Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

1 đại cương dược lý đh dược Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.41 KB, 14 trang )

1 – Dược lý đại cương
Mục tiêu:
1. Tb được 12 kiểu tác dụng của thuốc: khái niệm và ví dụ minh họa.
2. Tb và cho vd các kiểu tác dụng của thuốc trên enzym, hệ vận chuyển, kênh vận chuyển và receptor.
3. Tb k/n chất chủ vận. chất đối vận, chất chủ vận từng phần, tiềm lực và hiệu lực, điều hòa lên và điều
hòa xuống. Vận dụng được các k/n này để giải quyết các tình huống lq đến tương tác thuốc - receptor.
4. Tb được khái niệm, phân loại và ý nghĩa của tác dụng hiệp đồng và đối lập (đối kháng). Vận dụng
được để giải quyết các tình huống liên quan đến tương tác thuốc theo cơ chế hiệp đồng và đối kháng.
5. Pt được các yếu tố thuộc về thuốc (liều dùng) và thuộc về người bệnh (tuổi, phụ nữ có thai/cho con
bú) ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
6. So sánh điểm khác biệt về đặc điểm giữa ADR typ A và B. Phân loại được các pứ có hại.
7. Tb biện pháp làm giảm hấp thu, đẩy nhanh thải trừ chất độc trong ngộ độc cấp.

Đại cương
- Dược lý học là môn học nghiên cứu sự tác động giữa thuốc và cơ thể (khi thuốc vào trong cơ thể, thuốc
được cơ thể tiếp nhận ntn và cơ thể đã phản ứng ra sao dưới tác dụng của thuốc). Sự tác động qua lại
giữa thuốc và cơ thể đã giúp dược lý học chia thành 2 phần rõ rệt:
+ Dược động học: nghiên cứu về sự tiếp nhận của cơ thể đối với thuốc. Đó là DĐH của sự hấp thu, phân
bố, chuyển hóa, thải trừ. Kiến thức DĐH giúp thầy thuốc biết cách dùng thuốc hợp lý, hiệu quả (đường
đưa thuốc vào cơ thể, liều dùng trong 1 lần, liều dùng trong ngày và trong đợt điều trị…).
+ Dược lực học: nghiên cứu về sự tác động của thuốc đối với cơ thể sinh vật. Thuốc có thể tác động trên
các tổ chức, cơ quan hoặc hệ thống cơ thể theo các cơ chế khác nhau để cho hiệu quả điều trị (điều chỉnh
được quá trình sinh lý bệnh thành quá trình sinh lý) hoặc thể hiện các TDKMM.
=> Dược lý học là cẩm nang cho các thầy thuốc trong kê đơn, sử dụng thuốc (bác sĩ, y tá) và hướng dẫn
sử dụng thuốc (dược sĩ) hiệu quả, hợp lý, an toàn.
- Tác dụng của thuốc là kết quả của quá trình tương tác giữa phân tử thuốc với các thành phần của tế bào
cơ thể  Thay đổi những t/c sinh lý, hóa sinh của các thành phần tế bào  Đáp ứng của các tổ chức.
- Tác dụng của thuốc có thể ở nhiều cấp độ khác nhau: Vd: Propranolol chẹn β giao cảm, điều trị THA,
loạn nhịp, đau thắt ngực.
+ Cơ thể: Propranolol ức chế ảnh hưởng của TK giao cảm lên hđ của tim (co bóp, tần số).
+ Cơ quan/tổ chức: Thông qua tác dụng giao cảm trên sợi cơ tim.


+ Đáp ứng tế bào: Thông qua ức chế tạo AMPv.
+ Đích phân tử: Thông qua ức chế sự gắn của adrenalin trên receptor β1-adrenergic.
1/14


