Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú học tập phân môn lịch sử cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Học tập hay làm việc, sáng tạo hay đam mê đều phải mang trong mình
một hứng thú thì kết quả làm việc mới có giá trị. Làm việc mà không có hứng
thú chẳng khác gì một cỗ máy, hết sức nhàm chán và vô vị. Gorki từng nói:
"Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc". Vậy làm thế nào để có “tình
yêu đối với công việc ?” Chính ta phải có hứng thú với công việc. Vì vậy, tạo
hứng thú học tập rất quan trọng, hứng thú không phải tự nhiên mà có và khi đã
nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi.
Trong các môn học hầu hết các em chỉ hứng thú với môn Toán, còn các
môn khác thì các em hay ngại, nhất là phân môn Lịch sử. Mục tiêu chương trình
phân môn lịch sử lớp 4 giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, thiết thực về
những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, phản ánh những vấn đề về sự phát
triển các giai đoạn lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế
kỉ XIX. Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kĩ năng: quan sát,
thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử,..Qua đó góp phần bồi dưỡng và phát triển ở
học sinh những thái độ và thói quen như: ham học hỏi, yêu quê hương, đất nước.
Để có đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay thì ông cha đã phải
trải qua hàng ngàn năm lao động, đấu tranh để giữ nước và dựng nước. Thế mà
các em lại chẳng có hứng thú gì với lịch sử cội nguồn. Những giờ học nặng nề
khi thấy những gương mặt của các em không được vui. Những bài kiểm tra chất
lượng không cao. Không chỉ những học sinh cấp dưới, mà ngay những học sinh
cấp trên kiến thức lịch sử về dân tộc cũng còn quá hạn chế. Qua thông tin đại
chúng, kết quả thi môn lịch sử của học sinh trung học phổ thông còn quá
"khiêm tốn" làm dư luận không khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt câu hỏi: Tại sao
kiến thức lịch sử của các em lại hạn chế như vậy? Đây cũng là nỗi buồn của
những người thầy, người cô. Phải chăng kiến thức lịch sử quá khô khan, khó
hiểu làm cho các em không có hứng thú khi học. Hay người thầy chưa truyền
cho các em niềm vui, sự hứng thú khi học bài.
Trước tình hình đó, tôi đã tự hỏi: Vì sao lại như vậy ? Có biện pháp nào
để giúp các em tiến bộ hay không? Để đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học nói


chung và mục tiêu phân môn Lịch sử lớp 4 nói riêng và cũng từ thực trạng của
nơi mình công tác, tôi đã mạnh dạn chọn một đề tài cũng rất khó và ít người
chọn để nghiên cứu. Đó là: "Một số biện pháp tạo hứng thú học tập phân
môn Lịch sử cho học sinh lớp 4" góp phần nâng cao chất lượng giờ học của
phân môn Lịch sử nói riêng và chất lượng Nhà trường nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Qua tình hình thực tế của học sinh lớp 4: các em không hứng thú, không
thích học phân môn Lịch sử, tôi đi tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra các biện pháp
để khắc phục tình trạng trên? Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp
để nhằm tạo hứng thú học tập cho các em, giúp giáo viên cũng có hứng thú khi
dạy khi thấy học sinh của mình chăm chú, háo hức để chờ đón giờ học, chủ động

1


lĩnh hội kiến thức, góp phần nâng cao giờ dạy phân môn Lịch sử 4, từ đó nâng
cao chất lượng của lớp, của nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu trong sáng kiến này là: Phân môn Lịch sử 4 gồm
các bài lịch sử trong sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu liên quan đến
phân môn Lịch sử 4.
- Học sinh lớp 4B (lớp thực nghiệm) và 4C (lớp đối chứng) năm học
2018- 2019 ở Trường Tiểu học Yên Thái - Yên Định - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp quan sát, trực quan.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp luyện tập theo mẫu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức
được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Không có con đường nào khác
để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với lịch sử ngoài cách giúp các
em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập
lịch sử.
Như chúng ta đã biết, để có Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp, đàng hoàng như
ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hàng ngàn năm lao động, đấu tranh để
dựng nước và giữ nước. Mỗi chúng ta đều phải hiểu, kính trọng, tôn vinh, biết
ơn các anh hùng dân tộc, yêu quý tôn trọng các chiến công hiển hách hào hùng
của ông cha ta, các di tích lừng danh thế giới. Từ đó tăng thêm lòng yêu quê
hương, đất nước, tinh thần xây dựng và ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Nếu không có các lớp người đi trước làm sao có chúng ta như bây giờ?
Nếu không có sự đấu tranh, sự hi sinh, sự cống hiến, nỗ lực không ngừng của
lớp lớp thế hệ đi trước, thì làm sao đất nước ta được tươi đẹp như ngày hôm nay,
chúng ta được học tập và làm việc như thế này ? Tất cả đều cảm ơn những lớp
người đi trước. Vậy những lớp thế hệ đi trước đó là những ai? Họ đã phải đấu
tranh và nỗ lực như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu phân môn lịch sử. Như Bác
Hồ đã từng nói:
"Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Sao các em lại thờ ơ, không quan tâm đến lịch sử. Chính vì thờ ơ nên

