VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN ĐĂNG HẢI
QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN ĐĂNG HẢI
QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 938.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Hồ Ngọc Hiển
2. TS. Nguyễn Văn Tuyến
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng nội dung được trình bày trong luận án “Quản trị công
ty niêm yết theo pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hồ Ngọc Hiển và TS. Nguyễn Văn
Tuyến. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và luận điểm
các tác giả khác trong luận án này đều được giữ nguyên ý tưởng hoặc trích dẫn phù
hợp theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phan Đăng Hải
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................. 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 8
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 19
1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ
PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT ............................................................. 27
2.1. Những vấn đề lý luận về quản trị công ty niêm yết ...................................................... 27
2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật quản trị công ty niêm yết ...................................... 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT
NAM ................................................................................................................................... 66
3.1. Thực trạng nội dung pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam ......................... 66
3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam ............................ 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 113
CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY .............................................................................................................. 115
4.1. Các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay .............................................................................................................. 115
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay........ 120
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam
hiện nay .............................................................................................................................. 134
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 148
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKS
: Ban kiểm soát
BGĐ
: Ban giám đốc
CTCP
: Công ty cổ phần
CTNY
: Công ty niêm yết
ĐHĐCĐ
: Đại hội đồng cổ đông
ĐLCT
: Điều lệ công ty
GĐ
: Giám đốc
HĐQT
: Hội đồng quản trị
IFC
: International Finance Corporation (Công ty Tài chính
Quốc tế
KSV
: Kiểm soát viên
LDN 2014
: Luật Doanh nghiệp 2014
LCK 2006
: Luật Chứng khoán 2006 (sửa đổi, bổ sung 2010)
Nghị định 71/2017/NĐ-CP
: Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty đối
với công ty đại chúng
QTCT
: Quản trị công ty
QTCTNY
: Quản trị công ty niêm yết
SGDCK
: Sở Giao dịch Chứng khoán
Thông tư 95/2017/TT-BTC
: Thông tư 95/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định
71/2017/NĐ-CP
Thông tư 155/2015/TT-BTC
: Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bố thông tin
trên thị trường chứng khoán
TTCK
: Thị trường chứng khoán
OECD
: Organization for Economic Co-orperation and
Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
TGĐ
: Tổng Giám đốc
UBCKNN
: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 2.1. Các chủ thể tham gia quan hệ QTCTNY ...................................................37
Hình 2.2. Pháp luật QTCTNY theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng ...................................44
Hình 2.3. So sánh các mô hình QTCT......................................................................61
Hình 3.1. Khung pháp luật hiện hành về QTCTNY ở Việt Nam ...............................66
Hình 3.2. Quyền của cổ đông CTNY theo LDN 2014 ...............................................69
Hình 3.3. Mô hình QTCTNY .....................................................................................72
Hình 3.4. So sánh tỷ lệ doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch giữa khối CTNY và doanh
nghiệp không niêm yết ..............................................................................................98
Hình 3.5. Điểm trung bình của các quốc gia tham gia Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN
.................................................................................................................................100
Hình 3.6. CTNY đạt chuẩn công bố thông tin 2012 - 2017 ....................................107
Hình 3.7. Các trường hợp không đạt chuẩn công bố thông tin ..............................108
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thế kỷ XIX, khi Hội đồng quản trị của công ty có thể đưa ra những quyết
định mà không cần có sự đồng ý của tất cả các cổ đông trong công ty và hậu quả là
sự phá sản của nhiều công ty, hoạt động quản trị công ty đã lần đầu tiên được quan
tâm. Câu chuyện sụp đổ Phố Wall vào năm 1929 là một minh chứng rõ nét nhất, khởi
đầu cho các cuộc tranh luận bất tận về vai trò của cổ đông và của người quản lý, về
quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Xu hướng phát triển cũng như toàn cầu hóa làm
xuất hiện những công ty quy mô lớn mà trong đó những người chủ sở hữu công ty
thường không phải là các nhà quản lý, điều này khiến cho việc kiểm soát càng trở nên
khó khăn hơn. Những cuộc xung đột lợi ích xảy ra khi các cổ đông – chủ sở hữu nhận
ra rằng những người quản lý – người đại diện không thực hiện tối đa hóa lợi ích của
cổ đông mà chỉ tập trung gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân họ. Tiếp đó, cuộc
khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 hay hàng loạt các vụ sụp đổ công ty đầu thế
kỷ XXI đã gây tổn thất lớn về giá trị tài sản cho cổ đông có nguyên nhân xuất phát từ
các hành vi gian lận, sự không tuân thủ và những bất cẩn về mặt quản lý càng làm
nổi bật rõ hơn tầm quan trọng của quản trị công ty. Quản trị công ty sau đó đã trở
thành một chủ đề giành được nhiều sự quan tâm trên khắp thế giới, của các định chế
tài chính hay các tổ chức quốc tế.