I. Các kiểu tác dụng của thuốc (12)
1. Tác dụng chính và tác dụng phụ.
- Tác dụng chính là tác dụng muốn đạt được trong điều trị, còn tác dụng phụ là TDKMM có trong điều
trị nhưng vẫn xuất hiện khi dùng thuốc. Vd: NSAIDs: Tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm là tác dụng
chính, còn tác dụng gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa là tác dụng phụ.
- Tác dụng của 1 thuốc là tác dụng chính hay td phụ tùy thuộc vào từng trường hợp. Vd: Atropin: Khi
dùng với mục đích chống co thắt cơ trơn (giảm đau trong cơn đau do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, tiết
niệu…) thì tác dụng giãn đồng tử là tác dụng phụ nhưng đó lại là td chính khi nhỏ mắt để soi đáy mắt.
- Trong điều trị, người ta thường tìm các biện pháp để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc bằng cách
chọn đường dùng thuốc thích hợp, thời điểm uống thuốc, dạng bào chế và có thể kết hợp với thuốc khác
1 cách hợp lý. Vd: Để hạn chế tai biến đường tiêu hóa do dùng kéo dài các thuốc chống viêm, người ta
thường dùng kèm với thuốc kháng histamin H2 (cimetidin).
2. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân.
- Tác dụng tại chỗ là tác dụng xảy ra trước khi hấp thu (thường xảy ra ở nơi đưa thuốc). Vd: Thuốc chống
nấm ngoài da, thuốc bao vết loét niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm…).
- Tác dụng toàn thân là tác dụng xảy ra sau khi thuốc được hấp thu, phân bố đến tổ chức và gây ra đáp
ứng. Vd: Sau khi uống aspirin, thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau…
- Chú ý trường hợp dùng thuốc bôi ngoài da với mục đích tác dụng tại chỗ nhưng có thể gây ra ngộ độc
(tác dụng toàn thân) do da bị tổn thương rộng nên thuốc được hấp thu.
3. Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu.
- Tác dụng chọn lọc tức là thuốc tương tác ưu tiên với 1 đích tác dụng cụ thể. Vd: Salbutamol gắn ưu
tiên với receptor β2-adrenergic so với receptor β1. Đặc điểm:
+ Không bao giờ có tính chọn lọc tuyệt đối.
+ 1 thuốc có thể tác động lên nhiều receptor nhưng với mức độ chọn lọc khác nhau.
+ Tính chọn lọc giảm khi tăng liều hoặc khi BN quá nhạy cảm với thuốc.

- Tác dụng đặc hiệu (đặc trị): tác dụng giới hạn theo 1 cơ chế cụ thể. Vd: INH tác dụng đặc hiệu với trực
khuẩn lao; Các thuốc điều trị hen phế quản tác dụng đặc hiệu lên cơ trơn khí phế quản.
4. Tác dụng hồi phục và tác dụng không hồi phục.
- Tác dụng hồi phục nghĩa là tác dụng của thuốc có giới hạn nhất định về thời gian, tác dụng đó sẽ biến
mất và chức năng của cơ quan được hồi phục sau khi nồng độ thuốc giảm xuống mức không đủ gây tác
dụng. Vd: Tác dụng gây mê của thiopental chỉ kéo dài trong 1 thời gian ngắn (20-30p);
- T/d không hồi phục nghĩa là td của thuốc làm cho 1 phần hoặc 1 tính năng nào đó của tổ chức mất khả
năng hồi phục. Vd: Chất độc phospho hữu cơ ức chế không hồi phục enzym cholinesterase gây ngộ độc.

2/14


5. Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp.
- Dựa trên cơ chế tác dụng, người ta nói tác dụng của thuốc là tác dụng trực tiếp khi thuốc gắn trên
receptor và gây ra đáp ứng. Vd: adrenalin, noradrenalin gắn vào receptor adrenergic gây cường giao cảm.
Acetycholin gắn vào receptor cholinergic gây cường phó giao cảm.
- Tác dụng gián tiếp là tác dụng gây ra do thuốc làm thay đổi quá trình sinh tổng hợp, giải phóng, vận
chuyển hoặc quá trình chuyển hóa các chất nội sinh. Vd: Các chất anticholinesterase (neostigmin) ức chế
enzym cholinesterase  Tăng Ach nội sinh  Cường phó giao cảm gián tiếp.
6. Tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối lập.
6.1. Tác dụng hiệp đồng
- Khi phối hợp 2 hay nhiều thuốc, nếu chúng làm tăng tác dụng của nhau thì được gọi là tác dụng hiệp
đồng. Tác dụng thu được luôn lớn hơn hoặc bằng tổng tác dụng của các thành phần.
S ≥A+B

S: Tổng tác dụng của thuốc.
A: Tác dụng của thuốc A.
B: Tác dụng của thuốc B.

- Phân loại:

+ Hiệp đồng cộng: 1 + 1 = 2



Là TH khi phối hợp 2 hay nhiều thuốc, tác dụng thu được bằng tổng các tác dụng thành phần.
Thường xảy ra đối với các thuốc có cùng hướng tác dụng dược lý. Vd: Tác dụng buồn ngủ tăng
lên nhiều khi dùng đồng thời các thuốc ức chế hệ TKTW (rượu + thuốc ức chế TKTƯ);

+ Hiệp đồng tăng cường (hiệp đồng vượt mức): 1 + 1 = 3



Là TH khi phối hợp 2 hay nhiều thuốc, tác dụng thu được lớn hơn tổng các t/d thành phần.
Thường xảy ra đối với các thuốc tác dụng trên những loại receptor khác nhau. Vd: Co-trimoxazol
là sự kết hợp giữa sulfamethoxazol và trimetoprim (dùng 2 thuốc riêng rẽ chỉ có td kìm khuẩn,
khi kết hợp được thuốc có tác dụng diệt khuẩn).

+ Tăng tiềm lực: 0 + 1 = 2


Vd: Acid clavulanic + amoxicillin = Augmentin. Amox là KS beta lactam nhưng dễ bị men beta
lactamase của VK thủy phân làm mất tác dụng kháng sinh. A.clavulanic không có td trên VK
nhưng có td ức chế beta lactamase, bảo vệ amox. Phối hợp 2 thuốc có tác dụng trên các chủng
VK đã kháng amox do tiết men beta lactamase, tạo td vượt trội hơn so với amox đơn độc.

