Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đánh giá kết quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng seal protect trên bệnh nhân độ tuổi 20 50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.81 KB, 44 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện đại, sự đi
lên của tiến bộ xã hội, con người ngày càng quan tâm hơn đến tình trạng sức
khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Một hàm răng
chắc khỏe và nụ cười trắng sáng sẽ mang lại sự tự tin và quyến rũ trong giao
tiếp hàng ngày, đó cũng là điều mọi người luôn muốn hướng tới để hoàn thiện
hơn vẻ đẹp cho chính bản thân mình. Vì vậy sức khỏe răng miệng là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện nay.
Gần đây có một vấn đề răng miệng gây khó chịu và phiền toái khiến
nhiều bệnh nhân đến thăm khám nha sỹ đó là tình trạng nhạy cảm ngà. Nó
không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân mà còn
ảnh hưởng đến cả cộng đồng vì tình trạng này ngày càng phổ biến. Theo các
thống kê, nhạy cảm ngà gặp ở 3-57% [3] dân số trong đó tập trung nhiều nhất
ở lứa tuổi 30-40 là những người trong độ tuổi lao động chính. Có rất nhiều
nguyên nhân gây nên tình trạng này như: mòn răng, tật nghiến răng, lợi co hở
vùng chân răng, tẩy trắng răng, … trong đó phổ biến là mòn cổ răng, mòn mặt
nhai, mòn rìa cắn ở vùng răng nanh, răng cửa, hàm nhỏ, hàm lớn. Cơ chế của
mòn răng liên quan đến nhiều yếu tố như: chải răng không đúng kĩ thuật (chải
răng ngang, lực chải mạnh, lông bàn chải cứng), sang chấn khớp cắn, răng
mọc lệch ngoài cung răng, tật nghiến răng, …
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị nhạy cảm ngà được áp dụng
tại Việt Nam như: dùng kem đánh răng chống ê buốt, bôi gel chứa fluor, công
nghệ dán dính bảo vệ trên bề mặt phần ngà bị lộ, phục hồi thân răng tổn thương,
phẫu thuật ghép và che vạt phủ chân răng, …đem lại hiệu quả khác nhau. Tuy
nhiên, các nghiên cứu đánh giá về hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà về công nghệ


2


dán dính còn ít. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết
quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng seal & protect trên bệnh nhân độ tuổi
20-50” với 2 mục tiêu:
• Mô tả đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà trên bệnh nhân
lứa tuổi 20 – 50 tại Khoa điều trị và chữa răng Viện Đào tạo
Răng Hàm mặt và bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 2 đến
tháng 6 năm 2014.
• Đánh giá kết quả điều trị các răng nhạy cảm ngà bằng
seal & protect ở nhóm bệnh nhân trên.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm về men răng, ngà răng và cement [1]
1.1.1 Men răng
Men răng là phần tổ chức cứng bao phủ bề mặt ngoài toàn bộ thân răng
cho tới cổ răng giải phẫu. Men răng có nguồn gốc ngoại bì, là một sản phẩm
của tế bào, khoáng hóa cao độ và cứng nhất cơ thể (độ cứng mods: 5-8, độ
cứng Knoop: 260-360, độ cứng Vichers: 300-430), có tỷ lệ chất vô cơ cao
(96%), hình dáng và bề dày của men răng được xác định từ trước khi răng mọc
ra; trong đời sống, men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn theo tuổi,
nhưng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường miệng.
- Thành phần của men răng:
+ Nước: Hầu hết thành phần nước trong men răng trưởng thành bao bọc
xung quanh các tiểu tinh thể như một vỏ hydrat và chỉ có ¼ lượng nước tự do
trong thành phần hữu cơ của men răng.
+ Khuôn hữu cơ: men răng trưởng thành chứa chủ yếu là các protein hòa
tan và không hòa tan cùng một lượng nhỏ carbohydrate và chất béo. Phần lớn
nhất của khuôn này là nằm ở phần ba trong của lớp men và thể hiện dưới dạng

búi men và lá men.
+ Thành phần protein: là thành phần chính của khuôn men có độ tập
trung cao ở vùng các rãnh, ở dọc theo đường ranh giới ngà và men và ở vùng
cổ răng.
+ Thành phần tinh thể: được tạo bởi calci và phosphor với một lượng nhỏ
sodium, magnesium, chlorine và potassium. Tỷ lệ calci/phosphor thay đổi từ
1,8:1 đến 2:1. Các thành phần muối của men răng là hydroxylapatite


