Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG và kết QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU CHÍCH áp XE vú điều TRỊ tại KHOA sản NHIỄM KHUẨN, BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG, năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.7 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT
Mã sinh viên: B00207

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
SAU CHÍCH ÁP XE VÚ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA SẢN NHIỄM KHUẨN,
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG, NĂM 2013

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH

HÀ NỘI – Tháng 11 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT
Mã sinh viên: B00207

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
SAU CHÍCH ÁP XE VÚ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA SẢN NHIỄM KHUẨN,
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG, NĂM 2013

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Thanh Hương

HÀ NỘI – Tháng 11 năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị
Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Điều dưỡng, các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Thăng Long đã có nhiều công sức đào tạo, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ Bệnh viện Phụ sản trung
ương đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn trong lớp KTC4 đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó khăn và
giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Phan Thị Ánh Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của tôi hoàn toàn trung thực và không
trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào được công bố trước đó.

Tác giả
Phan Thị Ánh Nguyệt


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BC

Bạch cầu

CRP

Protein C phản ứng

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...................................................................................................3
1.1. Giải phẫu tuyến vú......................................................................................3
1.1.1. Tuyến vú..................................................................................................3
1.1.2. Mạch máu của vú...................................................................................3
1.1.3. Cơ và thần kinh......................................................................................4
1.2. Sinh lý sự tiết sữa........................................................................................4
1.3. Một số vấn đề hay gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ..........................................6
1.4. Áp xe vú.....................................................................................................6
1.4.1. Các yếu tố nguy cơ bị áp xe vú..............................................................7
1.4.2. Triệu chứng lâm sàng.............................................................................7

1.4.3. Điều trị....................................................................................................7
1.4.4. Chăm sóc người bệnh áp xe vú..............................................................8
1.5. Một số nghiên cứu về chăm sóc áp xe vú trên thế giới và tại Việt Nam...........8
1.5.1.Trên thế giới ............................................................................................8
1.5.2. Tại Việt Nam.........................................................................................10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................11
2.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................11
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh.........................................................11
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh...........................................................11
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................11
2.3. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................11
2.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu...................................................................11
2.5. Công cụ thu thập số liệu............................................................................11
2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu.............................................................................12
2.7. Biến số nghiên cứu....................................................................................14
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả.......................................................................15
2.9. Xử lý số liệu:............................................................................................15
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................15
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................16
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.................................................16


3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh......................................................................18
3.2.1. Thời gian xuất hiện bệnh sau đẻ.........................................................18
3.2.2. Xử trí trước khi vào viện.....................................................................18
3.2.3. Triệu chứng toàn thân..........................................................................19
3.2.4. Triệu chứng tại chỗ..............................................................................19
3.2.5. Triệu chứng cận lâm sàng....................................................................20
3.2.6. Thời gian từ khi có triệu chứng tới lúc nhập viện.............................20
3.3. Kết quả chăm sóc NB sau chích áp xe vú...................................................21

3.3.1. Kết quả chăm sóc về tình trạng cho con bú.......................................21
3.3.2. Kết quả chăm sóc về triệu chứng lâm sàng.......................................22
3.3.3. Kết quả chăm sóc người bệnh sau chích ổ áp xe vú...........................23
Chương 4: BÀN LUẬN.....................................................................................................24
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.................................................24
4.1.1. Phân bố đối tượng theo tuổi, nơi ở, nghề nghiệp...............................24
4.1.2. Tiền sử sản phụ khoa của đối tượng nghiên cứu...............................24
4.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.............................................25
4.3. Kết quả chăm sóc người bệnh sau chích áp xe vú........................................28
KẾT LUẬN.........................................................................................................................30
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................................................16

Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu..........................................17
Bảng 3.3. Thời gian xuất hiện bệnh sau đẻ...........................................................18
Bảng 3.4. Xử trí trước khi vào viện......................................................................18
Bảng 3.5. Triệu chứng toàn thân...........................................................................19
Bảng 3.6. Triệu chứng tại chỗ...............................................................................19
Bảng 3.7. Triệu chứng cận lâm sàng.....................................................................20
Bảng 3.8

Kết quả chăm sóc về triệu chứng lâm sàng...........................................22



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thời gian từ khi có triệu chứng tới lúc nhập viện................................20
Biểu đồ 3.2. Kết quả chăm sóc về tình trạng cho con bú.........................................21
Biểu đồ 3.3 Kết quả chăm sóc người bệnh sau chích áp xe vú..............................22

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cấu tạo tuyến vú ........................................................................................4
Hình 1.2: Áp xe vú ....................................................................................................6


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang giống túi chứa đầy mủ và bao quanh
bởi các mô viêm. Một người bị áp xe vú thường do biến chứng của bệnh viêm vú,
tình trạng viêm và nhiễm trùng của các mô vú. Viêm và áp xe vú là do xâm nhập
của vi khuẩn vào các mô vú thông qua núm vú và gây ra nhiễm khuẩn các ống dẫn
sữa và các tuyến sữa. Viêm tuyến vú có hình thái lâm sàng khá đa dạng từ viêm một
phần đến viêm toàn bộ tuyến vú hay áp xe tuyến vú [2], [12]. Bệnh tiến triển dần
dần, gây nhiều phiền phức với người phụ nữ cho con bú: gây đau, ngừng cho con bú
và về lâu dài có thể là một trong những yếu tố thuận lợi ung thư vú, một bệnh hay
gặp, đứng hàng đầu trong ung thư phụ khoa, tử vong đứng hàng thứ 2 trong tỷ lệ
chết do ung thư ở phụ nữ [1].

Một áp xe có thể phát triển trên nền của một tình trạng viêm vú
nghiêm trọng. Vú nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ nhưng xảy
ra thường xuyên nhất trong những người phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ đặc
biệt gây ra những phiền nhiễu khi cho con bú như nứt đầu vú, cương vú, viêm
bạch mạch vú… Những trường hợp này nếu không được chăm sóc và điều trị

tốt sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề nhất là áp xe vú [3], [4]. Số bệnh nhân
viêm tắc tuyến vú và đặc biệt là áp xe vú đến khám và điều trị ngày càng tăng
tại Khoa sản nhiễm khuẩn bệnh viện Phụ sản Trung ương, sau khi người bệnh
được chích dẫn ổ áp xe vú, bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ
định của phẫu thuật viên thì công tác chăm sóc người bệnh sau chích như
chườm lạnh tại bên chích giúp giảm đau, giảm sưng nề; thay băng, đặt tư thế
dẫn lưu dịch, bơm rửa ổ áp xe và đặc biệt công tác tư vấn tiếp tục cho con bú
sau chích đóng vai trò quan trọng đề phòng ngừa các biến chứng như áp xe tái
phát, dò ống dẫn sữa thậm chí mất sữa và cuối cùng là yếu tố thuận lợi cho
ung thư vú sau này. Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu về áp


2
xe vú, đặc biệt là các đề tài tiến cứu nghiên cứu về chăm sóc người bệnh áp
xe vú. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng và kết
quả chăm sóc người bệnh sau chích áp xe vú điều trị tại Khoa sản nhiễm
khuẩn Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, năm 2013” Với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của người bệnh áp xe vú điều trị tại khoa sản
nhiễm khuẩn bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2013.
2. Mô tả kết quả chăm sóc người bệnh sau chích áp xe vú điều trị tại khoa
sản nhiễm khuẩn bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2013.


