Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ LỆ QUYÊN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Nguyên Cự

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của tôi. Các
số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng
trong bất kỳ khóa luận, luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc và
trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Lệ Quyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn với lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Nguyên Cự, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi khi tôi thực hiện
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi vô cùng cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi
trường, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực
tiếp giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
tại trường.
Tôi trân trọng cảm ơn các bác, cô, chú, anh, chị tại UBND huyện Yên Mỹ, cũng
như người dân tại huyện Yên Mỹ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi những số liệu, thông tin cần
thiết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài
của mình.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiện không cho phép và trình độ, năng
lực chuyên môn còn hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong được các thầy, cô và mọi người đóng góp ý kiến để tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Lệ Quyên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract .................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt....................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1.


Lý luận chung về chất thải ................................................................................. 4

2.1.2.

Chất thải rắn ....................................................................................................... 5

2.1.3.

Chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................................... 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...................................... 10

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 27

2.2.1.

Thực trạng chất thải rắn tại Việt Nam ............................................................. 27

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt một số nước trong khu vực............ 29

2.2.3.

Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số tỉnh thành
của Việt Nam ................................................................................................... 30


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu .................................................................... 33

iii


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 33

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................... 35

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu .......................................... 42

3.2.2.


Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................................. 44

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 45

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài....................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.

Thực trạng quản lý ctrsh ở huyện Yên Mỹ ...................................................... 47

4.1.1.

Thực trạng hệ thống quản lý hành chính chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện Yên Mỹ ................................................................................................. 47

4.1.2.

Thực trạng nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ ............. 50

4.1.3.

Thực trạng hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ.......... 53

4.1.4.


Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở
huyện Yên Mỹ ................................................................................................. 69

4.1.5.

Đánh giá chung tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ........... 70

4.2.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở
huyện Yên Mỹ ................................................................................................. 73

4.2.1.

Định hướng ...................................................................................................... 73

4.2.2.

Giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Yên Mỹ ................................................................................................. 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 88

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 90


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 92
Phụ lục ......................................................................................................................... 95

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVMT

Bảo vệ môi trường

CC

Cơ cấu

CN

Công nghiệp

CTR


Chất thải rắn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRYT

Chất thải rắn y tế

ĐVT

Đơn vị tính

HGĐ

Hộ gia đình

KL

Khối lượng

KTXH

Kinh tế xã hội




Lao động

NN

Nông nghiệp

QLCTR

Quản lý chất thải rắn

QLCTRSH

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

QLMT

Quản lý môi trường

SL

Số lượng

TNMT

Tài nguyên môi trường

TP


Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Chất thải rắn theo nguồn phát sinh khác nhau ............................................. 5

Bảng 2.2.

Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt .................................... 15

Bảng 2.3.

Lượng chất thải rắn phát sinh năm 2003 và 2008 ...................................... 27

Bảng 2.4.

Thành phần chất thải rắn toàn quốc năm 2008, xu hướng năm 2015 ........ 28


Bảng 2.5.

Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam ..................................... 28

Bảng 3.1.

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Mỹ 2011 - 2015 ................. 37

Bảng 3.2.

Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Mỹ thời kỳ 2011 - 2015 ............................ 39

Bảng 3.3.

Đối tượng điều tra ...................................................................................... 44

Bảng 4.1.

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Yên Mỹ năm 2015........................................................................... 51

Bảng 4.2.

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ
năm 2015.................................................................................................... 52

Bảng 4.3.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ
năm 2015.................................................................................................... 53


Bảng 4.4.

Tình hình phân loại CTRSH của các hộ điều tra ....................................... 54

Bảng 4.5.

Vật dụng chứa chất thải rắn sinh hoạt của các hộ điều tra ......................... 56

Bảng 4.6.

Phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở
huyện Yên Mỹ ........................................................................................... 58

Bảng 4.7.

Diện tích, quy mô khu xử lý chất thải theo công nghệ hiện đại ................ 62

Bảng 4.8.

Diện tích, quy mô khu xử lý chất thải theo phương pháp thủ công
tại huyện Yên Mỹ ...................................................................................... 63

Bảng 4.9.

Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ........ 64

Bảng 4.10. Nguồn nhân lực thực hiện việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt
tại huyện Yên Mỹ ...................................................................................... 66
Bảng 4.11. Nguồn tài chính thực hiện việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt

tại huyện Yên Mỹ ...................................................................................... 67
Bảng 4.12. Mức lương trả cho công nhân .................................................................... 69

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn ................................................................. 16
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Mỹ ................................................................. 34
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Mỹ năm 2015 ....................................................... 38

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ................................................................. 8
Sơ đồ 2.2. Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh .... 11
Sơ đồ 4.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ ....................... 48
Sơ đồ 4.2. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt sinh hoạt ................................... 57
Sơ đồ 4.3. Hệ thống tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ ........................ 60
Sơ đồ 4.4. Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt mới ............................................. 78

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đỗ Lệ Quyên
2. Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”.
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10


4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tại Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra và làm thay đổi bộ
mặt đất nước từng ngày, nhưng bên cạnh đó các hiểm họa về môi trường cũng gia tăng.
Sự phát sinh chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng do các hoạt động
của con người tăng nhanh và vượt qua ngưỡng khả năng tự làm sạch của môi trường do
bị ô nhiễm nghiêm trọng. Và huyện Yên Mỹ cũng không ngoại lệ. Vì vậy, việc quản lý
chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là vấn đề
được chính quyền địa phương xác định là quan trọng trong mục tiêu phát triển của
huyện.
Trong nghiên cứu này, tôi tập trung vào nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn
ở huyện Yên Mỹ trong thời gian qua, rút ra những mặt được và tồn tại, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải rắn tại huyện Yên Mỹ trong
thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa
cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; (2) Phản ảnh thực trạng tình
hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; (3) Đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ, tỉnh
Hưng Yên.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp là các báo cáo, văn bản liên quan
đến vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra
các đối tượng: hộ gia đình, công nhân vệ sinh môi trường, cán bộ quản lý môi trường tại
4 xã, thị trấn là: xã Liêu Xá, Nghĩa Hiệp, Trung Hòa và thị trấn Yên Mỹ. Ngoài ra, tôi
còn sử dụng phương pháp phân tích số liệu như: thống kê mô tả và thống kê so sánh để
phản ảnh thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Yên
Mỹ, luận văn đã đưa ra một số kết quả nổi bật sau:
- Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Yên Mỹ chủ yếu từ các hộ gia đình,
các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất với thành phần chất thải khá đa dạng như: thực
phẩm thừa, túi nilon, giấy, kim loại,... Mỗi ngày, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện thải ra là 148,5 tấn (năm 2015).


viii


- Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện còn chưa được thực hiện
tốt, người dân chủ yếu phân loại theo cách đơn giản như: thức ăn thừa để riêng, chất
thải có thể tái chế (đồ nhựa, sắt thép,...) thì đem bán, còn lại chất thải không thể tái chế
để riêng. Các hộ gia đình chủ yếu xô nhựa, thùng xốp hoặc túi nilon, bao dứa để đựng
chất thải rắn sinh hoạt, đây là những vật dụng mang tính chất gọn nhẹ, dễ di chuyển,
đảm bảo vệ sinh.
- Thu gom chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện thông qua các tổ vệ sinh môi
trường trong từng thôn, xóm. Tuy nhiên, các phương tiện thu gom của công nhân vệ
sinh môi trường còn chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động; trang thiết bị bảo hộ lao
động cho công nhân còn thiếu. Đa số trình độ của công nhân còn thấp, chủ yếu chưa qua
đào tạo bài bản, không có trình độ chuyên môn. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ, đãi
ngộ cho công nhân còn ít.
- Hình thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện chủ yếu theo phương pháp thủ
công là chôn lấp và đốt chất thải ngoài trời do huyện chưa có công nghệ xử lý hiện đại.
Hiện nay, huyện đang xây dựng nhà máy xử lý chất thải theo công nghệ hiện đại, dự
kiến sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2025.
- Trên địa bàn huyện chưa quy định được mức phí, lệ phí môi trường, chưa áp dụng
bảng phí riêng đối với các hộ kinh doanh và các hộ không kinh doanh. Vì vậy, nhiều hộ
dân chưa thực hiện đúng quy trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Ngoài ra, các chế tài xử phạt trên địa bàn huyện còn chưa được thực hiện triệt để và
nghiêm khắc đối với các hộ không chấp hành theo quy định của địa phương.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên
Mỹ bao gồm: (1) Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương; (2) Trình độ
chuyên môn của công nhân vệ sinh môi trường; (3) Thái độ, nhận thức trách nhiệm của
người dân; (4) Công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường của địa phương.
Cuối cùng, nghiên cứu này đã đề xuất năm giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất

thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ: (1)Tăng cường quản lý nguồn thải; (2)
Hoàn thiện mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt; (3) Hoàn thiện mô hình xử lý chất
thải rắn sinh hoạt; (4)Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cộng đồng; (5) Nâng cao vai trò của các cấp ngành và các tổ chức, gia đình, cá nhân
trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ.
Đồng thời, đề tài đưa ra một số kiến nghị, bao gồm xây dựng đồng bộ hệ thống văn
bản liên quan dành riêng cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó nên
tích cực khuyến khích các tổ chức tham gia vào công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức
người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và tầm quan trọng của phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

ix


THESIS ABSTRACT
1. The writer: Do Le Quyen
2. The master thesis: “Solution to strengthen the management of solid waste in
Yen My district, Hung Yen province”.
3. Major in: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The process of industrialization and urbanization make Vietnam changed very
much day by day, but the environmental hazards is increasing. Its generated waste and
solid waste by people activities and surpassed the self-cleaning ability of the
environment. Therefore, the solid waste management such as the collection and disposal
of solid waste are issue of local government in sustainable development. This research
objectives included (1) review theorical and paticular of solid waste management; (2)
To assess the situation of solid waste management in Yen My district, Hung Yen

province; (3) To support some solutions to enhance solid waste management in Yen My
district, Hung Yen province.
This study used primary and secondary data related solid waste management
through by interviews, semi-structured interviews of households and local government
in 4 communes Lieu Xa, Nghia Hiep, Trung Hoa and Yen My. The research
methodology such as described statistical analysis, comparative as well as the analysis
the groups of factors affecting the solid waste management.
The results show that the main origin of solid waste from households and the
manufacturing, enterprises such as food waste, plastic bags, paper, metal ... The
domestic solid waste about 148.5 tonnes in Yen My district. The sorting of solid waste
are not good, the household classified the solid waste is very simple such as to separate
food waste, recyclable waste (plastic, steel, ...) are sold to get money. The households
used plastic buckets, barrels of foam or plastic bags to store solid waste. The collection
of solid waste are carried out through environmental sanitation teams in each hamlets.
However, the occupational safety; equipment and labor protection for workers are
lacking. Besides, the forms of handling solid waste is landfilling and waste burning
because there are not modern technology. Currently, the local government is building
waste treatment plants in modern technology, it is expected to put into use in 2025.
Currently, the local government has not specified the environmental fees,
especially the enterprises and bussiness households. Therefore, there were many
households have not comply with the collection of solid waste, sorting and disposal of

x


domestic solid waste. Moreover, the sanctions have not been implemented and strictly.
There were some factors effected to the solid waste management in Yen My district
such as (1) The conditions of locality socio-economic development; (2) Qualifications
of sanitation workers; (3) The attitude, awareness of the people; (4) The propaganda of
environmental sanitation in the localities. Last but not least important, the research