4

(Ca10[PO4]6[OH]2), trong đó: fluorine hoặc chlorine thay thế nhòm hydroxy.
+ Ngoài ra men răng trưởng thành còn chứa một số nguyên tố vi lượng:
Ag, Sr, Br, Cr, …
+ Pluorine có mặt trong men răng với một lượng thay đổi, hàm lượng cao
nhất ở lớp men mặt ngoài cùng, khoảng 300 đến 1.200 ppm hoặc cao hơn.
Những lớp men ở sâu có hàm lượng fluorine thấp hơn đến 20 lần. Hàm lượng
fluorine thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hàm lượng trong nước uống,
lượng fluorine thâm nhập từ thức ăn, kem đánh răng, yếu tố tuổi, bề mặt của
răng, sự hiện diện của các diện mòn, vật liệu đã sử dụng,…
- Men răng một tính thẩm giới hạn, rất dễ vỡ và dễ bị axit ăn mòn.
- Men răng mỏng nhất ở vùng cổ răng (0,6-013 mm) và dày nhất ở núm
răng (1,1-1,7 mm). Lớp men phủ bên ngoài thân răng có tác dụng bảo vệ răng
trước các tác nhân kích thích: cơ học, nhiệt độ, hóa học,…
1.1.2 Ngà răng
Ngà răng chiếm phần lớn nhất về thể tích của cấu trúc răng, có nguồn gốc
từ trung bì, kém cứng hơn men răng, chứa tỷ lệ chất vô cơ thấp hơn men
(75%). Trong ngà có chứa nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương ứng của
nguyên bào ngà.
Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào

ngà. Ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dẫn
hốc tủy. Ngà răng được che phủ ở thân răng bởi men răng và ở chân răng bời
xê măng. Tùy theo vị trí cấu tạo mà ngà răng có thể được phân loại thành: ngà
vỏ, ngà quanh tủy, ngà quanh ống, ngà gian ống.
- Thành phần cấu tạo của ngà răng:
+ Thành phần hữu cơ: khuôn hữu cơ của ngà răng chữa 91% đến 92%


5

collagen và 8% đến 9% khuôn hữu cơ không collagen. Phần lớn collagen
thuộc type 1.
+ Thành phần vô cơ: tất cả các dạng của ngà răng như ngà vỏ, ngà quanh
tủy, ngà gian ông tủy và ang quanh ống đều có thành phần tinh thể phosphat
calci dạng apatite. Về thể tích, các tinh thể này chiếm khoảng 90% ngà quanh
ống, 50% ngà gian ống. Các tinh thể ngà răng nhỏ hơn tinh thể ở men răng.
Thành phần khoáng hóa của ngà răng (các tinh thể hydroxylapatite
(Ca10[PO4]6[OH]2) chứa calci và phospho với tỷ lệ 1:2. Trong tinh thể ngà
răng có một lượng nhỏ carbon, magnesium và fluor với nông độ tnay đổi.
- Đặc tính của ngà răng
+ Ngà răng mềm hơn hẳn so với men răng, nhưng cứng hơn xương và xê
măng. Độ cứng của ngà răng ở thân răng, cổ răng và chân răng tương tự nhau.
Ngà răng cứng nhất được thấy là ở khoảng cách từ 0,4 đến 0,6 mm cho tới
khoảng giữa lớp ngà, ở gần tủy ngà răng mềm hơn khoảng 30% (5060kg/mm2): vùng ngà răng ở ngoại vi (độ dày khoảng 100µ) tương đối mềm.
+ Ngà răng có độ đàn hồi cao, xốp và có tính thẩm. Trên mỗi răng đã mọc
và đang hoạt động chức năng, nguyên bảo ngà là thành phần chức năng quan
trong nhất của ngà răng; ngà răng và tủy răng cùng có phản ứng nhiều kích
thích từ bên ngoài.
Trong quá trình tạo ngày, các đuôi nguyên bào ngà bị kéo dài dần, chúng
nằm trong những ống dài chạy xuyên qua lớp ngà đã khoáng hóa. Đó là các

ống ngà, ống ngà được lấp đầy bởi các đuôi bào tương ứng của nguyên bào và
dịch mô.
- Ngà răng nguyên phát: là toàn bộ phần ngà răng được hình thành trong
giai đoạn trước khi chân răng hình thành xong. Trong ngà răng tiên phát thì có
2 loại ống ngà đó là ống ngà chính và ống ngà phụ.


