Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DOANH NHÂN LÀM THẦY TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.87 KB, 11 trang )

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DOANH NHÂN LÀM THẦY
TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Đặng Minh Thiện
Lê Quỳnh Lan
Phan Thị Bích Thạch
HVCH Khoa Giáo Dục, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
Email:
TÓM TẮT
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng có thể tiếp cận, thích ứng nhanh và
vận hành tốt những thiết bị hiện đại giúp cho việc tạo ra nhiều sản phẩm chất
lượng phục vụ cho cuộc sống của con người thì giáo dục đóng một vai trò rất
quan trọng. Đây chính là lý do khiến cho câu chuyện “Dạy như thế nào và học
như thế nào để người học có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về nguồn nhân lực trong thời đại
công nghiệp 4.0”.
Để theo kịp với xu hướng của thời đại, hiện nay, các trường cao đẳng,
đại học không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới mô hình đào tạo
"những gì thị trường sẽ cần trong tương lai". Nhà trường đã chủ động hợp tác
với các doanh nhân trong đào tạo nghề cho các sinh viên mục đích là giúp
người học có nhiều cơ hội tìm được việc làm tốt sau khi ra trường. Tuy nhiên,
khi các doanh nhân vừa làm kinh tế, vừa làm công tác giảng dạy cũng còn
nhiều vấn đề cần làm rõ thêm. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý
thuyết (còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu) tham khảo từ nhiều nguồn
khác nhau và tiếp cận một số trường hợp cụ thể trong thực tế. Bài viết này tập
trung đề cập đến những thuận lợi và khó khăn của người doanh nhân làm
công tác giảng dạy trong thời đại công nghiệp 4.0, đồng thời đưa ra một số
khuyến nghị và giải pháp để giải quyết những khó khăn của người doanh nhân
làm công tác giảng dạy.
Keyword: doanh nhân làm thầy, cách mạng công nghiệp 4.0



THE ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF ENTREPRENEURS
AS LECTURES IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
ABSTRACT
To train quality human resources that can access, adapt quickly and
operate modern equipment well to create many quality products for human
life, education plays a very important role. This is the reason why the story
"How to teach and how to learn so that the trainees have many opportunities
to train their professional skills to meet demand of the market for human
resources in the industrial revolution 4.0 ".
In order to keep up with the trend of the times, colleges and universities
are constantly improving the quality of training and innovate the "what the
market will need in the future". The colleges and universities have cooperated
actively with entrepreneurs in vocational training for students to help them
find good jobs after graduation. However, when entrepreneurs are doing
business and teaching, there are still many issues to clarify. The article uses a
paper research method (also known as documentary research approach) from
a variety of sources and approaches some specific cases in practice. This
article focuses on the advantages and disadvantages of entrepreneurs as
lectures in the fourth industrial revolution and offers some recommendations
and solutions to solve difficulties of entrepreneurs as lectures.
Keyword: entrepreneurs as lectures, student, the fourth industrial revolution
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay các quốc gia trên thế giới đang từng bước tham gia vào thời
đại cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ thông qua các công nghệ như Internet vạn
vật, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, thế giới thực đang dần bị
chuyển hóa thành thế giới số. Với việc ứng dụng khoa học công nghệ cao vào


tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngành, nghề

cho sinh viên. Khi tự động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của
nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ phải thích nghi nhanh với sự thay
đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, thất nghiệp. Điều đó có nghĩa là, thế
hệ trẻ cần có những bước đi tiên phong, sáng tạo để khẳng định bản thân
trước những thách thức về cơ hội việc làm trong thời đại số hóa. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đang “sáp nhập” hai thế giới: Thực và ảo. Điều
này đặt ra thách thức lớn, buộc các trường cao đẳng, đại học phải thay đổi
chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình và phương pháp đào tạo mới để
sinh viên thích ứng được với thời cuộc. Giảng dạy và học tập phải gắn với thị
trường lao động, năng lực nghề nghiệp của sinh viên là trọng tâm của quá
trình đào tạo.
Bên cạnh đó, các trường cao đẳng, đại học cũng phải trang bị cho người
học những kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những thách
thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải. Theo
một báo cáo tại Hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu
công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương
phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội,
Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) tổ chức, đã thống kê
Quý 1/2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp
(Dân Trí, 2016). Theo các chuyên gia thì trong năm 2017 có khoảng 200.000
cử nhân thất nghiệp ( Lao Động, 2017). Trong khi đó theo ông Lê Minh, quản
lý chi nhánh của một công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã cho biết rằng 90%
nhân viên mới được tuyển vào công ty đều phải qua quá trình đào tạo lại. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này trong đó có nguyên nhân sinh viên khó
có khả năng tiếp cận thị trường lao động do kỹ năng mềm còn hạn chế. Nhiều
cử nhân khi làm việc tại các doanh nghiệp thì vẫn phải đào tạo lại. Nhà báo
Kim Dung, người có nhiều năm theo dõi mảng giáo dục nhận định: “Mục tiêu
lẫn quá trình tổ chức hoạt động đào tạo của một trường đại học khác hoàn



