Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG của NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ hà nội năm 2018 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.97 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC

chÊt lîng cuéc sèng cña ngêi cao tuæi
thµnh phè hµ néi n¨m 2018
vµ mét sè yÕu tè liªn quan

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 – 2019

Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC

chÊt lîng cuéc sèng cña ngêi cao tuæi
thµnh phè hµ néi n¨m 2018
vµ mét sè yÕu tè liªn quan
Ngành đạo tạo : Bác sỹ Y học Dự phòng
Mã ngành


: 52720103

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 – 2019
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. NGUYỄN HỮU THẮNG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý và Đào tạo đại học,
các thầy cô trong trường Đại học Y Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Đào
tạo Y học Dự Phòng và Y tế Công cộng, các thầy cô trong bộ môn Tổ chức và Quản
lý Y tế đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong 6 năm học vừa qua. Vốn kiến thức
trong quá trình học không chỉ là nền tảng để em thực hiện khóa luận này mà còn là
hành trang quý báu cho quá trình công tác sau này của bản thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới
Ths.Bs.Nguyễn Hữu Thắng, giảng viên bộ môn Tổ chức và Quản lý Y tế, người đã
hướng dẫn, dành nhiều thời gian tận tình hỗ trợ, chỉ bảo em trong quá trình học tập
và thực hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ y tế phường xã, các bác trưởng thôn,
tổ trưởng tổ dân phố, chủ tịch hội người cao tuổi của các quận Đống Đa, Nam Từ
Liêm, Long Biên và các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Thoanh Oai đã tận tình giúp
đỡ và tạo điều kiện cho nhóm điều tra viên trong quá trình lấy số liệu phục vụ cho
khóa luận này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn bạn bè đã bên cạnh chia sẻ, góp ý và giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là gia đình đã luôn dành sự yêu thương,
tạo điều kiện để em yên tâm học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Như Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Phòng Quản lý đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
 Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Em là Nguyễn Thị Như Ngọc, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội niên khóa
2013- 2019 chuyên ngành Bác sĩ Y học dự phòng.
Em xin cam đoan đây là khóa luận do em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Ths.Bs. Nguyễn Hữu Thắng. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là
hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được chấp thuận tại cơ sở nghiên
cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Như Ngọc


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
CASP
CLCS
CSSK
ĐTNC
ĐTV

KCB
NCT
OPQOL
THA
THCS
THPT
TPHCM

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

WHO

:

WHOQOL

:


Association of Southeast Asian Nations
Control Autonomy Seft-realization and Pleasure
Chất lượng cuộc sống
Chăm sóc sức khỏe
Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Khám chữa bệnh
Người cao tuổi
Older People's Quality of Life
Tăng huyết áp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thành phố Hồ Chí Minh
World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)
The World Health Oranization Quality of Life


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN..................................................................................3
1.1 Tổng quan về người cao tuổi...........................................................................3
1.1.1 Một số khái niệm về người cao tuổi.........................................................3
1.1.2. Một số đặc điểm của người cao tuổi........................................................4
1.2. Chất lượng cuộc sống.....................................................................................8
1.2.1. Một số khái niệm về chất lượng cuộc sống.............................................8
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống.....................................10
1.2.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống.............................................................12
1.3. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi..............................15
1.3.1. Trên thế giới..........................................................................................15

1.3.2. Tại Việt Nam.........................................................................................17
1.4. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................18
CHƯƠNG II – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................20
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn...............................................................................20
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................20
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................20
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................20
2.3.2. Cỡ mẫu..................................................................................................20
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................21
2.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.....................................................22
2.4.1 Công cụ thu thập số liệu.........................................................................22
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................23
2.5. Biến số và chỉ số...........................................................................................23


2.6. Cách đánh giá CLCS theo bộ công cụ WHOQOL-OLD..............................24
2.7. Quản lý và phân tích số liệu.........................................................................24
2.8. Sai số............................................................................................................25
2.8.1. Các loại sai số có thể gặp......................................................................25
2.8.2. Khống chế sai số...................................................................................25
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................25
CHƯƠNG III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................26
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu....................................................26
3.2. Điểm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018
...................................................................................................................... 31
3.3. Một số yếu tố liên quan với chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành

phố Hà Nội năm 2018...................................................................................35
CHƯƠNG IV – BÀN LUẬN.................................................................................38
4.1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội
năm 2018......................................................................................................38
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................38
4.1.2. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018 39
4.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành
phố Hà Nội năm 2018...................................................................................43
4.3. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................46
KẾT LUẬN............................................................................................................47
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm cá nhân của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018 . .26

Bảng 3.2.

Đặc điểm tình trạng kinh tế của người cao tuổi thành phố Hà Nội
năm 2018 ..........................................................................................28

Bảng 3.3.

Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính kèm theo của người cao tuổi thành phố
Hà Nội năm 2018 ..............................................................................29


Bảng 3.4.

Đặc điểm về người chăm sóc chính của người cao tuổi thành phố Hà
Nội năm 2018 ....................................................................................30

Bảng 3.5.

Điểm chất lượng cuộc sống về khía cạnh Giác quan .........................31

Bảng 3.6.

