Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Thực trạng thương tích của học sinh 3 trường trung học cơ sở thành phố tây ninh, tỉnh tây ninh năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.35 KB, 63 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế mở cửa và hội nhập mang đến nhiều cơ hội để phát triển và nâng
cao chất lượng cuộc sống nhưng kèm theo đó là những thách thức về các vấn
đề mang tính xã hội như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu
nghèo,… trong đó có mối liên quan rõ rệt giữa những thay đổi về kinh tế-xã
hội với thương tích.
Thương tích là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Trên thế giới, mỗi ngày có khoảng 16.000 người chết vì các loai thương tích,
kèm theo mỗi trường hợp tử vong có hàng trăm người bị thương tích. Riêng
năm 1998 thế giới có khoảng 5,8 triệu người chết do thương tích. Theo báo
cáo của tổ chức Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật (WHO) dự báo đến năm 2020
có khoảng 8 triệu người chết vì thương tích trong một năm.[1]
Thương tích xảy ra ở tất cả các khu vực, mọi quốc gia ảnh hưởng đến
sức khỏe và tính mạng con người mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp thuộc mọi
thành phần xã hội nhưng rất dễ xảy ra ở lứa tuổi học đường vì ở lứa tuổi các
em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ
năng phòng tránh nên rất dễ bị thương tích.[1]
Theo báo cáo Tổng hơp về phòng chống TNTT trẻ em ở Việt Nam do Bộ
Lao động, Thương binh và xã hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp
Quốc (UNICEF) tại Việt Nam công bố cho thấy số lượng các vụ thương tích
trẻ em ngày càng tăng và đang trở thành vấn đề y tế công cộng, nhất là từ năm
1986. Thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở
trẻ dưới 18 tuổi. Chỉ riêng trong năm 2007 đã có 7.894 trẻ em và người chưa
thành niên từ 0-19 tuổi bị tử vong do thương tích mà nguyên nhân hàng đầu là
tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc và động vật cắn.


2
Là một tỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa thành


phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia và là một trong
những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh có vị trí
chiến lược quan trọng với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, và nhiều
địa điểm du lịch nổi tiếng như Núi Bà Đen, động Kim Quang, hồ Dầu Tiếng
cùng với địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp
sắc thái của vùng đồng bằng, giao thông chủ yếu là 2 tuyến sông chính là
tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Đây là nơi có nhiều nguy
cơ xảy ra thương tích mà chủ yếu là tai nạn giao thông, đuối nước, ngã…
nhưng chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm đến. Vì thế chúng tôi thực hiện
nghiên cứu “ Thực trạng thương tích của học sinh 3 trường trung học cơ
sở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2014” nằm trong nghiên
cứu“Tình hình sức khỏe và thương tích của học sinh một số trường tiểu học
và trung học cơ sở tại Thái Bình, Lâm Đồng và Tây Ninh, năm 2014” nhằm
mang đến cái nhìn tổng thể và khách quan về tình hình thương tích của học
sinh ở khu vực Đông Nam Bộ, nơi có địa hình chủ yếu là sông suối. Nghiên
cứu gồm những mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng thương tích ở học sinh 3 trường trung học cơ sở tại
thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh, năm 2014.

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến thương tích của học sinh 3 trường
trung học cơ sở tại thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh năm 2014.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Quan niệm về thương tích
Trước kia, mọi người coi thương tích là số mệnh, hậu quả là một quá

trình dài mọi người đã không chú ý quan tâm đến vấn đề sức khỏe này trong
cộng đồng. Nhưng vài thập kỷ gần đây, quan niệm đó đã thay đổi hoàn toàn,
các nhà khoa học đã nhận ra thương tích có thể phòng tránh được. Từ đó họ
xây dựng nhiều phương pháp nghiên cứu để phòng tránh có hiệu quả. Từ quan
niệm mới này, các nhà khoa học đề nghị các quốc gia trên thế giới tổ chức
nghiên cứu thương tích một cách có hệ thống, đề ra nhiều biện pháp phòng
tránh hoặc làm giảm bớt hậu quả do thương tích gây ra.[1]
1.2. Định nghĩa và phân loại thương tích
1.2.1. Định nghĩa thương tích
“Thương tích là tổn thương của cơ thể (có chủ định hay không có chủ
định) gây nên bởi sự phơi nhiễm cấp đối với năng lượng mang tính gây tổn
thương (cơ học, điện, nhiệt, hóa học) hay bởi sự thiếu vắng đột ngột của các
yếu tố thiết yếu (ví dụ như thiếu oxy trong chết đuối, hay sức nóng do chấn
thương do giảm nhiệt).”[2]
1.2.2. Phân loại thương tích
- Thương tích không chủ định: Thương tích gây nên do sự không chủ ý
của những người bị thương tích hay của những người khác. Bao gồm: tai nạn
giao thông, ngã, chết đuối, ngộ độc,….
Thuật ngữ “tai nạn” thường được sử dụng một cách rộng rãi khi người ta
bàn về thương tích không chủ định. Tuy nhiên sự ám chỉ của thuật ngữ cho
rằng sự may rủi và tính ngẫu nhiên đóng vai trò chính thường ít khi đúng.
Thương tích không chủ định, khi mà không có sự cố ý nào, thường có các yếu



