Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

báo cáo thực tập cơ sở ngành kinh tế vận tải biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 42 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH
KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

HỌ VÀ TÊN: .............
MÃ SINH VIÊN: ...........
LỚP: .............
NHÓM SINH VIÊN: .................

HẢI PHÒNG – 2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: Tìm hiểu công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)................................5
1. Giới thiệu...................................................................................................................................5
1.1 Sơ lược về công ty.................................................................................................................................. 5
1.2 Lĩnh vực hoạt động................................................................................................................................ 6
1.3 Sứ mệnh công ty.................................................................................................................................... 7
1.4 Phương châm của VOSCO...................................................................................................................... 8
1.5 Những mốc lịch sử và các danh hiệu..................................................................................................... 8

2.Đội tàu......................................................................................................................................11
2.1 Đội tàu hàng khô.................................................................................................................................. 11
2.2 Đội tàu container................................................................................................................................. 11



3. Sơ đồ tổ chức công ty.............................................................................................................13

CHƯƠNG 2: Tìm hiểu về công ty kinh doanh cảng Transvina.............................................14
1.Đội tàu dầu...............................................................................................................................14
2. Dịch vụ Cảng cung cấp..............................................................................................................15
3. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng Cảng Transvina.......................................................................15
3.1 Cơ sở hạ tầng Cảng Transvina............................................................................................................... 15
3.1.1 Vị trí địa lý..................................................................................................................................... 15
3.1.2 Thông số thiết kế Cảng Transvina................................................................................................... 16
3.1.3 Sơ đồ kết cấu hạ tầng Cảng........................................................................................................... 17
3.2 Cơ sở vật chất Cảng Transvina.............................................................................................................. 17

4. Lịch sử hình thành và mục tiêu trong tương lai........................................................................18
4.1 Lịch sử hình thành Cảng Transvina....................................................................................................... 18
4.2 Mục tiêu trong tương lai...................................................................................................................... 19

5 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................................20
5.1 Ban Giám đốc....................................................................................................................................... 21
5.2 Giám đốc Cảng..................................................................................................................................... 21
5.3 Phòng Khai thác................................................................................................................................... 21
5.4 Phòng Vận tải....................................................................................................................................... 26
5.5 Phòng Thương vụ................................................................................................................................. 27
5.6 Phòng Khách hàng............................................................................................................................... 27
5.7 Phòng Kỹ thuật..................................................................................................................................... 27
5.8 Phòng Kế toán...................................................................................................................................... 28
5.9 Phòng Giao nhận.................................................................................................................................. 28

6. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng.................................................................................29


CHƯƠNG 3: Tìm hiểu các loại máy móc xếp dỡ hàng khô tổng hợp..................................30
1. Hàng khô tổng hợp..................................................................................................................30
1.1. Khái niệm............................................................................................................................................ 30
1.2. Phân loại hàng khô.............................................................................................................................. 31

2. Loại tàu hàng khô chở quặng sắt bằng đường biển..................................................................32
2.1 Giới thiệu chung................................................................................................................................... 32
2.2 Dự án thép xây dựng bởi Bethlehem Steel........................................................................................... 33
2.3 Tình trạng phát triển từ năm 1960-1990.............................................................................................. 33
2.4 Các tuyến vận chuyển quặng sắt.......................................................................................................... 34
2


3 Loại tàu hàng khô chở than bằng đường biển...........................................................................35
3.1 Giới thiệu chung................................................................................................................................... 35
3.2 Tình trạng phát triển 1960-1979.......................................................................................................... 35
3.3 Các tuyến vận chuyển than đá.............................................................................................................. 36

4 Loại tàu hàng khô chở ngũ cốc bằng đường biển......................................................................37
4.1 Giới thiệu chung................................................................................................................................... 37
4.2 Tình hình phát triển 1960 đến đầu thế kỉ 21......................................................................................... 37
4.3 Các tuyến vận chuyển ngũ cốc.............................................................................................................. 38

5 Loại tàu hàng khô chở quặng phosphate và bauxite bằng đường biển.....................................38
5.1 Giới thiệu chung................................................................................................................................... 38
5.2 Tình hình phát triển từ giữa thế kỉ 20 đến những năm 1970................................................................39
5.3 Các tuyến vận chuyển phosphate và bauxite bằng đường biển............................................................40

KẾT LUẬN..........................................................................................................................42