3
Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu tuyến vú:
1.1.1. Tuyến vú:
Ở phụ nữ trưởng thành, vú nằm giữa xương sườn 2 – 6 theo trục dọc và giữa

bờ xương ức với đường nách giữa trên trục ngang. Trung bình, đường kính vú đo
được là 10 – 12 cm, và dày 5 – 7 cm ở vùng trung tâm. Mô tuyến vú cũng chiếu ra
hố nách được gọi là đuôi vú của Spence. Hình dạng của vú rất thay đổi nhưng
thường có hình cái nón ở phụ nữ chưa sinh đẻ và có thể chảy xệ lủng lẳng ở những
phụ nữ đã sinh đẻ. Cấu trúc vú gồm 3 thành phần: da, mô dưới da và mô vú, trong
đó mô vú bao gồm cả mô tuyến và mô đệm. Phần mô tuyến được chia thành15 – 20
phân thùy, tất cả đều tập trung về núm vú. Sữa từ các thùy sẽ được đổ vào các ống
góp có ở mỗi thùy, đường kính khoảng 2mm, rồi tới các xoang chứa sữa dưới quầng
vú có đường kính từ 5 đến 8 cm. Có tất cả khoảng 5 đến 10 ống dẫn sữa mở ra ở
núm vú [2].
Da vùng vú mỏng, bao gồm các nang lông, tuyến bã và các tuyến mồ hôi.
Núm vú nằm ở khoang liên sườn 4, có chứa các tận cùng thần kinh cảm giác, bao
gồm các thể Ruffini và các hành tận cùng của Krause. Ngoài ra còn có các tuyến bã
và tuyến bán hủy nhưng không có các nang lông. Quầng vú có hình tròn, màu sẫm,
đường kính từ 1,5 đến 6 cm. Các củ Morgani nằm ở rìa quầng vú, được nâng cao
lên do miệng các ống tuyến Montgomery. Các tuyến Montgomery là những tuyến
bã lớn, có khả năng tiết sữa, nó là dạng trung gian giữa tuyến mồ hôi và tuyến sữa.
Toàn bộ vú được bao bởi cân ngực nông, cân này liên tục với cân nông Camper ở
bụng. Mặt dưới vú nằm trên cân ngực sâu, cân này che phủ phần lớn ngực và cơ răng
trước. Hai lớp cân này nối với nhau bởi tổ chức xơ (dây chằng Cooper), là phương
tiện nâng đỡ tự nhiên cho vú [2].
1.1.2. Mạch máu của vú
Vú được cấp máu chủ yếu từ các động mạch vú trong và động mạch ngực
bên. Khoảng 60% khối lượng tuyến vú, chủ yếu là phần trung tâm được cấp máu từ


4
các nhánh xiên trước của động mạch vú trong, còn khoảng 30% vú, chủ yếu là 1/4
trên ngoài được cấp máu bởi động mạch ngực bên. Một số các động mạch khác
tham gia cấp máu cho vú là nhánh ngực của động mạch ngực vai, các nhánh bên của

động mạch liên sườn thứ 3, 4, và 5, ngoài ra còn có các động mạch vai và động
mạch ngực lưng [2].
1.1.3. Cơ và thần kinh
Các cơ quan trọng của vùng vú là cơ ngực lớn và cơ ngực bé, cơ răng trước,
cơ lưng, cũng như các mạc của cơ chéo ngoài và cơ thẳng bụng.
Thần kinh chi phối các cơ này bao gồm: thần kinh ngực giữa, thần kinh ngực
dài, thần kinh cơ lưng rộng [2].

Hình 1.1: Cấu tạo tuyến vú [6]
1.2. Sinh lý sự tiết sữa:
Khi có thai tuyến vú đạt được sự phát triển hoàn chỉnh.
- Nhu mô tuyến vú tăng sinh. Các nụ biểu mô biến đổi thành các tiểu thùy, tế
bào trụ được bao quanh bởi lớp tế bào cơ – biểu mô. Các ống dẫn sữa dài và phân
nhánh. Các mạch máu tăng sinh.