toàn với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh việc lâu nay chúng
ta có cố gắng đào tạo học với hành nhưng việc thực hành, thực tập còn hạn
chế nhất định”(Báo Mới, 2017).
Để chuẩn bị một lực lượng có thể làm việc với những công cụ thông
minh đó, thì công tác giáo dục và đào tạo cũng phải đổi mới theo xu hướng
thích ứng với 4.0. Vậy mô hình giáo dục 4.0 là mô hình như thế nào? Đó là
một mô hình tập trung vào đối tượng học sinh, sinh viên các trường cao đẳng,
đại học. Tạo sự liên kết giữa ba nhà: nhà trường - nhà quản lý – nhà doanh
nghiệp lại với nhau tức là xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường
với nhà quản lý địa phương về dự báo đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai;
nhà quản lý phối hợp với nhà doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về
nhu cầu việc làm; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết
đào tạo và sử dụng lao động….nhằm tạo một môi trường thực hành tốt để các
sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thông qua những kinh nghiệm
làm việc thực tế. Các tiến bộ công nghệ thông tin sẽ được ứng dụng trong
trường học, để việc dạy học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi ngoài hình thức
giảng dạy truyền thống thì có thể đào tạo trực tiếp thông qua việc dạy học trực
tuyến qua mạng internet, qua zalo, facebook, ….
Biến trường học không chỉ là nơi đào tạo – nghiên cứu mà còn thúc đẩy
sức sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp của các bạn sinh viên. Cách mạng công
nghiệp 4.0 vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ và đang tác động mạnh tới
giáo dục Việt Nam tại các trường cao đẳng, đại học cũng như tại các doanh
nghiệp. Chính vì thế, các trường cao đẳng, đại học càng không nên chỉ làm
đúng với kết quả kiểm định đạt tiêu chuẩn của các tổ chức đã được Bộ Giáo
dục & Đào tạo cấp phép mà nên chủ động tiếp cận với những thực tiễn của
cách mạng công nghiệp 4.0 để luôn làm mới chính mình. Về phía các doanh
nghiệp, thay vì ngồi một chỗ và phàn nàn về chất lượng đầu ra của sinh viên
thì cần phải chủ động hợp tác với các trường cao đẳng, đại học để cùng đào
tạo nhằm trang bị kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc cho các bạn sinh



viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể trở lại doanh nghiệp làm mà không
cần tốn nhiều thời gian đào tạo lại.
Chính vì vậy ngay từ khi có các chính sách của Đảng và Nhà nước về
việc khuyến khích nhà doanh nghiệp và nhà trường phối hợp trong giáo dục
và đào tạo thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia
trên tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Khi đó các doanh nhân lại kiêm luôn
công tác giảng dạy để truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn, khơi gợi nguồn cảm
hứng cho thế hệ trẻ và tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ cho chính các doanh
nghiệp của mình.
Tuy nhiên, việc một doanh nhân làm công tác giảng dạy bên cạnh những
thuận lợi thì vẫn có những khó khăn khi vừa làm kinh doanh, vừa giảng dạy.
Riêng đối với Việt Nam, đổi mới nền giáo dục để có thể tiếp cận thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang là một vấn đề cấp thiết. Trước tiên,
phải điều chỉnh chương trình phù hợp, thực hành trong thực tiễn sản xụất kinh
doanh được nhiều hơn, cần phải có những mô hình giáo dục mới, phương
pháp đào tạo áp dụng công nghệ số với những trang thiết bị dạy học tiên tiến
bên cạnh mô hình giáo dục và phương pháp đào tạo truyền thống. Cần tạo cho
thế hệ trẻ một môi trường không rào cản để họ có thể phát huy tốt nhất khả
năng và sức trẻ của mình.
2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DOANH NHÂN LÀM
GIẢNG VIÊN
2.1. NHỮNG THUẬN LỢI
Khi nhu cầu kiến thức thực tế của sinh viên tăng cao, những ông chủ
doanh nghiệp có cơ hội sắm vai làm giảng viên. Đối với một doanh nhân làm
giảng viên thì vừa có những lợi ích cho chính người dạy và người học. Trước
hết đối với người dạy, doanh nhân được hưởng lợi vì thông qua công tác
giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học họ sẽ tuyển dụng được nhiều nhân
sự thích hợp cho chính doanh nghiệp của mình mà không phải tốn kém cho