=> Ý nghĩa: Áp dụng trong điều trị
- Phối hợp thuốc để tăng tác dụng, giảm liều, ngăn ngừa xuất hiện kháng thuốc (kháng sinh).
- Tránh phối hợp các thuốc có cùng độc tính:
+ Các thuốc ức chế TKTƯ.
+ Các thuốc cùng gây độc tính trên thận.

3/14


6.2. Tác dụng đối kháng (đối lập)
- Khi dùng đồng thời 2 hay nhiều thuốc, nếu chúng làm giảm hoặc mất tác dụng của nhau thì được gọi
là tác dụng đối lập của thuốc. Tác dụng thu được luôn nhỏ hơn tổng tác dụng của các thành phần, thậm
chí có thể bằng không.
S < A+ B  1 + 1 < 2
- Phân loại:
+ Đối kháng cùng receptor:



Đối kháng cạnh tranh: Atropin và Ach cùng gắn vào R hệ muscarinic.
Đối kháng không cạnh tranh: Phenoxybenzamin và adrenalin cùng gắn vào R hệ adrenergic.

+ Đối kháng sinh lý: Diazepam và physotigmin
+ Đối kháng hóa học: Pralidoxim và thuốc trừ sâu phospho hữu cơ; EDTA và kim loại nặng.
- Ý nghĩa: Áp dụng trong điều trị
+ Điều trị ngộ độc thuốc: thường dùng chất đối kháng cùng receptor (đối kháng đặc hiệu). Vd: Dùng
neostigmin để giải độc khi quá liều thuốc mềm cơ cura chống khử cực.
+ Tránh phối hợp các thuốc có td ngược chiều, làm giảm td của nhau. Vd: thuốc chống đông kháng vit
K với vit K, Propranolol – Salbutamol.
II. Đích tác dụng và cơ chế tác dụng của thuốc
Các đích t/d của thuốc: Receptor màng tế bào (chủ yếu), enzym, kênh v/c ion, receptor nhân, ADN…
1. Tác dụng của thuốc trên enzym: (3 cơ chế)
- Ức chế enzym, không gây biến đổi cơ chất. Nhóm thuốc này gắn vào trung tâm điều hòa của enzym
 Biến đổi TTHĐ  Cơ chất không gắn được  Tăng nồng độ cơ chất trong cơ thể  Td gián tiếp.
+ Vd: Neostigmin ức chế enzym cholinesterase gây cường phó giao cảm gián tiếp; IMAO ức chế enzym
monoamin oxydase có tác dụng chống trầm cảm; Captopril ức chế men chuyển angiotensin ACE gây hạ

huyết áp; NSAIDs ức chế enzym COX có tác dụng giảm đau, chống viêm.
+ Hai kiểu ức chế enzym:



Không thuận nghịch: aspirin – COX  Chống kết tập tiểu cầu đến khi tủy xương sinh được tiểu
cầu mới (đời sống tiểu cầu 7-10 ngày) thì thuốc mới mới hết tác dụng.
Thuận nghịch: neostigmin – acetylcholinesterase  Tăng Ach nội sinh gây cường phó giao cảm,
khi hết ức chế, enzym lại hoạt động bình thường.

- Cơ chất giả: Thuốc hoặc dẫn chất chuyển hóa tự biến đổi thành chất có cấu trúc gần giống cơ chất,
cạnh tranh với cơ chất để gắn vào receptor nhưng có tác dụng ức chế enzym. Vd: Các statin (simvastatin)
ức chế HMG-coA reductase  Không sinhh tổng hợp được cholesterol  Hạ cholesterol máu.
- Tiền thuốc: Chất không có tác dụng nhưng khi vào cơ thể được biến đổi thành chất có tác dụng. Vd:
L-Dopa  Dopamin trong điều trị parkinson.

4/14


2. Tác dụng trên hệ vận chuyển (transporter)
- Hai kiểu tác dụng:
+ Ức chế: Thuốc gắn vào trung tâm khác trên hệ v/c làm thay đổi cấu trúc hệ v/c  Ức chế hệ v/c.
+ Cạnh tranh với chất vận chuyển (cơ chất giả) làm giảm hiệu quả vận chuyển.
- Vd: Fluoxetin ức chế tái thu hồi serotonin trong đtrị trầm cảm; Omeprazol ức chế bơm H+/K+ ATPase
(bơm proton) có trong tế bào viền ở thành dạ dày nên có tác dụng chống loét dạ dày.
3. Tác dụng trên kênh vận chuyển ion.
- Trên màng tế bào có các kênh v/c ion có thể đóng, mở khi thay đổi hình dạng, có tính chọn lọc đối với
các ion khác nhau. Sự đóng mở kênh phụ thuộc vào điện thế màng hoặc sự vận hành của receptor. Một
số thuốc do ả/h đến sự v/c ion của các kênh nên đã dẫn đến những tác dụng nhất định:
- Vd: Thuốc chẹn kênh calci (nifedipin, verapamil…) ngăn cản Ca2+ chuyển vào tế bào cơ tim và tế bào

