Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Nho giáo với tư tưởng trị nước trong thơ văn Lê Thánh Tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH HẰNG

NHO GIÁO VỚI TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC
TRONG THƠ VĂN LÊ THÁNH TÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH HẰNG

NHO GIÁO VỚI TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC
TRONG THƠ VĂN LÊ THÁNH TÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Thanh Vân

HÀ NỘI, 2019



LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Thanh Vân - ngƣời đã giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô chuyên ngành Hán Nôm, Tổ Văn
Học Việt Nam, Khoa Ngữ văn đã quan tâm, khích lệ nhiệt tình giảng dạy;
cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa, Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Thƣ viện và các
phòng ban liên quan của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình và ngƣời thân đã động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Minh Hằng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đay là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thanh Vân. Khóa luận với đề tài “Nho giáo
với tư tưởng trị nước trong thơ văn Lê Thánh Tông” chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kì nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm, tôi sẽ chịu hoàn
toàn trách nhiệm theo đúng quy định trong nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả khóa luận

Nguyễn Minh Hằng



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 6
4. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................. 7
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 7
7. Bố cục khóa luận .................................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................................. 9
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHO GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG
CỦA NHO GIÁO ĐẾN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ................................ 9
1.1 Khái quát chung về Nho giáo ................................................................................ 9
1.1.1 Nguồn gốc và sự phát triển Nho giáo ở Trung Quốc......................................... 9
1.1.2 Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo .............................................................. 13
1.2 Truyền bá và ảnh hƣởng của Nho giáo đến văn học trung đại Việt Nam ........... 16
1.2.1 Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam và những ảnh hưởng của Nho
giáo đến xã hội phong kiến ....................................................................................... 16
1.2.2 Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến văn học trung đại Việt Nam ....................... 22
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................... 25
Chƣơng 2. NHO GIÁO VỚI TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC TRONG THƠ VĂN
LÊ THÁNH TÔNG ................................................................................................... 27
2.1 Lê Thánh Tông – một nhà chính trị, một nhà thơ ............................................... 27
2.1.1 Lê Thánh Tông – Hoàng đế Nho gia trong bối cảnh độc tôn của Nho
giáo ............................................................................................................................ 27
2.1.2 Lê Thánh Tông với văn chương thời Hồng Đức .............................................. 29
2.2 Tƣ tƣởng Đức trị của Nho giáo trong thơ văn Lê Thánh Tông........................... 32



2.2.1 Quan niệm về “Tu thân” của người “Quân tử” .............................................. 33
2.2.2 Thái độ trân trọng người hiền tài ................................................................... 41
2.2.3 Tư tưởng thân dân, thương dân của Lê Thánh Tông ....................................... 45
2.3 Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trong bút pháp nghệ thuật sáng tác .................... 53
2.3.1 Bút pháp vịnh .................................................................................................... 53
2.3.2 Thời gian nghệ thuật.......................................................................................... 56
Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................... 61
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lê Thánh Tông - 黎聖宗 (1442-1497), vị vua thứ năm của triều Lê Sơ
nƣớc Đại Việt. Ông là một vị vua vừa có tài trị quốc vừa có tài văn thơ. Thời
đại Hồng Đức đƣợc coi là giai đoạn đất nƣớc phát triển nhất trong lịch sử các
triều đại phong kiến Việt Nam. Trong dân gian ta đã lƣu truyền câu ca dao:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.”
Câu ca dao đã thể hiện đƣợc sự tự hào của nhân dân về đất nƣớc trong
cảnh thái bình, thịnh trị và thể hiện sự biết ơn với sự chăm lo của vua quan
nhà Lê tới đời sống của nhân dân. Kế thừa và phát huy đƣờng lối trị nƣớc của
cha ông, trong suốt 38 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã đƣa đất nƣớc vào thời
kì thịnh trị nhất trong lịch sử.
Những thành tựu của Đại Việt đã và đang đƣợc giới nghiên cứu tìm
hiểu và đã có những nhận xét rất đúng đắn về nó. Những nghiên cứu và đánh
giá đƣợc nhìn nhận từ nhiều góc độ, từ những nghiên cứu của giới lịch sử đến
các nhà nghiên cứu triết học tƣ tƣởng, các nhà xã hội học, giới nghiên cứu văn
học. Các công trình nghiên cứu về nhiều vấn đề của thời Lê Sơ nhƣ kinh tế,

xã hội, tƣ tƣởng, giáo dục khoa cử. Từ những nghiên cứu đó ta thấy đƣợc sự
phát triển tƣơng đối toàn diện của xã hội thời Lê Sơ. Và thời kỳ đƣợc các nhà
nghiên cứu chú ý và tốn nhiều tâm huyết tìm hiểu nhất là thời kỳ Hồng Đức–
một thời kỳ vàng của xã hội phong kiến.
Lê Thánh Tông là ngƣời sùng Nho, khuyến khích Nho học, lấy lí thuyết
chính trị của nho gia để xây dựng và truyền bá ý thức hệ tƣ tƣởng giai cấp
phong kiến. Từ những tƣ tƣởng tiến bộ của Nho giáo, Lê Thánh Tông đã ban
hành nhiều chính sách để hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc, củng cố trật tự xã hội
với những điều luật trong bộ luật Hồng Đức, các chính sách về giáo dục, thi
cử, y tế, văn hóa. Tác giả Quỳnh Cƣ - Đỗ Đức Hùng đã từng đƣa ra nhận xét
về sự đóng góp của Lê Thánh Tông nhƣ sau: “là ông vua ở ngôi gần như lâu
nhất trong lịch sử Việt Nam (38 năm). Nhưng điều đáng nhớ không phải vì
ông ở ngôi lâu mà vì những đóng góp của triều vua này vào đời sống mọi mặt
1


của quốc gia Đại Việt cường thịnh thời đó.” Nói nhƣ vậy để tác giả nhấn
mạnh những đóng góp tích cực cho Đại Việt của Lê Thánh Tông và lịch sử đã
có những dẫn chứng thuyết phục cho nhận xét đó.
Và ngƣời ta đánh giá ông không chỉ với tƣ cách một nhà vua tài năng
anh minh trong việc trị nƣớc mà còn với tƣ cách là một nhà thơ lớn của dân
tộc. Ông là một nhà Nho, ngƣời đã đƣa Nho giáo lên thành quốc giáo, và
ngƣời đã thành công trong việc trị nƣớc với tƣ tƣởng học thuyết của Nho giáo.
Với sự ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng Nho giáo, Lê Thánh Tông đã có
những sáng tác mới mang dấu ấn đậm nét của Nho giáo. Lê Thánh Tông là
chủ soái của Hội Tao Đàn – một hội sáng tác thơ văn cung đình dƣới sự chỉ
đạo của nhà vua. Ông đã tuyển chọn ra hai mƣơi tám vị quan thần có tài thơ
văn nhất trong triều để cùng sáng tác họa thơ với mình. Hồng Đức quốc âm
thi tập(洪德國音詩) là tập thơ ghi chép lại những bài thơ Nôm do nhà vua
sáng tác và những bài thơ Nôm do quan thần họa lại. Ngoài ra còn có các tác

