Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TÀI SẢN NGẮN HẠN LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.31 KB, 13 trang )

BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH NHÓM
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Tên bài tập: Tài chính ngắn hạn và lập kế hoạch tài
chính ngắn hạn.

MỤC LỤC
1. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN – QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN:

1.1. Khái niệm vốn luân chuyển – Thành phần của vốn luận chuyển
1.2. Theo dõi tiền mặt và vốn luân chuyển ròng.
1.3. Chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt:
1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tài chính ngắn hạn

1.4.1. Quy mô đầu tư của công ty vào tài sản ngắn hạn
1.4.2. Nguồn tài trợ cho tài sản ngắn hạn của công ty
2. LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT:
- Thu tiền mặt.
- Chi tiền mặt.


CHƯƠNG 26: TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI
CHÍNH NGẮN HẠN
1. Quản trị tài chính ngắn hạn – quản trị vốn luân chuyển:
Thực chất quản trị tài chính ngắn hạn chính là quản trị vốn luân chuyển.
1.1. Khái niệm vốn luân chuyển – Thành phần của vốn luận chuyển
Căn cứ vào đặc điểm của tài sản khi tham gia vào sản xuất có thể chia tài sản
thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Căn cứ vào tính chất ngắn hạn hay dà hạn của nguồn vốn, có thể chia nguồn
vốn thành hai loại: Nguồn ngắn hạn và nguồn dài hạn.


Theo đó, trên bảng cân đối kế toán, tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh
nghiệp được thể hiện như sau:
TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
Tài sản ngắn hạn Nợ
Nợ ngắn hạn không thường xuyên
Nguồn ngắn
Tài sản dài hạn
Nợ ngắn hạn thường xuyên
hạn
Nợ dài hạn
Nguồn dài
Vốn cổ phần
hạn
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được gọi chung là vốn luân chuyển. Trong đó:
Tài sản ngắn hạn là tài sản khi tham gia vào sản xuất có ba đặc điểm:
Bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
Tham gia chỉ có một chu kỳ sản xuất.
Chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm.
Nợ ngắn hạn là khoản nợ có tính đáo hạn trong vòng một năm
Thành phần Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Tiền mặt
Chứng khoán ngắn hạn
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Các tài sản ngắn hạn khác


Nợ ngắn hạn
Khoản phải trả cho nhà cung cấp
Khoản phải nộp cho nhà nước
Khoản phải trả cho công nhân viên
Vay ngắn hạn ngân hàng
Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ ngắn hạn khác


Theo nguyên tắc, tài sản ngắn hạn sẽ được tài trợ bởi nguồn tài trợ ngắn hạn
còn tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bằng nguồn tài trợ dài hạn. Tuy nhiên, trong
thực tế khó có doanh nghiệp nào đảm bảo nguyên tắc này. Từ đó, bẳng cân đối kế
toán của doanh nghiệp thường có thể rơi vào hai trường hợp sau:
(1)
Tài sản

Nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Tài sản dài hạn
Nguồn dài hạn
Trường hợp (1) doanh nghiệp đã có một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng
nguồn ngắn hạn. Trường hợp này có thể xem là doanh nghiệp đang trong tình
trạng “ngắn nuôi dài”.
(2)
Tài sản


Nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn
Nguồn dài hạn

Tài sản dài hạn
Trường hợp (2), doanh nghiệp đã có một phần tài sản ngắn hạn dược tài trợ bằng
nguồn dài hạn. Trường hợp này có thể xem là doanh nghiệp đang trong tình trạng
“dài nuôi ngắn”.
Sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn nợ ngắn hạn hình thành nên khái niệm “Vốn
luân chuyển”. Có thể nói, vốn luân chuyển chính là nguồn dài hạn thường xuyên
dùng để đầu tư mua sắm rài sản ngắn hạn.
VỐN LUÂN CHUYỂN = TÀI SẢN NGẮN HẠN – NỢ NGẮN HẠN
Do đó, ngoài cách trình bày thông thường, bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp còn được trình bày dưới dạng:
TÀI SẢN
Vốn luân chuyển

