Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

CƠ sở lý LUẬN về PHỐI hợp các lực LƯỢNG xã hội TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO dục mầm NON NGOÀI CÔNG lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.79 KB, 84 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC
LƯỢNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO
DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP


- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
- Các nghiên cứu liên quan đến phối hợp các lực lượng xã
hội trong phát triển giáo dục mầm non
Bác Hồ chỉ ra từ lâu: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là
một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia
đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt
hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu
giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng
không hoàn toàn” (Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng
trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957).
Qua câu nói trên của Bác, chúng ta thấy rằng: Trong lý
luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác
động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là
vấn đề mang tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo
dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Từ đó khẳng định rằng, rất
cần sự phối hợp của các lực lượng giáo dục là nhà trường, gia
đình và xã hội trong việc phát triển hệ thống giáo dục nói
chung và phát triển giáo dục mầm non nói riêng.


Một số tài liệu, công trình tiêu biểu đã đề cập đến vai trò
quan trọng của các lực lượng xã hội trong việc tham gia vào
sự nghiệp phát triển công tác giáo dục, cũng như các hoạt
động giáo dục của nhà trường một cách có hiệu quả nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục như:.



Tác giả Anne Henderson và Karen Mapp đã nghiên cứu
hơn 50 công trình được công bố từ năm 1995 để biên dịch
cuốn sách: “Minh chứng mới về những tác động của nhà
trường, gia đình và cộng đồng đến kết quả học tập của học
sinh”. Nghiên cứu cho thấy, để phát huy được vai trò tích cực
của của cha mẹ học sinh trong việc tham gia giáo dục học
sinh và phát triển nhà trường, thì nhà trường phải tạo ra nhiều
cơ hội hoạt động cho cha mẹ học sinh gắn với mục tiêu học
tập của học sinh, đồng thời phải quan tâm đến điều kiện, hoàn
cảnh khác nhau của mỗi gia đình học sinh [32].
Luận án của Cynthia V.Crites “Sự tham gia của cha mẹ
học sinh và cộng đồng: một nghiên cứu điển hình”. Luận án
đã đưa ra những nghiên cứu dựa trên phân tích cụ thể những
cách thức để tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh và
cộng đồng vào công tác giáo dục. Qua luận án đã chứng minh
rằng để tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng
đồng trong công tác giáo dục của nhà trường thì phải để họ
tham gia vào quá trình ra xây dựng mục tiêu, đưa ra phương
án và lập kế hoạch hoạt động của nhà trường [33].


Tác giả Tangri, S. và Moles trong cuốn sách “Cha mẹ và
cộng đồng” đã nghiên cứu và chỉ ra những tác động tích cực
đến học sinh của cha mẹ khi họ tham gia vào quá trình học tập
của con em mình. Các hoạt động mà cha mẹ học sinh có thể
tham gia để phát triển tốt hành vi, thái độ, thành tích, kết quả
học tập của học sinh như: cha mẹ làm tình nguyện viên, hỗ
trợ làm bài tập ở nhà, cùng tạo môi trường giáo dục ở nhà
trường và môi trường giáo dục ngoài nhà trường, tham gia với

vai trò là trợ lý lớp học [34].
Cuốn sách “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng đóng
góp cho giáo dục trong các điều kiện xung đột” của tác giả
Laura Brannelly và Joan Sullivan -Owomoyela đề cập đến sự
tham gia của cộng đồng và phát triển mô hình cộng đồng
tham gia vào giáo dục ở các nước Jordan, Afghanistan, Iraq,
Liberia, Uganda và vùng lãnh thổ Palestine. Qua cuốn sách,
chúng ta thấy rằng mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác
nhau thì có sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục cũng có
những nét riêng biệt, Từ đó, các tác giả đã khặng định tầm
quan trọng và vai trò của cộng đồng trong việc tham gia vào
tái thiết đất nước sau xung đột và xây dựng lại giáo dục [35].


