Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực trạng ứng dụng CNTT trong báo cáo công tác khám chữa bệnh của một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh năm 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 79 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khoa học và cơng nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi
lĩnh vực kinh tế, xã hội trong đó có Y tế và Y học của nước ta, đã và đang góp
phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân trong thời kỳ đổi mới. Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ và sự bùng nổ các công nghệ cao,
trong đó cơng nghệ thơng tin (CNTT) là yếu tố quan trọng có tác động sâu sắc
đến tồn xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức quản lý và làm thay
đổi mọi mặt đời sống xã hội con người. CNTT là phương tiện trợ giúp đắc lực
và có hiệu quả cao trong cơng tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý
ngành Y tế nói riêng. CNTT giúp cho thông tin từ các đơn vị của hệ thống liên
hệ với nhau và với hệ thống lớn hơn bằng những số liệu chính xác, kịp thời
từng tháng, từng tuần, từng ngày thậm chí từng giờ giúp cho người quản lý xử
lý kịp thời các tình huống.
Ở nước ta, công tác khám - chữa bệnh (KCB) là một trong những vấn
đề quan trọng được Đảng, Chính phủ, ngành Y tế và xã hội hết sức quan tâm,
cùng với lịch sử phát triển của đất nước, hệ thống KCB đã trở thành một hệ
thống rộng khắp, đan xen từ tuyến trung ương đến địa phương, từ tuyến tỉnh
đến tuyến xã và chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành y tế.
Do vậy, việc xây dựng, quản lý hệ thống thông tin báo cáo công tác
khám - chữa bệnh (HTTTBCKCB) là một nhu cầu cấp thiết cho người quản lý
các cấp để thêm một nguồn thông tin quan trọng trong hoạch định chiến lược
phát triển của đơn vị, của ngành.
Tuy nhiên, do nguồn nhân lực, kinh phí và hồn cảnh kinh tế địa
phương cịn gặp nhiều khó khăn nên khơng thể một lúc, một thời gian ngắn có


2



thể xây dựng một hệ thống thông tin báo cáo hồn chỉnh ngay được, vì lý do
đó cần phải có những lộ trình hợp lý với chọn lựa những hạng mục cơng việc
thích hợp, mang tính khả thi cao.
Xuất phát từ lý do đó, Lãnh đạo Bộ Y tế và các địa phương hết sức
quan tâm đến giai đoạn xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về công tác
khám chữa bệnh từ các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lên Sở Y tế và Bộ Y tế.
Đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong hệ thống báo cáo này là một đòi hỏi
khách quan bởi chức năng của CNTT bao gồm chức năng sáng tạo, chức năng
truyền tải thông tin nhanh chóng, chính xác; chức năng xử lý thơng tin; chức
năng lưu giữ thơng tin lâu dài, an tồn;
Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các địa phương đã có
rất nhiều chính sách y tế và CNTT được ban hành để nâng cao chất lượng hệ
thống thông tin báo cáo công tác khám - chữa bệnh nhưng việc tổ chức, triển
khai hoạt động hệ thống thông tin báo cáo vẫn chưa đạt được kết quả mong
muốn dẫn đến việc hỗ trợ đưa ra quyết định của các cấp khơng kịp thời hoặc
khơng chính xác.
Chính vì vậy chúng ta tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng ứng
dụng CNTT trong báo cáo công tác khám - chữa bệnh của một số bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh năm 2009 -2010” với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng ứng dụng CNTT trong báo cáo công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh năm 2009.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến ứng dụng CNTT trong báo cáo
công tác khám - chữa bệnh tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
năm 2009.
3. Tìm hiểu một số bài học kinh nghiệm trong ứng dụng CNTT tại một
số bệnh viện.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Hệ thống
- Tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan
hệ hoặc liên hệ chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất [11].
- Hệ thống là tập hợp các phần tử có mối liên hệ và quan hệ với nhau, có
tác động chi phối lên nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh
thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là “tính trồi” của hệ thống
mà từng phần tử khơng có hoặc có nhưng khơng đáng kể [11].
1.1.2. Hệ thống thơng tin là gì
- Hệ thống thơng tin là tập hợp người, thủ tục và các nguồn lực để thu
thập, truyền, và phát thông tin trong một tổ chức. Hệ thống thơng tin có thể là
một hệ thống khơng chính thức nếu nó dựa vào truyền miệng, hoặc là một hệ
thống chính thức nhưng thủ cơng nếu dựa vào các công cụ như giấy, bút. Hệ
thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần
cứng, phần mềm) và các kỹ thuật cơng nghệ thông tin khác [4].
- Về mặt kỹ thuật, hệ thông tin có thể được định nghĩa như một tập hợp
của nhiều thành phần liên hệ nhau có chức năng thu thập, quản lý, xử lý, lưu
trữ, và phân phối thông tin để hỗ trợ cho việc làm quyết định và điều hành
trong một tổ chức. Bên cạnh việc hỗ trợ làm quyết định, phối hợp và điều
hành, hệ thông tin cịn có thể sản xuất ra các thơng tin “chiến lược” để giúp
những người quản lý và lao động phân tích vấn đề, hình dung ra các đối tượng
phức tạp và làm ra các sản phẩm mới. Hệ thống thông tin có thể chứa thơng


4

tin về người, nơi chốn và những vật quan trọng bên trong tổ chức hay trong
môi trường xung quanh tổ chức [11].