NGUỒN VỐN
Nợ dài hạn

Tài sản dài hạn

Vốn cổ phần

Vốn luân chuyển có thể = 0, > 0, hoặc < 0



Vốn luân chuyển < 0: Doanh nghiệp trong tình trạng lấy ngắn nuôi dài.
Khi đó Nợ ngắn hạn > Tài sản ngắn hạn và phần nhiều hơn sẽ tài trợ cho
phần tài sản dài hạn.
• Vốn luân chuyển > 0: Doanh nghiệp trong tình trạng lấy dài nuôi ngắn.
Khi đó Nợ ngắn hạn < Tài sản ngắn hạn. Nợ ngắn hạn không đủ tài trợ
cho tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp sử dụng nợ dài hạn tài trợ cho tài sản
ngắn hạn.
• Vốn luân chuyển = 0: Đảm bảo sự tương thích giữa tài sản và nguồn tài
trợ, Khi đó Nợ gắn hạn tài trợ cho Tài sản ngắn hạn và Nợ dài hạn tài trợ
cho Tài sản dài hạn.


1.2.
Theo dõi tiền mặt và vốn luân chuyển ròng:
Vốn luân chuyển có hai thành phần chính là tài sản ngắn hạn gồm tiền mặt,
khoản phải thu, hàng tồn kho và nợ ngắn hạn. Như vậy quả trị vốn luân chuyển là
quản trị tiền mặ; quản trị khoản phải thu; quản trị hàng tồn kho và quản trị nợ
ngắn hạn.
Chú ý:
• Khi quản trị vốn luân chuyển, doanh nghiệp cần quan tâm đến các hoạt
động làm gia tăng hoặc làm sụt giảm lượng tiền mặt mà doanh nghiệp có.
Vốn luân chuyển + Tài sản cố định = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Trong đó: Vốn luân chuyển = (Tiền mặt + Tài sản ngắn hạn phi tiền mặt) – Nợ ngắn hạn

=> Tiền mặt = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu + Nợ ngắn hạn – Tài sản ngắn hạn
– Tài sản cố định phi tiền mặt

Như vậy:
• Để gia tăng lường tiền mặt nắm giữ, các doanh nghiệp có thể vay thêm nợ
dài hạn; huy động thêm vốn cổ phần; vay thêm nợ ngắn hạn; cắt giảm

những tài sản ngắn hạn phi tiền mặt như cắt giảm lượng hàng tồn kho dự
trữ, bớt bán chịu; giảm TSCĐ.
• Để giảm bớt lượng tiền mặt nắm giữ, các doanh nghiệp có thể sử dụng
tiền mặt vào các mục đích như trả nợ vay dài hạn, mua lại cổ phần của
chính mình, gia tăng dự trữ hàng tồn khi, gia tăng bán chịu, đầu tư mua
sắm TSCĐ.
Do đó, khi quản trị vốn luân chuyển, doanh nghiệp phải theo dõi nguồn và
sử dụng nguồn tiền của doang nghiệp.
• Sử dụng nguồn tiền liên quan đến các hoạt động làm giảm nguồn tiền của
doang nghiệp thông qua việc gia tăng dự trữ hàng tồn kho, giảm nợ (bằng
cách trả nợ), mua lại cổ phần của doanh nghiệp, mua tài sản cố định.
• Trong khi đó, nguồn tiền liên quan đến các hoạt động làm gia tăng tiền
mặt cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn gia tăng nguồn tiền, trước
tiên, doanh nghiệp sẽ dựa vào nguồn tài trợ nội bộ đến từ dòng tiền hoạt


động của doanh nghiệp bao gồm lãi ròng và khấu hao. Tiếp theo, doanh
nghiệp sẽ phải cân đối giữa nhu cầu tiền mà doanh nghiệp cần với nguồn
tiền mà doanh nghiệp có tức là dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp để
xem doanh nghiệp bị thiếu tiền hay thừa tiền hay đủ tiền.
o Nếu dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp = nhu cầu tiền mà doanh
nghiệp cần tức là doanh nghiệp đủ tiền thì doanh nghiệp không cần phải
lập kế hoạch.
o Nếu dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp > hay < nhu cầu tiền mà doanh
nghiệp cần tức là doanh nghiệp thừa hay thiếu tiền thì doanh nghiệp sẽ có
kế hoạch phù hợp.
- Nếu doanh nghiệp thừa tiền, doanh nghiệp sẽ phải xác định việc thừa tiền
có tính tạm thời hay ổn định để quyết định đầu tư hay không đầu tư, đầu
tư ngắn hạn hay đầu tư dài hạn.
- Nếu doanh nghiệp thiếu tiền thì doanh nghiệp sẽ phải phân tích và ra

