Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chỉ đạo để tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.91 KB, 15 trang )

Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Đào Thanh Nga
- Ngày tháng năm sinh: 04/12/1983

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh
- Chức danh: Phó Hiệu trưởng.
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đào Thanh Nga
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo để tổ chức tốt trò chơi dân gian
cho trẻ trong trường mầm non.
- Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng vào lĩnh vực quản lý trong trường mầm non.
- Mô tả sáng kiến:

1


+ Về nội dung của sáng kiến: Để giúp cho bản thân và các bạn đồng
nghiệp có những biện pháp nhằm tổ chức tốt các trò chơi dân gian trong trường
mầm non, giúp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học, bám sát nhiệm vụ


năm học, có sự liên kết chặt chẽ các lĩnh vực tạo nên mối thống nhất trong suốt
quá trình hoạt động.
Mục đích:
- Nhằm xây dựng được kế hoạch hoạt động với công việc cụ thể, rõ ràng,
để triển khai tới toàn thể CBGV trong trường thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi
dân gian cho trẻ mầm non.
- Kế hoạch đi sâu vào từng nội dung, phân tích rõ ưu điểm, hạn chế của
nhà trường, từ đó đưa ra được những biện pháp thực hiện sao cho đạt được kết
quả tốt nhất.
- Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, liên kết các công việc tạo
ra sự thống nhất chung trong toàn trường.
Nội dung và cách thực hiện
Để xây dựng được một kế hoạch tốt, trước hết tôi tìm hiểu kỹ thực trạng của
nhà trường, tìm hiểu về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non, nghiên cứu
tài liệu để hiểu về sự phát triển của trẻ qua từng thới kỳ cũng như sự thay đổi nhận
thức của trẻ thời đại mới so với trẻ em thời kỳ trước. Từ đó, tìm ra biện pháp thực
hiện sao cho vừa giữ được những bản sắc dân tộc lại vừa phù hợp với sở thích và
khả năng của trẻ ngày nay.
2


Sau khi tìm hiểu thực trạng, nắm rõ được những điều kiện thuận lợi và những
điểm còn hạn chế về cơ sở vật chất, về con người và về su thế, ý thích của trẻ thời đại
mới. Dựa trên kết quả đánh giá, tôi xác định rõ từng nội dung công việc cụ thể với
từng bộ phận, từ cán bộ, giáo viên đến trẻ, làm sao để giúp cho nhà trường khắc phục
được điểm hạn chế, phát huy những lợi thế và thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ mầm non.
Sau đó tôi xác định rõ những công việc cần thực hiện, phân công nhiệm vụ tới
từng cá nhân. Tôi đã lập kế hoạch dự thảo, tham khảo ý kiến đóng góp của các đồng
chí tổ trưởng, tổ phó, trưởng các đoàn thể trong trường và xin ý kiến chỉ đạo của

Hiệu trưởng nhà trường. Sau khi có những ý kiến đóng góp, tôi chỉnh sửa và bổ sung
nội dung, tôi xây dựng một kế hoạch thực hiện chính thức và áp dụng thực hiện
trong suốt năm học.
* Biện pháp 2: Xây dựngmôi trường CSVC phục vụ tổ chức các trò chơi
dân gian trong nhà trường.
Mục đích:
- Nhằm trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho công tác tổ chức các trò chơi
dân gian trong nhà trường.
- Cung cấp thêm một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo nhưng mang tính chất
dân gian để trẻ được trải nghiệm thực tế và có thêm nhiều kinh nghiệm về các
trò chơi dân gian, được sống trong không gian mang âm hưởng dân tộc.
- Đáp ứng nhu cầu được học tập, vui chơi, khám phá của trẻ mầm non
Nội dung và cách thực hiện

