Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thực trạng vệ sinh trường học và kiến thức thực hành của cô giáo, bà mẹ về chăm sóc trẻ tại ba trường mầm non huyện quảng xương tỉnh thanh hóa, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
----------

LÊ THỊ HÀ PHƯƠNG

THỰC TRẠNG VỆ SINH TRƯỜNG HỌC VÀ KIẾN THỨC
THỰC HÀNH CỦA CÔ GIÁO, BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ
TẠI BA TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
TỈNH THANH HÓA NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

THÁI BÌNH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH
----------

LÊ THỊ HÀ PHƯƠNG

THỰC TRẠNG VỆ SINH TRƯỜNG HỌC VÀ KIẾN THỨC
THỰC HÀNH CỦA CÔ GIÁO, BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ
TẠI BA TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẢNG XƯƠNG


TỈNH THANH HÓA NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8 72 07 01
Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Ngơ Thị Nhu
2. TS. Nguyễn Thị Hiên

THÁI BÌNH -2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu, Khoa Y
tế công cộng, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái
Bình đã tạo điều kiện tốt nhất để tơi học tập và hồn thành luận văn cao học
của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Ngô Thị Nhu và
TS.Nguyễn Thị Hiên đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế dự
phòng, huyện Quảng Xương, Ban giám hiệu các trường mầm non: xã Quảng
Phong, xã Quảng Tân và trường mầm non thị trấn Quảng Xương đã tạo mọi điều
kiện để tôi triển khai đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn ân tình nhất tới gia đình, người thân, bạn
bè của tôi là nguồn động viên lớn giúp tơi hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Lê Thị Hà Phương



DANH MỤC VIẾT TẮT
ATTP

An toàn thực phẩm

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDMN

Giáo dục mầm non

SDD

Suy dinh dưỡng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TCM

Tay chân miệng

YTTH


Y tế trường học

UNICEF
WHO

United Nations Childrens Fun (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Một số khái niệm và yêu cầu đối với trường mầm non

3

1.1.1. Một số khái niệm về trường mầm non

3

1.1.2. Vai trò của trường mầm non

3


1.1.3. Yêu cầu chung về trường mầm non

4

1.1.4. u cầu về vệ sinh phịng ni dạy trẻ

4

1.1.5. Yêu cầu về các trang thiết bị cho chăm sóc trẻ

6

1.2. Thực trạng các trường mầm non và sức khỏe lứa tuổi mẫu giáo

7

1.3. Thực trạng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

9

1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về điều kiện vệ sinh, kiến
thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và các cô giáo

11

1.4.1. Trên thế giới

11


1.4.2. Tại Việt Nam

13

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu

20

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

20

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

21

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

22

2.2. Phương pháp nghiên cứu

22

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu


22

2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu

22

2.2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu

24

2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin, kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

25

2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá

26

2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu

27


2.2.7. Biện pháp khống chế sai số

27

2.2.8. Đạo đức nghiên cứu

27


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

29

3.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh của 3 trường
mầm non được nghiên cứu

29

3.2. Kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ của bà mẹ, cơ giáo tại địa bàn
nghiên cứu

34

3.2.1. Kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ của bà mẹ

34

3.2.2. Kiến thức, thực hành của cô giáo về chăm sóc trẻ tại trường học

42

Chương 4: BÀN LUẬN

48

4.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh của 3 trường
mầm non được nghiên cứu


48

4.2. Kiến thức, thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trẻ em

56

4.3. Kiến thức, thực hành của cơ giáo về chăm sóc trẻ tại trường mầm non

62

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Địa điểm xây dựng trường mầm non

29

Bảng 3.2.

Quy hoạch xây dựng trường

29

Bảng 3.3.


Cung cấp nước truong trường học

30

Bảng 3.4.

Các cơng trình vệ sinh nhà trường

30

Bảng 3.5.

Các dụng cụ vệ sinh phục vụ cơng tác chăm sóc trẻ

31

Bảng 3.6.

Thực trang phòng y tế

31

Bảng 3.7.

Thực trạng nhà bếp trường mầm non

32

Bảng 3.8.


Thực trạng phòng học trường mầm non

32

Bảng 3.9.

Trang thiết bị phòng học

33

Bảng 3.10.

Trang thiết bị học tập trong phòng học

33

Bảng 3.11.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

34

Bảng 3.12.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn

35

Bảng 3.13.


Lý do hài lòng của các bà mẹ về nhà trường

36

Bảng 3.14.

Kiến thức của bà mẹ về các nội dung trẻ cần được chăm sóc
tại trường mầm non

36

Bảng 3.15.

Kiến thức của bà mẹ về chế độ ăn uống cho trẻ

37

Bảng 3.16.