khoảng chi phí đào tạo lại đồng thời đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho sản
xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó những chia sẻ của sinh viên cũng tạo cho “người thầy – doanh
nhân” những ý tưởng kinh doanh mới, táo bạo. Vì doanh nhân thường là
những người phụ trách một lĩnh vực, một vị trí nào đó tại doanh nghiệp có khi
lại là lãnh đạo của doanh nghiệp nên hơn ai hết họ hiểu rõ rằng một ứng viên
như thế nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Chính những chia
sẻ của giảng viên - doanh nhân sẽ rút ngắn khoảng cách cho ứng viên và
doanh nghiệp. Tham gia nâng cao kỹ năng và trang bị kinh nghiệm thực tiễn
cho các sinh, các nhà quản lý ở các doanh nghiệp đã trực tiếp góp phần nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực thay vì chỉ trông chờ vào nhà trường.Tham gia
giảng dạy cũng là cơ hội để các doanh nhân quảng bá doanh nghiệp và phát
triển kỹ năng cá nhân (thuyết trình, làm việc với công cụ elearning…) cho
chính các giảng viên - doanh nhân, tiêu biểu là “Chương trình 1.000 doanh
nhân truyền kinh nghiệm cho thanh niên qua E-learning”.Chương trình này do
Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với chương trình cử nhân trực
tuyến TOPICA (Viện ĐH Mở Hà Nội), Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ
chức bằng phương pháp Elearning thông qua cổng thông tin tri thức Thánh
Gióng và bắt đầu được thực hiện thí điểm từ tháng 3-2009 (Giáo Dục, 2009)
Trong thực tế tại các doanh nghiệp hiện nay điều có bộ phận đào tạo lại
nhân sự khi tuyển dụng người mới vào làm, do đó việc phối hợp với các
trường trong giảng dạy sinh viên là chuyện quá bình thường. Có khi nhiều
giảng viên đã đứng trên bục giảng một thời gian dài rồi lại đi mở doanh
nghiệp nên kinh nghiệm giảng dạy có thừa, nhất là giảng dạy thực hành, thực
tập cho sinh viên.
Đối với người học thì có rất nhiều lợi ích khi được học từ những doanh
nhân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên sẽ học được từ
chính những kinh nghiệm thành công và thất bại của những người thầy đã
từng bước ra từ bao cuộc “chiến tranh” khắc nghiệt trên thương trường, từ đó



dành tặng cho sinh viên những bài học thực tiễn, giúp họ hiểu và nắm vững
bản chất lý thuyết hơn. Khi doanh nhân đến trao đổi sẽ đưa ra các yêu cầu về
vị trí công việc, tuyển dụng như thế nào,... Từ những yêu cầu đó, sẽ giúp sinh
viên định hướng về nghề nghiệp sau này, phấn đấu hơn trong học tập để đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp khi tốt nghiệp ra trường. Với việc phối hợp với
các doanh nghiệp, có lợi nhất chính là các sinh viên, phía nhà trường nâng cao
được chất lượng, phía doanh nghiệp đỡ được các chi phí đào tạo lại. Mỗi
doanh nghiệp có một chuẩn riêng, khi thu hẹp được khoảng cách sẽ tạo ra môi
trường đào tạo và kinh doanh hiệu quả. Hướng đến mục tiêu đào tạo ra những
con người sáng tạo với khả năng tư duy vượt trội đáp ứng nhu cầu phát triển
trong giai đoạn mới của doanh nghiệp và đất nước, điển hình như trường Đại
học Quốc Tế Hồng Bàng (HIU) đã phát kiến mô hình đào tạo "nhà trường
trong doanh nghiệp", mời các doanh nhân thành đạt trực tiếp lên giảng đường
truyền đạt những kiến thức thực tiễn cho các em sinh viên. Có thể nói đây là
trường đại học đầu tiên của Việt Nam thực hiện mô hình đào tạo "nhà trường
trong doanh nghiệp" nhằm trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho sinh viên
của mình, để khi ra trường các bạn đáp ứng được các yêu cầu mà các doanh
nghiệp mong muốn. Mô hình này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ cộng
đồng doanh nhân, hơn 100 doanh nhân tham gia sự kiện "khởi nghiệp từ trên
ghế nhà trường" đã sẵn lòng cống hiến thời gian của mình để lên giảng đường
chia sẻ kiến thức thực tế cho các em sinh viên. Đặc biệt các doanh nhân còn
cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa cho sinh viên HIU được kiến tập, thực tập tại
doanh nghiệp ngay từ những năm đầu tiên ( Phong Cách Doanh Nhân, 2018).
2.2. NHỮNG KHÓ KHĂN
Vì là doanh nhân làm công tác giảng dạy nên vẫn còn nhiều khó khăn.
Thứ nhất, đa số các doanh nhân tham gia giảng dạy đều có chung khó khăn là
làm sao để sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý: thời gian làm việc ở Công
ty, Nhà máy,.. thời gian dành cho gia đình, thời gian dạy học và cả thời gian tự

