Tải bản đầy đủ (.docx) (178 trang)

Phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.78 KB, 178 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẬU QUANG DŨNG

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
THAM NHŨNG TRONG HOẠT ÐỘNG TƢ PHÁP


VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẬU QUANG DŨNG

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
THAM NHŨNG TRONG HOẠT ÐỘNG TƢ PHÁP


VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9.38.01.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐƢỜNG MINH GIỚI

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được dùng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận án

Đậu Quang Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................................... 10
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài................................................. 10
1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan ở trong nước.................................................. 22
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................. 33
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án............................ 35
Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

THAM NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM.........38
2.1. Khái niệm, các thông số và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội
phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp....................................................................... 38
2.2. Lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt
động tư pháp...................................................................................................................................... 50
Chƣơng 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG TRONG
HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƢ
PHÁP Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA................................................................. 75
3.1. Tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam
những năm qua................................................................................................................................. 75
3.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt
động tư pháp ở Việt Nam những năm qua......................................................................... 89
3.3. Nhận xét, đánh giá.............................................................................................................. 108
Chương 4: DỰ BÁO, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG
TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 123

4.1. Dự báo....................................................................................................................................... 123


4.2. Quan điểm phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt
động tư pháp thời gian tới........................................................................................................ 131
4.3. Giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng
trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay.............................................................. 134
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 152



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CAND

Công an nhân dân

CQTP

Cơ quan tư pháp

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐTP

Hoạt động tư pháp

PCTN

Phòng, chống tham nhũng

TAND

Tòa án nhân dân

TPTN

Tội phạm tham nhũng


UBND

Ủy ban nhân dân

VKSND

Viện Kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng và tội phạm tham nhũng (TPTN) đã phát sinh, phát triển
từ rất lâu đời. Ở các hình thái kinh tế - xã hội và các kiểu nhà nước khác nhau
mà nhân loại đã trải qua đều tồn tại vấn đề tham nhũng và TPTN. Trong quá
trình phát triển đất nước và thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đặc biệt quan tâm
tiến hành công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Điều đó một phần xuất
phát từ thực tiễn diễn biến và phát triển hoạt động của loại tội phạm này ngày
càng phức tạp, đã và đang gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh
hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta.
Trong các TPTN nói chung, TPTN xảy ra trong hoạt động tư pháp
(HĐTP) có những đặc điểm, đặc trưng riêng so với TPTN xảy ra trên các lĩnh
vực khác. Những năm qua, cùng với xu hướng phức tạp, gia tăng của các loại tội
phạm và vi phạm pháp luật ở nước ta, tình hình TPTN trong HĐTP cũng đã và
đang diễn biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về tính chất, mức độ. Theo
thống kê của Cục Điều tra - Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, từ năm
2008 đến hết năm 2018, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phát hiện, khởi tố và
điều tra tổng cộng 196 vụ, 211 bị can phạm tội tham nhũng trong HĐTP. Thực tế
cho thấy, hậu quả tác hại mà tình hình TPTN trong HĐTP gây ra cho xã hội là

hết sức nghiêm trọng, không chỉ ở góc độ kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sự
nghiêm minh của pháp luật; sự vô tư, công bằng, khách quan của quá trình giải
quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động.

Thực tiễn diễn biến và hậu quả, tác hại mà tình hình TPTN trong HĐTP


nước ta gây ra cho xã hội những năm qua cho thấy, nếu để hoạt động của

loại tội phạm này tiếp tục phức tạp, kéo dài sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác
động tiêu cực làm ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, người thực thi pháp luật,
nhất là những người có chức vụ, quyền hạn được phân công tham gia giải
1


quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Bên cạnh đó,
lợi dụng những vấn đề có liên quan đến các đối tượng có chức vụ, quyền hạn
trong các cơ quan thực thi pháp luật phạm tội tham nhũng trong HĐTP nên
các thế lực thù địch, phản động ở cả trong và ngoài nước sẽ tìm mọi cách để
lợi dụng xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, kích động quần chúng nhân
dân nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhận thức rõ hậu quả tác hại đặc biệt nghiêm trọng mà tình hình TPTN
trong HĐTP gây ra cho xã hội, đồng thời thực hiện quyết tâm tiến hành cải
cách, làm trong sạch và nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của HĐTP ở nước ta,
những năm qua, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan, nhất
là các cơ quan tư pháp (CQTP) và cơ quan tham gia vào HĐTP ở nước ta đã
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai hoạt động phòng ngừa tình
hình TPTN trong HĐTP. Quá trình đó đã và đang được triển khai thường
xuyên hơn, với các hình thức đa dạng hơn, bước đầu thu hút sự tham gia của

các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, quần chúng nhân dân và đạt được
những kết quả rất đáng khích lệ. Cùng với cuộc đấu tranh PCTN do Đảng,
Nhà nước ta phát động rộng rãi và ngày càng hiệu quả hiện nay, nhiều vụ án
tham nhũng trong HĐTP cũng đã được phát hiện, khởi tố, điều tra xử lý, tạo
ra những hiệu ứng hết sức tích cực đối với công tác phòng, chống tội phạm
nói chung và phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai hoạt
động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP những năm qua vẫn bộc lộ một
số hạn chế, thiếu sót nhất định như: Cơ sở pháp lý phục vụ triển khai công tác
PCTN nói chung và phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng tuy đã
được các cơ quan chức năng xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện
nhưng chưa đầy đủ; hiệu lực, hiệu quả chưa cao, chưa có các quy định riêng
mang tính hệ thống về phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP; số lượng vụ
án tham nhũng trong HĐTP được phát hiện, điều tra, xử lý thời gian qua chưa
cao, chưa tương xứng với thực tiễn diễn biến của loại tội phạm