supported some solutions (1) Enhance the management of waste; (2) Improve the
collection of solid waste; (3) Improve the waste disposal; (4) Enhance the education,
advocacy, community awareness; (5) Enhance the role of the sector and organizations,
household and individuals in the management of solid waste in Yen My district.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường là thành phần có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại
và phát triển của con người và sinh vật. Trong những năm gần đây, dưới sự tác
động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam có những bước phát
triển về mọi mặt cùng với đó là nền kinh tế nước nhà có những bước chuyển
mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra hết sức
khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, gia tăng
dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa đã và đang gây sức ép lớn cho môi
trường, làm cho môi trường nước ta xuống cấp nhanh chóng bởi lẽ môi trường hàng
ngày đã phải gánh chịu khối lượng lớn và đa chủng loại rác thải từ các hoạt động sản
xuất, đời sống sinh hoạt và y tế của con người gây ra.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Yên Mỹ
có sự phát triển nhanh, mạnh góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy
nhiên tốc độ đô thị hoá nhanh nên tình trạng ô nhiễm môi trường cũng bị tăng
lên. Nhất là tại các làng nghề, vùng nông thôn hiện đang bị ô nhiễm nặng về
không khí và nguồn nước do mật độ dân cư cao, mặt bằng sản xuất chật hẹp,
công nghệ sản xuất lạc hậu, lượng rác thải sinh hoạt lớn. Ô nhiễm môi trường
không chỉ gây tổn thất kinh tế mà còn tác động tiêu cực và trực tiếp đến sức khỏe
con người.
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn hiện nay đang trở thành vấn đề nổi cộm
nhận được nhiều sự quan tâm, ưu tiên giải quyết của chính quyền địa phương.

Lượng chất thải rắn từ sinh hoạt nông thôn ngày ngày phát sinh nhiều, đa dạng về
thành phần và tính chất độc hại và đang gây nhiều tác động tiêu cực đến môi
trường. Theo ước tính, mỗi năm sinh hoạt nông thôn thải ra môi trường trên 10
triệu tấn, đa số trong số rác thải này chưa được thu gom và xử lý đúng quy định.
Cùng với các loại chất thải khác từ trồng trọt, chăn nuôi, ảnh hưởng của chất thải
từ sinh hoạt nông thôn đến môi trường, hoạt động sản xuất và cảnh quan nông
thôn ngày càng nghiêm trọng đòi hỏi phải có các giảm pháp quản lý phù hợp
(Nguyễn Đức Hiếu, 2015).
Được biết mỗi ngày trên địa bàn huyện thải ra hàng trăm tấn rác thải sinh
hoạt. Thực tế ở các địa phương trong huyện hiện nay cho thấy tỷ lệ thu gom và

1


xử lý chất thải rắn (CTR), nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp đúng quy
chuẩn còn thấp. Việc xử lý và quản lý chất thải rắn chưa hợp lý, không hợp vệ
sinh không những gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới phát triển
kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân. Chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của người dân khu vực nông thôn không được thu gom, xử lý đúng quy
cách, hợp vệ sinh. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn khó kiểm soát, xử
lý và khắc phục, có nơi ngày càng trở nên trầm trọng. Ngoài ra năng lực quản lý
chất thải rắn (QLCTR) còn hạn chế cũng như thiếu các biện pháp giảm thiểu
CTR phù hợp. Các thiết bị và trách nhiệm của các cơ quan trong xử lý tiêu hủy
CTR và chất thải nguy hại còn thiếu, công nghệ xử lý CTR rất đơn giản và lạc
hậu, chủ yếu bằng cách chôn lấp, ý thức của cộng đồng còn yếu.
Thực trạng trên đã và đang tạo ra những rào cản lớn trong việc thực hiện
chủ trương xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Xuất phát từ thực tế trên
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện trong thời
gian qua và rút ra những mặt được và tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt.
- Phản ảnh thực trạng tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện
Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên và góp phần nhân rộng mô hình quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trong vùng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Chất thải, chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt là gì?
- Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên ra sao?