5
- Nguồn gốc của sự phát triển này là do ảnh hưởng của các hormon. Estrogen và
progesteron của bánh rau giữ vai trò cơ bản. Estrogen làm phát triển ống dẫn sữa, làm cho
các tiểu thùy nhạy cảm với các hormon khác. Progesteron làm phát triển các tiểu thùy.
- Hiện tượng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa non giàu
protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là
sau đẻ vài ngày. Trong những giờ sau đẻ, trẻ bú sữa non. Chính sữa non đã giúp cho
trẻ khỏi bị hạ đường huyết, khỏi bị nhiễm trùng và có những vai trò sinh lý nhất
định lên ống tiêu hóa.
- Cuối thời kỳ thai nghén, dưới ảnh hưởng của estrogen và progesteron, tuyến
vú đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động. Tuyến vú chỉ thực sự hoạt động
sau khi đẻ là do progesteron ức chế prolactin, sự ức chế xảy ra ngay tại tuyến yên và
tuyến vú.
- Sự xuống sữa xuất hiện sau đẻ từ 3 – 4 ngày ở con so, 2 – 3 ngày ở con dạ.

Hiện tượng xuống sữa là do nồng độ prolactin trong máu tăng đột ngột và kéo theo
tổng hợp nhiều sữa.
- Ban đầu sự tiết sữa được duy trì bằng động tác mút vào núm vú. Động tác
mút theo đường phản xạ thần kinh kích thích vùng dưới đồi giải phóng prolactin.
Mỗi khi bú, nồng độ prolactin trong máu đạt đỉnh cao. Sau này, sự tiết sữa được duy
trì bằng hiện tượng hết sữa trong các tiểu thùy mỗi khi cho trẻ bú. Các tiểu thùy chỉ
sản xuất sữa khi sữa trong tiểu thùy được lấy hết đi. Tới lúc này, nồng độ prolactin
trong máu giảm dần về mức bình thường như trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự chế tiết
các hormon hướng sinh dục xuất hiện lại dần dần và hiện tượng kinh nguyệt trở lại.
Người ta thấy rằng ở những phụ nữ cho con bú kéo dài hai năm hay hơn thì:
Sau 1 năm, 80% số phụ nữ này vẫn chưa có kinh trở lại.
Sau 2 năm, vẫn còn 20% số phụ nữ chưa có kinh trở lại
- Mỗi khi trẻ mút vào núm vú, sẽ xuất hiện phản xạ thần kinh dẫn tới thùy sau
của tuyến yên và làm giải phóng oxytocin. Chính oxytocin đã làm co tế bào cơ –
biểu mô ở các ống dẫn sữa và tống sữa ra ngoài. Oxytocin còn được giải phóng mỗi


6
khi người mẹ nhìn thấy đứa bé hay nghe tiếng trẻ khóc (phản xạ có điều kiện). Bên
cạnh đó oxytocin còn làm tử cung co bóp [6].
1.3. Một số vấn đề hay gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
-

Đau rát ở núm vú

-

Tụt núm vú

-


Vú tự chảy sữa khi không cho bú

-

Ít sữa

-

Nứt đầu vú

-

Cương vú

-

Viêm bạch mạch vú

-

Viêm ống dẫn sữa

-

Áp xe vú [7].

1.4. Áp xe vú
Áp xe vú là một nhiễm trùng nặng ở vú gây ra bởi vi khuẩn. Loại vi khuẩn
thường xuyên gây nhiễm trùng vú là Staphylococcus aureus. Vi khuẩn có thể thâm

nhập thông qua một vết nứt ở da của vú hoặc núm vú. Sự nhiễm trùng này được gọi
là viêm vú, vi khuẩn xâm nhập các mô mỡ ở vú, dẫn đến sưng và gây tắc các ống dẫn
sữa [7].

