Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC KHÁNG SINH tại KHOA nội NHI NHIỄM BỆNH VIỆN đa KHOA HUYỆN EAKAR DAK LAK năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.15 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DƯỢC

ĐỖ NGỌC HUYỀN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TẠI KHOA
NỘI-NHI-NHIỄM BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN EA KAR-DAK LAK
NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

ĐÀ NẴNG - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DƯỢC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
GVHD1:

DS CKI Nguyễn Thị Hà

GVHD2:

DS Nguyễn Đức Kiên

SVTH:

Đỗ Ngọc Huyền


LỚP:

K19YDH4

MSSV:

1920524260

ĐÀ NẴNG - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em đã
nhận được nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ và sự góp ý nhiệt tình để hoàn tất
luận văn.
Em trân trọng cảm ơn Nhà trường, Ban Giám Hiệu, Phòng Đào
Tạo, khoa Dược trường Đại học Duy Tân, các thầy cô giáo đã truyền đạt cho
en những kiến thức bổ ích trong thời gian học tập tại trường.
Và bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới DS CKI Nguyễn Thị
Hà và DS Nguyễn Đức Kiên giảng viên Trường Đại học Duy Tân - Đà Nẵng
là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện khóa luận này .
Em cũng vô cùng biết ơn Ban Giám Đốc, khoa Dược, phòng Kế hoạch
tổng hợp, các cán bộ nhân viên Bệnh viện đa khoa huyện Ea Kar tỉnh
ĐăkLak đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình
thực hiện khóa luận .
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè
đã luôn bên cạnh, động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực
hiện khóa luận này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng,ngày 05 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Đỗ Ngọc Huyền


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

ADR

Adverse Drug reaction

ANSORP
AMR
BV
BYT
COPD

Asian Network for
Surveillance of Resistant
Pathogens
Antimicrobial resistance

Chronic Obstructive Pulmonary

Disease

CRNN
ĐT
HIV

Human Imuno-deficiencecy
Virus

HPQ
ICD-10
KCB
KS
MBC

International Classification of
Disease(ICD)
Antibiotic
Minimal Bactericidal
Concentration

MIC

Minimal Inhibitory Concentration

NT
SXH Dengue
VK
WHO


World Health Organization

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của
thuốc
Mạng lưới giám sát của
châu Á về sự kháng
thuốc của vi khuẩn
Kháng thuốc
Bệnh Viện
Bộ Y Tế
Bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
Chưa rỏ nguyên nhân
Điều trị
Vi rút gây suy giảm
miễn dịch ở người
Hen phế quản
Bảng phân loại bệnh tật
quốc tế
Khám chữa bệnh
Kháng Sinh
Nồng độ diệt khuẩn tối
thiểu
Nồng độ ức chế tối
thiểu
Nhiễm trùng
Sốt xuất huyết Dengue
Vi khuẩn
Tổ chức y tế thế giới



DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH


ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thập kỷ gần đây lĩnh vực y học đã có những thành tựu to lớn
trong việc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ con
người. Việc nghiên cứu tìm ra kháng sinh mới đã tạo ra thế hệ vũ khí hữu hiệu
giúp con người trong cuộc chiến tranh chống lại vi khuẩn gây bệnh. Tuy
nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, nhiều vi khuẩn đã trở nên đề kháng
với thuốc, kháng sinh bị mất hiệu lực ở trên một số bệnh. Một số vi khuẩn
thậm chí còn kháng với tất cả các loại kháng sinh. Các chủng vi khuẩn kháng
thuốc này đã và đang lan rộng trên toàn cầu. Kỳ nguyên hậu kháng sinh khi
mà những nhiễm khuẩn thông thường và những vết thương nhẹ có thể giết
người đang hiện hữu và thách thức con người. Các kháng sinh “thế hệ một”
gần như không được lựa chọn mà được thay thế bằng các thuốc thế hệ mới
hơn[7]. Cùng với đó là chi phí để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn cũng tăng
lên thậm chí một số kháng sinh thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang
mất dần hiệu lực[13]. Các chuyên gia chống nhiễm khuẩn cho rằng, công
cuộc nghiên cứu chống vi khuẩn đang trên đà xuống dốc nghiêm trọng.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra kháng kháng sinh là hệ quả tất yếu của
việc sử dụng kháng sinh, bất kể hợp lý hay không hợp lý. Vậy làm thế nào để
ngăn chặn sự lan rộng của chủng vi khuẩn kháng thuốc? Tổ chức y tế thế giới
đã phát động chiến dịch toàn cầu về kiểm soát sử dụng kháng sinh. Tại Việt
Nam, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”[4] và

“Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện”[5] nhằm
tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm tác dụng không mong muốn của
kháng sinh, giảm chi phí chữa bệnh và giảm tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Trong bệnh viện, việc sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý đóng góp
hết sức to lớn trong việc hạn chế vi khuẩn kháng thuốc từ đó hạn chế sự lây
lan của vi khuẩn kháng thuốc, hạn chế nhiễm trùng bệnh viện, góp phần giảm

8


tỷ lệ mắc bệnh,tỷ lệ tử vong cũng như gánh nặng về y tế và kinh tế xã hội. Do
đó việc đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh hiện nay là hết sức cần thiết
để phản ánh thực trạng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc kháng
sinh.
Bệnh viện đa khoa Huyện Ea Kar là bệnh viện miền núi, quy mô 120
giường bệnh, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện
và các khu vực lân cận; tình hình sử dụng thuốc nói chung và sử dụng kháng
sinh nói riêng tại bệnh viện rất được ban giám đốc quan tâm, nhằm tìm hiểu
thực trạng sử dụng kê đơn kháng sinh nội trú tại bệnh viện nên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại Khoa Nội – Nhi –
Nhiễm Bệnh viện đa khoa huyện Ea Kar - Đăk Lăk năm 2017”
Mục tiêu:
- Khảo sát đặc điểm chung của bệnh nhân có sử dụng kháng sinh
- Khảo sát các chỉ số kê đơn thuốc kháng sinh được sử dụng tromg bệnh
viện.

9



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh
1.1.1. Khái niệm
Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial
substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,
Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác [4].
1.1.2. Phân loại kháng sinh
1.1.2.1. Dựa vào cấu trúc hóa học
Các nhóm kháng sinh đươc phân loại theo cấu trúc hóa học. Theo cách
phân loại này kháng sinh được chia thành các nhóm như sau: [4]
Bảng 1.1: Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học
ST
T

Tên Nhóm

Phân Nhóm

1

Beta-lactam

Các Penicillin
Các Cephalosporin
Các beta-lactam khác
Carbapenem
Monobactam
Các chất ức chế Beta-lactamase

2

3
4
5

Aminoglycosid
Macrolid
Lincosamid
Phenicol

6

Tetracyclin

7
8
9

Thế hệ 1
Thế hệ 2
Glycopeptid
Peptid
Polypeptid
Lypopeptid
Thế hệ 1
Quinolon
Các Fluroquinolon thế hệ 1,2,3,4
Các nhóm kháng sinh khác
Sufonamid
Oxazolidinon
5-nitromidazol


10


1.1.2.2. Dựa vào cơ chế tác dụng của kháng sinh
- Thuốc ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: β-lactam,
Vancomycin, Bacitracin, Fosfomycin.
- Thuốc ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn: Cloramphenicol,
Tetracyclin, Macrolid, Lincosamid và Aminoglycosid.
- Thuốc ức chế sinh tổng hợp acid nhân: Rifamipicin.
- Thuốc ức chế chuyển hóa: Co- trimoxazol
- Thuốc làm thay đổi tính thấm của màng tế bào: Polymycin,
Amphotericin[15].
1.1.2.3. Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn và kháng sinh
Tính nhạy cảm của KS được xác định dựa vào nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC).
- Nồng độ ức chế tối thiểu của 1 KS là nồng độ thấp nhất mà kháng sinh
có khả năng ức chế sự phát triển của một vi khuẩn sau 24 giờ nuôi cấy.
- Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC- Minimal Bactericidal
Concentration) là nống độ thấp nhất làm giảm 99,9% lượng vi khuẩn.
Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, người ta chia
kháng sinh thành 2 nhóm chính : Kháng sinh kiềm khuẩn và kháng sinh diệt
khuẩn.[5]
Bảng 1.2: Phân loại kháng sinh dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn [26]
Kháng sinh kìm khuẩn
Nhóm macrolid
Nhóm sulfamid
Nhóm tetracyclin
Nhóm lincosamid
Nhóm phenicol

