Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Đánh giá hiệu quả của phương pháp điện châm trong điều trị rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống thắt lưng tại bệnh viện đa khoa xanh pôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604 KB, 52 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiều bệnh lý cột sống thắt lưng có chỉ định phẫu thuật như: Chấn
thương, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, khối u tủy, nhiễm trùng,...[1].
Chấn thương cột sống là một bệnh cảnh gặp ngày càng nhiều trên thế
giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng do tỷ lệ tai nạn đặc biệt là tai nạn giao
thông ngày càng tăng. Theo B. Lee (2014), tỷ lệ chấn thương cột sống trên thế
giới năm 2010 khoảng từ 236 - 4187 trên một triệu dân, trong đó tỷ lệ tại
Đông Á và Đông Nam Á là 236 - 464 trên một triệu dân [2]. Theo Nguyễn
Văn Thạch và cộng sự năm từ 8/2003- 2/2004 tại bệnh viện Việt Đức chấn
thương cột sống ngực và thắt lưng là chấn thương cột sống hay gặp chiếm
70% tổng số chấn thương, tuy không nặng nề ngay từ đầu như chấn thương
cột sống cổ gây rối loạn hô hấp, liệt tứ chi nhưng chấn thương cột sống ngực thắt lưng đặc biệt tổn thương có liệt để lại nhiều di chứng ảnh hưởng nặng nề
đến sinh hoạt của người bệnh [3].
Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan, Đặng Thị Xuân Liễu (2005) có đến 90%
bệnh nhân đau dây thần tọa do nguyên nhân thóat vị đĩa đệm, là bệnh lý hay gặp
thứ 2 sau Viêm khớp dạng thấp khiến bệnh nhân phải nằm viện tại khoa Cơ
xương khớp- Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh nhân sau điều trị nội khoa 3 tháng
cần gửi chuyên khoa Thần kinh cột sống và xét chỉ định phẫu thuật [4]. Phẫu
thuật các bệnh lý này đều có nguy cơ gây tổn thương tủy, trong đó rối loạn tiểu
tiện gồm tình trạng bí tiểu và tiểu không tự chủ là triệu chứng hay gặp.
Theo YHHĐ, điều trị bệnh nhân rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật cột
sống thắt lưng bao gồm chườm ấm, đặt sonde tiểu, điều trị phục hồi chức
năng. Đặt sonde tiểu chỉ là giải pháp tạm thời, các biện pháp phục hồi chức


2

năng khác có kết quả phụ thuộc vào loại tổn thương thần kinh, thời gian tổn


thương đến lúc xử trí và mức độ đáp ứng của từng người bệnh. Phương pháp
đặt sonde bàng quang đã giải quyết triệu chứng này, nhưng có nhược điểm là
gây tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang dễ gây viêm nhiễm đường tiết
niệu [5],[6].
Theo YHCT, bí tiểu và tiểu không tự chủ sau phẫu thuật thuộc phạm vi
chứng Long bế và Di niệu nguyên nhân khí trệ huyết ứ. Điều trị bằng các
phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cứu ngải,...[7],[8].
Việc áp dụng điện châm điều trị cho bệnh nhân rối loạn tiểu tiện sau
phẫu thuật cột sống thắt lưng đã được thực hiện thường quy tại bệnh viện đa
khoa Xanh Pôn từ nhiều năm nay, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá
hiệu quả của phương pháp điều trị này một cách hệ thống.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phương
pháp điện châm trong điều trị rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân sau phẫu
thuật cột sống thắt lưng tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn” với hai mục tiêu:
1 Đánh giá hiệu quả của phương pháp Điện châm trong điều trị rối

loạn tiểu tiện ở bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống thắt lưng tại bệnh
viện đa khoa Xanh Pôn.
2 Theo dõi các tác dụng không mong muốn của phương pháp trên lâm
sàng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Quan điểm Y học hiện đại về phẫu thuật cột sống và rối loạn tiểu tiện
1.1.1. Vài nét về giải phẫu cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng (CSTL) là vùng chịu sức nặng của cơ thể nên cấu tạo

các cơ, dây chằng khỏe và chắc, đốt sống và đĩa đệm có kích thước lớn hơn
các vùng khác, nhất là thân đốt thắt lưng 4 và 5.
Cột sống thắt lưng

Hình 1.1: Giải phẫu xương cột sống thắt lưng [9]
(Nguồn: Atlas giải phẫu người, F.H. Netter. MD. Hình 144)
Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn
đây là nơi chịu tải 80% trọng lượng cơ thể, và có tầm hoạt động rộng theo


4

mọi hướng. Để bảo đảm chức năng nâng đỡ, giữ cho cơ thể ở tư thế đứng
thẳng, cột sống thắt lưng hơi cong về phía trước.
Đốt sống thắt lưng

Hình 1.2: Giải phẫu xương đốt sống và đĩa đệm
(Nguồn: Atlas giải phẫu người [9])
Cấu tạo bởi hai phần chính: thân đốt ở phía trước và cung đốt ở phía sau.
-

Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, có hình trụ dẹt. Chiều rộng lớn
hơn chiều cao và chiều dày. Mặt trên và mặt dưới là mâm sụn.