“Nghiên cứu điển hình về sự tham gia của xã hội vào các
trường tiểu học ở ba trường của Ethiopia” là Luận án của
Marie DeLuci, đã chứng minh được vai trò của cộng đồng đối
với sự phát triển nhà trường. Tác giả nêu và giải quyết được
vấn đề: Để huy động được sự tham gia cộng đồng cần có một
tổ chức đại diện cho cộng đồng để phát triển trường học, và
hơn thế nữa là sự cần thiết của sự phối hợp giữa Nhà nước,
cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước cùng quan tâm
đến phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục cho
học sinh[36].
Các nghiên cứu trên đã cho thấy sự phối hợp các lực
lượng xã hội trong phát triển giáo dục là vô cùng quan trọng
và cần thiết. Từ đó có thể áp dụng một số kinh nghiệm tổ
chức các hoạt động có sự tham gia của các lực lượng xã hội,
cộng đồng để phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm
non nói riêng. Trong đó các chính sách, đường lối của nhà

nước giữa vai trò quan trọng, nhà trường giữ vai trò chủ đạo
trong việc phối hợp các lực lượng xã hội tham gia quá trình
phát triển giáo dục.


Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã quy định công tác
phối hợp các lực lượng xã hội trong phát triển giáo dục nói
chung và giáo dục mầm non nói riêng tại các văn kiện, nghị
quyết…. Nhiều nghiên cứu đề cập đến sự cần thiết phối hợp
các lực lượng trong cộng đồng để phát triển giáo dục, nâng cao
chất lượng học tập của học sinh, giúp cho các nhà trường phát
triển mạnh và bền vững cả về số lượng và chất lượng. Đã có
nhều hội thảo bàn về vấn đề lý luận, thực tiễn và các quan
điểm mới trong công tác phối hợp của các lực lượng xã hội
trong giáo dục nhà trường. Một số hội thảo đi sâu vào phân
tích các yếu tố trong tâm để phối hợp để các lực lượng xã hội
một cách thành công và hiệu quả nhằm phát triển bền vững hệ
thống giáo dục tại Việt Nam.
Có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề phối hợp các
lực lượng xã hội trong phát triển giáo dục và phát triển giáo
dục mầm non ngoài công lập nói riêng, trong đó nêu cao vai
trò phối kết hợp các lực lượng xã hội để phát triển giáo dục
một cách bền vững, nâng cao chất lượng của công tác dạy và
học trong các nhà trường như:


Cuốn sách “Những nhân tố mới về giáo dục trong công
cuộc đổi mới” của Võ Tấn Quang đã nhấn mạnh vai trò quan
trọng của đông đảo tầng lớp nhân dân trong công tác giáo dục,
theo tác giả: Công tác xã hội hóa trong giáo dục là phải phát

huy được hết vai trò, trách nhiệm của nhân dân cùng tham gia
vào công tác giáo dục, cần huy động toàn xã hội tham gia sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, hình thành và phát triển đạo đức,
nhân cách và tri thức cho thế hệ trẻ [ 37].
Tác giả Phạm Minh Hạc với cuốn “Giáo dục Việt Nam
trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI” đã khẳng vai trò của các
lực lượng xã hội trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục của
Việt Nam, là một nhân tố không thể thiếu giúp nhà nước xây
dựng một xã hội học tập. [38].
Ngoài ra còn các các nghiên cứu như “Những quan điểm
phương pháp luận của việc liên kết giáo dục giữa nhà trường,
gia đình và xã hội cho học sinh hiện nay” của Nguyễn Thị Ky
[39], Hà Nhật Thăng nghiên cứu “Về tính thống nhất, liên tục
và toàn vẹn trong quan hệ giáo dục nhà trường, gia đình, xã
hội” [40],…


Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến việc sự
phối hợp các lực lượng xã hội trong phát triển giáo dục có thể
khẳng định những nội dung cơ bản, cốt lõi như sau:
Việc phối hợp các lực lượng xã hội đối với việc phát
triển giáo là một nguyên tắc cơ bản mang đến sự thành công.
Sự phối hợp chặt chẽ cũng như sự thống nhất trong nhận thức
tạo ra sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển giáo
dục, tránh sự tách rời, mâu thuẫn, không thống nhất. Sự phối
hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều
hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo
dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra
những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu phát triển giáo dục.
Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào nhà trường là

một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng
giáo dục, góp phần phát triển giáo dục một cách hiệu quả và
bền vững.