Điểm chất lượng cuộc sống về khía cạnh Tự chủ ..............................31

Bảng 3.7.

Điểm chất lượng cuộc sống về khía cạnh Hoạt động xã hội ..............32

Bảng 3.8.

Điểm chất lượng cuộc sống về khía cạnh Hoạt động quá khứ, hiện tại,
tương lai ............................................................................................32

Bảng 3.9.

Điểm chất lượng cuộc sống về khía cạnh Cái chết ............................33

Bảng 3.10.

Điểm chất lượng cuộc sống về khía cạnh Tình thương .....................33


Bảng 3.11.

Điểm chất lượng cuộc sống chung ....................................................34

Bảng 3.12.

Phân bố điểm chất lượng cuộc sống về các đặc điểm cá nhân của
người cao tuổi ...................................................................................35

Bảng 3.13.

Phân bố điểm chất lượng cuộc sống về đặc điểm kinh tế của người
cao tuổi ..............................................................................................36

Bảng 3.14.

Phân bố điểm chất lượng cuộc sống về tình trạng sức khỏe của người
cao tuổi ..............................................................................................37


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.

Phân loại tình trạng sức khỏe của người cao tuổi thành phố Hà Nội
năm 2018.......................................................................................29

Biểu đồ 3.2.

Nhóm các bệnh mạn tính kèm theo hay gặp ở người cao tuổi thành

phố Hà Nội năm 2018....................................................................30

Biểu đồ 3.3.

Xếp loại chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà
Nội năm 2018................................................................................34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số đang là xu thế chính trong thế kỷ XXI [1]. Không nằm ngoài
xu thế đó, tuổi thọ người dân Việt Nam cũng đang ngày càng cao và tỷ lệ dân số già
đang tăng nhanh [2]. Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2016 đã nhận định Việt
Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Chỉ số già hóa
của dân số Việt Nam đã tăng gấp hơn 2,8 lần trong giai đoạn 1979 - 2015, từ 17 lên
đến 47, cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực [3]. Quá trình già hoá quá
nhanh dẫn đến chúng ta không có nhiều thời gian chuẩn bị để ứng phó với các thách
thức mà nó mang đến.
Một vấn đề cần được chú trọng trong xã hội đang phát triển hiện nay là chất
lượng cuộc sống (CLCS) của người cao tuổi (NCT). CLCS là một khái niệm đa
chiều, mang tính chủ quan cao và theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CLCS là “sự
hiểu biết của cá nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa, hệ thống các
giá trị và trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm
của họ” [4]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những khía cạnh quan trọng ảnh
hưởng tới CLCS là sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, điều kiện kinh tế, môi
trường và tôn giáo [5],[6]. Cụ thể đối với NCT tại Việt Nam, CLCS cao hơn ở
những người có trình độ học vấn cao hơn, có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn, là chủ
hộ gia đình và không có ốm đau bệnh tật trong 6 tháng qua [7],[8],[9],[10]. CLCS
có những đặc điểm khác nhau tại các vùng kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam với sự
phát triển kinh tế hàng đầu, dân cư đông đúc, trong đó nhiều hộ gia đình Việt Nam
có cấu trúc từ 2 đến 3 thế hệ cùng sinh sống. Gánh nặng từ vấn đề già hóa dân số
nhanh chóng đang gây áp lực nặng nề lên sự phát triển chung của thủ đô đặc biệt là
trong vấn đề đảm bảo CLCS cho NCT. Năm 2016, kết quả từ nghiên cứu của Vũ
Toàn Thịnh tại phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội cho thấy điểm trung bình
CLCS của NCT ở tất cả các khía cạnh đều ở mức trung bình so với thang điểm 100;
trong đó thấp nhất là khía cạnh thể chất (nam-52,94; nữ-53,69) [11]. Những năm
gần đây, mặc dù chất lượng cuộc sống của NCT thủ đô đã được cải thiện cùng với


2

những tiến bộ nhất định của hệ thống y tế, chính sách, pháp luật và những nỗ lực từ
phía Thành phố Hà Nội tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình này. Một
phần nguyên nhân không nhỏ của vấn đề này là do thiếu các bằng chứng khách
quan để thiết kế và thực hiện các chính sách và chương trình can thiệp phù hợp
nhằm nâng cao CLCS của NCT. Do đó, em quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2018 và một
số yếu tố liên quan” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thành phố Hà
Nội năm 2018.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
thành phố Hà Nội năm 2018.