Ethambutol

Kháng sinh diệt khuẩn
Nhóm beta – lactam
Nhóm quinolon
Nhóm aminoglycosid
Nhóm nitroimidazol
Nhóm peptid
Pyrazinamid

11


Nitrofuran
Isoniazid
1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và Thế giới
1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ở Thế giới
Tổ chức Y tế thế giới vừa đưa ra một báo cáo xác nhận rằng Thế giới
đang dần cạn kiệt nguồn kháng sinh có hiệu quả. Tốc độ phát minh ra kháng
sinh của con người đang chậm lại so với sự phát triển của virus. Nhiều chủng
virus gây bệnh lậu, lao phổi, các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm
phổi và nhiễm trùng đường tiểu ngày càng có khả năng đề kháng hơn với
kháng sinh hiện có. Điều này xảy ra do những biến đổi di truyền của virus mà
căn nguyên chính việc mà sử dụng sai các loại kháng sinh hiện có, khiến
thuốc không những không được diệt mà tôi luyện cho virus phát triển mạnh
hơn.
Mặc dù vào đầu những năm 1980, nhiều kháng sinh mới được phát hiện
nhưng trong 30 năm trở lại đây, không có kháng sinh nào được tìm ra. Điều
này có nghĩa là, tốc độ phát minh kháng sinh mới có dấu hiệu tụt lùi so với sự
phát triển bất thường của vi sinh vật, kéo theo đó là sự gia tăng tất yếu của đề

kháng kháng sinh và nguy cơ không còn kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn
trong tương lai. Nguy cơ này đã được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới.
Các thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả bệnh lỵ do Shigella trước đây đã
bị kháng vì vậy hiên nay Tổ chức Y Tế Thế Giới đang khuyến cáo dùng
Ciprofloxacin. Tuy nhiên tỷ lệ kháng Ciprofloxacin tăng lên nhanh chóng đã
làm giảm cả độ an toàn và hiệu quả điều trị, đặc biệt với trẻ em. Tại Barbados,
Jamaica và Trinidad, đã có báo cáo về chủng vi khuẩn Entero-bacteriaceae
kháng cephalosporin thế hệ 3. Gần đây, đã có thông tin về xuất hiện chủng vi
khuẩn kháng carbapenem, một trong các lựa chọn cuối cùng trong điều trị
nhiễm khuẩn, tại các quốc gia ở châu Âu và châu Á, cho thấy vấn đề này đang

12


trở nên ngày càng nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu [6].
Đánh giá về đường sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú, nghiên
cứu đều cho thấy, đường tiêm là đường dùng được sử dụng phổ biến, đặc biệt
là trên đối tượng trẻ em. Nghiên cứu củaVerspoten A và cộng sự cho thấy, các
quốc gia Châu Á sử dụng đường tiêm cao nhất (88%), sau đó là Châu Mỹ
Latinh 81% và Châu Âu 61%[27].
Theo nghiên cứu tại Châu Âu, Cephalospotin thế hệ 3 được chỉ định
nhiều nhất (18%) . Nghiên cứu khác được thực hiện tại Mỹ với cơ sở dữ liệu
của 183 BV, Quinolon là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều nhất
chiếm 14,1%, các glycopeptit là(12,2%), các penicillin phối hợp (11%), các
cephalosporin thế hệ 3 (10,5%)[20] .
1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ở Việt Nam
Tại Việt Nam, do điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển vi sinh
vật cùng với việc thực hiện các biện pháp nhiễm khuẩn và quản lý sử dụng
kháng sinh chưa hiệu quả nên tình trạng kháng kháng sinh đang ở mức báo
động. Số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ càng gia tăng. Trong đó