nhân vật ở thời Lý lại nối với sự kiện lịch sử thời Trần hay chiến công của anh
hùng này lại ghi tên cho anh hùng khác, thật là buồn cho cả thế hệ tương lai cả
đất nước.
Vậy ngay từ bây giờ, từ lớp đầu tiên được tiếp xúc với lịch sử phải làm
thế nào để các em có hứng thú, thích học lịch sử là điều vô cùng quan trọng đối
với người giáo viên Tiểu học. Như vậy, trong quá trình giảng dạy, người thầy
luôn luôn phải tìm tòi những cách đi mới để dẫn dắt học sinh tiếp cận bài nhanh
nhất mà lại dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, để các em thực sự là người chủ động
nắm kiến thức.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Mỗi tiết học trong 40 phút / tuần, yêu cầu học sinh phải nắm được một sự
kiện hay một nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất định.
Nhưng thực tế ở đơn vị tôi rất nhiều em chưa đạt yêu cầu vì các em không ghi
nhớ được, giáo viên có hệ thống kiến thức thì các em chỉ phục vụ lúc thi, thi
xong lên lớp 5 thì kiến thức lại mới tinh. Phải chăng các em chưa biết cách học?
Hay người thầy chưa truyền cảm hứng cho các em? Trước hết tôi phải tìm hiểu
nguyên nhân do đâu mà các em lại không có hứng thú khi học phân môn Lịch
sử ?
Thứ nhất, nhiều giáo viên chưa chú trọng vào phân môn Lịch sử, chỉ
quan tâm nhiều 2 môn Toán và Tiếng Việt nên phương pháp giảng dạy còn thiếu

3


chiều sâu, trong cách truyền đạt kiến thức vẫn nặng nề về “ nhồi nhét” nên chưa
gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Thứ hai, vì phân môn chưa được chú trọng nên giáo viên chưa đầu tư
nghiên cứu các kiến thức liên quan đến bài giảng, những sự kiện, cao trào lên
đỉnh điểm chưa được làm nổi bật, dẫn dắt vào bài mới chưa lôi cuốn, chưa tìm
tòi hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn để thu hút học sinh yêu thích môn học,

dẫn tới kết quả giờ dạy không cao.
Thứ ba, như chúng ta đã biết lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật
và tồn tại trong quá khứ. Chúng ta không thể phán đoán, suy luận hay tưởng
tượng để nhận thức lịch sử mà phải thông qua các mốc thời gian, chứng cứ, qua
các “ dấu tích” đã diễn ra. Để tạo hứng thú học tập cho các em, yêu cầu giáo
viên phải đầu tư cả về thời gian, kiến thức, phương pháp, hình thức, có hiểu biết
rộng, biết sử dụng công nghệ thông tin thành thạo để minh họa bằng các hình
ảnh, tư liệu, …thì không khí tiết học mới vui vẻ, bớt căng thẳng, thoải mái, nên
rất nhiều đồng chí ngại đổi mới.
Thứ tư, đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới: nhiều bản đồ, lược đồ, tranh ảnh đã bị
hư hỏng, máy chiếu để phục vụ từng lớp học chưa có.
Thứ năm, lên lớp 4 học sinh mới được tiếp cận với phân môn Lịch sử nên
phương pháp dạy học hoàn toàn mới đối với các em. Nhận thức của học sinh và
phụ huynh không hào hứng với phân môn nên hầu hết các em không háo hức
đón chào giờ học Lịch sử.
Biết được tình hình đó nên ngay từ đầu năm tôi đã khảo sát lớp 4B, tổng
số 27 em, tôi đã có kế hoạch đi tìm hiểu nguyên nhân và giúp các em có hứng
thú khi học phân môn Lịch sử thúc đẩy nâng cao chất lượng. Vì lên lớp 4 các em
mới được học phân môn Lịch sử nên sau 4 tuần học, tôi mới khảo sát trực tiếp
qua quan sát thái độ học tập phân môn Lịch sử và qua phiếu khảo sát, kết quả
như sau:

Lớp
4B( lớp thực
nghiệm)
4C ( lớp đối
chứng)

BẢNG KHẢO SÁT SAU 4 TUẦN HỌC

Có hứng thú học
Thái độ bình
Không hứng thú
phân môn
thường với phân
học phân môn