3

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về người cao tuổi

1.1.1 Một số khái niệm về người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NCT. Trước đây thuật ngữ người già
thường được dùng để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày càng
được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học
song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ
tôn trọng.
NCT - thường được định nghĩa theo một loạt các đặc điểm bao gồm: tuổi đời,
thay đổi vai trò xã hội và những thay đổi về năng lực chức năng. Ở các nước phát
triển, định nghĩa NCT thường được xác định liên quan đến việc nghỉ hưu từ việc
làm có lương và nhận trợ cấp, thường là từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên. Với xu hướng
tuổi thọ ngày càng tăng, một số quốc gia đã định nghĩa nhóm người già nhất là
những người trên 85 tuổi. Những quốc gia có nguồn lực hạn chế và tuổi thọ trung
bình thấp hơn hơn, NCT có thể được định nghĩa là những người trên 50 tuổi [12].
Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do lứa tuổi có các biểu hiện về già của
người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức
khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các
biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn và quy định về tuổi của các nước theo
đó cũng khác nhau.
Tổ chức Liên hợp Quốc đến nay vẫn chưa thông qua một tiêu chí chuẩn nào
nhưng mốc 60 năm thường sử dụng khi đề cập đến NCT. Trong đó phân ra làm ba
nhóm: sơ lão (60-69 tuổi), trung lão (70-79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) [13].
Tổ chức Y tế thế giới cũng chấp nhận mốc 60 tuổi và chia thành 3 nhóm: người
trung niên từ 45-59 tuổi, người cao tuổi từ 60-74 tuổi, người già từ 75-90 tuổi,
người già sống lâu từ 90 tuổi trở đi. Về mặt sinh học, việc phân chia các nhóm tuổi
không phản ánh chính xác quá trình sinh học của con người. Vì vậy sự phân chia
theo tuổi chỉ có tính chất ước lệ và có một giá trị tương đối.


4


Tại Việt Nam, ngoài việc NCT đã từng đóng góp trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, nhiều người tuy tuổi cao nhưng vẫn tham gia các hoạt động tích
cực, đóng góp một phần không nhỏ cho xã hội, đất nước. Việc đưa ra khái niệm
NCT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc CSSK và thể hiện tính nhân đạo của
Đảng, Nhà nước ta. Năm 2010, Quốc Hội nước ta đã ban hành Luật Người cao tuổi
trong đó quy định: NCT là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [14].
1.1.2. Một số đặc điểm của người cao tuổi
1.1.2.1. Một số đặc điểm sức khỏe người cao tuổi
a. Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm hay
muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy,
khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất
và tinh thần giảm sút. Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay
đổi theo chiều hướng đi xuống.
- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên khô
và thô hơn.
- Các cơ quan cảm giác: Cả 5 giác quan đều trải qua quá trình lão hóa. Thị lực
giảm sút, khả năng phân biệt màu sắc cũng kém hơn, thủy tinh thể trở nên vàng dẫn
tới đục thể thủy tinh tiến triển ở NCT. Thính lực giảm do hệ quả của giảm lượng
nước trong cơ thể NCT dẫn đến tích tụ ráy tai. NCT giảm vị giác và khứu giác do số
lượng các nụ lưỡi giảm khoảng 30%. Viêm lợi, bệnh quanh răng và các rối loạn
khác phổ biến ở NCT có thể làm giảm khả năng nếm và ngửi đồ ăn. Điều này cũng
giải thích vì sao người cao tuổi thường không nhận ra những mùi vị như mùi thức
ăn được đun sôi hoặc bị cháy. Giảm khả năng ngửi và nếm có thể dẫn tới việc người
cao tuổi cố gắng gia tăng đậm độ của thức ăn bằng cách nêm thêm muối và đường.
Tuy nhiên việc gia giảm này sẽ gây rắc rối nếu người cao tuổi có các bệnh như tăng
huyết áp hay tiểu đường [15].
- Các cơ quan nội tạng: Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng
với tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể.
Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân



5

phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá. Phổi của NCT thường làm việc ít hiệu
quả khi hít vào và lượng ôxy giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ
quan khác cùng với cũng giảm sút [15].
- Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở
NCT cũng giảm rõ rệt. Ở NCT xương và khớp không còn linh hoạt, mềm dẻo, các
cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về. NCT hay bị mệt mỏi,
mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn [15].
b. Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng già không phải là bệnh nhưng già tạo điều
kiện cho bệnh dễ phát sinh và phát triển vì khả năng đề kháng và miễn dịch giảm.
Bệnh mắc ở tuổi già thường khác so với bệnh mắc ở lứa tuổi trẻ, tuổi già thường
hay mắc bệnh và mắc nhiều bệnh cùng một lúc, bệnh thường lâu khỏi, đáp ứng với
thuốc điều trị chậm [16],[17]. Kết quả điều tra trên 1305 NCT tại 3 xã/phường thuộc
3 miền Bắc, Trung, Nam năm 2007 cho thấy trung bình một NCT mắc 2,69 bệnh
với các nhóm bệnh thường gặp theo thứ tự giảm dần là: bệnh về Giác quan, Tim
mạch, Xương khớp, Nội tiết-chuyển hoá, Tiêu hoá, Tâm thần kinh, Hô hấp, Thận
tiết niệu [18]. Một nghiên cứu khác năm 2015 cho thấy NCT từ 80 tuổi trở lên trung
bình mắc 6,9 bệnh [17].
Ở Bệnh viện Lão khoa trung ương, cơ sở đầu ngành về chăm sóc y tế cho
NCT, 10 bệnh thường gặp nhất ở NCT chiếm 56,9% tổng số NCT đến KCB năm
2008 [16]. Trong đó, chỉ có 2 bệnh truyền nhiễm (viêm phổi và viêm phế quản)
chiếm gần 10% tổng số lượt KCB của NCT. Bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất
gồm tai biến mạch máu não (21,9%), tăng huyết áp (THA) (7,7%), và suy tim
(2,4%). Các bệnh hay gặp còn lại là đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
Parkinson, hội chứng tiền đình, loãng xương. Có sự khác biệt đáng kể về mô hình
bệnh tật theo giới ở bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa trung ương.