nguyên nhân do việc sử dụng kháng sinh ngày càng bừa bãi, phổ biến vẫn tồn
tại tình trạng kháng sinh được trộn trong thức ăn chăn nuôi.
Theo đại diện đơn vị nghiên cứu lâm sàng Oxford Mỹ, một nghiên cứu
vào năm 2013 về tỉ lệ vi khuẩn E.coli kháng với kháng sinh Carbapenem cũng
rất cao.Trong số 26 nước báo cáo thì tỷ lệ kháng cao nhất tại Ấn Độ 11 % và
Việt Nam đứng thứ 2 là 9%, sau đó đên Bulgaria. Tỷ lệ khuẩn này kháng với
kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 lên đến hơn 60% [7].
Việt Nam cũng là nước có mức độ kháng Penicillin (71,4%) và

13


Erythromycin (92,1%) cao nhất trong số các nước thuốc mạng lưới giám sát
các căn nguyên của kháng thuốc ở châu Á (ANSORP)[13]. Mặc dù khó đánh
giá một cách chính xác về tình hình kháng kháng sinh, tuy nhiên vấn đề này
đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đối với ngành y tế và kinh tế Việt
Nam. Trước tình hình đó Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách cũng như
tham gia vào các chương trình dự án của thế giới nhằm mục tiêu làm thế nào
để sử dụng kháng sinh một cách hợp lý.
Theo nghiên cứu 80.175 đơn thuốc điều trị ngoại trú của Bệnh viện
Bạch Mai năm 2013; Số đơn thuốc sử dụng từ 1- 5 thuốc chiếm 89,93%, Tỷ lệ
dùng kháng sinh là 29%. Kháng sinh nhóm β-lactam được sử dụng phổ biến
nhất (44,98%). Trong số đó Cephalosporin thế hệ 3 (57,02%), nhóm macrolid
(20%), nhóm quinolon là 14,01%. Sử dụng kết hợp kháng sinh 37,06%. Trong
đó, sử dụng kết hợp 2 kháng sinh là chủ yếu (94,2%), Phần lớn kháng sinh sử
dụng bằng đường uống (88,32%) .
Theo nghiên cứu “Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh
viện C tỉnh Thái Nguyên” năm 2015 [9] của Hoàng Thị Kim Dung cho thấy:
Kháng sinh được sử dụng với số lượng nhỏ (1,9%) nhưng chiếm tỷ lệ giá trị
lớn (35,4%). Nhóm kháng sinh beta lactam được sử dụng nhiều nhất, chiếm

96,72% giá trị sử dụng của kháng sinh. Tỷ lệ kháng sinh đường tiêm (67,6%)
cao gấp đôi so với kháng sinh đường uống trong tổng số kháng sinh được kê
đơn. Thời gian bệnh nhân được sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú trung
bình là 7,05 ngày .
Nghiên cứu “Phân tích một số chỉ báo trong sử dụng kháng sinh tại
khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện trung ương quân đội 108” năm 2011[12]của Lê
Thị Hưởng tiến hành với 250 bệnh án rút từ 1.890 bệnh án có sử dụng kháng