2


này; nhìn chung TPTN trong HĐTP vẫn có độ ẩn cao so với các loại tội phạm
khác; công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP
chưa được tiến hành thường xuyên và trên diện rộng, vẫn chủ yếu tập trung vào
các đối tượng là cán bộ, công chức trong các cơ quan thực thi pháp luật, nhất là
trong các cơ quan tư pháp và ở cấp Trung ương, chưa chú trọng tuyên truyền,
giáo dục phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP cho các đối tượng khác và đến
cấp cơ sở, đặc biệt là các tổ chức, đoàn thể và quần chúng nhân dân; hoạt động
phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP chưa huy động được sự tham gia đông
đảo của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đoàn thể và quần chúng nhân dân,
do đó chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách PCTN ở Trung ương và

của cơ quan Công an, VKSND, TAND, Cơ quan thi hành án tuy có cải thiện hơn
so với những năm trước đây nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao, chưa tương
xứng với thực tiễn tình hình; công tác điều tra, xử lý TPTN trong HĐTP đôi khi
còn chưa triệt để và nghiêm minh, vẫn còn xảy ra tình trạng nể nang của một số
cán bộ có thẩm quyền nên hiệu quả trong giáo dục, răn đe với các đối tượng khác
còn hạn chế; quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đoàn
thể quần chúng nói chung và giữa các cơ quan chuyên trách PCTN trong HĐTP
với các cơ quan khác chưa được tiến hành thường xuyên; quan hệ hợp tác quốc
tế trong tổ chức các biện pháp nhằm phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP
chưa thực sự được mở rộng, nội dung và hình thức chưa đa dạng nên hiệu quả
còn rất hạn chế…

Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống lý luận về TPTN trong HĐTP và hoạt
động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP chưa được nghiên cứu chuyên
sâu, toàn diện, đồng thời chưa có đề tài luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về vấn
đề này. Từ những lý do nêu trên có thể khẳng định việc chọn đề tài luận án
tiến sĩ “Phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư
pháp ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu đã đáp ứng đòi hỏi cấp thiết cả về
lý luận và thực tiễn nước ta hiện nay.
3


2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ lý luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN
trong HĐTP; đưa ra dự báo cũng như các giải pháp mang tính toàn diện và
khả thi góp phần tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong

HĐTP ở Việt Nam thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra và giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau đây:
+

Tổng hợp tình hình nghiên cứu gồm các công trình nghiên cứu ở

trong nước và nước ngoài đã được công bố liên quan đến hoạt động phòng,
chống TPTN nói chung và hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong
HĐTP nói riêng, từ đó rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ
trong luận án.
+

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động phòng ngừa tình hình

TPTN trong HĐTP ở Việt Nam.
+

Tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình TPTN trong HĐTP và thực

trạng hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở Việt Nam những
năm qua; phân tích làm rõ những kết quả đạt được trong phòng ngừa tình hình
TPTN trong HĐTP và những hạn chế, thiếu sót cũng như những nguyên nhân
của các hạn chế, thiếu sót đó.
+

Dự báo tình hình TPTN trong HĐTP và các yếu tố tác động đến hoạt

động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP, đồng thời đưa ra các giải pháp

cụ thể nhằm góp phần tăng cường hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN
trong HĐTP ở Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận
án - Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
của hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở Việt Nam.
4


- Phạm vi nghiên cứu:
+

Về nội dung: Nghiên cứu tình hình TPTN trong HĐTP (hoạt động tố

tụng và thi hành án) khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh
tế, lao động.
+

Về chủ thể: Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, các CQTP; các cơ

quan, ban, ngành, đoàn thể khác có liên quan và quần chúng nhân dân.
+

Về địa bàn nghiên cứu: Trên phạm vi cả nước.

+

Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 (thời điểm ban hành Luật sửa

đổi bổ sung một số điều của Luật PCTN) đến hết năm 2018.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận
án - Phương pháp luận:
Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, PCTN nói chung và phòng, chống
TPTN trong HĐTP nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Ngoài phương pháp luận nêu trên, quá trình thực hiện đề tài luận án,
nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
+

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu sinh tìm hiểu và tham

khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, thể hiện dưới
dạng sách tham khảo, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề
tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành; các
loại báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, hồ sơ các vụ án của các cơ quan
chức năng như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND tối cao, TAND tối cao... có
liên quan đến quá trình tổ chức hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong
HĐTP. Trong các tài liệu này có các thông tin, kết quả triển khai các chương
trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP đã được
các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, quần chúng thực hiện tại các địa

5


bàn và có các số liệu thống kê về hoạt động phòng ngừa, phát hiện và điều tra
khám phá TPTN trong HĐTP ở Việt Nam những năm qua.
-