3


LỜI NÓI ĐẦU
Những năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa , ngành
vận tải biển Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, thị trường vận tải biển
Việt Nam đang dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại khu
vực và toàn cầu. Không những tạo ra thế chủ động trong quan hệ kinh tế đối ngoại,
vận tải biển cũng làm tăng nguồn thu ngoại tệ nhờ việc phát triển mạng lưới vận
tải. Bên cạnh đó, vận tải biển cũng đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu, tạo động
lực thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển… Đặc biệt đối với nước ta, với hơn 3200
km đường bờ biển kéo dài và nhiều vũng vịnh thì vận tải biển giữ vai trò then chốt
trong mạng lưới vận tải quốc gia.
Bằng sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng trong thời gian qua ngành vận tải
biển Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đội tàu tăng lên nhanh chóng cả về
số lượng và chủng loại, thị trường vận tải biển mở rộng sang cả khu vực Bắc Mỹ,
Nam Mỹ, Châu Đại Dương, Tây Âu và Tây Phi.
Việc tìm hiểu hoạt động của cảng Transvina giúp chúng em có sự hiểu biết
nhiều hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động của
Cảng. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các giảng viên khoa Kinh Tế trường
Đại học Hàng Hải Việt Nam, cán bộ nhân viên Cảng Transvina đã giúp đỡ và
hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này và sự giúp đỡ trong suốt thời gian thực
tâp vừa qua.

4


CHƯƠNG 1: Tìm hiểu công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
1. Giới thiệu
1.1 Sơ lược về công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM (VOSCO)
Trụ sở chính: 215 Lạch Tray, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành
phố Hải Phòng, Việt Nam.
Tel: (84-225) 3731090
Fax: (84-225) 3731007
Email: ;
Website: ;
Tên gọi bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIETNAM OCEAN SHIPPING JOINT
STOCK COMPANY
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VOSCO
Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam(VOSCO) chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 01/01/2008 trên cơ sở chuyển đổi sang mô hình cổ phần từ Công ty Vận tải
biển Việt Nam (VOSCO) được thành lập ngày 01/7/1970.
Đội tàu hiện tại của VOSCO rất đa dạng, gồm các tàu chở hàng rời, tàu dầu
sản phẩm và tàu container hoạt động không hạn chế trên các tuyến trong nước và
quốc tế.
Hoạt động kinh doanh chính của VOSCO là vận tải biển. VOSCO không chỉ
là chủ tàu, quản lý và khai thác tàu mà còn tham gia vào các hoạt động thuê tàu,
mua bán tàu, các dịch vụ liên quan thông qua các công ty con và chi nhánh như
5


dịch vụ đại lý, giao nhận& logistic; sửa chữa tàu; cung ứng dầu nhờn, vật tư; cung
cấp thuyền viên... cũng như các hoạt động liên doanh, liên kết.
VOSCO đã thiết lập, thực hiện, duy trì, vận hành có hiệu quả Hệ thống Quản
lý An toàn, Chất lượng và Môi trường (SQEMS) và thường xuyên chú trọng bổ
sung và cải tiến nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của Bộ luật Quản
lý An toàn Quốc tế (ISM Code), tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Công ước Lao động
hàng hải.

Với bề dày truyền thống và sự tận tâm với khách hàng, VOSCO tự hào là
một trong những công ty vận tải biển hàng đầu của Việt Nam, phục vụ đông đảo
khách hàng trong và ngoài nước.
1.2 Lĩnh vực hoạt động
+ Chủ tàu, quản lý và khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu sản phẩm.
+ Vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic.
+ Thuê tàu.
+ Đại lý (Đại lý tàu và môi giới).
+ Dịch vụ vận tải.
+ Đại lý giao nhận đường hàng không và đường biển.
+ Cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu nước ngoài.
+ Cung cấp phụ tùng, vật tư hàng hải.
+ Mua bán tàu.
+ Liên doanh, liên kết.
+ Đại lý bán vé máy bay.
6


1.3 Sứ mệnh công ty
Sứ mệnh: Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chất lượng cao nhất, tin cậy và
linh hoạt; việc bảo đảm an toàn cho con người, tàu, hàng hóa và môi trường luôn
được ưu tiên hàng đầu. VOSCO nỗ lực để trở thành lựa chọn đầu tiên của khách
hàng trong lĩnh vực vận tải biển thông qua việc không ngừng cải tiến mà điều đó
có được là nhờ vào sự vượt trộivề tính liêm chính, tinh thần làm việc tập thể cũng
như khai thác vận hành tàu.
Tầm nhìn: VOSCO trở thành một thương hiệu ngang tầm khu vực Đông Nam Á
trong việc mang đến cho khách hàng dịch vụ vận tải biển tốt nhất với giá thành
cạnh tranh nhất.
Tính chuyên nghiệp: Luôn duy trì sự chuyên nghiệp trong mọi công việc, có năng
lực, sự thành thạo và sự hợp tác tốt trong việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng yêu

cầu của khách hàng.
Sự tin cậy: Đội ngũ cán bộ đáng tin cậy, làm việc trên nguyên tắc tôn trọng lẫn
nhau gắn với trách nhiệm của từng cá nhân.
Tinh thần trách nhiệm: Đội ngũ cán bộ làm việc tận tụy và có trách nhiệm với
những gì đã cam kết.
Tính quyết đoán và sáng tạo: Luôn tin tưởng và sáng tạo trong việc thực hiện các
công việc và nhiệm vụ .
Sự trung thành: Đội ngũ cán bộ trung thành, trung thực, luôn cố gắng tối đa để
duy trì sự liêm chính và triệt để tôn trọng những quy tắc đạo đức của Công ty.
Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức: Chính sách tài chính minh bạch, nền
tảng nguồn lực vững chắc, luôn công bằng và nhất quán trong việc áp dụng những
chính sách và giá cả. Chúng tôi có trách nhiệm với xã hội và thông tin một cách
trung thực với các bên liên quan.
7