nghiên cứu để nâng cao trình độ. Theo Giám đốc kinh doanh của Smedia,


Nguyễn Thị Sơn Hương, một trong những giảng viên doanh nhân tham gia
giảng dạy trực tuyến theo chương trình của Topica cho rằng:” Khó khăn khi
một doanh nhân trở thành giảng viên là làm sao có thể truyền tải những kinh
nghiệm, kiến thức của mình đến với sinh viên hiệu quả nhất. Bên cạnh đó,
khoảng thời gian giải quyết công việc nhiều hoặc những chuyến đi công tác
dài ngày có thể làm gián đoạn thời gian tham gia giảng dạy” (Thời báo Kinh
Doanh, 2017)
Thứ hai, các doanh nhân thường băn khoăn khi được mời tham gia giảng
dạy thì không có thời gian tham gia, ngại không muốn giãi bày, chia sẻ kinh
nghiệm làm việc của bản thân và công việc kinh doanh của đơn vị mình…
hay một số tình huống có thể nảy sinh trong quá trình giảng dạy, trao đổi như
bất đồng ý kiến dẫn đến tranh luận quá gay gắt giữa giảng viên và sinh viên,
….
Thứ ba, khi tham gia giảng dạy thường các doanh nhân thiếu các văn
bằng, chứng chỉ mà phía nhà trường đòi hỏi phải cung cấp như bằng cấp kỹ
sư, cử nhân khi dạy trình độ cao đẳng, thạc sỹ khi dạy đại học, rồi chứng chỉ
về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, chứng chỉ kỹ năng nghề nghiệp,…
Thứ tư, là phải tốn nhiều thời gian cho việc soạn giáo án, bài giảng, lựa
chọn phương pháp trình bày, việc sử dụng các phương tiện dạy học nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học sao cho phù hợp với từng ngành, nghề đào tạo.
Các khó khăn trên chỉ mới nêu ở góc độ là mời các nhà doanh nghiệp về
các trường để thỉnh giảng, truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn khi họ làm
kinh tế.
Ngoài ra bài viết cũng quan tâm đến những những “Người thầy” được
các nhà doanh nghiệp phân công giảng dạy, hướng dẫn cho sinh viên khi Nhà
trường gửi đến các Công ty, các doanh nghiệp để thực tập nghề nghiệp, thực
tập tốt nghiệp. Thông thường bộ phận nhận hướng dẫn cho sinh viên thường