6

+ Ống ngà chính: Xuất phát từ bề mặt tủy rồi chạy suốtư chiều dài của
ngà tận cùng ở đường ranh giới men ngà. Vùng thân răng có nhiều ống ngà
hơn vùng thân răng, vùng ngoại biên số lượng ống ngà ít hơn vùng gần tủy.
Đường kính ống ngà có sự thay đổi theo vùng quan sát ở vùng gần tủy đường
kính ống ngà 3-5 micromet, ở vùng ngoại biên là 1 micromet.
+ Ống ngà phụ: có đường kính nhỏ hơn nhiều là những nhánh bên và
nhánh tận cùng của ống ngà chính.
+ Trong ngà có nhiều ống nhỏ chứa các đuôi nguyên sinh chất của các tạo
ngà bào, đó là các dây tome. Dây tome là biểu hiện của sự sống trong tổ chức
ngà. Nó đảm bảo chức năng trao đổi chất và sửa chữa mà chúng ta có thể nhận
thấy từ ông ngà.
+ Trên 1 mm2 cắt ngang qua ngà răng có khoảng từ 20.000 đến 50.000
ống ngà, ngà răng như vậy là một mô tương đối xốp và đàn hồi.
- Ngà răng thứ phát: là phần ngà răng được hình thành sau khi chân răng
đã đóng chóp. Có 2 loại ngà thứ phát:
+ Ngà thứ phát sinh lý.
+ Ngà thứ phát sửa chữa.
1.1.3 Cement
Là mô đặc biệt, hình thành cùng với sự hình thành chân răng, phủ mặt
ngoài ngà chân răng.
Có 4 loại Cement:

+ Cement không sợi không tế bào: là loại Cement không chứa Cement
bào và không có sợ collagen.
+ Cement sợi ngoại sinh không tế bào: bao gồm hầu như chỉ những nhóm


7

tụ đặc các bó sợi collagen ngoại sinh (sợi sharpey) có nguồn gốc từ dây chằng
nha chu.
+ Cement hồn hợp có tế bào: chưa Cement bào và cả 2 loại sợi, sợi ngoại
sinh Sharpey và sợi collagen nội sinh trong toàn bộ cấu trúc của Cement. Là
sản phẩm chính của nguyên bào Cement và còn duy trì tạo Cement của
Cement bào.
+ Cement nội sinh có tế bào: chứa Cement bào và các bó sợi collagen nội
sinh, không có sợ collagen ngoại sinh. Là sản phẩm đắc hiệu của nguyên bào
Cement và được tạo thành chỉ trong quá trình hàn gắn, như đối với các mòn
ngót, sửa chữa các nứt gẫy chân răng.
Đường nối men Cement phân chia thân răng và chân răng giải phẫu. Tại
đây, men răng bao phủ ngà cổ răng gặp Cement sợ ngoại sinh khong tế bào
bao phủ phần ngà cổ chân răng. Mối tương quan tại đường nối Cement có thể
khác nhau dọc theo cổ răng của mỗi răng. Khoảng 30% các răng có ngà và
Cement gặp nhau theo kiểu đối đầu và không phủ lên nhau, khoảng 60%
Cement phủ lên bờ cổ men răng bị lộ xen vào, chúng có thể dẫn đến tình trạng
nhạy cảm ở vùng cổ răng.
- Thành phần của Cement:
+ Thành phần hữu cơ chủ yếu của Cement là collagen type 1.
+ Thành phần vô cơ là các thành phần muối khoáng chủ yếu là calci,
phospho và một lượng nhỏ magnesium. Các thành phần này không đổi theo
tuổi tác của cá thể. Hàm lượng fluoride của Cement bắt nguồn từ nước uống
được tiêu thụ, là một nguyên tố dạng vết thường xuyên nhất trong Cement.

Nồng độ của chúng trong Cement cao hơn nông độ trong men và những mô
cứng khác.


8

- Tính chất của Cement:
+ Cement không cững bằng ngà (độ cứng Knooplaf 40±6 đối với xê
măng sợi ngoại sinh không tế bào và 70±7 đối với Cement sợi hỗn hợp tế bào.
Độ cứng Vickter từ 38-61kg/mm2).
+ Cement có tính thấm với nhiều mức độ, tính thấm giảm dẫn theo độ
tăng của tuổi.
- Cement được bồi đắp thêm ở phía chóp chủ yếu để bù trừ sự mòn mặt
nhai, được coi là hiện tượng mọc răng suốt đời. Cement cũng có thể tiêu hoặc
quá sản trong một số trường hợp bất thường hay bệnh lý.
1.2. Khái niệm nhạy cảm ngà
Theo định nghĩa của Hollan GR được thông qua tại hội nghị nhạy cảm ngà
răng ở Canada tháng 6 năm 2002 thì nhạy cảm ngà răng có các đặc trưng sau:
răng bị đau buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có các
kích thích (như nhiệt độ, hơi, cọ xát, thẩm thấu, hóa chất) mà không phải do
khiếm khuyết hoặc bệnh lý nào khác.