Hình 1.2: Áp xe vú [6]


7
1.4.1. Các yếu tố nguy cơ bị áp xe vú
* Các yếu tố nguy cơ bị áp xe vú ở phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ [4], [7]
-

Không cho con ăn đúng cách

-

Mặc áo ngực quá chật

-

Không nuôi con bằng sữa mẹ

-

Căng thẳng và mệt mỏi ở các bà mẹ mới sinh

-

Cai sữa cho em bé quá sớm


* Các yếu tố nguy cơ bị áp xe vú ở phụ nữ không cho con bú bao gồm [4], [7]:
-

Đang trong độ tuổi sinh đẻ

-

Thừa cân, béo phì

-

Có tiền sử của áp xe vú trước đó

-

Ung thư vú viêm (một dạng hiếm của ung thư vú )

-

Hút thuốc hoặc sử dụng sản phẩm thuốc lá khác

1.4.2. Triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện của áp xe vú tương tự viêm vú: sưng nóng đỏ đau, khu trú ở vú kết
hợp với sốt, mệt mỏi kèm theo khối sưng có kích thước thay đổi, mềm, có thể sờ thấy.
Mặc dù chẩn đoán cơ bản dựa vào triệu chứng lâm sàng, nhưng hình ảnh siêu âm cũng
giúp xác định chẩn đoán và quyết định dẫn lưu mủ [2].
1.4.3. Điều trị
Điều trị hàng đầu trong áp xe vú là chích rạch dẫn lưu mủ, sử dụng kháng
sinh đặc hiệu với vi khuẩn gây bệnh [2].
Phương pháp điều trị thứ hai là hút mủ qua kim. Hút mủ qua kim có thể được

tiến hành có hoặc không có hướng dẫn siêu âm, nhưng tốt nhất nên sử dụng siêu âm
hướng dẫn vừa để khẳng định chẩn đoán vừa lấy mẫu mủ xét nghiệm vi khuẩn. Sử
dụng siêu âm đảm bảo dẫn lưu hoàn toàn mủ và cho phép dẫn lưu các vùng ngóc
ngách của ổ áp xe [2].


8
1.4.4. Chăm sóc người bệnh áp xe vú
- Thay băng cho người bệnh sau 6-12h để kiểm tra tình trạng chảy máu. Những
ngày đầu lượng dịch ra nhiều cần thay băng 2 lần/ngày, những ngày sau lượng dịch
ra ít thay băng 1 lần/ngày.
- Theo dõi dịch dẫn lưu hàng ngày và bơm rửa được thực hiện cho đến khi tất cả
mủ được rút hết và nước rửa trong. Ổ áp xe sau đó được bơm rửa bằng dung dịch oxy
già và betadine cho đến khi sạch mủ.

- Cho người bệnh nằm nghiêng sang bên chích để dẫn lưu dịch
- Sau khi chích ổ áp xe vú hướng dẫn cho người bệnh chườm lạnh để giúp giảm đau và
giảm sưng. Đồng thời khi người bệnh sốt cần chườm mát và dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh.
- Phụ nữ nên được khích lệ tiếp tục cho con bú mặc dù có nhiễm trùng vú, thậm
trí sau khi chích rạch và dẫn lưu áp xe. Nếu đường rạch không cản trở việc nuôi
dưỡng trẻ, có thể tiếp tục cho trẻ bú ở cả hai vú. Nếu có khó khăn khi cho trẻ bú mẹ
hoặc lo lắng có sự nhiễm trùng sang trẻ có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy đảm bảo
duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ cho đến khi mẹ có thể cho trẻ bú trở lại bình thường.
Một số trường hợp da đầu vú bị bong rộng, người mẹ rất đau và không có khả năng
cho con bú. Trong trường hợp này, người mẹ cần được tư vấn ngừng cho trẻ bú để
có thể kiểm soát được sự nhiễm trùng vú [4].
1.5. Một số nghiên cứu về chăm sóc áp xe vú trên thế giới và tại Việt Nam.
1.5.1.Trên thế giới :
Trên thế giới nghiên cứu về áp xe vú không phải là vấn đề mới. Các nghiên
cứu đã triển khai chủ yếu đề cập đến tỷ lệ người bệnh bị áp xe vú cũng như hiệu quả