Kiến thức của bà mẹ về yêu cầu cần thiết khi xin học cho con
vào trường mầm non

37

Bảng 3.17.

Kiến thức của bà mẹ về các bệnh dễ mắc ở trẻ

38


Bảng 3.18.

Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh cho trẻ

39

Bảng 3.19.

Tỷ lệ trẻ mắc một số bệnh thông thường trong 1 tháng qua

39

Bảng 3.20.

Thực hành của bà mẹ khi trẻ bị ốm

40

Bảng 3.21.

Thực hành của bà mẹ khi theo dõi sự phát triển của con

41

Bảng 3.22.

Nhận định của bà mẹ về sự phát triển của con mình

42


Bảng 3.23.

Vị trí cơng việc của cơ giáo

43

Bảng 3.24.

Thâm niên cơng tác của cô giáo

43

Bảng 3.25.

Kiến thức của cô giáo về yêu cầu khi nhận trẻ vào trường

44


Bảng 3.26.

Kiến thức của cô giáo về các nội dung chăm sóc trẻ ở trường
mầm non

44

Bảng 3.27.

Kiến thức của cơ giáo về tiêu chuẩn của cô giáo trường mầm

non

45

Bảng 3.28.

Thực hành của cô giáo về theo dõi sức khỏe của trẻ

45

Bảng 3.29.

Thực hành của cô giáo về xử lý trẻ bị ốm

46

Bảng 3.30.

Thái độ và những việc hàng ngày của cô giáo với trẻ

47

Bảng 3.31

Mong muốn của cô giáo về cơng việc của mình

47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Phân bố các bà mẹ theo trường

34

Biểu đồ 3.2.

Sự hài lòng của bà mẹ về chăm sóc trẻ tại trường

35

Biều đồ 3.3.

Tỷ lệ bà mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ

41

Biểu đồ 3.4.

Trình độ học vấn của cô giáo

42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là những mầm ươm, chủ nhân tương lai của đất nước. Ở Việt
Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là

nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo nguồn nhân lực cho
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [2]. Chính vì vậy việc chăm
sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ em là việc rất quan trọng.
Giáo dục mầm non là một phần trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục mầm non thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng
đến 6 tuổi, tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng
cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trong giai đoạn lứa
tuổi mầm non, ở trẻ xuất hiện những khả năng nhất định mang tính nền tảng
cho những năng lực cao hơn sau này. Nếu những khả năng nền tảng đó bị bỏ
qua hoặc liên tục khơng được ni dưỡng thì trẻ khơng được chuẩn bị tốt cho
những bước phát triển về sau như khả năng nghe nhìn, phát triển ngơn ngữ,
nhận thức. Có thể nói những năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng
nhất của đời người, đặc biệt là giai đoạn não bộ phát triển và hoàn thiện. Đây
cũng là thời kỳ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dinh dưỡng, sức khỏe và có tác
động lớn nhất đến khả năng nhận thức, học tập, tính cách và các kỹ năng của
con người [39].
Tuy nhiên, xã hội hiện nay ngày càng phát triển, nhu cầu gửi trẻ tới
các trường mầm non càng gia tăng, nhiều trường mầm non không thể nhận
thêm trẻ vì quá tải, mặc dù nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh còn rất nhiều, đặc
biệt tại các địa phương có khu, cụm cơng nghiệp, địa bàn tập trung đơng dân
cư. Điều này dẫn đến, các trường chịu nhiều áp lực về cơ sở vật chất, thiếu
giáo viên, đồ dùng dạy học và đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ.


2

Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe trường
học, nhưng những nghiên cứu trong lĩnh vực mầm non chưa có nhiều và đặc
biệt là đối với một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa là huyện Quảng Xương,

huyện tập trung các khu công nghiệp lớn như phía Bắc là khu cơng nghiệp Lễ
Mơn, phía Nam là khu công nghiệp động lực Nghi Sơn - Tĩnh Gia. Huyện
Quảng Xương nằm trên trục quốc lộ 1A, quốc lộ 45, 47, tỉnh lộ số 4, phía
Nam thành phố Thanh Hố, là huyện đồng bằng ven biển. Để có những đề
xuất góp phần cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và việc chăm sóc sức khỏe
đối với trẻ trong các trường mầm non ở huyện, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Thực trạng vệ sinh trường học và kiến thức, thực hành của cô
giáo, bà mẹ về chăm sóc trẻ tại ba trường mầm non huyện Quảng Xương,
tỉnh Thanh Hóa năm 2018” với mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện vệ sinh tại
3 trường mầm non huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
2. Kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ của cơ giáo, bà mẹ tại địa bàn
nghiên cứu.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm và yêu cầu đối với trường mầm non
1.1.1. Một số khái niệm về trường mầm non
Trường mầm non là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non.
Trường mầm non có chức năng thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3
tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Trường mầm non bao gồm các nhóm trẻ
của nhà trẻ và các lớp mẫu giáo:
- Từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi là tuổi nhà trẻ
- Từ 37 tháng đến 72 tháng tuổi là tuổi mẫu giáo
Mỗi lứa tuổi có những yêu cầu vệ sinh về chế độ ăn uống, sinh hoạt và