Hình 1.1. Nhạy cảm ngà gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày


9

1.3. Dịch tễ học
1.3.1 Tỷ lệ nhạy cảm ngà trên các nghiên cứu
- Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng rất khác nhau từ 3%-57% dân số. Trong đó

nhóm bệnh nhân bị viêm quanh răng là đối tượng có nguy cơ cao, tỷ lệ nhạy
cảm ngà ở nhóm này 72%-98% [2].
- Theo một nghiên cứu có tính chất toàn cầu với cỡ mẫu 11.000 người, kết
quả cho thấy: tỷ lệ nhạy cảm ngà răng cũng rất cao [2].
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng một số khu vực trên thế giới
Khu vực

Bắc Mỹ

Châu Âu

Vùng khác

Tính chung

Tỷ lệ % nhạy

37

45

52

46

60

47

34


48

cảm ngà răng
Tỷ lệ % người
có nhạy cảm
ngà răng đi
khám
- Ở Hồng Kông, một nghiên cứu có sự tham gia của 226 bệnh nhân thấy
2/3 bệnh nhân có nhạy cảm ngà [3].
- Ở Việt Nam, nghiên cứu của Tống Minh Sơn và cộng sự tại công ty than
Thống Nhất - Quảng Ninh (2010), tỷ lệ nhạy cảm ngà răng là 9,07% và tỷ lệ
này lên tới 47,74% ở công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Hà Nội (2011).
- Theo nghiên cứu khác trên đối tượng sinh viên Viện Đào Tạo Răng
Hàm Mặt - Đại học Y Hà Nội năm 2011 của Tống Minh Sơn và Nguyễn Thị
Nga, tình trạng nhạy cảm ngà ở nhóm này cũng tương đối cao 38.5%.

1.3.2 Tuổi


10

- Nhạy cảm ngà gặp ở nhiều lứa tuổi, phần lớn ở độ tuổi 20-50 đặc biệt
tập trung nhiều ở nhóm 30-40 tuổi [2; 4].
1.3.3 Giới
- Tỷ lệ nữ bị nhạy cảm ngà răng nhiều hơn nam [2; 5]. Một số tác giả cho
rằng có hiện tượng này là do nữ chải răng nhiều hơn nam. Tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
1.3.4 Thời gian bị nhạy cảm ngà
- Không ít người bị nhạy cảm ngà trong thời gian dài. Có từ 14-23% người

bị nhạy cảm ngà răng từ 1-5 năm [2].
1.3.5 Vị trí răng bị nhạy cảm ngà hay gặp
- Thứ tự nhạy cảm ngà thường gặp như sau: răng nanh, răng số 4, sau đến
răng cửa và răng số 5, cuối cùng là răng hàm lớn [11].

Hình 1.2. Mòn cổ các răng
- Đối với bệnh nhân viêm quanh răng: thường gặp ở răng hàm lớn trên và
răng cửa dưới.
- Hầu hết nhạy cảm ngà hay gặp ở mặt ngoài của các răng và gặp nhiều ở
vùng cổ răng.
- Với người thuận tay phải hay bị nhạy cảm ngà bên cung trái.
1.3.6 Ảnh hưởng tới sinh hoạt


11

- Có tới 11,4% người bị nhạy cảm ngà bị ảnh hưởng đến ăn uống và
chải răng [2].
1.4. Cơ chế của nhạy cảm ngà
- Cơ chế dẫn truyền thần kinh của răng [1]:
• Tủy răng là mô giàu thần kinh. Dựa vào tốc độ dẫn truyền có thể phân
loại các sợi thần kinh ra thành: nhóm A - có tốc độ dẫn truyền trên 2 m/s,
và nhóm C - có tốc độ dẫn truyền dưới 2 m/s.
• Đau buốt do các sợi A delta dẫn truyền, trong khi các sợi C dẫn truyền
cảm giác đau âm ỉ. Sợi A có bao myelin liên quan tới quá cảm ngà.
- Các thuyết về nhạy cảm ngà [1]:
• Thuyết thần kinh


Thuyết về sự dẫn truyền các tế bào tạo răng (odontoblastic


transduction theory)
• Thuyết thủy động lực học

Hình 1.3. Các học thuyết về nhạy cảm ngà:
(1) Thuyết thần kinh: kích thích vào ngà răng gây tác động trực tiếp lên các sợi thần
kinh. (2) Thuyết về sự dẫn truyền các nguyên bào tạo ngà: kích thích được dẫn truyền
theo các nguyên bào tạo ngà tới đầu tận cùng thần kinh cảm giác thông qua synap. (3)
Thuyết thủy động lực học: kích thích do sự dịch chuyển của dịch trong ống ngà tác
động tới các sợi thần kinh.

