Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ của điện CHÂM kết hợp XÔNG THUỐC y học cổ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI gáy DO THOÁI hóa cột SỐNG cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 126 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp) là những bệnh của kh ớp và
cột sống mạn tính, với triệu chứng đau và biến dạng, không có bi ểu
hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của s ụn
khớp và đĩa đệm(ở cột sống). Những thay đổi ở phần xương dưới sụn và
màng hoạt dịch.Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình
trạng chịu áp lực quá tải và kéo dài của sụn kh ớp và đĩa đệm [ 1],[2],[3].
Thoái hóa cột sống cổ (THCSC – Cervical spondylosis) đứng hàng
thứ 2 (sau thoái hóa cột sống thắt lưng 31%), chiếm 14% trong các bệnh
thoái hóa khớp. Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng, trong đó đau
vai gáy là triệu chứng rất thường gặp và là một trong nh ững nguyên
nhân chính khiến bệnh nhân phải đi khám [1],[3].
Hiện nay THCSC không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà còn hay
gặp ở độ tuổi lao động. Nguyên nhân do cuộc sống tĩnh và liên quan t ư
thế lao động: cúi, ngửa cổ lâu, các động tác đơn điệu, lặp đi lặp l ại kéo
dài của đầu đòi hỏi sự thích nghi và chịu đựng của cột sống cổ [1],[2],[6],
[7].
THCSC có thể gây những thương tổn cho bệnh nhân về cả thể chất
lẫn tinh thần. Về thể chất, THCSC làm bệnh nhân đau, hạn chế vận
động, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động. THCSC ảnh h ưởng đến
tinh thần thông qua việc đau kéo dài gây ra lo lắng, m ất ngủ, bệnh n ặng
có thể làm cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể. Nếu bệnh nhân có h ội
chứng tủy cổ có thể liệt cứng nửa người hoặc liệt tứ chi tăng d ần [ 3],[6],
[23].


2
Việc điều trị thoái hóa khớp nói chung và THCSC nói riêng, ch ủ y ếu
điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng; kết hợp điều trị nội khoa và


vật lý trị liệu bằng các nhóm thuốc giảm đau chống viêm, giãn c ơ, k ết
hợp chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm…Phẫu thuật chỉ được cân nhắc
khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc chèn ép th ần kinh nhi ều
biểu hiện trên lâm sàng và/hoặc chẩn đoán hình ảnh [3],[6].
Theo Y học cổ truyền (YHCT) thoái hóa khớp được xếp vào ch ứng
Tý, đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thuộc ch ứng tý ở vai gáy. Ch ứng
tý phát sinh do vệ khí cơ thể không đầy đủ, các tà khí bên ngoài
(phong,hàn,thấp) thừa cơ xâm phạm cân, cơ, kinh, lạc gây bế tắc kinh
lạc, khí huyết không lưu thông gây đau hoặc do người cao tuổi ch ức năng
tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết h ư không
nuôi dưỡng được cân gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề, co c ứng,
vận động khó khăn…
YHCT điều trị chứng tý thường dùng các pháp khu phong, tán hàn,
trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tư bổ can thận nhằm khôi phục lại sự cân
bằng âm dương, phù chính khu tà, giảm đau và khôi ph ục l ại ho ạt đ ộng
sinh lý bình thường của vùng cổ gáy. Dựa trên pháp đó, có th ể l ựa ch ọn
nhiều phương thuốc điều trị phù hợp kết hợp với các ph ương pháp
không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huy ệt, xông thu ốc y h ọc
cổ truyền.
YHHĐ kết hợp YHCT có phương pháp điện châm kết h ợp xông
thuốc y học cổ truyền đang được sử dụng nhiều tại các cơ s ở y tế trong
điều trị THCSC và mang lại hiệu quả điều trị trên lâm sàng. Để đánh giá
tác dụng của hai phương pháp này khi sử dụng ph ối h ợp đi ều tr ị đau vai


3
gáy do THCSC trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đ ề tài nh ằm
hai mục tiêu:
1.


Đánh giá tác dụng điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống
cổ bằng phương pháp điện châm kết hợp xông thuốc Y học
cổ truyền.

2.

Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của
phương pháp can thiệp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại
1.1.1. Khái niệm
Thoái hóa cột sống (THCSC) hay thoái hóa khớp nói chung và
THCSC nói riêng, được định nghĩa là tổn thương toàn bộ kh ớp, bao g ồm
tổn thương sụn là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương d ưới sụn, dây
chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Đó là bệnh được đ ặc tr ưng
các rối loạn về cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều kh ớp (và cột
sống). Tổn thương diễn biến chậm tại sụn kèm theo các biến đ ổi hình
thái, biểu hiện bởi hiện tượng hẹp khe kh ớp, tân t ạo x ương và x ơ
xương dưới sụn [1],[2],[3].
1.1.2. Sơ lược về giải phẫu và chức năng cột sống cổ
1.1.2.1. Giải phẫu cột sống cổ