Các bệnh liên quan tới nội tiết-chuyển hóa, cơ xương khớp và bệnh tai và xương
chũm phổ biến hơn ở nữ, trong khi bệnh hô hấp, ung thư, bệnh sinh dục tiết niệu
hay gặp hơn ở nam [16].


6

Tại tuyến y tế cơ sở, số liệu điều tra tại 4 tỉnh đại diện năm 2014 cho thấy chỉ
riêng 10 bệnh thường gặp nhất đã chiếm tới 84% tổng số lượt KCB của NCT ở
tuyến xã; 52% lượt khám ngoại trú và 45% lượt điều trị nội trú của NCT ở tuyến
huyện. Trong đó, bệnh thường gặp nhất là THA, chiếm 49,5% tổng số lượt KCB
cho NCT tại tuyến xã, 15,4% lượt khám ngoại trú và 12,5% lượt điều trị nội trú tại
bệnh viện huyện. Bệnh truyền nhiễm cũng chiếm tỷ lệ đáng kể ở NCT, chiếm 22,1%
bệnh nhân cao tuổi tại tuyến xã; 16,4% bệnh nhân ngoại trú và 15,4% bệnh nhân nội
trú bệnh viện huyện, chủ yếu là bệnh hô hấp cấp tính, cúm và viêm dạ dày, tá tràng.
Các bệnh cơ xương khớp cũng hay gặp ở cả 3 loại hình dịch vụ, chiếm 6,1% bệnh
nhân cao tuổi ở tuyến xã, 9,4% bệnh nhân ngoại trú và 5,0% nội trú tại bệnh viện
huyện. [19].
1.1.2.2. Một số đặc điểm tâm lý tình cảm người cao tuổi
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của NCT không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản
thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa - tình cảm
và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay
đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu chung những thay đổi thường gặp là:
a. Hướng về quá khứ
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, NCT thường
thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia các hội nhóm, hội cựu chiến binh...
Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng
về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…[15].
b. Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”
Khi về già NCT phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề

nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang
trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu
cực xả hơi. Do vậy NCT sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới và dễ gặp
phải “hội chứng về hưu” trong giai đoạn này [15].
c. Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
Những biểu hiện tâm lý của NCT có thể được liệt kê như sau:


7

- Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn : Con cháu thường
bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho NCT cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ
rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi
mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho
mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số NCT nếu còn sức khỏe vẫn còn có
thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể
tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số NCT do tuổi
tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do
vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. NCT mà tuổi
càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao
động, quan niệm sống khác với thế hệ sau... nên chỉ một thái độ hay một câu nói
thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu
coi thường.
- Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu,
muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói
nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận NCT bảo thủ và
khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực
hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc
không thỏa đáng, không hài lòng... có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng
tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó.
- Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy NCT vẫn sợ
phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình,
viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết
[15].
Với những thay đổi chung về tâm lý của NCT đã trình bày ở trên dẫn đến việc
một bộ phận NCT thường thay đổi tính nết. Con cháu cần chuẩn bị sẵn tâm lý để
đón nhận thực tế này nhằm có những ứng xử phù hợp.


8

1.2. Chất lượng cuộc sống
1.2.1. Một số khái niệm về chất lượng cuộc sống
Vấn đề CLCS và nâng cao CLCS dân cư là nội dung chủ yếu trong chiến lược
phát triển con người, đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của mọi quốc gia, là vấn đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam
hết sức quan tâm. CLCS với tư cách là một khái niệm khoa học đã được sử dụng rất
nhiều trong khoa học xã hội và y tế công cộng, đặc biệt là với NCT. Có rất nhiều định
nghĩa khác về CLCS, tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan niệm văn hóa xã hội,
truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Khái niệm CLCS tuy đã ra đời khá lâu
nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất.
Theo R.C.Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng: "Dân số, tài nguyên, môi
trường và chất lượng cuộc sống" - nghiên cứu về mối tương tác giữa CLCS dân cư với
quá trình phát triển dân cư, phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia - thì CLCS là một
khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những
khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Ông đã định nghĩa:
"Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với
những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với

bản thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với
những gì mà con người có được. Dù sự thỏa mãn, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng là
những nhân tố trung tâm trong định nghĩa này, nhưng chúng ta không nên xem chúng
như là một sự khẳng định mang tính chất nhất thời về niềm hạnh phúc hay sự hài lòng,
mà ta nên xem chúng là kết quả sau cùng trong sự cảm giác của niềm hạnh phúc. Có
thể ta có cách giải tốt hơn, thì nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của
cuộc sống" [20]. Định nghĩa này về CLCS của ông đã được chấp nhận rộng rãi. Theo
đó, mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan
trọng để tạo ra CLCS.
Tác giả Oleson M cho rằng: Chất lượng cuộc sống là mức độ hài lòng, thỏa mãn
của con người trong những lĩnh vực mà họ cho rằng quan trọng nhất trong cuộc sống.
Đây là một khái niệm rộng và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Tình trạng kinh tế, chỗ