1.4 Phương châm của VOSCO
Đối tác bền vững - Chủ tàu tin cậy.
Lời nói là khế ước.
Chất lượng, hiệu quả, sáng tạo, an toàn, kinh tế và uy tín.
1.5 Những mốc lịch sử và các danh hiệu
Những sự kiện nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển Vosco
+ Hai tàu biển Việt Nam đầu tiên là tàu Tự lực 06 và tàu Tăng-kít TK154 được
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký phong tặng danh hiệu Anh hùng vào ngày
7/6/1972 và ngày 31/12/1973.
+ Ngày 9/11/1973, tàu Hồng Hà (trọng tải 4.3888 DWT) mở luồng Việt Nam Nhật Bản, là tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi biển xa, tạo đà cho
bước phát triển đội tàu vận tải viễn dương.
+ Năm 1974, Vosco là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam
thực hiện phương thức vay mua tàu để phát triển đội tàu: mua 3 tàu Sông
Hương, Đồng Nai và Hải Phòng. Cho đến nay, Công ty đã quản lý và khai thác

gần 100 lượt tàu biển hiện đại. Tính bình quân sau 6 đến 7 năm, Công ty hoàn
thành trả nợ vốn và lãi mua tàu
+ Ngày 13/5/1975, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tàu Sông
Hương trọng tải 9.580 DWT là tàu đầu tiêncủa miền Bắc xã hội chủ nghĩa do
Thuyển trưởng Nguyễn Tấn Nghiêm chỉ huy cập Cảng Nhà Rồng, đặt nền
móng đầu tiên cho việc thông thương hai miền Nam-Bắc bằng đường biển, góp
phần đắc lực để phục hồi kinh tế đất nước sau chiến tranh.

8


+ Tháng 10/1975, hai tàu dầu Cửu Long 01 và Cửu Long 02 tải trọng 20.840
DWT là hai tàu dầu đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam lần đầu mở luồng đến các
nước Đông Phi và Nam Âu.
+ Năm 1977, tàu Sông Chu- tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi
châu Úc và Ấn Độ mở rộng thị trường vận tải ngoại thương.
+ Năm 1982, hai tàu Thái Bình và Tô Lịch là hai tàu đầu tiên của Việt Nam mở
luồng đi các nước Tây Phi và châu Mỹ, đánh dấu đội tàu VOSCO đến đủ năm
châu, bốn biển.Tàu Thái Bình đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác
nhận là tàu Việt Nam đầu tiên hành trình vòng quanh Thế giới.
+ Ngày 24/7/1996 Công ty nhận tàu Morning Star trọng tải 21.353 DWT là tàu
hàng rời chuyên dụng đánh dấu bước chuyển mình trong lĩnh vực đầu tư sang
loại tàu chuyên dụng, cỡ lớn có tầm hoạt động rộng hơn, mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn.
+ Tháng 7/1997, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam triển
khai áp dụng Bộ luật Quảnlý An toàn Quốc tế (ISM Code) trước khi Bộ luật
này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1998.
+ Năm 1999 Công ty đặt đóng ba tàu Vĩnh Thuận, Vĩnh An, Vĩnh Hưng trọng
tải 6.500 DWT tại Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng; đây là ba tàu biển đầu tiên,
lớn nhất lúc đó đóng tại Việt Nam tạo tiền đề quan trọng cho ngành Đóng tàu

Việt Nam phát triển và trở thành quốc gia đóng tàu biển có tên trong danh sách
các cường quốc đóng tàu thế giới.
+ Ngày 27/10/1999 Công ty nhận tàu dầu Đại Hùng trọng tải 29.997 DWT tại
cảng Mizushima, Nhật Bản và đưa vào khai thác chuyến đầu tiên từ Singapore
về Đà Nẵng đánh dấu sự trở lại của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển dầukhí.