các biện pháp điều trị mà ít đề cập đến vai trò và công tác chăm sóc người bệnh bị
áp xe vú. Theo nghiên cứu của Amir LH, Forster D, McLachlan H, Lumley J (2004)
về tỷ lệ mắc áp xe vú ở phụ nữ cho con bú tại úc: đây là một nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng ngẫu nhiên trên 1193 phụ nữ có con đầu tiên và sử dụng phương pháp thu


9
thập số liệu bằng phỏng vấn qua điện thoại có cấu trúc được thực hiện trên trên
những bà mẹ sau sinh 6 tháng. Kết quả cho thấy có 207 bệnh nhân mắc viêm vú
trong đó có 5 bệnh nhân tiến triển thành áp xe vú (chiếm 0,4%) [8].
Một nghiên cứu khác của Bharat A và cộng sự (2009) kết quả cũng cho thấy
nghiên cứu trên 89 bệnh nhân có áp xe vú trong đó 86% là người bệnh đang cho con
bú, số còn lại 14% là các đối tượng khác. Trong nghiên cứu này tác giả cũng đề cập
đến tỷ lệ người bệnh bị áp xe vú hay gặp ở phụ nữ người Mỹ gốc Phi, người bệnh
béo phì và đặc biệt là người bệnh có tiền sử hút thuốc lá. Nghiên cứu này cũng đưa
ra khuyến nghị cần có một chế độ chăm sóc tốt và sử dụng kháng sinh phổ rộng cho
những người bệnh trên, đồng thời nghiên cứu cũng gợi mở ra những hướng nghiên
cứu tiếp theo: cần tiếp tục nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của việc chăm sóc
trong và ngoài bệnh viện để giúp cải thiện hơn nữa tình trạng sức khỏe cho bà mẹ
đang cho con bú và trẻ sơ sinh [9].
Nghiên cứu của Dener C, Inan A (2003) về “áp xe vú trong thời kỳ cho con
bú”. Đây là một nghiên cứu tiến cứu trên 128 phụ nữ bị nhiễm trùng vú cần được
theo dõi trên 2 nhóm đối tượng: trong đó 80% là người bệnh viêm vú và 20% người
bệnh đã áp xe vú (26 bệnh nhân) có chỉ định chích ổ áp xe. Sau 4 tuần điều trị và
chăm sóc thì không có bệnh nhân nào xuất hiện ổ áp xe tái phát, tuy nhiên nhóm đối
tượng có ổ áp xe thì thời gian điều trị và chăm sóc khi nằm viện dài hơn so với nhóm
đối tượng viêm vú. Nghiên cứu này cũng tìm ra một số yếu tố liên quan đến kết quả
điều trị và chăm sóc của 2 nhóm đối tượng trên như tuổi, số lượng ổ áp xe, vị trí ổ
nhiễm trùng, tình trạng núm vú bị nứt, thời gian cho con bú, thời gian xuất hiện các
triệu chứng, tiền sử bị nhiễm trùng trong thời kỳ cho con bú trước đó, các biện pháp xử

trí trước khi đến khám. Kết quả nghiên cứu này góp phần để đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến tiên lượng điều trị và chăm sóc cũng như tìm ra các lựa chọn điều trị và
chăm sóc phù hợp cho người bệnh. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa đi nghiên cứu sâu
vào công việc chăm sóc sau khi xử trí các ổ áp xe cho người bệnh [11].