Lịch sử
môn Lịch sử
Lịch sử
số
SL
%
SL
%
SL
%
27

2

7.4

12

44.5

13

48.1


30

4

13.3

15

50.0

11

36.7

4


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Tạo hứng thú học tập khi sử dụng đồ dùng dạy học: bản đồ,
lược đồ, tranh ảnh, biểu bảng,...
Đặc trưng của phân môn Lịch sử đó là tìm hiểu về những sự kiện, nhân
vật lịch sử phản ánh những cột mốc đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch
sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của ông cha. Nội
dung chương trình Lịch sử 4: Từ: Buổi đầu dựng nước và giữ nước ( Khoảng
700 năm TCN đến năm 179 TCN) đến Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến
năm 1858).
Các yếu tố này được thể hiện rất rõ trên bản đồ, lược đồ, tranh, ảnh minh
họa. Bản đồ, lược đồ và bảng số liệu, tranh, ảnh minh họa được sử dụng như
một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức và

hình thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn.
Trong các tiết học không sử dụng đồ dùng dạy học, sẽ không thai thác
được nội dung của bài, học sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức một cách máy
móc, gò bó. Giáo viên cần hướng dẫn cách chỉ vị trí các kí hiệu trên bản đồ hoặc
lược đồ như thế nào cho đúng.
Khi dạy bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)
- Khi kể những diễn biến biến chính của trận Bạch Đằng, tôi treo Lược đồ
trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 cho học sinh quan sát:
+ Yêu cầu học sinh đọc tên lược đồ đang quan sát
+ Học sinh nhìn vào phần chú giải để hiểu các kí hiệu
+ Các em nắm được phương hướng bản đồ, lược đồ: Phía trên là hướng
Bắc; phía dưới là hướng Nam; bên phải là hướng Đông; bên trái là hướng Tây.
+ Dùng que chỉ theo hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên lược đồ.
2.3.2. Tạo hứng thú học tập bằng cách sử dụng công nghệ thông tin
vào bài dạy:
Hiện nay với sự phát triển bùng nổ của khoa học kĩ thuật thì máy tính,
máy chiếu, băng hình đã và đang được sử dụng như một phương tiện dạy học
hiện đại nhằm nâng cao tính tích cực học tập của học sinh và đáp ứng yêu cầu
giáo dục toàn diện của học sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học có
thể giúp người học trong một thời gian ngắn tiếp nhận được lượng thông tin cao,
người dạy dẫn dắt thông tin sinh động, tạo điều kiện cho người học dễ tiếp thu
và tiết kiệm được thời gian "chết" trên lớp như: vẽ sơ đồ, hình vẽ, kẻ bảng. ..lôi
cuốn học sinh vào bài học. Xuất phát từ nhận thức của học sinh Tiểu học: "Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng - từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn".
Khi dạy phân môn Lịch sử lớp 4, để tiết học sinh động, hấp dẫn để các em nắm
bắt kiến thức nhanh, giúp học sinh hiểu bài, nhớ bài và lâu hơn, hầu như bài nào
tôi cũng tìm kiếm tài liệu rồi trình chiếu trên máy tính để hỗ trợ cho quá trình
dạy học, làm giàu vốn hiểu biết của các em.
Khi sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, giáo viên cần lưu ý:


5


- Nhận thức đúng vai trò, chức năng của công nghệ thông tin, xác định rõ
sử dụng chúng như một thiết bị, phương tiện dạy học nhằm minh họa hoặc giải
thích những vấn đề trong bài dạy.
- Không nên lạm dụng việc trình chiếu máy tính, nếu nội dung nghe, nhìn
nào có thể sử dụng vật thật để các em có thể sờ thấy, quan sát trực tiếp thì giáo
viên chuẩn bị vật thật. Hoặc nếu hoạt động có thể viết bảng để khắc sâu kiến
thức hoặc cho học sinh luyện tập cũng nên sử dụng trên bảng đen, phấn trắng.
- Đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức thật tốt về công nghệ thông
tin. Cần xác định rõ sử dụng phương tiện phải đúng mục đích, đúng cách, đúng
lúc, đúng chỗ. Đừng sử dụng chúng mang tính hình thức, lạm dụng quá nhiều.
Giới thiệu bài là khâu quan trọng trong tiến trình dạy học, việc giới thiệu
bài một cách hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh, tạo hứng thú học tập và
khêu gợi sự nỗ lực ở các em trong suy nghĩ, tìm hiểu kiến thức mới. Có nhiều
cách để giới thiệu bài: Giới thiệu bằng cách bắt đầu bài học một cách trực tiếp
bởi một câu hỏi dẫn dắt vào bài học; giới thiệu bằng cách nêu tình huống có vấn
đề, giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc vật thật, giới thiệu qua việc kiểm tra bài cũ.
Chẳng hạn khi dạy bài 7 "Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân":
- Tôi cho học sinh quan sát tranh:

Hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ? (Các bạn đang chơi trò đánh trận cờ lau)
- Giáo viên: Có một cậu bé tuổi bằng các em bây giờ khi đi chăn trâu
thường bắt bọn trẻ khoanh tay làm kiệu và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh
nhau. Cậu bé ấy khi lớn lên lại là người có công to lớn với dân tộc Việt Nam. Để
biết ông đã có công lao gì ? Bây giờ mời các em hãy cùng tìm hiểu bài:
"Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân"/ SGK trang 25- mở đầu cho thời kì:
Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009).