4
tố con người tham gia. Những yếu tố này có thể tìm thấy đồng thời ở cả người
bị thương tích và ở cả người trong cộng đồng và ngoài xã hội. Nhiều yếu tố
thuộc về hành vi con người (chẳng hạn như trạng thái tình cảm, sử dụng chất
ma túy làm thay đổi ý nghĩ, áp lực của bạn cùng lứa hay sự thiếu kinh nghiệm
của tuổi trẻ) đều đóng vai trò nhất định trong cả thương tích không chủ định
và thương tích có chủ định.
-Thương tích có chủ định: Thương tích gây nên có sự chủ ý của người bị
thương tích hay của cả những người khác. Ví dụ: giết người, tự sát, chiến
tranh, đánh nhau, bạo hành,…[2]
1.3. Mô hình dịch tễ học về thương tích
Dịch tễ học thương tích cũng tương tự như dịch tễ học các bệnh truyền
nhiễm, các yếu tố trọng tâm bao gồm:
- Vật chủ:người bị thương tích.
- Tác nhân gây nên thương tích: lực tác động hay năng lượng.
- Vật trung gian: vật hay vector chuyên chở tác nhân.
- Các yếu tố môi trường: hoàn cảnh và tình trạng thương tích xảy ra.
Dịch tễ học thương tích tìm tòi, xác định các yếu tố nguy cơ, các nhóm
đích và trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? khi sự kiện
thương tích xảy ra.[1]
1.4. Ma trận Haddon về thương tích
Năm 1970, William Haddon.Jr thiết kế công cụ cho việc phân tích sự
kiện tai nạn thương tích. Đây là một ma trận kết hợp giữa các đặc tính của mô
hình và phổ thương tích. Ma trân Haddon cho phép xem xét đồng thời tất cả
các yếu tố (vật chủ,trung gian, môi trường) và các giai đoạn theo thời gian của
một sự kiện. Vì vậy có thể sử dụng ma trận để phân tích bất kì sự kiện gây
thương tích nào và xác định can thiệp dự phòng và giảm thiệt hại.[3]


5

Con

người Vật

(vật chủ)

trung Môi trường Môi trường

gian

vật lý

kinh

tế-xã

hội
Trước
xảy

khi Vật chủ có Vật

trung Môi trường Môi trường

ra phơi nhiễm gian

có có

nguy có thuận lợi


thương tích với yếu tố nguy hiểm hiểm
nguy cơ hay không?
không?

để tiếp xúc

không?

với yếu tố

Môi trường
có các biện

gây thương
tích?

pháp giảm
yếu tố gây
thương tích
không?
Khi xảy ra Vật chủ có Vật
thương tích chịu

trung Môi trường Môi trường

được gian có cung có tham gia có tham gia

yếu tố gây cấp thiết bị trong

suốt trong


suốt

thương tích bảo

trình quá

trình

không?

vệ quá

không?

thương tích thương tích
không?

Sau khi xảy Mức độ bị Vật
ra
tích

thương thương
tích?

gian
tham

trung Môi trường Môi trường
có có còn tiếp có giúp gì

gia tục

gây thương động
tích?

không?

tác cho
tới phục

thương

của

tích?

chủ?

việc
hồi
vật


6

1.5. Tình hình thương tích trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình thương tích trên thế giới
Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy thương tích chiếm
khoảng 1/10 trong tổng số các vấn đề y tế công cộng toàn cầu (Murray và
Lopez, 1996). Vấn đề thương tích ngày càng trở nên quan trọng, ngang với

các bệnh lây truyền (Plitponkarnpim, 1999).
Năm 2002, thương tích gây 5 triệu ca tử vong, chiếm 9% tổng số ca tử
vong trên toàn thế giới. Thương tích chia làm hai loại, chủ định và không chủ
định. Thương tích có chủ định như bị sát hại, bạo hành, tự tử và chiến tranh,
gây ra 1,6 triệu ca tử vong. Thương tích không chủ định bao gồm tai nạn giao
thông đường bộ, chết đuối, ngã, hỏa hoạn và ngộ độc, chiếm 3,5 triệu ca tử
vong. Hầu hết các ca tử vong do thương tích (67%) xảy ra ở nam giới (WHO).
Tai nạn do giao thông đường bộ đứng đầu các nguyên nhân gây thương
tích của thế giới. Tai nạn giao thông làm mất đi 2,6% tổng số năm sống khỏe
mạnh toàn cầu, tiếp theo là các trường hợp do ngã, bạo hành và tự tử. Mô
hình thương tích thực chất khác biệt giữa các khu vực.Tại những nước có thu
nhập cao khu vực Địa Trung Hải, các nước nằm trong Vịnh có tỷ lệ tử vong
cao nhất tính trong 100.000 dân do tai nạn giao thông đường bộ nhưng lại có
tỷ lệ tử vong thấp nhất là do tự gây thương tích. Các nước có thu nhập thấp và
trung bình tại châu Mỹ có tỷ lệ tử vong do bạo lực cao nhất thế giới song lại
có tỷ lệ do ngộ độc thấp nhất. Các nước có thu nhập trung bình ở châu Âu
chiếm tỷ lệ cao nhất về tử vong do ngã mà phần lớn là người lớn tuổi; tại cùng
thời điểm, những nước này lại có tỷ lệ tử vong do hỏa hoạn, chết đuối, bạo
hành và tai nạn giao thông thấp nhất thế giới.


7
Trong tổng số DALYs mất đi năm 2002, nguyên nhân do thương tích
chiếm 12%. Châu Phi chiếm tỷ lệ gánh nặng do thương tật và tử vong do
thương tích cao nhất thế giới, tiếp theo là các nước có thu nhập thấp và trung
bình tại châu Âu, Ấn Độ và khu vực Vịnh Địa Trung Hải. Gánh nặng lớn do
thương tích ở châu Phi được giải thích dưới lập luận do sự mất DALYs của số
người trẻ tuổi bị tai nạn giao thông, bạo lực và chiến tranh. Tai nạn giao thông
đứng hàng thứ năm các nguyên nhân làm mất DALYs trong độ tuổi từ 5 đến
14. Thương tích do chiến tranh và tự làm tổn thương lần lượt đứng thứ hai và