phẩm chữ Hán của ông nhƣ các bài thơ trong chín tập thơ đƣợc chép vào
Thiên nam dư hạ tập(天南餘暇集), một bài phú – Lam Sơn Lương Thủy, tập
truyện chữ Nôm – Thánh tông di thảo. Tất cả các sáng tác của ông đều thể
hiện đƣợc sự đức độ anh minh của một nhà vua và một nhà thơ tài năng có
tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống.
Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về cả phƣơng diện nội
dung và nghệ thuật của thơ văn Lê Thánh Tông. Điểm đặc trƣng nổi bật của
thơ văn Lê Thánh tông nói riêng và văn học Hồng Đức nói chung đó chính là
những ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo. Tƣ tƣởng Nho giáo đã ăn sâu bén rễ
vào tƣ tƣởng con ngƣời thời Hồng Đức. Không khó để nhận ra những dấu ấn
của Nho giáo trong các sáng tác văn học thời đó. Ngoài những tƣ tƣởng triết
lý cuộc sống, những cảm xúc tƣơi đẹp trƣớc thiên nhiên, thì trong thơ Lê
Thánh Tông còn có sự chi phối của tƣ tƣởng chính trị. Với cƣơng vị là ngƣời
đứng đầu nhà nƣớc, một ngƣời chủ trƣơng dùng “đức trị-德治” để trị nƣớc,
ông đã tích cực dùng thơ văn với quan điểm “văn dĩ tải đạo- 文以载道” để
thể hiện tƣ tƣởng chính trị của mình. Nghiên cứu thơ văn Lê Thánh Tông, các
bài nghiên cứu thƣờng tìm hiểu về các tƣ tƣởng Nho giáo đƣơc thể hiện trong

2


các sáng tác của ông, nhƣ thuyết “Thiên mệnh- 天命 ”, quan niệm “Đạo
người”, các chữ “Nhân- 仁”, “Hiếu- 孝”, về “tam cương ngũ thường- 三纲

五常”,... Và thƣờng đƣợc nghiên cứu trên phạm vi một tập thơ Nôm nhƣ
Hồng Đức quốc âm thi tập hay trong tập truyện Thánh Tông di thảo, hay
trong tập thơ chữ Hán Cổ tâm bách vịnh. Nhƣng chƣa có nghiên cứu chuyên
sâu nào về tƣ tƣởng trị nƣớc trong phạm vi tất cả các sáng tác thơ văn của ông.
Điều đó chính là gợi ý cho chúng tôi khi muốn đi vào tìm hiểu sâu hơn về vấn
đề này.

Từ những do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nho giáo với tư tưởng
trị nước trong thơ văn Lê Thánh Tông”. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên
cứu của mình sẽ làm phong phú hơn về cách tiếp cận và tìm hiểu về văn thơ
Lê Thánh Tông, giúp bạn đọc có đƣợc cái nhìn và đánh giá toàn diện hơn về
các tác phẩm của ông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trƣớc đến nay nghiên cứu thơ văn Lê Thánh Tông thƣờng đƣợc
nghiên cứu những đặc điểm khái quát văn thơ của ông. Trong cuốn Văn học
Việt Nam ( từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII) do Đinh Gia Khánh chủ biên,
Mai Cao Chƣơng đã đƣa ra lời nhận xét khái quát về văn học thời Hồng Đức:
“Văn học nửa thứ hai của thế kỉ XV tuy bị chi phối bởi quan điểm văn nghệ
cung đình, nhưng vẫn còn có nội dung yêu nước. Diện mạo văn học thời kỳ
này cũng khá đa dạng, có văn học cung đình của nhà vua và các triều thần
(trong hội Tao Đàn), cũng có văn học thoát ly ảnh hưởng cung đình của các
nhà thơ có thi tập riêng; có văn học ca tụng chế độ phong kiến, cũng có văn
học ca tụng cuộc sống của nhân dân. Phong cách nghệ thuật cũng có sự đa
dạng nhất định. Có phong cách thơ cung đình thiên về từ chương, cũng có
phong cách điền viên chú trọng tính cụ thể sinh động, lại cũng có phong cách
thơ triết lý” [14-tr.319]. Và trong cuốn sách này nhóm tác giả cũng có đƣa ra
lời nhận xét về Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông khi nghiên cứu về văn
xuôi tự sự, truyện thế kỉ XV: “Những truyện trong Thánh Tông di thảo... có
thể được coi như một bước tiến từ Lĩnh Nam chích quái sang Truyền kì mạn

3


lục, nếu xem xét sự phát triển của thế loại tự sự từ những sự tích cũ phóng tác
ra truyện mới.” [14- tr.352].
Tiếp tục những nghiên cứu về Thánh Tông di thảo, trong Văn xuôi tự
sự Việt Nam thời trung đại (tập1), nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đánh giá

nhận xét tác phẩm bên cạnh Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ: “Lê Thánh
Tông và Nguyễn Dữ đã phóng tác thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ
đạo nghệ thuật: văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh”
[18-tr.24]. Nhà nghiên cứu đã chú ý đến khía cạnh phản ánh của tác phẩm,
đánh giá cao giá trị nội dung của Thánh Tông di thảo.
Tiếp đến là những công trình nghiên cứu về tập thơ Hồng Đức quốc âm
thi tập. Trong Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XX, theo Nguyễn
Phạm Hùng: “Lê Thánh Tông thành công hơn cả ở thơ Nôm. Tác phẩm nổi
tiếng của ông là tập Hồng Đức quốc âm thi tập... Tập thơ thể hiện tâm trạng
hào sảng của một vị vua thời thịnh mang niềm tự hào trước lịch sử dân tộc,
trước non song gấm vóc, ca tụng vương quyền, ca tụng cuộc sống thái bình,
bày tỏ lòng quan tâm với đời sống muôn dân... Nghệ thuật thơ trau chuốt điêu
luyện, có tính dân tộc, giàu sắc thái dân dã . Song nhiều khi thơ ông quá cầu
kì, quá đơn điệu, sáo rỗng. Song dù sao, đây vẫn là một tập thơ lớn đánh dấu
trình độ phát triển cao của nghệ thuật tiếng Việt, trong việc phô diễn không
chỉ đời sống thô tục, mà cả đời sống tao nhã, sang quý bên trên” [10- tr.72].
Tác giả đã đƣa ra những nhận xét tập thơ về nội dung và nghệ thuật, nhƣng
vẫn chƣa có những đánh giá sự chi phối của tƣ tƣởng Nho giáo đối với tập thơ.
Nhƣng những đánh giá này là gợi ý để chúng tôi lựa chọn đề tài này.
Các tác giả đã đƣa ra nhận xét về nội dung Nho giáo của tập thơ Hồng
Đức quốc âm thi tập. Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam (tập 1), do
Nguyễn Đăng Na chủ biên nhƣ sau: “đồng thời mở rộng nội dung Nho giáo,
khẳng định đề cao vương triều phong kiến” [17, tr.157]. Tuy nhiên đấy chỉ là
nhận xét khái quát, chƣa có những phân tích cụ thể. Vấn đề khẳng định đề cao
vƣơng triều phong kiến chính là nằm trong tƣ tƣởng chính trị của Nho giáo,
mục đích của học thuyết Nho giáo là củng cố quyền lực của nhà vua và triều
đình phong kiến. Ý nhận xét của Phó giáo sƣ Tiến sĩ Nguyễn Đăng Na đã gợi
ý cho chúng tôi tìm hiểu về đề tài này.
4