9

ở, việc làm, tôn giáo, chính sách trợ cấp xã hội và tình trạng sức khỏe.v.v. Tùy theo lĩnh
vực nào của cuộc sống được xem là quan trọng nhất và mức độ hài lòng, thỏa mãn của
một người với lĩnh vực đó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của họ [21].
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa chất lượng cuộc sống là “sự hiểu biết
của cá nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị và
trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của họ” [4],
[22]. CLCS thường được đánh giá về bốn khía cạnh chính là sức khỏe thể chất, sức
khỏe tâm lý, các mối quan hệ xã hội và môi trường sống [23],[24].
Nghiên cứu của Kamp và cộng sự đã đề xuất khung lý thuyết các thành phần của
CLCS như sau:

Nhìn chung, CLCS là một khái niệm đa chiều cạnh, mang tính chủ quan cao và
có đặc trưng riêng biệt trong những bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau. Nó
phản ánh sự thoải mái, thỏa mãn và những phản ứng chủ quan của con người đối với

những khía cạnh như sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần, mối quan hệ gia đình,
hoạt động xã hội, nghề nghiệp, … CLCS là một chỉ số tổng hợp về thể hiện trí tuệ,
tinh thần và vật chất của con người, là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự phát triển
bền vững của mọi quốc gia. CLCS càng cao thì con người càng có nhiều lựa chọn
trong việc phát triển cá nhân và trong việc hưởng thị các giá trị vật chất và tinh thần
mà xã hội tạo ra [25].


10

1.2.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống
CLCS của người dân nói chung và CLCS của NCT nói riêng đặc biệt bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố. Theo đơn vị nghiên cứu CLCS của trường đại học Toronto,
Canada thì các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS được chia ra làm ba phạm vi chính:
phạm vi thứ nhất là các yếu tố nội tại bản thân; phạm vi thứ hai là mối liên quan với
các yếu tố bên ngoài; phạm vị thứ ba là việc đạt được những mục đích cá nhân,
cũng như niềm hy vọng, mong muốn và khát vọng [26]. Các yếu tố ảnh hưởng tới
CLCS lại được xác định bới hai nhân tố là tầm quan trọng và mức độ hài lòng. Như
vậy CLCS gồm các mối liên hệ quan trọng hoặc có ý nghĩa gắn bó với từng khía
cạnh riêng biệt tới sự hài lòng hay sự thích thú của các nhân [27].
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS thì sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất,
bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần [28],[29],[30]. Trên thế giới, rất
nhiều nghiên cứu đã ghi nhận mối liên quan mật thiết giữa CLCS và sức khỏe [31],
[32],[33],[34]. Con người không thể có được một cuộc sống tốt nếu thường xuyên
đau ốm, bệnh tật hoặc bị tàn tật. Một nghiên cứu ở Bangladesh đã chỉ ra rằng sự ốm
yếu đã gây ảnh hưởng xấu tới CLCS của nghười tàn tật, ảnh hưởng theo nhiều khía
cạnh khác nhau về tâm lý, xã hội và kinh tế. Tương tự nghiên cứu ở Phần Lan cũng
cho thấy sức khỏe thể chất tốt và ít ốm đau bệnh tật là điều kiện căn bản cho một
cuộc sống có chất lượng [31]. Tiếp theo đó là các yếu tố như sức khỏe tinh thần,
giao tiếp và vị thế xã hội, tình trạng kinh tế, tín ngưỡng, điều kiện sống, môi trường

và một số yếu tố khác [35]. Mặt khác, nghiên cứu trên NCT vùng nông thôn Thụy
Điển chỉ ra rằng riêng với NCT yếu tố được hỗ trợ người khác, được người khác
chia sẻ và được cảm thấy mình có ích cho gia đình, xã hội là yếu tố rất quan trọng,
góp phần nâng cao CLCS của NCT [29, 36]. Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra
rằng có mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng kinh tế xã hội, trình độ học vấn và
thu nhập với CLCS ở NCT, các phát hiện tương tự đang được báo cáo. Cụ thể, trình
độ học vấn và thu nhập cao hơn có liên quan đến điểm CLCS cao hơn [37]. Tham
gia vào các hoạt động xã hội chẳng hạn như chăm sóc tình nguyện hay tương tự như
vậy được thấy có liên quan đến CLCS tốt hơn [38]. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra


11

rằng hành vi sức khỏe có liên quan đến CLCS của NCT [30]. Trong đó một nghiên
cứu ở Đài Loan đã chỉ ra có yếu tố liên quan giữa lối sống của NCT và CLCS chỉ có
bệnh thiếu máu dẫn đến CLCS thấp hơn. Ngược lại, một số yếu tố lối sống chẳng
hạn như uống rượu, thói quen tập thể dục và lái xe ô tô có liên quan đến CLCS tốt
hơn, trong khi béo phì bụng và đi xe gắn máy lại có liên quan đến CLCS thấp hơn
[39].
Tại Việt Nam, năm 2012, Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự đã thực hiện
một nghiên cứu định tính tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của NCT tỉnh Hải Dương
sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung. Nghiên cứu đã chỉ
ra rằng các khía cạnh vật lý, tâm lý, xã hội, môi trường, tôn giáo và kinh tế là các khía
cạnh quan trọng đối với CLCS. Đối với những NCT tham gia nghiên cứu ở cả thành
thị và nông thôn thì sức khỏe thể chất, quan hệ xã hội, tài chính và kinh tế, môi
trường xã hội và thể chất và sức khỏe tâm lý được cho là có ảnh hưởng quan trọng.
NCT sống tại nông thôn cũng cho biết thực hành tôn giáo là một khía cạnh quan
trọng của CLCS. Về mối quan hệ, NCT ở thành thị ưu tiên những người có con cái,
trong khi NCT ở nông thôn tập trung sự quan tâm của họ vào các mối quan hệ cộng
đồng và điều kiện kinh tế [7]. Năm 2016, nghiên cứu của Lê Thị Hoàn và cộng sự đã

tìm ra mối liên quan giữa CLCS của NCT và các yếu tố giới, tình trạng gia đình,
nguồn thu nhập, điều kiện kinh tế hộ gia đình và tình trạng sức khỏe. Đặc biệt nhóm
NCT là nữ giới có CLCS kém hơn nhóm NCT nam giới và NCT sống độc thân có
CLCS kém hơn NCT sống cùng gia đình [8]. Mối liên quan mật thiết giữa giới tính
và CLCS cũng đã được ghi nhận trong nghiên cứu năm 2017 của Nguyễn Văn Tiến
và cộng sự khi tỷ lệ nam giới cao tuổi có mức CLCS cao về sức khỏe thể chất, sức
khỏe tâm lý và môi trường cao hơn so với phụ nữ. Ngược lại, trong số những người
có CLCS trung bình và thấp hơn, nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nam giới [40].
Như vậy, các yếu tố liên quan đến CLCS của NCT rất đa dạng, bao gồm: đặc
điểm dân số xã hội (tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp tình trạng hôn nhân), tình
trạng kinh tế, thu nhập, lối sống, mối quan hệ gia đình, xã hội.v.v. Vậy những yếu tố
nào có ảnh hưởng đến CLCS của NCT thành phố Hà Nội và từ đó có thể có những can


12

thiệp gì nhằm nâng cao CLCS của NCT là câu hỏi thứ hai được đặt ra khi thực hiện
nghiên cứu này.
1.2.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống
Có thể nhận thấy rằng CLCS là một khái niệm đa chiều, bao gồm các đánh giá
về cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của cuộc sống [41]. Sức khỏe được coi là một
trong những yếu tố quan trọng nhất của CLCS, bên cạnh các yếu tố như công việc,
nhà ở, trường học, môi trường, văn hóa… [42]. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần phát
triển các công cụ để đo lường CLCS theo nhiều yếu tố và mối liên quan của các yếu
tố với nhau.
Trong lĩnh vực lão khoa cộng đồng, định nghĩa CLCS của George và Bearson
được xem là khái niệm phổ biến nhất. Theo các tác giả CLCS bao gồm 4 chỉ số
chính, trong đó 2 chỉ số đầu tiên đóng vai trò khách quan và 2 chỉ số cuối phản ánh
đánh giá chủ quan của cá nhân:
-


Hoạt động của các chức năng cơ thể và sức khỏe nói chung
Tình trạng kinh tế xã hội
Sự hài lòng với cuộc sống
Lòng tự trọng.
Mặc dù các tác giả đã không chứng minh được bốn chỉ số trên có thể đánh giá

một cách đầy đủ CLCS nhưng họ nhấn mạnh đó là 4 khía cạnh quan trọng trong
nhiều thành phần giới hạn nên CLCS [28].
Một nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và CLCS của tác
giả Anderson đã phân tích khái niệm CLCS với 5 khía cạnh bao gồm các chỉ số khá chi
tiết:
- Sự hài lòng về thể chất: Sức khỏe, các hoạt động và an toàn cá nhân
- Sự hài lòng về vật chất: Tài sản, chất lượng nhà ở, tổng chi tiêu/tổng thu nhập,
bữa ăn/ thực phẩm, sự đi lại (giao thông, vận tải), sự riêng tư, an ninh, sự ổn định/
nhiệm kỳ.
- Sự hài lòng về xã hội: Mối quan hệ cá nhân, bạn bè và đời sống xã hội; sự
tham gia vào cộng đồng; cuộc sống gia đình, người thân; các hoạt động và sự kiện;
chấp nhận và hỗ trợ.