thứ ba trong tổng số những nguyên nhân gây mất DALYs và tử vong trong
nhóm tuổi từ 15 đến 44. Do mô hình thương tích khác nhau giữa các nước nên
các biện pháp phòng chống thương tích cần phù hợp với từng cộng đồng dân
cư.[4]
Một nghiên cứu về thương tích chứng minh rằng trong nhóm tuổi tù 15
đến 44 tại 54 nước có tỷ lệ tử vong do thương tích không chủ định giảm song
song với mức tăng của sự phát triển kinh tế xã hội, tính theo GNP trên đầu
người . Mối quan hệ trên càng thể hiện rõ ràng trong nhóm đối tượng người
cao tuổi. Sự chuyển đổi của mô hình thương tích bắt đầu với con số giảm kỷ
lục về thương tích không chủ định diễn ra khi các nước đạt GNP theo đầu
người dao động từ 700 đến 3.000 USD. Tại nhóm nước có thu nhập cao hơn,
tỷ lệ tử vong do thương tích giảm nhanh chóng (Ahmed Andesson 2000).
Thương tích ở trẻ em cũng giảm khi GNP theo đầu người tăng. Hầu hết các
nước có thu nhập trung bình đều trải qua giai đoạn này với tỷ lệ tử vong do
thương tích (Pliponkarnpim, 1999).
Thương tích thực sự là vụ đại dịch xảy ra và hoành hành không chỉ ở các
nước đang phát triển mà còn cả ở các nước phát triển (theo nếp cũ thì người
ta cho rằng thương tích chỉ là vấn đề của các nước công nghiệp phát triển).
Theo P.Gracer thì mỗi năm có khoảng 3,4 triệu người tử vong ở các nước phát


8
triển; 807.000 người tử vong ở các nước phát triển do các loại chấn thương
gây nên. Trên toàn thế giới thương tích là nguyên nhân gây nên khoảng 78
triệu người trở nên tàn phế mỗi năm (Berger và Mohan, 1996).
Xét về tác động của thương tích lên sức khỏe thấy rằng ở Đài Loan, tỷ lệ
tử vong do thương tích gấp hai lần tỷ lệ tử vong chung từ 1960-1978. Trong
khi đó thươnsg tich là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Thái Lan.
Ở Ấn Độ, tỷ lệ tử vong do phương tiện giao thông có động cơ tăng gấp
đôi từ 1957 đến 1979.

Ở Zambia, tỷ lệ tử vong do phương tiện giao thông có động cơ tăng gấp
3 lần trong 10 năm gần đây.
Ở Ai Cập thương tích là nguyên nhân thứ hai trong các nguyên nhân
nhập viện.
Ở Trung Quốc, Ai Cập, Mỹ các nguyên nhân gây nên thương tích chủ
yếu là do các phương tiện giao thông có động cơ mà chủ yếu là do ô tô, theo
sau đó là các nguyên nhân như ngã, cháy và bỏng, chết đuối, tự tử, giết người.
Theo thông báo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Atlanta, Mỹ)
trong năm 1995 các tử vong có liên quan đến thương tích chiếm 6% tổng tất
cả tử vong và ở người trẻ tuổi thương tích gây nên tử vong nhiều hơn bệnh tật
và các nguyên nhân tự nhiên khác. [4]
1.5.2. Tình hình thương tích ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo số liệu từ cuộc hội thảo phòng ngừa tai nạn giao thông
đường bộ năm 1993 thì tỷ lệ tử vong trên quần thể thương tích là 3,7/100.000
dân và tỷ lệ tử vong trên phương tiện giao thông là 12/10.000 (số phương tiện
giao thông được đăng ký). Các tỷ lệ này là các tỷ lệ đặc trưng cho một nước
đang ở giai đoạn ô tô, xe máy hóa cao, tỷ lệ tử vong thấp trên khía cạnh quần
thể, nhưng cao trên khía cạnh liên quan tới số phương tiện được đăng kí.


9
Theo số liệu của cục cảnh sát giao thông (Bộ Nội vụ) từ 1990 đến tháng
5/1997, trên phạm vi cả nước đã xảy ra 92.071 vụ tai nạn giao thông (TNGT)
làm chết 31.385 người và làm bị thương 95.719 người khác, trong đó TNGT
đường bộ chiếm 95% số vụ, 94% số người chết, 98% số người bị thương. Từ
1991 đến nay, TNGT luôn gia tăng, trung bình năm sau tăng hơn năm trước
2000 vụ. So với năm 1991 thì năm 1996 số vụ TNGT tăng 2,68 lần, số người
chết tăng 2,52 lần, số người bị thương tăng 3,05 lần. Trong 5 năm 1991-1994,
bình quân mỗi ngày TNGT làm chết 13 người, nhưng 6 tháng đầu năm 1995
TNGT tiếp tục tăng, bình quân mỗi ngày chết 17 người. Số người chết và bị

thương do TNGT có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo niên giám thống kê y tế từ năm 1993-1996, nguyên nhân hàng đầu
dẫn đến tử vong là viêm phổi (1,1/100.000), tự tử (0,6/100.000). Nếu phân
chia theo nhóm bệnh thì tỷ lệ mắc của nhóm tai nạn, chấn thương, ngộ độc
đứng hàng thứ 4 trong khi đó tỷ lệ tử vong cao hơn rất nhiều so với nhóm
bệnh đầu tiên là nhiễm trùng và ký sinh trùng. Theo số liệu thống kê gần đây
nhất thì thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Phượng, Phạm Duy Tường, Lê Thị Hoàn,
dịch tễ học tai nạn thương tích ở khu vực đồng bằng sông Hồng (2005): Tỷ lệ
mắc thương tích của người dân tỉnh Hải Dương là 16,8%, Hà Nội 22,8%, Hà
Tây 21,8% trong đó thương tích không chủ định chiếm 98,1%, thương tích có
chủ định là 1,95. Trong các nguyên nhân gây thương tích thì tai nạn giao
thông chiếm tỷ lệ cao nhất 43,6%, tiếp theo là ngã chiếm 31,6%. Cũng theo
nghiên cứu này, TNGT là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu với tỷ suất mắc là
23,42/1.000 người/năm chiếm 20,4% trên tổng số trường hợp bệnh.[5]
Theo một nghiên cứu khác của Nguyễn Phương Hoa, tỷ lệ tử vong do tai
nạn thương tích ở Việt Nam năm 2007 cho thấy: trong 6.805 trường hợp tử
vong, tỷ lệ tử vong do thương tích chiếm 14,3% trong đó tỷ lệ tử vong do tai