Phương pháp phân tích, tổng hợp: Qua các loại tài liệu liên quan đến

luận án cũng như các báo cáo của Cơ quan Điều tra, VKSND, Tòa án nhân
dân (TAND) các cấp, báo cáo kết quả các vụ án...; nghiên cứu sinh đã tổng
hợp tình hình TPTN trong HĐTP và kết quả triển khai các chương trình, kế
hoạch, biện pháp phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở Việt Nam; tiến
hành phân tích thực trạng tình hình TPTN trong HĐTP và đánh giá kết quả
triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp của các cơ quan chức năng
Việt Nam trong phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP những năm qua.
-

Phương pháp thống kê, so sánh: Nghiên cứu sinh tiến hành thống kê

kết quả hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở nước ta những
năm qua, gồm có: Thống kê về tình hình TPTN trong HĐTP; các chương
trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP đã được
triển khai thực hiện từ năm 2008 đến hết năm 2018. Từ đó, nghiên cứu sinh
đối chiếu, so sánh mức độ phức tạp của tình hình TPTN trong HĐTP để góp
phần làm rõ tình hình TPTN trong HĐTP ở nước ta trong từng giai đoạn.
-

Phương pháp nghiên cứu điển hình: Trong quá trình thực hiện luận án

của mình, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu và phân tích chuyên sâu một
số vụ án điển hình đã khám phá về TPTN trong HĐTP xảy ra trong thực tế tại
các cơ quan, đơn vị, địa phương do Cơ quan Điều tra - VKSND tối cao thụ lý
từ năm 2008 đến hết năm 2018, qua đó nghiên cứu về đặc điểm, phương thức,
thủ đoạn, nguyên nhân phát sinh, phát triển của loại tội phạm này.
+ Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sinh đã gặp gỡ, trao đổi và

tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, nhà khoa học có các công trình
nghiên cứu về nội dung liên quan đến luận án nói chung, đồng thời tham khảo
ý

kiến của một số cán bộ thực tiễn công tác tại TAND tối cao, VKSND tối cao

và Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, đây là những người trực tiếp và
có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa,

6


đấu tranh với TPTN nói chung và phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP
nói riêng. Qua trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học,
cán bộ thực tiễn về các nội dung liên quan đến luận án giúp nghiên cứu sinh
hiểu rõ hơn và có cơ sở vững chắc trong phân tích, nhận định và khái quát các
vấn đề cần tập trung nghiên cứu trong luận án.
+

Phương pháp hội thảo khoa học: Các chuyên đề của luận án và bản

thảo luận án được nghiên cứu sinh bổ sung, chỉnh lý và hoàn thiện trên cơ sở
tiếp thu ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia tại các lần hội thảo
và bảo vệ luận án các cấp theo quy định trong quá trình thực hiện luận án của
mình. Nghiên cứu sinh đã nhận được nhiều ý kiến góp ý quý báu của các
chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện tên đề tài, cấu trúc luận án, về định
hướng nghiên cứu cũng như về những nội dung chính cần tập trung thu thập
số liệu, tài liệu để phân tích luận giải, làm rõ trong luận án của mình.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình khoa học đầu tiên, luận án tiến sĩ đầu tiên

nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện những vấn đề lý luận
về hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở nước ta trong những
năm qua. Theo đó, kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần làm rõ và đưa
ra được các vấn đề cốt lõi và hết sức quan trọng như: Khái niệm, các thông số
và nguyên nhân, điều kiện của tình hình TPTN trong HĐTP; khái niệm, vị trí,
vai trò, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, cơ sở pháp lý, quan hệ phối hợp và
hợp tác quốc tế trong phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP. Đây là những
vấn đề mà các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây tuy có đề cập ở
những khía cạnh nhất định nhưng chưa rõ hoặc mới ở góc độ khái quát chung.
Vì lẽ đó, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện lý luận về
phòng ngừa tội phạm nảy sinh trong HĐTP nói chung.
- Qua việc nghiên cứu đề tài luận án, lần đầu tiên tình hình TPTN trong
HĐTP và hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở nước ta
những năm qua đã được nghiên cứu sinh tập hợp, phân tích, đánh giá một

7


cách toàn diện và chuyên sâu; làm rõ những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót cũng
như nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn tiến hành hoạt
động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở Việt Nam. Qua đó, đã giúp
các cơ quan có thẩm quyền thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt
động của TPTN trong HĐTP ở Việt Nam những năm qua.
-

Trên cơ sở thực tiễn tình hình TPTN trong HĐTP những năm qua và

các yếu tố tác động ảnh hưởng, xu hướng hoạt động của loại tội phạm này,
Luận án đã đưa ra được những dự báo khoa học về tình hình TPTN trong
HĐTP và những yếu tố tác động ảnh hưởng đến hoạt động phòng ngừa tình

hình TPTN trong HĐTP ở nước ta thời gian tới. Bên cạnh đó, luận án đã đưa
ra hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót và góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở
nước ta thời gian tới. Những giải pháp mà luận án đưa ra có cơ sở khoa học,
dựa trên thực tiễn tình hình TPTN trong HĐTP cũng như thực trạng hoạt động
phòng ngừa tình hình loại tội phạm này ở Việt Nam những năm qua, chính vì
vậy có thể được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu ứng dụng vào thực
tiễn hoạt động phòng ngừa tội phạm nảy sinh trong lĩnh vực HĐTP nói chung
và TPTN trong HĐTP nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
-