quyết định vay thêm hay phát hành thêm.
1.3.
Chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt:
Trong quản trị tài chính ngắn hạn, một mối quan tâm khác của doanh nghiệp còn
liên quan đến các hoạt động ngắn hạn tạo ra các dòng tiền vào và dòng tiền ra
cho doanh nghiệp. Cụ thể như doanh nghiệp có gia tăng dự trữ hàng tồn kho
không? Nếu có thì mức độ là bao nhiêu? Doanh nghiệp nên nới lỏng hoặc thắt
chặt tín dụng so với chính sách tín dụng hiện hữu của doanh nghiệp? Hay doanh
nghiệp có nên gia tăng nợ không? Và làm cách nào để thu hồi nợ? Tiếp đến, cần
phân biệt rõ chu kỳ hoạt động kinh doanh và chu kỳ tiền mặt.
Đường biểu diễn thời gian của dòng tiền và các hoạt động kinh doanh ngắn
hạn của một doanh nghiệp sản xuất
Hàng tồn kho
được mua

Hàng tồn kho
được bán

Thời gian tồn kho

Kỳ thu tiền/
thời gian thu khoản phải thu
Thời
gian

Kỳ thanh toán/
thời gian khoản phải trả

Chu kỳ
tiền mặt


Thanh toán tiền
hàng tồn kho
Chu kỳ hoạt động kinh doanh

Thu tiền bán hàng


• Chu kỳ kinh doanh (Operating Cycle): là khoảng thời gian được tính từ
lúc mua hàng tồn kho cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền về (không
bao gồm khoảng thời gian từ khi đặt hàng cho đến khi về đến kho)
• Chu kỳ tiền mặt (Cash Cycle): là khoảng thời gian được tính từ lúc
doamh nghiệp trả tiền cho nhà cung cấp cho đến lúc doanh nghiệp thu
được tiền mặt từ việc bán hàng hóa.
Các chu kỳ xảy ra trong một hoạt động kinh doanh

A

B

C

D

Giải thích các chu kỳ:
A: Các nhà cung cấp (đồng ý) cung cấp hàng tồn kho
→ Công ty nợ $X tiền (nợ) với các người bán
B: Các khách hàng (đồng ý) có được hàng tồn kho đó
→ Công ty cho nợ $Y tiền (tín dụng) từ các khách hàng
C: Công ty giải ngân $X tiền mặt cho các nhà cung cấp

→ Công ty loại bỏ các khoản nợ đối với các nhà cung cấp của nó
D: Công ty thu thập $Y tiền mặt từ các khách hàng
→ Công ty loại bỏ tín dụng khỏi các khách hàng của mình.
• A -> D: Chu Kỳ Hoạt động kinh doanh ( Khoảng thời gian từ lúc mua
hàng và thu tiền từ khách hàng). Gồm:
o A->B: Chu kỳ chuyển đổi tồn kho ( Khoảng thời gian từ lúc mua
hàng và nhập kho sau đó xuất kho bán cho bên khách hàng )
o B->D: Chu kỳ khoản phải thu ( thời gian từ lúc bán được hàng
cho đến lúc bên khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp)
• A -> C: Chu kỳ chuyển đổi các khoản phải trả ( Khoảng thời gian mà
doanh nghiệp từ lúc mua hàng từ bên cung cấp và thanh toán cho bến
cung cấp )
• C -> D: Chu kỳ tiền mặt ( Khoảng thời gian doanh nghiệp chi tiền ra
thanh toán cho bên cung cấp và thu được tiền từ bên khách hàng )
Công thức tính toán chu kỳ tiền măt:
Chu kỳ tiền mặt = Chu kỳ hoạt động kinh doanh – Chu kỳ chuyển đổi khoản
phải trả

( C -> D)

(A -> D)

( A -> C)