14


sinh của bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Ngoại tiêu hóa 01/10/201031/12/2010 cho thấy: Nhóm beta lactam được sử dụng nhiều nhất, chiếm
75,22% kinh phí sử dụng thuốc toàn khoa. Số kháng sinh trung bình trong
phác đồ điều trị là 2,1 kháng sinh. Số ngày điều trị kháng sinh trung bình là
4,9 ngày. Tỷ lệ kháng sinh đồ được làm là 0,8% .
1.3. Quy định sử dụng thuốc tại Bệnh Viện
1.3.1. Kê đơn nội trú trong quá trình sử dụng thuốc
Là việc quyết định thuốc nào là cần thiết cho bệnh nhân, liều bao nhiêu,
liều bao nhiêu và quá trình điều trị là bao lâu. Đối với bệnh nhân nội trú thì
thuốc được kê trong bệnh án, đối với bệnh nhân ngoại trú thì thuốc được kê
vào đơn thuốc. Việc kê đơn phải thực hiện theo quy chế kê đơn của BYT dựa
trên các nguyên tắc sau:
- Khi thấy thật cần thiết phải sử dụng đến thuốc
- Kê những thuốc tối thiểu cần thiết, có đầy đủ thông tin
- Chọn thuốc điều trị đúng bệnh cho từng người cụ thể
- Liều thuốc hợp lý
- Chỉ định dùng thuốc đúng lúc
- Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái người bệnh
- Hạn chế, thận trọng trong điều trị phối hợp với nhiều thuốc hoặc hỗn
hợp nhiều thành phần

- Thận trọng với các phản ứng phụ, tác dụng không mong muốn của
thuốc
- Chọn thuốc hiệu quả cao, chi phí thấp [2].
1.3.2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
• Lựa chọn kháng sinh và liều lượng:

+ Lựa chọn kháng sinh dựa trên hai yếu tố người bệnh và đối tượng

15


gây bệnh.Yếu tố người bệnh bao gồm tuổi, tiền sử, tình trạng có thai, cho
con bú… Yếu tố vi khuẩn bao gồm loại vi khuẩn và độ nhạy của vi khuẩn
đối với kháng sinh.
+ Liều kháng sinh: Phụ thuộc yếu tố người bệnh như trẻ em, người
già, chức năng gan thận [4].
• Sử dụng kháng sinh dự phòng

+ Chỉ định dùng kháng sinh dự phòng
Kháng sinh dự phòng phẫu thuật được chỉ định cho tất cả các trường
hợp thuộc loại sạch nhiễm.
Đối với phẫu thuật thuộc loại nhiễm và bẩn: kháng sinh đóng vai trò
điều trị, kháng sinh không ngăn ngừa nhiễm khuẩn mà ngăn ngừa nhiễm
khuẩn đã có phát triển.
+ Lựa chọn loại kháng sinh dự phòng
Kháng sinh có phổ tác dụng trên chủng vi khuẩn thường gây nhiễm
khuẩn tại vết mổ cũng như tình trạng kháng kháng sinh tại địa phương.
Kháng sinh ít hoặc không gây tác dụng phụ. Chi phí cho kháng sinh phẫu
thuật phải ít hơn chi phí cho kháng sinh điều trị.
+ Liều kháng sinh dự phòng:

Liều kháng sinh dự phòng tương đương với liều điều trị mạnh nhất
của kháng sinh đó[4]. Theo hướng dẫn thực hành lâm sàng sử dụng kháng
sinh phẫu thuật của Hiệp hội dược sĩ Mỹ thì cần phải lưu ý điều chỉnh liều
đối với bệnh nhân béo phì[20].
• Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm

Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi
khuẩn học do không có điều kiện nuôi cấy hoặc nuôi cấy không có kết quả
nhưng có bằng chứng rõ ràng về nhiễm khuẩn.
Lưu ý lựa chọn kháng sinh phổ hẹp nhất nhưng gần với vi khuẩn

16


hoặc tác nhân gây bệnh. Thường xuyên cập nhật độ nhạy của vi khuẩn trong
khu vực[4].
Nếu không có bằng chứng về vi khuẩn sau 48 giờ điều trị, cần
đánh giá lại lâm sàng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng kháng sinh.
• Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng về vi khuẩn học

Theo hướng dẫn kê đơn kháng sinh của Cơ quan thuốc và sức
khỏe Đan Mạch, việc lấy mẫu vi sinh được khuyến cáo trước khi bắt đầu
sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân[22].
Khi có bằng chứng rõ ràng về vi khuẩn và kết quả của kháng sinh đồ,
kháng sinh được lựa chọn là kháng sinh có hiệu quả cao nhất với độc tính
thấp nhất và có phổ tác dụng hẹp nhất gần với các tác nhân gây bệnh được
phát hiện. Ưu tiên sử dụng kháng sinh đơn độc. Việc phối hợp kháng sinh
chỉ cần thiết nếu chứng minh được nhiễm nhiều loại vi khuẩn cần phối hợp
kháng sinh mới đủ phổ tác dụng, hoặc vi khuẩn kháng thuốc, hoặc điều trị
kéo dài cần phối hợp kháng sinh để giảm kháng thuốc[21].