Ý nghĩa lý luận:

Qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu đề tài luận án và những kết luận
khoa học được rút ra, nhất là một số vấn đề lý luận về hoạt động phòng ngừa
tình hình TPTN trong HĐTP đã bổ sung những lý luận cần thiết về phòng
ngừa TPTN nói chung, qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận của
chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
-

Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là một số giải pháp trọng tâm
mà nghiên cứu sinh đưa ra trong đó có các giải pháp mang tính đặc thù
chuyên ngành có thể làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền, nhất là các cơ quan

8



có thẩm quyền tham gia vào HĐTP tham khảo, góp phần hoạch định những
chương trình, kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng
ngừa tình hình TPTN trong HĐTP ở nước ta thời gian tới. Sau khi luận án
được bảo vệ cấp nhà nước sẽ trở thành tài liệu phục vụ cho các cán bộ trong
các cơ quan nhà nước nói chung, nhất là các cán bộ thuộc các cơ quan có
thẩm quyền tham gia vào HĐTP nghiên cứu phục vụ nâng cao hiệu quả công
tác chuyên môn. Bên cạnh đó, luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công tác
biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học và nghiên cứu, giảng dạy trong các học
viện, nhà trường có liên quan ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án.
Chương 2: Lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong
hoạt động tư pháp ở Việt Nam.
Chương 3: Tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp và
thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư
pháp ở Việt Nam những năm qua.
Chương 4: Dự báo, quan điểm và giải pháp tăng cường công tác phòng
ngừa tình hình tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện
nay.

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan ở nƣớc ngoài

Nhằm luận giải những vấn đề mang tính lý luận, phân tích thực trạng,
bản chất, từ đó định hướng các giải pháp góp phần phòng, chống TPTN nói
chung và phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP nói riêng, đến nay trên thế
giới đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia, của cơ quan
chức năng các nước về TPTN và hoạt động phòng, chống TPTN nói chung
được công bố. Theo đó, trong quá trình thực hiện luận án của mình, nghiên
cứu sinh đã tìm hiểu, thu thập, nghiên cứu và tham khảo một số công trình
khoa học tiêu biểu đã được công bố ở nước ngoài sau đây:
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phòng,
chống tội phạm tham nhũng nói chung và phòng, chống tội phạm tham
nhũng trong hoạt động tư pháp nói riêng
-

Giáo trình "Tội phạm học" dành cho các trường đại học

(Криминология. Учебник для вузов) của tác giả Malkov V.D. - Giáo sư,
Tiến sĩ khoa học Luật, Nhà hoạt động khoa học Công huân Liên bang Nga,
Nhà xuất bản Luật học (Юриспруденция), Moskva, 2006, dung lượng 528
trang, mã số xuất bản: ISBN 5-7205-0698-5 [88].
Giáo trình nêu trên của tác giả Malkov V.D. được cấu trúc thành hai
phần: Phần chung và Phần riêng, gồm 24 chương. Tác giả đã dành riêng
chương 16 để tập trung nghiên cứu, phân tích về tình hình hoạt động của tội
phạm có chức vụ và tham nhũng cũng như hoạt động phòng ngừa loại tội
phạm này. Trong đó, các nội dung cụ thể được tác giả tập trung nghiên cứu,
phân tích như: Khái niệm và đặc điểm tội phạm học của tội phạm có chức vụ;
các đặc điểm tội phạm học của TPTN và tình hình hoạt động của TPTN; các
yếu tố quyết định của tình hình tội phạm có chức vụ và TPTN; các biện pháp
phòng ngừa tội phạm có chức vụ và TPTN. Có thể thấy, TPTN trong HĐTP là
10



một trong những loại tội phạm về chức vụ nên nghiên cứu công trình này có ý
nghĩa quan trọng giúp định hướng cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực
hiện luận án của mình, nhất là trong việc phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của
hoạt động phòng ngừa tình hình TPTN trong HĐTP.
-

Giáo trình “Điều tra hình sự” dành cho các trường đại học

(Криминалистика. Учебник для вузов), hiệu đính bởi nhà hoạt động khoa
học Công huân Liên bang Nga, Giáo sư Belkin R. S, Nhà xuất bản Norma,
Moskva 2000, dung lượng 990 trang, mã số xuất bản ISBN 5-89123-302-9
(НОРМА) ISBN 5-86225-949-Х (ИНФРА • М) [82].
Giáo trình nêu trên của Giáo sư Belkin R. S tổng hợp khá đầy đủ các
nội dung của khoa học điều tra hình sự. Với dung lượng lên tới gần 1000
trang khổ lớn, nội dung cuốn sách này được cấu trúc thành 04 phần và 57
chương: Phần I. Lịch sử và phương pháp luận của khoa học điều tra hình sự
(Lý luận chung về khoa học điều tra hình sự); Phần II. Kỹ thuật và công nghệ
điều tra hình sự; Phần III. Chiến thuật và công nghệ điều tra hình sự; Phần IV.
Phương pháp điều tra hình sự. Tại chương 50 thuộc Mục IV. Phương pháp
điều tra hình sự, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ từng đặc điểm hình sự
của nhóm tội phạm về chức vụ nói chung và TPTN nói riêng. Tuy nhiên, do
giáo trình này được tác giả biên soạn và xuất bản từ lâu nên các thông tin và
tính thời sự của một số nội dung chưa được cập nhật.
-

Sách tham khảo “Tội phạm học” (Криминология. Учебное пособие)

của tác giả Shưkhantsov Gannadij Grigorievich, Nhà xuất bản Тесей, Minsk,
năm 2006, mã số xuất bản: ISBN 985-463-200-8 [93].