2


- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên?
- Làm thế nào để việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ
đạt kết quả tốt nhất?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về nội dung quản lý chất thải rắn sinh
hoạt, các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giải pháp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng quản lý
và xử lý CTRSH tại huyện Yên Mỹ chủ yếu là thu gom và xử lý trong quản lý
chất thải rắn sinh hoạt (QLCTRSH). Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện cho việc QLCTRSH trên địa bàn huyện.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên thu thập các tài liệu có
liên quan đến các nội dung nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2015. Số liệu điều
tra năm 2015 – 2016.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại khu vực Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt.
Luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện Yên Mỹ. Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu cũng như tồn
tại của quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Luận văn đã phân tích một cách cụ thể tác động của những yếu tố ảnh
hưởng đến việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Mỹ.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Mỹ.
Những kết quả nghiên cứu trên của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các công trình nghiên cứu cùng lĩnh vực sau này và là tài liệu để
UBND huyện Yên Mỹ tham khảo để thực hiện những giải pháp nhằm tăng cường
quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Lý luận chung về chất thải
* Khái niệm
Trong cuộc sống hàng ngày của con người diễn ra nhiều hoạt động khác
nhau: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt... nhằm phục vụ nhu cầu tồn tại và
phát triển. Những hoạt động này của con người đã thải ra môi trường nhiều loại
vật chất dưới nhiều dạng khác nhau. Và nó được gọi với cái tên chung là “chất
thải”. Vậy “chất thải” là gì?
Theo chương I điều 3 của Luật Bảo vệ Môi trường 2014 định nghĩa: “Chất
thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác”.
Vậy có thể hiểu chất thải là những gì mà con người đã sử dụng, không còn
dùng được nữa (hoặc không muốn dùng nữa) vứt bỏ ngoài môi trường.
* Phân loại chất thải:
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh gồm có:
+ Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân
cư các trung tâm dịch vụ, công viên,...
+ Chất thải công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu
là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí).
+ Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ,
vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
+ Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
- Phân loại theo trạng thái chất thải gồm: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất
thải khí.
- Phân loại theo thành phần chất thải: theo cách phân loại này chia ra
thành phần chất thải vô cơ và hữu cơ.

4



- Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật thì gồm
có: chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại.
Mỗi cách phân loại đều có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc
nghiên cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả.
2.1.2. Chất thải rắn
* Khái niệm
Theo nghị định số 38/2015/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý chất thải
và phế liệu, thì “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải)
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác”.
Một quan điểm khác thì: “Chất thải rắn là tất cả các chất thải, phát sinh từ
các hoạt động của con người và động vật, thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì
không sử dụng được hoặc không được mong muốn nữa” (Trần Thị Mỹ Diệu,
2010).
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở
quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý, và đề xuất các chương trình
quản lý CTR thích hợp.
* Phân loại
- Phân loại CTR theo nguồn gốc phát sinh:
Bảng 2.1. Chất thải rắn theo nguồn phát sinh khác nhau
Nguồn phát sinh

Tính chất

Loại chất thải

Thông thường

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy

tinh, lon, kim loại, lá cây, vật liệu xây dựng thải từ
xây sửa nhà, đường giao thông,...

Nguy hại

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nilon, pin, săm
lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng,....

Thông thường

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy
tinh, lon, kim loại, lá cây, rơm rạ, cành cây, chất
thải chăn nuôi,...

Nguy hại

Đồ điện, nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe, sơn thừa,
đèn neon hỏng, bao bì thuốc bảo vệ thực vật,...

CTR đô thị

CTR nông thôn

5


Nguồn phát sinh

Tính chất
Thông thường


Loại chất thải
Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình
sản xuất và sinh hoạt,...

CTR công nghiệp
Nguy hại

Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng hóa
chất độc hại,...

Thông thường

Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành
chính, bao gói thông thường,...

CTR y tế
Nguy hại

Phế thải phẫu thuật, bông gạc chất thải bệnh nhân,
chất phóng xạ, hóa chất độc hại,....
Nguồn: Bộ Tài nguyên môi trường (2011)

- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt chất thải hay chất thải rắn
trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ,...
- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn,
cao su, chất dẻo,...
- Theo Nguyễn Thị Kim Thái (2011) tùy từng mục tiêu mà CTR được
phân chia thành các cách khác nhau. Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR được

phân thành các loại:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao
gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực
phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải,
giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả,...
+ Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp
bao gồm:
 Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ
trong các nhà máy nhiệt điện.
 Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.

6


 Các phế thải trong quá trình công nghiệp.
 Bao bì đóng gói sản phẩm.
+ Chất thải xây dựng là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình,... chất thải xây dựng gồm:
 Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng
 Đất đá do việc đào móng trong xây dựng
 Các vật liệu như kim loại, chất dẻo
 Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý
nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước
thành phố.
+ Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và những mẫu thừa thải ra từ
các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ,...