Bệnh viện là một hệ thống mở, là tập hợp các bộ phận (khoa/ phịng) có
liên hệ lẫn nhau, phụ thuộc nhau, tương tác cả bên trong, bên ngoài để hình
thành một hệ thống tổng thể, hồn chỉnh của một xã hội có tổ chức.
Việc quản lý bệnh viện gắn liền và tác động qua lại với nhiều biến số về
môi trường. Khi người quản lý bệnh viện lập kế hoạch thì khơng cịn cách nào
khác ngồi việc xét tới các biến số ngoại sinh như: nhu cầu sức khoẻ, thị
trường, kỹ thuật công nghệ, lực lượng xã hội, luật lệ và các quy định.
Khi người quản lý bệnh viện thiết kế các bộ phận cho nhân viên làm việc
khơng thể khơng tính đến ảnh hưởng bởi các cơ sở đào tạo, bởi các kiểu ứng
xử mà mọi người mang vào bệnh viện từ hàng loạt các gia đình, nhà trường,
tơn giáo và các ảnh hưởng khác nữa.
Do đó tư duy hệ thống thấy rằng bất kỳ môt lĩnh vực hoạt động nào đều
cấu thành từ nhiều thành phần tương tác và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác thuộc mơi trường bên ngồi mà trong đó một hệ thống nhất định đang
hoạt động.
Gần đây một quan điểm tiên tiến, hiện đại ngày càng được nhắc đến
nhiều trong khoa học quản lý nói chung, về quản lý y tế, quản lý bệnh viện
nói riêng là quản lý theo quan điểm hệ thống.
1.1.3. HTTTBC khám - chữa bệnh bao gồm các thành phần như sau
Nhân lực: điều hành, vận hành, sử dụng hệ thống.
Hạ tầng đảm bảo truyền tin: phần cứng, phần mềm, đường truyền.
Công cụ lưu trữ, xử lý: giấy, sổ sách, phần mềm, cơ sở dữ liệu


5

Thông tin báo cáo: Đầu vào (dữ liệu cụ thể); Đầu ra (biểu mẫu báo cáo,
tổng hợp)
Các quy định:


Quy trình, quy chế chuyên môn
Luồng thông tin báo cáo; Thời gian báo cáo.
Các chuẩn thông tin: trao đổi dữ liệu, thiết bị.

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước liên quan đến đề tài
Cơng nghệ thơng tin nói chung và trong ngành y tế nói chung đang có
bước phát triển rất nhanh trên thế giới. Tại phiên họp lần thứ 58 của Đại hội
đồng Y tế thế giới (WHO) tháng 5-2005 tại Geneva, các nước thành viên đã
thống nhất nhu cầu cấp bách là phải có kế hoạch tương ứng cho mỗi nước để
phát triển y tế điện tử bao gồm cả việc đầu tư kinh phí để ứng dụng y tế điện
tử trong tất cả các nước thành viên.
Y tế điện tử (eHealth), sử dụng công nghệ thông tin truyền thông vào y
tế là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất về y tế ngày nay. Tuy
nhiên cịn có rất ít các nghiên cứu về chính sách phát triển y tế điện tử được
triển khai và ứng dụng. Vì lí do đó mà gần đây đã thành lập cơ quan khảo sát
toàn cầu về y tế điện tử (GOe) để triển khai nghiên cứu rộng rãi về lĩnh vực
này. Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ là công cụ đầu tiên về khả năng y
tế điện tử của các nước thành viên cũng như nói lên nhu cầu cấp bách của các
nước về lĩnh vực này. Với bức tranh toàn cầu, các kết quả nghiên cứu sử dụng
để phát triển các nghiên cứu sâu hơn. Nó cũng là thước đo cho WHO trong
việc hỗ trợ các nước thành viên tiếp cận được với lĩnh vực y tế điện tử. Tất cả
các nước thành viên đã nhiệt tình tham gia vào cuộc điều tra với 93 nước,
chiếm 48% số nước thành viên.


6

Biểu đồ số 1. 1: Bản đồ các nước tham gia nghiên cứu (mầu sẫm) bao gồm 93
quốc gia

Mục tiêu của nghiên cứu là:
-

Cung cấp kịp thời với chất lượng cao các bằng chứng và thơng tin
giúp chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế tăng cường việc xây
dựng các chính sách ứng dụng và quản lý y tế điện tử.