9


+ Ngày 02/5/2000, tàu Đại Long trọng tải 29.996 DWT là dầu sản phẩm đầu
tiên mang cờ Việt Nam đến cảng Charleston, Hoa Kỳ sau Việt Nam và Hoa Kỳ
bình thường hoá quan hệ.
+ Năm 2002, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Hệ
thống Quản lý Chất lượng ISO9001-2000.
+ Năm 2004, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Bộ
luật An ninh Tàu và Bến cảng (ISPSCode).
+ Ngày 29/3/2006, thành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và Vosco trở
thành Công ty vận tải biển duy nhất có một trung tâm được trang bị hệ thống
thiết bị mô phỏng buồng lái, buồng máy hiện đại để đào tạo, huấn luyện sỹ quan
thuyền viên, nâng cao trình độ quản lý khai thác đội tàu của Công ty.
+ Ngày 11/7/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số
2138/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Vận tải biển
Việt Nam, đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công
ty cổ phần với vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, Nhà nước sở hữu 60%. Từ
ngày 01/01/2008 Công ty Vận tải biển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động
theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần Vận tải biển
Việt Nam (VOSCO).
+ Ngày 02/12/2008 Công ty đã mua và đưa 2 tàu container Fortune Navigator
và Fortune Freighter (560TEU) vào khai thác chuyên tuyến đánh dấu sự tham
gia của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng container định

tuyến - một lĩnh vực vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.
+ Ngày 17/4/2010, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Vosco Sky,
trọng tải 52.523 DWT đóng tại Nhật Bản năm 2004, là tàu hàng rời chuyên
dụng cỡ Supramax đầu tiên của Công ty.

10


+ Ngày 08/9/2010, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch phiên đầu
tiên tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là
"VOS".
2.Đội tàu
2.1 Đội tàu hàng khô
VOSCO đang khai thác đội tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng gồm 12 chiếc
với trọng tải từ 6.500 DWT đến 56.472 DWT (Supramax). Đây là đội tàu cốt lõi
của VOSCO bao gồm 4 tàu cỡ Supramax, 5 tàu Handysize... phần lớn được đóng ở
các xưởng đóng tàu của Nhật Bản và hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Nhằm
tối ưu hóa năng lực vận chuyển và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, chiến
lược đầu tư, phát triển, tái cơ cấu đỗi tàu hàng rời theo hướng đồng bộ hóa, hiện
đại hóa và trẻ hóa, tăng kích cỡ và loại bỏ những tàu không còn phù hợp với thị
trường luôn được Công ty đặc biệt coi trọng. Chúng tôi tập trung vào những yếu
tố: độ tin cậy, tính linh hoạt và các mối quan hệ lâu dài. Đội tàu của VOSCO chở
tất cả các loại hàng rời bao gồm đường, lúa mì, xi măng, clanh-ke, nông sản, lưu
huỳnh... cũng như các loại hàng bao kiện. Với sự phát triển của lĩnh vực năng
lượng và sắt thép thì phần lớn đội tàu hàng rời đang tham gia vận chuyển than và
quặng sắt.
2.2 Đội tàu container
Dịch vụ vận chuyển container đường biển theo lịch trình 02 chuyến một tuần nối
liền Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh được thực hiện bởi đội tàu container lớn mạnh
với nhiều dịch vụ gia tăng như vận chuyển trọn gói từ “cửa tới cửa” và thu xếp các

thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh. Khi khách hàng ngày càng đưa ra các yêu
cầu cao về tính hiệu quả, sự tin cậy và nhanh chóng trong vận chuyển hàng hóa nội
địa thì việc sử dụng đội tàu container của VOSCO cùng với các dịch vụ vận
chuyển, giao nhận trọn gói chính là một giải pháp tối ưu.

11


12


3. Sơ đồ tổ chức công ty

13


CHƯƠNG 2: Tìm hiểu về công ty kinh doanh cảng Transvina
1. Đội tàu dầu
Đội tàu dầu gồm 2 chiếc tàu hiện đại, hai vỏ thế hệ mới với trọng tải 47.000
DWT mỗi chiếc, chủ yếu vận chuyển các loại dầu sản phẩm và hiện đang trong
giai đoạn tiếp tục đầu tư mở rộng. Do là 2 tàu chị-em do đó có thể được tối ưu hóa
trong việc cung cấp phụ tùng vật tư cũng như hoán đổi tàu. Được vận hành bởi
những thuyền viên đã qua đào tạo bài bản, có kinh nghiệm cũng như các chứng chỉ
quốc tế, cộng với việc luôn thực hiện tốt mỗi hợp đồng vận chuyển nên có thể đáp
ứng được yêu cầu của tất cả các hãng dầu lớn cũng như những nhà kinh doanh dầu.
Giới thiệu về Cảng Transvina

• Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH VẬN TẢI HÀNG CÔNG NGHỆ
CAO
• Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM HI-TECH TRANSPORTATION

COMPANY LTD.
• Tên viết tắt: TRANSVINA
• Trụ sở chính: 280 đường Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, quận Ngô
Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
• Tel:84-31-3741270-71-62
• Fax:84-31-3741272 Email:
• Ngày thành lập: 26/06/1997
• Mặt hàng chính Cảng phục vụ: Containe