- Theo mức độ nguy hại:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc các chất thải phóng xạ,
các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan,... có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động
vật và cây cỏ.
Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.
+ Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác
gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý
chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động
chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra
chất thải bệnh viện bao gồm:
 Các kim loại, ống tiêm
 Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ
 Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân
 Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
cadimi, arsen, xianua,...
 Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện

7


+ Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
Trong số các chất thải thì chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay trong
sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một quá trình chế
biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác
nhau của con người.
* Nguồn gốc phát sinh:

Trong xã hội công nghệ thì CTR phát sinh ở khắp mọi khâu, từ khai thác
khoáng sản, làm giàu nguyên liệu, sản xuất tới chế biến, phân phối và tiêu thụ
sản phẩm... Các quá trình sản xuất có công nghệ và thiết bị lạc hậu sẽ sản ra
nhiều chất thải trên một đơn vị sản phẩm, gây lãng phí nguồn tài nguyên, hiệu
quả sử dụng nguyên liệu và năng lượng thấp.
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra CTR bao gồm:

Nhà dân, khu dân


Cơ quan, trường học

Chợ, bến xe, nhà ga

Giao thông, xây
dựng

Nơi vui chơi,
giải trí

Bệnh viện, cơ sở
y tế

CTR

Nông nghiệp, hoạt
động xử lý rác thải

Khu công nghiệp,
nhà máy, xí

nghiệp

Sơ đồ 2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Nguồn: Nguyễn Văn Phước (2010)

8


Nhà dân, khu dân cư: chất thải phát sinh là những thực phẩm thừa, cacton,
nhựa, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, kim loại, tro bếp, lá cây, các chất thải đặc biệt
(đồ điện, điện tử hỏng, lốp xe,...) và các chất thải độc hại. Thành phần chủ yếu
của các chất thải từ khu vực gia đình là chất thải hữu cơ.
Các cơ quan, trường học: chất thải phát sinh là giấy, cacton, gỗ vụn, nhựa,
thủy tinh,...
Nơi vui chơi giải trí: chất thải phát sinh là những thực phẩm thừa, nilon,
cacton, vải, thủy tinh, lá cây,...
Bệnh viện, cơ sở y tế: thực phẩm thừa, giấy, cacton, nilon, thủy tinh, nhựa,
vải,... Đặc biệt là chất thải y tế nguy hại.
Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp: chất thải chủ yếu là các phế phẩm
của quá trình sản xuất.
Nông nghiệp, hoạt động xử lý chất thải: đáng kể nhất ở đây chính là thuốc
bảo vệ thực vật và vỏ thuốc bảo vệ thực vật.
Giao thông, xây dựng: chất thải chủ yếu ở đây chính là vôi, vữa, bê tông,
gạch, thép, cốt pha,...
Chợ, bến xe, nhà ga: chất thải gồm thực phẩm thừa, giấy vụn, lá cây, túi
nilon,...
Như vậy, có thể thấy CTR được thải ra từ mọi hoạt động sống của đời
sống xã hội. Mọi hoạt động trong xã hội diễn ra sẽ kéo theo sự phát sinh một
lượng chất thải nào đó, điều này sẽ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
Vậy từ việc phân tích được các nguồn gốc phát sinh chất thải rắn thì cần phải xây

dựng hướng giải quyết cụ thể theo từng nguồn gốc phát sinh để có hiệu quả
tốt nhất.
2.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt
* Khái niệm
Theo nghị định số 38/2015/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý chất thải
và phế liệu, thì “Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn
phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người”
Theo Trần Thị Mỹ Diệu (2010) thì “Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn
sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư,…), khu thương
mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch

9


vụ, của hàng sử xe,…), cơ quan (trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh
viện, nhà tù, các trung tâm hành chánh nhà nước,…) khu dịch vụ công cộng (quét
đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh,…) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát
nước. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm cả chất thải nguy hại sinh ra từ các nguồn
trên”.
* Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Khối lượng CTRSH ngày càng tăng do quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, do tác động của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế - xã
hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong
đó, các nguồn chủ yếu phát sinh CTRSH bao gồm:
- Từ các khu dân cư: đây là nguồn phát sinh CTRSH thường xuyên và lớn nhất.
- Từ các trung tâm thương mại.
- Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học và các công trình công cộng.
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay.
- Từ các khu công nghiệp. (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý chất thải rắn sinh hoạt