4

Hình 1.1: Các đốt sống cổ[11]
a, Đặc điểm các đốt sống cổ
- Cột sống cổ cấu tạo bởi 7 đốt sống cổ ký hiệu từ C1 – C7, 5 đĩa đ ệm và
1 đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ - thắt lưng C7 – D1), lỗ gian đ ốt

sống, khớp đốt sống và dây chằng.
- Cột sống cổ thường được chia thành hai vùng: cột sống cổ trên (C1 –
C2) và cột sống cổ dưới (C3 – C7), tổn th ương ở từng vùng sẽ có bi ểu
hiện lâm sàng khác nhau.
- Các cột sống cổ có đặc điểm chung là mỏm ngang dính v ới thân và
cuống cung đốt sống bằng hai rễ, giới hạn nên lỗ ngang là n ơi có các
mạch đốt sống đi qua.
- Mặt trên thân đốt sống từ C3 – C7 có thêm hai m ỏm móc hay m ấu bán
nguyệt, ôm lấy góc dưới của thân đốt sống trên hình thành kh ớp mỏm
móc – đốt sống (khớp luschka). Khớp mỏm móc – đốt sống gi ữ cho đĩa
đệm không bị lệch sang hai bên. Khi khớp này bị thoái hóa, gai x ương c ủa
mỏm móc nhô vào lỗ gian đốt sống và chèn ép rễ thần kinh ở đó [ 6],[7].
b, Cấu trúc khớp đốt sống cổ


5
Khớp đốt sống ở cột sống cổ là khớp động, các đốt sống liên kết
với nhau bởi 3 khớp (khớp gian đốt, khớp sống sống, kh ớp bán nguy ệt),
mặt khớp phẳng và nghiêng theo chiều trước sau một góc 45º nên có
thể cúi ngửa dễ dàng.
c, Cấu trúc mô mềm

Đĩa đệm:
- Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với dây chằng đảm bảo s ự liên k ết
chặt chẽ giữa các đốt sống và đóng vai trò hấp thu chấn động.
- Đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, nằm trong khoang gian đ ốt
sống,bao gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.
- Đĩa đệm được dinh dưỡng chủ yếu bằng khuyếch tán qua mâm s ụn,
trong nhân nhầy không có mạch máu mà hầu hết xung quanh là vòng
sợi. Do sự nuôi dưỡng kém nên quá trình TVĐĐ thường xuất hiện s ớm

[6],[12].



Dây chằng:

- Dây chằng dọc trước: Phủ mặt trước các thân đốt sống, từ đốt đ ội t ới
phần trên mặt trước xương cùng. Ngăn cản sự ưỡn quá mức của c ột
sống
- Dây chằng dọc sau: Phủ mặt sau thân đốt sống, đi t ừ x ương ch ẩm t ới
mặt trước xương cụt. Ngăn cản sự gấp quá mức của cột sống và thoát vị
đĩa đệm ra sau.
- Dây chằng vàng (dây chằng liên mảnh): Là tổ chức sợi đàn h ồi màu
vàng phủ mặt sau ống sống,được cấu tạo hoàn toàn bằng mô chun, ch ạy
giữa các mảnh kề nhau và gần như lấp kín khoang liên mảnh.
- Dây chằng liên gai (nằm giữa các mỏm gai) và dây chằng trên gai (nối
đỉnh các mỏm gai) góp phần giữ vững mặt sau cột sống khi đứng thẳng và


6
gấp tối đa.
d, Cấu trúc thần kinh và mạch máu


Cấu trúc mạch máu:

- Từ đốt C2 đến C6 có động mạch đốt sống nền chạy trong l ỗ đ ộng
mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc, kèm
theo động mạch có tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ.
- Mạch máu nuôi dưỡng xương cột sống và đĩa đệm cột sống cổ rất h ạn

chế chủ yếu ở xung quanh vòng sợi.
- Mạch máu nuôi dưỡng tủy rất phong phú. 2/3 tủy trước được nuôi bởi
động mạch gai trước thông qua nhánh trong và nhánh ngoài, 1/3 tủy sau
được nuôi bởi động mạch gai sau bên thông qua nhánh ngang. Mỗi rễ
thần kinh được nuôi bởi một cặp động mạch rễ trước và sau. Động
mạch rễ sau nhận máu từ nhánh động mạch lỗ liên sống của động m ạch
tủy[6],[7],[12].


Cấu trúc tủy và thần kinh:

- Đoạn tủy cổ gồm có 8 đốt bắt đầu từ C1 – T1 ch ứa trong ống s ống.
Đoạn tủy cổ tách ra 8 đôi dây thần kinh chui qua l ỗ ti ếp h ợp ra ngoài t ạo
thành đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động và cảm giác cho chi
trên.

1.1.2.2. Giải phẫu chức năng cột sống cổ
Cột sống cổ tham gia vào sự phối hợp của mắt, đầu, thân mình,
đồng thời tham gia vào việc định hướng trong không gian và điều khi ển
tư thế. Cột sống cổ chịu sức nặng của đầu và bảo vệ tủy sống nằm trong
ống sống.Các đĩa đệm vùng cột sống cổ có nhiệm vụ n ối các đ ốt s ống,
nhờ khả năng biến dạng và tính chịu nén ép mà phục vụ cho s ự v ận


7
động của cột sống, giảm các chấn động lên cột sống, não và tủy. Khoang
gian đốt C2 – C3, C5 – C6 là những nơi chịu tr ọng t ải nhi ều nh ất ở c ột
sống cổ, nên hay gặp thoái hóa ở C2, C3, C5, C6 và hay g ặp TVĐĐ c ột
sống cổ đoạn dưới vì phải thường xuyên chịu tải trọng lớn hơn và di
động nhiều hơn [6],[7],[12].


Hình 1.2. Các động tác vận động của cột sống c ổ [ 13]
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.3.1. Nguyên nhân
- Sự lão hóa: Các tế bảo sụn và đĩa đệm không có kh ả năng sinh s ản và
tái tạo, có ít mạch máu nuôi dưỡng, khi lão hóa làm gi ảm kh ả năng t ổng
hợp sợi collagen và mucopolysaccharid, dẫn đến giảm tính đàn hồi và
chịu lực.
- Yếu tố cơ giới (hiện tượng quá tải) có vai trò đẩy nhanh quá trình lão
hóa, nguyên nhân do các dị dạng khớp bẩm sinh, các biến dạng th ứ phát
sau chấn thương, loạn sản hoặc tăng trọng tải lên cột sống do ngh ề
nghiệp, thói quen…làm tăng bất thường lực nén lên một đơn vị diện tích
của mặt khớp và đĩa đệm [6],[7],[14].
- Các dị dạng khớp bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của cột
sống.