Trong đó:
+ Chu kỳ chuyển đổi khoản phải trả tính bằng công thức:
Các khoản phải trả trung bình
[tăng tồn kho + COGS] / 365
-Tuy nhiên ,trong thực tế có thể sẽ không xảy ra đúng như trình tự của các chu kỳ

từ A -> D mà có thể bị đảo lại trật tự tùy theo các trường hợp cụ thể.
• Ví Dụ:
- Công ty Amazon.com là một công ty bán lẻ và sách trên toàn cầu. Amazon thực
hiện chính sách bán hàng và thu tiền từ khách hàng ngay từ lúc xuất kho bán
hàng cho khách hàng và thanh toán bên cung cấp sau đó. Do đó , trường hợp này
chu kỳ tiền mặt sẽ mang dấu âm do Amazone đã nhận tiền rồi mới trả tiền
thanh toán cho bên cung cấp sau tạo ra một dòng tiền có thể sử dụng ngay lập
tức, hoặc trong nhiều trường hợp , nếu phía công ty đã thanh toán cho bên cung
cấp trước thì sẽ xảy ra trường hợp chu kỳ chuyển đổi khoản phải trả mang dấu
âm và làm cho chu kỳ tiền mặt lớn hơn chu kỳ hoạt động
Để đánh giá hiệu quả quản trị tài chính ngắn hạn có thể sử dụng các chỉ số tài
chính như sau:
Vòng quay hàng tồn kho =

( vòng);

Thời gian hàng tồn kho =

( ngày);

Vòng quay các khoản phải thu =

Kỳ thu tiền bình quân =

( vòng);

( ngày);

 Chu kỳ hoạt động kinh doanh = Thời gian tồn kho + Kỳ thu tiền bình
quân

Số vòng quay các khoản phải trả =

Kỳ thanh toán bình quân =

( vòng )

( ngày)

 Chu kỳ tiền mặt = Chu kỳ kinh doanh – Kỳ thanh toán bình quân
Từ đây cho thấy:
• Chu kỳ tiền mặt tăng khi:


+ Thời gian tồn kho tăng lên.
+ Kỳ thu tiền dài hơn.
+ Kỳ thanh toán ngắn hơn.
• Chu kỳ tiền mặt càng tăng thì công ty càng cần nhiều nguồn tài trợ hơn.
• Trong các điều kiện khác cố định, chu kỳ tiền mặt càng ngắn, đầu tư của
công ty vào hàng tồn kho và khoản phải thu thấp, hiệu quả sử dụng tài sản
(Asset Turnover) tăng lên => ROA tăng lên => ROE tăng lên.
1.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tài chính ngắn hạn
Chính sách tài chính ngắn hạn mà một công ty theo đuổi thường chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố là quy mô đầu tư của công ty vào tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ
cho tài sản ngắn hạn của công ty.
1.4.1. Quy mô đầu tư của công ty vào tài sản ngắn hạn
Quy mô đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty thường được đo lường bằng tỷ
số:
hoặc
Doanh nghiệp có thể căn cứ vào tổng tài sản hoặc doanh thu để dự báo nhu cầu

tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để từ đó hoạch định chính sách tài chính
ngắn hạn cho doanh nghiệp. Trong thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều
chính sách tài chính ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu tài sản ngắn hạn mà doanh
nghiệp cần. Có hai kiểu chính sách tiêu biểu.
• Chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt (Flexible)
Chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt bao gồm: Duy trì số dư tiền mặt và
chứng khoán khả nhượng lớn; đầu tư nhiều vào hàng tồn kho; nới lỏng tín dụng
(bán chịu) dẫn đến khoản phải thu cao.
• Chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế (Restrictive)
Chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế bao gồm: Duy trì số dư tiền mặt thấp và
không đầu tư vào chứng khoán khả nhượng; đầu tư ít vào hàng tồn kho; thắt chặt
tín dụng (bán chịu) dẫn đến không có khoản phải thu.
Việc xác định mức độ đầu tư tối ưu trong tài sản ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp
phải cân nhắc sự đánh đổi giữa chi phí lưu giữ (Carrying Cost) và chi phí thiếu
hụt hàng tồn kho (Shortage Cost).
Carrying Cost: Chi phí gia tăng cùng với tài sản ngắn hạn, chi phí này bao gồm
(1) chi phí cơ hội của tài sản và (2) chi phí duy trì giá trị kinh tế của tài sản.
Shortage Cost: Chi phí giảm thiểu khi gia tăng tài sản ngắn hạn, chi phí này nao
gồm (1) chi phí giao dịch, chi phí đặt hàng bổ sung tài sản và (2) chi phí liên
quan đến dự trữ an toàn – Cashout hoặc Stockout.