dụng cụ phục vụ cho trẻ khác nhau [4].
1.1.2. Vai trò của trường mầm non
Trường mầm non là cơ sở giáo dục rất quan trọng đối với mỗi gia đình
trẻ cũng như tồn xã hội. Trường là nơi hàng ngày cha mẹ gửi con em đến
sinh hoạt và học tập. Trong suốt thời gian này trẻ được các cô giáo chăm sóc
về sức khỏe và tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn luyện về nề nếp
một các nhịp nhàng, phù hợp, đảm bảo theo đúng chương trình GDMN của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quy định. Trẻ đến trường mầm non
được phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức, kỹ năng giao tiếp và hiểu
biết chung, sự trưởng thành tình cảm, năng lực xã hội, sức khỏe và thể chất.
Đối với trẻ thì ngồi gia đình thì cơ giáo mầm non có thể xem như một
“người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin, học hỏi được nhiều điều và
giáo dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ trong môi trường trường lớp. Chính
vì vậy mà người làm giáo viên mầm non có vai trị vơ cùng quan trọng trong


4

việc giáo dục ra một thế hệ “mầm non” tương lai cho đất nước. Chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường phát huy tầm ảnh
hưởng của mình đến với các phụ huynh và xã hội. Vì vậy, nâng cao chất
lượng chăm sóc ni dạy trẻ phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các cơ
sở giáo dục mầm non [1], [3].
1.1.3. Yêu cầu chung về trường mầm non
Theo Quy định của Chính phủ trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà
trẻ phải được:
- Đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em
đến trường, bảo đảm các quy định về an tồn và vệ sinh mơi trường.
- Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực
thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại

thành, nơng thơn khơng q 1km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn khơng q 2km.
- Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây
dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất
bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực đồng bằng, trung du;
8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.
- Khn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với
bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng
rào, cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo
quy định [9], [39].
1.1.4. Yêu cầu về vệ sinh phịng ni dạy trẻ [1]
Các cơng trình phải đảm bảo đúng quy định về tiêu chuẩn thiết kế và
các quy định về vệ sinh trường mầm non hiện hành. Các phịng ni dạy trẻ
được xây dựng tương ứng với số nhóm, lớp theo các độ tuổi của nhà trường,


5

nhà trẻ, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phịng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em riêng. Phịng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm:
- Phịng sinh hoạt chung: Đảm bảo 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ, đủ ánh sáng
tự nhiên và thoáng, nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ. Có thể
sử dụng phịng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng sinh
hoạt chung được trang bị bàn, ghế cho trẻ và giáo viên đúng quy cách và đủ
cho số trẻ trong lớp, hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu.
- Phòng ngủ: Đảm bảo 1,2 - 1,5m2 cho một trẻ, yên tĩnh, thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đơng. Phịng ngủ bao gồm các thiết bị như: Giường,
phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tùy theo khí hậu từng miền. Hệ thống
tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ.
- Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 - 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo

có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề
với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát. Phịng vệ
sinh có các thiết bị sau:
+ Đối với trẻ nhà trẻ: vòi nước rửa tay, ghế ngồi bơ, có thể bố trí máng
tiểu, bệ xí cho trẻ 24 - 36 tháng, vịi tắm, bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.
+ Đối với trẻ mẫu giáo: vòi nước rửa tay, chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ
em trai và trẻ em gái, vịi tắm, bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.
- Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng khơng dưới
2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng
cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,1m.
- Nhà bếp: Đảm bảo 0,3 - 0,35m2 cho một trẻ. Bao gồm có khu sơ chế,
khu nấu ăn, khu chia thức ăn. Nhà bếp có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn
bán trú tại trường, dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an tồn thực
phẩm. Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú. Có đủ nước sử


6

dụng, chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định. Đảm bảo việc xử lí
các chất thải đúng quy định và yêu cầu phòng chống cháy nổ [39].
1.1.5. Yêu cầu về trang thiết bị trường mầm non
* Quy định về kích thước bàn - ghế của lớp mẫu giáo
Bàn ghế lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo phải phù hợp với tuổi của trẻ. Sau
đây là quy định kích thước bàn ghế cho trẻ theo chiều cao và lứa tuổi [38].
Kích thước bàn (cm)
Chiều cao trẻ
Cao