10
nạn giao thông ở nam giới 15-49 tuổi là 19,8%; trong nhóm tử vong do đuối
nước tỷ lệ cao nhất là trẻ em (0-14 tuổi) chiếm 12,1%.[6]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh, 2005, tình hình tai nạn thương
tích và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại 2 xã (Bắc Phú và Tân Hưng) thuộc
huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội năm 2004: Nam giới bị thương tích cao
hơn 1,94 lần so với nữ; tỷ lệ mắc thương tích trong nhóm người mù chữ
chiếm 0,93% và tỷ lệ mắc gộp chung là 0,66%. Cũng theo nghiên cứu này,
người thỉnh thoảng uống rượu bị thương tích nhiều gấp 1,6 lần người không
uống rượu; người uống rượu thường xuyên hàng ngày bị thương tích nhiều

gấp 2,6 lần người không uống; người không hút thuốc tỷ lệ mắc thương tích
thấp nhất 0,63% trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm người hút thuốc lá là 0,82% nà
ở những người hút thuốc lào là 1,65%.[7]
1.6. Các yếu tố nguy cơ gây thương tích
Mô hình thương tích của các nước đang phát triển thì thường gặp thương
tích có chủ định do tình trạng bạo lực, còn ở các nước phát triển thì lại gặp
thương tích không có chủ định đặc biệt là các loại tai nạn, chủ yếu tập trung ở
các nhóm dân cư có đời sống kinh tế thấp.
Các yếu tố nguy cơ gây thương tích bao gồm:
1.6.1. Các yếu tố từ môi trường.
- Cơ học: Ngã, va đập do tai nạn giao thông, thể thao, động vật tấn công.
- Tác nhân vật lý: Điện, nhiệt
- Sinh học: Ngộ độc thức ăn, côn trùng đốt.
- Hóa học: Hóa chất bảo vệ thực vật..
1.6.2. Các yếu tố từ con người.
- Bệnh mạn tính, mệt mỏi.
- Kiến thức, kinh nghiệm, hành vi.
- Yếu tố tâm lý, xã hội, căng thẳng thần kinh, công việc đơn điệu, quan hệ
gia đình xã hội không tốt.


11
- Cá nhân cẩu thả, hiếu động.
- Kinh nghiệm, trình độ.
1.6.3. Các yếu tố nguy cơ thương tích trẻ em.
- Nhà trường: Cơ sở vật chất nhà trường đa số yếu kém và xuống cấp;
điều kiện sinh hoạt vui chơi cho các em vừa thiếu vừa không an toàn; hơn nữa
hiện nay vẫn thiếu một kế hoạch toàn diện về giáo dục phòng, chống thương
tích trong trường học. Hầu như chưa có hoặc còn thiếu tài liệu về phòng
chống thương tích cho học sinh.

- Gia đình: Buông lỏng quản lý, đặc biệt phổ biến ở nông thôn khi bố mẹ
bận đi làm việc đồng áng không biết các em sau giờ học làm gì hoặc tham gia
các hoạt động gì. Sự nguy hiểm càng gia tăng khi tuổi còn nhỏ, một số em
tham gia lao động cùng gia đình tronh điều kiện không an toàn. Các em làm
lao động quá mức, quá lứa tuổi là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thương tích tăng
lên. Bên cạnh đó, việc giáo dục của bố mẹ về phòng chống thương tích là
không tích cực. Trẻ em thường rất hiếu động nên thích các hoạt động như trèo
cây, tắm sông, chơi các trò chơi có thể nguy hiểm thì đa số các bậc phụ huynh
lại dùng cách mắng hoặc dùng vũ lực thường phản tác dụng vì các em không
biết gì thêm về các thương tích có thể mắc mà càng có hứng thú với các hoạt
động đáng lý phải được giám sát, thậm chí ngăn cấm.
- Cộng đồng: Cơ sở hạ tầng vừa khó khăn vừa thiếu thốn, đường sá xuống
cấp, hệ thống y tế không đầy đủ, mặt khác sự tham gia giao thông của các
phương tiện ngày càng gia tăng.[8]
1.7. Nguyên nhân gây thương tích
Có nhiều nguyên nhân gây thương tích và tử vong được ghi nhận như:
Tai nạn giao thông (TNGT), ngã, đuối nước, vật nặng rơi vào hay vật sắc
nhọn, súc vật cắn, ngộ độc, bỏng, điện giật, thiên tai, tai nạn lao động, ngộ
độc thức ăn, sốc thuốc xảy ra khi điều trị bệnh hay trường hơp tiêm chích ma


12
túy, cố ý gây thương tích hậu quả là có thể gây chết người.[7]
1.7.1. Tai nạn giao thông (TNGT):
TNGT bao gồm tất cả các tai nạn do người đi bộ không liên quan đến
phương tiện giao thông như bị trượt chân ngã gây thương tích nặng thậm chí
dẫn đến chết người; trong trường hợp trên đường giao thông đang tham gia
giao thông đụng vào người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, đụng vào xe súc vật kéo,
xe công nông, xe ô tô,xe buýt, xe tải, tàu hỏa hoặc do phương tiện khác; hoặc
đổ tàu, xe không do va chạm.

Tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các nguyên nhân gây
thương tích. Trong báo cáo về phòng chống thương tích do giao thông, Thủ
tướng Phan Văn Khải thông báo: Trong năm 2002, tỷ lệ chết do TNGT trên
toan cầu là 19 phần 100.000 dân; tỷ lệ này ở Việt Nam khoảng 27 phần
100.000. Như vậy ở Việt Nam tỷ lệ chết do TNGT cao hơn so với tỷ lệ tính
chung trên toàn cầu. So với 10 năm trước thì số tử vong do TNGT ở Việt Nam
tăng gấp 5 lần. Riêng năm 2003 xảy ra 20.774 vụ TNGT làm chết 12.864
người, bị thương 20.704 người và gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.[9]
Một số nghiên cứu đã được thực hiện:
Ở Ninh Bình, trong 10 năm từ 1992-2002 đã xảy ra 1.947 vụ TNGT gây tai
nạn cho 2.656 người, trong đó có 755 người bị tử vong chiếm 27,9% và 1.901
người bị thương chiếm 72,1%. Số vụ tai nạn năm 2001 là 293 vụ tăng gấp
3,53 lần so với số vụ năm 1992 (83 vụ).[10]
Nghiên cứu tại huyện Ba Vì, Hà Tây năm 2001 thì tai nạn và các biến
chứng tai nạn đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân tử vong, trong đócác
trường hợp TNGT chiếm 2,6%.[11]
1.7.2. Đuối nước
Đuối nước là những trường hợp tử vong do bị ngạt khi bị chìm lâu dưới
nước. Chết đuối được phân thành hai loại: chết đuối nước và chết đuối khô.
Ở dạng chết đuối nước, một người hít phải nước và nước tràn vào hệ thống hô


13
hấp khiến cho hệ thống tuần hoàn không hoạt động được. Chết đuối khô ít
gặp hơn. Chết đuối khô là trường hợp đường thở bị đóng lại do co thắt do
nước gây ra. Trường hợp suýt chết đuối vẫn có thể dẫn đến tổn thương hệ thần
kinh. Sự phục hồi hoàn toàn còn phụ thuộc vào nạn nhân có được cấp cứu và
hồi sức một cách kịp thời hay không.[12]
1.7.3 .Thương tích do ngã
Ngã là nguyên nhân thường gây nên các thương tích nghêm trọng khiến

cho nạn nhân buộc phải nằm viện. Ngã thường gây ra các thương tật vĩnh viễn
và dẫn đến rất nhiều thương tích nhỏ khác. Phần lớn các vụ gãy xương, chấn
thương sọ não và tủy sống đều do ngã gây ra. Các nhân tố gây nên ngã bao
gồm các yếu tố về sinh lý, các nguy hiểm của môi trường và sử dụng dược
phẩm. Ngã nơi bằng phẳng mà bị dị vật đập vào nơi nguy hiểm , ngã từ trên
cao rơi xuống.
Ngã là nguyên nhân thứ hai sau TNGT gây ra thương tích không gây tử
vong. Ở Việt Nam với tỷ suất chung là 1.297,5 phần 100.000, tương ứng mỗi
năm có khoảng 1.038.000 người hay cứ một phút lại có 2 người bị thương
tích do ngã. Tỷ lệ ngã hàng năm rất cao, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do ngã tương
đối thấp: 9,5 phần 100.000, tức là mỗi năm có khoảng 7.600 người bị tử vong
do ngã hay mỗi ngày có hơn 20 người chết do ngã. Gần 60,2% các trường hợp
do ngã là do trượt chân. Nhóm có số nạn nhân ngã cao là người cao tuổi và trẻ
em từ 1-14 tuổi. Tỷ suất ngã ở người già cũng ảnh hưởng đến tỷ suất tử vong
do ngã gây ra. Các nạn nhân ngã phải nghỉ học, nghỉ làm việc, trung bình các
nạn nhân phải nằm viện gần 9,6 ngày, có nạn nhân phải nằm viện gần 3 tháng.
[12]
1.7.4. Nguyên nhân do ngộ độc
Ngộ độc hóa chất trừ sâu, thuốc chuột, các loại hóa chất khác. Theo WHO
ước tính, mỗi năm có khoảng 2-5 triệu trường hợp nhiễm độc nghề nghiệp


14
HCBVTV với 40.000 người tử vong; ở một số nước nhiễm độc HCBVTV
chiếm khoảng 14% trong toàn bộ tổn thương nghề nghiệp trong nông nghiệp
chiếm và khoảng 10% trong toàn bộ tử vong. Theo điều tra của cục Y tế dự
phòng ước tính hàng năm có khoảng 20.000 người bị tai nạn trong ngành
nông nghiệp với 1.500 trường hợp tử vong và trên 5.000 trường hợp nhiễm
độc HCBVTV phải cấp cứu tại bệnh viện với số tử vong khoảng 300 trường
hợp.[13]

1.7.5.Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên, còn có nhiều nguyên nhân khác
cũng có thể gây ra thương tích và để lại hậu quả cũng rất nghiêm trọng như:
-

Thương tích có chủ định (do bạo lực) là những thương tích do một người

có chủ ý gây ra cho người khác, hoặc do một người có chủ định tự gây ra cho
chính mình như: cố ý gây thương tích do xung đột trong nội bộ gia đình , tự
tử, cưỡng bức tình dục, côn đồ gây gổ hay băng nhóm tội phạm, những tai nạn
bao gồm cả trường hợp ám sát, các cuộc tấn công và các vụ tự sát.[10]
-

Động vật cắn: Động vật cắn: do rắn cắn, chó cắn, hoặc các loại động vật

khác cắn.
-

Bỏng: các loại như do lửa cháy, nước sôi, bỏng nước vôi tôi, hóa chất.