-

Tăng cường hiểu biết và cam kết của các chính phủ, các cá nhân
đầu tư nhiều hơn vào y tế điện tử

-

Thu thập thông tin liên quan đến y tế điện tử, là những dấu hiệu bổ
sung cho việc sử dụng công nghệ thông tin truyền thông vào y tế.

-

Phát triển rộng rãi các kết quả nghiên cứu, xuất bản các ấn phẩm
hàng năm về các nghiên cứu cơ bản làm tài liệu tham khảo cho
việc hoạch định chính sách.

Đây là nghiên cứu đầu tiên mang tính tồn cầu về y tế điện tử nhằm vào
các quá trình cơ bản, các đầu ra chủ yếu của y tế điện tử được xác định và hỗ
trợ bởi WHO. Các công cụ nghiên cứu được phát triển với sự hợp tác chặt chẽ
của các chuyên gia hàng đầu thế giới về y tế điện tử. Các công cụ này được


7


thí điểm tại Jordan và Cộng hồ dân chủ Cơng gơ trước khi triển khai rộng
rãi. Nó nhằm vào:
-

Mơ tả và phân tích các lĩnh vực y tế điện tử của các quốc gia, các
khu vực và quốc tế

-

Xác định và đánh gía các cơng cụ được tạo ra trong các hành động
chủ yếu hỗ trợ phát triển y tế điện tử tại các nước thành viên và

-

Thiết lập các cơng cụ chung có hiệu quả nhất trong phát triển y tế
điện tử tại các nước thành viên.

Nghiên cứu bao gồm 7 lĩnh vực sau:
Stt

Lĩnh vực

1

Tạo môi trường

2

Cơ sở hạ tầng


3

Khái niệm

4

Gắn kết văn hố

5

Năng lực

6
7

Hành động
Tạo ra mơi trường để phát triển y tế điện tử
thơng qua các chính sách
Phát triển cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực y
tế
Cung cấp các đánh giá y tế chuyên nghiệp và
cộng đồng qua kỹ thuật số y tế
Phát triển văn hoá kỹ thuật số y tế đa quốc
gia
Xây dựng các hiểu biết và kỹ năng về công
nghệ thông tin truyền thông cho ngành y tế

Trung tâm Quốc gia


Mở rộng mạng lưới quốc tế về y tế điện tử
về y tế điện tử
Hệ thống y tế điện tử Tạo lập và phục hồi lại các yêu cầu về công
và dịch vụ

cụ y tế điện tử và dịch vụ

Nghiên cứu được triển khai qua 6 giai đoạn. Nghiên cứu được hoàn
thành tại tuyến quốc gia do một đội từ 3 đến 5 người cung cấp thơng tin chủ
yếu, mặc dù có nước đã phát triển lên đến trên 10 người. Các công cụ nghiên
cứu được dịch ra 6 thứ tiếng theo qui định của Liên Hợp Quốc.
Sau đây là một số kết quả phân tích của nghiên cứu:


8

Về các công cụ y tế điện tử: trên 70% kết quả pháng vấn thu được trả
lời là các công cụ y tế điện tử rất hiệu quả biểu thị đối với các nước OECD và
không thuộc OECD như sau:

Biểu đồ số 1.2: Hiệu quả của công cụ y tế điện tử đối với các nước OECD và
khơng thuộc OECD
Có 10 loại hình như sau:
1. Các ghi chép điện tử y tế (Electronic Health Records):


9

2. Hệ thống thông tin về bệnh nhân (Patient Information System):
3. Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information Systems):

4. Hệ thống thông tin tổng hợp (General Prectitioner Information
Systems):
5. Đăng ký điện tử quốc gia (National electronic registries):
6. Đăng ký thuốc quốc gia (National Drud Registries):
7. Các thư mục thông tin về cơ sở cung cấp dịch vụ y tế dễ dàng tra
cứu theo địa chỉ, theo chuyên ngành hoặc theo các Hội nghề ngiệp
8. Hệ thống quyết định hỗ trợ (Decision support systems)
9. Y tế từ xa (Telehealth)
10. Hệ thống thơng tin định vị tồn cầu (GIS)
Về dịch vụ y tế điện tử (eHealth services): Kết quả nghiên cứu đánh
giá y tế điện tử được biểu thị qua các biểu đồ dưới đây với các nước thuộc Tổ
chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và không thuộc OECD như sau:


10

Biểu đồ số 1.3: Hiệu quả của dịch vụ y tế điện tử đối với các nước OECD và
không thuộc OECD
Chúng ta có thể thấy tỷ lệ các nước theo từng khu vực đánh giá về rất
tiện ích và tiện ích chiếm tỷ lệ rất cao đối với dịch vụ y tế điện tử.
Các khuyến cáo cụ thể đối với từng lĩnh vực như sau:
1. Khuyến cáo nhu cầu cần thiết về y tế điện tử
2. Khuyến cáo về chính sách & chiến lược phát triển y tế điện tử
3. Khuyến cáo về phương pháp vận hành, đánh giá y tế điện tử
4. Thông tin về hiệu quả của y tế điện tử