Trước sau


Dài/1 chỗ ngồi

85-94

41

40

40

95-99

43

40

40

100-101

47

40

40

Chiều cao
trẻ

Kích thước ghế (cm)

Chiều cao Chiều sâu Chiều rộng

Tay tựa

Tựa lưng

85-94

22

20

26

0

22

94-99

24

21

26

0

24


100-101

27

23

28

0

26

* Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo và lớp mầm non [6], [39].
- Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ ngồi (đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi): 1
bàn và 2 ghế/2 trẻ; 1 bàn, 1 ghế và 1 bảng cho giáo viên; kệ để đồ dùng, đồ
chơi; thùng đựng nước uống, nước sinh hoạt. Nếu lớp bán trú, có ván hoặc
giường nằm, chăn, gối, màn, quạt phục vụ trẻ ngủ.
- Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ bao gồm: đồ chơi, đồ dùng và tài liệu
cho hoạt động chơi và học có chủ đích.


7

- Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ.
- Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: bộ tài liệu hướng
dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; sổ theo dõi trẻ; sổ ghi chép tổ
chức các hoạt động giáo dục của trẻ trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến
thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
Căn cứ vào mỗi lứa tuổi (mẫu giáo, mầm non) của trẻ trong lớp để có
trang bị phù hợp cho lớp.

1.2. Thực trạng các trường mầm non và sức khỏe lứa tuổi mẫu giáo
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển giáo dục mầm non. Với những chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phổ cập giáo dục mầm non trẻ
5 tuổi và sự chỉ đạo quyết liệt của các ngành học từ Trung ương đến địa
phương cùng với sự ủng hộ của các ban ngành có liên quan, cộng đồng xã
hội, đến nay (năm học 2016-2017), 63/63 tỉnh thành phố trong cả nước đã
hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi [5]. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi huy động
ra lớp đạt 99,8%. Tất cả trẻ được chuẩn bị về thể chất, thẩm mỹ, ngơn ngữ,
nhận thức, tình cảm và kỹ năng xã hội, sẵn sàng vào lớp 1. Triển khai có hiệu
quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; đổi mới
phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; quan tâm xây dựng
môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm; thực hiện
tốt tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số, giúp các em sẵn
sàng vào lớp 1 tại trường tiểu học. Quy mô mạng lưới trường lớp phát triển
(năm học 2016-2017 cả nước tăng 354 trường, 11.318 nhóm lớp), cơng tác
đầu tư phát triển trường lớp mầm non khu công nghiệp được quan tâm; giáo
dục mầm non ngồi cơng lập phát triển (277/354 trường tăng trong năm học).
Số lượng, tỉ lệ trẻ đến trường các độ tuổi đều tăng và vượt kế hoạch đề ra


8

trong năm học. Tỷ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục 2 buổi/ ngày và bán trú tăng
(87% trẻ được chăm sóc bán trú); tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) giảm so với
đầu năm học [1], [37].
Đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng, chất lượng từng bước được
nâng cao thông qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng dưới nhiều hình thức. Có
nhiều tấm gương giáo viên mầm non hết lịng thương u chăm sóc trẻ được
ngành tun dương, nhân dân ghi nhận.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục mầm non hiện nay đang
đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Thực tế hiện nay, quy mơ phát triển
giáo dục mầm non chưa đồng đều giữa các vùng miền, cơ hội đến trường của
trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế; chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ ở vùng nơng thơn, vùng khó khăn còn thấp và còn chênh lệch
đáng kể giữa các vùng miền trong cả nước; những khó khăn, bất cập trong
quy hoạch mạng lưới, chính sách phát triển giáo dục mầm non, các điều kiện
đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non và các yêu cầu về nguồn lực, đặc biệt
trong phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi [3], [12].
Ở một số nơi, GDMN còn thiếu cơ sở vật chất, trường lớp không đủ,
mới chỉ ưu tiên phổ cập cho trẻ 5 tuổi, hoặc trường lớp không đảm bảo điều
kiện làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ở một số khu đô thị, khu cơng
nghiệp, tình trạng thiếu các cơ sở giáo dục mầm non, người lao động phải gửi
con trong các nhóm trẻ tự phát, khơng đảm bảo an tồn cho trẻ… Một số nơi
vùng núi cao, vùng sông nước (như đồng bằng sông Cửu Long), vùng dân cư ở
không tập trung vẫn tồn tại nhiều điểm trường lẻ, khó khăn trong việc đầu tư
nguồn lực, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tình trạng thiếu phịng
học chậm được khắc phục; vẫn cịn phịng học tạm, học nhờ, cơng trình vệ
sinh, nước sạch, bếp ăn ở nhiều nơi còn thiếu thốn [30].