• Lựa chọn đường đưa thuốc

Đường uống được ưu tiên vì tính an toàn, tiện dụng và giá thành rẻ. Chỉ
dùng đường tiêm khi khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa bị ảnh hưởng,
hoặc cần đạt nồng độ thuốc trong máu cao mà đường uống không đạt
được, nhiễm khuẩn trầm trọng, diễn biến nhanh. Tuy nhiên cần xem xét
chuyển đường uống ngay khi có thể [22].
• Độ dài đợt điều trị

Độ dài điều trị phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm
khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Thông thường đợt điều trị thường từ
7-10 ngày. Đối với một số kháng sinh có thời gian bán thải dài thì đợt điều
trị có thể từ 3 - 5 ngày [4]. Không nên sử dụng kháng sinh kéo dài làm tăng
tính kháng thuốc, tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn và chi

17


phí cho người bệnh [22].
• Lưu ý tác dụng không mong muốn và độc tính khi sử dụng kháng sinh

Tất cả các kháng sinh đều có những tác dụng không mong muốn nhất
định, do đó cần cân nhắc trước khi kê đơn. Các phản ứng quá mẫn đều liên
quan đến tiền sử dị ứng của người bệnh do đó cần khai thác tiền sử dị ứng và
tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân trước khi chỉ định. Lưu ý điều chỉnh liều
đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận khi cần thiết [22].
• Phối hợp kháng sinh hợp lý

Mục đích của việc phối hợp kháng sinh là để tăng tác dụng lên các
chủng đề kháng mạnh, giảm khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo những

chủng vi khuẩn đề kháng, nới rộng phổ tác dụng của kháng sinh[4].
• Dự phòng kháng sinh hợp lý

Dự phòng kháng sinh là dùng kháng sinh để dự phòng ngăn ngừa
nhiễm khuẩn hoặc ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát. Trong điều trị nội khoa
nên sử dụng kháng sinh dự phòng khi có các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn[4].
Bảng 1.3: Nguyên tắc MINDME trong sử dụng kháng sinh[22]
M
I
N
D

Microbiology guides wherever
possible
Indication should be evidencebased
Narrowest spectrum required
Dosage appropriate to the site
andtype of infection

M

Minimum duration of therapy

E

Ensure monotherapy in
most situation

Theo chỉ dẫn vi khuẩn học bất kỳ
khi

nào có thể
Chỉ định phải căn cứ trên bằng
chứng
Lựa chọn phổ hẹp nhất cần thiết
Liều lượng phù hợp với loại nhiễm
khuẩn và vị trí nhiễm khuẩn
Thời gian điều trị tối thiểu cho
hiệu quả
Bảo đảm đơn trị liệu trong hầu hết
các trường hợp

1.3.3. Các chỉ số đánh giá về sử dụng kháng sinh
Dựa trên bộ chỉ số đánh giá sử dụng thuốc của Tổ chức y tế Thế giới,

18


nhằm đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, cơ quan phát triển
quốc tế và tổ chức quản lý sức khỏe trong hệ thống dược phẩm của Mỹ đã đưa
ra bộ chỉ số về sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Bộ chỉ số này bao gồm 17
chỉ số, trong đó 5 chỉ số liên quan đến bệnh viện, 9 chỉ số liên quan đến kê
đơn, 2 chỉ số liên quan đến chăm sóc bệnh nhân và 1 chỉ số liên quan đến
kháng sinh đồ.Tài liệu cung cấp công cụ cho Hội đồng thuốc và điều trị, các
nhà quản lý tại các nước điều tra xác định vấn đề trong sử dụng kháng sinh tại
địa phương mình[25] . Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh viện, các nhà
nghiên cứu, quản lý có thể quản lý lựa chọn các chỉ số phù hợp để tiến hành
đánh giá.
Các chỉ số liên quan đến kê đơn
* Tỷ lệ % các bệnh nhân nằm viện được kê đơn một hoặc nhiều kháng
sinh