3


Để có thể tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ, điều kiện rất cẩn thiết
là cơ sở vật chất phải đáp ứng được việc tổ chức trò chơi dân gian. Trước hết cần
phải có không gian phù hợp để tổ chức được các trò chơi dân gan mà không làm
ảnh hưởng đến mọi hoạt độn khác trong nhà trường. Sau đó là cần các đồ dùng,
dụng cụ phục vụ quá trình tổ chức các trò chơi dân gian. Nắm bắt được điều đó,
tôi đã xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở cật chất, chia ra từng mảng nhu cầu để
cân đối và có phương hướng tham mưu đầu tư. Cụ thể:
- Về diện tích đất quy hoạch để tạo khu vui chơi các trò chơi dân gian là
100m2.
- Về đồ dùng, đồ chơi: Dựa vào danh sách các trò chơi dân gian tôi đã lựa
chọn phù hợp với điều kiện của nhà trường và phù hợp với từng lứa tuổi trẻ, tôi
đã lập một danh sách các đồ cùng cần thiết, trong đó chia ra đồ dùng nào cần
phải mua sắm, đồ dùng nào có thể tự làm hoặc sáng tạo, sưu tầm từ những vật

liệu đơn giản, dễ kiếm và gần gũi với trẻ. Bản thân trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ năm học theo mảng chuyên môn như đã được phân công, tôi đã nghiên
cứu, tìm tòi và lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi phù hợp, đảm bảo tiết kiệm mà
giá trị sử dụng cao để thực hiện. Điều này giúp cho công tác chỉ đạo việc tổ chức
các trò chơi dân gian của nhà trường đạt kết qủa tốt.
Sau khi đã liệt kê được các điều kiện cần phải có khi tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ, tôi xây dựng kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường ngay
từ đầu năm học để có thể phân bổ nguồn tài chính phù hợp. Nhà trường đã có kế
hoạch đầu tư theo từng gai đoạn, mua sắm bổ sung từng phần, giao vật liệu cho
các tổ, các khối lớp để cùng làm và thiết kế đồ chơi để tổ chức các trò chơi dân
4


gian cho trẻ. Điều đó đã đảm bảo qua mỗi chủ đề, trẻ đều được làm quen và chơi
các trò chơi dân gian phù hợp, giúp trẻ có thêm nhiều kinh nghiệm về các trò
chơi, phát triển vận động từ thô đến tinh và thêm trân trọng giá trị truyền thống
của dân tộc.
Biện pháp 3: Xây dựng lịch hoạt động tại khu vui chơi các trò chơi dân
gian.
Mục đích:
- Bố trí hoạt động cho từng nhóm lớp tại khu vui chơi các trò chơi dân gian,
đảm bảo 100% nhóm lớp được sử dụng và được vui chơi phù hợp.
- Giúp quá trình theo dõi, kiểm tra việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ
đạt kết quả tốt.
Nội dung và cách thực hiện
Dựa trên thực tế tổng số nhóm lớp của nhà trường là 23, tôi nhận thấy, không
thể tổ chức cùng một lúc cho tất cả các nhóm, lớp hoạt động trong khu vui chơi các
trò chơi dân gian với 100m2 được. Bởi vậy, tôi đã xây dựng lịch hoạt động theo
tháng và theo tuần cho từng khối lớp. Trong trường có tổng số 4 khối lớp được
phân chia ra như sau:

+ Khối nhà trẻ có 3 nhóm.
+ Khối 3-4 tuổi có 7 lớp.
+ Khối 4-5 tuổi có 7 lớp.
+ Khối 5-6 tuổi có 6 lớp.
Tôi đã xây dựng lịch hoạt động như sau:
5