-

Cung đốt sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớp liên
cuống, mỏm khớp chia cung sống thành hai phần: phía trước là cuống sống,
phía sau là lá cung, gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, hai mỏm
ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốt sống

với cung sống là ống tuỷ. Riêng L5 thân đốt ở phía trước cao hơn ở phía
sau để tạo độ ưỡn thắt lưng.

-

Mỏm ngang: có hai mỏm ngang chạy từ cung đốt sống ra ngoài.

-

Gai sống: có một gai dính vào cung đốt sống.

-

Lỗ đốt sống nằm ở giữa, thân đốt sống nằm ở trước và cung đốt sống nằm ở
sau tạo nên ống sống trong đó có tuỷ sống.
Cơ và dây chằng cột sống thắt lưng

-

Cơ vận động cột sống


5

Gồm hai nhóm chính: Nhóm cơ cạnh cột sống và nhóm cơ thành bụng:
Nhóm cơ cạnh cột sống: Tác dụng làm duỗi cột sống, đồng thời có thể
phối hợp với nghiêng, xoay cột sống.
Nhóm cơ thành bụng giúp gập và xoay thân người.
-


Dây chằng cột sống
Các dây chằng giúp cho cột sống vững vàng đồng thời hạn chế những
vận động quá mức của cột sống. Dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau
là hai dây chằng dài nhất, đều bắt đầu từ xương chẩm chạy tới xương cùng.
Dây chằng dọc trước, phủ mặt trước cột sống, bám vào thân đốt và đĩa đệm.
Dây chằng dọc sau, phủ mặt sau các thân đốt, bám vào đĩa đệm, không
bám vào mặt sau thân đốt, bám vào thân đĩa đệm nhưng không phủ kín
phần sau bên của phần tự do.
Dây chằng vàng dầy và khỏe phủ mặt sau của ống sống.
Các dây chằng liên gai, dây chằng liên mỏm gai, dây chằng trên gai
nối các gai sống với nhau. Ngoài những dây chằng, trên đốt L4-L5 còn
được nối với xuơng chậu bởi những dây chằng thắt lưng chậu, những dây
chằng này đều bám vào đỉnh mỏm ngang L4, L5 và bám vào tận mào chậu
ở phía truớc và phía sau. Dây chằng thắt lưng chậu căng dãn giúp hạn chế
sự di động quá mức của hai đốt sống thắt lưng L4, L5.
Lỗ liên đốt, sự phân bố thần kinh đốt sống
* Lỗ liên đốt sống
Rễ thần kinh thoát ra khỏi ống sống qua lỗ liên đốt, lỗ này được giới
hạn ở phía trước là bờ sau bên của đĩa đệm, ở phía trên và phía dưới là
cuống sống của hai đốt kế cận nhau, ở phía sau là mỏm khớp là khớp liên
cuống, phủ phía trước khớp liên cuống là bao khớp và phần bên của dây
chằng vàng.


6

* Phân bố thần kinh cạnh sống
Từ phía trong rễ thần kinh chọc thủng màng cứng đi ra ngoài tới hạch
giao cảm cạnh sống tách ra các nhánh:
Nhánh trước: phân bố cho vùng trước cơ thể.

Nhánh sau: phân bố cho da, cho cơ vùng lưng cùng bao khớp và diện
ngoài của khớp liên cuống.
Nhánh màng tủy: đi từ hạch giao cảm, chui qua lỗ liên đốt vào ống
sống, chi phối cho các thành phần bên trong bao gồm khớp liên cuống, dây
chằng dọc sau, bao tủy. Do có sự liên quan về giải phẫu nên bất cứ sự thay
đổi nào của những thành phần liên quan ở lỗ liên đốt cũng sẽ kích thích rễ
thần kinh gây ra đau, yếu và liệt cơ tròn[10].
1.1.2. Phẫu thuật cột sống thắt lưng
Các nguyên nhân thường gặp
1.1.2.1. Chấn thương cột sống thắt lưng
Triệu chứng lâm sàng
- Đau vùng cột sống, đau tăng khi sờ nắn cột sống
+ Biến dạng cột sống
+ Các dấu hiệu đụng dập, bầm tím vùng cột sống
- Liệt:
+ Liệt 2 chi dưới
+ Rối loạn cơ tròn
+ Rối loạn cương dương
- Mất/giảm vận động, cảm giác ở chi
Đánh giá chức năng vận động, cảm giác theo Frankel:
Frankel và cộng sự lần đầu tiên đưa ra cách xếp loại thương tổn thần
kinh trên bệnh nhân chấn thương tủy vào năm 1969. Theo tác giả, hệ thống
được chia làm 5 mức độ từ A đến E:


7

Bảng 1.1: Phân độ Frankel
Loại
Đặc điểm

A Liệt hoàn toàn. Mất vận động, cảm giác dưới tổn thương.
Liệt không hoàn toàn. Cảm giác còn, mất vận động dưới vùng tổn
B
thương.
Liệt không hoàn toàn. Cảm giác còn, vận động giảm (cơ lực chi 2/5C
3/5).
D Liệt không hoàn toàn. Cảm giác còn, vận động giảm (cơ lực 4//5).
E
Vận động và cảm giác bình thường
Bảng phân loại này được sử dụng rộng rãi từ thập kỷ 70 và cho đến nay
vẫn còn được áp dụng để đánh giá. Ưu điểm của hệ thống chia độ này dễ xử
dụng, chỉ dựa trên chức năng vận động và cảm giác, tuy nhiên nhược điểm
của sự chia độ này là sự không rõ ràng giữa 2 loại C và D do đó đánh giá sự
phục hồi chức năng của 2 loại này thường gặp khó khăn.
Các hội chứng tổn thương tủy sống
* Hội chứng chóp tủy
+ Tổn thương tủy sống vùng cùng cụt
+ Bí đái do mất phản xạ bàng quang
+ Liệt vận động và mất cảm giác hai chi dưới (nhiều mức độ)
* Hội chứng đuôi ngựa
+ Do tổn thương các rễ thần kinh xuất phát từ cột sống thắt lưng cùng
+ Bí đái do mất phản xạ bàng quang
+ Liệt vận động và mất cảm giác hai chi dưới ( nhiều mức độ)
+ Mất phản xạ hai chi dưới
* Hội chứng sốc tủy (spinal shock)


8

+ Thường xuất hiện sau khi tổn thương tủy sống 24h

+ Nguyên nhân do tổn thương tủy sống hoàn toàn
+ Mất toàn bộ phản xạ, cảm giác vận động dưới tổn thương
+ Đại tiện không tự chủ, bí đái, cương dương
+ Không liên quan đến giảm thể tích
+ Có thể phục hồi hoặc không phục hồi[11].
Cận lâm sàng
Ngoài các xét nghiệm thường quy, các thăm dò chẩn đoán hình ảnh có
giá trị lớn trong chẩn đoán và xử trí chấn thương cột sống
Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh cần làm là:
+ Chụp XQuang thường quy các tư thế: thẳng, nghiêng
+ Chụp cắt lớp vi tính cột sống: Đánh giá tổn thương xương
+ Chụp cộng hưởng từ cột sống: Đánh giá tổn thương tủy và rễ thần kinh
Denis, (1983) mô tả cách chia thương tổn cột sống lưng- thắt lưng theo 3
cột trụ và thấy có thể áp dụng rất tốt cho cột sống thấp. Tác giả chia cột sống
ra làm 3 cột trụ:
• Cột trụ trước: gồm dây chằng dọc trước, 2/3 trước thân đốt sống và
đĩa đệm.
• Cột trụ giữa: gồm 1/3 sau thân đốt sống, dây chằng dọc sau và đĩa đệm.
• Cột trụ sau: gồm các cung đốt sống, dây chằng và bao khớp liên
qua.
Theo đó tổn thương cột trụ giữa được coi là mất vững[12].


9

Hình 1.3: Các cột trụ cột sống.
(ABC of Spinal Cord Injury: Fourth edition)
Chỉ định phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi tổn thương cột sống là mất vững
hoặc có chèn ép tủy/ rễ thần kinh trên lâm sàng/ phim chụp [13].

1.1.2.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Triệu chứng lâm sàng
-

Yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng từ từ hay đột ngột.
Bệnh nhân đau thắt lưng theo đường đi của rễ, dây thần kinh hông to, đau có
tính chất cơ học (đau tăng khi vận động, ho, hắt hơi, giảm khí nghỉ ngơi).

-

Hội chứng cột sống thắt lưng: lệch vẹo cột sống thắt lưng, co cứng cơ cạnh
sống, tầm vận động cột sống thắt lưng giảm, có điểm đau cột sống, chỉ số
Schober giảm dưới 13/10, khoảng cỏch ngón tay - mặt đất tăng.
- Hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng: có điểm đau cạnh sống, dấu

hiệu “bấm chuông” dương tính, điểm đau Valleix dương tính, nghiệm pháp
Lasègue dương tính. Rối loạn vận động, cảm giác, phản xạ, dinh dưỡng tuỳ
theo rễ L5 hay S1 bị tổn thương.


10

+ Nếu tổn thương rễ L5: có điểm đau cột sống L5, điểm đau cạnh sống
L4 - L5, dấu hiệu “chuông bấm” dương tính, yếu sức cơ gấp bàn chân về phía
mu chân, yếu cơ duỗi các ngón chân, nghiệm pháp đứng trên gót chân dương
tính, giảm cảm giác vùng trước ngoài cẳng chân, mu bàn chân đến ngón 1,
ngón 2, teo cơ trước ngoài cẳng chân, không có rối loạn phản xạ gân xương.
+ Nếu tổn thương rễ S1: có điểm đau cột sống S1, điểm đau cạnh sống
L5 - S1, dấu hiệu “chuông bấm” dương tính, yếu nhóm cơ dép không gấp bàn
chân về phía gan chân được, yếu cơ gấp bàn chân, nghiệm pháp đứng trên