9

Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục, tỷ lệ giáo
viên/lớp còn thấp; đội ngũ giáo viên mầm non không ổn định. Theo Báo cáo
Tổng kết năm học 2016-2017, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018
của giáo dục mầm non của Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) số lượng
giáo viên nói riêng và cả cán bộ quản lý, nhân viên bậc giáo dục mầm non
tăng nhanh so với năm học trước. Tồn ngành hiện có có 500.327 cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên (tăng 36.374 người). Trong đó, có 38.382 cán

bộ quản lý (tăng 1.021 người); 344.994 giáo viên (tăng 26.661 người);
116.951 nhân viên (tăng 8.692 người). Tỷ lệ cán bộ quản lý, nhân viên, giáo
viên trong biên chế 55,5%, giảm 2,2% so với năm trước; tỷ lệ giáo viên/lớp
đạt 1,8 (tăng 0,04%). Trong đó, cán bộ quản lý có trình độ đào tạo đạt chuẩn
trở lên 99,8% (tăng 0,3%), trong đó, trên chuẩn 93,1% (tăng 1,0%); giáo
viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên 98,7% (tăng 0,4%), trên chuẩn đạt
64,7%, (tăng 2,5%) so với năm học trước. Như vậy, riêng trong năm học
2016-2017, cả nước tăng đến hơn 26 nghìn giáo viên mầm non. Số lượng
giáo viên tăng nhanh và mạnh nhưng đến hiện tại tình trạng thiếu giáo viên
bậc mầm non vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở một
số địa phương còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu (An Giang: 1,28, Sơn La:
1,31, Hà Giang 1,32, Lai Châu: 1,34, Hưng Yên: 1,35, Gia Lai 1,38).
Nguyên nhân lượng giáo viên mầm non tăng mạnh là do quy mô trường lớp
mầm non tăng. Năm học 2016-2017 cả nước tăng 354 trường và 11.318
nhóm, lớp; trong đó tăng nhiều là nhóm trường mầm non ngồi cơng lập
(277/354 trường). Cơng tác y tế trường học còn nhiều bất cập, chưa có đủ
biên chế, hoặc chỉ là kiêm nhiệm [10], [11].
1.3. Thực trạng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non. Các cấp ủy đảng, chính


10

quyền và nhân dân các địa phương trong tỉnh đã quan tâm xây dựng đội ngũ
nhà giáo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị
dạy học, tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ.
GDMN tỉnh Thanh Hóa đã duy trì ổn định, giữ vững quy mơ mạng lưới
trường lớp.
Năm học 2017-2018, tồn tỉnh có 652 trường mầm non cơng lập với

2.856 nhóm trẻ, 36.387 cháu nhà trẻ và 7.010 lớp với 186.483 cháu mẫu giáo;
tỷ lệ huy động các cháu nhà trẻ ra lớp trong toàn tỉnh đạt 26,2%, mẫu giáo 3-5
tuổi đạt 95,4%, mẫu giáo 5 tuổi đạt 99%. Ngồi ra, cịn có 21 trường mầm
non ngồi cơng lập với gần 1.300 cháu nhà trẻ và trên 5.240 cháu mẫu giáo.
Trong tổng số 652 trường mầm non cơng lập, hiện mới có 3.842 phịng học
kiên cố, đạt tỷ lệ 72,5%, 1.075 phòng học bán kiên cố, chiếm 14,5%, 966
phòng học tạm tranh tre nứa, chiếm 13% và 483 phòng học mượn, chiếm 6%.
Như vậy, so với nhu cầu, tồn tỉnh cịn thiếu 1.404 phịng học. Trong đó, một
số địa phương thiếu nhiều như: Ngọc Lặc trên 200 phòng, Bá Thước 190
phòng, Tĩnh Gia 125 phòng... Nhiều địa phương do thiếu phòng học nên định
mức trẻ/lớp quá cao, khó khăn cho giáo viên thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng
và dạy các cháu.
Đối với bậc học Mầm non, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ là
rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều
trường của bậc học này khơng có nhân viên y tế mà chủ yếu là cán bộ Trạm Y
tế cấp xã kiêm nhiệm. Việc bố trí nhân viên y tế tại trường mầm non có vai
trị quan trọng trong việc cân, đo theo dõi tình trạng phát triển của trẻ. Đồng
thời, có thể khám sức khỏe định kỳ để phát hiện tình trạng bệnh tật, bảo đảm
vệ sinh an tồn thực phẩm và dinh dưỡng, phịng chống dịch bệnh, vệ sinh
môi trường học đường. Theo thống kê của Phịng Giáo dục Mầm non, Sở GD
và ĐT Thanh Hóa, năm học 2016 - 2017, tồn tỉnh có 652 trường Mầm non,