8
- Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, loạn sản… làm thay đổi hình
thái cột sống.
- Ngoài ra một số yếu tố khác như di truyền (cơ địa lão hóa s ớm), rối
loạn nội tiết (mãn kinh, đái đường, loãng xương do nội tiết), rối loạn
chuyển hóa, bệnh lý tự miễn cũng có liên quan đến THCSC.
1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh


Cơ chế bệnh sinh của THCSC được phần lớn các tác gi ả cho là do

sự thoái hóa tổng hợp của hai quá trình:
- Sự thoái hóa sinh học theo tuổi.

- Sự thoái hóa bệnh lý mắc phải: do vi chấn th ương, nhi ễm khu ẩn, d ị
ứng. rối loạn chuyển hóa tự miễn…

Có hai lý thuyết được đề nghị để giải thích cơ chế bệnh sinh c ủa
thoái hóa khớp nói chung:
- Về cơ học: Dưới ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi gãy x ương
do suy yếu các sợi collagen dẫn đến việc hư hỏng các ch ất proteoglycan.
- Về tế bào: Các tế bào sụn bị cứng lại do tăng áp lực giải phóng các
enzyme tiêu protein, enzyme này làm hủy hoại d ần các ch ất c ơ b ản[ 6],
[7], [12],[14],[15].


9

Hình 1.3. Những biến đổi thoái hóa ở cột sống cổ [ 11]
1.1.4. Triệu chứng
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng:

Hội chứng (HC) cột sống cổ:
- Đau tính chất cơ học ở vùng cột sống cổ; xuất hiện sau khi cúi lâu,
nằm gối cao, làm việc kéo dài, hay đột ngột sau khi v ận đ ộng c ột s ống
cổ.
- Có điểm đau tại cột sống cổ hoặc hai bên cột sống cổ.
- Co cứng cơ cạnh sống cổ.
- Tư thế chống đau: nghiêng đầu về bên đau, vai bên đau nâng cao h ơn.
- Hạn chế vận động cột sống cổ[3],[6],[7].

Hội chứng rễ thần kinh:
- Rối loạn cảm giác kiểu rễ:
+ Đau âm ỉ lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh.

+ Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn (dấu hiệu Dèjerine); đau tăng khi tr ọng
tải trên cột sống cổ tăng (khi đi, đứng, ngồi lâu) và khi v ận động.
+ Dị cảm vùng da do rễ thần kinh bị chèn ép chi phối: tê bì, kiến bò, nóng
rát…


10
- Rối loạn vận động kiểu rễ: Giảm vận động một số cơ chi trên tùy
thuộc vào rễ thần kinh bị chèn ép (thường ít khi liệt).
- Giảm hoặc mất phản xạ gân xương do rễ thần kinh chi ph ối b ị chèn
ép.
- Teo cơ chi trên: ít gặp [3],[6],[16].

Hội chứng động mạch đốt sống ( HC giao c ảm cổ sau Barré
Liéou):
- Nhức đầu hoặc đau đầu vùng chẩm từng cơn, chóng mặt.
- Mờ mắt, hoa mắt, giảm thị lực thoáng qua, rung giật nhãn cầu.
- Ù tai, tiếng ve kêu trong tai, đau tai.
- Loạn cảm thành sau họng, nuốt vướng hoặc đau [5],[6],[7].

Trên lâm sàng có thể định hướng chẩn đoán cho bệnh nhân không
phải

thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc thoái hóa cột s ống c ổ có h ội

chứng tủy nếu khám không có dấu hiệu Spurling và Lhermitte.
- Dấu hiệu Spurling: Khi ấn đầu bệnh nhân xuống trong t ư thế ngửa c ổ
và nghiêng cổ về bên đau, xuất hiện đau từ vùng cổ lan xuống vai, cánh
tay, cẳng tay và bàn tay. Dấu hiệu quan trọng đánh giá đau kiểu rễ.
- Dấu hiệu Lhermitte: Cảm giác điện giật đột ngột lan từ cột s ống c ổ

xuống cột sống lưng khi cúi cổ. Dấu hiệu Lhermitte chỉ g ặp ở nhóm
bệnh nhân có hội chứng tủy cổ [17],[18].
1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng

X quang cột sống cổ:
- Gai xương ở thân đốt sống, mặt khớp đốt sống, lỗ gian đốt sống…
- Hẹp khoang gian đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp (tư thế ch ụp chếch ¾).
- Đặc xương dưới sụn, phì đại mấu bán nguyệt…
- Mất đường cong sinh lý cột sống cổ[3],[5],[6],[19].


11

Hình 1.4. X - quang cột sống cổ bị thoái hóa[ 21]


Tư thế chụp trước sau (D), tư thế chụp nghiêng (E)
Cắt lớp vi tính, Cộng hưởng từ trong THCSC cho th ấy các hình ảnh

tổn thương như phim X – quang và có thể có hình ảnh phì đ ại dây ch ằng
dọc…
1.1.5. Chẩn đoán
1.1.5.1. Chẩn đoán xác định
Không có tiêu chuẩn cụ thể chẩn đoán xác định THCSC, t hường
dựa vào lâm sàng (HC cột sống cổ, HC rễ, HC giao cảm cổ sau) và cận lâm
sàng (chụp X – quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ cột sống cổ).
1.1.5.2. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh lý cột sống cổ (u, viêm, chấn th ương, TVĐĐ).
- Bệnh lý bên trong ống sống cổ (u tủy, xơ cứng cột bên teo c ơ, x ơ c ứng
rải rác).