cơ trơn thành mạch  Giãn cơ tim, giãn mạch  Tác dụng: chống cơn đau thắt ngực, hạ huyết áp.
4. Tác dụng trên receptor
- R là những tp của tế bào có khả năng lk chọn lọc với thuốc/chất nội sinh để tạo nên đáp ứng sinh học.
- Tương tác thuốc với receptor theo nguyên tắc ổ khóa – chìa khóa: Khi có sự phù hợp không gian giữa
thuốc và receptor thì thuốc sẽ gắn vào receptor  Kích thích  Kích thích đáp ứng tế bào theo kiểu
dòng thác  Đáp ứng. Vd: Ach gắn vào receptor M1 gây co cơ.
- Đường cong sigmoid mô tả mối tương quan nồng độ - đáp ứng:

+ Trục hoành thường là log [nồng độ]. Trục tung là tác dụng (% tác dụng tối đa).
+ Mô tả: Đường chữ S tù: Nếu nồng độ C nhỏ  Không có tác dụng hoặc td yếu. Khi C vượt quá ngưỡng
 Td rõ rệt (td rất phụ thuộc C, sự phụ thuộc này là tuyến tính). Sau đó C tăng  Td đạt đến td trần
(Emax, max effect). Nếu C tiếp tục tăng  Hầu như td không tăng do đã bão hòa R nhưng tăng td phụ.
+ Tiềm lực phản ánh lượng thuốc cần để tạo ra đáp ứng. Hiệu lực phản ánh khả năng tạo ra đáp ứng của
thuốc khi tương tác với R (là tác dụng tối đa khi use liều tối đa chất chủ vận).
+ Emax: Đáp ứng cực đại, đặc trưng cho hiệu lực gắn của thuốc với R.
+ EC50: Nồng độ cần thiết để tạo ra đáp ứng bằng 50% đáp ứng cực đại (Emax), đặc trưng cho tiềm lực
gắn của thuốc với R. EC50 càng nhỏ  Ái lực gắn R càng mạnh.
5/14


- Vd: Thuốc giảm đau opioid gắn với receptor µ:

Hiệu lực giảm đau của Meperidin > Pentazocin.

Liều dùng để giảm đau của Morphin < Meperidin.

*Tương tác thuốc – receptor:
- Bước 1: Thuốc (chủ vận/đối vận) gắn với R, phụ thuộc vào ái lực (thông số đặc trưng EC50).
- Bước 2: Hoạt hóa R (thông số đặc trưng Emax hoặc hoạt tính nội tại α)
=> Không có mối liên hệ trực tiếp giữa 2 bước.

*Chất chủ vận và chất đối kháng
a. Chất chủ vận (agonist):
- Là những chất khi gắn với receptor (có ái lực với receptor) và gây ra đáp ứng tương tự chất nội sinh (có
hoạt tính nội tại). Vd: Carbamylcholin, nicotin là chất chủ vận của N-receptor ở bản vận động cơ xương.
- Phân loại:
+ Chủ vận toàn phần: α = EA/Em = 1 (EA: t/d của thuốc, Em: t/d tối đa của thuốc)
+ Chủ vận từng phần: α = EA/Em < 1. Chất chủ vận từng phần vừa có tính chủ vận, vừa có tính đối kháng.
- Khi dùng chất chủ vận từng phần cùng chất chủ vận toàn phần  Chất chủ vận từng phần sẽ trở thành
chất đối kháng khi R đc hoạt hóa bằng chất chủ vận toàn phần.
- Chất chủ vận ngược: Ưu tiên gắn với R ở trạng thái nghỉ (chất chủ vận ưu tiên gắn R ở trạng thái hoạt
hóa). Chất chủ vận ngược kéo cân bằng dịch về phía trái  Giảm mức độ hoạt hóa R.
b. Chất đối kháng (antagonist)
- Là những chất có khả năng gắn với receptor (có ái lực với receptor) nhưng không gây đáp ứng sinh học
(không có hoạt tính nội tại) và làm giảm hoặc ngăn cản tác dụng của chất chủ vận. Vd: Propranolol là
thuốc chẹn β giao cảm, đối kháng với catecholamin ở thụ thể β adrenergic.

6/14


- Phân loại:
+ Đối kháng trên cùng R:




Đối kháng cạnh tranh: Là loại đối kháng gắn trên cùng 1 vị trí ở receptor của chất chủ vận
nhưng không có hoạt tính nội tại (không gây ra đáp ứng) => Điều hòa lập thể (2 chất có cấu trúc
tương tự nhau). Vd: Atropin và Ach cùng gắn vào M. Gồm 2 loại:
- Cạnh tranh cân bằng (thuận nghịch): Chất đối kháng gắn thuận nghịch với R  Tăng liều
chất chủ vận sẽ gây lại hoạt tính của chất chủ vận => Đường cong đáp ứng dịch chuyển sang phải.

