi trẻ, ngày 25/02/2018)


2

quan tâm và thu được không ít thành công. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng tự tin
đẩy mạnh kinh doanh mảng tín dụng này.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng rất lớn để phát triển tín dụng cá nhân, các
ngân hàng thương mại còn gặp rất nhiều hạn chế trong việc phát triển tín dụng cá nhân
như: cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn cao,
sản phẩm tín dụng đa dạng nhưng chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện
mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Số lượng sản phẩm triển khai chưa đáp ứng được nhu
cầu khách hàng. Mặt khác về công tác quảng cáo, nguồn nhân lực còn tồn tại nhiều hạn

chế, vướng mắc làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của
chi nhánh. Mục tiêu đến cuối năm 2020 của BIDV Bà Rịa là tổng dư nợ tín dụng cá
nhân đạt 50% tổng dư nợ tín dụng song nhìn chung tín dụng cá nhân tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa vẫn chưa gia tăng được như
mong đợi mặc dù khách hàng tiềm năng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu rất nhiều.
Bên cạnh đó, trong quá trình công tác thực tế tại chi nhánh, tác giả nhận thấy khách
hàng từ bỏ giao dịch tại ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng. Do đó việc tăng
trưởng tín dụng cá nhân là mục tiêu cần đẩy mạnh của ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa. Vấn đề cần đặt ra là ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa phải làm gì để tiếp cận được nhu cầu vay
vốn rất lớn của các cá nhân và thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng cá nhân? Ngân
hàng cần đưa ra những giải pháp như thế nào để giữ nguồn khách hàng cũ và thu hút
thêm những khách hàng tiềm năng mới? Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả chọn đề tài
nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng vay vốn của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh
Bà Rịa” để làm báo cáo nghiên cứu khoa học.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài xác định và lượng hóa các yếu tố tác động đến sự lựa chọn ngân hàng vay
vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bà Rịa. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả
hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân.
Mục tiêu này được thể hiện cụ thể như sau:


3

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng vay vốn của khách
hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa.
Xác định mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến sự lựa chọn ngân hàng
vay vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

Chi nhánh Bà Rịa.
Xem xét sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố giữa các khách hàng có giới
tính, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập khác nhau tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời 03 câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi thứ nhất: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng vay
vốn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bà Rịa?
Câu hỏi thứ hai: Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến sự lựa chọn
ngân hàng vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa được xếp hạng như thế nào?
Câu hỏi thứ ba: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Bà Rịa cần phải làm gì để gia tăng khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng trong
giai đoạn hiện nay?
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng vay vốn của khách
hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát trển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa.
1.4.2. Đối tƣợng khảo sát
Đối tượng khảo sát: khách hàng cá nhân đang vay vốn tại ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát trển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019.
Phạm vi nghiên cứu: Trụ sở Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa và các phòng giao dịch trực thuộc.


4


1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng thực hiện nghiên cứu này.
Trong đó sử dụng nguồn dữ liệu chính là dữ liệu sơ cấp từ bảng khảo sát các khách
hàng cá nhân đang vay vốn tại BIDV Bà Rịa, ngoài ra còn sử dụng thêm dữ liệu vay
(loanmonth) từ dữ liệu thô của BIDV Bà Rịa để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
Quá trình nghiên cứu bao gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phương pháp
thảo luận nhóm. Tác giả phỏng vấn các chuyên gia bao gồm Phó giám đốc Chi nhánh
phụ trách bán lẻ, các giám đốc phòng giao dịch, trưởng phòng Khách hàng các nhân và
các Chuyên viên quản lý khách hàng am hiểu và có kinh nghiệm về tín dụng cá nhân
để phác họa bản dự thảo phiếu khảo sát.
Sau đó, bản dự thảo phiếu khảo sát sẽ được tiến hành điều tra thử trên 20 khách
hàng cá nhân đang vay vốn tại BIDV Bà Rịa để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu
hỏi và tiến hành chỉnh sửa để hoàn thiện phiếu khảo sát.
Khi phiếu khảo sát hoàn thành, tác giả thực hiện khảo sát các khách hàng đang
vay vốn tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.
Giai đoạn 2: Dựa trên phiếu khảo sát hợp lệ đã thu thập được, tác giả tiến hành
nhập dữ liệu và xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS20 nhằm kiểm định lại
các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua các phân tích như thống kê mô tả,
kiểm định độ tin cậy Cronbach’ alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy
Binary Logistic, phân tích ANOVA và tiến hành chạy hồi quy phân tích kết quả
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài xác định và đo lường các yếu tố tác động đến sự lựa
chọn vay vốn của khách hàng cá nhân.Từ đó đóng góp thêm một phương pháp nghiên
cứu về hành vi lựa chọn của người tiêu dùng.
Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả của nghiên cứu, BIDV Bà Rịa có thể hiểu hơn về
tâm lý, quyết định của khách hàng cá nhân. Qua đó, cải thiện chất lượng dịch vụ sản
phẩm để thu hút khách hàng vay vốn cũng như cạnh tranh với các tổ chức tín dụng
khác.
1.7. Kết cấu của luận văn:

Chương 1: Giới thiệu đề tài


5

Chương 2: Giới thiệu về hoạt động cung ứng tín dụng cá nhân tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa
Chương 3: Ý định lựa chọn sản phẩm tín dụng bán lẻ của khách hàng cá nhân
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Giải pháp nhằm gia tăng sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đối với
dịch vụ tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bà Rịa trong giai đoạn hiện nay


6

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH BÀ RỊA
2.1. Kết quả hoạt động giai đoạn 2012 - 2018 của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh ngân hàng trên cùng địa bàn cạnh tranh
gay gắt cùng với sự biến động theo chiều hướng giảm của lãi suất huy động VND cũng
như lãi suất huy động USD, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bà Rịa đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, quy
mô và hiệu quả hoạt động của chi nhánh có sự cải thiện và tăng trưởng đáng kể so với
các năm trước, thể hiện qua một số chỉ tiêu chính như sau:
Thứ nhất, về hoạt động huy động vốn: Huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa trong giai đoạn 2012 – 2018
có sự tăng trưởng đáng kể qua từng năm. Năm 2012, huy động vốn cuối kỳ chỉ đạt

1,015.5 tỷ đồng, đến cuối năm 2018, huy động vốn cuối kỳ đạt 2,897.2 tỷ đồng, tăng
trưởng 20.1% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân trong giai
đoạn này đạt 19.8%.
Đồ thị 2.1: Tình hình huy động vốn cuối kỳ giai đoạn 2012 – 2018 tại BIDV Bà Rịa
4000
3000
2000

1015.5

1062.1

1098.4

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

1481.4

2002.8

2412.2

2897.2


1000
0
Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

Huy động vốn cuối kỳ
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2018 của BIDV Bà Rịa)
Thứ hai, về hoạt động tín dụng: Dư nợ cuối kỳ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa trong giai đoạn 2012 – 2018 cũng có sự tăng
trưởng vượt bậc. Năm 2012, dư nợ cuối kỳ tại chi nhánh chỉ đạt 809.0 tỷ đồng, nhưng
chỉ qua 5 năm phát triển, đến cuối năm 2018, dư nợ cuối kỳ đã lên đến 5.445.3 tỷ đồng,
tăng gần 7 lần so với tổng dư nợ năm 2012 và tăng trưởng 23.7% so với năm 2017. Tốc
độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn này là 39.5%.


7

Đồ thị 2.2: Tình hình dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2012 – 2018 tại BIDV Bà Rịa
6000
5000

4000
3000
2000
1000
0

5445.3
4,400.7
3327.3

809

1136.4

1196.1

1799.1

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dư nợ tín dụng cuối kỳ

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2018 của BIDV Bà Rịa)
Thứ ba, về hoạt động dịch vụ: Tổng thu dịch vụ ròng của ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa năm 2012 đạt 4.6 tỷ đồng. Sang năm
2018 thu dịch vụ ròng đạt được là 15.4 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2012, và
tăng trưởng 17.6% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ ròng bình quân
trong giai đoạn này đạt 23.2%.
Đồ thị 2.3: Tình hình thu dịch vụ ròng giai đoạn 2012 – 2018 tại BIDV Bà Rịa
20
15