6


Khi dạy bài 9: Nhà lý dời đô ra Thăng Long
- Để minh họa hình ảnh cho hoạt động 1: Vì sao nhà lý lại dời đô ra Thăng
Long, thì giáo viên phải sưu tầm thêm bản đồ hành chính Việt Nam, để chi ra sự
khác nhau giữa 2 vùng đất Hoa Lư ( Ninh Bình) và Thăng Long ( Hà Nội)
- Để minh họa hình ảnh cho hoạt động 2: Kinh thành Thăng Long dưới
thời Lý được nhà Lý chú trọng, quan tâm xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền
chùa, giàu có, phồn thịnh như thế nào? Nếu chỉ có hình ảnh như sách giáo khoa
thì chưa đủ, chưa đáp ứng được mục tiêu.
- Tôi đã sưu tầm thêm một vài hình ảnh minh họa cho cảnh đẹp, sự quan
tâm đến phát triển nhân tài ở Thăng Long thời Lý:

(Văn Miếu Quốc Tử Giám- Trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam, được xây dựng
từ thời vua Lý Thánh Tông 1070)
- Tìm kiếm thêm các cảnh đẹp Hà Nội ngày nay (tức Thăng Long xưa) để
học sinh thấy được sự phát triển của đất nước.

7


( Lăng Bác Hồ)

( Cầu Thê Húc )
2.3.3. Tạo hứng thú trong khi dạy học bài mới:
Kiến thức bài mới yêu cầu các em phải ghi nhớ sự kiện ứng nhân vật hoặc
trình bày sơ lược được nguyên nhân diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi
nghĩa,..thật là nặng nề với các em. Để bớt căng thẳng trong quá trình giảng dạy,


8


giáo viên là người luôn đổi mới, nghĩ ra những cách để giờ học nhẹ nhàng hơn,
hấp dẫn hơn.
Chẳng hạn: Khi dạy bài "Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)" giúp học
sinh ghi nhớ nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa tôi đã đọc cho lớp
nghe 1 số câu thơ:
Giận thay Tô Định bạo tàn
Nay ta dấy nghĩa diệt loài sói lang!
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lệnh này.
Hay khi dạy bài "Nước Văn Lang" để học sinh ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng
Vương tôi đã đọc cho học sinh nghe một số câu thơ:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.
Tôi thấy các em tiếp thu bài nhanh hơn và rất hào hứng với giờ học.
2.3.4. Thiết kế và tổ chức trò thi đố, trò chơi lịch sử:
Trong giờ học phân môn Lịch sử, tôi đã tạo không khí thoải mái, xây dựng
môi trường lịch sử tự nhiên, gắn liền với thực tế, các trò thi đố, trò chơi đã giúp
giờ học nhẹ nhàng, gây hứng thú và niềm say mê cho các em hơn. Trò thi đố, trò
chơi có thể là để kiểm tra bài cũ, có thể để dẫn dắt hình thành kiến thức mới;
nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng; nhằm ôn tập, phát triển tư duy trong
giờ ngoại khóa.
Tôi đã thiết kế và vận dụng 1 số trò thi đố, trò chơi trong phân môn Lịch
sử thì thấy rất có hiệu quả như sau:

a) Trò thi đố "Ai nhanh trí nhất":
Khi dạy sang bài: "Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần
thứ hai ( 1075 -1077)", trước khi vào bài mới, tôi đã sử dụng hình thức này để
kiểm tra bài cũ :
Ai đã rời đô ra Đại La ( Thăng Long):
A. Ngô Quyền
C. Lê Đại Hành
B.Đinh Bộ Lĩnh
D. Lý Thái Tổ.
Tôi đã cho 1 em nhìn bảng để đố bạn, rất nhiều cánh tay hào hứng giơ lên
và lớp tôi trả lời rất đúng. Đáp án: D. Chính vì vậy tôi đã vào bài mới một cách
rất phấn khởi.
Hoặc khi dạy bài "Chiến thắng Chi Lăng" để củng cố lại kiến thức của bài,
tôi đã cho các em thi đố. Đưa ra bảng phụ lần lượt từng câu đố:
Câu 1: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm
lược:
A. Nam Hán
B. Tống
C. Minh
D. Mông- Nguyên

9


Câu 2: Lê Lợi đã làm gì trước khi tiến quân ra Bắc:
A. Chọn Chi Lăng làm trận đánh
B. Chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
C. Chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng.
D. Chọn Bạch Đằng làm trận đánh.
Câu 1: Tôi đã tổ chức như sau:

- Trước hết hỏi riêng 1 em, xem em đó có trả lời đúng không, trả lời đúng
tôi cho làm quản trò. Ai trả lời đúng sẽ được lên cắm cờ vào bảng thi đua.
- Quản trò đố các bạn, tôi quan sát thấy lớp học vô cùng sôi nổi, các em
không có hứng thú học phân môn lịch sử cũng giơ tay để muốn trả lời, tôi chỉ
mong có thế, khi được gọi em đã trả lời rất đúng. Đáp án: C
Câu 2: Tôi cũng làm tương tự như câu 1 nhưng chọn em khác làm quản
trò. Đáp án: A- B - C.
b) Trò chơi: "Sức mạnh của nhóm"
Tôi sử dụng khi dạy bài 15/ SGK trang 42 "Nước ta cuối thời Trần"
- Giáo viên chuẩn bị: + Bảng kẻ sẵn:
Năm
Triều đại
Tên nước
Kinh đô

+ Các tấm thẻ: ghi từng năm của các triều đại; ghi tên triều đại; ghi tên
nước; ghi tên kinh đô. Các tấm thẻ có thể dư ra để các em chọn.
- Cách chơi: Lớp tôi 20 em, chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 4 em, mỗi em sẽ
chọn 1 tấm thẻ gắn lên bảng để khi liên kết 4 em lại thành câu trả lời đúng.
- Luật chơi: Yêu cầu các bạn trong nhóm hợp tác với nhau thì mới thành
công và cả nhóm sẽ được cắm cờ thi đua, còn nếu 3 bạn đúng 1 bạn chọn sai thì
nhóm đó cũng sẽ thua cuộc và không được cắm cờ. Nhóm nào ít thời gian nhất
sẽ nhanh nhất sẽ là nhóm về nhất.
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
Đáp án Năm
Nhóm 1
968
Nhà Đinh

Đại Cồ Việt
Hoa Lư
Nhóm 1
981
Nhà Tiền Lê
Đại Cồ Việt
Hoa Lư
Nhóm 3 1009
Nhà Lý
Đại Việt
Thăng Long
Nhóm 4 1226
Nhà Trần
Đại Việt
Thăng Long
Nhóm 5 1400
Nhà Hồ
Đại Ngu
Tây Đô(Thanh Hóa)
c) Trò chơi:"Cặp đôi hoàn hảo"
Chẳng hạn tôi sử dụng khi dạy bài "Ôn tập" để ôn lại kiến thức đã học
giúp các em nhớ lâu sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử:
- Giáo viên chuẩn bị: 10 tấm thẻ ghi tên 5 nhân vật lịch sử và 5 sự kiện
lịch sử.
- Cách chơi: 10 em lên chọn, mỗi em chọn 1 tấm thẻ và chọn bạn để thành
cặp đôi hoàn hảo.

10



- Luật chơi: Nếu cặp đôi nào hoàn hảo( đúng) được cắm cờ, cặp đôi nào
nhanh nhất sẽ về đích trước. Nếu cặp đôi nào không hoàn hảo sẽ thua cuộc và
không được cắm cờ. Mỗi em chọn 1 tấm thẻ. Ví dụ:
Cặp đôi hoàn hảo 1
Chiến thắng Bạch Đằng( năm 938)

Ngô Quyền
Cặp đôi hoàn hảo 2
Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước
Đinh Bộ Lĩnh
Cặp đôi hoàn hảo 3
Dời đô ra Thăng Long

Lý Thái Tổ
Cặp đôi hoàn hảo 4
Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
Lý Thường Kiệt
Cặp đôi hoàn hảo 5
Chiến thắng Chi Lăng
Lê Lợi
Trò chơi này không chỉ củng cố lại kiến thức mà tôi thường sử dụng ở rất
nhiều bài học. Đã nhận được sự ủng hộ của cả lớp, các em tham gia rất hào

11


hứng, không khí lớp học không còn căng thẳng như trước nữa, vui nhộn hẳn lên,
hiệu quả giờ dạy được tăng lên.
2.3.5.Tạo hứng thú học tập khi tổ chức hoạt động ngoại khóa:
Là hoạt động nhằm bổ sung tri thức, kĩ năng, phát huy tính tự lực, sáng