- Cạnh tranh không cân bằng (không thuận nghịch): Chất đối kháng gắn và làm bất hoạt R
trong thời gian dài  Tăng liều chất chủ vận không gây lại hoạt tính của chất chủ vận => Đường
cong đáp ứng không dịch chuyển sang phải và hoạt tính nội tại tối đa giảm.
Đối kháng không cạnh tranh: Là loại đối kháng gắn vào vị trí khác trên receptor  Thay đổi
cấu trúc R hoặc ảh đến tương tác giữa chất chủ vận với R  Giảm tác dụng của chất chủ vận =>
Điều hòa dị lập thể, không thuận nghịch  Tăng liều chất chủ vận không gây lại hoạt tính của
chất chủ vận => Đường cong đáp ứng không dịch chuyển sang phải và hoạt tính nội tại tối đa
giảm. Vd: phenoxybenzamin lk đồng hóa trị với α R, phong tỏa kéo dài (14-48h), cạnh tranh với
noradrenalin gây hạ HA.

+ Đối kháng chức năng (sinh lý): 2 chất chủ vận khác nhau gắn vào 2 loại R khác nhau, gây td đối lập
nhau. Vd: Histamin gắn R histamin gây co cơ trơn KPQ, adrenalin gắn R β2 gây giãn cơ trơn phế quản.
+ Đối kháng hóa học: Chất đối kháng phản ứng hóa học với chất chủ vận và ngăn chất này tiến đến gắn
vào đích => Ứng dụng: giải độc 1 số trường hợp quá liều hoặc ngộ độc thuốc. Vd: dùng các chất gây
chelat trong nhiễm độc kim loại nặng (dùng dimercaprol trong điều trị ngộ độc asen, thủy ngân…).
*Các loại receptor chính:
- Receptor màng tế bào:
+ Gắn với enzym: Receptor gắn tyrosin kinase – Receptor của insulin.
+ Gắn kênh vận chuyển ion: Receptor N của acetylcholin.
+ Gắn protein G: Receptor α, β adrenergic  Truyền tin nội bào qua AMPv và IP3
- Receptor nằm trong nhân tế bào: Receptor của thuốc có bản chất steroid: glucocorticoid, testosteron,
estrogen, vit D, vit A…
*Điều hòa R – ý nghĩa lâm sàng:
- Điều hòa xuống: sử dụng liên tục chất chủ vận.
+ Dung nạp thuốc: R kém hoạt động dần  Trơ thuốc. Vd: Sử dụng salbutamol kích thích β2 cơ trơn phế
quản trong điều trị hen.
+ Sự kháng insulin ở người tiểu đường.
- Điều hòa lên: sử dụng liên tục chất đối vận  R tăng nhạy cảm vs chất chủ vận, khi dừng thuốc đột
ngột  Nặng thêm các tr/ch bệnh (hiện tượng bật lại) => Trước khi dừng thuốc phải giảm liều dần dần.
Vd: Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc chẹn β giao cảm (propranolol), khi dừng thuốc đột ngột gây tăng

nhịp tim, tăng huyết áp.
7/14


III. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc:
1. Các yếu tố thuộc về thuốc
1.1. Liều lượng - tác dụng
- Với tất cả các thuốc, liều và chế độ liều là yếu tố quan trọng nhất q/định hiệu quả và độc tính của thuốc.
- Đường cong sigmoid mô tả mối tương quan liều dùng – tác dụng: Vẽ, giải thích ý nghĩa đường cong.
+ Trục hoành: Log[liều], trục tung: tỷ lệ % BN đáp ứng với thuốc ở mức liều đó.
+ ED50 (bên dưới), Emax: Tỷ lệ %BN đáp ứng cao nhất mà thuốc có thể đạt được.
- Chỉ số điều trị: I = LD50/ED50

(LD50: Liều gây chết 50% đvtn, ED50: Liều gây đáp ứng 50% đvtn)

+ I càng lớn  Thuốc càng an toàn: Liều độc cách xa liều điều trị.
+ I ≥ 10  Thuốc có phạm vi điều trị rộng;
+ I < 10  Thuốc có phạm vi điều trị hẹp: Mức liều có td điều trị gần hoặc giao thoa với mức liều có
TDKMM và độc tính => Cần giám sát chặt chẽ BN để điều chỉnh liều phù hợp, đảm bảo hiệu quả điều
trị và giảm độc tính của thuốc.
- Cửa sổ đtrị: là khoảng đtrị mà n/độ thuốc rơi vào khoảng này thì td điều trị lớn nhất, td phụ nhỏ nhất.
- Biến thiên td giữa các cá thể:
+ Hậu quả:



Khi nồng độ thuốc giảm: Giảm hoặc mất t/d đtrị.
Khi nống độ thuốc tăng: Xuất hiện các t/d bất lợi.