- Bệnh lý ngoài cột sống cổ (viêm đám rối thần kinh cánh tay…).


12
1.1.6. Điều trị và phòng bệnh
1.1.6.1. Điều trị
Điều trị THCSC bao gồm điều trị bảo tồn và phẫu thuật, trong đó
điều trị bảo tồn là chủ yếu. Điều trị bảo tồn có thể kết hợp dùng thuốc
(nội khoa) và các biện pháp vật lý trị liệu, chủ yếu là điều tr ị tri ệu
chứng và phục hồi chức năng.


Điều trị bảo tồn:

- Nội khoa:
+ Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: Chống viêm
giảm đau không steroid (Diclofenac, Meloxicam…); giãn cơ vân
(Mydocalm, Myonal…)
+ Sử dụng thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau WHO, l ưu ý ch ống
chỉ định và tác dụng phụ của thuốc.
+ Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm: Ức chế men tiêu
sụn (Chondroitin sulfate); tăng cường tổng hợp proteoglycan và tăng sản
xuất chất nhầy dịch khớp (Glucosamin sulfate); vitamin nhóm B
(Neurobion, Methylcoban…) đặc biệt hay được sử dụng khi có tổn
thương thần kinh.
- Vật lý trị liệu: Tập vận động, chiếu đèn hồng ngoại, đ ắp bùn nóng,
tắm nước khoáng, kéo giãn cột sống cổ…[3],[14],[25],[26],[27].


Điều trị phẫu thuật: Được chỉ định khi các dấu hiệu th ần kinh

tiến triển

nặng hoặc điều trị bảo tồn tại cơ sở chuyên khoa không kết qu ả. D ấu
hiệu X quang chứng tỏ sự chèn ép thần kinh phù hợp v ới thăm khám lâm
sàng hoặc trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật n ới rộng kh ớp m ỏm
móc - đốt sống [6],[7],[17],[22].
1.1.6.2. Phòng bệnh


13
- Tránh các tư thế xấu, sai tư thế, vận động mạnh đột ngột hoặc duy trì
một tư thế quá lâu trong sinh hoạt, lao động; tránh mưa, gió, lạnh; có tấm
đỡ hoặc đeo đai cột sống cổ để bảo vệ khi đi đường xa, làm việc lâu; đối
với những người làm việc có liên quan đến tư thế bất lợi của cột sống cổ
cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để thư giãn cột sống cổ, xoa bóp và tập
vận động cổ nhẹ nhàng. Kiểm tra định kỳ phát hiện sớm các biểu hiện
bệnh lý và điều trị kịp thời.
- Phát hiện sớm các dị dạng cột sống cổ để có biện pháp chỉnh hình phù
hợp. tránh thoái hóa khớp thứ phát [3],[5],[22].
1.2. Tổng quan thoái hóa cột sống cổ theo YHCT
1.2.1. Bệnh danh
Trong Y học cổ truyền, đau vai gáy do thoái hóa c ột s ống c ổ đ ược
xếp vào chứng Tý, vị trí bệnh ở vùng vai gáy.
Tý là sự bế tắc kinh mạch, khí huy ết . Chứng tý phát sinh trên cơ sở
khí huyết suy kém, âm dương không điều hòa, các tà khí từ bên ngoài
thừa cơ xâm phạm vào cân, cơ, khớp, xương, kinh lạc… làm bế tắc kinh
mạch, khí huyết không lưu thông gây đau; hoặc do ng ười cao tu ổi ch ức
năng các tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huy ết
hư không nuôi dưỡng được cân, tỳ hư cơ nhục yếu mà gây ra x ương
khớp đau nhức, cân co cứng, vận động khó khăn……[8],[9],[28],[29].

1.2.2. Nguyên nhân và thể bệnh
1.2.2.1. Nguyên nhân
- Ngoại nhân: Do phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào cơ th ể.


14
- Nội nhân: Do rối loạn tình chí, hoặc tiên thiên bất túc, ho ặc sau kinh
nguyệt, sinh đẻ làm khí huyết suy kém, âm dương không điều hòa.
- Bất nội ngoại nhân: Do lao động vất vả, ăn uống, tình dục không đi ều
độ; đàm ẩm, huyết ứ mà gây bế tắc kinh lạc [8],[9],[28],[29],[30].
1.2.2.2. Các thể lâm sàng
Theo YHCT chứng Tý vùng vai gáy được chia thành các th ể:


Thể phong hàn tà gây bế tắc kinh lạc:
Triệu chứng chính của thể phong hàn tà là đau nh ức vùng đ ầu, c ổ,

vai và ngực lưng, có điểm đau cố định ở cổ, có thể sờ th ấy co c ơ ở c ổ vai
gáy, cứng cổ hạn chế vận động. Đau, tê và nhức tứ chi, có th ể có cảm giác
nặng và yếu hai chi trên, đau nặng đầu. Ng ười thích nóng, s ợ l ạnh, l ưỡi
nhợt, rêu trắng mỏng, mạch phù hoãn hoặc sáp. Pháp điều trị là tr ừ
phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc; sử dụng bài thuốc “Qu ế chi gia Cát
căn thang” gia giảm để điều trị. Châm các huyệt Hậu khê (VI.3), Phong
trì (XI.20), Đại chùy (XIII.14), Liệt khuyết (I.7) [ 30].