tạo và kích thích lòng say mê học tập của học sinh, thường được tổ chức ở hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp (buổi chiều). Tôi đã áp dụng các hoạt động như
sau:
a) Tổ chức cho lớp đọc sách có nội dung lịch sử:
Đây cũng là một hình thức hiệu quả nhằm cung cấp kiến thức cho học
sinh đặc biệt là giúp các em hình thành kĩ năng tự thu thập tư liệu từ những
nguồn khác nhau. Cần hướng dẫn chọn sách để đọc, sách có thể ở thư viện, ở địa
phương hay các em tự sưu tầm. Chẳng hạn tôi đã cho lớp tôi đọc cuốn" Lịch sử
Đảng bộ xã Yên Thái" trong đó viết rất nhiều điều về lịch sử địa phương, nơi các
em đã sinh ra. Bình thường sống trên mảnh đất ấy nếu các em không được tìm
hiểu thì các em cũng chẳng biết gì về lịch sử địa phương. Thật bổ ích khi thấy
lớp biết được nhiều điều về cuộc sống ở địa phương mình.
b) Kể chuyện Lịch sử:
Hứng thú với Lịch sử còn được tạo ra bằng cách kể cho các em nghe về
các nhân vật, các sự kiện để các em khắc sâu kiến thêm kiến thức bài học, hoặc
tổ chức để các em có cơ hội, thời gian tham gia kể chuyện lịch sử. Chẳng hạn
sau khi học xong bài "Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân" đến buổi chiều hoạt
động giáo dục tôi cho các em: Kể về Đinh Bộ Lĩnh bằng sự hiểu biết của em .
Tôi tiến hành như sau:
- Cho học sinh đọc và phân tích đề bài.
- Cho kể cá nhân dưới lớp khoảng 7 phút.
- Gọi cá nhân lên trình bày trước lớp
- Gọi học sinh khác nhận xét. Giáo viên chốt.
Đã rất nhiều học sinh nhớ những sự kiện, những nét tiêu biểu thời còn bé,
cũng như công lao của Đinh Bộ Lĩnh,...Hình thức này đã giúp ích khi các em
trình bày bằng văn bản lúc ôn tập, lúc thi rất nhiều.
c) Tổ chức cho các em đi dã ngoại, tham quan khu di tích lịch sử
Lam Kinh- Hàm Rồng:
Năm ngoái, khi học sinh làm bài thi lịch sử cuối năm, tôi thật buồn vì
nhiều em không biết khu di tích Lam Kinh ( Thọ Xuân – Thanh Hóa) hiện nay

nằm ở xã nào? Nhiều em không nhớ, mặc dù đã nghe cô giảng rồi, đúng như
ông cha ta thường nói: “ Trăm nghe không bằng một thấy”. Hơn nữa, Thanh
Hóa là vùng đất có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Người phương
xa đang tìm về Thanh Hóa, tại sao học sinh quê Thanh lại không biết, không
được tham quan ? Chính vì vậy, tôi đã có ý kiến với Ban giám hiệu và được sự
đồng ý cao. Trong cuộc họp phụ huynh, tôi cũng phân tích mục đích buổi đi
tham quan cho phụ huynh hiểu rõ, có trách nhiệm với học sinh, thay bố mẹ quản
lý, chăm sóc các em trên suốt hành trình. Đưa ra kế hoạch cụ thể, rõ ràng, đã

12


được sự đồng thuận, tin tưởng 100% ( 27/ 27) của phụ huynh nhất trí cho con
em đi tham quan.
6 giờ ngày 4/ 3 / 2019, đoàn xuất phát, chia làm 4 xe: chỉ dành cho học
sinh khối 4,5:

- Điểm đến đầu tiên là khu di tích lịch sử Lam Kinh (ở xã Xuân Lamhuyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hóa)

- Kiến thức trải nghiệm phục vụ củng cố cho bài 16: Chiến thắng Chi
Lăng:

13


Lam Kinh là quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm
có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn, được coi là “kinh đô thứ 2” của nước Đại Việt.
Ngoài ra, còn có nhiều di tích hấp dẫn nữa mà học sinh chúng tôi đã được trải
nghiệm.


( Thầy cô và học sinh trường Tiểu học Yên Thái tại cổng Ngọ Môn để vào
khu chính điện Lam Kinh)

( Thầy cô và các em tại Cây ổi biết “cười”, trong khu
Lăng mộ vua Lê Thái Tổ)

14


Tạm biệt vùng đất lịch sử Lam kinh- Thọ Xuân hiếu khách, đoàn tham
quan trường tôi lại dọc xuống Thành phố Thanh Hóa, để tham quan khu di tích
lịch sử Hàm Rồng: có đồi Quyết Thắng, đền thờ bà mẹ Việt Nam anh hùng, có
Thiền viện Trúc Lâm.
Bức ảnh dưới đây tôi chụp cảnh học sinh đang thích thú tham quan ở
Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, được xây dựng 26/10/ 2010 đáp ứng lòng khát
khao mong đợi của Phật tử Thanh Hóa hướng tới cuộc sống tốt đẹp, an lành và
hạnh phúc. Mà phật giáo là do vua Trần Nhân Tông khai sáng.