Cuốn sách nêu trên được cấu trúc thành 19 chương, với 295 trang.
Trong đó, tại chương 16 của cuốn sách, tác giả dành riêng để nghiên cứu về
tình hình TPTN và tập trung vào 03 nhóm nội dung cơ bản đó là: Khái niệm
và đặc điểm hình sự của tình hình TPTN; nguyên nhân và điều kiện của TPTN
(tác giả nghiên cứu theo các nhóm nguyên nhân, điều kiện khác nhau như:
Kinh tế, quản lý - tổ chức, tâm lý học); các giải pháp đấu tranh với

11


TPTN (theo hai nhóm: Giải pháp chung và giải pháp nghiệp vụ).
-

Sách tham khảo “Tìm hiểu về những vi phạm trong hoạt động tư

pháp: Pháp luật, truyền thông và những khủng hoảng không thể tránh khỏi”
(Understanding Miscarriages of Justice: Law, the Media and the Inevitability
of a Crisis) của Richard Nobles và David Schiff, DOI: 10.1093 / acprof: oso /
9780198298939.003.0001 [90].
Khi phân tích các nội dung trong cuốn sách nêu trên, Richard Nobles và
David Schiff đã chỉ ra một nghịch lý: Trong một xã hội mà trong đó hệ thống
tư pháp không ổn định và có nhiều tranh luận thì không thể đặt vấn đề về
những vi phạm trong HĐTP. Các tác giả đã khảo sát những điều kiện của hệ
thống mà trong đó sẽ tạo ra nguy cơ lớn cho những vi phạm trong HĐTP.
Luận điểm cuốn sách đưa ra có sự không tương thích giữa cách hiểu về hệ
thống tư pháp qua truyền thông với thực tiễn của hoạt động pháp lý. Mặc dù
có rất nhiều luận điểm cho rằng những sai phạm trong HĐTP là bình thường
và là hệ quả có thể dự đoán của thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử,
cách hiểu đại chúng thông thường nhìn nhận đây là một vấn đề không thể
chấp nhận được. Thường thì những vi phạm tư pháp được xem là những

trường hợp ngoại lệ nhưng phổ biến. Trong những trường hợp đó, tính hợp
pháp của quá trình tố tụng hình sự được đặt dấu hỏi trên các phương tiện
truyền thông. Những thời điểm như vậy thường được truyền thông mô tả như
một sự khủng hoảng của cả hệ thống tư pháp hình sự. Điều này xảy ra trong
tất cả các giai đoạn của một quá trình tố tụng hình sự và sẽ trở nên đặc biệt
kịch tính khi giới truyền thông điều tra sâu các vụ án đã được xét xử và từ đó
tìm ra những oan sai. Tuy vậy, không có một tiêu chí chung để có thể bác bỏ
những bất đồng giữa hệ thống tư pháp và giới truyền thông. Không có một
diễn đàn, không quy chế và không có một hệ tiêu chí nào làm cơ sở cho việc
xác lập sự thật của các vụ việc.
-

Bài báo khoa học “Những vi phạm trong hoạt động tư pháp và vấn đề

vô tội: Các quan điểm của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, các nhà
12


vận động xã hội, nhà báo, và lực lượng thực thi pháp luật” (Miscarriages of
Justice and the Discourse of Innocence: Perspectives from Appellants,
Campaigners, Journalists, and Legal Practitioners) của tác giả Sioan Jenkins,
Tạp chí Luật và Xã hội Tập 40, số 3, tháng 9/2013, ISSN: 0263-323X, trang
329-355 [95].
Bài báo nêu lên vấn đề vô tội đối với các vụ án oan sai trong hệ thống
tư pháp hình sự. Đối với những nguyên đơn kháng cáo lên toà phúc thẩm,
nhận thức về vấn đề vô tội thường mâu thuẫn với mục đích của quá trình xét
xử tội phạm. Bài viết này nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm của những người
thực thi pháp luật, cơ quan báo chí và nạn nhân của các vụ án oan sai về vấn
đề vô tội, cũng như những sai lầm về nhận thức có thể dẫn tới việc sai lệch
trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan của hệ thống tư pháp. Bài viết cũng

nghiên cứu về vấn đề đền bù đối với những vụ oan sai trong quá trình tiến
hành tố tụng, qua đó kết luận rằng những yếu tố cấu thành nên các hành vi vi
phạm tố tụng thường không được xác định rõ ràng, qua đó làm gia tăng tâm lý
sợ hãi của nạn nhân ở các vụ án oan sai trong quá trình phục hồi thiệt hại về
tính mạng, sức khoẻ và nhân phẩm.
-