- Thuyết thủy động lực học của Bannstrom được nhiều tác giả công nhận


12

và được áp dụng nhiều trong điều trị nhạy cảm ngà răng. Theo tác giả các kích
thích như: nhiệt độ, hóa chất, cọ xát… tạo các dòng chảy dịch trong ống ngà
(tăng hoặc thay đổi hướng) và sự thay đổi áp lực. Sự thay đổi này kích thích các
sợi thần kinh A- δ ở biên giới ngà-tủy hoặc trong ống ngà tạo ra cảm giác đau.
Khi có kích thích lạnh, dòng dung dịch sẽ di chuyển từ tủy ra phía ngoài, khi có
kích thích nóng dòng dung dịch chuyển động ngược lại.
- Điều kiện để xuất hiện nhạy cảm ngà:
• Ngà răng bị lộ: răng mất men hoặc tổ chức quanh răng.
• Hệ thống ống ngà mở ở bên ngoài và thông với tủy ở bên trong.
- Dưới kính hiển vi điện tử, ngà ở răng bị quá cảm có số lượng ống ngà
nhiều gấp 8 lần và đường kính của ống ngà cũng rộng gấp đôi so với ngà ở răng
không quá cảm [5].

Hình 1.4. Thuyết thủy động lực học:

(A) Nguyên bào tạo ngà, (B) Ngà, (C) Sợi thần kinh A- δ, (D) Đuôi nguyên bào
tạo ngà, (E) Sự dịch chuyển dịch kích thích sợi thần kinh A- δ.
1.5. Yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà


13

Hình 1.5. Các yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà
1.5.1 Mòn răng

Hình 1.6. Mòn răng
- Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng:
• Chải răng không đúng kĩ thuật: chải răng ngang, lông bàn chải quá
cứng, lực chải quá mạnh.


14

Hình 1.7. Mòn khuyết cổ răng mặt ngoài do chải răng ngang

• Chế độ ăn uống có nhiều chất có tính acid: nước uống có gas, nước hoa
quả chua, các thức ăn có vị chua, các thuốc có pH acid và tiếp xúc thường xuyên
với bề mặt răng (VD: vitamin C nhai, viên aspirin nhai).
• Tật nghiến răng: bệnh nhân thường bị mòn mặt nhai hoặc rìa cắn các
răng

Hình 1.8. Mòn mặt nhai các răng do tật nghiến răng
• Các nguyên nhân khác: tiếp xúc với acid (VD: công nhân sản xuất
ắc-quy chì), hay bị nôn và trào ngược dạ dày (VD: nghiện rượu…)



15

Hình 1.9. Mòn các răng do hội chứng trào ngược dạ dày

- Phân loại mòn răng:
• Mòn răng - răng: Là sự mất tổ chức cứng do sự tiếp xúc giữa các
răng đối đầu dưới tác động của các tác nhân nội tại thường là trụ men của các
răng đối diện. Nguyên nhân: sang chấn khớp cắn, tật nghiến răng…
• Mài mòn: Là quá trình mòn răng bệnh lý do tác động của lực ma sát từ
các tác nhân ngoại lai: lực chải răng quá mạnh, thói quen cắn các vật cứng…
• Mòn hóa học: Là quá trình mòn răng bệnh lý do các hóa chất mà không
có sự tác động của vi khuẩn. Nguyên nhân: hội chứng trào ngược dạ dàythực quản, tiếp xúc nhiều với khí gas, acide hoặc chế độ ăn chứa nhiều acide…
• Tiêu cổ răng: Là tổn thương tổ chức cứng trên bề mặt cổ răng trong quá
trình răng chịu lực uốn. Nguyên nhân: răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang bên.
Lâm sàng: tổn thương lõm hình chêm ở cổ răng tại đường ranh giới cement
ngà trên một răng đơn độc.


16

1.5.2 Lợi co

Hình 1.10. Co lợi lộ chân răng
- Nguyên nhân:
• Bệnh quanh răng.
• Chải răng không đúng kĩ thuật.
• Sang chấn khớp cắn.
- Cơ chế: Lợi co gây hở chân răng, lộ cement và có thể dẫn đến lộ ngà.
1.5.3 Lấy cao răng

- Có thể làm mất lớp ngà mùn, lộ ống ngà. Trường hợp này bệnh nhân
thường bị ê buốt trong vài ngày hoặc vài tuần rồi sẽ hết.
1.5.4 Sau một số phẫu thuật vùng quanh răng
- Phẫu thuật nạo túi lợi, phẫu thuật làm dài thân răng…bệnh nhân có thể
có nhạy cảm ngà kéo dài một vài tháng.