Nếu công ty có chi phí lưu giữ cao và chi phí thiếu hụt thấp thì chính sách tài
chính ngắn hạn hạn chế sẽ là chính sách tài chính ngắn hạn tối ưu và ngược lại.
1.4.2. Nguồn tài trợ cho tài sản ngắn hạn của công ty
Tài trợ cho tài sản ngắn hạn được đo lường bằng tỷ số:
Từ đây cho thấy, nếu doanh nghiệp sử dụng cấu trúc tài chính có tỷ lệ nợ ngắn
hạn trên nợ dài hạn càng cao để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư vào tài sản ngắn hạn
thì doanh nghiệp đã thực hiện chính sách tài trợ ngắn hạn hạn chế. Ngược lại, nếu
doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn càng thấp để đáp ứng

cho nhu cầu đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đã thực hiện chính sách
tài trợ ngắn hạn linh hoạt.
Khi ra quyết định tài trợ, doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trong đó
có một nguyên tắc là: phải đảm bảo tính tương thích giữa tài sản và nguồn vốn
đầu tư cho tài sản. Cụ thể, tài sản ngắn hạn phải được tài trợ bởi nợ ngắn hạn còn
tài sản dài hạn thì phải được tài trợ bởi nguồn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn
chủ sở hữu. Mô hình này được xem là mô hình lý tưởng (mô hình lý tưởng là mô
hình có vốn luân chuyển luôn luôn bằng 0) vì doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng
mô hình này trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Tuy nhiên, trong thực tế thị trường là không hoàn hảo, mô hình tài trợ thường
được chia làm hai trường hợp. Đối với trường hợp “Ngắn nuôi dài” thì nguồn
ngắn hạn sau khi tài trợ cho tài sản ngắn hạn còn dư ra một phần để tài trợ cho tài
sản dài hạn, khi đó vốn luân chuyển bé hơn 0. Còn trường hợp thứ hai “Dài nuôi
ngắn” thì nguồn dài hạn sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn còn dư ra một phần để
tài trợ cho tài sản ngắn hạn, khi đó vốn luân chuyển lớn hơn 0.
Vấn đề ở đây là, chính sách tài trợ tài sản ngắn hạn nào tốt nhất hay nói cách
khác, doanh nghiệp nên vay ngân hàng bao nhiêu là tối ưu nhất, để trả lời cho câu
hỏi này, chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề sau:
• Dự trữ tiền mặt: Với chiến lược tài trợ linh hoạt, chiến lược này làm cho
doanh nghiệp thặng dư tiền mặt nên nhu cầu vay ngắn hạn ít, từ đó giảm
xác suất doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính, dẫn đến kiệt
quệ tài chính và phá sản. Tuy nhiên, việc nắm giữ tiền mặt nhiều sẽ làm
cho doanh nghiệp mất đi cơ hội phí. Từ đo cho thấy, để lựa chọn chính
sách tài trợ nào là tốt nhất, doanh nghiệp phải dựa vào lượng tiền mặt
được dự trữ.
• Phòng ngừa rủi ro đáo hạn: Hầu hết các doanh nghiệp đều có xu hướng
tài trợ cho tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn, tài trợ cho tài sản dài hạn
bằng nguồn vốn dài hạn. Các doanh nghiệp có xu hướng tránh tài trợ cho
tài sản dài hạn bằng nợ ngắn hạn. Thời gian đáo hạn không tương thích
này sẽ đòi hỏi doanh nghiệp tài trợ ngắn hạn thường xuyên và điều này

chắc chắn có rủi ro vì lãi suất ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi


suất dài hạn. Từ đó cho thấy, để lựa chọn chính sách tài trợ, doanh nghiệp
phải quan tâm đến việc phòng ngừa rủi ro đáo hạn.
• Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất: Lãi suất vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi
suất vay dài hạn. Điều này ngụ ý rằng, tính trung bình, doanh nghiệp sử
dụng tài trợ vay dài hạn sẽ tốn kém chi phí sử dụng vốn hơn so với sử
dụng tài trợ vay ngắn hạn
2.
LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT:
Lập ngân sách tiền mặt là công cụ chủ yếu giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tài
chính ngắn hạn. Lập ngân sách tiền mặt sẽ cho phép nhà quản trị tài chính xác
định được nhu cầu (và cơ hội) tài trợ ngắn hạn. Dựa vào kế hoạch tài chính ngắn
hạn này, nhà quản trị doanh nghiệp có thể quyết định khi nào nên vay vốn.
Sau đây là một ví dụ về lập ngân sách tiền mặt:
Thu tiền mặt: Tất cả các dòng tiền vào của Fun Toys đến từ việc bán đồ chơi.
Việc lập ngân sách tiền mặt cho Fun Toys bắt đầu bằng một dự báo doanh số bán
theo quý cho năm tới:
Doanh số ( $ triệu)

Quý 1
100

Quý 2
200

Quý 3
150


Quý 4
100

Năm tài chính Fun Toys bắt đầu vào ngày 1 tháng 7. Doanh số bán của Fun Toys
là theo mùa và thường rất cao trong quý 2 do bán vào kỳ nghỉ hè. Nhưng Fun
Toys có chính sách bán chịu cho các cửa hàng, do vậy việc bán hàng không tạo ra
tiền mặt cho công ty ngay lập tức. Thay vào đó, tiền mặt sẽ được thu sau đó từ
các khoản phải thu. Fun Toys có kỳ thu tiền bình quân là 90 ngày, và 100%
doanh số bán hàng của quý này sẽ thu tiền ở quý sau. Nói cách khác:
Tiền thu bán hàng = Doanh số bán hàng của quý trước
Quan hệ này ngụ ý rằng:
Các khoản phải thu tại thời điểm cuối quý trước = Doanh số bán của quý trước (*)

Chúng ta giả định rằng doanh số bán trong quý 4 của năm tài chính trước đó là
$100 triệu. Từ phương trình (*) cho thấy, khoản phải thu vào cuối quý 4 của năm
tài chính trước đó là $100 triệu, và khoản thu được trong quý đầu tiên của năm
tài chính hiện tại là $100 triệu.
Doanh số bán hàng trong quý đầu tiên của năm tài chính hiện tại là $100 triệu
được cộng vào tài khoản phải thu, nhưng phải trừ đi $100 triệu đã thu được. Vì
vậy, Fun Toys kết thúc quý đầu tiên với số dư tài khoản phải thu là $100 triệu.
Mối quan hệ cơ bản là:
Khoản phải thu cuối năm = Khoản phải thu đầu năm + Doanh số bán
- Các khoản thu được
Bảng sau đây thể hiện các khoản thu được đối với Fun Toys cho 4 quý tới. Mặc
dù các khoản thu là nguồn tạo ra tiền mặt duy nhất trong bảng dưới đây, tuy


nhiên điều này không phải là luôn đúng. Các nguồn tạo tiền mặt khác có thể bao
gồm: doanh thu bán hàng, thu nhập từ hoạt động đầu tư và huy động nguồn tài
trợ dài hạn.


Doanh số ( $ triệu)
Tiền mặt thu được ($ triệu)
Khoản phải thu bắt đầu ($)
Khoản phải thu kết thúc ($)

Quý 1
100
100
100
100

Quý 2
200
100
100
200

Quý 3
150
200
200
150

Quý 4
100
150
150
100


• Dòng tiền ra :
Các hoạt động sử dụng tiền mặt của công ty:
- Thanh toán các khoản phải trả: Là các khoản thanh toán cho hàng hóa và dịch
vụ.
- Tiền lương, thuế và các chi phí khác.
- Chi tiêu vốn: Những khoản thanh toán cho đầu tư mua sắm tài sản dài hạn.
- Tài trợ dài hạn: Các khoản thanh toán lãi, vốn gốc trên số dư nợ và chi trả cổ
tức.
• Dự báo tổng hợp dòng tiền ra là:
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Doanh số