10
5

4.6

6.8

9

9.1

11.4

13.1

15.4

0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thu dịch vụ ròng

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2018 của BIDV Bà Rịa)
Thứ tư, về hiệu quả kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa trong giai đoạn 2012 – 2018 tăng
trưởng vô cùng ngoạn mục. Sau hơn 6 năm cổ phần hóa, từ kết quả đạt được 2,6 tỷ
đồng vào năm 2012, sang năm 2018 lợi nhuận trước thuế đã lên đến 207.4 tỷ đồng.
Tăng gần 80 lần so với năm 2012, và tăng trưởng 33.5% so với năm 2017. Tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân trong giai đoạn này lên đến 131.5%.



8

Đồ thị 2.4: Tình hình lợi nhuận trƣớc thuế giai đoạn 2012 – 2018 tại BIDV Bà Rịa
250

207.4

200

155.3
127.1

150
100
50

69.1
2.6

12.3

32

0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Lợi nhuận trước thuế

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2018 của BIDV Bà Rịa)
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa trong giai đoạn 2012 – 2018 đều có sự tăng trưởng

qua các năm, trong đó năm 2018 là năm chi nhánh có kết quả kinh doanh khả quan
nhất ở tất cả các chỉ tiêu. Năm 2018 chi nhánh từ chi nhánh hạng 2 đã được nâng hạng
lên chi nhánh hạng 1.
2.2. Đánh giá về môi trƣờng hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu:
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước tháng 01/2019, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có 11 ngân hàng thương mại nhà nước, 07 Quỹ tín dụng nhân dân, 1
ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển và 38 ngân hàng thương mại cổ phần với
tổng nguồn vốn huy động đạt 117,148.58 tỷ đồng, và dư nợ tín dụng đạt 70,443.72 tỷ
đồng. Trong đó, Vietcombank, Agribank và BIDV vẫn đang dẫn đầu về huy động vốn
và dư nợ tín dụng.
Về huy động vốn: Vietcombank đã vượt qua Agribank để vươn lên vị trí dẫn
đầu thị phần huy động vốn với 21,709.22 tỷ đồng (18.53% thị phần), đứng thứ hai là
Agribank với 18,313.03 tỷ đồng (15.63% thị phần), thứ ba là BIDV với 16,112.80 tỷ
đồng (13.75% thị phần) và SCB Vũng Tàu đứng thứ tư với 5,911.52 tỷ đồng (5.05%
thị phần).
Về tín dụng: BIDV đang đứng đầu với dư nợ tín dụng đạt 13,919.6 tỷ đồng
(19.76% thị phần), tiếp theo là Agribank với 10,982.17 tỷ đồng (15.59% thị phần),
Vietinbank với 5,093.08 tỷ đồng (7.23% thị phần) và VCB đứng thứ tư với 4,078.69 tỷ
đồng (5.79% thị phần).
BIDV trong nhiều năm qua luôn nằm trong nhóm ngân hàng dẫn đầu về quy mô
huy động vốn và tín dụng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu hiện nay có 4 chi nhánh BIDV đó là: BIDV Bà Rịa Vũng Tàu, BIDV Vũng Tàu –


9

Côn Đảo, BIDV Bà Rịa và BIDV Phú Mỹ. Tuy nhiên, BIDV Bà Rịa với địa bàn ít
thuận lợi hơn các chi nhánh còn lại trong tỉnh. Nền khách hàng tại thành phố Bà Rịa,
chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, nông – ngư nghiệp, công chức nhà nước (Trung tâm hành
chính tỉnh Bà Rịa VũngTàu tọa lạc tại thành phố Bà Rịa), không có lợi thế về du lịch

như thành phố Vũng Tàu, hay nhiều khu công nghiệp như Phú Mỹ, nên mặc dù có sự
tăng trưởng tốt qua các năm, nhưng xét về quy mô huy động vốn vẫn còn khá nhỏ so
với BIDV Vũng Tàu và Phú Mỹ, và thậm chí trong năm 2018 đã bị BIDV Vũng Tàu Côn Đảo vượt lên. Như vậy, ngoài chịu sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác,
BIDV Bà Rịa còn chịu áp lực cạnh tranh từ chính nội bộ BIDV.
Bảng 2.1: Thị phần của BIDV Bà Rịa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Đvt: Tỷ đồng, %
Huy động vốn