- Mỗi tháng sẽ sắp xếp thời gian hoạt động cho cả 4 khối lớp. trong đó, mỗi
khối hoạt động một tuần.
+ Khối 5-6 tuổi hoạt động tuần 1.
+ Khối 4-5 tuổi hoạt động tuần 2.
+ Khối 3-4 tuổi hoạt động tuần 3.
+ Khối Nhà trẻ hoạt động tuần 4.
Mỗi tuần hoạt động của khối tôi giao cho trưởng khối sẽ sắp xếp và bố trí lịch
cho các lớp hoạt động sao cho phù hợp đảm bảo từng lớp được hoạt động như nhau
mà không bị chồng chéo.
Khi xây dựng lịch hoạt động, tôi tham khảo ý kiến của các đồng chí trong Ban
giám hiệu, các đồng chí tổ trưởng để cùng thống nhất và lựa chọn, sắp xếp sao cho
phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm lớp. Từ đó tạo nên một quá trình hoạt động
thông suốt và hợp lý, giúp trẻ được trải nghiệm và tích lũy thêm được nhiều kinh
nghiệm về các trò chơi dân gian, được sống trong không gian và tinh thần dân tộc.
Sau một thời gian thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo để
tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ trong trường mầm non” tôi đã đạt
được kết quả như sau:
Tôi đã xây dựng được kế hoạch số 18/KH – MN ngày 20 tháng 9 năm 2018
Kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường năm học 2018 – 2019 phù
hợp với đặc điểm của nhà trường và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản để có thể tổ
chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ trong trường mầm non. Kế hoạch được xây
dựng theo sự thống nhất, nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng tình, nhất

6


trí của các tổ chuyên môn và đặc biệt nhận được sự ủng hộ của toàn thể giáo viên
trong trường, thống nhất thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng để đạt kết quả tốt.
Về công tác tham mưu bổ sung cơ sở vật chất, kết quả tôi đạt được như sau:
- Tham mưu quy hoạch được khu vui chơi các trò chơi dân gian với 3 gian
chợ quê, khu chơi ném còn, khu vực chơi nhảy ô, ô ăn quan, chơi mốt, chơi trận giả,
chơi kéo co, tổng diện tích là 110m2.
Trong năm học 2018 – 2019 tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng nhà
trường mua sắm bổ sung và đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tích cực làm đồ dùng
đồ chơi để dạy trẻ chơi trò chơi dân gian, cụ thể như sau:
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.

18.
19.
20.

Tên đồ dùng

Đv tính

Quả còn
Cây ném còn
Cây chơi đu
Trang trí gian chợ quê
Dây kéo co
Bảng chơi ô ăn quan
Vẽ trang trí
Sưu tầm các trò chơi dân

Quả
Cây
Chiếc
gian
Chiếc
Chiếc
M2

SL
50
5
2
03

05
05
50

gian đóng quyển
Sỏi sơn màu
Que mốt
Quạt giấy
Diều
Quang gánh
Chổi rơm
Niêu đất
Nón
Ô màu
Nơm, đó
Chõng tre
Nguyên vật liệu dự trữ sử

Quyển
Túi
Bộ
Chiếc
Chiếc
Đôi
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

Túi

5
5
5
15
5
5
10
30
05
05
06
02
02
7


dụng để sửa chữa, bổ sung
Trẻ đã được tham gia vui chơi theo ý thích, phát huy tính chủ động, sáng
tạo và tăng cường thể lực. Không những thế, trẻ còn được tìm hiểu, củng cố
những biểu tượng về trò chơi dân gian một cách nhẹ nhàng, phù hợp, góp phần
giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc cho trẻ lứa tuổi mầm non. Điều đó đáp
ứng được yêu cầu khi xây dựng kế hoạch nhà trường đã đề ra.
Kết quả trên cho thấy sáng kiến đã được áp dụng và đem lại hiệu quả cao
cho công tác chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian trong trường mầm non.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Biện pháp đã được áp dụng tại trường mầm non nơi tôi công tác và đã
nâng cao chất lượng cho việc chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
Các biện pháp đưa ra có thể áp dụng trong các trường mầm non để nâng

cao chất lượng cho việc chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ, nâng cao
hơn nữa chất lượng giáo dục trẻ.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Nếu mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo để tổ chức
tốt trò chơi dân gian cho trẻ trong trường mầm non.” thì:
- Các trường mầm non sẽ tìm hiểu được thực trạng của nhà trường trong
việc chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, từ đó xây dựng
được kế hoạch hoạt động một cách khoa học, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực
tế.
8