mũi chân dương tính, giảm cảm giác (vùng gót chân, gan bàn chân, ngón 4,
ngón 5), teo cơ dép, giảm phản xạ gân gót [1].
Cận lâm sàng
X quang thường thẳng - nghiêng (Tam chứng Barr):
- Gẫy góc cột sống thắt lưng.
- Xẹp đĩa đệm.
- Mất ưỡn cong sinh lý.
Chụp X quang bao rễ cản quang
Dùng các thuốc cản quang có Iod, không ion hóa, không độc với tủy
sống (như Amipaque, Lipamiro...) bơm vào bao rễ thần kinh, rồi chụp phim
thẳng, nghiêng và chếch 3/4 phải và trái.
Trên phim chụp bao rễ, ta thấy hình ảnh bao rễ bị chèn ép có thể cắt cụt
một rễ hay toàn bộ bao rễ. Đôi khi chỉ thấy dấu hiệu “đồng hồ cát” hoặc các
trường hợp chèn ép bao rễ nhẹ. Đồng thời chúng ta có thể biết được chính xác
vị trí đĩa đệm thoát vị, và thể thoát vị ra sau hay sau bên .


11

Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ (MRI): là xét nghiệm số 1 để đánh giá về cột sống
đặc biệt là trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, cho phép loại trừ các tổn thương
bên trong tủy sống: trên ảnh MRI tổ chức có nhiều nước bị giảm tín hiệu trên
ảnh T1 và tăng tín hiệu trên ảnh T2. Đĩa đệm bình thường có ranh giới rõ,
giảm tín hiệu trên T và tăng tín hiệu trên T2 do có nhiều nước. Các đĩa đệm
thoái hóa do không có nước nên trên T2 tín hiệu không tăng so với các đĩa
đệm khác. Khối đĩa đệm thoát vị là phần đồng tín hiệu với đĩa đệm và nhô ra
phía sau so với bờ sau thân đốt sống và không ngấm thuốc đối quang từ. Các
ảnh cắt dọc giúp đánh giá toàn bộ cột sống, vị trí và số tầng thoát vị. Các ảnh
cắt ngang cho thấy các kiểu thoát vị (trung tâm, cạnh trung tâm và lỗ ghép).

Phối hợp hình ảnh cắt dọc và ngăng đánh giá được mức độ thoát vị chèn ép
vào tuỷ sống và rễ thần kinh, gây đè ép khoang dịch não tủy và phù tủy cùng
mức. Các chi tiết về xương trên MRI cho hình ảnh không rõ lắm[12].
Chỉ định phẫu thuật
Chỉ định ngọai khoa tuyệt đối
Điều trị nội khoa thất bại: tất cả các biện pháp nội khoa kéo dài nhiều
tháng không cải thiện các triệu chứng, nhất là biện pháp nằm nghỉ kéo dài hai
tháng kèm thuốc giảm đau và giãn cơ mà dấu hiệu Lasègue không cải thiện
thì chỉ định ngoại khoa phải được xem xét.
- Dấu hiệu thần kinh nặng thêm:
+ Chân đau càng ngày càng yếu
+ Dấu hiệu chùm đuôi ngựa xuất hiện rõ hơn: tê hai bàn chân, tiểu khó,
đi lại khó khăn hơn.
+ Xuất hiện rõ teo cơ cẳng chân.


12

- Thoát vị đĩa đệm trung tâm: với các triệu chứng và dấu hiệu của chèn
ép chùm đuôi ngựa: vận động hai chân yếu, rối loạn cơ vòng, nếu điều trị bảo
tồn tiếp tục có nguy cơ nặng thêm. Đặc biệt khi rối loạn cơ vòng xảy ra đột
ngột cần phải giải áp ngoại khoa cấp cứu và loại bỏ nhân đệm.
Các chỉ định ngoại khoa tương đối:
-

Đau theo rễ L5 hoặc S1 kéo dài và điều trị nội khoa với nhiều phương pháp
mà không cải thiện nhiều, có ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hang

-


ngày. Chỉ định điều trị ngoại khoa để giải phóng rễ phải được xem xét.
Sau một thời gian điều trị nội khoa không cải thiện, vẫn còn tê, đau rễ và trên
hình ảnh cộng hưởng từ có chèn ép rễ. Như vậy, chỉ định ngoại khoa là bắt
buộc [1].
1.1.2.3. Các nguyên nhân khác
-

Hẹp ống sống

-

Khối chèn ép

-

…[12]

1.1.3. Rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật cột sống thắt lưng
Định nghĩa:
Rối loạn tiểu tiện là một hội chứng lâm sàng của hệ tiết niệu do rối loạn
vận động của cơ thắt bàng quang và niệu đạo biểu hiện qua sự mất một phần
hay hoàn toàn khả năng kiểm soát cơ thắt ở cổ bàng quang, niệu đạo [14].
Trong phẫu thuật cột sống thắt lưng. Có 2 hình thức rối loạn chức năng bàng
quang do thần kinh: tăng trương lực và mất trương lực.
+ BQTK kiểu tăng trương lực: gây co cứng cơ thắt bàng quang, cơ thắt
ngoài niệu đạo và mất đồng vận cơ thắt bàng quang với cơ thắt ngoài niệu đạo
gây bí tiểu.
+ BQTK kiểu mất trương lực: mất trương lực cơ thắt bàng quang, mất
vận động cơ thắt ngoài niệu đạo: tiểu dầm dề, liên tục [15].