13

- Sự hài lòng về cảm xúc: Lòng tự trọng, niềm tin, sự hài lòng với công việc và
gia đình, tình cảm tích cực.
- Sự phát triển và hoạt động: Công việc, giáo dục, việc nhà, thời gian giải trí/
các thói quen, năng lực/ khả năng độc lập, năng suất/ sự đóng góp, sự lựa chọn/ khả
năng kiểm soát [43].
Sự phức tạp và tính chất chủ quan của khái niệm này đã trở thành một thách
thức cho ra đời nhiều công cụ lượng giá và giải thích nó. Thấy được tầm quan trọng

của đánh giá CLCS, Tổ chức Y tế thế giới đã phát triển dự án xây dựng bộ công cụ
đo lường CLCS - WHOQOL bắt đầu với sự tham gia của 15 trung tâm khác nhau
trên toàn cầu và tăng lên đến hơn 40 trung tâm hiện nay. Kết quả là sự ra đời của bộ
công cụ WHOQOL-100 bao gồm 100 câu hỏi thuộc 24 khía cạnh liên quan đến
CLCS được nhóm thành 6 lĩnh vực. Trong đó bao gồm 2 câu về CLCS và sức khỏe
tổng thể nói chung [35]. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, WHOQOL100 là quá dài để sử dụng trong thực tế. Do đó nhóm nghiên cứu của WHO tiếp tục
soạn thảo ra một phiên bản rút gọn của WHOQOL-100 là WHOQOl-BREF. Bộ
WHOQOL-BREF có 26 câu hỏi đánh giá một cách toàn diện 4 khía cạnh liên quan
đến CLCS:
- Sức khỏe thể chất: Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, sự phụ thuộc vào thuốc
và viện trợ y tế, năng lượng và mệt mỏi, tính di dộng, đau và khó chịu, ngủ và sự
nghỉ ngơi, năng suất làm việc.
- Sức khỏe tâm thần: Vẻ ngoài và hình ảnh bản thân; cảm xúc tích cực và cảm xúc
tiêu cực; tâm linh, tôn giáo và tín ngưỡng cá nhân; suy nghĩ, học tập, trí nhớ và sự tập
trung.
- Các mối quan hệ xã hội: Mối quan hệ cá nhân, hỗ trợ xã hội, hoạt động tình
dục
- Môi trường: Nguồn lực tài chính; tự do, an toàn về thể chất và an ninh; y tế và
chăm sóc xã hội (chất lượng và khả năng tiếp cận; môi trường gia đình; cơ hội để có
được thông tin và kĩ năng mới; sự tham gia và cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi,
giải trí; môi trường vật lý (ô nhiếm tiếng ồn, giao thông, khí hậu); giao thông vận tải
[27].


14

Một trong những câu hỏi đầu tiên phát sinh trong đánh giá chung về CLCS là
liệu các bảng câu hỏi đã được phát triển ở quần thể người trưởng thành trẻ tuổi có
thể được sử dụng một cách thích hợp cho những người lớn tuổi hơn? Câu hỏi thứ
hai là có hay không có những lĩnh vực cụ thể đặc biệt về CLCS quan trọng hơn ở

người lớn tuổi? Rõ ràng là nó không đủ cho các yêu cầu cụ thể để đánh giá CLCS
cho NCT [44]. Vì vậy đối với đối tượng là NCT, nhóm nghiên cứu WHOQOL tiếp
tục phát triển và cho ra đời bộ công cụ Chất lượng cuộc sống của Tổ chức Y tế thế
giới ( WHOQOL-OLD), theo phương pháp của nhóm WHOQOL [45]. WHOQOLOLD gồm 24 câu hỏi được nhóm thành 6 khía cạnh đặc trưng liên quan đến CLCS
của NCT:
- Giác quan: mất chức năng giác quan; sự suy giảm giác quan ảnh hưởng đến cuộc
sống.
- Tự chủ: quyền tự quyết, tự kiểm soát cuộc sống, được tôn trọng và có khả
năng làm được những điều muốn làm.
- Hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai: hài lòng với những cơ hội,
những gì nhận được, xứng đáng nhận được và những điều mong chờ trong tương
lai.
- Hoạt động xã hội: việc làm, cách dùng thời gian, mức độ hoạt động, cơ hội
tham gia hoạt động xã hội.
- Cái chết: cách chết, kiểm soát cái chết, sợ chết, sợ đau trước khi chết.
- Tình thương: cảm nhận được tình thương trong cuộc sống, trải nghiệm tình
thương, cơ hội để yêu thương và được yêu thương.
Cho đến nay, WHOQOL-OLD đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ và đã có
nhiều nghiên cứu báo cáo độ tin cậy cũng như tính giá trị của nó [44],[46],[47],
[48]... Một số công cụ khác đã được phát triển để đánh giá chất lượng cuộc sống ở
NCT, như Chỉ số chất lượng cuộc sống của người cao tuổi (EQOLI), WHOQOLAGE, CASP-19 (kiểm soát, tự chủ, tự giác, niềm vui) và Câu hỏi chất lượng cuộc
sống của người già (OPQOL) [49],[50],[51],[52].
Có ba lý do để chọn đo lường CLCS bằng WHOQOL-OLD trong nghiên cứu
này thay vì các công cụ khác: Đầu tiên, WHOQOL-OLD là công cụ chuyên biệt
được Tổ chức Y tế thế giới phát triển dành riêng cho đối tượng NCT đã được sử