Tín dụng

Tên TCTD
Số liệu

Thị phần

Số liệu

Thị phần

BDV Bà Rịa

2,897.2

2.47%

5,445.3

7.73%

BIDV Bà Rịa Vũng Tàu


7,394.35

6.31%

3,881.4

5.51%

BIDV Phú Mỹ

2,914.23

2.49%

3,127.7

4.44%

BIDV Côn Đảo

2,907.02

2.48%

1,465.2

2.08%

Tổng BIDV trên địa bàn


16,112.80

13.75%

13,919.6

19.76%

117,148.58

100.0%

70,443.72

100.00%

Tổng TCTD trên địa bàn

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu của ngân hàng Nhà nước tháng 01/2019)
2.3. Đánh giá về cạnh tranh trong hoạt động trên địa bàn
Số lượng các chi nhánh/Phòng Giao dịch của các ngân hàng thương mại trên
địa bàn hoạt đang động của BIDV chi nhánh Bà Rịa (Thành phố Bà Rịa, Long Điền,
Đất Đỏ, Xuyên Mộc):


10

Bảng 2.2: Số lƣợng các chi nhánh/Phòng Giao dịch của các ngân hàng

thƣơng mại trên địa bàn hoạt đang động của BIDV chi nhánh Bà Rịa
Ngân hàng

Chi nhánh

Phòng Giao dịch

1(Bà Rịa)

3 (1 Bà Rịa, 1 Long

Ngân hàng thƣơng mại Nhà
nƣớc:
-

BIDV Bà Rịa

Điền, 1 Đất Đỏ)
-

BIDV chi nhánh khác

0

2 (1 Bà Rịa, 1 Xuyên
Mộc)

1 chi nhánh cấp 1 tại Bà
-


Agribank BRVT

Rịa, 4 CN cấp 2 (1 Bà Rịa,
1 Long Điền, 1 Đất Đỏ)

-

Vietcombanh

-

VietinBank

9 (3 Bà Rịa, 3 Long
Điền, 3Xuyên Mộc)

1(Bà Rịa)

0

0

3 (1 Bà Rịa ,1 Long
Điền, 1 Xuyên Mộc)

Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần:
-

An Bình


0

2 (1 Bà Rịa, 1 Long
Điền)

-

Á Châu

0

2 (1 Bà Rịa, 1 Long
Điền)

-

EximBank

0

2 (1 Bà Rịa, 1 Long
Điền)

-

MaritimeBank

0


2 (Bà Rịa)

-

Sacombank

0

4 (2 Bà Rịa ,1 Long
Điền, 1 Xuyên Mộc)

-

SCB

0

1 (Bà Rịa)

-

SeaBank

0

2 (1 Bà Rịa, 1 Long
Điền)


11


Ngân hàng

Chi nhánh

Phòng Giao dịch

-

TechcomBank

0

1 (Bà Rịa)

-

VNCB

0

1 (Bà Rịa)

-

VIB

0

1 (Bà Rịa)


-

HDBank

0

2 (1 Bà Rịa, 1 Long
Điền)

-

Kiên Long Bank

0

1 (Bà Rịa)

(Nguồn: Tổng hợp của Tác giả)
So với năm 2017, thị phần tín dụng của chi nhánh có sự tăng trưởng, còn thị
phần huy động vốn của chi nhánh thì bị giảm nhẹ.
Năm 2017, thị phần huy động vốn của chi nhánh đạt 2.90%, thị phần tín dụng
đạt 6.54%. Đến cuối tháng 12/2018, thị phần huy động vốn của chi nhánh giảm nhẹ
còn 2.47%, còn thị phần tín dụng tăng lên thành 7.73%.
Về huy động vốn: Tình hình lãi suất huy động tại BIDV hiện nay đang khá cạnh
tranh so với các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh khác trên địa bàn ở các dải
kỳ hạn, tuy nhiên so với các ngân hàng mại cổ phần khác thì lại thấp hơn. Nhìn chung
lãi suất huy động vẫn rất thấp, gây khó khăn cho chi nhánh trong việc giữ chân khách
hàng cũ và phát triển thêm khách hàng mới, do khách hàng có nhiều sự lựa chọn giữa
47 điểm giao dịch ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn cũng như có nhiều kênh đầu