( Học sinh tham quan ở Thiền Viện trúc Lâm- Hàm Rồng )
Trong suốt hành trình đi, các em được sự hướng dẫn của hướng dẫn viên.
Trên xe, các em lại được các anh, chị tổ chức trò chơi, hỏi đáp về di tích mình
mới tham quan. Thế là bao nhiêu mệt nhọc tan biến hết, còn đọng lại sự hồ hởi,
phấn khởi và nụ cười mãi trên môi. Tôi thật là vui ! Chuyến đi tham quan của
học sinh khối 4, 5 trường Yên Thái chúng tôi đã thành công, thật bổ ích và có ý
nghĩa biết bao!
Có thể nói, lịch sử dân tộc hay lịch sử địa phương đều là dựng lại quá khứ
về lòng yêu nước, về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta trong dựng
nước và giữ nước, ghi lại những nét văn hóa truyền thống, tinh thần nhân đạo
sâu sắc của dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển. Do đó,

giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn học lịch sử sẽ rất đa dạng và

15


phong phú. Bởi qua mỗi bài học, mỗi sự kiện lịch sử, học sinh sẽ có thêm niềm
tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng. Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, các em sẽ tự hào và ý thức hơn
về tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó, giúp các em có thêm hứng thú học
phân môn Lịch sử, ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích
góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau khi sử dụng các biện pháp dạy học như tôi đã trình bày trong đề tài
"Một số biện pháp tạo hứng thú học tập phân môn Lịch sử cho học sinh lớp
4" ở lớp 4B, 4C- Trường Tiểu học Yên Thái- Yên Định trong suốt quá trình từ
đầu năm đến cuối tháng 3/ 2019, tôi nhận thấy:
2.4.1. Đối với học sinh :
Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình giảng dạy đã
làm cho không khí lớp học sôi nổi hẳn lên, rất nhiều em tham gia học tập tích
cực, không còn ngại học phân môn Lịch sử nữa, giúp các em có hứng thú hơn,
thể hiện ở những cánh tay giơ lên để xây dựng bài, điều đáng mừng là ngay cả
học sinh đầu năm không có hứng thú học phân môn Lịch sử, hoặc có thái độ
bình thường cũng thích tham gia phát biểu xây dựng bài. Vì thế các em đã mạnh
dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, tinh thần đồng đội, tình thầy trò, tình bạn bè gắn
bó hơn.
Mặt khác, các hoạt động đó giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, nắm kĩ
các kiến thức trọng tâm, thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước, biết
được công lao to lớn của các anh hùng dân tộc Việt Nam. Qua đó thể hiện lòng
biết ơn, khâm phục, kính trọng, tự hào sâu sắc đối với lớp người đi trước. Từ đó

các em có ý thức phấn đấu học tập tốt để sau này xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cũng từ đây, các em đã thích sưu tầm những câu truyện lịch sử và phấn
khởi vào thư viện của nhà trường, tủ sách của lớp để tìm sách đọc.
2.4.2. Đối với bản thân:
Không khí tiết học sôi nổi, giáo viên và học sinh đều rất hứng thú, hình
thức dạy học linh hoạt, phương pháp vận dụng phù hợp với từng đối tượng. Các
em hào hứng, muốn học, tôi thầm nghĩ: Bản thân đã giúp các em có được niềm
vui khi đến trường, rất phấn khởi vì chất lượng của lớp, của trường đã được
nâng lên. Vì vậy sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được đồng nghiệp đánh giá
cao.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
Qua sáng kiến "Một số biện pháp tạo hứng thú học tập phân môn Lịch
sử cho học sinh lớp 4" tôi đưa ra trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng
nghiệp đã thấy được các giải pháp tôi sử dụng đã đổi mới phương pháp dạy học,
đem lại hiệu quả học tập, giúp học sinh được phát triển kĩ năng đọc. Nên đồng
nghiệp đã ứng dụng vào giảng dạy, hiệu quả học tập phân môn Lịch sử cho học
sinh lớp 4 được nâng lên rõ rệt. Nhà trường đã tin tưởng vào phương pháp dạy
của bản thân.

16


2.4.4. Đối với chất lượng giáo dục:
Tôi đã kiểm tra đánh giá 2 lớp 4B và 4C ở 2 thời điểm, kết quả lớp tôi
thực nghiệm được tăng lên rõ rệt, khác hẳn với lớp 4C không được áp dụng các
biện pháp trên.
BẢNG KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ 1:
Lớp
4B ( lớp thực
nghiệm)

4C (lớp đối
chứng)


số

Có hứng thú
học phân môn
Lịch sử
SL
%

Thái độ bình
thường với phân
môn Lịch sử
SL
%

Không hứng thú
học phân môn
Lịch sử
SL
%

27

10

37.0


12

44.5

5

18.5

30

4

13.3

16

53.3

10

33.4

BẢNG KHẢO SÁT CUỐI THÁNG 3:
Lớp
4B( lớp thực
nghiệm)
4C ( lớp đối
chứng)