11

nhưng mới chỉ có gần 200 trường có nhân viên y tế. Đối với các trường Mầm
non thuộc địa bàn xã vùng núi cao, đặc biệt khó khăn thì cơng tác y tế trường
học vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi vì xa trung tâm y tế huyện, điều kiện
sống của bà con còn nhiều thiếu thốn, sự hiểu biết về phòng, chống các bệnh
mà trẻ hay mắc phải là hết sức hạn chế. Hàng năm, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh

Hóa có tổ chức tập huấn cơng tác phịng, chống dịch bệnh tại trường học cho
cán bộ quản lý, giáo viên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài,
theo các giáo viên cần có sự đầu tư đồng bộ, cùng sự chung tay của các cấp,
các ngành.
1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về điều kiện vệ sinh,
kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và các cơ giáo
1.4.1. Trên thế giới
Quá trình khảo sát về sức khỏe và tình trạng sức khỏe với một cuộc
khảo sát cắt ngang được thực hiện trong giai đoạn 2015-2016 tại 66 trường
mầm non Phần Lan ở tám thành phố có 864 trẻ em (3-6 tuổi). Kết quả cho
thấy trong chế độ ăn uống của học sinh thì tiêu thụ đồ uống có đường thường
xuyên hơn và tiêu thụ rau, trái cây và quả mọng thấp hơn [52].
Nghiên cứu của tác giả Chery và cộng sự cho thấy mối quan hệ giữa
thực hành vệ sinh và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo ở Philippine.
Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo có mối quan hệ rất có
ý nghĩa với thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nước (p = 0,001) [48].
Một số các nghiên cứu cũng chỉ ra có sự thiếu hụt về kiến thức, thực
hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ về các bệnh thường gặp của trẻ như tiêu chảy,
tay chân miệng, sốt, nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh tiêu chảy vẫn luôn là một
vấn đề thời sự của Y tế Thế giới từ nhiều năm nay [59], [60]. Trên phạm vi
toàn cầu, tiêu chảy là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong sau bệnh tim
mạch cho mọi lứa tuổi và là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em, cho nên một


12

số nghiên cứu chỉ ra bà mẹ có kiến thức và thực hành đúng sẽ giúp giảm thiểu
tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong ở trẻ em [43], [46], [49].
Nghiên cứu của tác giả Akhtaruzzaman và cộng sự cho thấy tại một
vùng của Sudan, khi tìm hiểu về kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về

ORS và thực hành cho ăn cũng như sử dụng các thuốc cho trẻ khi bị tiêu chảy
có 77,5% bà mẹ sử dụng ORS theo kiến thức của họ và 53,06% bà mẹ sử dụng
nước ít hơn khi trẻ bị tiêu chảy [44].
Nhiễm trùng đường hơ hấp cấp tính là nguyên nhân chính gây bệnh tật
và tử vong ở các nước đang phát triển và cũng phát triển. Khoảng 13 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi chết hàng năm trên thế giới, 95% ở các nước đang phát triển,
một phần ba tổng số ca tử vong là do nhiễm trùng đường hơ hấp cấp tính (ARI)
[50]. Một nghiên cứu tại Ấn Độ, tác giả cho thấy kiến thức của các bà mẹ và
người trong gia đình trong chăm sóc trẻ bị bệnh viêm phổi còn thấp [45]. Tác
giả Bipin J và cộng sự cũng chỉ ra sự thiếu hụt kiến thức của các bà mẹ về
chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp [47].
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra sự cần thiết phải trang bị những
kiến thức cơ bản nhất cho bà mẹ, cô giáo và người chăm sóc trẻ lứa tuổi nhà
trẻ mẫu giáo trong phịng tránh các bệnh tiêu chảy, tay chân miệng, nhiễm
trùng hô hấp cấp tính [51], [53], [54].
Nghiên cứu của tác giả Myszkowska-Ryciak J, Harton A chỉ rõ ăn uống
lành mạnh thì tăng trưởng khỏe mạnh. Tác động của giáo dục dinh dưỡng đối
với sức khỏe của trẻ tại các trường mầm non tại Ba Lan [55].
Kiến thức, thái độ và hành vi của các cha bà mẹ liên quan đến nhiễm
trùng đường hơ hấp cấp tính được tác giả Peker E và cộng sự cho thấy trình
độ hiểu biết của cha mẹ về các loại thuốc mà con họ sử dụng còn thấp và có
tỷ lệ cao khi kháng sinh cho con không kê đơn [56].