13

Nguyên nhân:
Các hội chứng tủy sống:
Gặp trong hội chứng chóp tủy, hội chứng đuôi ngựa và hội chứng sốc tủy,
các tổn thương này gặp do tổn thương thần kinh chi phối và khó hồi phục.
Do tai biến của phẫu thuật (Iatrogen)
Bệnh nhân trước phẫu thuật không có bí tiểu, sau phẫu thuật bí tiểu
xuất hiện do các sang chấn gặp trong quá trình phẫu thuật
Do đặt sonde tiểu dài ngày và mất phản xạ bàng quang
Bệnh nhân trước phẫu thuật không có bí tiểu, sau phẫu thuật bàng
quang mất phản xạ do quá trình đặt sonde tiểu dài ngày, có viêm nhiễm
đường tiểu do nhiễm trùng ngược dòng[6].
Điều trị:
-

Đặt sonde tiểu, kẹp sonde tiểu ngắt quãng, kiểm soát lượng dịch vào hàng
ngày, duy trì thể tích nước tiểu: từ 1,5l - 2l/24 giờ.
Đây là biện pháp giải quyết bí tiểu tạm thời đồng thời tạo phản xạ cho
bàng quang hoạt động trở lại bình thường. Không phải trường hợp nào
cũng có tác dụng đặt biệt là những trường hợp tổn thương lâu ngày, tổn
thương tủy không hồi phục[14].

-

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu với bệnh nhân có tổn thương niệu đạo.
Đặt catheter ngoài niệu đạo (Sử dụng Catheter liền bao cao su) với bệnh nhân
nam có rối loạn mất phản xạ.
1.1.4. Tình hình điều trị rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật trong nước

Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng tính đến thời điểm hiện
nay chưa có thông kê toàn diện nào về tình hình bí đái sau phẫu thuật nói


14

chung và phẫu thuật cột sống thắt lưng nói riêng, chỉ có một số nghiên cứu,
rải rác ở các cơ sở y tế.
Ngô Quang Linh và Lê Lan Hương (1991 - 1995) trên 100 bệnh nhân
sau mổ trĩ có 73 bệnh nhân hết bí đái [17].
Hoàng Kim Thanh và cộng sự tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
(1997), trên 65 bệnh nhân bí đái sau đẻ và PT phụ khoa [18].
Nghiên cứu rối loạn chức năng cơ tròn trên 150 bệnh nhân mổ sỏi mật tại
khoa PT gan - mật bệnh viện Việt Đức có tới 136 ca bí đái (1997) [19].
Nguyễn Diệu Thu (2006) nghiên cứu trên 30 bệnh nhân bí đái: 12 ca
phẫu thuật cột sống và 18 ca trĩ tại bệnh viện Xanh pôn và Y học cổ truyền
Trung Ương [20].
Cao Thị Huyền Trang(2011) nghiên cứu hiệu quả điều trị của nhóm huyệt
BĐ trên 45 bệnh nhân bí đái sau phẫu thuật Trĩ có tỉ lệ thành công là 71,1% [21]
Nguyễn Thi Thảo(2015) nghiên cứu hiệu quả điều trị của điện xung kết
hợp tiêm Prostigmin ở bệnh nhân bí đái cơ năng trên 60 bệnh nhân có hiệu
quả 93,3% [22].
Vũ Đức Định(2016) và cộng sự nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh nhân
bí đái cơ năng bằng phương pháp điện châm có kết quả tốt chiếm 74,1%[23].
1.2. Quan điểm y học cổ truyền về rối loạn tiểu tiện
1.2.1. Bệnh danh
Bí tiểu thuộc phạm vi chứng Long bế trong YHCT. Long bế là chứng
tiểu tiện ít, khó khăn, tiểu không thông. Long là tiểu tiện ít, tiểu rắt, tiểu
không dễ dàng. Bế là chỉ một giọt nước tiểu cũng không ra, tiểu không thông,
muốn đi tiểu cũng không được, bệnh thể cấp.



15

Tiểu không tự chủ thuộc phạm vi chứng Di niệu- chỉ về chứng trạng
nước đái tự bài tiết ra không chịu sự khống chế của ý thức người ta như tiểu
són, tiểu dầm.
1.2.2. Nguyên nhân: của chứng bệnh do hai loại hư và thực khác nhau. Thực
chứng là do ứ huyết (sỏi tiết niệu, sang chấn…), thấp nhiệt (viêm đường tiết
niệu…). Hư chứng là do công năng của thận bị giảm sút, không khí hóa được
bàng quang để bài tiết ra ngoài.
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh
Do thận bị thương tổn, tinh huyết hao tổn, mệnh môn hỏa suy làm cho
bàng quang khí hóa bất thường hoặc do thấp nhiệt ở trung tiêu không hóa mà
dồn xuống bàng quang làm cho khí cơ bàng quang bị trở ngại gây nên bí đái,
hoặc do chấn thương sau khi mổ khí cơ bàng quang bị tổn thương gây bí đái.
1.2.4. Phân loại
Tùy theo nguyên nhân mà có pháp điều trị thích hợp:
-

Thể khí trệ huyết ứ, pháp điều trị là hành khí, hoạt huyết, lợi niệu.