Căn cứ vào thực tế về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
của mỗi quốc gia, dânn tộc mà sự có thể áp dụng các biện
pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong phát triển giáo dục
khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu mà xã hội đó
mong đợi, đảm bảo được tính cần thiết, phù hợp và khả thi khi
thực hiện. Chúng ta có thể dung các phương thức khác nhau,
có biện pháp phối hợp khác nhau để phát triển giáo dục. Sự
tham gia của các lực lượng xã hội sẽ hiệu quả và bền vững khi
có sự phối hợp đồng bộ. Trong đó nhà nước giữ vai trò quan
trọng, nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều phối
các hoạt động tham gia của các lực lượng xã hội.
- Các nghiên cứu liên quan đến phối hợp các lực lượng xã
hội trong phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập
Bậc học Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân của Việt Nam, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ em nói riêng và con người nói chung. Chính
vì thế, hầu hết các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc
tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng
của giáo dục, bởi vì giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển
tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể


chất của trẻ, chính những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua
các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng

cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn
phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ.
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống trường, lớp mầm non
công lập không đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh,
nên việc phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập là vô
cùng cần thiết.
Chúng ta thấy rằng, để phát triển có chất lượng giáo dục
mầm non ngoài công lập đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của
các lực lượng xã hội như vai trò của công tác quản lý nhà
nước, vai trò chủ đạo của nhà trường và các tổ chức, cá nhân,
các lực lượng xã hội.
Theo quan điểm của nhiều quốc gia trên thế giáo dục
mầm non ngoài công lập được coi như là sự phát triển bổ
sung cho hệ thống giáo dục mầm non công lập, sẽ cùng với
hệ thống giáo dục mầm non công lập đáp ứng nhu cầu của
người dân đồng thời góp phần giúp cho giáo dục mầm non
công lập ngày càng hoàn thiện hơn.


Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc
biệt quan tâm đến phát triển giáo dục mầm non ngoài công
lập, đã tăng cường các chính sách, giải pháp để phát triển giáo
dục mầm non công lập như:
Đối với người học: Điều 68 Luật Giáo dục 2005 quy
định: Trường dân lập, tư thục được Nhà nước bảo đảm kinh
phí để thực hiện chính sách đối với người học. Tuy nhiên, vấn
đề đảm bảo đối xử bình đẳng giữa trẻ em độ tuổi nhà trẻ và
mẫu giáo, giữa trẻ gặp khó khăn, trẻ em con nhà nghèo, trẻ
khuyết tật...trong các CSGDMN ngoài công lập còn đòi hỏi
Chính phủ Việt nam tiếp tục xây dựng các chính sách cụ thể,

sát thực hơn nữa.
Đối với các CSGDMN ngoài công lập: Nghị định của
Chính phủ số 53/2006/NĐ-CP đã đề cập tới các chính sách
khuyến khích về cơ sở vật chất và đất đai: Các CSGDMN
ngoài công lập được thuê dài hạn với giá ưu đãi cơ sở hạ tầng,
nhà cửa, được giao đất để xây dựng các công trình hoạt động
theo các hình thức: Giao đất không thu tiền sử dụng đất; giao
đất miễn thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất và miễn tiền thuê
đất; Các chính sách miễn giảm về thuế, phí, lệ phí cho các
trường ngoài công lập và cho người đầu tư, khuyến khích các


nguồn thu để phát triển GD; các loại hình ưu đãi tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước theo quy định của phát luật; Đối
với những khoản thu phí, lệ phí Nhà nước không quy định
mức thu, CSGDMN ngoài công lập được tự quyết định. Nghị
định số 59/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP) về chính sách khuyến khích
XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường cùng Thông tư số
156/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định nhà nước,
xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và
dịch vụ của cơ sở thực hiện XHH. Các cơ sở thực hiện XHH
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao, môi trường được miễn phí trước bạ khi đăng ký quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất; được miễn các
khoản phí, lệ phí khác liên quan đến quyền sử dụng đất, tài
sản gắn với đất. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
TNDN quy định về việc các doanh nghiệp thực hiện dự án

đầu tư trong lĩnh vực XHH (giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế,
văn hoá, thể thao và môi trường) được giảm trừ thuế thu nhập
từ thực hiện hoạt động xã hội hóa.