13

Bệnh tay chân miệng được ghi nhận chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc
biệt trẻ dưới 3 tuổi; bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, sự lây lan của bệnh
liên quan đến các thói quen hành vi khơng hợp vệ sinh của người chăm sóc
trẻ, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo vệ sinh. Các tác giả Saleh H,

Toussaint N, Zheng G và Zhang D cũng đã chứng minh được mối liên quan
giữa việc lây lan bệnh và kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và
người chăm sóc chính trẻ (cơ giáo, bảo mẫu, ông, bà,...) [57], [58], [61], [62].
1.4.2. Tại Việt Nam
Việc triển khai các nghiên cứu về thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết
bị, nguồn nhân lực phục vụ công tác chăm sóc trẻ tại trường và kiến thức trình
độ của cơ giáo và các bà mẹ về chăm sóc trẻ có vai trị quan trọng đối với sự
phát triển của trẻ về thể chất cũng như tinh thần trẻ. Đối với ngành học mầm
non, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là một nhiện vụ thiết thực tạo sự
liên kết thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức ni dạy trẻ ở lớp
cũng như gia đình.
Hiện nay, chưa thực sự có nhiều nghiên cứu về thực trạng điều kiện vệ
sinh các trường mầm non, các nghiên cứu mới chỉ có đánh giá chung trong
khảo sát các trường học, cũng như đánh giá sức khỏe trẻ em, một số bệnh
thường gặp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại các trường mầm non nói riêng và
trường học nói chung. Một số nhà khoa học khi tìm hiểu về dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở mầm non, Trương Thanh Yến Châu và
nhóm nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì đang gia tăng ở trẻ mầm non
3-5 tuổi thuộc TP.Thủ Dầu Một là 24%; trong đó thừa cân là 12% và đã trở nên
vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng cần quan tâm hiện nay [7]. Yếu tố nguy
cơ gây béo phì của học sinh mẫu giáo được tác giả Phùng Đức Nhật cho biết đó
là thói quen ăn uống nhanh, thời gian hoạt động tĩnh lại cao. Các lớp học chỉ


14

rộng khoảng 35-40m2, có lớp chỉ rộng khoảng 25m2, sân trường cũng chỉ có
khoảng 40m2 để đặt một số đồ chơi như đu quay, cầu trượt… Các động tác tập
thể dục buổi sáng của trẻ chủ yếu là vận động thân mình như nghiêng mình,
vặn hay quay thân, lắc, ngửa, cúi đầu, giang tay, chân. Động tác di chuyển

người bằng chân như chạy bộ không được thực hiện nhiều, do đó số bước chân
của trẻ bị hạn chế. Ngồi ra còn do trong các trường trẻ thường ăn uống nhanh,
kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Tác giả cũng đã cho
thấy hiệu quả của biện pháp can thiệp vào tình trạng thừa cân béo phì của trẻ
[28], [29]. Một đối tượng khác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe các trẻ đó là
người chế biến thức ăn cho trẻ tại trường. Tác giả Hứa Khắc Linh khi nghiên
cứu về kiến thức, thực hành về 5 chìa khóa vàng cho an tồn thực phẩm của
nhân viên cấp dưỡng tại bếp ăn tập thể trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí
Minh, kết quả chỉ có 53% có kiến thức đúng; nhưng tỷ lệ thực hành đúng lại là
80% [25]. Một nghiên cứu khác của tác giả Dư Nguyễn Đại Nam và cộng sự
lại cho thấy các cán bộ quản lý bếp ăn tập thể của trường mầm non tỉnh Bình
Dương có kiến thức khá tốt về an toàn thực phẩm [26]. Nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thanh Tùng về kiến thức thực hành phịng chống ơ nhiễm thực phẩm
của người chế biến tại bếp ăn tập thể trường mầm non Thái Bình, kết quả chỉ ra
kiến thức đạt 61%; 87,5% biết được nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm [41].
Một số nghiên cứu đã cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5
tuổi cịn nhiều tồn tại mà nguyên nhân do các yếu tố từ bà mẹ như trình độ
văn hóa, tuổi mẹ khi sinh, chăm sóc trong thời kỳ thai nghén. Tác giả Trần
Chí Liêm cho biết một số nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ đó là các
bà mẹ khơng được chăm sóc tốt khi mang thai, các bà mẹ cịn thiếu kiến thức
chăm sóc trẻ [23].
Theo một số tác giả cho thấy truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho các
bậc cha mẹ; một số kinh nghiệm đầu tư cơ sở vật chất trong trường mầm non…