2.1.4.1. Hệ thống quản lý hành chính chất thải rắn sinh hoạt
a. Hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Dưới quan điểm quản lý, có thể hiểu hệ thống quản lý là tập hợp các yếu
tố hay thành phần có tương tác lẫn nhau để hoàn thành một mục đích nào đó.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt là tập
hợp các yếu tố hay thành phần có tương tác lẫn nhau nhằm mục tiêu bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững (Chế Đình Lý, 2009).

10


UBND Tp

Bộ TN&MT

UBND

Sở

Sở

Quận/Huyện

Tài chính

TN&MT

Phòng QLMT

Phòng QLCTR


Các Sở Ban
ngành khác

Chi cục BVMT

URENCO

Phòng TNMT
Cty Công ích Quận/huyện
HTX vận chuyển công cộng
UBND
Phường/Xã
Cán bộ MT

:quan hệ trực tiếp
:quan hệ gián tiếp

Sơ đồ 2.2. Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn đô thị tại
Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Bộ Tài nguyên môi trường (2011)

11


Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2011 thì hệ thống quản lý nhà nước về
CTR đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở sơ đồ 2.2, các đơn vị
được giao chức năng nhiệm vụ về quản lý CTR bao gồm:
Sở Xây dựng: chịu trách nhiệm về quản lý CTR sinh hoạt và các bãi chôn
lấp rác thải gồm: giám sát việc thực hiện quy hoạch đô thị của tỉnh hoặc thành

phố đã được Thủ tướng phê duyệt, tổ chức thiết kế và xây dựng các dự án chôn
lấp rác thải theo tiêu chuẩn môi trường và xây dựng, hỗ trợ ra quyết định về các
dự án cơ sở xử lý chất thải, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo
và đề xuất quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải, các cơ sở, nhà máy chế biến xử lý
CTR phù hợp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phê duyệt.
Sở Tài nguyên và Môi trường: có vai trò quan trọng trong quản lý chất
thải, về giám sát chất lượng môi trường, quản lý và thực hiện các chính sách và
quy định về quản lý chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh ban hành, phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho các
dự án xử lý chất thải, phối hợp với Sở Xây dựng xem xét và lựa chọn các bãi
chôn lấp rác thải, sau đó đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bãi chôn lấp
phù hợp nhất. Tuy nhiên, vai trò của Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi
trường trong quản lý CTR phụ thuộc vào tính chất và tổ chức của từng tỉnh thành
và giữa chúng có thể có khác biệt.
Công ty Môi trường đô thị (URENCO): Ngoài các đơn vị quản lý nhà
nước mang tính hành chính nói trên, Công ty môi trường đô thị là đơn vị dịch
vụ công của nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện công tác thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải ở tỉnh hoặc thành phố. Và cũng tùy thuộc theo từng
địa phương, URENCO có thể trực thuộc Sở Xây dựng hoặc Sở Tài nguyên và
Môi trường. Điển hình như Hà Nội, Hải Phòng và Thừa Thiên - Huế, URENCO
trực thuộc sự quản lý của Sở Xây dựng; tại Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh,
URENCO lại trực thuộc quyền quản lý của UBND thành phố, Sở Tài nguyên và
Môi trường quản lý theo ngành dọc về mặt chuyên môn (Báo cáo môi trường
quốc gia, 2011).
b. Hệ thống các văn bản pháp quy
– Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
– Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

12



– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ
về quản lý chất thải và phế liệu;
– Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
– Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ
ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm
của các cá nhân, tổ chức liên quan đến QLCTR;
– Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT;
– Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
– Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050;
– Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ
về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, dậy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
– Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế
trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020;
– Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại
– Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
– Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật

chôn lấp chất thải nguy hại;
– Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng
số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các
quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận
hành bãi chôn lấp chất thải rắn;

13


×