14


2. Dịch vụ Cảng cung cấp
Hoạt động kinh doanh chính của Cảng Transvina là xếp dỡ hàng hóa. Bên
cạnh đó, Cảng còn cung cấp thêm một số dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng – Hãng tàu và người gửi hàng, đến Cảng. Cụ thể bao gồm các dịch vụ:
_ Vận tải container từ Kho đến Kho
_ Xếp dỡ hàng hoá
_ Vận tải hàng Ro-Ro, hàng container bằng đường biển nội địa
Bắc-Nam.
_ Kinh doanh, khai thác cầu cảng.
_ Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu: đường biển, đường hàng
không, đường bộ.
_ Dịch vụ lưu container thường, cont lạnh, cont rỗng tại kho
bãi Cảng.
_ Rút hàng cho khách theo yêu cầu tại kho CFS
_ Cung cấp các dịch vụ khác liên quan.
3. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng Cảng Transvina
3.1 Cơ sở hạ tầng Cảng Transvina
3.1.1 Vị trí địa lý


Cảng Transvina nằm bên bờ sông Cấm, Công ty Cảng đặt tại vị trí giao thoa
giữa các khu Công nghiệp, kho hàng của các công ty Vận tải và khu dân cư nên
khá thuận tiện cho xe container của chủ hàng đem hàng tới Cảng cũng như là xe


container của Cảng chở cont về kho cho chủ hàng rút hàng hay đóng hàng.
Với vị trí này, Cảng Transvina có một số thuận lợi và hạn chế như sau:
_ Thuận lợi:
Nằm trên bờ sông Cấm, cửa sông nối liền ra cửa biển và là một trong những
cảng chuyên dụng xếp dỡ tàu Container, Cảng có thể tiếp nhận đồng thời các tàu
container hiện đại với sức chở lớn và những tàu nhỏ hay sà lan chạy ven biển tuyến
Bắc – Nam.
Điều này giúp đảm bảo Cảng luôn có tàu để tiếp nhận làm hàng.
_ Hạn chế:
Hiện nay có nhiều Cảng nằm phía Đình vũ cũng chuyên dụng cho tàu
container đã được mở ra, những Cảng này giúp cho các Hãng tàu tiết kiệm thời
gian hơn vì ở gần phía cửa sông thông ra biển.
Chưa kể đến, những tàu có trọng tải lớn vì mớn nước lớn nên cũng sẽ không
lựa chọn Cảng Transvina được mà sẽ phải vào các Cảng trẻ nước sâu hơn mới mở
từ năm 2015 tới nay.
Chính điều này đã làm nên khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Cảng,
lượng hàng thông qua của Cảng đang giảm dần trong những năm gần đây.
3.1.2 Thông số thiết kế Cảng Transvina
Cảng Transvina có kết cấu hạ tầng bao gồm một cầu Cảng, kho CFS
(Container Freight Station) và bãi chứa Container với sức chứa lên tới 650 TEUs
ngay phía trước cầu Cảng, thuận tiện cho việc xếp dỡ container với tàu.
Chiều dài cầu: 169m
Độ sâu trước bến: 7,8m ∼ 8.6m
Khả năng tiếp nhận: Tàu 10.000 đến 12.000 DWT

Chế độ thủy triều: Nhật triều
Độ cao thủy triều: 3m
Kho CFS (Container Freight Station): 1.200 m2
Bãi container diện tích 40.000 m2 trong đó 10.000 m2 dành cho container
rỗng.

16


3.1.3 Sơ đồ kết cấu hạ tầng Cảng

3.2 Cơ sở vật chất Cảng Transvina
Cảng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị để đưa đón tàu cập Cảng, làm
hàng trước cầu bến và lưu trữ, sắp xếp container trên bãi Cảng.
_Tàu lai:
Tàu 1600 HP: 1 chiếc
Tàu 800 HP:

1 chiếc

_Phương tiện bốc xếp:
Cẩu bờ di động 100T: 1 chiếc
Cẩu bờ cố định 42T: 1 chiếc
Xe nâng container rỗng: 1 chiếc
17


Xe nâng (forklift 3-10T): 06 chiếc
Đội xe vận tải container: 20 chiếc
Xe nâng container (super stacker) 42T: 4 chiếc


Ngoài ra, trên bãi Cảng còn được trang bị nhiều máy phát điện phục vụ cho
việc lưu các cont lạnh trên bãi.