11

5. Khuyến cáo về các chuẩn y tế điện tử

6. Thông tin về xu thế phát triển y tế điện tử
7. Khuyến cáo về chương trình học tập từ xa (eLearning)
8. Khuyến cáo về phát triển nguồn nhân lực cho y tế điện tử
9. Các khuyến cáo khác về tính pháp lý, chuẩn hóa, định hướng phát
triển, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của WHO…
Các kết luận chính của nghiên cứu:
1. Tất cả các nước thành viên hoan nghênh chủ động của WHO trong
việc phát triển các công cụ cho y tế điện tử
2. Còn thiếu hiểu biết nhiều về các công cụ và dịch vụ y tế điện tử
hiện nay đang có trên tồn thế giới
3. Đơi khi các số liệu cịn lẫn lộn vì rằng các nước OECD chưa bày tỏ
rõ thái độ về sự cần thiết của y tế điện tử do sự phát triển kinh tế rất
khác nhau giữa các nước do đó mức độ cần thiết y tế điện tử cũng
khác nhau
Các khuyến cáo chủ yếu của WHO với các nước thành viên về y tế
điện tử:
1. Tạo điều kiện để phát triển và đánh giá những công cụ chủ yếu của
y tế điện tử như: dịch vụ y tế điện tử, đăng ký thuốc, các thông tin
điện tử về quản lý bệnh nhân, các cơ sở y tế…
2. Tăng cường thêm hiểu biết về những công cụ và dịch vụ y tế điện tử
trong đó đặc biệt lưu ý đến nguồn lực và giải pháp cho y tế điện tử.
3. Phát triển mạng lưới quốc tế để trao đổi các kinh nghiệm và sáng kiến
về y tế điện tử trên cơ sở mạng internet và các hội nghị chuyên đề.


12

4. Tạo ra nguồn thông tin để hỗ trợ các nước thành viên trong việc
phát triển chính sách, chiến lược, các chỗ dựa pháp lý, an ninh về y
tế điện tử.

5. Tăng cường sử dụng y tế điện tử trong việc đào tạo và nghiên cứu
khoa học y tế, phối hợp đa quốc gia để phát triển các nguồn thông
tin hiện có về giáo trình học tập y tế từ xa. Hơn nữa, WHO sẽ có
khuyến cáo về các giáo trình đào tạo y tế từ xa của các trường đào
tạo cán bộ y tế.
Các thông tin thu thập được về một số lĩnh vực CNTT y tế của một số
nước trên thế giới qua các tài liệu tham khảo, qua mạng internet như sau:
Việc xây dựng và phát triển hệ thống thơng tin Khám - Chữa bệnh nói
chung và thông tin báo cáo khám - chữa bệnh của nhiều nước trên thế giới và
khu vực đã có những bước tiến dài rất khả quan và đáng học tập. Thành công thu
được là do họ đã thay đổi từ lý luận đến thực hành, từ nhận thức đến việc cải tổ
hệ thống, và chìa khố cho sự thành cơng đó là họ đã tiếp cận và ứng dụng công
nghệ thông tin một cách triệt để vào việc quản lý hệ thống thơng tin của ngành Y
tế nói chung và thơng tin báo cáo công tác Khám - Chữa bệnh.
- Hoa Kỳ có mạng Metropolitan Area Network là mạng y tế thống nhất
tồn quốc, có sự tham gia của các bệnh viện, phịng mạch tư và phịng khám,
labo, cơng ty dược, công ty cung cấp thiết bị y tế, cơ sở nghiên cứu và đào tạo
(R&D), bảo hiểm y tế.
- Ủy ban châu Âu (EC) có chương trình E-Health với u cầu 33 nước
thành viên sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng để tăng cường dịch
vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao trên toàn châu Âu. Kế hoạch này sẽ
cung cấp các giải pháp nhằm chống lại đại dịch (HIV/AIDS, sốt rét và bệnh
lao), đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn với người cao tuổi và sự


13

mong đợi ngày càng cao của người bệnh đối với các dịch vụ thơng tin y học,
chăm sóc sức khỏe do internet mang lại, cũng như đối với sức ép gia tăng
ngân sách về y tế do các yêu cầu trên. Telemedicine sẽ trở thành trục xương