10

1.5.2. Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về áp xe vú, tuy nhiên các tác giả
cũng chủ yếu đề cập đến vấn đề điều trị và tìm hiểu các nguyên nhân gây áp xe vú
rất ít nghiên cứu về chăm sóc người bệnh sau khi chích ổ áp xe, như nghiên cứu của
tác giả Lê Thị Thanh Vân (2010) cho thấy có tới 93,4% người bệnh bị áp xe vú
trong thời gian cho con bú và tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 20-29 tuổi chiếm
40,9%, thời gian bị áp xe vú sau khi đẻ hơn 1 tháng chiếm 75,3%, triệu chứng hay
gặp nhất là đau vú và cương vú (100%) và khi xuất hiện áp xe vú thì dấu hiệu tắc tia
sữa hay gặp chiếm 73,7%. Trong nghiên cứu này cũng tìm ra yếu tố kỹ thuật cho
con bú và giữ vệ sinh khi cho con bú là yếu tố liên quan đến áp xe vú [5].


11
Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh:
- Bệnh nhân được chẩn đoán áp xe vú tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.
- Bệnh nhân được nhập viện và có chỉ định chích áp xe vú tại khoa sản nhiễm
khuẩn bệnh viện Phụ sản Trung ương.

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh:
- Các bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn trên.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Sản nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu: mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp
chọn mẫu toàn bộ, lần lượt chọn những NB được chẩn đoán là áp xe vú và được
điều trị tại Khoa Sản Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 5 đến
tháng 10 năm 2013.
2.5. Công cụ thu thập số liệu
- Phiếu thu thập thông tin (Phụ lục 1)
+ Từ câu 1 đến câu 6 sử dụng để phỏng vấn người bệnh thu thập các thông tin
về tiền sử sản khoa và đặc điểm lâm sàng.


12
+ Từ câu 7 và 8: Thăm khám, quan sát và tham khảo hồ sơ bệnh án tình trạng
bệnh nhân lúc vào viện, sau khi chăm sóc ổ áp xe và ra viện.
2.6 Kỹ thuật thu thập số liệu.
Các nội dung về phần hành chính và tiền sử sản khoa, thời gian xuất hiện áp xe và
xử trí trong khi bị viêm tắc bệnh nhân chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp.
Các thông tin về triệu chứng toàn thân và tại chỗ chúng tôi sẽ tiến hành thăm
khám trực tiếp trên bệnh nhân.
Các thông tin cận lâm sàng về bạch cầu, cấy dịch vú chúng tôi tham khảo thông
tin từ hồ sơ bệnh án.
Sau khi bệnh nhân chích rạch ổ áp xe chúng tôi sẽ trực tiếp hướng dẫn và chăm

sóc người bệnh để đánh giá kết quả chăm sóc:
+ Chườm lạnh ngay tại bên vú áp xe để giảm đau và giảm sưng. Bệnh nhân sốt
hướng dẫn người bệnh chườm mát.
+ Tiến hành thay băng sau 6h chích rạch và những ngày sau.

+ Theo dõi dịch dẫn lưu hàng ngày và bơm rửa ổ áp xe bằng dung dịch oxy già và
betadin được thực hiện cho đến khi tất cả mủ được rút hết và nước rửa trong.


13

+ Đặt dẫn lưu và cho người bệnh nằm nghiêng về bên chích để dẫn lưu dịch.


14

+ Tư vấn: khuyến khích bà mẹ cho con bú mặc dù có nhiễm trùng vú, thậm trí sau
khi chích rạch và dẫn lưu áp xe. Nếu đường rạch không cản trở việc nuôi dưỡng trẻ, có
thể tiếp tục cho trẻ bú ở cả hai vú. Nếu có khó khăn khi cho trẻ bú mẹ hoặc lo lắng có
sự nhiễm trùng sang trẻ có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy đảm bảo duy trì nguồn sữa
mẹ cho trẻ cho đến khi mẹ có thể cho trẻ bú trở lại bình thường.