-

Điện giật do vô tình hoặc cố ý.

-

Một số nguyên nhân khác chưa được nêu ở trên.[10]

1.8.Tình hình thương tích của học sinh
Ở lứa tuổi học sinh có nhiều vấn đề cần quan tâm trong công tác chăm sóc

sức khỏe. Các em như những tờ giấy trắng, nhận thức về xã hội, các vấn đề
dinh dưỡng, bệnh lý học đường… còn chưa rõ ràng. Đặc biệt là lứa tuổi đang
thời kì phát triển trưởng thành mạnh mẽ nhất, có nhiều thay đổi tâm sinh lý.
Trong những năm gần đây khi các bệnh nhiễm trùng thông thường đã có


15
vacxin để phòng bệnh thì tỷ lệ thương tích ở học sinh đang ngày càng gia tăng
là vấn đề nổi cộm trong chăm sóc sức khỏe ở học sinh.
Thống kê chi tiết của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (qua các bệnh viện
báo cáo lên) năm 2005 có hơn 39.000 trường hợp tai nạn làm chết 68 trẻ, năm
2006 có gần 44.000 trường hợp làm chết 87 trẻ, và năm 2007 xấp xỉ 43.000
trường hợp làm 107 trẻ bị chết.[8]
Theo báo cáo năm 2001 viện chiến lược và chính sách y tế tại một số địa
phương trong năm 2000 thì tỷ lệ học sinh bị thương tích chiếm 24%, cán bộ
công nhân viên xếp thứ hai.
Theo một nghiên cứu khác của Trần Công Dũng nghiên cứu tình hình tai
nạn thương tích năm 1994-1996 tại Cổ Nhuế, Từ Liêm thì tỷ lệ cán bộ công
chức bị thương tích chiếm cao nhất, sau đó đến học sinh.[14]
Theo Hoàng Nam Phong nghiên cứu thì tỷ lệ tai nạn thương tích tại học
sinh trường THCS Lim, huện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ thương
tích của học sinh là 15,3% trong đó thương tích do sinh hoạt cao nhất chiếm
11,55%, sau đó là giao thông 3,48%.[15]
Theo Vũ Thị Lâm Bình nghiên cứu tỷ lệ thương tích của học sinh hai
trường THCS huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cho thấy tỷ lệ thương tích của
học sinh THCS là 12,1%, thương tích chủ quan chiếm 60,5%, khách quan
chiếm 39,5%. Thương tích do sinh hoạt chiếm 31,5%, giao thông chiếm
18,6%, thương tích trường học chiếm 14,5%.[16]
Theo Hàn Viết Trung nghiên cứu tỷ lệ thương tích của hai trường THCS
thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ thương tích của học sinh

THCS là 11,7%, nguyên nhân khách quan chiếm 92,68%, nguyên nhân chủ
quan chiếm 7,32%. Thương tích do sinh hoạt chiếm 29,27%, giao thông
chiếm 28,05% và lao động chiếm 3,66%. Vị trí tổn thương cao nhất ở chân


16
chiếm 48,8%, sau đó là tay chiếm 32,91%, đầu mặt cổ chiếm 12,2%, thân
mình chiếm 3,65% và nơi khác chiếm 2,44%.[17]
1.9.Phòng chống thương tích
Trước xu hướng thương tích ngày càng gia tăng về số vụ cũng như mức độ
nghiêm trọng, ngày càng có nhiều đề tài khoa học được tiến hành nghiên cứu
về thương tích nhằm đánh giá mô hình thương tích và đề xuất các biện pháp
can thiệp có hiệu quả. Dù thương tích có chủ động hay không thì đều có sự
tham gia của yếu tố con người nằm trong tổng thể mối liên hệ tác động qua lại
với các phương tiện giao thông, lao động, công cụ sinh hoạt và các mối quan
hệ xã hội. Do đó có thể chia phòng ngừa thương tích thành hai nhóm chính:
- Phòng ngừa chủ động: đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá nhân
tham dự,điều này dẫn đến việc hiệu quả của phòng ngừa phụ thuộc vào việc
sử dụng đúng biện pháp phòng ngừa nhằm thay đổi hành vi.
- Phong ngừa thụ động: đây là biện pháp đã từng được chứng minh là
biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát thương tích, không đòi hỏi phải có
sự tham gia của cá nhân, biện pháp phòng ngừa hay bảo vệ chủ yếu được thiết
kế để có thể tự động tham gia vào phòng ngừa nhằm mục đích thay đổi môi
trường, hay phương tiện người dân sử dụng.
Muốn có hiệu quả trong việc phòng chống thương tích thì cần phải có sự
tham gia của nhiều ban ngành, đoàn thể các bộ, cơ quan chuyên trách về
thương tích cùng với đông đảo người dân hưởng ứng.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị định, chính sách nhằm làm giảm
thiểu thương tích như nghị định 36/CP của Chính phủ về trật tự an toàn giao
thông, chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích 2002, thành

lập Ban chỉ đạo phòng chống TNTT trực thuộc ngành y tế 2003, nghị quyết


17
32 của Chính phủ về một số giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc
giao thông.[8]

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ học sinh của 3 trường trung học cơ sở
Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học và Chu Văn An của thành phố Tây Ninh, tỉnh
Tây Ninh.
2.2.Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 trường THCS là THCS Nguyễn Thái
Học, THCS Chu Văn An và trường THCS Nguyễn Trãi của thành phố Tây
Ninh, tỉnh Tây Ninh.
2.3.Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu thập số liệu được tiến hành từ ngày 23/11/2014 đến ngày
30/11/2014.
2.4.Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp điều tra mô tả cắt ngang
(Cross-Sectional study).
2.4.2.Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể


18


n = Z2 1-α/2= Z21-α/2.
Trong đó:
n: Cỡ mẫu.
α =0,05: Mức ý nghĩa thống kê.
Z α/2: Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn. Với Z α/2 = 1,96.
p = 0,076 : Tỷ lệ mắc thương tích thô trong quần thể (tham khảo tỷ lệ mắc của
FILABAVI là 0,076).
 = 15%: Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể.
Từ đó n = 1,962

= 2075.