sống cho sự phát triển và tái tổ chức hệ thống chăm sóc sức khỏe trong thế kỷ
XXI. Cho đến 2010, EC dự kiến dành khoảng 5% ngân sách y tế để đầu tư
phát triển các hệ thống và dịch vụ “Y tế trên mạng”. Các nước thành viên EC
phải lập chiến lược “Y tế trên mạng” quốc gia và khu vực để bảo đảm đến
cuối thập niên này, các bác sĩ, bệnh nhân và cơng dân tồn châu Âu đều sử
dụng thơng thạo và thường xuyên dịch vụ “Y tế trên mạng”.
- Nhật Bản đó có 155 hệ telemedicine, trong đó có 68 hệ teleradiology,
26 hệ telepathology, 23 hệ chẩn đốn hình ảnh, 20 hệ chăm sóc từ xa (Home
health), 6 hệ telemedicine trong nhãn khoa, 3 hệ trong nha khoa và 9 hệ khác.
Trung Quốc đã nghiên cứu triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tổ chức các
mạng cục bộ quản lý bệnh viện (HIS), hệ thống lưu trữ và truyền ảnh động
(PACS), dịch vụ y tế gia đình qua mạng (Telehome Health Care),... tạo cơ sở
vật chất kỹ thuật cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật cao trong
công tác y tế, đặc biệt là telemedicine trong tương lai.
Một dạng “phòng cấp cứu ảo” trên mạng cũng được thiết đặt, nhằm thu
nhận bệnh nhân. Số bệnh nhân được sử dụng dịch vụ telemedicine này sẽ tăng
lên nhiều, thông qua e-mail và dịch vụ internet. Trong 5 năm qua, các bệnh viện
miền nam Ấn Độ đã điều trị 1.700 người bệnh bằng kỹ thuật telemedicine.
Thơng qua máy thu hình, bác sĩ ở cách xa hàng trăm km có thể đọc phim
Xquang của bệnh nhân ở vùng hẻo lánh để chẩn đốn và điều trị bệnh.
- Hồng Cơng tập trung phát triển các hệ thông tin bệnh viện, các bệnh án
sức khỏe điện tử và được nối mạng diện rộng với 41 bệnh viện. Các hệ truyền
và lưu trữ ảnh PACS cũng được cài đặt ở một số bệnh viện;


14

- Malaixia xây dựng các hệ thông tin bệnh viện tổng quát bao gồm các
hệ thông tin quản lý và hệ thông tin lâm sàng kết hợp với y tế từ xa ở 26 bệnh
viện công mới xây dựng và cả với các bệnh viện tư nhân như bệnh viện Tim

lớn nhất Malaysia tại Kualalumpure;
- Đài Loan xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia tập trung vào các dự án tiêu
chuẩn hóa hơn 500 thơng tin sức khỏe với hơn 600 bệnh viện sử dụng mạng
thông tin sức khỏe tích hợp. Đài Loan đang thực hiện đề án “smart card” lưu
trữ các thông tin sức khỏe cho 23 triệu công dân Đài loan cũng như dự án xây
dựng “mẫu y học Đài Loan” cung cấp mẫu kiễn trúc tài liệu lâm sàng CDA
dùng cho tất cả các bệnh viện ở Đài Loan;
- Singapore phát triển rất mạnh công nghệ thông tin trong y tế. Người dân
đến cơ sở y tế (cơng cũng như tư) đều chỉ cần xuất trình giấy chứng minh nhân
dân là tìm ngay được hồ sơ bệnh án cũ đã lưu từ lần đến khám bệnh đầu tiên.
Nhiều bệnh viện lớn đã hiện đại hóa việc lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng hệ
thống tự động. Mỗi hộp (tiêu chuẩn hóa) chứa khoảng 20 hồ sơ bệnh án, được
để trong các ngăn mã hóa sẵn. Khi cần thiết, người cần truy cập chỉ cần đánh
mã số giấy chứng minh là máy tự động tìm và đưa đến nơi yêu cầu trong
khỏang thời gian rất ngắn. Các hồ sơ bệnh án được nhân viên y tế cập nhật
hằng ngày, sau đó việc lưu trữ cũng do máy đảm nhiệm.
- Hàn Quốc tập trung xây dựng tiêu chuẩn cho các hồ sơ bệnh án điện tử
trong các hệ thông tin bệnh viện, kê đơn thuốc, y học từ xa, sức khoẻ cộng
đồng. Người dân có thể được tư vấn về sức khỏe qua cổng điện tử, truy cập
qua điện thoại di động.
- Trung Quốc bắt đầu đề án “Sức khoẻ vàng” từ 1995 nhằm xây dựng
mạng thông tin y tế dùng kênh vệ tinh viễn thông đặc biệt để nối tới các bệnh


15

viện. Sự kết nối “Sức khoẻ vàng” được thực hiện đầu tiên tại Bắc Kinh và
Quảng Châu vào mùa xuân 1996.
- Philippinnes là một nước có trình độ phát triển kinh tế không quá cao
so với nước ta cũng đã thực hiện hệ thống thông tin điện tử giữa các cơ sở y tế