* Số lượng trung bình thuốc kháng sinh được kê cho một bệnh nhân
điều trị nội trú
* Số ngày trung bình bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh
*Tỷ lệ % bệnh nhân viêm phổi được kê đơn kháng sinh theo hướng dẫn
điều trị chuẩn.
Các chỉ số chăm sóc bệnh nhân
* Tỷ lệ liều kháng sinh được kê đơn theo đúng quy định
* Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh
Đồng thời theo “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh
trong bệnh viện “ của BYT, các chỉ số đánh giá sử dụng kháng sinh bao gồm :
* Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh
* Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn 1 kháng sinh
* Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh phối hợp
* Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh đường tiêm

19


* Số lượng, tỷ lệ % ngừng kháng sinh, chuyển kháng sinh từ đường
tiêm sang kháng sinh đường uống trong những trường hợp có thể [5].
1.4. Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X (ICD-10)
Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin
y tế, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Qua
nhiều lần hội nghị, cải biên, đã chính thức xuất bản Bảng phân loại quốc tế
bệnh tật lần thứ X vào năm 1992. Toàn bộ danh mục được xếp thành hai mươi
hai chương bệnh, ký hiệu từ I đến XXII theo các nhóm bệnh [3]:

20



Bảng 1.4: Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD-10

A00-B99
C00-D48

D50- D98

E00-E90
F00-F99
G00-G99
H00-H59
H60-H95
I00-I99
J00-J99
K00-K93
L00-L99
M00-M99
N00-N99
O00-O99

Tên tiếng việt
Tên tiếng anh
Chương I Bệnh nhiễm Chapter I Certain infectious and
trùng và ký sinh trùng
parasistic diseases
Chương II Bướu tân sinh
Chapter II Neoplasms
Chapter III Diseases of seases
Chương III Bệnh của máu,
of the Blood and Bloodcơ quan tạo máu và các rối

Forming organs and disorders
loạn liên quan đến cơ chế
involving
the
Immune
miễn dịch
mechanism
Chapter
IV
Endocrine,
Chương IV Bệnh nội tiết,
Nutritional
and
metabolic
dinh dưỡng và chuyển hoá
diseases
Chương V Rối loạn tâm Chapter
V
Mental
and
thần và hành vi
behavioural disorders
Chương VI Bệnh hệ thần Chapter VI Diseases of the
kinh
nervous system
Chương VII Bệnh về mắt Chapter VII Diseases of the eye
và phần phụ
and adnexa
Chapter VIII Diseases of the
Chương VIII Bệnh của tai

ear
và xương chũm
and mastoid process
Chương IX Bệnh tuần Chapter IX Diseases of the
hoàn
circulatory system
Chapter X Diseases of the
Chương X Bệnh hệ hô hấp
respiratory system
Chapter XI Diseases of the
Chương XI Bệnh tiêu hoá
digestive system
Chương XII Bệnh da và Chapter XII Diseases of skin
mô dưới da
and subcutaneous tissue
Chương XIII Bệnh của hệ Chapter XIII Diseases of the
cơ xương khớp và mô liên musculoskeletal system and
kết
connective tissue
Chương XIV Bệnh hệ sinh Chapter XIV Diseases of the
dục – tiết niệu
genitourinary system
Chương XV Thai nghén, Chapter
XV
Pregnancy,
sinh đẻ và hậu sản
childbirth and the puerperium