Bài báo khoa học “Những đóng góp của khoa học hình sự đối với việc

giải quyết các vụ án vi phạm quy định về hoạt động tư pháp” (The
contribution of forensic science to miscarriage of justice cases) của tác giả
Barbara Etter, APM, Australian Journal of Forensic Sciences, 2013, Vol. 45,
số 4, 368-380, [81].
Bài báo nghiên cứu các vụ án điển hình ở Úc có liên quan đến lĩnh vực
pháp y hình sự, trong đó nêu bật các trường hợp khoa học hình sự được vận
dụng để hạn chế các vụ án vi phạm quy định về HĐTP. Bài viết nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc phát triển năng lực nghề nghiệp, sự tín nhiệm, quá
trình cải cách luật pháp, các dự án phòng, chống vi phạm HĐTP và sự cần
thiết phải thiết lập một Ủy ban Quốc gia về kiểm soát các vụ án hình sự
(CCRC) tại Úc và Anh. Tác giả rút ra những bài học từ hơn 30 năm kinh

13


nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thực thi pháp luật tại Úc trong quá trình xử
lý các vụ án giết người xảy ra ở Tasmania.
-

Bài báo khoa học “Khoa học nghiên cứu về những vi phạm trong hoạt


động tư pháp” (The „Science‟ of Miscarriages of Justice), trên Tạp chí Luật
UNSW số 37 (1), trang. 376-406 [86].
Có rất nhiều các vụ oan sai xảy ra do các chứng cứ vật chất bị đánh giá
sai, hoặc do các giả thuyết điều tra lạc hướng, đồng thời có rất nhiều các hoạt
động tố tụng được thực hiện không đúng dẫn đến vi phạm các quy định của
HĐTP, nguyên nhân do các kết luận giám định kỹ thuật hình sự cũng như các
chứng cứ vật chất không được coi trọng và dựa vào. Vì rất nhiều lý do khác
nhau mà các chứng cứ quan trọng không được nhận diện và thu thập. Những
người có trách nhiệm trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ nhằm đảm bảo
tính chính xác, khách quan của hoạt động điều tra lại thường không biết đến
những hạn chế của các phương pháp không chính thống. Bài viết này đưa ra
một số lý giải vì sao các chứng cứ yếu và không đáng tin cậy lại vẫn được sử
dụng trong hoạt động tố tụng hình sự và những giải pháp để hạn chế tình trạng
này, từ đó hạn chế những vi phạm trong hoạt động tố tụng. Một trong những
giải pháp mà bài viết này đề cập đến là đưa ra một quy trình chuẩn đối với
quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ hình sự.
Bài viết được thực hiện thông qua nghiên cứu các vụ án vi phạm HĐTP
đã xảy ra, thông qua việc trao đổi kinh nghiệm của các cơ quan giám đốc
thẩm các vụ án hình sự, nạn nhân của các vụ án oan sai cũng như các chuyên
gia kỹ thuật hình sự trong nhiều thập niên. Nội dung các báo cáo đã chỉ ra
rằng thách thức lớn nhất đối với các quy định luật pháp là quá dựa vào các
chứng cứ vật chất, với câu hỏi đặt ra là liệu mức độ khoa học của các kết quả
giám định là ở mức nào. Trong phạm vi thảo luận của bài viết đã đánh giá mối
liên hệ giữa khoa học hình sự và các vi phạm trong HĐTP nhằm trả lời câu
hỏi về sự cần thiết phải đưa ra các chuẩn mực được thừa nhận dựa trên những
căn cứ khoa học đáng tin cậy.

14



-

Bài báo khoa học “Hệ thống Tư pháp Hình sự tạo ra sơ hở cho những

oan sai” (The Criminal Justice System Creates Incentives for False Convictions)
của Roger Koppl và Meghan Sacks, Tạp chí Tư pháp Hình sự, 2013, Vol. 32, số
2, 126 162, [91].

Bài báo khoa học này tập trung nghiên cứu, phân tích về hệ thống tư
pháp hình sự của Hoa Kỳ. Theo đó, tác giả đã đưa ra nhận định hệ thống tư
pháp như của Hoa Kỳ lúc đó đã tạo ra rất nhiều sơ hở cho vấn đề oan sai xảy
ra trong hoạt động này. Có nhiều căn cứ để khẳng định rằng số vụ oan sai
trong hệ thống tư pháp hình sự hàng năm của Hoa Kỳ là rất cao. Thông qua
nghiên cứu hoạt động của lực lượng cảnh sát, của các kiểm sát viên và giám
định viên kỹ thuật hình sự, có thể thấy các nhân viên thuộc hệ thống tư pháp
thường có ít căn cứ để buộc tội đúng người. Những cơ chế mà các nhà kinh tế
học gọi là “vấn đề quản lý đa nhiệm” đã tạo ra tỷ lệ oan sai rất cao. Các luật
sư thường có rất ít nguồn lực cũng như cơ chế cần thiết để bảo vệ thân chủ
của mình. Trong bài viết này, các biện pháp khắc phục những sơ hở phát sinh
trong hệ thống tư pháp hình sự đã được tác giả đưa ra và khẳng định rằng các
giải pháp đó cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn.
-