với cơ quan quản lý nhà nước tại trung ương và địa phương. Lãnh đạo các cơ
sở y tế có thể nắm thơng tin và điều hành qua hệ thống mạng. Mạng internet
cũng được phổ cập tại hầu hết các trường phổ thơng tại nước này, vì vậy sinh
viên tất cả các trường Đại học Y, Dược đều sử dụng thành thạo máy tính và
một số phần mềm thông dụng.
- Tây Ban Nha thực hiện nối mạng và kết nối internet tại tất cả các công
sở, các bệnh viện, viện nghiên cứu, trường đại học và cả hệ thống đào tạo phổ
thông nên học sinh làm quen với công nghệ thông tin rất sớm. Tất cả các bệnh
viện đều có hệ thống bảo vệ an ninh bằng camera, các hoạt động dịch vụ
khám chữa bệnh, phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe... đều được áp
dụng CNTT. Cán bộ quản lý theo dõi tình hình nguồn lực, cán bộ, chất lượng
dịch vụ rất dễ dàng. Nguồn tài chính được quản lý chặt chẽ và hiệu quả cơng
việc tăng lên rõ rệt.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu trong nước nào đánh giá thực trạng
việc ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin báo cáo khám - chữa bệnh tại
các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh về Sở Y tế và Bộ Y tế nói riêng và nghiên
cứu về hệ thống này.
1.3. Hệ thống khám - Chữa bệnh tại Việt Nam
1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Hệ thống Khám – Chữa bệnh
Hệ thống Khám - Chữa bênh Việt Nam cũng như của các nước trên thế
giới chiếm tỷ trọng rất cao trong Hệ thống Y tế, thường vào khoảng 70% 75% của ngành Y tế.


16

a. Công tác Khám- Chữa bệnh của ngành Y tế được tổ chức thành 2
tuyến là tuyến trung ương và tuyến địa phương. Tuyến trung ương gồm khối
Y tế bộ ngành (thí dụ: bệnh viện Giao thơng vận tải) và khối bệnh viện (thí
dụ: bệnh viện Bạch mai). Tuyến địa phương gồm khối bệnh viện (các bệnh

viện tỉnh, thành phố, quận huyện) và khối khác (Trung tâm y tế quận huyện,
trạm y tế phường xã...).
Sơ đồ hệ thống Khám- Chữa bệnh như sau:
BỘ Y TẾ
CỤC QL KCB

KHỐI Y TẾ
BỘ NGÀNH

KHỐI
BỆNH VIỆN

Tuyến Trung
ương

KHỐI
BỆNH VIỆN

KHỐI KHÁC

TTYT quận, huyện
Trạm YT xã/ phường

Tuyến Địa phương

Hình số 1.1. Sơ đồ khám chữa bệnh
1.3.2. Số lượng cụ thể các loại hình đơn vị thuộc hệ thống khám- chữa
bệnh như sau:



17

Hình số 1.2. Hệ thống bệnh viện
1.3.3. Hệ thống này đa dạng về các loại hình quản lý

Biểu đồ số 1.4. Tổng số 1.114 BV với 155.988GB.
1.3.4. Đa dạng về quy mô giường bệnh


18

GIƯỜNG BỆNH

SỐ BỆNH VIỆN
(n = 711)

≤ 100

459

101 – 300

172

301 – 500

44

501 – 800


29

801 – 1000

4

> 1000
Tổng số

3
711

1.3.5. Phân tuyến mạng lưới bệnh viện cơng lập

Hình số 1. 3: Mạng lưới bệnh viện công lập – Phân tuyến kỹ thuật
Do quy mơ và mức độ đa dạng theo các loại hình kể trên nên nhu cầu
ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin báo cáo trong Khám - Chữa bệnh là
rất lớn.
1.4. Sơ đồ tổ chức bệnh viện


19

Hình số 1.4. Sơ đồ tổ chức bệnh viện
1.4.1. Các chức năng cơ bản
• Chức năng hành chính


Bệnh nhân chuyển giữa phịng khám và các khoa.




Tài chính.



Dựơc.

• Chức năng lâm sang, cận lâm sàng.
– Tiền sử, bệnh sử, diễn biến trong q tình điều trị.
– Các kết quả chẩn đốn lâm sàng và cận lâm sàng (sinh hoá, huyết
học, kết quả chụp X-quang, siêu âm)
– Chẩn đoán bệnh theo phân loại bệnh tật (ICD-10 hoặc các phân
loại bệnh tật tương tự),
– Tình trạng dị ứng thuốc, chống chỉ định thuốc …
1.4.2. Các dạng thông tin được thu thập ở bệnh viện


20

1.4.2.1. Thơng tin hành chính
• Quản lý tài chính
Chi phí cho điều trị của từng bệnh nhân và được sử dụng để tính cho
những bệnh nhân khác hoặc làm cơ sở thanh tốn bảo hiểm.
• Bảng lương
Hệ thống thơng tin này cũng được sử dụng để ghi chép số giờ làm việc
của các nhân viên y tế và tính lương của họ.
• Quản lý nhân viên
Một hệ thống thơng tin có thể xác định số lượng và các dạng nhân viên cần
thiết cho các khu vực khác nhau của bệnh viện tại bất kỳ thời điểm nào, vì thế tất

cả các dịch vụ của bệnh viện có thể được cung cấp một cách có hiệu quả.
• Kiểm sốt hoặc kiểm kê kho
Một hệ thống thơng tin bệnh viện có thể được sử dụng để lưu giữ các báo
cáo về trang thiết bị và đồ dùng của bệnh viện và được dùng để theo dõi việc
sử dụng chúng và dự trù những trang thiết bị và nguồn cung cấp cần thiết.
1.4.2.2. Thông tin về cận lâm sàng
1.4.2.3. Thông tin về quản lý dược
1.4.2.4. Thơng tin Hồ sơ bệnh án
• Bao gồm tất cả các thơng tin chun mơn có liên quan đến q trình
điều trị bệnh nhân.
• Được sử dụng cho việc quản lý việc chăm sóc của từng bệnh nhân
Cung cấp các thơng tin để quản lý tồn bộ bệnh viện
Mục đích