17

1.5.5 Tẩy trắng răng

Hình 1.11. Bệnh nhân đeo máng tẩy trắng răng

- Khoảng 25% bệnh nhân mang thuốc tẩy trắng răng bằng máng có nhạy
cảm ngà.
1.6. Chẩn đoán nhạy cảm ngà
- Dựa vào định nghĩa Nhạy cảm ngà của Holland với các đặc trưng:
răng đau buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có các kích
thích (hơi,cọ xát…) và sau khi loại trừ các bệnh lý khác: sâu răng, răng bị nứt
vỡ, vỡ chất hàn răng, viêm tủy, hở bờ chất hàn.
1.7. Các biện pháp dự phòng
- Lời khuyên của nha sỹ:
• Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách:
 Chải răng đúng kĩ thuật: dùng bàn chải lông mềm, chải theo chiều
dọc hay xoay tròn trong vòng 3-5 phút với lực không quá mạnh. nên chải răng
sau khi ăn ít nhất 30 phút.
1.8. Các phương pháp xác định mức độ nhạy cảm ngà


18


Xác định mức độ ê buốt của nhạy cảm ngà cung cấp một giới hạn mà từ đó
lập ra được một biểu đồ về sự thay đổi sau này [17]. Mức độ ê buốt có thể xác
định thông qua 2 tiêu chí:
- Cường độ kích thích cần có để gây ê buốt: là cường độ kích thích nhỏ
nhất để gây ê buốt (ngưỡng ê buốt). Để xác định ngưỡng ê buốt cần thử lặp lại
nhiều lần cách nhau một khoảng thời gian để thu được một giá trị trung bình
hay mức ngưỡng.
- Sự đánh giá chủ quan cảm giác ê buốt gây ra bởi kích thích (hay là sự định
giá đáp ứng sau kích thích), sự đánh giá này dựa vào thang phân loại:
Phân loại VAS (Visual analog scale) có 10 mức đo độ ê buốt:
Mức 0: Không ê buốt.
Mức 1 – 3: ê buốt nhẹ.
Mức 4 – 6: Ê buốt vừa phải.
Mức 7 – 9: Ê buốt mạnh.
Mức 10: Ê buốt không chịu nổi.
Mặc dù cách đánh giá này không cho phép phân biệt giữa yếu tố khách quan
và yếu tố chủ quan gây ê buốt nhưng nó thực tế và hữu dụng để đánh giá nhạy
cảm ngà.
Các phương pháp đo mức độ nhạy cảm ngà như sau:
1.8.1. Đo bằng kích thích hóa học
Sử dụng dung dịch Glucose ưu trương. Dung dich acid không được sử dụng
vì có thể làm trầm trọng triệu chứng.
Quét dung dịch ưu trương lên bề mặt vùng nhạy cảm bằng 1 que bông trong
vòng 10 giây cho đến khi bệnh nhân thấy khó chịu.
Sử dụng phương pháp này có nhược điểm là khó kiểm soát đáp ứng
đạt được.


19


1.8.2. Đo bằng kích thích luồng khí lạnh
Sử dụng luồng khí từ ghế nha khoa đặt vào răng trong 1 giây với áp lực 45
psi ở nhiệt độ 19 – 24o C, khoảng cách 1 cm và vuông góc với bề mặt răng.
Nhược điểm là khó giới hạn vùng răng bị kích thích với kỹ thuật bằng
luồng khí, thường dung để lữa chọn ban đầu những răng hoặc người tham gia
nghiên cứu.
1.8.3. Đo bằng kích thích nước lạnh
Đây là phương pháp lý tưởng để đánh giá mức độ nhạy cảm ngà và hạn chế
dương tính giả.
Sử dụng bộ dụng cụ chứa nước ở nhiệt độ khác nhau (từ 0 - 20o C). Bắt đầu
với nước ấm và giảm dần nhiệt độ, áp vào răng không nên quá 3 giây, nếu không
đáp ứng thì để sau 3 pghuts trước khi tiếp tục thử nghiệm với nhiệt độ thấp hơn.
Nhiệt độ của nước giảm 5o C với từng bước và thử nghiệm dừng lại khi xuất hiện
cơn ê buốt hoặc khi 0o C (không nhạy cảm ngà).
Nếu kích thích xúc giác và nhiệt độ (hay luồng khí) cũng được sử dụng để
đánh giá mức nhạy cảm ngà, thì kích thích xúc giác được ứng dụng để ngăn ngừa
có thể có những ê buốt dài sau kích thích nhiệt (đo nhiệt độ thấp) hoặc sự mất
nước do luồng khí sau kích thích hơi.
1.8.4. Đo bằng kích thích nhiệt điện
Dụng cụ sử dụng là một đầu bịt nhiệt độ áp vào bề mặt răng, nhiệt độ trên
cây thăm dò phụ thuộc vào loại dụng cụ sử dụng. Thử nghiệm bắt đầu ở 25 o C,
giảm 5o C mỗi bước thử cho đến khi đáp ứng ê buốt. Thanh nhiệt này phải tiếp
xúc đúng bề mặt răng, để đảm bảo nhiệt độ được truyền đầy đủ trong mỗi lần
kích thích.