Đối với các công ty niêm yết, vấn đề quản trị công ty đóng vai trò đặc biệt
quan trọng. Quản trị công ty tốt giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả
năng tiếp cận nguồn vốn, giảm chi phí vốn cũng như tạo dựng lòng tin đối với cổ
đông, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng quản
trị công ty niêm yết phức tạp hơn nhiều so với quản trị công ty thông thường do những
vấn đề như: cơ cấu chủ sở hữu đa dạng, thông tin bất cân xứng, các điều kiện về niêm
yết chứng khoán, chế độ công bố thông tin... Quản trị công ty yếu kém có thể dẫn đến
sự sụp đổ của các công ty, gây nên những tổn thất kinh tế và xã hội cực kỳ nghiêm
trọng do những ảnh hưởng tiêu cực lên các cổ đông, thị trường chứng khoán, cũng
như gây tác động lớn về kinh tế vĩ mô.
1
Trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được
ban hành nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản trị công ty niêm yết
như: Luật Chứng khoán 2006 (sửa đổi, bổ sung 2010), Luật doanh nghiệp 2014, Nghị
định 71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty đối với công ty đại chúng và Thông tư
95/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 71/2017/NĐ-CP. Những văn bản này khi ra
đời đã đạt được những kết quả rất khả quan khi hiệu quả của hoạt động quản trị công
ty niêm yết dần dần được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức
quốc tế, việc đảm bảo thực thi các quy định pháp luật về quản trị công ty ở Việt Nam
vẫn còn nhiều tồn tại, chưa nói tới việc áp dụng các thông lệ quốc tế mới đang chỉ ở
giai đoạn bắt đầu [184].
Nhìn chung, nhận thức về quản trị công ty ở Việt Nam còn nhiều hạn chế,
đồng thời, không loại trừ yếu tố cố tình hiểu sai bản chất và ý nghĩa của quản trị công
ty. Các quy chế quản trị công ty được các công ty Việt Nam xây dựng hiện nay thường
mang tính hình thức, chung chung, chưa đáp ứng được yêu cầu cần có của những
nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất và chưa đáp ứng được nguyện vọng
của các cổ đông cũng như các bên liên quan. Đối với công ty niêm yết, những vấn đề
cơ bản về quản trị công ty như mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc,
vai trò thực sự của Ban Kiểm soát, tính minh bạch, công khai… vẫn chưa được hiểu
biết đầy đủ và áp dụng trên thực tế. Một trong những hệ quả nổi bật của vấn đề này
chính là xuất hiện hàng loạt các vụ bê bối trong các công ty niêm yết như: Bông Bạch
Tuyết, Nhựa Tân Hóa, Dược Viễn Đông, Chứng Khoán Hà Thành [100], vụ án Bầu
Kiên liên quan tới Ngân hàng Á Châu [72] … (xem thêm tại Phụ lục 01)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này nhưng một vấn đề không nhỏ
đó là sự thiếu hoàn thiện của các quy định pháp luật. Bất chấp việc Việt Nam đã cho
ra đời hàng loạt những bộ luật mới để chuẩn bị cho giai đoạn chính thức hội nhập
kinh tế quốc tế, nhưng các văn bản pháp luật về quản trị công ty vẫn ít thay đổi, thậm
chí có một số điểm không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trong hoạt động của
công ty. Một khi luật và các văn bản dưới luật còn nhiều kẽ hở, chưa thể ngăn chặn
triệt để các hoạt động mờ ám, thao túng, xâm phạm lợi ích cổ đông, tình hình quản
trị công ty niêm yết ở Việt Nam sẽ không thể cải thiện được. Những quy định pháp
luật cụ thể, chặt chẽ và chi tiết hơn về quyền lợi cổ đông, về Đại hội đồng cổ đông,
2
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, về vấn đề ngăn ngừa xung đột lợi ích, công bố
thông tin... sẽ tạo dựng một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động quản trị công
ty, giúp công ty tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây
chính là điều kiện tiên quyết để tạo ra một sự thay đổi có tính chiến lược về quản trị
công ty niêm yết ở Việt Nam trong thời gian tới.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Quản trị
công ty niêm yết theo pháp luật Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến
sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
đối với pháp luật QTCTNY ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm
pháp luật các quốc gia trên thế giới, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về QTCTNY.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về phương diện lý luận, luận án tiến hành hệ thống hóa và xây dựng
vấn đề lý luận về QTCTNY và pháp luật QTCTNY để làm rõ bản chất, đặc trưng của
QTCTNY, những chủ thể của quan hệ QTCTNY và các mục tiêu của QTCTNY; phân
tích sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động QTCT đối với
CTNY, những nét đặc thù của pháp luật QTCTNY so với pháp luật kinh tế và pháp
luật QTCT nói chung, xác định nội dung của pháp luật QTCTNY và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực pháp luật này.