21

• Chẩn đốn bệnh và chỉ định điều trị
• Tăng cường chất lượng KCB.
• Nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học.
• Đào tạo.
• Các kết quả pháp y.
• Các chức năng hành chính
• Thống kê và báo cáo
1.4.3. Quy trình nghiệp vụ
1.4.3.1. Bệnh nhân vào viện đăng ký khám bệnh:
Bệnh nhân vào viện theo 2 con đường: qua bộ phận hành chính tiếp đón
(bệnh nhân bình thường) hoặc qua phòng cấp cứu (bệnh nhân cấp cứu).
Bệnh nhân vào viện được được cấp tờ mẫu đăng kí khám bệnh, trong đó
sẽ kê khai các thơng tin hành chính của bệnh nhân. Bệnh nhân sau đó được

giới thiệu đến phịng khám để bác sĩ khám bệnh.
Nếu dùng phần mềm quản lý bệnh viện, khi vào viện, bệnh nhân được
cấp 1 mã số để quản lý. Trường hợp bệnh nhân đến khám từ lần thứ 2 trở đi
thì lấy mã số cũ đã được lưu từ lần khám đầu tiên.
Các thông tin hành chính của bệnh nhân sẽ được nhập vào máy tại bộ
phận tiếp đón.
1.4.3.2. Khám bệnh:
Sau khi làm các thủ tục tại bộ phận tiếp đón, bệnh nhân đến phịng khám
đã được chỉ định và sẽ được bác sĩ khám bệnh. Khi khám, nếu thấy cần thiết,
bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, khi đó
bệnh nhân sẽ phải làm các thủ tục để xét nghiệm.


22

Sau khi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán và quyết định xử lí theo các hướng sau:
- Vào viện điều trị (nội trú).
- Điều trị ngoại trú.
- Cho đơn thuốc về nhà điều trị.
- Chuyển viện.
2 trường hợp sau sẽ khơng có bệnh án, cịn 2 trường hợp đầu sẽ có bệnh
án sau đó q trình điều trị sẽ được thực hiện và các thông tin về Khám- Chữa
bệnh của bệnh nhân sẽ được cập nhật.
Nếu dùng phần mềm quản lý bệnh viện, tại bộ phận khám bệnh, các
thông tin về khám bệnh của bệnh nhân sẽ được cập nhật vào Hệ thống thông
tin báo cáo.
1.4.3.3. Nhập viện:
Bệnh nhân được chỉ định điều trị (nội, ngoại trú) sẽ quay lại bộ phận
hành chính tiếp đón để làm bệnh án nhập viện. Bệnh án có 2 loại là nội trú và
ngoại trú.

Làm bệnh án xong, bệnh nhân sẽ vào khoa điều trị và q trình điều trị
được bắt đầu.
Các thơng tin khi vào viện sẽ được cập nhật lúc làm bệnh án.
1.4.3.4. Nhập khoa:
Tại khoa điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định buồng bệnh, số giường
(nếu là nội trú) và bác sĩ điều trị. Bệnh nhân nội trú sẽ nằm viện điều trị cịn
bệnh nhân ngoại trú thì về nhà và theo lịch hẹn mà đến bệnh viện điều trị.
Các thông tin khi nhập khoa sẽ được cập nhật tại khoa.
1.4.3.5. Điều trị:


23

Trong q trình điều trị, các thơng tin Khám- Chữa bệnh của bệnh nhân
sẽ được cập nhật tại khoa. Các thơng tin đó gồm: các chỉ định điều trị, các
thao tác phẫu thuật thủ thuật, thuốc...
Sau giai đoạn điều trị, bệnh nhân có thể:
- Kết thúc điều trị và ra viện.
- Chuyển khoa khác để điều trị tiếp.
- Chuyển viện.
- Tử vong.
Khi đó các thơng tin xuất khoa, xuất viện, tử vong (nếu xảy ra) sẽ được
cập nhật.
1.4.3.6. Xuất khoa, xuất viện:
Khi kết thúc điều trị, bệnh nhân xuất khoa. Các thông tin xuất khoa được
cập nhật tại khoa.
Nếu bệnh nhân được xuất viện, sẽ làm thủ tục xuất viện. Các thông tin
xuất viện của bệnh nhân được cập nhật tại bộ phận hành chính.
Về nhà
điều trị

Bệnh
nhân

Hành chính
Cấp cứu

Khám

Chuyển
viện
Nội trú
Ngoại trú

Xuất
viện

Xuất
khoa

Điều trị

Nhập
khoa

Hình số 1.5. Sơ đồ qui trình Khám- Chữa bệnh
Bệnh nhân phải thực hiện thanh toán các khoản tài chính trong q trình
vào viện, khám, chữa bệnh và khi xuất viện.