20

1.8.5. Đo bằng kích thích điện

Luồng điện được truyền từ từ vào bề mặt răng có thể được sử dụng để đánh
giá nhạy cảm ngà. Tuy nhiên, luồng điện có thể xuyên qua mô nha chu tác động
đến thần kinh quanh răng gây nên dương tính giả.
1.8.6. Đo bằng kích thích cơ học
Dụng cụ kích thích là 1 que sonde bịt đầu và máy nén cơ học, hoặc sử dụng
máy Yeaple. Những kích thích này được đặt vuông góc với răng, cường độ tăng
dần cho đến khi tới ngưỡng ê buốt. Sử dụng máy Yeaple, sự biến đổi được kiểm
soát bởi 1 thiết bị điện tử. Đây là một phương pháp đơn giản để thực hiện và cho
kết quả chính xác, vì vậy trong nghiên cứu của chúng tôi sử dungh máy Yeaple để
đo mức độ nhạy cảm ngà.
Trong đa số các trường hợp, nếu độ mạnh khoảng 70 g là ngoài ngưỡng kích
thích ê buốt, răng được coi là khong nhạy cảm. Bắt đầu thử bằng cường độ nhỏ
nhất, sau đó tăng dần tới khi có cảm giác ê buốt, mỗi lần cường độ kích thích tăng
thêm 5g.
Trong kỹ thuật luồn hơi hay hóa học, cường độ kích thích là không thay đổi,
biến số nghiên cứu dựa vào đáp ứng của bệnh nhân, đó là mức trung bình của các
lần đánh giá, dựa vào thang phân loại VAS. Ngược lại, trong các kỹ thuật nhiệt
điện, điện, nước lạnh hay cơ học, bênh nhân có thể đáp ứng cả sau kích thích, nên
biến số nghiên cứu dựa vào tăng lên hay giảm đi của cường độ kích thích.
1.9. Một số phương pháp điều trị nhạy cảm ngà do mòn cổ
răng hiện nay đang được sử dụng
1.9.1 Chặn các dẫn truyền thần kinh
- Potassium nitrate:
• Kem đánh răng có KNO3 5%, gel KNO3 5-10%


21

• Cơ chế: Chặn dẫn truyền thần kinh do tác dụng khử cực của ion K+
1.9.2 Che phủ hoặc bít các ống ngà

- Bít ống ngà:
• Ions/ muối:
 Potassium oxalate 6% và ferric oxalate 3%: tạo các tinh thể oxalate bít
ống ngà.
 Sodium fluorophosphates.
 Sodium fluoride 5%: tạo ra CaF2 kết tủa ở bề mặt ngà lộ.
 Stannous fluoride.
• Kết tủa protein:
 Formaldehyde.
 Glutaraldehyde: làm kết tủa các protein trong ống ngà.
• Amfluor gel 1,23% NaF:
 Cơ chế: NaF tiếp xúc nước bọt giải phóng F tăng tái khoáng hóa men răng,
bịt kín ống ngà đồng thời giảm sinh acide, giảm yếu tố kích thích lên răng, giảm ê
buốt răng.
- Che phủ ngà:
 Resins: Gây bịt các ống ngà bằng chất keo, dán dính. Đạt kết quả tốt
tuy nhiên có thể bong.
 Composite resins, Glass Inomer Cement: phục hồi thân răng đã bị
mất, sử dụng khi các biện pháp bảo tồn trước đó không có kết quả.