Bài báo khoa học “Những thiếu sót trong hệ thống pháp lý và việc

ngăn chặn tội phạm: Lý luận và những chứng cứ thực nghiệm” (Judicial
Errors and Crime Deterrence: Theory and Experimental Evidence) của
Rizzolli, Matteo, Stanca, Luca, Tạp chí Luật và Kinh tế; tháng 5/2012, tập 55
Số phát hành 2, p311-338. 28 giờ [89].
Các học thuyết kinh tế và ngăn chặn tội phạm dự đoán việc kết án oan

sai cũng gây thiệt hại tương tự như việc trả tự do cho một kẻ có tội. Trong bài
viết này, nhóm tác giả đã xác nhận kết quả về mặt lý thuyết, qua đó cho thấy
sự xuất hiện của các biến rủi ro, thiệt hại có tác động lớn đối với hiệu quả của
hoạt động ngăn ngừa tội phạm hơn các rủi ro loại 2. Nhóm tác giả đã kiểm
nghiệm các giả thuyết với hai nghiên cứu thực nghiệm, trong đó những người
được tiến hành khảo sát sẽ lựa chọn việc lấy trộm đồ của người khác dựa trên

15


điều kiện là những thiếu sót của hệ thống tư pháp. Kết quả kiểm nghiệm cho
thấy cả hai loại lỗi đều có tác động đáng kể đến hiệu quả ngăn chặn tội phạm.
Sự bất đối xứng này được giải thích hoàn toàn bởi sự khác biệt về những lợi
ích có được do hoạt động tội phạm, trong khi các yếu tố tiện ích khác không
có vai trò đáng kể.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về thực trạng tội phạm tham
nhũng và hoạt động phòng, chống tội phạm tham nhũng do cơ quan chức
năng các nước tiến hành
-

Luận án tiến sĩ “Tội phạm tham nhũng trong hệ thống công chức nhà

nước ở Nga và ở Đức và hoạt động phòng ngừa” (Коррупция в системе
государственной службы России и Германии и ее предупреждение) của
tác giả Khlonova Natalia Valerievana, năm bảo vệ 2011, nơi bảo vệ Đại học
tổng hợp quốc gia Sibiri, thành phố Vladivostok, mã ngành 12.00.08 - Luật
hình sự và Tội phạm học, Luật thi hành án hình sự, người hướng dẫn khoa học
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học luật Shedrin N.V [87].
Cấu trúc luận án gồm 02 chương và 07 tiết; ngoài phần mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, dung lượng 254 trang. Mục

đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tổng hợp dưới góc độ pháp luật so
sánh về hoạt động phòng ngừa TPTN trong hệ thống công chức nhà nước ở
Nga và Đức, đồng thời đưa ra các khuyến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các
biện pháp phòng ngừa TPTN trong hệ thống công chức nhà nước ở Liên bang
Nga. Luận án đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
-

Một là, phân tích khái niệm, dấu hiệu và phân loại TPTN trong hệ

thống công chức nhà nước ở Nga và Đức.
-

Hai là, nghiên cứu và so sánh các hình thức biểu hiện chủ yếu của

TPTN trong hệ thống công chức nhà nước ở Nga và Đức.
-

Ba là, đưa ra đặc trưng so sánh về thực trạng TPTN trong hệ thống

công chức nhà nước ở Nga và Đức.

16


-

Bốn là, làm rõ sự giống và khác nhau về tổ hợp các nguyên nhân

chính quyết định hành vi phạm tội tham nhũng trong hệ thống công chức nhà
nước ở Nga và Đức.

-

Năm là, phân tích hệ thống các biện pháp phòng ngừa TPTN trong hệ

thống công chức nhà nước ở Nga và Đức, cơ sở pháp lý và tổ chức các biện
pháp này cũng như hiệu quả của chúng.
-

Sáu là, trên cơ sở các nghiên cứu đã đưa ra các phương hướng cụ thể

nâng cao hiệu quả hệ thống phòng ngừa TPTN trong hệ thống công chức nhà
nước ở Liên bang Nga.
Khách thể nghiên cứu của luận án là các mối quan hệ xã hội hình thành
trong lĩnh vực phòng ngừa TPTN trong hệ thống công chức nhà nước ở Nga
và Đức. Đối tượng nghiên cứu của luận án là TPTN và các hình thức biểu
hiện của nó trong hệ thống công chức nhà nước ở Nga và Đức; các thông số
về thực trạng, cơ cấu và động thái (diễn biến) của loại tội phạm này; nguyên
nhân quyết định nó và hệ thống các biện pháp phòng ngừa đang áp dụng.
-

Luận án tiến sĩ “Tội phạm tham nhũng và các biện pháp phòng ngừa

trên địa bàn vùng Krasnodar” (Коррупционные преступления и меры их
предупреждения :На материалах Краснодарского края) của tác giả
Savenko Irina Alekseevna, năm bảo vệ 2006, nơi bảo vệ Đại học Tổng hợp
Sankt-Peterburg Bộ Nội vụ Liên bang Nga, thành phố Sankt - Peterburg, mã
ngành 12.00.08 - Luật hình sự và Tội phạm học, Luật thi hành án hình sự,
người hướng dẫn khoa học Luật sư Công huân Liên bang Nga, Giáo sư, Tiến
sĩ khoa học luật Rivman D.V [92].
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án được cấu trúc thành 03 chương và 10 tiết, với 231 trang. Mục đích
nghiên cứu của luận án là đưa ra các đề xuất và khuyến nghị có cơ sở khoa
học nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự phát triển (phổ biến) của TPTN và các tội
phạm mang tính tham nhũng, tìm kiếm những biện pháp mới và hoàn thiện
những biện pháp đang có nhằm phòng ngừa TPTN một cách hiệu quả nhất.