-

Thể thấp nhiệt hạ tiêu, pháp điều trị là thanh nhiệt lợi thấp.

-

Thận hư không khí hóa được bàng quang, pháp điều trị là ôn bổ thận dương,
lợi niệu.

Rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật cột sống nằm trong thể khí trệ huyết ứ
thuộc chứng long bế. Nguyên nhân là do tổn thương kinh lạc, khí huyết ứ trệ
làm cản trở sự hoạt động điều tiết nước trong cơ thể của 3 tạng tỳ, phế, thận
làm khí cơ bàng quang bị tổn thương gây nên rối loạn tiểu tiện. Vì vậy pháp
điều trịrối loạn tiểu tiện là hành khí, hoạt huyết, lợi niệu[7],[8].
1.2.5. Điện châm
Điều trị bằng châm cứu
1.2.5.1. Khái niệm
Châm cứu (acupuncture and moxibusion) là tên gọi chung của hai
phương pháp châm và cứu. Là một trong những phương pháp chữa bệnh độc


16

đáo của nền YHCT phương Đông.
Châm là dùng kim châm vào huyệt. Cứu là dùng sức nóng của ngải cháy
để hơ hoặc cứu trên huyệt để kích thích tới hệ kinh lạc nhằm mục đích phòng
chữa bệnh.
Châm cứu được biết đến từ rất sớm (khoảng 3500 năm trước Công
Nguyên) do các nhà y học Trung Quốc phát minh và sử dụng. Việt Nam là
nước sớm có người làm châm cứu, từ những năm 1950 châm cứu phát triển
vô cùng mạnh mẽ [7],[25].
1.2.5.2. Cơ chế tác dụng


Theo YHHĐ
Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức
chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Vogralic và Kassin (Liên Xô cũ), Lê
Khánh Đồng (Việt Nam),.. căn cứ vào vị trí và tác dụng của nơi châm đề ra 3
loại phản ứng của cơ thể đó là: phản ứng tại chỗ, phản ứng tiết đoạn và phản


-

ứng toàn thân [7].
Phản ứng tại chỗ:
+ Châm cứu vào huyệt là một kích thích gây một cung phản xạ mới có
tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý: như làm giảm cơn đau, giải phóng sự
co cơ…
+ Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến
sự vận mạch, nhiệt độ, sự tập trung bạch cầu…làm giảm xung huyết, bớt

-

nóng, giảm đau…
Phản ứng tiết đoạn thần kinh:
Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác vùng
da ở cùng một tiết đoạn với, ngược lại nếu có kích thích từ vùng da của một

-

tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng của cùng một tiết đoạn đó.
Phản ứng toàn thân:
Bất cứ một kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động của vỏ não,
nghĩa là có tính chất toàn thân. Khi nhắc đến phản ứng toàn thân, cần nhắc lại


17

nguyên lý hiện tượng chiếm ưu thế ở vỏ não. Khi châm cứu gây ra những biến
đổi về thể dịch và nội tiết, sự thay đổi các chất trung gian hóa học như

Enkephalin, Catecholamin, Endorphin, số lượng kháng thể tăng cao [7].
Áp dụng điều trị
Chỉ định - một số bệnh cơ năng: thần kinh (nhức đầu, mất ngủ, liệt dây
VII do lạnh,..), tiêu hóa(đau dạ dày, táo bón,..), tiết niệu (bí đái) cơ xương
khớp (đau lưng,đau vai gáy,..), ... - một số bệnh do viêm nhiễm: viêm tuyến
vú, chắp, lẹo,…
Chống chỉ định:
- Các bệnh cấp cứu
- Đau bụng chưa rõ nguyên nhân
- Cơ thể người bệnh ở trạng thái không bình thường như đói, mệt
- Người có bệnh Suy tim nặng, Đái tháo đường không kiểm sóat đuợc
đường máu.
- Cấm châm sau vào một số huyệt, phong phủ, á môn, liêm tuyền,huyệt
vùng bụng ngực.
- Một số bệnh về máu: Xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu,.. [7]
Các tác dụng không mong muốn của điện châm


Vựng châm

-

Do BN sợ, sức khỏe yếu, cơ thể ở trạng thái không bình thường, thiếu máu

-

Hiện tượng: da tái, toát mồ hôi, mạch nhanh, tim đập yếu…

-


Giải quyết: rút kim rangay, đắp ấm, giải thích cho BN, tiêm thuốc trợ tim nếu
cần thiết.

-

Đề phòng:


18

+ Phải lựa chọn BN trước khi châm, loại một số chống chỉ định.
+ Khi châm lần đầu phải động viên BN và châm ít huyệt.
+ Thao tác châm nhẹ nhàng.


Chảy máu: do châm kim vào tĩnh mạch, khi rút kim gây chảy máu. Lấy ngay
bông khô ấn chặt vào nơi chảy máu, máu sẽ cầm. Nếu bị bầm tím, dùng ngón
tay di nhẹ trên miếng bông, chỗ bầm tím sẽ tan dần.