22

Hình 1.14. Vật liệu Composite và Fuij 9
 Chụp răng
1.9.3 Laser
- Cơ chế: tia laser tác dụng làm bít ống ngà do đông protein.
- Loại laser: YAG laser( Yttrium-Aluminum-Garnet) và CO2 laser.
1.9.4 Điều trị tủy
- Chỉ định:

• Sau khi các điều trị bảo tồn không kết quả.
• Nhạy cảm ngà nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân.
- Răng điều trị tủy tổ chức cứng sẽ không tốt. Nên cân nhắc kỹ khi sử dụng
phương pháp này.
1.9.5 Phẫu thuật ghép và che phủ vạt chân răng
- Kĩ thuật này dùng các vạt lợi - niêm mạc để che phủ các chân răng bị lộ
có nhạy cảm ngà. Cần có kế hoạch chuẩn bị phẫu thuật chặt chẽ.
- Chỉ định: Các bệnh nhân có vấn đề về nha chu gây co lợi hở chân răng
cộng thêm sự tác động của một số yếu tố gây nhạy cảm ngà.
- Mục đích: Phục hồi tổ chức nha chu, góp phần điều trị nhạy cảm ngà và


23

phục hồi thẩm mỹ cho bệnh nhân.
1.10. Seal & protect (của Densply):
Seal & protect để điều trị nhạy cảm ngà do tổn thương mô cứng của răng.
Sản phẩm này có chứa methaacrylate resin, triclosan (một tác nhân kháng
khuẩn phổ rộng, làm giảm sự hình thành mảng bám và vi khuẩn chống lại sâu
răng, không giống các chất kháng khuẩn khác, triclosan không có tác dụng
phụ tiêu cực như đắng hay đổi màu). Chất hoạt hóa và chất ổn định cũng có
mặt. Seal & protect có hiệu quả làm giảm triệu chứng cho đến 6 tháng.
- Ưu điểm: Sử dụng nhanh và dễ. Hiệu quả ngay lập tức tới 85% bệnh
nhân. Gỉam toàn bộ hoặc một phần đau ngay sau khi sử dụng. Thời gian giảm
tùy vào từng bệnh nhân, hiệu quả thường kéo dài nhiều tháng.
- Nhược điểm: Đòi hỏi phải làm thành 2 lần riêng biệt. Đòi hỏi phải
chiếu đèn. Đối với một vài bệnh nhấn, chỉ giảm được một phần triệu chứng.
- Cơ chế: Tạo thành một lớp keo bảo vệ trên bề mặt phần ngà bị lộ, làm
giảm nhạy cảm ngà.



24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân độ tuổi 20-50 có tình trạng nhạy cảm
ngà do mòn cổ răng độ 2, độ 3 (không có viêm lợi, không có viêm quanh
răng); mòn mặt nhai; mòn rìa cắn. Các răng này chưa được điều trị nhạy cảm
ngà hoặc đã được điều trị bằng các phương pháp khác (trừ hàn răng) nhưng
không hiệu quả, đã ngừng điều trị > 1 tháng và bệnh nhân đồng ý tham gia
nghiên cứu, trả lời bảng câu hỏi.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những trường hợp:
• Răng bị viêm tủy.
• Răng bị nứt hoặc vỡ.
• Răng sâu.
• Mòn cổ răng độ 4
• Mòn cổ răng có viêm quanh răng, viêm lợi
• Những trường hợp đang được điều trị nhạy cảm ngà bằng phương
pháp khác.
• Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
• Bệnh nhân không nằm trong độ tuổi 20-50
2.1.2 Cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ với cỡ mẫu:


25

Trong đó:
- n là cỡ mẫu cần nghiên cứu,

- p là tỷ lệ đạt kết quả thành công trong điều trị nhạy cảm ngà bằng Resin
(Jodkowska E, Raczyńska M, Matysiak W-2001: Tỷ lệ thành công trong
nghiên cứu đạt 60-96% sau 3 tháng – Trong nghiên cứu của chúng tôi các
răng nhạy cảm ngà được điều trị bằng seal & protect, ước lượng tỷ lệ tốt là
70% - nghĩa là p = 0,7).
- d là độ chính xác mong muốn, ở trong nghiên cứu này chúng tôi
chọn d = 0.07
- Z21-α/2 là hệ số tin cậy
- α là mức ý nghĩa thống kê (α = 0.05 ; Z1-α/2 = 1.96)
Thay vào công thức trên ta có n = 165 (răng).
(Các răng nhạy cảm ngà là đơn vị nghiên cứu của chúng tôi)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu 2 thiết kế: mô tả cắt ngang và can
thiệp lâm sàng.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1 Địa điểm
- Khoa Răng Hàm Mặt - BV Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - Đại học Y Hà Nội
2.3.2 Thời gian
- Từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2014.
2.4. Thu nhập số liệu
2.4.1 Công cụ thu nhập số liệu
- Bộ câu hỏi
- Dụng cụ và thiết bị


×