100

200

150

100

Mua hàng

100

75

50


50

Thanh toán
nợ phải trả

50

100

75

50

Tiền lương,
thuế và chi
phí khác
Chi đầu tư

20

40

30

20

0

0


0

0

Lãi và cổ tức

10

10

10

10

Tổng sử dụng
tiền mặt

80

150

115

180

Quý 3

Quý 4


Tổng hợp từ dòng tiền vào và dòng tiền ra ta có được:
Quý 1
Quý 2


Tông thu tiền
măt
Tổng chi tiền
mặt
Dòng tiền mặt
thuần
Số dư tiền
mặt tích lũy
Số dư tiền
mặt tối thiểu
cần duy trì
Nhu cầu tài
trợ tích lũy

100

100

200

150

80

150


115

180

20

(50)

85

(30)

20

(30)

55

25

5

5

5

5

15


(35)

50

20

• Cán cân tiền mặt:
Là số dư tiền mặt ròng trong bảng cân đối Tiền mặt
Khi lập ngân sách tiền mặt, doanh nghiệp có thể sẽ thực hiện qua ba bước.
Ở bước 1, doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền thực thu vào bao gồm doanh thu
thực thu bằng tiền ở kỳ này và các khoản thực thu bằng tiền khác.
Bước tiếp theo, doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền ra bao gồm tiền thanh toán các
khoản phải trả cho nhà cung cấp, tiền lương trả cho người lao động, chi tiêu vốn
cho đầu tư, thanh toán lãi và nợ gốc trên số dư nợ dài hạn và chi trả cổ tức cho cổ
đông.
Cuối cùng, doanh nghiệp tiến hành xác định dòng tiền thuần bằng cách lấy dòng
tiền vào trừ dòng tiền ra để trên cơ sở đó xác định doanh nghiệp bị thiếu tiền hay
dư tiền để có các kế hoạch tương thích.
Nếu dư tiền, doanh nghiệp cân nhắc và ra quyết định đầu tư.
Nếu thiếu tiền, doanh nghiệp cân nhắc kế hoạch tài trợ ngắn hạn: Công ty có thể
lựa chọn giữa vay không có đảm bảo, vay có đảm bảo, sử dụng các nguồn tài trợ
khác nhau như phát hành thương phiếu hoặc nhận tài trợ thông qua hối phiếu
chấp nhận thanh toán của ngân hàng. Trong đó:
- Vay không có đảm bảo:
Doanh nghiệp thường yêu cầu ngân hàng 1 han mức tín dụng không cam kết, tại
đó doanh nghiệp được vay đến 1 định trước mà không cân trải qua các thủ tục
giấy tờ thông thường. Lãi suất của vay không có đảm bào thường cao hơn lãi suất
vay cơ bản của ngân hàng và do doanh nghiệp tự thỏa thuận với ngân hàng.
+ Số dư bù trừ: Là khoản tiền ký gửi bởi công ty và được giữ trong tài khoản ở

ngân hàng với lãi suất thấp hoặc không có lãi suất nhằm làm tăng lãi suất hiệu
dụng mà ngân hàng thu được đối với khoản cho vay theo hạn mức tín dụng
- Vay có đảm bảo:
+ Khoản vay được đảm bảo bằng khoản phải thu. Doanh nghiệp vay bằng hình
thức này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn rủi ro không thu được tiền đối với các
khoản nợ xấu.


+ Khoản vay được đảm bảo bằng hàng tồn kho: Sử dụng hàng tồn kho như tài
sản thế chấp, bao gồm: quyền lưu giữ toàn bộ hàng tồn kho; biên nhận ủy thác;
lưu giữ tại kho bãi.
- Các nguồn tài trợ khác:
+ Thương phiếu: Là các chứng khoán ngắn hạn do các doanh nghiệp lớn phát
hành( không quá 270 ngày)
+ Hối phiếu chấp nhận thanh toán: Là 1 thỏa thuận trong đó ngân hàng ký chấp
nhận sẽ phải trả 1 khoản tiền cho bên bán hàng, và sẽ thu phí dịch vụ cho hoạt
động này.
*************************** Hết

*****************************



×