Bên cạnh đó cũng có những luận văn tiêu biểu nghiên cứu về giá trị nội
dung và nghệ thuật thơ văn Lê Thánh Tông nhƣ đề tài nghiên cứu “Đặc điểm
nội dung và nghệ thuật tập thơ Cổ tâm bách vịnh” năm 2011 của Phan Thị
Mỹ Ly, trƣờng Đại học Cần Thơ. Luận văn đã khát quát đƣợc giá trị riêng về
nội dung và nghệ thuật của tập thơ, đặc điểm thể loại vịnh sử và sự ảnh hƣởng
của thể vịnh trong nền văn học trung đại. Nhƣng chƣa đặt mục đích nghiên
cứu chỉ ra sự chi phối của Nho giáo đến tập thơ. Ngoài ra còn các đề tài
nghiên cứu nội dung nghệ thuật trong Thánh Tông di thảo, nghiên cứu ảnh
hƣởng của Nho giáo trong tập Hồng Đức quốc âm thi tập (洪德國音詩集).
Từ đó đã gợi ý cho chúng tôi đi vào nghiên cứu ảnh hƣởng của Nho giáo
trong phạm vi tất cả các tác phẩm của Lê Thánh Tông.
Trong luận án tiến sĩ “Quá trình vận động tới sự điểm phạm hóa của
văn học nhà Nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê
Thánh Tông” năm 2014 của tác giả Đỗ Thu Hiền, Đại học Quốc gia Hà Nội,
trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đã nghiên cứu với mục đích:
“chỉ ra vị trí các sáng tác văn chương của ba nhà văn này trong quá trình vận
động và phát triển của văn học nhà Nho [9-tr.3] để làm sáng tỏ những vấn đề
không chỉ bản thân văn học nhà Nho mà cả của văn học Thiền và nhiều vấn
đề liên quan đến lịch sử.” [9- tr.3]. Tác giả đã có những nghiên cứu phân tích
những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật mang tính điển phạm trong các
sáng tác của Lê Thánh Tông. Trong luận án có nhắc đến những nội dung sáng
tác trong thơ văn của Lê Thánh Tông, nhƣng chƣa đi sâu vào tƣ tƣởng trị
nƣớc của ông trong các sáng tác. Điều này đã gợi ý chúng tôi đi vào tìm hiểu
đề tài này, bổ sung thêm các vấn đề mà đề tài trên chƣa nói tới.
Trong bài nghiên cứu “Khảo sát về văn hiến Đại Việt qua Lê Thánh
Tông” của Trần Trọng Dƣơng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, kỳ 1, tác
giả đã nhận xét về Lê Thánh Tông: “Những hành xử của Lê Thánh Tông cả
trước và sau khi lên ngôi không những tỏ rõ “khí lượng thiên tử” mà còn cho
thấy ông đã được đào tạo một cách bài bản như thế nào về quan niệm chính

trị theo tiêu chuẩn Nho giáo.” [5- tr.1]. Đến kỳ 2, Trần Trọng Dƣơng đã
trình bày các sáng tác của Lê Thánh Tông và đƣa ra đánh giá: “Nằm trong
hoạt động kiến tạo văn hiến, Lê Thánh Tông là một trong những vị vua có
5


nhiều trước thuật có giá trị, ông đã sai Nho thần biên soạn nhiều bộ sách
mang tính học thuật, có ý nghĩa thiết lập những giá trị mới có khuynh hướng
Nho hóa về nhiều phương diện như lịch sử, chế độ, pháp luật, dân tộc, ngôn
ngữ, văn hóa, văn học...” [5- tr.5]. Tác giả đặt Lê Thánh Tông vào bối cảnh
văn hiến lúc đó để nghiên cứu và chỉ dừng lại ở việc đƣa ra những nhận xét và
liệt kê các sáng tác của Lê Thánh Tông.
Ngoài ra có các công trình nghiên cứu những đóng góp của Lê Thánh
Tông trong việc vận dụng và phát triển Nho giáo thành hệ thống tƣ tƣởng
chính trị nhƣ trong cuốn “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ
Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh” của Nguyễn Hoài Văn. Tƣ tƣởng chính trị
của Nho giáo ở đây đƣợc nghiên cứu không đi sâu vào lĩnh vực văn học của
Lê Thánh Tông. Hay trong cuốn Hoàng đế Lê Thánh Tông nhà chính trị tài
năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nguyễn Huệ Chi đã có những nghiên
cứu để đánh giá công lao của Lê Thánh Tông trong nhiều lĩnh vực.
Những tác phẩm của Lê Thánh Tông đƣợc Phan Huy Chú trong phần
“Văn tịch” của Lịch triều hiến chương loại chí, đánh giá rằng: “Lời phóng
khoáng, câu xinh đẹp, so với tác phẩm của các đế vương từ xưa chưa ai có
thể theo kịp.” [3- tr.443]. Những giá trị về nội dung và nghệ thuật những tác
phẩm của Lê Thánh Tông không chỉ thể hiện tài năng của một nhà thơ, mà
còn thể hiện rõ ràng tƣ tƣởng của một hoàng đề Nho gia. Tuy đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về Lê Thánh Tông và vấn đề tƣ tƣởng Nho giáo của
ông. Mỗi nghiên cứu đều có thế mạnh của mình và có giá trị to lớn vào việc
nghiên cứu văn học. Nhƣng để đi sâu vào tìm hiểu nét đặc biệt trong thơ văn
của Lê Thánh Tông từ góc độ của một nhà vua với tƣ tƣởng “đức trị- 德治”

của ông và với những gợi ý từ những công trình nghiên cứu đó, chúng tôi lựa
chọn đề tài này, với hy vọng sẽ góp thêm cái nhìn toàn diện về các sáng tác
của Lê Thánh Tông và sự ảnh hƣởng của Nho giáo đến văn học Hồng Đức,
đến văn học trung đại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

6


Khi làm đề tài “Nho giáo với tư tưởng trị nước trong thơ văn Lê
Thánh Tông” chúng tôi khóa luận hƣớng tới mục đích góp phần tìm hiểu sâu
hơn về sự ảnh hƣởng của học thuyết chính trị Nho giáo đến Lê Thánh Tông
và tƣ tƣởng trị nƣớc của ông đã đƣợc thể hiện trong các sáng tác văn chƣơng
của mình.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của Nho giáo và những ảnh hƣởng của
Nho giáo đến văn học trung đại Việt Nam.
- Tìm hiểu giá trị những vấn đề về tác giả, nội dung và nghệ thuật các
sáng tác của Lê Thánh Tông.
- Nghiên cứu sâu vào sự ảnh hƣởng của Nho giáo trong tƣ tƣởng trị
nƣớc của Lê Thánh Tông đƣợc thể hiện trong các sáng tác của ông.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Khi triển khai đề tài “Nho giáo và tư tưởng trị nước trong thơ văn Lê
Thánh Tông” chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu là những ảnh hƣởng
của Nho giáo và tƣ tƣởng trị nƣớc của Lê Thánh Tông đƣợc biểu hiện trên hai
phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong thơ văn của ông.
5. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi khảo sát các sáng tác chữ Hán và chữ Nôm hiện
còn của Lê Thánh Tông. Bao gồm 19 truyện trong Thánh Tông di thảo,

những bài thơ của Lê Thánh Tông trong tập Hồng Đức quốc âm thi tập (洪德

國音詩集), và các bài thơ chữ Hán hiện còn của các tập Chinh tây kỉ hành (征
西紀行), Minh lương cẩm tú(明良錦繡), Quỳnh uyển cửu ca (瓊苑九歌),
Văn minh cổ xúy(文明鼓吹 ), Châu cơ thắng thưởng ( 珠璣勝賞 ), Cổ tâm
bách vịnh (古心百詠) của Lê Thánh Tông.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp chính
sau:
- Phƣơng pháp thống kê phân loại
7