Catalog giới thiệu Cảng

4. Lịch sử hình thành và mục tiêu trong tương lai
4.1 Lịch sử hình thành Cảng Transvina
18


Cảng Transvina được xây dựng năm 1978, với mục đích trở thành Cảng
chuyên dụng cho tàu khách để vận tải hành khách tuyến Bắc Nam. Lúc bấy giờ,
Công ty vận tải biển III, hiện nay là công ty cổ phần vận tải biển Vinaship là đơn vị
chịu trách nhiệm quản lý và khai thác Cảng.
Năm 1986, xét thấy việc khai thác tuyến này bằng tàu khách không đạt được
hiệu quả kinh tế như ý muốn ban đầu, Công ty vận tải biển III đã quyết định dừng
việc khai thác. Cảng Transvina trở về với vị trí là một cảng phục vụ tàu chở hàng
hóa thông thường.
Sau đó đến năm 1998, Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã thay mặt cho
Vinaship đứng tên đại điện cho phía Việt Nam liên doanh với đối tác Nhật Bản để
xây dựng, cải tạo và mở rộng Cảng nhằm mục đích đưa Cảng trở thành Cảng khai
thác tàu container vận tải hàng nội địa theo tuyến ven biến và tàu hàng RORO, với
thiết kế cầu tàu dài 120m, cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải 12000 DWT, cùng
với năng lực thiết kế là 650 TEU hàng hóa xếp trên bãi.
Bắt đầu từ năm 2000, Cảng chính thức đi vào hoạt động với chức năng mới.
Theo như nhận định ban đầu, tiềm năng kinh tế mà Cảng mang lại là rất triển vọng
vì lúc bấy giờ chỉ có Cảng Transvina và Cảng Chùa Vẽ là hai Cảng khai thác tàu
container ở khu vực Hải Phòng. Không có sự cạnh tranh về thị phần thời điểm đó
là nguyên nhân chính yếu giúp cho khối lượng hàng hóa thông qua Cảng rất lớn,

đối thủ cạnh tranh cũng không đáng kể.
Nhưng kể từ năm 2015, nhiều cảng trẻ khu vực Đình Vũ được mở ra cũng với
vai trò chuyên dụng nhằm phục vụ cho tàu container. Những cảng mới này có thiết
bị hiện đại hơn, luồng vào Cảng sâu hơn… nên những tàu lớn không còn lựa chọn
Cảng Transvina để xếp dỡ hàng hóa nữa.
Vì vậy, hiện nay, cùng với thị phần và sản lượng hàng hóa thông qua Cảng
giảm, tàu qua cảng làm hàng hầu hết là tàu nội địa chạy tuyến Bắc – Nam và sà lan
vận chuyển container từ Cảng Cái Lân – Quảng Ninh về Hải Phòng.
4.2 Mục tiêu trong tương lai
Năm 2017-2018, Cảng vẫn đang gặp nhiều khó khăn vì lượng tàu vào cảng rất
19


ít chỉ còn một vài tàu nhỏ, chủ yếu làm hàng chuyển tải sà lan từ cảng Cái Lân về
Hải Phòng với giá cước rất thấp. Để khắc phục tình trạng hiện nay, Cảng đang trình
Cục Hàng Hải để kiểm định, nâng cấp và tiếp nhận tàu có tải trọng lớn hơn vào để
xếp dỡ hàng hóa.
Từ đó, Cảng hướng tới mục tiêu ngắn hạn là giành lại thị phần đã mất, đồng thời
trong dài hạn phải đưa ra được các phương án mới, cụ thể nhằm thu hút thêm nhiều
tàu, hàng tới cảng hơn, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận.
5 Cơ cấu tổ chức

Cảng Transvina có cơ cấu gồm Ban giám đốc 11 người làm việc tại văn phòng
Hà Nội, toàn bộ biên chế còn lại của Cảng gồm: 110 cán bộ nhân viên. Trong đó,
20


Cảng có 83 cán bộ nhân viên, ngoài ra còn có một bộ phận công nhân viên nữa là
theo hợp đồng công việc, như nhân viên giao nhận 12 người, công nhân xếp dỡ
khoảng hơn 20 người.

Cụ thể các phòng ban, chức năng nhiệm vụ như sau:
5.1 Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của Cảng Transvina gồm 11 thành viên, làm việc tại văn
phòng Hà Nội. Ban Giám đốc thực hiện việc quản lý, điều hành chung và đưa ra kế
hoạch hoạt động lâu dài cho Cảng. Hiện nay, trong Ban Giám đốc đồng thời có
lãnh đạo là người Việt và người Nhật Bản (người của tập đoàn Itochu)
5.2 Giám đốc Cảng
Giám đốc Cảng là người đại diện cho Ban giám đốc, truyền đạt và tổ chức
thực hiện mọi chỉ đạo, quyết định của Ban giám đốc đối với từng hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng ngày của Cảng. Giám sát, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của
các Phòng ban trong Cảng, đưa ra những chỉ đạo kịp thời, giải quyết các tình
huống tranh chấp phát sinh và đại diện pháp nhân cho Cảng để kí kết các hợp đồng
cung ứng dịch vụ với khách hàng.
Ngoài ra, Giám đốc Cảng còn làm cầu nối, truyền đạt nguyện vọng, ý kiến
đóng góp của cán bộ nhân viên Cảng với Ban giám đốc để có được những kế
hoạch, hướng đi trong tương lai giúp Cảng phát triển hơn, tạo điều kiện làm việc
thuận lợi hơn cho Cán bộ công nhân viên.
Hiện nay, Giám đốc Cảng là Ông Hoàng Văn Dương
5.3 Phòng Khai thác
Phòng Khai thác là Bộ phận quan trọng nhất tại Cảng transvina. Phòng này
có nhiệm vụ lên kế hoạch mọi hoạt động của Cảng và là đầu mối thông tin giữa
Cảng với hãng tàu.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng cụ thể như sau:
Trước khi tàu cập cầu:
- Nhận kế hoạch tàu vào cảng của hãng tàu:
• Tên tàu, Số chuyến, Thời gian dự kiến làm hàng nhập/xuất.
21