24


1.5. Thực trạng về ứng dụng CNTT trong hệ thống báo cáo tình hình
Khám – Chữa bệnh
Hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng dẫn đến
sự phát triển không ngừng của các bệnh viện, kể cả về quy mơ cũng như đa
dạng hố các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Từ nhiều năm nay lãnh đạo
Bộ Y tế đã xác định vai trò của việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện
như một giải pháp cấp bách nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đòi
hỏi lãnh đạo các cấp phải đầu tư phát triển để hội nhập với khu vực và thế giới.
Về mặt quản lý nhà nước Bộ Y tế đã ban hành QĐ số 2824/2004/QĐ –
BYT ngày 19-8-2004 về ban hành phần mềm Medidsoft 2003 trong quản lý
các báo cáo thống kê và hồ sơ bệnh án cho hệ thống bệnh viện trên toàn quốc.
Sau 2 năm triển khai hiện nay đã có khoảng 300 bệnh viện ứng dụng phần
mềm này trong quản lý các báo cáo thống kê và kết xuất số liệu báo cáo về Bộ
Y tế; đây là một trong những thành công của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh
vực tin học hoá quản lý hành chính nhà nước;
Bên cạnh đó, một số bệnh viện đã phát huy nội lực vươn lên triển khai
ứng dụng CNTT quản lý đồng bộ các hoạt động khám chữa bệnh, bước đầu
đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc giảm thời gian chờ đợi của
người bệnh, đảm bảo cơng bằng, cơng khai tài chính của người bệnh, chống
thất thu tài chính bệnh viện, đảm bảo cơng tác xuất nhập thuốc được chính
xác, đảm bảo việc cấp thuốc cho bệnh nhân thuận tiện, nhanh chóng và an
tồn ... Tạo sự tin tưởng và hài lòng cho người bệnh khi đi khám chữa bệnh.
Một số điển hình của việc ứng dụng CNTT trong quản lý toàn diện
bệnh viện phải kể đến đã là: bệnh viện Gang Thép Thái nguyên; BV Răng
Hàm Mặt Hà nội; BV Phụ Sản Hà nội, bệnh viện Nhi TW, BV Việt Nam –
Thuỵ Điển ng Bí, BVĐK Khánh Hòa, bệnh viện Nhi Đồng I TP. HCM …


25


Về Telemedicin và các úng dụng chuyên sâu thời gian qua một số bệnh
viện trung ương đã ứng dụng thí điểm thành công Telemedicin trong hội chẩn
từ xa: BV Nhi Trung Ương với BV Hồ Bình, BV Nhi Nghệ An; giữa Bệnh
viện Nhi với một số bệnh viện tại Nhật Bản, Úc .v.v.
Ứng dụng thí điểm Telemedicin trong chỉ đạo phẫu thuật từ xa trong dự
án “Dự án bệnh viện vệ tinh” BV Viêt Đức - BV Việt Tiệp Hải Phòng; BV
Sơn Tây; ...
- Triển khai ứng dụng lưu trữ, xử lý và truyền kết quả chẩn đốn hình
ảnh tại BV Trung ương Quân đội 108 và BV Quân Y 175;
Thực hiện cầu truyền hình trực tuyến can thiệp phẫu thuật tim mạch
giữa Viện Tim mạch Bạch Mai và Singapore;
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện nhằm các
mục đích: Một là, tăng cường cơng tác quản lý hoạt động bệnh viện dựa trên
cơ sở quản lý khoa học và hiệu quả của hệ thống quản lý áp dụng tin học (tin
học hoá quản lý bệnh viện), tăng cường năng lực hoạt động của cán bộ dựa
trên việc áp dụng kỹ thuật cao. Hai là, giúp cho người quản lý nắm được các
thơng tin nhanh, chính xác, bất cứ lúc nào, tránh được quan liêu, hiệu chỉnh
ngay được các sai sót và điều chỉnh các hoạt động được kịp thời. Thông qua
các dữ liệu và thông tin, người quản lý có thể đưa ra được những kế hoạch
phù hợp và giúp cho việc điều hành thực hiện kế hoạch một cách nhanh
chóng. Ba là, giúp đơn giản hố các thủ tục hành chính, loại bỏ bớt các hoạt
động trung gian, tạo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh được thực
hiện nhanh chóng và thuận tiện. Bốn là, tăng cường chất lượng thông tin của
các bệnh viện các tuyến và thống nhất dữ liệu cho hoạt động quản lý ngành.
Trong thời gian qua, công tác khám chữa bệnh đã ứng dụng thành công
nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến ngang tầm với các nước trong



×