Đây là phƣơng pháp đƣợc tiến hành đầu tiên nhằm thống kê, phân loại
những công trình nghiên cứu về Lê Thánh Tông và các sáng tác của ông một
cách hệ thống.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích các công trình đã nghiên cứu về Lê Thánh Tông và các sáng
tác của ông để tổng hợp những đóng góp và hạn chế của những công trình đó.
Từ đó, chúng tôi tìm ra những khoảng trống, những khía cạnh trong thơ văn
Lê Thánh Tông chƣa đƣợc nghiên cứu.
- Phƣơng pháp đối chiếu so sánh
So sánh là phƣơng pháp cần thiết để xử lí đề tài. Để làm rõ những đặc
điểm nội dung sự ảnh hƣởng của Nho giáo và tƣ tƣởng “đức trị- 法治” của Lê
Thánh Tông đƣợc thể hiện trong thơ văn của ông, chúng tôi đã sử dụng
phƣơng pháp này để thấy sự tƣơng đồng hay nổi bật hơn của Lê Thánh Tông.
-Phƣơng pháp văn học sử
Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng để nghiên cứu những ảnh hƣởng của
Nho giáo đối với văn học trung đại Việt Nam, và văn học trung đại gắn với
quá trình sáng tác của Lê Thánh Tông.

- Phƣơng pháp liên ngành
Chúng tôi đã vận dụng phƣơng pháp liên ngành văn hóa- văn học- lịch
sử- triết học để nghiên cứu về Nho giáo, Lê Thánh Tông và thơ văn của ông.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
đƣợc kết cấu thành hai chƣơng:
Chƣơng 1 Khái quát chung về Nho giáo và sự ảnh hƣởng của Nho giáo
đến văn học trung đại Việt Nam
Chƣơng 2 Nho giáo với tƣ tƣởng trị nƣớc trong thơ văn Lê Thánh Tông

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHO GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA
NHO GIÁO ĐẾN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về Nho giáo
1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển Nho giáo ở Trung Quốc
Phƣơng Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại và Trung
Quốc là trung tâm văn hóa triết học cổ xƣa rực rỡ, có nội dung phong phú với
những hệ thống triết học đồ sộ và sâu sắc nhất của nền văn minh ấy.
Một trong những tƣ tƣởng triết học Phƣơng Đông đƣợc hình thành từ
thời cổ đại mà vẫn còn có giá trị đến tận ngày nay, đó là Nho giáo (儒教 ).
Khổng học- 孔教 đƣợc các đại phu đề xƣớng và tôn sùng, đƣợc các vƣơng
triều phong kiến tin dùng và đề cao trong mọi lĩnh vực, mọi giai tầng xã hội.
Từ lâu Nho giáo đã vƣợt qua biên giới dân tộc Hán và trở thành cơ sở văn hóa
tín ngƣỡng và tập tính của dân tộc Trung Quốc. Những vấn đề luân lí, đạo đức,
chính trị - xã hội...của Nho giáo vẫn có những ý nghĩa đối với xã hội ngày nay
của Trung Quốc và các nƣớc chịu sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng đạo Khổng.

Nho giáo xuất hiện vào thời Xuân Thu (TKXI-TKV TCN) do Khổng
Tử (孔子) sáng lập. Những tƣ tƣởng triết lí, luân lí đạo đức và thể chế cai trị
vốn đã có từ thời Tây Chu, và sau này đƣợc Khổng Tử (551-479TCN) và các
đệ tử của mình là Mạnh Tử (孟子) (372-289TCN) và Tuân Tử (荀子) (313238TCN) hệ thống hóa và san định lại trong hai bộ kinh điển là Tứ Thư- 四书
và Ngũ Kinh- 五经. Tứ Thư bộ sách do các học trò của Khổng Tử đã tập hợp
những lời giảng của thầy soạn ra gồm: Luận ngữ- 论语, Đại học-大学, Trung
Dung-中庸 và Mạnh Tử- 孟子. Ngũ Kinh phần lớn có nội dung từ trƣớc, đƣợc
Khổng tử tập hợp, hiệu đính giải thích và phát triển tƣ tƣởng của Chu Công
gồm : Kinh Thi-诗经, Kinh Thư- 经书, Kinh Dịch- 易经, Kinh Lễ- 仪礼, Kinh
Xuân Thu- 春秋.

9


Nho giáo từ Khổng Tử đến Mạnh Tử đƣợc coi là giai đoạn hình thành
hay còn gọi là thời Nho giáo Nguyên thủy- 原始儒教. Ngƣời sáng lập ra Nho
giáo- Khổng Tử luôn nhận đƣợc những đánh giá tích cực với những đóng góp
của ông với nhân loại. Hơn 2000 năm trƣớc, đại học sử gia Tƣ Mã Thiên- (司
马天) đã từng cảm khái viết: “Khổng Tử áo vải, truyền hơn 10 đời, được các
học trò coi là tổng sư, từ thiên tử, vương hầu đến thứ dân đều coi ông là bậc
chí thánh”. Khổng Tử hoặc Khổng Phu Tử (孔夫子),tự Trọng Ni (仲尼) là
ngƣời thôn Xƣơng Bình nƣớc Lỗ, cuối thời Xuân Thu. Đây là thời kì lịch sử
xã hội có sự thay đổi và biến động lớn. Từ lâu, nhà Chu đã mất hết uy quyền,
quyền lực thực tế rơi vào tay các vua chƣ hầu, xã hội biến chuyển thay đổi,
ngƣời trong xã hội đó tự chọn cho mình những thái độ sống khác nhau. Trong
xã hội chiến tranh loạn lạc, các quan hệ xã hội cơ bản ngay trong gia đình bị
đảo lộn, Khổng Tử luôn muốn ổn định và thiết lập một xã hội đại đồng lí
tƣởng. Vốn là ngƣời học bác uyên thâm, thông kim bác cổ và nhân hậu một
lòng vì dân vì nƣớc, ông từng làm quan và sau đó mở trƣờng dạy học giảng
giải và truyền bá tƣ tƣởng của mình. Vì không nhận đƣợc sự trọng dụng của

vua nhà Lỗ, từ năm 34 tuổi ông đã cùng các đệ tử của mình đi qua nhiều nƣớc
trong vùng để truyền bá và tìm ngƣời tin dùng tƣ tƣởng của mình. Nhƣng sau
14 năm chu du các nƣớc, ông lại trở về nƣớc Lỗ. Mãi đến năm ông 51 tuổi
mới đƣợc vua Lỗ mời ra làm quan, vài năm sau đó tƣ tƣởng của ông mới
đƣợc tin dùng. Ông là ngƣời đã đặt ra luật lệ, phép tắc của những ngƣời nghèo
khổ, chỉnh đốn kỉ cƣơng trong nƣớc, dạy dân những điều lễ nghĩa. Từ đó dân
không còn nhiễu loạn mà ngày một trở nên tốt hơn, nƣớc Lỗ trở nên an bình
thịnh trị.
Thời Xuân Thu, Khổng Tử lấy “Nhân- 仁”, “Lễ- 礼” làm hạt nhân
của học thuyết. Ông chủ trƣơng lấy lòng nhân ái để giải quyết các vấn đề của
con ngƣời trong xã hội. Trong phƣơng diện chính trị, Khổng Tử đề cao chữ
“Đức- 德”và chữ “Lễ- 礼”, chủ trƣơng “đức trị- 德治”, yêu thƣơng dân,
phản đối nền chính trị hà khắc và hình sát. Ông đề cao “khắc kỉ phục lễ vi
nhân- 克己复礼为仁” (cúi mình theo lễ là nhân). Đến thời Chiến Quốc, học
trò của ông là Mạnh Tử tiếp tục phát triển tƣ tƣởng của Nho giáo nhƣng lại