• Số lượng hàng nhập và hàng xuất tạm thời. loại hàng đặc biệt (nếu

có), hàng hạ bãi, hàng để lại tàu, hàng shipside, các thông tin liên quan đến
hàng hóa...
• Nếu là tàu mới, lần đầu tiên vào cảng thì yêu cầu hãng tàu gửi
thông số tàu để cập nhật vào phần mềm (vẽ sơ đồ tàu, cập nhật dữ liệu...của
tàu đó).
- Làm kế hoạch tàu gửi đến các đơn vị liên quan: Đảm bảo làm tàu đúng tiến độ,
đúng yêu cầu, an toàn, đầy đủ...
• Cảng vụ: Gửi kế hoạch tàu để xác nhận cảng đã sẵn sàng cầu bến,
phương tiện đón tàu vào làm hàng.
• Tàu lai: Trong trường hợp Transvina có hợp đồng với Cty tàu lai
phục vụ làm tàu lớn thì Bộ phận Khai Thác phải báo tàu lai phân công, hỗ
trợ tàu cập cầu và rời cầu.
• Chỉ đạo công nhân, giao nhận xếp dỡ: Lưu ý liên lạc giờ tàu sát
sao, thông báo kịp thời để bố trí lực lượng công nhân, giao nhận cho phù
hợp.

• Tổ lái cẩu, lái xe trucking: Thông báo lượng hàng nhập xuất sơ bộ

để bố trí công việc và lượng xe kịp thời.
• Phòng Kỹ thuật: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện
phục vụ làm tàu (cần cẩu, xe nâng, xe trucking, dụng cụ làm hàng, hệ thống
điện, các tủ điện...) đảm bảo thông suốt.
• Thông báo cho phòng Thương Vụ để nhập dữ liệu hàng hóa kịp
thời, phục vụ khách hàng.
• Thông báo cho Tổ Bảo vệ thời gian dự kiến tàu làm hàng tại cảng.
• Phòng Khai thác bàn giao công việc cụ thể giữa các ca trực.
- Nhận list hàng nhập.


Nhận mọi thông tin về hàng nhập phải dỡ hoặc để lại tàu. Sơ đồ


hàng trên tàu, tổng số, loại hàng, tình trạng hàng hóa...
• Đổ hàng nhập vào hệ thống phần mềm OM của công ty.
• Nếu là hàng nhập khẩu shipside sang bãi khác thì yêu cầu hãng tàu
cấp công văn Hải quan hàng chuyển thẳng về kho riêng (lưu ý in list cho
giao nhận và bảo vệ), phương tiện bên nào vận chuyển.
22


• Lên kế hoạch sắp xếp hàng nhập trên bãi cho từng loại hàng.
• Chuyển list nhập, list shipside và sơ đồ cho giao nhận, chỉ đạo công
nhân, bảo vệ
• Với loại hàng đặc biệt (quá khổ, quá tải, hóa chất, hàng lạnh, hàng
rời...) lưu ý khi xếp dỡ phải báo chỉ đạo, giao nhận, phương tiện tham gia và
chuẩn bị dụng cụ, đầy đủ.
- Nhận list hàng xuất:
• Trường hợp hàng xuất có trên bãi: Khai thác phải chuẩn bị list, sơ
đồ kỹ càng. Phải cập nhật thường xuyên mọi thay đổi trong list mà hãng tàu
yêu cầu, từ đó thông báo kịp thời đến các bộ phận làm tàu như giao nhận,
chỉ đạo, lái cẩu...
• Phân công các bộ phận tham gia làm hàng xuất sao cho phù hợp,
thuận tiện.

Khi tàu cập cầu và làm hàng tại Cảng:
• Chuẩn bị cầu bến gọn gàng để đón tàu (salan) cập cầu an toàn.
• Tổ Bảo vệ phải có mặt tại cầu tàu đúng thời gian để đón tàu: Phân
công người, vị trí buộc dây cho tàu cụ thể...
• Cán bộ đi ca thường xuyên liên lạc với hoa tiêu dẫn tàu và tàu lai
để phối hợp cho tàu cập cầu an toàn.
• Tàu cập cầu xong triển khai ngay việc làm hàng theo kế hoạch đã

định tới công nhân, giao nhận, lái cẩu, trucking, xe nâng...
• Trường hợp hàng nhập hoặc xuất có lô hàng đặc biệt (quá khổ, quá
tải, hóa chất, hàng lạnh, hàng rời...)