Thể đàm thấp làm bế tắc kinh lạc:
Triệu chứng chính của thể đàm thấp là đau nhức vùng đầu, c ổ, vai

và ngực lưng, đau đầu chóng mặt; đau cảm giác n ặng đ ầu, c ơ th ể n ặng

nề, không có sức lực; buồn nôn; ngực sườn đầy tức. L ưỡi nh ợt, rêu tr ắng
nhớt, mạch huyền hoạt. Trên lâm sàng, thể đàm thấp th ường kết h ợp
với các thể khác của chứng Tý vùng vai gáy. Pháp điều trị là hóa đàm tr ừ
thấp, hoạt huyết thông mạch. Phương dược hay dùng là “Ph ục linh
hoàn” gia giảm. Châm cứu sử dụng các huyệt Hậu khê (VI.3), Phong trì
(XI.20), Đại chùy (XIII.14), Âm lăng tuyền (IV.9), Phong long (III.40) [ 30].


Thể khí trệ huyết ứ:


15
Thể khí trệ huyết ứ có triệu chứng chính là đau nhức, tê vùng đầu,
cổ, vai và ngực lưng; tê, đau nhói cố định, đau tăng về đêm, ban ngày đ ỡ
đau, đau cự án, co cứng cơ tại chỗ và tứ chi, kích thích khó ch ịu. Mi ệng
khô, lưỡi tím, có thể có điểm ứ huyết, mạch huyền hoặc sáp. Thể khí tr ệ
huyết ứ thường ít xuất hiện đơn thuần mà kết hợp với các thể lâm sàng
khác của chứng Tý vùng vai gáy. Pháp điều trị là hoạt huy ết hóa ứ, thông
kinh hoạt lạc chỉ thống; sử dụng bài “Đào hồng ẩm” gia giảm. Châm c ứu
các huyệt Hậu khê (VI.3), Thân mạch (VII.62), Hợp cốc (II.4), Tam âm
giao (IV.6), A thị huyệt [30].


Thể khí huyết hư kèm huyết ứ:
Thể khí hư huyết ứ thường có triệu chứng đau đầu và cổ, hạn chế

vận động vùng cổ và yếu tứ chi đặc biệt hai chi trên, tê vùng vai và cánh
tay. Mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, ra mồ hôi trộm, hoa mắt chóng m ặt, h ồi
hộp trống ngực, hơi thở ngắn; sắc mặt xanh. Rối loạn kinh nguyệt ở n ữ.
Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế nhược. Pháp điều trị là bổ khí

dưỡng huyết, thông kinh hóa ứ. Phương dược hay dùng là bài “Hoàng kỳ
Quế chi Ngũ vật thang” gia vị. Châm các huyệt Túc tam lý (III.36), Đại
chùy (XIII.14), Cách du (VII.17), Can du (VII.18), Tỳ du (VII.20), Tam âm
giao (IV.6), Hợp cốc (II.4) [30].


Thể can thận âm hư:
Thể can thận âm hư có triệu chứng chính là đau nhức vai gáy và

ngực lưng, đau căng đầu, tê và yếu tứ chi, đau mỏi lưng gối, hoa m ắt
chóng mặt, nhìn mờ. Triều nhiệt, ra mồ hôi trộm. Miệng h ọng khô, l ưỡi
đỏ ít rêu; mạch tế sác. Pháp điều trị là t ư d ưỡng can th ận, ho ạt huy ết
thông kinh lạc; sử dụng bài thuốc “Hổ tiềm hoàn” gia v ị. Châm các huyệt
Thái khê (VIII.3), Đại trữ (VII.11), Huyền chung (XI.39)[30].
* Do các thể đàm thấp và khí trệ huyết ứ đơn thuần ít g ặp mà


16
thường phối hợp với các thể khác nên trên lâm sàng th ường chia thành
các thể:
- Thể Phong hàn thấp tý: THCSC giai đoạn đầu ch ủ yếu bi ểu hi ện
vùng cổ gáy đau nhức, cứng khó vận động; đau tăng lên khi g ặp l ạnh, gió,
mưa, ẩm; đau giảm khi chườm ấm hoặc xoa bóp. Ngoài ra có các tri ệu
chứng đau đầu, đau lan xuống vai, tay; vận động nặng nề, khó khăn,
không sưng nóng đỏ các khớp. Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi nh ớt,
mạch phù khẩn [30].

- Thể Phong hàn thấp tý kèm can thận hư: Bệnh lâu ngày, thể chất hư yếu,
tà khí làm tổn thương tạng phủ. Can thận hư gây cân cơ co rút, xương khớp
nhức đau, biến dạng, vận động khó khăn. Vì vậy cần dùng biện pháp công bổ

kiêm trị, cụ thể là: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, bổ can thận [30].
1.2.3. Một số phương pháp điều trị chứng Tý theo Y học cổ truyền
Điều trị chứng Tý theo YHCT gồm: khu phong, tán hàn, tr ừ th ấp,
thông kinh hoạt lạc, tư bổ can thận nhằm khôi phục lại s ự thăng b ằng
âm dương, phù chính khu tà, thông kinh hoạt lạc và khôi ph ục l ại ho ạt
động sinh lý bình thường của vùng vai gáy [ 10],[28],[29],[31],[32]. Dựa
vào pháp trên, có hai phương pháp điều trị chính là dùng thuốc và không
dùng thuốc.
YHCT có nhiều bài cổ phương có giá trị trên lâm sàng trong điều tr ị
chứng Tý, tùy thuộc vào mỗi thể bệnh mà có một bài thuốc phù h ợp. Đối
với thể phong hàn thấp tý, tùy vào nguyên nhân gây bệnh nào nổi tr ội
hơn mà việc sử dụng thuốc biến hóa linh hoạt. Nếu thiên v ề phong tý
thường dùng bài "Phòng phong thang" (Phòng phong, Cát cánh, H ạnh
nhân, Khương hoạt...), thiên về hàn tý lại dùng "Ô đầu thang" (Ô đ ầu