Các chính sách hỗ trợ này góp phần tích cực thúc đẩy
công tác XHH giáo dục nói chung và tạo những điều kiện
thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của giáo dục ngoài mầm
non công lập nói riêng.
Đối với các CSGDMN ngoài công lập tại các vùng
miền; khu vực, đặc biệt ở khu công nghiệp, khu chế xuất:
Tại các khu vực đô thị: Nghị quyết Hội nghị Trung ương
8 khoá XI cũng chỉ rõ: khuyến khích phát triển các loại hình
trường ngoài công lập đáp ứng yêu cầu xã hội về giáo dục
chất lượng cao ở khu vực đô thị.
Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất: Ngày 20/3/2014
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 404/QĐ-TTg
phê duyệt đề án “Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở
khu công nghiệp, khu chế xuất đến 2020”. Đây là đề án mang
tính toàn diện đã hỗ trợ tương đối đồng bộ để kiện toàn nhóm
trẻ tại cộng đồng; hỗ trợ nâng cao năng lực cho người quản lý,
giáo viên, bảo mẫu của các nhóm trẻ và các bà mẹ, người
chăm sóc trẻ dưới 36 tháng tuổi tại khu công nghiệp, khu chế
xuất; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; tăng cường
vai trò của các tổ chức Đoàn Hội và giám sát việc thực hiện.


Ngày 22/5/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số
09/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải
quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp,

khu chế xuất.
Tại các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, Nhiều chính
sách ưu đãi cho trẻ em, giáo viên tại khu vực này đã được
triển khai như hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 5 tuổi tại các cơ sở
giáo dục mầm non theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09
tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên
tịch

Số:

29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC;

Quyết

định

số

60/2011/QĐ-TTg. Quyết định số 2123/QĐ-TTG ngày
22/11/2010 Phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối các dân
tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 cũng đưa ra những hỗ
trợ cụ thể cho trẻ em vùng này tại Điều 1: “Trẻ em dân tộc rất
ít người thuộc hộ nghèo, học mẫu giáo tại các trường, lớp
mầm non công lập được hưởng mức hỗ trợ bằng 30% mức
lương tối thiểu chung/trẻ/tháng”.
Từ sự quan tâm trên, đã có nhiều nghiên cứu của nhà
nước, cá nhân liên quan đến vấn đề này như:


Hội thảo “đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Chỉ thị

09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh các
giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở khu công
nghiệp, khu chế xuất và phát triển giáo dục mầm non ngoài
công lập” của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào ngày 30
tháng 10 năm 2017 tại thành phố Huế.
Báo cáo khảo sát “Thực trạng và cơ chế quản lý nhóm
trẻ độc lập tư thục tại Việt Nam” của Trung tâm nghiên cứu
Giáo dục Mầm non - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tại
Hà Nội vào tháng 10 năm 2016.
Luân Văn“Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” của tác
giả Nguyễn Vũ Hoàng Liên - Chuyên ngành kinh tế phát triển
trường Đại Học Đà Nẵng;
Luân Văn “Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài
công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lê Thị
Nam Phương - Chuyên ngành kinh tế phát triển trường Đại
Học Đà Nẵng;
Luân Văn “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục
mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành


phố Hà Nội” của tác giả Ngô Mỹ Linh - Chuyên ngành Xã hội
học, Đại học Quốc gia Hà Nội; …
Các nghiên cứu trên đã tập chung vào phần lý luận để
đưa ra các giải pháp phát triển, quản lý giáo dục mầm non
ngoài công lập, trên cơ sở đó hướng tới phát triển giáo dục
mầm non ngoài công lập có thể đáp ứng được chất lượng
cung ứng các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đưa
các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hoạt động một
cách hiệu quả, khoa học và đúng theo những quy định của nhà

nước, từ đó mở rộng quy mô, nâng cao cả về số lượng và chất
lượng của giáo dục mầm non ngoài công lập đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề
phối hợp các lực lượng xã hội phát triển giáo dục mầm non
ngoài công lập. Vì vậy, chúng tôi lực chọn đề tài “Phối hợp
các lực lượng xã hội phát triển giáo dục mầm non ngoài công
lập ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và đặc biệt
là chất lượng giáo dục mầm non ngoài công lập nói riêng.
- Các khái niệm cơ bản của đề tài
- Phát triển


Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là
phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang
diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật
chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại
trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,
… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập.
Theo quan điểm duy vật biện chứng: Phát triển là một
quá trình biến đổi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp,
nó là quá trình tích lũy dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ, do sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự
vật, hiện tượng.
Theo PGS.TS Đặng Bá Lãm - Viện nghiên cứu Phát
triển Giáo dục: “Phát triển là một quá trình vận động từ
thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó, cái cũ biến
mất và cái mới ra đời… Phát triển là một quá trình nội tại:

bước chuyển từ thấp lên cao. Bước chuyển từ thấp lên cao xảy
ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dạng tiềm tàng
những khuynh hướng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp
đã phát triển”.


Qua những khái niệm trên, chúng ta có thể khẳng đinh
rằng: Phát triển được hiểu là sự tăng trưởng, là sự chuyển
biến theo chiều hướng tích cực, tiến lên. Phát triển có thể giữ
nguyên số lượng nhưng biến đổi về chất lượng và cũng có thể
bao hàm biến đổi cả về số lượng và chất lượng.
- Giáo dục mầm non
- Theo “Tài liệu hướng dẫn về giáo dục mầm non và
giáo dục dự bị tiểu học của Phần Lan đối với trẻ em từ 0 đến 6
tuổi” của Hiệp hội Giáo viên Mầm non thì:
Giáo dục mầm non là quá trình giáo dục có định hướng
rõ ràng trong thời thơ ấu của trẻ. Mục đích của giáo dục mầm
non là nhằm nâng đỡ sự phát triển về thể chất, tinh thần và
thói quen học tập của trẻ. Môi trường đầu tiên trong cuộc đời
của một đứa trẻ là gia đình. Song song với gia đình, giáo dục
mầm non của nhà nước - gồm trung tâm chăm sóc trẻ và giáo
dục dự bị tiểu học - chính là môi trường cho sự phát triển
hàng ngày của trẻ.
Đường hướng quốc gia về giáo dục mầm non xác định
rằng giáo dục mầm non là một phần của quá trình học tập suốt
đời. Giáo dục mầm non, giáo dục dự bị tiểu học với tư cách là


một phần của quá trình giáo dục toàn diện là một quá trình
liên tục trong sự phát triển của trẻ.

Giáo dục mầm non được xã hội giám sát và định hướng,
được tổ chức thực hiện chủ yếu bởi chính quyền địa phương
tại các nhà trường, nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư. Môi
trường quan trọng nhất đối với giáo dục mầm non là phải tạo
ra sự đa dạng về hình thức chăm sóc, nôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Ở một khía cạnh nào đó, trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục trẻ em thuộc trách nhiệm của nhiều thành phần
trong xã hội. Ngoài bố mẹ, cuộc sống hằng ngày của trẻ em bị
ảnh hưởng bởi các thành viên trong đại gia đình và những
người xung quanh.
Ngày nay, trách nhiệm giáo dục phần lớn được chia sẻ
giữa gia đình và các cơ sở giáo dục trong xã hội. Sự thực là
các hình thức giáo dục mầm non là một phần không thể thiếu
được trong cuộc sống hằng ngày của các gia đình có con nhỏ
và của môi trường trong đó trẻ được vui chơi và học tập.
Đồng thời chúng cũng là một bộ phận của mạng lưới cơ sở
giáo dục rộng lớn hơn để phục vụ các gia đình có trẻ em. Xét
về góc độ kinh tế thì giáo dục mầm non cũng mang lại lợi ích


và theo một nghiên cứu thì điều này cũng tạo ra giá trị thặng
dư về mặt kinh tế.
- Điều 21 - Luật Giáo dục quy định: Giáo dục mầm non:
“Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi”
- Điều 22 - Luật Giáo dục quy định: Mục tiêu của giáo
dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
- Mặt khác, Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong

hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;
hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh
lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng
sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tố
đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các
cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo, tổ chức thực
hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng


tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
* Qua những phân tích trên chúng ta có thể hiểu Giáo
dục mầm non như sau: Giáo dục mầm non là cấp học đầu
tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng đến sáu tuổi theo
chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành; nhằm giúp trẻ em phát triển hài hòa về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
- Phát triển giáo dục mầm non
- Phát triển giáo dục mầm non là quá trình vận động đi
lên theo hướng hoàn thiện hơn vể mọi mặt như hoàn thiện cơ
sở vật chất, chương trình giáo dục, trình độ chuyên môn và
đạo đức của giáo viên… để cung cấp được nhiều và tốt hơn
dịch vụ giáo dục mầm non cho xã hội.
+ Phát triển số lượng, qui mô, mạng lưới cơ sở giáo dục
mầm non:



* Phát triển số lượng cơ sở giáo dục mầm non là sự tăng
lên về số lượng cơ sở giáo dục mầm non trong một thời gian
nhất định. Phát triển số lượng cơ sở giáo dục mầm non yêu
cầu bảo đảm mục tiêu nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ
em nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu
của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
* Phải xác định rõ cần có bao nhiêu cơ sở là phù hợp,
bao nhiêu cơ sở công lập, bao nhiêu cơ sở ngoài công lập…
trên cơ sở xác định xem hiện tại có bao nhiêu cơ sở giáo dục
mầm non và nhu cầu cần bao nhiêu cơ sở để tính toán số cơ
sở cần phải xây dựng mới.
* Tiêu chí phát triển số lượng cơ sở giáo dục mầm non:
Số trường mầm non, số nhà trẻ, số nhóm trẻ - Số trường mầm
non công lập và ngoài công lập
* Phát triển qui mô cơ sở giáo dục mầm non là sự lớn lên
của mỗi cơ sở giáo dục mầm non về cơ sở vật chất thực hiện
thông qua việc gia tăng vốn đầu tư, tăng diện tích, tăng số
phòng học; gia tăng số lượng giáo viên và tăng số lượng học
sinh theo học.


* Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non là sự
phân bố cơ sở giáo dục mầm non trên từng địa bàn để tạo
thuận lợi cho việc đến trường của trẻ em. Sự phân bổ tùy
thuộc vào qui mô và mật độ dân cư trên địa bàn. Muốn thực
hiện sự phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, cần
phải dựa trên qui hoạch tổng thể của địa phương về phân bố
dân cư, phân bố cơ sở đào tạo.

+ Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm
non:
* Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non gồm cả gia tăng
số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên tại các cơ sở
giáo dục mầm non. Phát triển số lượng giáo viên mầm non
yêu cầu bảo đảm mục tiêu nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục
trẻ em nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu
cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
* Phải xác định rõ cần có bao nhiêu giáo viên là phù
hợp, bao nhiêu giáo viên ở cơ sở công lập, bao nhiêu cơ sở
ngoài công lập.
* Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên giáo viên mầm
non: - Ty lệ giáo viên theo từng trình độ đào tạo. - Ty lệ giáo


viên đạt chuẩn - Ty lệ trẻ/giáo viên - Ty lệ giáo viên/nhóm,
lớp.
* Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý mầm non gồm cả gia
tăng số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý mầm
non trong một thời gian xác định
* Tiêu chí phản ánh đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
mầm non - Số lượng cán bộ quản lý mầm non. - Trình độ đội
ngũ cán bộ quản lý trường mầm non.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
* Chất lượng giáo dục mầm non được phản ánh thông
qua kết quả của giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển của
trẻ.
* Tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ: được đánh giá
theo 5 lĩnh vực phát triển: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm
mỹ và tính cảm - kỹ năng xã hội.

* Nâng cao chương trình giáo dục mầm non là sự thay
đổi và điều chỉnh theo sự phát triển của nền kinh tế - chính trị
- xã hội để nó luôn phù hợp yêu cầu thực tiễn phát triển xã hội
và xu thế quốc tế.


×