Gẫy kim:

-

Do cong kim, kim gỉ, và thủ thuật quá mạnh, thường gãy ở cán kim.

-

Dùng kẹp cặp kim ra, không để BN giãy giụa khi gãy kim.


-

Trước khi châm phải vuốt cho kim thẳng, loại bỏ kim gỉ, không châm lún cán
kim, BN thở đều không gây phản ứng co cứng cơ.



Nhiễm trùng:

-

Do khâu thủ thuật và dụng cụ vô trùng không đảm bảo, BN cơ địa dễ nhiễm
trùng.

-

Biểu hiện sau tiêm một thời gian xuất hiện nhiễm trùng tại chỗ châm. Nếu nhẹ
giữ sạch, không cần xử trí, nặng cần kháng sinh hoặc chích rạch mổ.

-

Đề phòng: sử dụng dụng cụ vô trùng và thực hiện đúng quy trình



Biến chứng khác
Các biến chứng ít gặp hơn như đau tê, buốt tại chỗ châm kim,…[7],[26]



19

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- BN được chẩn đoán rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật CSTL dựa vào lâm
sàng tại khoa Phẫu thuật Thần kinh bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng
7/2016-tháng 8/2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
-

BN không tự tiểu hoặc tiểu không tự chủ sau 48h phẫu thuật

-

Đồng ý tham gia nghiên cứu và tuân thủ quy trình điều trị.

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền
BN được chẩn đoán Long bế, Di niệu thể huyết ứ với biểu hiện:
- Đau vùng ngang thắt lưng, đau nhiều chói, ê ẩm, nằm nghỉ không đỡ
đau, BN không thích xoa bóp, ngại vận động.
- BN không tự tiểu được, tiểu không tự chủ.
- Chất lưỡi nhạt màu, có điểm ứ huyết rêu lưỡi
- Mạch hoạt sáp.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- BN có kèm theo các bệnh khác như: Suy tim nặng, bệnh tâm thần, rối
loạn đông máu, đái tháo đường không kiểm soát được đường huyết, bệnh lý
da liễu nặng,…
- BN không tuân thủ điều trị.



20

2.2. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu
-

Kim châm cứu: quy cách size kim 0,3 x 25mm làm bằng thép không rỉ chân
bạc, vô trùng, dùng một lần. Do Công ty cổ phần thiết bị y tế Hải Nam sản
xuất.

-

Máy điện châm M8 do bệnh viện Châm cứu Trung ương sản xuất.

-

Bông cồn vô trùng, kẹp không mấu, khay quả đậu.
Nhóm huyệt sử dụng trong nghiên cứu[7],[25],[26],[27].
Bảng 2.1 Các huyệt sử dụng trong nghiên cứu
Tên huyệt

Mã số

Khúc cốt

XIV 2

Mạch nhâm


Trung cực

XIV3

Mạch nhâm

Trên Khúc cốt 1 thốn.

Quan nguyên

XIV4

Mạch nhâm

Trên Khúc cốt 2 thốn.

Khí hải

XIV 6

Mạch nhâm

Trên Khúc cốt 3,5 thốn.

Thủy đạo

VI.28

Huyết hải


Tam âm giao

IV.10

IV.6

Đường kinh

Vị trí
Lấy huyệt ở chính giữa bờ trên
khớp mu.

Kinh túc duơng Quan nguyên đo ngang ra 2
minh Vị
Kinh túc thái
âm Tỳ

thốn
Co đầu gối 90˚ từ giữa bờ trên
xương bánh chè đo lên 0,1 thốn,
đo vào trong 2 thốn.

Kinh túc thái

Từ chính giữa chỗ lồi cao mắt

âm Tỳ

cá trong xương chày lên 3 thốn



21

Thủy đạo

Hình 2.1: Công thức huyệt nghiên cứu
2..3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật tại
khoa Phẫu thuật Thần kinh bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Từ tháng 7/2016 đến tháng 8/2017.
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp:
+ Hồi cứu, mô tả cắt ngang đối với BN từ tháng 7/2016 đến tháng 2/2017.
+ Tiến cứu so sánh trước và sau can thiệp với BN từ tháng 3/2017 đến
tháng 8/2017.
Tiến cứu, so sánh trước và sau can thiệp
Cỡ mẫu nghiên cứu: Tính theo công thức mô tả tỷ lệ thành công của điều trị:


22

Với n: Cỡ mẫu tối thiểu
z: Hằng số biến thiên theo độ tin cậy 1- α. Chọn α = 5%, vậy z = 1,96
p: Tỷ lệ mong muốn can thiệp thành công 98% (p = 0,02)
d: Số sai lệch so với nghiên cứu khác chấp nhận là 5%. Vậy n ≥ 30,12.
Cỡ mẫu tối thiểu là 31 bệnh nhân, cỡ mẫu thực tế bao gồm toàn bộ BN
đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu.
2.3.3. Quy trình nghiên cứu
Nhóm bệnh nhân hồi cứu