10


đứng trên lập trƣờng của giai cấp địa chủ mới và đồng thời cũng nhấn mạnh
đến quyền lợi của giai cấp tiểu nông. Ông chủ trƣơng nền chính trị nhân từ, tƣ
tƣởng “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh- 民为贵社稷次之君为轻”
(dân là quý nhất, kế đến là đất nƣớc, thứ ba mới tới vua), tuyên dƣơng “lao
tâm giả trị nhân, lao lực giả trị vu nhân- 劳心者治人劳力者治于人” chia
tách nghiêm ngặt địa vị giai cấp của k thống trị với ngƣời bị thống trị). Tuy
nhiên với chủ chƣơng nền chính trị ôn hòa của Mạnh Tử không thích hợp với
yêu cầu chấm dứt chế độ cát cứ và thống nhất đất nƣớc lúc đó. Tƣ tƣởng Nho
giáo thời kì này mang đậm màu sắc lí tƣởng hóa, vẫn chƣa có đƣợc lí luận cơ
bản nghiêm mật, đa phần là tƣ tƣởng tu dƣỡng trên phƣơng diện phạm vi đạo
đức, lí tƣởng chính trị của các nguyên tắc trị quốc. Tuy rằng tƣ tƣởng về nền

chính trị nhân từ, trọng dân của Mạnh Tử đã có sự tƣơng kết hợp với chính trị,
nhƣng vì vẫn xa rời hiện thực chính trị nên chƣa nhận đƣợc sự coi trọng của
giai cấp địa chủ mới.
Nho giáo Nguyên thủy chƣa vì chế độ thống trị trung ƣơng tập quyền
phục vụ. Năm 221 TCN Tần Thủy Hoàng (秦始皇) thống nhất Trung Quốc.
Trong thời kì “bách gia tranh minh- 百家争鸣” để áp chế những ảnh hƣởng
của các thế lực chính trị còn lƣu lại của thời cát cứ và những tƣ tƣởng học
phái, Tần Thủy Hoàng đã áp dụng cai trị bằng pháp luật độc đoán nghiệt ngã,
thực hiện chính sách “đốt sách chôn Nho- 焚书坑儒”.
Đến thời Hán, khi Hán Vũ Đế (汉武帝) lên ngôi (140-87TCN), đã thực
hiện chính sách quan trọng là khôi phục và đƣa Nho giáo lên địa vị Quốc giáo
(国教). Đổng Trọng Thƣ (董仲舒) (178-104TCN) đã thành công trong việc
cải tạo Nho giáo, vẫn lấy tƣ tƣởng Nho giáo làm căn bản để phát triển lên học
thuyết Nho học mới. Nho giáo thời này là sự kết hợp của Nho gia (儒家),
Pháp gia (法家) và Đạo gia (道家), tôn giáo hóa Nho giáo, kinh học hóa và
chế độ chính trị hóa Nho giáo. Tƣ tƣởng triết học của Đổng Trọng Thƣ thuộc
chủ nghĩa duy tâm khách quan và mang nhiều yếu tố thần học. Ông chú trọng
đến thuyết “thiên nhân cảm ứng- 天人感应”, “quân quyền thần thụ- 君权神

授”. Nho giáo thời này với tƣ tƣởng “nội Pháp ngoại Nho- 外儒内法”, đề

11


cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử (天子) là con trời, dùng "lễ
trị- 礼治” để che đậy "pháp trị- 法治” thích hợp với yêu cầu củng cố tập
trung quyền lực trung ƣơng của giai cấp thống trị. Cũng vì vậy, từ thời Hán,
Nho giáo đã trở thánh hệ tƣ tƣởng chính thống chi phối văn hóa, làm nền tảng
cho việc xây dựng và bảo vệ chế độ phong kiến Trung quốc hàng nghìn năm.
Vào thời Tống, Đại Học, Trung Dung đƣợc tách ra khỏi Lễ Ký và cùng

với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Nho giáo đã tiếp thu tƣ tƣởng
của Phật giáo (佛教) (các yếu tố tâm linh) và Đạo giáo (các yếu tố siêu hình)
hình thành nên Nho giáo mới phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị.
Tống Nho (宋儒) không câu nệ cựu kinh, lấy giải thích ý nghĩa làm chính,
xƣng là Lí học (理学), cũng còn gọi là Đạo học (道学). “Tồn thiên lí, diệt
nhân dục- 存天理灭人欲”, cho rằng dục vọng của con ngƣời là căn nguyên
của những tội lỗi, Tống Nho cấm đoán, bóp nghẹt mọi nhu cầu sống tự nhiên
của con ngƣời. Thực chất chủ nghĩa duy tâm khách quan của Tống Nho chỉ
biện hộ cho chế độ đẳng cấp phong kiến. Vƣơng Dƣơng Minh 王阳明) thời
Minh đã lập ra tƣ tƣởng chủ nghĩa duy tâm chủ quan đối lập với chủ nghĩa
duy tâm khách quan. Ông cũng chủ trƣơng “Tâm ngoại vô vật, tâm ngoại vô
sự, tâm ngoại vô lí- 心外无物,心外无事,心外无理” (mọi thứ đều ở cả
nơi chữ tâm). Lí học Tống Minh đã tạo ra thời kì Nho giáo mới và là biểu
tƣợng cho sự phát triển thời kì thứ hai của Nho giáo mới. Nho giáo thời Minh
Thanh đã kế thừa nhiều quan niệm tƣ tƣởng của Tống Minh Lí học và một
mặt cũng tỏ ra bất mãn với những điều cũ kĩ hủ bại đã có những đề xƣớng
mới về xu hƣớng canh tân, “pháp trị-法治”, phản đối chế độ chuyên chế độc
tài, phản đối “nhân trị- 仁治”.
Không thể có một thứ Nho giáo chung, nhất thành và bất biến qua các
thời đại, do vậy hệ thống tƣ tƣởng của Nho giáo đƣợc hoàn thiện qua từng
thời kì. Qua hàng nghìn năm phát triển và biến đổi, từ Tam đức của Khổng Tử,
từ đoan của Mạnh Tử, “tam cương ngũ thường” ở Hán Nho (汉儒), “Thiên
nhân hợp nhất- 天人合一” của Đổng Trọng Thƣ, đến “Thái cực đồ thuyết-