tư khác để sinh lời: (chứng khoán, bất động sản, sản xuất kinh doanh,...)
Về tín dụng: Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của chi nhánh trên địa bàn vẫn là
Vietinbank, Vietcombank, và đặc biệt là Agribank với thế mạnh về mạng lưới rộng
khắp các huyện, xã, thị trấn, và ưu thế về cho vay nông nghiệp, nông thôn.
Về thanh toán quốc tế: chi nhánh đang từng bước mở rộng và phát triển dịch vụ
thanh toán quốc tế, tuy nhiên trong năm 2018 chi nhánh chưa có sự tăng trưởng đột
phá. Đối thủ cạnh tranh chính trên lĩnh vực này vẫn là Vietcombank với ưu thế vốn
ngoại tệ và các kênh chuyển tiền quốc tế vốn được người dân quen thuộc sử dụng.
2.4. Sơ lƣợc thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Bà Rịa hiện
nay
Nếu như trong giai đoạn 2001-2005, hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV vẫn
phát triển tự phát, chưa có định hướng rõ ràng và được điều hành theo mọi cơ chế hoạt
động chung thì đến giai đoạn 2006 – 2008 đã được Hội đồng quản trị xác định rõ trong


12

chiến lược kinh doanh, đặc biệt là mảng tín dụng cá nhân, nguồn mang lại lợi nhuận
lớn cho ngân hàng. Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân phong phú hơn với
nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Dưới đây là kết quả của hoạt
động tín dụng của BIDV Bà Rịa ( phân theo thành phần kinh tế, thời hạn, mục đích).
Bảng 2.3: Dƣ nợ tín dụng của BIDV Bà Rịa theo thành phần kinh tế
Năm
Tổng dư nợ
Dư nợ tín dụng doanh
nghiệp
% Dư nợ tín dụng DN

2012


2013

2014

2015

2016

2017

2018

809.0

1,136.4

1,196.1

1,799.1

3,327.3

4,400.7

5,445.3

498.4

734.6


751.9

1120.2

2164.3

2882.1

3,321.7

62%

65%

63%

62%

65%

65%

61%

310.6

401.8

444.2


678.9

1,163.0

1,518.6

2,123.6

38%

35%

37%

38%

35%

35%

39%

/ Tổng dư nợ
Dư nợ tín dụng cá
nhân
% Dư nợ tín dụng cá
nhân / Tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo dư nợ tín dụng của BIDV Bà Rịa)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín

dụng tại BIDV Bà Rịa khá ổn định, dao động trong khoảng 35% - 39%, tuy nhiên vẫn
còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tín dụng doanh nghiệp, tỷ trọng dư nợ tín dụng
doanh nghiệp so với tổng dư nợ khoảng từ 61% - 65%, gần gấp đôi so với tín dụng cá
nhân. Trong khi nguồn thu nhập từ tín dụng cá nhân mang lại lợi nhuận cao và rủi ro
cũng thấp hơn so với tín dụng doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, phát triển khách hàng cá nhân luôn luôn là nhiệm vụ
trọng tâm mà lãnh đạo tại Hội sở chính và Chi nhánh luôn truyền đạt tới nhân viên,
mục tiêu tới năm 2020 tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa sẽ chiếm khoảng 50% tổng dư nợ, song nhìn
chung tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bà Rịa vẫn chưa gia tăng được như mong đợi mặc dù khách hàng tiềm năng trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu rất nhiều ( thị phần tín dụng của ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa chỉ chiếm khoảng 7.73% trên địa bàn
hoạt động ). Đó có phải là do sản phẩm tín dụng của BIDV Bà Rịa chưa cạnh tranh
được với các ngân hàng khác, hay nhân viên quản lý khách hàng chưa phục vụ tốt
khách hàng…. rất nhiều lý do được đặt ra để từ đó xác định được nguyên nhân, yếu tố
chính để ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa cần chú
trọng vào để phát triển tín dụng cá nhân.


×