số

Có hứng thú
học phân môn
Lịch sử
SL
%

Thái độ bình
thường với phân
môn Lịch sử
SL
%

27

17

63.0

10

37.0

30

5

16.7


17

56.7

Không hứng thú
học phân môn
Lịch sử
SL
%

8

26.6

17


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
+ Dạy học Lịch sử là dạy cho học sinh hiểu về cội nguồn đất nước, về
những vị anh hùng dân tộc, về những sự kiện lịch sử tiêu biểu,...Từ chỗ hiểu rồi,
giúp các em thêm yêu đất nước, yêu con người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn
với các thế hệ đi trước và ý thức được trách nhiệm của bản thân, cố gắng học
tập, tu dưỡng đạo đức để sau này tiếp bước xây dựng quê hương, dựng xây đất
nước ngày một giàu mạnh. Khi dạy phân môn Lịch sử để nâng cao chất lượng
giờ dạy, trước hết người giáo viên cần tạo hứng thú cho giờ học bằng cách:
- Nắm vững toàn bộ hệ thống chương trình Lịch sử Tiểu học nói chung và
phân môn Lịch sử lớp 4 nói riêng.
- Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn, phải kết hợp linh hoạt
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho sát với từng đối tượng học

sinh của lớp mình. Dùng nhiều hình thức ôn luyện, củng cố để giúp các em ghi
nhớ kiến thức vì nhiều học sinh còn ngại học, ngại đọc thông tin.
- Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, lược
đồ, bản đồ,... để minh họa cho giờ dạy sinh động hơn và giúp học sinh hiểu bài
tốt hơn.
- Chuẩn bị đồ dùng lẫn nội dung bài học thật chu đáo, có như vậy thì thầy
cũng tự tin, mà học sinh cũng thấy hứng thú khi học.
- Luôn luôn động viên, khích lệ tinh thần học tập ở các em, tránh chê
trách, phạt làm các em mặc cảm, bạn bè có ấn tượng không tốt. Giáo viên cần
kiên trì rèn luyện thì mới thành công.
- Lịch sử cần chính xác tuyệt đối về thời gian, về số liệu minh chứng.
- Tăng cường vận dụng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, qua
những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng phấn trong
giờ học.
- Làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
- Làm tốt các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại.
+ Từ kết quả đạt được và kinh nghiệm của bản thân sau khi vận dụng
"Một số biện pháp tạo hứng thú học tập phân môn Lịch sử cho học sinh lớp
4" ở trường Tiểu học Yên Thái, tôi tin rằng: Việc áp dụng đề tài là một phương
pháp dạy học tích cực, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho
giáo viên. Học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, tránh áp đặt, thụ động, nhàm
chán, giúp các em có được động cơ thích học phân môn Lịch sử, rèn kĩ năng
sống, hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh, thúc đẩy phong trào học tập
của nhà trường và địa phương.
+ Với hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm như đã trình bày ở trên, tôi tin
rằng ngoài phạm vi ở trường, sáng kiến sẽ được áp dụng rộng hơn nữa.
3.2. Kiến nghị:
a) Đối với Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Cấp trên cần quan tâm, trang bị sách tham khảo, tài liệu cho giáo viên,
cần trang bị thêm máy tính, máy chiếu cho các phòng học.


18


- Tổ chức các lớp tập huấn: bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
viên từ Trung học cơ sở xuống Tiểu học các phương pháp dạy học tiểu học nói
chung và phương pháp dạy học phân môn Lịch sử nói riêng, để giáo viên nắm
bắt được cách dạy.
b) Đối với nhà trường:
- Hoạt động tổ chức cho các em đi tham quan di tích lịch sử nên được duy
trì.
- Nên đề xuất với cấp trên cần quan tâm hơn đến việc bổ sung hoặc thay
đổi một số đồ dùng dạy học đã quá cũ, không còn phù hợp với giai đoạn hiện
nay.
c) Đối với đồng nghiệp:
Nên chú trọng, nghiên cứu sâu hơn về phân môn Lịch sử, phải nhận thấy
được tầm quan trọng của cấp Tiểu học mà tìm tòi, suy nghĩ những cách dạy hay,
phù hợp với trình độ, thực tế của học sinh để đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là một số biện pháp "Một số biện pháp tạo hứng thú học tập
phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 4”, tuy đã giúp nhiều học sinh nâng bậc
nhưng với thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn sáng kiến vẫn còn nhiều
thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong được sự đóng góp của Hội đồng Khoa học
cũng như của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày 26 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của

người khác.
Người viết:

Nguyễn Thị Hồng Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


TT
1
2
3
4
5
6

Tên tài liệu
Sách giáo khoa Lịch sử
và Địa lí 4
Sách giáo khoa Lịch sử
và Địa lí 5
Vở bài tập Lịch sử 4
Sách giáo viên Lịch sử
và Địa lí 4
Thiết kế bài giảng
Lịch sử 4
Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng

các môn học ở Tiểu học,
lớp 4

Tên tác giả
Nguyễn Anh Dũng
( chủ biên)
Nguyễn Anh Dũng
( chủ biên)
Nguyễn Anh Dũng
Lê Ngọc Thu
Nguyễn Anh Dũng
( chủ biên)
Nguyễn Trại
(chủ biên)
Bộ Giáo dục và Đào
tạo

Tên NXB

Năm
xuất
bản

Giáo dục

2018

Giáo dục

2018


Giáo dục

2018

Giáo dục

2005

Hà Nội

2005

Giáo dục

2009

20



×