太极图说” của Chu Đôn Di (周郭颐),... đều xuất phát từ một gốc. Tấm áo

12


Nho học đƣợc dệt lên bởi các tƣ tƣởng có khi thống nhất nhƣng cũng có

những trái chiều. Nhƣng về cơ bản, học thuyết Nho giáo xoay quanh các vấn
đề về đạo làm ngƣời, về nhân nghĩa và mục đích là ổn định xã hội, phục vụ
cho giai cấp thống trị.
1.1.2 Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo
Xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, xã hội
đầy biến động, rối loạn bởi những mâu thuẫn và xung đột giai cấp, lí tƣởng
của Khổng tử là thiết lập một xã hội lí tƣởng. Là một hệ tƣ tƣởng của giai cấp
thống trị Nho giáo mong ƣớc đó là một “xã hội đại đồng- 大同社会”, xã hội
có trật tự, ổn định, thái bình, hòa mục và bình đẳng. Một xã hội mà ở đó có
vua thánh, tôi hiền, có cha làm gƣơng cho con, con lấy kính trọng mà phụng
dƣỡng cha,vợ theo chồng, anh em hòa thuận. Các nhà Nho đã tìm ra “cha
không ra cha, con không ra con” là một nguyên nhân gây nên xã hội loạn lạc.
Do đó, muốn tổ chức ổn định một xã hội thì trƣớc hết gia đình phải có trật tự,
kỷ cƣơng. Tiếp sau đó mới đến các quan hệ xã hội khác. Nhƣ mối quan hệ
giữa ngƣời với ngƣời, quan hệ giữa ngƣời trên ngƣời dƣới, quan hệ vua tôi.
Để có đƣợc một xã hội nhƣ vậy, Nho giáo đã chủ trƣơng đƣa con ngƣời vào
các phép tắc, lễ nghi để tu thân, lập thân.
Nho giáo đặt các mối quan hệ xã hội của con ngƣời vào ba mối quan hệ
cơ bản là “tam cương” 三纲. “Tam cương” bao gồm quan hệ Quân Thần- 君
臣 (vua – tôi), Phụ Tử - 父子 (cha – con), Phụ Phu - 夫妇 (chồng vợ). Mỗi
mối quan hệ đều có những chuẩn mực yêu cầu con ngƣời phải đạt đến. Trong
mối quan hệ vua – tôi, thì vua phải là ngƣời thƣởng phạt công minh, là ngƣời
có “Đức- 德” biết trọng ngƣời tài. Còn bậc quần thần bề tôi phải là ngƣời
trung thành một dạ với vua, biết phân phải trái. Trong mối quan hệ cha – con,
cha hiền con hiếu, cha có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, con phải lấy chữ “Hiếu-

孝” mà phụng dƣỡng khi cha về già. Con cái khi phụng dƣỡng cha mẹ phải
lấy lòng thành kính làm cốt lõi, vì “đời này hế thấy ai nuôi được cha mẹ thì
người ta khen là có hiếu. Nhưng loài thú vật như chó, ngựa người ta cũng
nuôi được vậy. Cho nên nuôi cha mẹ mà chẳng thành kính thì khác gì nuôi thú

vật đâu”. “Phu xướng phụ tùy-夫唱妇随” là sợi dây giàng buộc ngƣời vợ, vợ

13


phải chung thủy tuyệt đối với ngƣời chồng, xã hội đề cao chữ “Trinh-贞” của
ngƣời phụ nữ. Ngƣời chồng phải yêu thƣơng và có trách nhiệm với gia đình.
Nho giáo tỏ thái độ rất rõ ràng với sự phân biệt giữa nam và nữ. Do đó,
“tam cương- 三纲” và “ngũ thường- 五常” là lẽ mà nam giới phải theo. Và
“tam tòng tứ đức” 三从四德 là lẽ đạo đức mà ngƣời nữ phải theo. Trong đó,
“ngũ thường” là năm điều hằng có ở đời là: “Nhân- 仁, Nghĩa- 仪, Lễ-礼,
Trí- 智 , Tín- 信 ”. “Nhân” là lòng yêu thƣơng với muôn loài muôn vật.
“Nghĩa” là cƣ xử với mọi ngƣời công bình và theo lẽ phải. “Lễ” là sự tôn
trọng, hòa nhã cƣ xử trong các mối quan hệ. “Trí- 智” là sự thông biết lí lẽ,
biết phân biệt thiện ác, đúng sai. Và “Tín” là việc giữ đúng lời hứa và có
đƣợc lòng tin của mọi ngƣời. Với nữ giới, “tam tòng” là ba điều phải theo
gồm: “ Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử- 在家从父,出嫁

从夫, 夫死从子”. Và “tứ đức” là những bản tính nết tốt của ngƣời phụ nữ
cần có là: “Công- 功, Dung- 容, Ngôn- 言, Hạnh- 行”. Đó là việc ngƣời phụ
nữ phải khéo léo trong công việc, hòa nhã trong sắc diện, mềm mại trong lời
nói và nhu mì trong tính nết. Theo Khổng Tử, nếu con ngƣời làm đƣợc
những điều trên thì xã hội sẽ an bình.
Với quan niệm “trọng nam khinh nữ- 重男轻女”, khi đề cao nam giới
đồng thời Nho giáo cũng đặt cho họ những trọng trách nặng hơn. “Tề gia trị
quốc bình thiên hạ- 齐家治国平天下”, lập công lập danh trở thành mục tiêu
cuộc đời của nam nhi. Những cai trị kiểu mẫu – ngƣời lí tƣởng đƣợc gọi
“Quân tử- 君子”. “Quân tử” là những ngƣời có địa vị xã hội, những ngƣời
cao thƣợng có những phẩm chất tốt đẹp. Gọi những ngƣời “Quân tử” để phân
biệt với những k “Tiểu nhân- 小人” thiếu đạo đức trong xã hội. Để có thể

làm đƣợc những điều đó họ phải biết tu thân và hành đạo. Quá trình tu thân
phải đạt đƣợc ba điều, là đạt “Đạo”, đạt “Đức”, biết “Thi, Thư, Lễ, Nhạc”.
“Đạo” và “Đức” chính là “tam cương” và “ngũ thường”. Ngoài tiêu chuẩn
“Đạo” và “Đức” thì ngƣời “Quân tử” phải là ngƣời có vốn hiểu biết về văn
hóa toàn diện. Sau khi tu thân, ngƣời “Quân tử” phải hành đạo, đó là ra làm
quan làm chính trị. Công thức “Tề gia trị quốc bình thiên hạ” chính là những

14


công việc hành đạo của ngƣời “Quân tử”. Họ phải hoàn thành những công
việc nhỏ là gia đình, cho đến việc lớn là trị quốc và cuối cùng là bình thiên hạ.
Kim chỉ nam cho việc cai trị của ngƣời “Quân tử” là “Chính danh- 正名” và
“Nhân trị- 人治”. “Chính danh” là mỗi sự vật phải đƣợc gọi đúng với tên
của nó và mỗi ngƣời phải làm đúng với chức phận của mình. “Danh không
chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc không thành”. Theo
Khổng Tử xã hội rối loạn là do “Danh – Thực” bất minh, do vậy mỗi ngƣời
phải làm việc cho ngay thẳng, trên dƣới, vua tôi cha con trật tự phải phân
minh. “Nhân trị” là cách cai trị bằng tình ngƣời, là yêu thƣơng và coi ngƣời
nhƣ bản thân mình. “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - 己所不欲勿施于人”
điều gì mình không thích thì đừng nên làm cho ngƣời khác), “Người không
có nhân thì Lễ mà làm gì? Người không có nhân thì Nhạc mà làm gì?” .
“Nhân-仁” đƣợc coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, là căn bản gốc rễ
của đạo làm ngƣời. Tuy rằng khi giảng chữ “Nhân” cho học trò, Khổng Tử
mỗi lúc có các cách nói khác nhau, nhƣng cốt tủy của chữ “Nhân” đó chính là
lòng yêu thƣơng con ngƣời. Một ngƣời “Quân tử” với lòng yêu thƣơng con
ngƣời là điều không thể thiếu.
Tất cả những điều trên, tựu chung lại chính là đạo làm ngƣời trong
quan niệm của Nho giáo. Từ “tam cương, ngũ thường”, đến “Đạo-道” và
“Đức-德”, suy đến cùng xã hội muốn yên bình phải có những ngƣời cai trị tốt,