- Lập danh sách tất cả bệnh nhân bí tiểu sau phẫu thuật cột sống thắt
lưng có điều trị Điện châm
- Thu thập hồ sơ bệnh án tại kho hồ sơ của bệnh viện Xanh Pôn
- Hoàn thành dữ liệu nghiên cứu thông qua mẫu hồ sơ bệnh án định sẵn
- Nhập và xử lý dữ liệu.
Tiến cứu
Tuyển chọn BN: thăm khám lâm sàng - làm bệnh án
- Tiến hành Điện châm điều trị theo các bước:
Công thức huyệt: theo công thức huyệt mục 8.2
Châm:
Châm tả: Khúc cốt, Trung cực, Quan nguyên, Khí hải, Thủy đạo
hai bên, Huyết hải hai bên.
Châm bổ: Tam âm giao hai bên
Kỹ thuật:
+ Xác định đúng vị trí huyệt.


23

+ Dùng ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay trái căng da vùng huyệt
và ấn xuống để tán vệ khí.
+ Tay phải đưa kim thật nhanh qua da (thì 1) và đẩy kim từ từ cho đến khi
người bệnh có cảm giác tức nặng và người thầy thuốc có cảm giác chặt như
kim bị mút xuống, đó là hiện tượng đắc khí thì thôi không đẩy kim nữa (thì 2).
+ Mắc mỗi cặp dây cho 2 huyệt cùng tên, cùng đường kinh
+ Điều chỉnh cường độ và tần số cho phù hợp: Quan sát có thể thấy nơi
huyệt được điện châm co cơ nhịp nhàng, dao động kim đều đặn, tăng từ từ đạt
tới mức độ yêu cầu về cường độ kích thích ứng với từng ngừời bệnh [7].
+ Thời gian kích thích cho mỗi lần điện châm 20 phút.
- Liệu trình: 20 phút/lần x 1 lần/ngày, cho đến khi BN tự tiểu được

- Theo dõi kết quả điều trị: sau điều trị 05 ngày, 5-10 ngày, >10 ngày
đến lúc ra viện.
Truớc khi có kế hoạch rút sonde tiểu huớng dẫn BN và người nhà kẹp
sonde tiểu ngắt quãng 3-4h/lần, tất cả các lần xả tiểu BN đều có cảm giác
buồn tiểu rõ có thể xét chỉ định rút sonde tiểu.
+ Sau rút sonde BN tiểu bình thường  Ngừng châm cứu
+ Sau rút sonde tiểu BN còn rối loạn tiểu tiện đặt lưu sonde (sonde Foley
2 nhánh), tiếp tục điện châm điều trị và hướng dẫn BN tập sonde bàng quang
bằng cách kẹp sonde tiểu 3-4h/ lần, đánh giá lại và xét chỉ định rút sonde.
- Thu thập số liệu vào phiếu nghiên cứu định sẵn
- Nhập và xử lý số liệu
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá
Chỉ tiêu nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng:
+ Phân bố theo tuổi
+ Phân bố theo giới
+ Phân bố theo nghề nghiệp
-


24

+ Nguyên nhân phẫu thuật
+ Vị trí tổn thương cột sống
+ Mức độ tổn thương theo Frankel
+ Vị trí thoát vị đĩa đệm
+ Thời gian phẫu thuật
+ Đặc điểm rối loạn tiểu tiện
+ Triệu chứng cơ năng trước khi điện châm
+ Đánh giá kết quả

+ So sánh tỷ lệ tiểu được theo tình trạng rối loạn trước và sau điều trị.
+ So sánh tỷ lệ tiểu được theo thời gian điều trị.
Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu
Xử lý số liệu theo thuật toán thống kê y sinh học (SPSS 16.0):
-

Tính n, tỷ lệ %
Trung bình thực nghiệm ( X )
Độ lệch chuẩn thực nghiệm (SD).
Test χ2: so sánh 2 tỷ lệ khác nhau.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p ≤ 0,05.

2.5. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích chăm
sóc bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
- Các BN tự nguyện hợp tác trong nghiên cứu.
- Khi đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu bệnh năng thêm, hoặc BN yêu
cầu dừng nghiên cứu thì chúng tôi sẽ ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi phác
đồ điều trị.
- Được hội đồng đề cương thông qua.
2.6. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số:
Nghiên cứu được thực hiện khách quan, giám sát chặt chẽ bởi các thành
viên tham gia.


25

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng chung
Nghiên cứu được tiến hành trên 32 BN.
3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới
%

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhận xét:
- Nhóm tuổi ≥ 50 chiếm tỷ lệ cao 62,5%.
- Tuổi thấp nhất là 12, cao nhất là 81, trung bình 51,5±16,7.

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ Nữ - Nam là 1:1.
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Nhóm

Nam

Nữ

Tổng

p

tuổi

Số BN

%

Số BN


%

Số BN

%

<20

1

3,13

1

3,13

2

6,26

20-29

3

9,38

0

0


3

9,38

30-39

2

6,25

1

3,13

3

9,38

40-49

2

6,25

2

6,25

4


12,5

≥50

8

25

12

37,5

20

62,5

Tổng

16

50

16

50

32

100


Trung
bình

47±18,4

56±13,8

51,5±16,7

p>0,05


×