17
chế, Ma hoàng, Hoàng kỳ...), thấp tý là chính thì dùng bài "Ý dĩ thang" (Ý
dĩ, Khương hoạt, Thương truật, Độc hoạt...). Nh ưng v ới ch ứng Tý vùng
vai gáy thể phong thấp tý kèm can thận hư cần dùng pháp công bổ kiêm
trị thì "Quyên tý thang" là bài thuốc cổ phương th ường được s ử d ụng
(Khương hoạt, Hoàng kỳ, Khương hoàng)…[33],[34],[35],[36].
Về điều trị không dùng thuốc, châm cứu là một trong những
phương pháp chữa bệnh có lịch sử lâu đời của YHCT ph ương Đông, đ ược
sử dụng để chữa bệnh ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên và
nhiều quốc gia trên thế giới. Cơ chế tác dụng của châm cứu là điều hòa
âm dương, và điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc đ ể đi ều tr ị
bệnh tật [9],[10]. Châm cứu có bổ có tả, tác dụng của hai thủ thuật này
là để điều khí, khi khí được điều hòa thì huyết sẽ hòa, khí huy ết hòa thì
kinh mạch thông sướng, âm dương được nuôi dưỡng tốt, gân x ương

vững chắc, các khớp vận động được linh hoạt. Điện châm là ph ương
pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm với tác dụng
của dòng điện qua máy điện châm nhằm tăng tác d ụng đ ắc khí và d ẫn
khí khi châm cứu [10].
Hiện nay phương pháp xông thuốc YHCT được áp dụng rộng rãi tại
các cơ sở y tế trong điều trị chứng tý. Phương pháp này dùng hơi nước
nóng của dịch xông thuốc (nguồn gốc là các vị thuốc YHCT) đối với bề mặt
cơ thể làm giãn nở lỗ chân lông gây thoát mồ hôi. Thuốc có thể thông qua bì
phu, du huyệt, tấu lý trực tiếp tác dụng vào bộ phận bị bệnh . Xông thuốc
YHCTcó tác dụng cải thiện tuần hoàn tại chỗ, phát huy chống viêm tiêu
sưng, điều tiết nội môi, giãn cơ co cứng, thúc đẩy hồi phục cơ nhục, các
khớp và thần kinh bị tổn thương.


18

1.2.4. Các huyệt thường sử dụng trong điều trị chứng Tý ở vai gáy
Bảng 1.1. Các huyệt thường sử dụng trong điều trị chứng Tý ở vai
gáy
Tên
huyệt
Phong
trì XI.20

Đại chùy
XIII.14
Đại trữ
VII.11

Đường

kinh

Vị trí

Túc thiếu
dương
Đởm

Từ giữa xương chẩm (C1)
đo ngang ra 2 thốn, huyệt ở
chỗ trũng phía ngoài cơ
thang, phía trong cơ ức đòn
chũm.

Mạch Đốc
Túc thái
dương
Bàng
quang

Cách châm

Châm hướng
mũi kim về
nhãn cầu bên
đối diện
0,5 – 0,8 thốn
Châm chếch,
Chỗ lõm dưới mỏm gai đốt
hướng kim lên

sống cổ 7 hay trên mỏm gai
trên 0,5 – 1
đốt sống lưng 1.
thốn
Từ giữa khe D1 – D2 đo Châm
chếch
ngang ra 1,5 thốn.
0,5 thốn


19

Kiên
tỉnh
XI.21
Kiên

Túc thiếu
dương
Đởm

Ở trên vai, nằm giữa đường
Châm thẳng
nối từ Đại chùy (XIII.14)
0,5 thốn
đến đỉnh vai.

Ở giữa mỏm cùng vai và
Thủ dương
mấu chuyển lớn xương Châm thẳng

ngung
minh Đại
cánh tay, ngay chính giữa 0,5 – 1 thốn
tr
ườ
ng
II.15
phần trên cơ delta.
Giáp tích
Huyệt
Từ khe đốt sống đo ngang Châm chếch
0,3 – 0,5 thốn
D1 – D6 ngoài kinh ra 0,5 thốn.
Ở kẽ xương đốt bàn tay 1
Th

d
ươ
ng
Hợp cốc
và 2, trên cơ liên đốt mu tay Châm thẳng
minh Đại
1 và phía dưới trong xương 0,5 – 0,8 thốn
II.4
trường
đốt bàn tay 2.
Là các điểm đau xuất hiện
khi có bệnh, mà thầy thuốc
A thị
Huyệt

phát hiện ra trong thăm Tùy theo vị trí
ngoài kinh khám hoặc bệnh nhân chỉ huyệt
huyệt
ra. Chọn huyệt ở điểm ấn
đau nhất của vùng bị bệnh.
1.3. Tình hình nghiên cứu về điều trị thoái hóa cột sống cổ trên thế giới
và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Thoái hóa cột sống cổ đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên
cứu về đặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị, bao g ồm c ả
phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.
Witt C. M. và cộng sự (2006) đã tiến hành một thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm và một nghiên c ứu thu ần t ập
trên hơn 14000 bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính trên 6 tháng ở Đ ức
(chọn ngẫu nhiên 1880 BN vào nhóm điều trị châm cứu và 1886 b ệnh
nhân vào nhóm chứng không châm cứu, 10395 bệnh nhân vào nhóm
châm cứu nghiên cứu thuần tập). Bệnh nhân nhóm châm c ứu đ ược châm