17


Luận án đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
-

Một là, nghiên cứu TPTN và các tội phạm mang tính tham nhũng

dưới góc độ tội phạm học.
-

Hai là, làm rõ, dưới góc độ nạn nhân học TPTN, bản chất khái niệm

“nạn nhân của hành vi phạm tội tham nhũng”.
-

Ba là, tiến hành phân loại nhân thân đối tượng phạm tội tham nhũng

và từ đó xây dựng chân dung khái quát nhất về đối tượng này.
-

Bốn là, tiến hành phân tích làm rõ các nhân tố quyết định đến nạn

tham nhũng trong các cơ quan nội vụ (ở Việt Nam là cơ quan Công an) và hệ

thống tư pháp.
-

Năm là, nghiên cứu các đặc điểm tội phạm học quan trọng của TPTN

và quy luật biểu hiện của loại tội phạm này ở Nga qua các giai đoạn khác
nhau của lịch sử đất nước.
-

Sáu là, nghiên cứu các hình thức và biện pháp đấu tranh với TPTN

theo chức năng của các chủ thể khác nhau trong hoạt động bảo vệ pháp luật.
-

Bảy là, xác định các phương hướng đấu tranh với TPTN trên cơ sở

tính toán đến các khả năng phòng ngừa dưới góc độ tội phạm học - nghiệp vụ
và pháp lý hình sự.
Khách thể nghiên cứu của luận án là các quy luật quy định sự tồn tại
của TPTN ở Nga. Đối tượng nghiên cứu của luận án là TPTN, các đặc điểm
pháp lý hình sự và tội phạm học của nó; các tội phạm mang tính tham nhũng;
các vấn đề về lý luận liên quan đến sự hình thành định nghĩa TPTN và các
quy định của pháp luật; các nhóm biện pháp xã hội, tội phạm học - nghiệp vụ
và pháp lý hình sự đấu tranh với TPTN.
-

Bài báo khoa học “Hoạt động hỏi cung và những lời khai giả tạo:

nghiên cứu từ góc độ tâm lý học” (Interrogations and False Confessions: A
Psychological Perspective) của Cutler, Brian L., Findley, Keith A., Moore,

Timothy E., Tạp chí Luật hình sự Canada; tháng 12/2014, p153-170. 18p [84].
Sự ra đời của việc kiểm tra ADN đã dẫn tới một xu hướng "vô tội" ở

18


bắc Mỹ. Công việc của các tổ chức vận động chính sách như: Hiệp hội Quốc
phòng Canada nhằm bảo vệ những người bị kết án oan sai, Dự án vô tội của
Hoa Kỳ và sự liên kết của hơn 60 tổ chức như vậy trong mạng lưới hoạt động
xã hội đã dẫn tới việc trả tự do cho hàng trăm công dân, nhiều người trong số
họ đã bỏ ra nhiều năm trong tù vì những tội phạm mà họ không thực hiện. Các
nhà báo, các nhà nghiên cứu về pháp luật và khoa học xã hội, các tổ chức vận
động và các ủy ban điều tra đã nỗ lực rất nhiều để hiểu rõ hơn về nguyên nhân
của các vụ án oan sai và xây dựng các biện pháp khắc phục để giảm nguy cơ
vi phạm HĐTP. Trong bài báo này, xem xét vai trò của các lời khai ngụy tạo
dẫn tới án oan sai, các quá trình tâm lý dẫn đến sự ép cung.
1.1.3. Một số công trình nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp góp
phần phòng, chống tham nhũng nói chung và phòng ngừa tội phạm tham
nhũng trong hoạt động tư pháp nói riêng
-

Sách tham khảo “Kiểm soát nhằm hạn chế những vi phạm hoạt động

tư pháp: từ quá trình nạn nhân hoá đến tái hòa nhập” (Managing
Miscarriages Of Justice From Victimization To Reintegration) của Brian Forst
[83].
Quy tắc Blackstone được coi là một quy tắc kỳ quặc: “Thà để mười kẻ
phạm tội trốn thoát còn hơn là để một người bị oan”. Số lượng ví dụ ở đây
muốn nhấn mạnh sự thận trọng và chính xác trong quá trình điều tra, truy tố,
xét xử cũng như sự cần thiết phải tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, tuy

vậy thì nguyên tắc này vẫn được coi là tương đối mơ hồ. Có một sự không rõ
ràng đối với việc có nên áp dụng nguyên tắc này tương tự đối với tất cả các
loại tội phạm và người phạm tội, trong khi nguyên tắc này bỏ qua chủ thể là
cảnh sát, kiểm sát viên, thẩm phán hay các nhân viên tư pháp khác. Vấn đề
cũng được đặt ra là liệu có nhiều hơn mười người phạm tội bỏ trốn thì có chấp
nhận được không. Bài luận này hướng tới việc phân định rõ những vấn đề nói
trên thông qua việc xác định nguồn gốc chủ yếu của những vi phạm trong
HĐTP, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát một cách có hiệu quả

19


×