15

dụng thường xuyên ở nhiều quốc gia trên thế giới, do đó cho phép so sánh quốc tế

và liên văn hóa. Thứ hai, WHOQOL-OLD chứa các mục đề cập đến quyền tự chủ,
cái chết và tình thương phù hợp với NCT; hầu hết các khía cạnh này đều không có
trong các bộ công cụ khác. Thứ ba, bộ công cụ này đã được kiểm định độ tin cậy và
tính phù hợp cho kết quả tốt tại Việt Nam [53],[54].
1.3. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
1.3.1. Trên thế giới
Dân số đang già đi ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới [1]. Theo số liệu từ
Triển vọng Dân số Thế giới, số lượng NCT (những người từ 60 tuổi trở lên) đã tăng
đáng kể trong những năm gần đây ở hầu hết các quốc gia và khu vực. Năm 2017, số
NCT dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 và gấp ba lần vào năm 2100, từ 962
triệu người trên toàn cầu trong năm 2017 lên 2,1 tỷ vào năm 2050 và 3,1 tỷ năm
2100 [1]. Việc tuổi thọ tăng đánh dấu một thành tựu quan trọng của quá trình phát
triển của nhân loại mặt khác nó cũng có tác động sâu sắc đến xã hội, gia tăng áp lực
tài chính và chính trị ở nhiều quốc gia trong những thập kỷ tới đặc biệt là về đảm
bảo CLCS cho người dân nói chung và NCT nói riêng.
Khái niệm “Chất lượng cuộc sống” ra đời trên thế giới từ khá sớm. Từ chỗ chỉ
đánh giá trên người bệnh, các ghi nhận về CLCS dần dần được ghi nhận cả trên dân
số bình thường. Số lượng các nghiên cứu về CLCS ngày càng tăng nhanh chóng.
Kết quả từ một số nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng cũng như mong muốn về CLCS
dường như khác nhau theo thế hệ [5]. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề này vẫn còn ít
được chú ý tới đối với nhóm NCT.
Năm 2008, M. Tajvar, M. Arab và A. Montazeri đã thực hiện một nghiên cứu
trên 400 người từ 65 tuổi trở lên tại Tehran, Iran. Nghiên cứu sử dụng Khảo sát sức
khỏe ngắn gọn (SF-36) cho thấy điểm trung bình CLCS của khía cạnh tinh thần cao
hơn sức khỏe thể chất (63,8 so với 55,0). Ngoài ra NCT nữ giới có điểm CLCS kém
hơn đáng kể so với nam giới. Độ tuổi, giới tính, giáo dục và tình trạng kinh tế là
những yếu tố quyết định đáng kể khiến sức khỏe thể chất kém hơn; trong khi đối
với khía cạnh tinh thần chỉ có tình trạng kinh tế và giới là yếu tố liên quan khiến



16

CLCS kém hơn [55]. Năm 2014, một nghiên cứu khác của Y. Khaje-Bishak, L.
Payahoo, B. Pourghasem và cộng sự được thực hiện tại Tabriz, Iran trên 184 NCT
đang sống trong cộng đồng sử dụng bộ câu hỏi Chất lượng cuộc sống của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHOQOL-BREF) cho thấy kết quả: Tổng điểm CLCS ở cả hai giới
là 90,75 ± 13,37 (trong khoảng: 26-130); NCT là nam giới có điểm CLCS cao hơn
nữ giới tuy nhiên khác biệt này là không đáng kể. Sự khác biệt đáng kể được tìm
thấy giữa các bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và bệnh đường tiêu hóa, khiếm thính và
khiếm thị với điểm CLCS. Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể giữa điểm
CLCS với các biến giới tính và độ tuổi [56].
Năm 2016, Josep L. Conde-Sala đã thực hiện một nghiên cứu tại Châu Âu trên
33241 người từ 65 tuổi trở lên về CLCS và một số yếu tố liên quan đến mô hình
phúc lợi xã hội tại đây. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hài lòng hơn trong cuộc sống,
trầm cảm ít, thu nhập đủ, chủ quan hơn về sức khỏe, hoạt động thể chất, không có
suy giảm chức năng, tuổi trẻ hơn và có tham gia các hoạt động có mối liên quan với
CLCS tốt hơn ở tất cả các quốc gia. Các quốc gia có xã hội dân chủ (cụm Bắc Âu)
hoặc mô hình phúc lợi xã hội có chỉ số kinh tế xã hội tốt hơn và điểm số CLCS cao
hơn (trung bình = 38,5 ± 5,8) so với các nước Đông Âu và Địa Trung Hải, đặc trưng
bởi các điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn, cung cấp phúc lợi xã hội hạn chế và
điểm số CLCS thấp hơn (trung bình = 33,5 ± 6,4) [23].
1.3.2. Tại Việt Nam
Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
Ương khóa VII và các chủ chương chính sách của Nhà nước, công tác dân số và kế
hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước [57]. Từ năm 2012, Việt
Nam đã bước vào giai đoạn dân số già khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm đến
10,2% tổng dân số và dự báo sẽ trở thành nước có dân số rất già năm 2038 với tỷ lệ
người từ 60 tuổi trở lên đạt 20,1% [58],[59]. Tuổi thọ trung bình nước ta tăng
nhanh, đã đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình

quân đầu người [57]. Trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm;


×