20
15 lần trong 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm châm c ứu có
kết quả giảm đau và hạn chế vận động tốt hơn nhóm chứng v ới p <
0,001 và duy trì trong suốt 6 tháng sau đó. Nhóm nghiên c ứu thu ần t ập
có mức độ đau trước điều trị nặng hơn nhóm ngẫu nhiên, nhưng m ức đ ộ
phục hồi sau điều trị tốt hơn [38].
He D. và cộng sự (2005) ở khoa Y, Đ ại h ọc t ổng h ợp Oslo, Nauy
đã nghiên cứu tác dụng gi ảm đau c ột s ống c ổ và đau vai m ạn tính c ủa
châm cứu ở 24 phụ nữ làm công vi ệc văn phòng (47 ± 9 tu ổi) có th ời
gian đau từ 3 – 21 năm. Kết qu ả cho th ấy châm c ứu ngoài tác d ụng
giảm đau, còn có tác d ụng c ải thi ện gi ấc ng ủ, gi ảm các tri ệu ch ứng lo

lắng, trầm uất và cải thiện ch ất l ượng cu ộc s ống. Theo dõi ti ếp t ục
trong 6 tháng đến 3 năm các tác gi ả th ấy các tri ệu ch ứng này v ẫn
được cải thiện hơn ở nhóm nghiên c ứu so v ới nhóm ch ứng [ 39].
Blossfeldt P. (2004) đánh giá điều trị đau cổ mạn tính bằng châm
cứu ở 153 bệnh nhân thấy hiệu quả điều trị đạt 68%. Theo dõi trong
thời gian dài thấy 49% số bệnh nhân duy trì hiệu quả điều tr ị sau 6
tháng và 40% duy trì sau 1 năm [40].
Quách Xuân Ái (2006) quan sát trên 30 bệnh nhân dùng châm c ứu,
xoa bóp điều trị triệu chứng hoa mắt chóng mặt do THCSC thấy rằng:
Khỏi bệnh 33,33%, đỡ bệnh 90,0% [41].
Đảng Kiến Quân (2003) nghiên cứu châm cứu điều trị đau vai gáy
do THCSC bằng các huyệt Phong trì, Kiên trung du, Kiên t ỉnh, Đ ại chùy,
Thiên tông kết hợp xoa bóp cho 56 bệnh nhân. Kết quả có hiệu qu ả
96,4% [42].
Vương Mẫn (2009) nghiên cứu các triệu chứng hẹp động m ạch
đốt sống cổ do THCSC gây ra, bao gồm huy ễn v ựng, bu ồn nôn, th ị l ực
giảm sút, tê cánh tay ho ặc có c ảm giác d ị c ảm. T ừ tháng 9/2005 t ới


21
6/2009 tác giả dùng châm c ứu k ết h ợp thu ốc Đông y đi ều tr ị 74 b ệnh
nhân đạt hiệu quả 83,33% [43].
1.3.2. Tại Việt Nam
Nguyễn Phương Lan (2003) nghiên cứu tác dụng của điện châm
trên 50 bệnh nhân mắc Hội chứng vai tay tại Viện châm cứu Trung ương
thấy kết quả điều trị 72% tốt, 28% khá, không có bệnh nhân k ết qu ả
kém. Trước điều trị có 100% bệnh nhân đau vai gáy, giảm ch ỉ còn 5/50
bệnh nhân (10%) sau điều trị, hạn chế vận động cột sống cổ cũng giảm
từ 100% xuống còn 2%. Trong quá trình nghiên c ứu không th ấy x ảy ra
tác dụng không mong muốn nào[44].

Trương Văn Lợi (2007) điều trị cho 36 bệnh nhân có HC co c ứng
cơ vùng cổ gáy bằng phương pháp xoa bóp bấm huy ệt th ấy điểm đau
VAS trung bình giảm từ 6,81±1,21 điểm xuống 2,01±1,35 điểm, có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001. 27,8% bệnh nhân có ch ức năng c ột sống cổ
về bình thường, 72,2% còn hạn chế ít, không còn tr ường h ợp h ạn ch ế
nhiều [45].
Phương Việt Nga (2010) nghiên cứu tác dụng điều trị Hội ch ứng co
cứng cơ vùng cổ gáy bằng phương pháp điện châm mang lại kết quả:
điểm đau VAS trung bình giảm từ 6,67 ± 1,21 xuống 2,96 ± 2,36 đi ểm; s ự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; cải thiện biên độ cột s ống c ổ.
Kết quả điều trị chung: Tốt 36,67% và khá 56,67% [46].
Hồ Đăng Khoa (2011) sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt có
kết hợp tập vận động theo YHCT trong điều trị đau vai gáy do THCSC
mang lại kết quả 86,7% tốt, 10% khá, 3,3% trung bình [47].
Nguyễn Tuyết Trang (2013) đánh giá tác dụng của cấy chỉ Catgut
trong điều trị đau vai gáy do THCSC thể phong hàn thấp tý, nhóm c ấy ch ỉ


22
có điểm đau VAS trung bình giảm từ 5,78 ± 1,28 điểm xuống 1,53 ± 0,84
điểm, cao hơn nhóm điện châm với p > 0,05, cải thiện tầm vận động cột
sống cổ và mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày cao hơn nhóm điện
châm với p < 0,05 [48].
Đặng Trúc Quỳnh (2014) đánh giá tác dụng của bài thuốc “cát căn
thang” điều trị bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, nhóm s ử
dụng phương pháp điện châm kết hợp uống bài thuốc “cát căn
thang”thấy điểm đau VAS trung bình giảm từ 6,00 ± 1,46 điểm xuống
1,37 ± 1,16 điểm; cao hơn nhóm điện châm đơn thuần v ới p < 0,05 [62].
1.4.Điện châm và xông thuốc YHCT
1.4.1. Điện châm