15

Trẻ khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của
nhà trường - nơi một nửa thời gian hàng ngày của các em ở đó. Việc chăm sóc,
bảo vệ và nâng cao sức khỏe là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự

phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước.
Song trên thực tế, hoạt động y tế học đường tại các trường mầm non hiện nay
cịn gặp nhiều khó khăn [35]. Nhiều bệnh đang có xu hướng thay đổi và gia
tăng như nhiễm giun sán, bệnh tay chân miệng, sốt do vi rút [22], [24].
Vẫn còn một số lượng trẻ em Việt Nam tử vong hàng năm. Với tỉ lệ
dân số trong độ tuổi sinh đẻ cao, một nước đông dân nên mặc dù tỉ lệ tử vong
trẻ em nước ta tuy đã giảm một cách đáng kể nhưng số tử vong hàng năm vẫn
rất cao. Theo đánh giá của UNICEF, hàng năm có tới 28.000 trẻ dưới năm
tuổi tử vong trong đó có khoảng 16.000 là trẻ sơ sinh. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
chiếm 6,5% ước tính khoảng hơn 6.000.000 trẻ và số trẻ sơ sinh ra đời hàng
năm khoảng từ 1.200.000 - 1.500.000 là nhóm đối tượng ln cần được quan
tâm một các đáng kể [59].
Trẻ có quyền được vui chơi, được chăm sóc và phải có luật bảo vệ trẻ
em đối với những kẻ vi phạm quyền trẻ em. Đối với các tổ chức xã hội, đặc
biệt là ngành giáo dục là nơi dạy dỗ phải có phương pháp phù hợp với từng
lứa tuổi, là sân chơi bổ ích tạo sự phát triển về tinh thần. Sự phát triển về tinh
thần, thể chất phụ thuộc rất nhiều vào mơi trường. Một mơi trường trong sạch
về mọi mặt có tác động lớn tới sự phát triển của trẻ [34].
Vai trị của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là
hết sức quan trọng. Theo báo Tạp chí Cộng sản ra ngày 01/07/2013 cho thấy:
Kể từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc
và ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tới nay, cơng tác bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả, góp phần


16

tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của toàn xã
hội đối với lĩnh vực này. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, bên
cạnh rất nhiều thành tựu ghi nhận thì những hạn chế, yếu kém của cơng tác

bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em cũng bộc lộ. Những yếu kém này góp phần
làm cho một số mục tiêu, đặc biệt là mục tiêu bảo vệ trẻ em của các chương
trình có nguy cơ không đạt được so với mục tiêu kế hoạch đề ra. Nhiều
nguyên nhân đã được các chuyên gia và các nhà quản lý nêu ra: nhận thức của
từng gia đình và tồn cộng đồng chưa đầy đủ; năng lực của đội ngũ cán bộ
còn yếu kém; dịch vụ bảo vệ trẻ em cịn nghèo nàn, chưa có mạng lưới; thiếu
hệ thống pháp lý thân thiện với trẻ em; vai trò của quản lý nhà nước còn mờ
nhạt, chưa hiệu quả [5]. Trong nhiều năm, kinh tế xã hội phát triển, đời sống
vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân nói chung và của từng gia đình nói
riêng được nâng lên. Những yếu tối cơ bản này đã và đang tạo điều kiện, mức
độ đầu tư chăm sóc con cái của các gia đình cịn chênh lệch nhau, song hầu
hết các gia đình đều ưu tiên đến mức cao nhất cho việc chăm sóc cho trẻ em
được ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh.
Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc, ni dạy và bảo vệ trẻ đã từng
bước được nâng lên. Tuy vậy, qua sự phản ánh của báo chí và qua các kết quả
khảo sát điều tra thì có thể nói hiện nay tình trạng trẻ em thiếu sự quan tâm, bị
xúc phậm, xâm hại, trừng phạt… hiện vẫn đang ở mức cáo và càng ngày càng
nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Điều đáng lo lắng là những hiện tượng này
diễn ra không chỉ trong mơi trường xã hội mà cịn ở ngay trong chính gia đình
của các em. Nói cách khác, trẻ em chưa được bảo vệ, chưa được an tồn ngay
trong chính nhà mình, quyền của trẻ em chưa được chính các bậc cha mẹ thực
hiện nghiêm túc và đầy đủ [27]. Tất nhiên, khi trẻ em bị mất an toàn (cả về
thể xác, cả về tinh thần) ngay trong nhà mình thì lỗi trước tiên phải thuộc về
cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Có thể kể ra đây một số nguyên


×