+ Nguồn gốc:





Biến thiên DĐH (tuổi, cân nặng, c/năng gan, thận)
Biến thiên DLH (tương tác thuốc với R khác nhau)
Đặc ứng: là tình trạng 1 cá thể nhạy cảm bất thường, đặc biệt và bất ngờ với một loại thuốc nào
đó với liều lượng rất thấp so với liều điều trị, gặp ở 1 số ít người, không liên quan đến tác dụng
dược lí quen biết. Vd: tình trạng thiếu máu do phenyltoin hay suy tủy xương do chloramphenicol...

1.2. Tính chất lý hóa, dạng bào chế, đường dùng, liên quan cấu trúc – tác dụng.
- Tính chất lý hóa của thuốc: Hệ số phân bố dầu/nước, mức độ ion hóa (pKa, pH)…
- Dạng bào chế, đường dùng.
- Liên quan cấu trúc, tác dụng:
+ Tác dụng dược lý liên quan đến một nhóm hóa học có hoạt tính. Thay đổi nhóm thế  Thay đổi td.
+ Tính chọn lọc: Đồng phân quang học

8/14


1.3. Tương tác thuốc
a. Tương tác dược động học
- Hấp thu:
+ Thay đổi pH: Ketoconazol – kháng histamin H2 (Tăng pH dd  Làm chậm, giảm hấp thu ketoconazol).
+ Tạo phức: Tetracyclin – Ca2+, Fe2+…  Phức không hấp thu.
+ Thay đổi nhu động đường tiêu hóa: Metoclopramid (tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày), kháng cholinergic
(giảm nhu động dạ dày  Tăng hấp thu).
- Phân bố:
+ Cạnh tranh đẩy thuốc ra khỏi lk protein huyết tương: Phenylbutazon – warfarin.
+ Đẩy thuốc ra khỏi mô: Quinidin – digoxin (quinidin đẩy digoxin ra khỏi tế bào cơ tim)

+ Thay đổi thể tích phân bố: Thuốc lợi tiểu – KS aminosid (thuốc lợi tiểu làm giảm V dịch ngoại bào)
- Chuyển hóa
+ Cảm ứng và ức chế enzym: Rifampicin – warfarin; erythromycin – digoxin.
+ Tự cảm ứng: Carbamazepin  Cần chỉnh liều do tăng chuyển hóa.
- Thải trừ
+ Thay đổi pH nước tiểu: Phenobarbital – kiềm hóa nước tiểu.
+ Cạnh tranh trên hệ vận chuyển chủ động: quinidin – digoxin; probenecid – KS penicillin.
+ Thay đổi lưu lượng máu thận: Indomethacin – lithium
+ Chu kì gan ruột: Nhựa gắn acid mật – digoxin; KS phổ rộng (tetracyclin) – thuốc tránh thai.
b. Tương tác dược lực học:
- Chất chủ vận  Hiệp đồng:
+ Hiệp đồng cộng: Rượu + thuốc ức chế TKTƯ.
+ Hiệp đồng tăng cường: Sulfamethoxazol + trimethoprim = Cotrimoxazol.
+ Tăng tiềm lực: Acid clavulanic + amoxicillin = Augmentin.
- Chất đối vận  Đối kháng:
+ Cùng receptor:



Cạnh tranh: Atropin – acetylcholin
Không cạnh tranh: Phenoxybenzamin – adrenalin.

+ Sinh lý: Diazepam – physostigmin.
+ Hóa học: Pralidoxim – thuốc trừ sâu phospho hữu cơ; EDTA – kim loại nặng.
9/14


*Tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng
- Ko phải tương tác nào cũng là tương tác bất lợi: Ritonavir – saquinavir (ức chế CH ritonavir đtrị HIV)
- Không phải tương tác nào cũng có ý nghĩa lâm sàng, trừ:

+ Thuốc có khoảng điều trị hẹp.
+ Thuốc có tác dụng phụ thuộc rất lớn vào nồng độ thuốc trong máu.
- Lưu ý các đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao: Người cao tuổi (dùng thuốc nhiều, nhiều loại thuốc).
- Nắm vứng cơ chế dược lý (dược động – dược lực) giúp phòng ngừa và kiểm soát tương tác.
2. Các yếu tố thuộc về người bệnh
2.1. Trẻ em
a. Thay đổi về dược động học:
- Hấp thu:
+ Uống: Giảm hấp thu các thuốc acid yếu (aspirin, phenytoin) do cần 3 tháng tuổi để khả năng sản xuất
acid dịch vị ~ người lớn, 6-8 tháng để tốc độ tháo rỗng dạ dày ~ người lớn.
+ Qua da: Tăng hấp thu (corticoid) do da ở trẻ rất mỏng…
+ Tiêm bắp (IM), tiêm dưới da (SC): Hấp thu không dự đoán đc.
- Phân bố:
+ V nước ở trẻ >> người lớn  Tăng Vd các thuốc thân nước
+ Lượng protein ở trẻ < người lớn  Tránh sử dụng thuốc lk nhiều vs pro huyết tương (vd: cotrimoxazol)
vì sử dụng nhiều  Cạnh tranh lk vs bilirubin  Tăng bilirubin tự do  Vàng da nhân não…
+ Phân bố thuốc qua HRMN tăng do HRMN chưa hoàn chỉnh.
- Chuyển hóa: Số lượng enzym ít, chất lượng enzym kém
- Thải trừ qua thận kém, tốc độ lọc cầu thận GFR thay đổi theo lứa tuổi, thời gian bán thải tăng.
b. Thay đổi về dược lực học: Trẻ em nhạy cảm với TDKMM hơn: Cloramphenicol – h/c xanh xám.
=> Áp dụng điều trị: Liều dùng cho trẻ:
+ Theo tuổi: ít dùng.
+ Theo cân nặng: mg/kg cân nặng.
+ Theo S bề mặt cơ thể: mg/m2 da.

10/14


2.2. Người cao tuổi
a. Thay đổi về DĐH:

Đặc điểm

Biến đổi so vs ng trẻ

Hấp thu
- Uống

- Chậm hấp thu, thay đổi SKD

Ch/hóa
Thải trừ

- Giảm hthu vit
- Giảm hthu
- Giảm Vd thuốc tan/nước, tăng Vd
thuốc tan/lipid
- Tăng lượng thuốc dạng tự do
- Giảm CH qua gan => Giảm liều
- Giảm thải trừ qua thận

- Giảm tiết acid dịch vị, giảm tốc độ tháo rỗng dạ
dày, giảm nhu động ruột.
- Giảm vận chuyển tích cực
- Tiêm bắp - Giảm khối lượng cơ và lưu lượng máu
Phân bố
- Giảm khối lượng mỡ, tăng khối lượng nước
- Giảm Albumin máu
- LL máu tới gan giảm, hoạt tính enzym giảm
- Giảm c/n thận, giảm LL máu, giảm SL neuphron


b. Thay đổi về DLH:
- Kém dung nạp:
+ Giảm số lượng và nhạy cảm của nhiều loại R: Insulin
+ Giảm chất TGHH
+ Giảm cơ chế điều hòa duy trì hằng định nội mô: Hay gặp hạ HA tư thế đứng.
- Cơ quan chịu ả/h: Hệ TKTW: thuốc mê, thuốc an thần – gây ngủ; Hệ TKTV: thuốc tim mạch.
=> Áp dụng điều trị:
- Lựa chọn thuốc:
Bệnh

Thuốc nên lựa chọn

THA

Thiazid liều thấp

Giải lo âu, an
thần, gây ngủ
Giảm đau

BZD td ngắn (oxazepam, lorazepam) hoặc
loại không BZD (buspiron, zolpidem)
Paracetamol

Thuốc nên thận trọng/ko nên dùng
Thuốc td trên α-adrenergic (prazocin,
clonidin, methyldopa)
Benzodiazepin td dài (diazepam)
NSAIDs


- Nguyên tắc sử dụng thuốc cho người cao tuổi:
+ Bắt đầu liều thấp, tăng liều từ từ, theo dõi chặt chẽ td phụ (do tăng nhạy cảm với td phụ, do h/tượng
kém dung nạp  Đáp ứng quá mức).
+ Thận trọng theo dõi các thay đổi trên TKTW
+ Chỉ dùng thuốc khi không đáp ứng vs các biện pháp không dùng thuốc
+ Chế độ liều dùng đơn giản vì phải dùng trong thời gian dài

11/14


2.3. Phụ nữ có thai và cho con bú:
- Thuốc không ả/h nhiều trên mẹ nhưng ả/h lớn đến thai nhi và con bú.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Các thuốc dễ qua hàng rào nhau thai.
+ Phân bố thuốc ở thai nhi: Ái tính đặc biệt vs các tế bào đang phân chia: steroid, hóa trị liệu K, vit B12
+ Chuyển hóa: Enzym CH thuốc, c/năng gan, thận chưa hoàn chỉnh.
+ Sự ả/h trong quá trình mang thai:




2 tuần đầu thai kỳ: Thuốc làm chết phôi hoặc phôi vẫn phát triển bt (quy luật "không hoặc tất cả")
Tuần 3-9: nhiều cơ quan nhạy cảm vs thuốc nhất, ả/h đến sự hình thành các các cơ quan.
Sau tuần thứ 9: ả/h đến sự p/triển các cơ quan  Khiếm khuyết sinh lý hoặc bất thường hình thái
nhưng ở mức độ nhẹ hơn gđ trước.