- Chúng tôi đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh tại 2 thời điểm: Trước khi
chích rạch ổ áp xe và sau khi chích rạch & chăm sóc người bệnh (trước khi bệnh nhân
ra viện): các triệu chứng lâm sàng toàn thân, tại chỗ, cận lâm sàng, tình trạng cho con
bú sau khi chích ổ áp xe.
2.7. Biến số nghiên cứu
- Các nhóm biến số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, nghề
nghiệp, nơi sống, trình độ học vấn, hoàn cảnh sống, tiền sử sản khoa, tiền sử bệnh
về vú, lần có thai, cách cho con bú.

- Nhóm biến số về đặc điểm lâm sàng: thời gian xuất hiện bệnh sau đẻ, xử trí
trước khi vào viện, triệu chứng toàn thân, triệu chứng tại chỗ, triệu chứng cận lâm
sàng, thời gian từ khi có triệu chứng tới lúc nhập viện.


15
- Nhóm biến số về kết quả chăm sóc áp xe vú: Kết quả chăm sóc về triệu
chứng toàn thân, kết quả chăm sóc về triệu chứng tại chỗ, kết quả chăm sóc về cận
lâm sàng, kết quả chăm sóc về tình trạng cho con bú, kết quả chăm sóc người bệnh
sau chích áp xe vú.
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
- Kết quả chăm sóc người bệnh tốt: nhiệt độ bệnh nhân trở về mức bìnhh thường
dưới 37˚C, vú bên áp xe hết đau, không sưng nóng đỏ và cho trẻ bú bình thường một
bên hoặc cả hai bên.
2.9. Xử lý số liệu:
- Các số liệu sau khi thu thập đủ, làm sạch và mã hóa dữ liệu sẽ được xử lý
bằng phần mềm SPSS 18.0.
+ Sử dụng thống kê mô tả để lập bảng phân bố tần số của các biến số.
+ Sử dụng test kiểm định t ghép cặp để so sánh trước sau. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu đã xin phép và thông qua ban lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
- Đây là một nghiên cứu tiến cứu dựa trên việc khai thác thông tin trực tiếp từ bệnh
nhân và theo dõi kết quả điều trị để thu thập các thông tin cần thiết. Bệnh nhân được giải
thích tất cả những biến chứng, hậu quả của bệnh, đồng ý tham gia nghiên cứu, trả lời các
câu hỏi liên quan đến đề tài. Các thông tin thu được chỉ sử dụng cho nghiên cứu, không
được sử dụng với bất kỳ mục đích nào khác. Các thông tin về đặc trưng các nhân, tiền sử
sản phụ khoa của các đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật.
- Tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu đều được chúng tôi hướng dẫn chăm
sóc vú sau khi rạch .



16
Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung của ĐTNC
< 20
20 – 24
Nhóm tuổi
25 – 29
(Tuổi trung bình là
30 – 34
26,3 ± 4,2)
35 – 39
Tổng
Cán bộ
Công nhân, nông dân
Nghề nghiệp
Nội trợ, tự do
Tổng số
Thành thị
Nơi ở
Nông thôn
Tổng số
Trên phổ thông
trung học
Trình độ

Từ dưới phổ
văn hóa
thông trung học
Tổng số

Tần số
2
25
30
8
3
68
32
18
18
68
34
34
68

Tỷ lệ (%)
2,9
36,8
44,1
8,0
3,0
100
47,0
26,5
26,5

100
50,0
50,0
100

32

47,1

36

52,9

68

100

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 26,3 ± 4,2 tuổi. Trong đó nhóm tuổi từ
25-29 chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,1% và thấp nhất là nhóm dưới 20 tuổi chiếm 2,9%
(Bảng 3.1).
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cán bộ chiếm tỷ lệ 47%.
Hai nhóm còn lại chiếm tỷ lệ tương đương nhau là 26,5% (Bảng 3.1).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các đối tượng phân bố đều giữa
thành thị và nông thôn (Bảng 3.1).
Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu trên PTTH và dưới PTTH chiếm
tỷ lệ tương đương nhau (Bảng 3.1).
Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu



×