là những thợ lành nghề, tổ trưởng tổ sản xuất, tổ kinh doanh,…xét về phương


pháp giảng dạy, bằng cấp theo chuẩn thì không có đủ nhưng xét về góc độ
“cầm tay chỉ việc” hay “truyền nghề ” thì đa số là họ rất giỏi về kỹ năng khi
hướng dẫn cho sinh viên thực hành thực tế trên các trang thiết bị hiện đại.
Nếu những người thầy này được quan tâm, bồi dưỡng thêm về mặt lý
luận, trang bị các kiến thức về các phương pháp giảng dạy kỹ năng thực hành
và thực tập nghề nghiệp cho sinh viên, phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy
học thì chắc chắn họ rất giỏi, làm rất tốt và tạo ra nhiều sản phẩm có chất
lượng do họ tiếp cận thực tiễn nhiều hơn một giảng viên thực thụ tại các
trường cao đẳng, đại học.
3.KẾT LUẬN
Tóm lại, Các giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam có
kiến thức về lĩnh vực cụ thể của họ nhưng không biết sinh viên của họ áp
dụng kiến thức như thế nào sau khi tốt nghiệp. Điều cần thiết là phải thay đổi
phương pháp giảng dạy để tập trung vào thực tiễn hơn là lý thuyết, điều này
thể hiện nhiều thách thức. Chính vì vậy việc các nhà doanh nhân đến từ các
doanh nghiệp làm công tác giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học là rất
hữu ích và rất đáng được ghi nhận. Trong quy luật kinh tế về quan hệ cung
cầu giữa nhà trường – nhà quản lý - nhà doanh nghiệp thì việc liên kết, phối
hợp với nhau để đào tạo sinh viên và cung cấp nguồn lao động có chất lượng
cao cho doanh nghiệp nói riêng và cho xã hội nói chung nhằm đảm bảo hài
hòa lợi ích của các bên liên quan thì cho dù các doanh nhân “làm thầy” vẫn
rất đáng được trân trọng, động viên, khuyến khích nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo của đất nước để có thể tiếp cận với thời đại cách
mạng 4.0 đang diễn ra trên thế giới.
4.KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Các cơ quan hữu quan và các nhà quản lý phải tạo điều kiện nhiều hơn
nữa nhất là về cơ chế, chính sách để ngày càng có nhiều doanh nhân tham gia

công tác giảng dạy nhằm trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm quý giá
từ thực tiễn.


Bên cạnh đó các trường cao đẳng, đại học cần mở ra các điều kiện để
đội ngũ doanh nhân trực tiếp tham gia giảng dạy những nội dung cần thiết
trong chương trình đào tạo nhất là thực hành, thực tập. Để tạo điều kiện và thu
hút ngày càng có nhiều doanh nhân tham gia vào công tác giảng dạy, bài viết
này xin đề xuất một số giải pháp sau:
Đối với các doanh nghiệp
Một là, chủ động phối hợp với trường đại học trong việc đưa các doanh
nhân vào giảng dạy trong trường cao đẳng, đại học góp phần đào tạo theo nhu
cầu xã hội và phù hợp với chiến lược xã hội hóa giáo dục.
Hai là, tạo điều kiện về thời gian, cơ chế để các doanh nhân sẵn sàng
tham gia công tác giảng dạy.
Ba là, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên các trường cao đẳng, đại
học đi thực tế tại doanh nghiệp để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp
cận các thiết bị, máy móc mới,..
Đối với các trường cao đẳng, đại học
Thứ nhất, tạo môi trường và linh hoạt trong cơ chế để các doanh nhân,
những người thầy chưa đủ các điều kiện về bằng cấp, có cơ hội giảng dạy và
truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên.
Thứ hai,thiết lập nhiều kênh kết nối trường đại học với doanh nghiệp,
khi đó cơ quan quản lý có thể đứng ra tổ chức các sân chơi, các diễn đàn để
sinh viên và doanh nhân gặp gỡ, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm.
Thứ ba, tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ
sư phạm để hỗ trợ cho các doanh nhân giảng dạy hiệu quả hơn.
Thứ tư, phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng các chương trình liên
kết đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp đang cần (đào tạo theo địa chỉ,..)
Nếu thực hiện đồng bộ những giải pháp nêu trên chắc chắn sẽ góp phần

không nhỏ vào công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam theo hướng tích
cực, hiệu quả nhất là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo


Dự thảo đề án (2016). Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo
dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020, Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội.
Hội thảo khoa học "Cuộc Cách mạng 4.0 và những vấn đề đặt ra đối
với

công

tác

giáo

dục,

đào

tạo

trong

Công

an

nhân


dân",

/>Kaus Schwab, (2016), Cách mạng công nghiệp 4.0, Diễn đàn kinh tế
thế giới tại Davos Thụy Sĩ, tháng 1/2016
Phạm Quang Minh, (2016), Cách mạng công nghiệp 4.0 và nguy cơ
“thua trắng” của đại học truyền thống.
Thời báo Kinh Doanh (2017). Đại học HIU mời doanh nhân trực tiếp
tham gia giảng dạy
/> /> />


×