Mặc dù địa bàn nghiên cứu đã được chọn ngẫu nhiên có định hướng,
việc tính cỡ mẫu là để tham khảo và bảo đảm bảo số người tham gia nghiên
cứu đáp ứng đủ số lượng tối thiểu cho nghiên cứu để đạt mục tiêu đề ra.
2.4.3.Cách chọn mẫu
Tổng số học sinh của cả ba trường là 2.282 học sinh và toàn bộ số học
sinh này được mời tham gia vào nghiên cứu. Điều tra viên đến từng đơn vị
lớp và hướng dẫn các em điền vào phiếu điều tra.
2.4.4.Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn mẫu là những học sinh của 3 trường THCS thành phố
Tây Ninh tỉnh Tây Ninh bao gồm THCS Nguyễn Thái Học, THCS Chu Văn
An và THCS Nguyễn Trãi.
Các em học sinh có đủ nhận biết và trả lời câu hỏi.
2.4.5.Tiêu chuẩn loại trừ
- Trường hợp phiếu điều tra được hoàn thành bằng sử dụng thông tin từ
sổ sách, báo cáo, điều tra viên không đến lớp học để điều tra học sinh.


19

- Phiếu điều tra lặp lại lần thứ 2 cho cùng một học sinh.
- Học sinh từ chối không tham gia nghiên cứu.
- Học sinh vắng học trong buổi thu thập số liệu.
- Những phiếu nào ghi thông tin không đầy đủ hoặc không đúng với thời
gian yêu cầu điều tra thì coi là không chính xác và bị loại.

2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu
Nhóm biến số
Tên biến số
Đặc
điểm Tuổi

Tên chỉ số
Tỷ lệ % học sinh tham gia nghiên

chung của đối Giới

cứu theo tuổi, giới, dân tộc, phương

tượng nghiên Dân tộc

tiện đến trường và khoảng cách từ

cứu

Phương

tiện

đến nhà đến trường.


trường
Khoảng cách từ nhà
Thực
thương

đến trường
trạng Tình trạng TNTT
tích

Tỷ lệ % của tình trạng TNTT (có bị,
không bị).
Phân bố khoảng giá trị của số lần bị

của học sinh
Loại thương tích

TNTT.
Tỷ lệ % theo loại thương tích (gãy,

rách, bong gân…).
Vị trí bị tổn thương do Tỷ lệ % theo vị trí tổn thương (đầu,
thương tích gây ra
mặt, cổ, tay, chân, mình…).
Nguyên nhân gây ra Tỷ lệ % về các nguyên nhân gây ra
thương tích

thương tích (người khác vô ý hay
cố ý, bản thân vô ý hay cố ý, bạo
hành, thiên tai…).



20
Hoàn cảnh xáy ra Tỷ lệ % những hoàn cảnh xảy ra
thương tích

thương tích (làm việc nhà, đồng

ruộng, vui chơi,…).
Ảnh hưởng của TNTT Tỷ lệ học sinh phải nghỉ học khi bị
đến học sinh.

thương tích.
Tỷ lệ học sinh phải nằm viện điều
trị khi bị thương tích.
Tỷ lệ % của mỗi loại di chứng do

Thương

tích Thương tích và giới

và một số yếu
tố liên quan

thương tích gây nên.
Tỷ lệ thương tích giữa học sinh nam
và nữ, OR, 95%CI.

Thương tích và kiến Tỷ lệ học sinh có kiến thức đầy đủ
thức của học sinh


về tác nhân gây thương tích, có kiến
thức phòng tránh thương tích bị
thương tích so với những học sinh
có kiến thức chưa đúng, OR,

95%CI.
Thương tích và môi Tỷ lệ thương tích của học sinh ở
trường

từng môi trường tại môi trường tôt,
chưa tốt và OR, 95% CI.

2.6. Cách thu thập số liệu
Số liệu được thu thập bằng cách điều tra viên đến từng lớp học hướng
dẫn học sinh điền vào phiếu điều tra bằng bộ câu hỏi tự điền.
2.7. Sai số và cách khắc phục sai số trong nghiên cứu
2.7.1. Các sai số có thể gặp
- Sai số do điều tra viên: Điều tra viên không hiểu rõ về câu hỏi, giải
thích sai cho học sinh dẫn tới học sinh trả lời sai.


21
- Sai số do đối tượng nghiên cứu: Học sinh không hiểu câu hỏi, sai số
nhớ lại do đặc thù của bộ câu hỏi là hỏi về các sự kiện khi bị thương tích, do
đó đối tượng có thể không nhớ mà trả lời đại khái hoặc trả lời sai câu hỏi.
- Sai số trong quá trình nhập liệu và xử lý, phân tích số liệu.

2.7.2. Cách khắc phục sai số
- Chọn điều tra viên là những người có chuyên môn về y tế công cộng,

có hiểu biết về lĩnh vực TNTT.
- Tập huấn điều tra viên biết cách thu thập số liệu và có kỹ năng thu thập
số liệu.
- Thực hiện điều tra thử.
- Thiết kế bộ câu hỏi phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu, phù hợp với trình
độ và khả năng trả lời của học sinh, từ ngữ phổ thông, dễ hiểu để các em học
sinh có thể hiểu và trả lời; những từ phải dùng từ ngữ chuyên môn thì điều tra
viên sẽ giải thích để học sinh hiểu rõ.
2.8. Quản lý và phân tích số liệu
-Các phiếu điều tra thu về được điều tra viên kiểm tra bằng tay và điều
chỉnh những thông tin không phù hợp trước khi nhập vào máy.
- Sử dụng phần mềm EpiData để nhập liệu và phần mềm Stata11 để phân
tích số liệu.
- Khi phân tích mối liên quan giữa thương tích của học sinh với các yếu
tố liên quan sử dụng nguy cơ tương đối (OR) và 95% khoảng tin cậy (95%CI)
để biểu thị mối liên quan.