1.4.1.1. Định nghĩa
Điện châm (châm điện) là phương pháp chữa bệnh phối h ợp tác
dụng của châm với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm.
Điện châm có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau, kích thích
hoạt động và tăng cường dinh dưỡng của các cơ, tổ ch ức; giảm viêm,
giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ [8],[10].
1.4.1.2. Chỉ định và chống chỉ định


Chỉ định:

- Dùng để cắt cơn đau trong một số bệnh: đau do co c ứng c ơ, đau răng,
đau thần kinh…
- Chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt: liệt nửa người, liệt các dây
thần kinh, liệt các dây thần kinh ngoại biên…
- Châm tê để tiến hành phẫu thuật.

Chống chỉ định:
- Không sử dụng trong các trường hợp bệnh lý cấp c ứu.


23
- Ngườicó sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc mắc bệnh tim, ph ụ
nữ đang có thai và hành kinh
- Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói…
- Một số huyệt không có chỉ định châm hoặc cấm châm sâu nh ư: Phong
phủ, Nhũ trung…[8],[10].
1.4.1.3. Cách tiến hành điện châm
- Sau khi chẩn đoán xác định, chọn phương huyệt và tiến hành châm kim
đạt tới đắc khi. Nối các huyệt cần được kích thích bằng xung điện tới máy

điện châm.
- Cần kiểm tra máy trước khi vận hành để đảm bảo an toàn.
- Tránh mọi động tác vội vàng khiến cường độ kích thích quá ng ưỡng
gây co giật mạnh khiến bệnh nhân hoảng sợ. Thời gian kích thích điện
tùy thuộc yêu cầu chữa bệnh, có thể từ 15 phút đến 1 tiếng (nh ư trong
châm tê để mổ).
1.4.1.4. Liệu trình điện châm
- Thông thường điện châm 1 lần/ngày, mỗi lần 20 – 25 phút, 1 li ệu trình
điều trị từ 10 – 15 ngày hoặc dài hơn tùy yêu cầu điều trị.
- Tần số của dòng điện điện châm theo pháp bổ là 1 - 3 Hz, theo pháp t ả
là 4 - 10 Hz. Tùy theo ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân mà đi ều ch ỉnh
cường độ điện châm cho phù hợp [10],[49],[50],[51].
1.4.2. Xông thuốc Y học cổ truyền
1.4.2.1. Phương pháp xông hơi trị liệu
Phương pháp xông hơi được áp dụng từ lâu đời, ở khắp các quốc gia
trên thế giới.


24
 Định nghĩa:
Xông hơi trị li ệu: Là phương pháp dùng hơi n ước nóng đối v ới b ề
mặt cơ thể làm giãn nở lỗ chân lông gây thoát mồ hôi.
Có các phương pháp: Xông hơi toàn thân – tắm hơi (Sauna), bồn tắm
hơi (steam bath), xông hơi từng vùng cơ thể. Có thể xông h ơi kết h ợp v ới
các trị liệu khác như massage, tắm bùn,…[68][69].
 Cơ chế tác dụng:
Xông hơi trị liệu gây phản ứng được gọi là "cơn sốt nhân tạo".
- Sốt kích thích hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất bạch c ầu, tăng s ản
xuất interferon.
- Sốt làm chậm sự phát triển của sinh vật xâm nhập.

- Làm tăng tốc các quá trình hóa học trong cơ th ể, tăng l ưu thông dòng
máu, tác dụng kích thích h ệ th ống tim m ạch.
- Làm mở các lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi, bài tiết các độc tố ra khỏi
cơ thể [68][69].
 Tác dụng:
- Giảm đau, nhanh hồi phục bong gân và giãn dây chằng.
- Tiêu hao 200 calo - 450 calo trong thời gian 20 phút xông h ơi.
- Giúp kiểm soát mụn trứng cá và viêm khớp.
- Làm sạch da.
- Giải độc.
- Cải thiện sức khỏe.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch , thư giãn [68][69].


Chỉ định:

- Giảm đau, giảm co cứng cơ trong các chứngđau cấp tính, gi ảm co th ắt
cơ trong các chứng đau mạn tính,hồi phục bong gân và giãn dây chằng.


25
- Làm giãn cơ để phục vụ các kỹ thuật trị liệu khác nh ư xoa bóp, v ận
động.


Chống chỉ định: Các ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới

đang xung huyết, khối u ác tính, lao, vùng đang ch ảy máu, đe d ọa ch ảy
máu, giãn tĩnh mạch da.
1.4.2.2. Nguôn gốc bài thuốc

- Theo bài thuốc xông hơi của bệnh viện YHCT Trung ương.
1.4.2.3. Cấu trúc bài thuốc
Hồng hoa

30g

Ngũ gia bì

30g

Huyết giác

50g

Phòng phong

50g

Xuyên khung 50g

Uy linh tiên

40g

Ngưu tất

50g

Kê huyết đằng


50g

Bạch chỉ

30g

Tục đoạn

40g

Quế chi

40g

Mộc qua

40g

1.4.2.4. Cách dùng
Xay các vị thuốc thành bột trộn lẫn với nhau, chia làm 10 túi, m ỗi túi
50g, mỗi lần xông dùng 1 túi. 1 túi 50g sắc cùng 1500ml n ước đ ược
500ml dịch xông hơi.

1.4.2.5. Tác dụng bài thuốc


×