21



P00-P96

Q00-Q99

R00-R99

S00-S98

V01-Y98

Z00-Z99

U01- U99

Chương XVI Một số bệnh
lý xuất phát trong thời kỳ
chu sinh
Chương XVII Dị tật bẩm
sinh, biến dạng và bất
thường về nhiễm sắc thể
Chương XVIII Các triệu
chứng, dấu hiệu và những
biểu hiện lâm sàng bất
thường, không phân loại ở
phần khác
Chương XIX Vết thương,
ngộ độc và hậu quả của
một số nguyên nhân bên
ngoài

Chương XX Các nguyên
nhân ngoại sinh của bệnh
và tử vong
Chương XXI Các yếu tố
ảnh hưởng đến tình trạng
sức khoẻ và tiếp xúc dịch
vụ y tế
Chương XXII Mã phục vụ
những mục đích đặc biệt

Chapter XVI Certain conditions
originating in the perinatal
period
Chapter
XVII
Congenital
malformations, deformations
and chromosomal abnormalities
Chapter XVIII Symtoms, signs
and abnormal clinical and
laboratory
findings,
not
elsewhere classified
Chapter XIX Injury, poisoning
and certain other consequences
of external causes
Chapter XX External causes of
morbidity and mortality
Chapter XXI Factor influencing

health status and contact with
health services
Chapter XXII Codes for special
Purposes

- Bộ mã ICD-10 gồm 04 ký tự:
+ Ký tự thứ nhất (Chữ cái):

Mã hóa chương bệnh

+ Ký tự thứ hai (Số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh
+ Ký tự thứ ba (Số thứ hai):

Mã hóa tên bệnh

+ Ký tự thứ tư (Số thứ ba):

Mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên

nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của nó.

22


1.5. Vài nét về cơ sở nghiên cứu
1.5.1. Giới thiệu chung về Bệnh Viện
Bệnh viện đa khoa huyện Ea Kar là bênh viện hạng III trực thuộc SYT
tỉnh Đăk Lăk. Trụ sở tại khối 2A, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar. Bệnh viện
hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ của bệnh viện hạng III, khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân tại huyện cùng các khu vực vùng

miền núi lân cận.
Bệnh viện có 3 phòng chức năng, 1 khoa cận lâm sàng, 6 khoa lâm
sàng với biên chế 105 nhân viên và 120 giường bệnh kế hoạch.
Hàng năm, bệnh viện tiếp nhận khám bệnh cho khoảng 4.000 lượt bệnh
nhân điều trị ngoại trú và điều trị nội trú . Hiện tại, bệnh viện đã và đang
không ngừng từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng
với nhu cầu khám chữa bệnh ngày một tăng của người dân.
1.5.2. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện
Bệnh viện đa khoa huyện Ea Kar thực hiện KCB theo hướng dẫn
điều trị của BYT. Hằng năm tổ chức họp hội đồng thuốc và điều trị theo định
kỳ 02 tháng 01 lần hoặc họp đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc và xây dựng
bộ hướng dẫn điều trị riêng cho từng khoa điều trị.
Trong hướng dẫn điều trị, kháng sinh là nhóm thuốc đóng vai trò
quan trọng trong hầu hết các bệnh lý có yếu tố nhiễm khuẩn. Do vậy, bệnh
viện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn sử dụng thuốc cho các cán bộ y
tế để nâng cao khả năng sử dụng thuốc và phổ biến những thông tin cập nhật
về quy chế kê đơn phù hợp với những hướng dẫn của ngành y tế. Tuy
nhiên, do điều kiện hiện tại, bệnh viện chưa trang bị được phòng vi sinh để
triển khai thực hiện kháng sinh đồ. Do vậy, việc kê đơn kháng sinh hiện tại ở

23


bệnh viện tồn tại nhiều bất cập cần được đánh giá và khảo sát để có những
biện pháp kiểm soát phù hợp, đặc biệt là trong công tác điều trị nội trú.
Nhằm đáp ứng cập nhật thông tin về thực trạng sử dụng thuốc trong
điều trị nội trú tại bệnh viện trong năm 2017, tôi hy vọng đề tài này sẽ
giúp ích phần nào cho hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện trong việc
nâng cao sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý và hiệu quả hơn


24


1.5.3. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Huyện Ea Kar

25


×