22
Với câu hỏi nhiều lựa chọn kiến thức của học sinh về tác nhân gây
thương tích, học sinh phải trả lời đủ các đáp án đúng mới được xem là hiểu
đúng, đủ về tác nhân gây thương tích.
Khi tìm mối liên quan giữa thương tích của học sinh với môi trường, quy
thang điểm của từng môi trường và môi trường chung về thang điểm 100. Môi
trường được xem là tốt nếu có số điểm từ ngưỡng trung vị trở lên, nếu có số
điểm thấp hơn trung vị thì được xem là môi trường chưa tốt.

2.9. Đạo đức nghiên cứu
- Điều tra không gây tổn hại đến sức khỏe cho người tham gia nghiên cứu.
- Học sinh tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia

không cần phải giải thích.
- Nghiên cứu phục vụ lợi ích cộng đồng.
- Nghiên cứu được thực hiện do có sự đồng ý và giúp đỡ của Cục y tế dự
phòng, Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Sức khỏe môi trường thuộc Viện
Đào tạo YHDP & YTCC trường Đại học Y Hà Nội cùng với Trung tâm YTDP
tỉnh Tây Ninh, Trung tâm YTDP thành phố Tây Ninh và 3 trường THCS
Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trãi, Chu Văn An của thành phố Tây Ninh, tỉnh
Tây Ninh.


23

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Giới
Tuổi

Dân tộc
Phương
trường

tiện

Đặc điểm
Nam
Nữ
<=11 tuổi
12 tuổi

13 tuổi
>=14 tuổi
Kinh
Khác
đến Tự đi học
Bố/mẹ/người

đưa đi
Khoảng cách từ nhà Dưới 1km
Từ 1-2 km
đến trường
Từ 2-3 km
Trên 3 km
Nhận xét:

thân

Tần số
1127
1153
680
576
483
543
2261
19
1290
992

%

49,4
50,6
29,8
25,2
21,2
23,8
99,2
0,8
56,5
43,5

631
837
336
478

27,7
36,7
14,7
20,9


24
Tỷ lệ học sinh nam và nữ của 3 trường tham gia nghiên cứu khá tương
đương nhau (nam: 49,4%, nữ: 50,6%).
Học sinh ở đây chủ yếu là dân tộc Kinh với 99,2%, các dân tộc khác chỉ
chiếm 0,8%.
Khoảng cách đi học từ nhà đến trường của học sinh khá gần ( dưới 1
km : 27,7% , từ 1-2 km: 36,7%, từ 2-3km: 14,7%), mặc dù vậy vần còn 20,9%
học sinh phải vượt trên 3 km để đến được trường học.

3.2. Thực trạng thương tích của học sinh
3.2.1. Tỷ lệ thương tích của học sinh
Bảng 3.2. Tỷ lệ thương tích của học sinh trong một năm qua
Nam
Ghi nhận thương tích

Tần
số

Nữ
Tỷ
lệ

Trong 1

Không bị thương

369

(%)
32,7

năm qua

tích
Bị thương tích

759

67,3


Chung

Tần

Tỷ lệ

Tần

Tỷ lệ

số

(%)

số

(%)

414

35,9

783

34,3

740

64,1


1499

65,7

Nhận xét: Tỷ lệ học sinh bị thương tích một năm qua là rất cao chiếm tới
65,7% chiếm hơn nửa số học sinh.
Bảng 3.3. Tỷ lệ thương tích của học sinh theo giới, tuổi, loại thương tích
Tỷ lệ thương tích theo đặc điểm
Giới
Tuổi

Nam
Nữ
Tổng
<=11 tuổi
12 tuổi
13 tuổi
>=14 tuổi

Số học sinh bị
thương tích
759
740
1499
475
338
337
349


Tỷ lệ học sinh
bị thương tích
(%)
50,6
49,4
100
31,7
22,5
22,5
23,3


25

Theo loại
thương tích

Tổng
Thương tích có

1499
72

100
95,2

chủ đích
Thương tích

1427


4,8

không chủ đích
Tổng
1499

100

Nhận xét: Tỷ lệ học sinh nam bị thương tích cao hơn so với nữ (50,6% và
49,4%); tuổi càng lớn tỷ lệ bị thương tích có xu hướng giảm dần (tỷ lệ thương
tích dưới 11 tuổi là 31,7%, tỷ lệ thương tích học sinh trên 14 tuổi là 23,3%);
thương tích có chủ đích chiếm phần lớn nhưng vẫn có 4,8% là thương tích
không chủ đích.
3.2.2. Địa điểm xảy ra thương tích
Bảng 3.4. Địa điểm xảy ra thương tích
Địa điểm
thương tích
Ở nhà
Ở trường
Nơi khác
Tổng

Nam
Tần số Tỷ lệ (%)
359
47,4
132
17,4
268

35,2
759
100

Nữ
Tần số Tỷ lệ (%)
438
59,3
123
16,6
179
24,1
740
100

Chung
Tần số Tỷ lệ (%)
797
53,2
255
17,0
447
29,8
1499
100

28.68%

53.93%


ở nhà
ở trường
nơi khác

17.39%

Biểu đồ3.1. Biểu đồ phân bố tỷ lệ thương tích theo địa điểm.


×