23


• Luôn luôn theo dõi trực tiếp và gián tiếp thông qua VHF với các bộ
phận việc làm hàng của tàu ngay tại cầu tàu để đáp ứng kịp thời các phát
sinh có thể xảy ra.
• Liên lạc thường xuyên với chủ hãng tàu, các đơn vị liên trong suốt
quá trình làm hàng.
• Phối hợp với giao nhận, sỹ quan đi ca của tàu, đại diện hãng tàu xử
lý kịp thời tình trạng hàng nhập, xuất hỏng hóc, sai chì hoặc hàng đặc biệt,
và lập biên bản bàn giao cụ thể.
• Nhận tally hàng nhập từ giao nhận, làm biên bản giao nhận và tình
trạng hàng nhập để ký với tàu. Một số trường hợp hàng nhập hỏng nặng phải
lập thêm một biên bản riêng, có chữ ký của đại diện hãng tàu, sỹ quan đi ca
của tàu, giao nhận cảng, cán bộ khai thác cảng. Tránh xảy ra kháng cáo
không đáng có.
• Tiến hành công tác chuẩn bị làm hàng xuất kịp thời: Nhận và
chuyển list xuất, sơ đồ tổng, sơ đồ chấm BAY... cho bộ phận giao nhận, chỉ
đạo công nhân.
• Trong quá trình làm hàng xuất phải thường xuyên liên lạc với đại
diện hãng tàu, chỉ đạo công nhân, giao nhận, xe nâng, xe trucking...để đảm
bảo việc xuất hàng đúng, đủ, kịp thời. Tránh thiếu sót xảy ra.
• Hoàn thành các văn bản hàng hóa nhập, xuất và ký xác nhận đầy đủ
giữa các bên.
• Đến giờ tàu rời cầu: Phối hợp với Hoa tiêu, Thuyền trưởng, tàu lai,
tổ bảo vệ cho tàu rời cầu an toàn.


Các công việc chuyên môn

24


 Điều hành khi làm tàu:
Khi đi ca chính, cán bộ đi ca phải điều hành chung mọi công việc ngoài cầu
tàu, trên bãi, phương tiện, con người. Phối hợp xử lý kịp thời mọi tình huống xảy
ra. Nếu ngoài tầm trách nhiệm phải báo cáo ngay cho Trưởng Phòng để giải quyết.
Ký xác nhận với tàu, hãng tàu (salan) các văn bản liên quan đến công việc,
hàng hóa.
 Cán bộ đi ca luôn sát sao các hoạt động trên bãi:
Theo dõi và hướng dẫn tận tình với khách hàng giao nhận hàng trên bãi
Cùng với Bảo vệ hướng dẫn mọi phương tiện hoạt động trên bãi sao cho
hợp lý, gọn gàng, an toàn...
Lên kế hoạch sắp xếp hàng hóa trên bãi trong khi đi ca và sau mỗi ca trực để
tận dụng diện tích xếp hàng một cách hiệu quả nhất.
Theo dõi mọi diễn biến, tình trạng và hoạt động các hàng hóa đặc biệt (cont
hàng, cont vỏ rỗng, cont lạnh, cont quá khổ...) để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Đóng rút điện khi nhập - xuất cont lạnh với tàu, salan, chủ hàng. Theo dõi
tình trạng hoạt động và thông báo kịp thời cho hãng tàu khi xảy ra trục trặc với
từng container refer.
Trong quá trình đi ca luôn phối kết hợp với cán bộ khai thác đi hành chính
hoàn thành mọi công việc chuyên môn.
 Làm việc theo giờ hành chính.
Khi nhận được kế hoạch tàu của hãng tàu, cán bộ Khai thác phải gửi kế
hoạch này cho các bên liên quan (như đã nêu trong phần I)
Cập nhật mọi thông tin về chứng từ tàu vào hệ thống phần mềm OM của
công ty, vào các form chứng từ làm hàng.

Lập biên bản nhập - xuất, Biên bản tình trạng hàng hóa (ROROC, COR,
Time sheet…) và các Biên bản khác (nếu có) rồi ký xác nhận vời tàu và hãng tàu.
Tiếp đón và giải quyết các công việc của khách hàng như tình trạng hàng
hóa, niêm chì, kiểm hóa, kiểm dịch, hạn lệnh, đóng rút hàng hóa, công nhân,
phương tiện phục vụ, xác nhận điện lạnh với các cont refer, xác nhận vị trí hàng
25


×