- Ảnh hưởng đến con bú: Sự thải trừ thuốc qua sữa mẹ chủ yếu theo cơ chế k/tán thụ động hoặc v/chuyển
tích cực. Mức độ thuốc chuyển qua sữa phụ thuộc:
+ Thuốc: tan/lipid, PTL nhỏ, không ion hóa, không lk với pro huyết tương  Dễ bài tiết qua sữa mẹ.
+ pH sữa ~ 6,8; pH huyết tương ~ 7,4  Thuốc base yếu dễ chuyển vào sữa (erythromycin).
+ Người mẹ: liều lượng thuốc, số lần dùng thuốc, khoảng cách dùng thuốc, số lần cho con bú, bệnh gan

thận (giảm CH thuốc. tăng T1/2  Thuốc vào sữa nhiều hơn) => T/gian uống thuốc thích hợp nhất: ngay
sau khi cho con bú hoặc 3-4h trc khi cho con bú lần sau.
=> Nguyên tắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
2.4. Trạng thái bệnh lý
- Cơ thể ốm nhạy cảm với thuốc hơn cơ thể lành. Một số thuốc chỉ có td rõ rệt ở cơ thể ốm. Vd: thuốc
chữa hen phần lớn chỉ có td khi phế quản bị co thắt.
- Người viêm gan, xơ gan, viêm thận  Giảm chuyển hóa thuốc, giảm protein huyết tương, tăng t1/2 
Tăng SKD, dễ gây ngộ độc.

12/14


IV. Phản ứng bất lợi của thuốc (ADR-Adverse Drug Reaction)
1. Định nghĩa
- Phản ứng bất lợi của thuốc là 1 phản ứng độc hại, không định trước và xuất hiện ở liều thường dùng
cho người để phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh hoặc làm thay đổi 1 chức năng sinh lý của cơ thể
- Đ/n này không bao gồm những phản ứng liên quan đến lỗi trong điều trị, dùng quá liều, lạm dụng thuốc,
không tuân thủ điều trị, thất bại điều trị.
- ADR “phản ứng gây hại đáng kể hoặc làm bất lợi xảy ra sau 1 can thiệp có liên quan đến việc dùng
thuốc. Một phản ứng có hại có thể là cơ sở để dự đoán được mức độ nguy hại của việc dùng thuốc này
để phòng, điều trị, điều chỉnh liều hoặc ngừng thuốc” => Đẩy mạnh hđ cảnh giác dược.
2. Phân loại ADR
2.1. Phân loại theo tần suất gặp
- Thường gặp
- Ít gặp

ADR > 1/100
1/1000 < ADR < 1/100

- Hiếm gặp


ADR < 1/1000

2.2. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ
- Nhẹ: Không cần điều trị, không cần giải độc, không kéo dài thời gian nằm viện.
- Trung bình: Cần thay đổi trong điều trị, cần đtrị đặc hiệu hoặc kéo dài thời gian nằm viện ít nhất 1 ngày.
- Nặng: Đe dọa tính mạng, để lại di chứng lâu dài hoặc cần sử dụng các biện pháp chăm sóc tích cực.
- Tử vong: Trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tử vong của BN
2.3. Phân loại theo typ
a. Type A
- Đặc điểm:
+ Liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc.
+ Dự đoán được, phụ thuộc liều.
+ Chiếm 2/3 số ADR
- Vd: Propranolol – chậm nhịp; kháng cholinergic – khô miệng; pracetamol – hoại tử tế bào gan; chống
đông kháng vit K – chảy máu; NSAIDs – loét tiêu hóa.
- Nguyên nhân gây ADR: Do thuốc thiếu tính chọn lọc

13/14


- Một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho ADR
+ Bào chế: phenytoin – thay đổi SKD khi thay đổi công thức bào chế
+ Dược động học: digoxin – giảm thải trừ trong suy thận
+ Dược lực học: indomethacin – suy tâm thất trái – giữ muối nước
+ Di truyền: Nortriptylin – thiếu hụt CYP2D6
+ Tương tác thuốc: Lithium - NSAIDs
b. Type B
- Đặc điểm:
+ Đặc ứng hoặc liên quan đến phản ứng miễn dịch

+ Hiếm gặp, không dự đoán được
- Vd: Chloramphenicol – thiếu máu bất sản tủy; Heparin – xuất huyết giảm tiểu cầu; Carbamazepin - HC
tiêu thượng bì nhiễm độc (Lyell); Kháng sinh penicillin – sốc phản vệ
c. So sánh đặc điểm ADR typ A và typ B
Type A
Dự đoán đc theo
t/d dược lý
Phụ thuộc liều
Tần suất xảy ra
Bệnh mắc kèm
Tử vong
Xử trí
Ví dụ

Type B



Không


Cao
Cao
Thấp
Thường chỉ cần hiệu chỉnh liều
- Hạ huyết áp quá mức với nifedipin
- Loét dạ dày do NSAIDs

Không
Thấp

Thấp
Cao
Ngừng thuốc
- Sốc phản vệ với ceftriaxon
- HC Stevens-Johnson với cotrimoxazol

14/14



×