mà muốn cai trị tốt thiên hạ thì họ phải biết làm ngƣời, và đạo làm ngƣời ấy
bao gồm hai chữ “Nhân Nghĩa”. “Nhân-仁” là lòng ngƣời và “Nghĩa-义” là
lẽ phải, đƣờng ngay, việc đúng.
Trên thực tế, Nho giáo là hình thái ý thức của giai cấp thống trị trong
xã hội phong kiến, phục vụ cho mục đích cai trị của Thiên Tử. Vì vậy, Nho
giáo khi bàn đến vấn đề tính ngƣời thiện ác đã đặt con ngƣời vào những mối
quan hệ, những nguyên tắc “tam cương ngũ thường”. Chúng ta không thể
phủ nhận những gò bó trong những quan niệm của Nho giáo. Và vì hệ tƣ
tƣởng này có thể đào tạo ra những ngƣời hoàn toàn thích hợp để ổn định trật
tự xã hội trong xã hội lúc bấy giờ, nên Nho giáo không ngừng đƣợc tin dùng,
truyền bá và phát huy thế mạnh của mình. Nho giáo quan tâm đến đời sống

15


con ngƣời, nó không trốn tránh cuộc đời nhƣ Phật giáo hay bi quan trƣớc cuộc
đời nhƣ Lão giáo. Nho giáo hƣớng con ngƣời đến hành động, hành đạo. Tuy
rằng có sự phân tầng giai cấp nặng nề, trọng nam khinh nữ, nguyên lí hà khắc
nhƣng Nho giáo vẫn có những mặt tích cực cho con ngƣời. Cũng vì vậy mà
Nho giáo có thể chiếm ƣu thế hơn so với các tôn giáo khác và giữ đƣợc vị trí
độc tôn trong xã hội trong suốt thời gian dài của lịch sử.
1.2 Truyền bá và ảnh hƣởng của Nho giáo đến văn học trung đại Việt
Nam
1.2.1 Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam và những ảnh hưởng của
Nho giáo đến xã hội phong kiến
Tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận hƣớng dẫn tƣ duy
và hành động cho dân tộc mình là một sự khách quan của thời đại, của các
dân tộc. Thực tế này có căn cứ từ việc phát triển không đồng đều giữa các dân
tộc. Trong cùng một thời đại ta có thể thấy có dân tộc phát triển nhanh và
mạnh hơn so với các dân tộc khác. Học tập và tiếp thu những ảnh hƣởng tích

cực và cần thiết cho dân tộc mình là một điều tất yếu trong quá trình phát
triển của một dân tộc. Vì vậy, với lý do lịch sử, do sự phát triển của nhà nƣớc
phong kiến Việt Nam nên nƣớc ta đã tiếp thu tƣ tƣởng và văn hóa Trung
Quốc, vận dụng nó vào đời sống xã hội ở nƣớc ta.
Nho giáo là hệ tƣ tƣởng lâu bền và có ảnh hƣởng sâu sắc nhất đến Việt
Nam trong ý thức hệ phong kiến mà ngƣời Hán từng đƣa vào nƣớc ta. Trong
khi Phật giáo dần rút lui vào chùa chiền, Lão giáo (老教) cũng dần biến thành
một thứ mê tín dị đoan, thì Nho giáo lại là tƣ tƣởng trị vì và học thuật phát
triển suốt hàng nghìn năm. Sau khi nƣớc ta giành lại độc lập tự chủ, những
yêu cầu đặt ra lúc này là ổn định và xây dựng nhà nƣớc phong kiến. Trong đó
Nho giáo lại là hệ tƣ tƣởng thỏa mãn đƣợc các vấn đề nhƣ quan tâm đến con
ngƣời đến cuộc đời, đến xã hội, đến vận mệnh dân tộc, là một hệ ý thức tích
cực nhất trong ba hệ ý thức phong kiến đƣơng thời. Do đó việc ông cha ta đã
chọn Nho giáo làm kim chỉ nam trong xã hội là một điều tất yếu.
Ban đầu, Nho giáo đƣợc đƣa vào Việt Nam với mục đích không tích
cực. Nho giáo bị triều đình phƣơng Bắc đặt lên nhân dân ta với ý định gây

16


cảnh “đồng văn” (同文) để dễ “đồng hóa” (同化). Nhƣng sau khi giành
đƣợc độc lập, nhân dân ta đã tự nguyện tiếp thu những tƣ tƣởng của Nho giáo
để làm nền tảng lý luận chỉ đạo tƣ duy và hành động của mình. Thế là từ chỗ
bị ép học, từ chỗ đƣợc sử dụng với mục đích không thân thiện từ quân xâm
lƣợc, Nho giáo đã đƣợc nhân dân ta tiếp thu và vận dụng nó vào thực tế xã hội
để xây dựng đất nƣớc. Những ngƣời Việt đầu tiên đƣợc giữ chức trọng nhƣ
Thái thú, Thứ sử dƣới thời Bắc thuộc đều là những ngƣời học thông kinh
truyện, xuất thân từ khoa bảng nhƣ Lí Tiến, Lí Cầm. Ngay sau khi Ngô
Quyền đánh bại quan Nam Hán, giành độc lập đã chịu ảnh hƣởng tinh thần
tôn ti đẳng cấp của Nho giáo khi xây dựng thể chế quốc gia với những nghi lễ

phẩm phục. Niên hiệu, tôn hiệu của các vị hoàng đế, của nƣớc ta cũng đã thể
hiện sự tin tƣởng màu sắc lí thuyết mệnh trời nhƣ “Ứng Thiên” ( 应天 ),
“Thuận Thiên” ( 顺天 ) , “Phụng Thiên” ( 奉天 ). Khi xây dựng nhà nƣớc
phong kiến của mình, giai cấp phong kiến Việt Nam đã tiếp thu những kinh
nghiệm và nguyên tắc tổ chức của nhà nƣớc phong kiến tập quyền phƣơng
Bắc cùng với hệ tƣ tƣởng Nho giáo. Và cũng chỉ có Nho giáo mới có thể giải
đáp đƣợc những vấn đề cần thiết lúc bấy giờ nhƣ củng cố nhà nƣớc, quy định
chƣơng lễ chế và cơ cấu hình thành từ trung ƣơng đến địa phƣơng,.. Trong
khi Phật giáo và Lão giáo với toàn bộ hệ thống lý thuyết của mình không thể
giúp cho các giai cấp phong kiến Việt Nam có đƣợc sự giải đáp thỏa đáng.
Cho nên từ thế kỉ XV trở đi, Nho giáo ngày càng nhận đƣợc sự trọng dụng
của các triều đình phong kiến Việt Nam. Thời Lý, Trần, Nho giáo đã bắt đầu
đƣợc vận dụng một cách rõ rệt vào hoạt động thực tiễn nhằm củng cố chính
quyền nhà nƣớc phong kiến tập quyền.
Dƣới các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Nho giáo chƣa có điều kiện dựa vào
triều đình để duy trì và phát triển ảnh hƣởng của mình. Một mặt là do công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc ở thời kỳ đầu mới giành đƣợc độc lập diễn
ra vô cùng khó khăn, phức tạp. Cùng với đó là triều đại này đều tồn tại trong
thời gian không dài, chƣa có đủ thời gian để xây dựng trật tự, kỷ cƣơng chặt
chẽ, thể chế chính trị, tổ chức nhà nƣớc.
Sang đến thời Lý, Nho giáo với chủ trƣơng tôn quân, đề cao việc tề gia,
trị quốc có tôn ty, trật tự đã tỏ ra thích hợp với thực tiễn lịch sử trên các lĩnh
17