- Có hướng đầu tư đúng và đem lại hiệu quả trong việc bổ sung đồ dùng,
đồ chơi hàng năm, tránh để xảy ra hiện tượng đầu tư không đúng hướng gây
lãng phí cho nhà trường.
- Tích cực hơn trong công tác tham mưu để có thể có được nguồn cơ sở
vật chất tốt nhất phục vụ cho công tác chỉ đạo chuyên môn, nâng cao chất lượng
giáo dục trong trường mầm non.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không có thông tin cần được
bảo mật
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
Để chỉ đạo việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ trong trường mầm
non đạt kết quả tốt thì cán bộ quản lý cần:
+ Xây dựng tóm tắt các nội dung cơ bản của sáng kiến “Một số biện pháp
chỉ đạo để tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ trong trường mầm non” để áp
dụng thực hiện.
+ Bản thân người cán bộ quản lý khi được giao nhiệm vụ phụ trách cần
phải có kiến thức về các trò chơi dân gian cũng như việc tổ chức các trò chơi
dân gian phù hợp với từng độ tuổi trẻ để đưa ra các biện pháp thực hiện tốt nhất.

+ Cần xây dựng được kế hoạch hoạt động khoa học, cụ thể, phù hợp với
điều kiện thực tế tại trường, sau đó triển khai áp dụng một cách nghiêm túc, có
đánh giá chất lượng hàng tháng và theo năm học.
+ Cần có sự tham mưu phù hợp với các cấp lãnh đạo để được đầu tư cơ sở
vật chất, tạo điều kiện giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
9


đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu
có);
Khi thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo để tổ chức tốt trò chơi
dân gian cho trẻ trong trường mầm non.” trong năm học 2018 – 2019 tôi đã đạt
được rất nhiều kết quả tốt:
- Được Hội đồng chấm sáng kiến Trường mầm non Gia Khánh đánh giá ở
mức tốt, có khả năng ứng dụng vào thực tế cao và mang lại hiệu quả tốt, giúp
nhà trường quản lý tốt các hoạt động chuyên môn trong năm học và vào những
năm học tiếp theo.
- Bản thân tôi đã nâng cao nhận thức về vai trò chỉ đạo của ban giám hiệu
cũng như của bản thân để quản lý khoa học các hoạt động mảng chuyên môn.
- Giúp cho trẻ được phát triển vận động và được tìm hiểu sâu hơn về văn
hóa dân gian, giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc cho trẻ lứa tuổi mầm
non.
Điều đó cho thấy khả năng áp dụng của sáng kiến sẽ đem lại kết quả tốt.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.

10



Gia Khánh, ngày 10 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Đào Thanh Nga

Mẫu số 02

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON GIA KHÁNH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 02/BC - MN

Gia Khánh, ngày 21 tháng 01 năm 2019

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

11


Trường mầm non Gia Khánh nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến

của bà: Đào Thanh Nga
- Ngày tháng năm sinh: 04/12/1983

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh
- Chức danh: Phó Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đào Thanh Nga
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo để tổ chức tốt trò chơi dân gian
cho trẻ trong trường mầm non.
- Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng vào lĩnh vực quản lý trong trường mầm non.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
- Tôi tên là: Chu Thị Hồng Tân
- Chức vụ: Hiệu trưởng
Thay mặt trường mầm non Gia Khánh nhận xét, đánh giá như sau:
1.Đối tượng được công nhận sáng kiến:
- Giải pháp quản lý: Một số biện pháp chỉ đạo để tổ chức tốt trò chơi dân
gian cho trẻ trong trường mầm non.
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá
nhân theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):
12


a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: Sáng kiến đã đảm bảo tính mới,
tính sang tạo vì:
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến
nộp trước;
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật

đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện
để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc
phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại lợi ích xã hội: Nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là trong
việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Có thể áp dụng rộng rãi trong
các trường mầm non.
3. Kiến nghị đề xuất:
- Tôi đề nghị Hội đồng sáng kiến Huyện Bình Xuyên công nhận sáng
kiến: Một số biện pháp chỉ đạo để tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ trong
trường mầm non.

13


- Trường mầm non Gia Khánh đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận
sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo để tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ
trong trường mầm non” của tác giả Đào Thanh Nga
Xin trân trọng cảm ơn./.

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

14


15




×