vực chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng. Bằng một hệ thống lý thuyết chặt chẽ và
những bài học kinh nghiệm về đạo trị nƣớc của ngƣời xƣa, Nho giáo giúp cho
giai cấp phong kiến Việt Nam bƣớc đầu xây dựng và củng cố trật tự xã hội, đã
tạo ra một nền giáo dục có hệ thống và thúc đẩy các ngành văn hóa, học thuật
phát triển. Trong bài Chiếu dời đô (遷都詔) , Lý Thái Tổ đã khéo léo vận

dụng tƣ tƣởng Mệnh trời của Nho giáo vơi tƣ tƣởng “kính vâng mệnh trời”,
rồi học các gƣơng sáng nhà Thƣơng, nhà Chu. Mùa thu năm 1070, nhà Lý cho
xây Văn Miếu, tạc tƣợng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng
Tử, Tử Tƣ, Mạnh Tử) và vẽ hình bảy mƣơi hai hiền nhân để bốn mùa cúng tế
[12]. Vào mùa Xuân năm Ất Mão 1075), Lê Văn Thịnh đã đỗ đầu kì thi Nho
học đầu tiên do Lý Nhân Tông xuống chiếu mở để tuyển chọn ngƣời tài. Sau
năm đó, năm 1076, vua Lý tiếp tục cho lập Quốc Tử Giám và lựa chọn những
ngƣời khoa bảng vào đây để dạy học. Cùng với việc sử dụng Nho giáo vào
việc tổ chức xã hội thì nhà Lý còn tôn sùng và dùng đạo Phật và Đạo giáo vào
giải quyết các vấn đề họa và phúc, đức và tội, vấn đề nghiệp báo luân hồi...
Mặc dù tam giáo đồng hành đã bổ sung cho nhau trong việc đáp ứng nhu cầu
chính trị, tƣ tƣởng và đời sống tâm linh của giới cầm quyền cũng nhƣ các tầng
lớp xã hội. Song nó cũng là nguyên nhân cho việc ảnh hƣởng của Nho giáo
đến xã hội Việt Nam vẫn diễn ra chậm chạp.
Sau khi quyền lực đƣợc chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần, để đáp ứng
việc củng cố đất nƣớc và chống quân Nguyên Mông, thì các vấn đề đạo lý
cƣơng thƣờng, nghĩa quân thần, trật tự trên dƣới chặt chẽ càng đƣợc đề cao.
Nhà Trần rất coi trọng việc học tập và thi cử chọn ngƣời tài. Các Nho sĩ càng
đƣợc coi trọng, họ thi đỗ ra làm quan tham gia vào bộ máy nhà nƣớc và hoạt
động trên nhiều lĩnh vực. Từ cuối thời Trần Nho giáo đã phát triển mạnh hơn
vƣợt lên Phật giáo, Nho sĩ cũng trở thành một lực lƣợng xã hội đáng kể. Bằng
sự tích cực trong việc truyền bá và cả phê phán Phật giáo, các nhà Nho đã mở
đƣờng cho Nho giáo tiến lên chiếm địa vị độc tôn dƣới triều Lê. Sự phát triển
của Nho giáo cũng đã thể hiện sự biến đổi trong cơ cấu giai cấp – xã hội nƣớc
ta thời đó. Đặc điểm dễ nhận thấy ở đây, từ thế kỉ XIII, nƣớc ta đã hình thành
và phát triển một tầng lớp địa chủ mới có nguồn gốc từ thứ dân chứ không
phải từ giai cấp quý tộc phong kiến. Việc chú trọng mở trƣờng học, thi cử

18



Nho giáo đã khiến cho tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông thêm. Cùng với đó thì
thế lực của Nho sĩ và Nho giáo ngày càng đƣợc nâng lên và ngày càng có sực
ảnh hƣởng trong việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc và việc cai trị của giai cấp
phong kiến.
Từ cuối thời Trần, những mâu thuẫn xã hội đã bộc lộ khá gay gắt, sự
phản kháng của giai cấp nông dân với sự cai quản hà khắc của chế độ phong
kiến cùng với sự tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn thống trị đã khiến cho
nhà nƣớc suy yếu nghiêm trọng. Trƣớc tình hình đó, giai cấp phong kiến Việt
Nam không thể không tìm đến Nho giáo với đạo “tu, tề, trị”, lý thuyết “Chính
danh” định phận của Nho giáo để củng cố chính quyền và lập lại kỉ cƣơng xã
hội. Vì vậy Hồ Quý Ly rất coi trọng và đã khuyến khích phát triển mạnh mẽ
Nho giáo. Vào thời kì này, trƣờng dạy học đƣợc mở đến tận châu, huyện, nhà
nƣớc cấp ruộng để nuôi thầy, cấp tiền để mở lớp.
Đến thời Lê Sơ, Nho giáo bƣớc vào giai đoạn chiếm vị trí độc tôn trong
đời sống chính trị - xã hội ở nƣớc ta. Lúc này, sự ảnh hƣởng của Nho giáo
không chỉ thể hiện trên lĩnh vực học tập, thi cử theo khuôn mẫu Nho học. Mà
trên cả lĩnh vực văn học, nghệ thuật cũng mang những nội dung của Nho học.
Nổi bật trong thời kì này là vua Lê Thánh Tông. Ông là ngƣời am hiểu và tôn
sùng Nho học. Bằng việc đƣa hệ tƣ tƣởng Nho giáo quán triệt trong nhiều chủ
trƣơng và chính sách của nhà nƣớc phong kiến và việc cho xây lại Văn Miếu
và lập nhà Thái học, quy định thể lệ thi cử, khuyến khích học hành và thi cử
theo Nho học, Lê Thánh Tông đã đƣa Nho giáo lên địa vị cao nhất. Khi Nho
giáo đã thấm vào mọi lĩnh vực văn hóa, đạo đức của xã hội đã làm thay đổi
cách ứng xử, giao tiếp và những hình thức nghi lễ chặt chẽ phức tạp trong
cộng đồng làng xã. Nhƣng đến cuối thời Lê Sơ, chế độ phong kiến Việt Nam
rơi vào tình trạng khủng hoảng. Sự tranh giành quyền lực kéo dài giữa Lê –
Mạc đã kéo theo sự sa sút của triều đình, làm lòng dân rệu rã và kéo theo sự
đi xuống của Nho giáo. Việc thi cử Nho học tuy vẫn đƣợc duy trì nhƣng về
mục đích chỉ nhằm mục đích cầu danh, cầu lợi mà quên đi đạo lí, cƣơng

thƣờng. Do đó, khi đại phá quân Thanh lập ra triều Tây Sơn, vua Quang
Trung đã khôi phục vị trí quốc giáo của Nho gia. Triều Tây Sơn tuy tồn tại rất
ngắn ngủi song cũng đã tạo nên đƣợc không khí Nho học sôi nổi.

19


×