Thứ hai, về thực tiễn, luận án tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh các quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến QTCTNY nhằm làm rõ những
bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật QTCTNY ở Việt Nam; đưa ra các
số liệu, sưu tầm các vụ việc vi phạm liên quan đến QTCTNY để làm minh chứng cho
các lập luận khoa học trong luận án.
Thứ ba, nghiên cứu đề xuất quan điểm và nhóm giải pháp hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật QTCTNY ở Việt Nam.
3
Thứ tư, nghiên cứu phương pháp xây dựng và thực thi pháp luật cũng như xu
hướng phát triển của pháp luật QTCTNY của các quốc gia trên thế giới để tìm ra
những kinh nghiệm, hướng phát triển có thể áp dụng ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật QTCTNY, cụ thể là các tư liệu
có liên quan đến QTCTNY, những vấn đề lý luận về QTCT nói chung và QTCTNY
nói riêng, những vấn đề lý luận về pháp luật QTCTNY, thực trạng quy định pháp luật
và tình hình thực thi pháp luật QTCTNY ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu,
pháp luật của các quốc gia, đặc biệt là các Bộ quy tắc QTCT trên thế giới cũng được
tác giả quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở đó, rút ra những kết luận, kinh nghiệm cho
quá trình hoàn thiện pháp luật QTCTNY ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những khía cạnh sau:
Về lý luận, luận án nghiên cứu các quan điểm về QTCT, QTCTNY, pháp luật
QTCTNY hiện có trên thế giới, tập trung vào các quốc gia mà lý luận về QTCT, pháp
luật QTCT phát triển.
Về thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật QTCTNY ở
Việt Nam thông qua các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chứng
khoán. Bên cạnh đó, luận án có phân tích, bình luận một số quy định pháp luật của
Đức, Anh, Mỹ, Australia, Nhật Bản và Bộ nguyên tắc QTCT của OECD để rút ra các
bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt
Nam.
Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu về pháp luật QTCTNY từ năm 2005
– thời điểm những quan niệm về QTCT dần được hình thành ở Việt Nam và xuất hiện
các văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh trực tiếp đến vấn đề QTCTNY.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể
4
chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Cơ sở phương pháp luận của
luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả luận án đã áp dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể, phù hợp với từng nội dung nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích, logic, tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ nội dung
của luận án.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội nhân
văn như lịch sử, kinh tế, luật học làm rõ bản chất kinh tế, xã hội, pháp lý của QTCTNY
ở Việt Nam; đánh giá mức độ phù hợp hay không phù hợp với nội dung pháp luật
QTCTNY, nhất là tính khả thi của các quy định này trên thực tế.
- Phương pháp phân tích logic quy phạm pháp luật được sử dụng để phân tích,
đánh giá các quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam nhằm làm rõ tính phù hợp,
tính thống nhất của pháp luật QTCTNY.
- Phương pháp lịch sử, đối chiếu, thống kê được sử dụng trong phần đánh giá
thực trạng thi hành pháp luật QTCTNY tại Việt Nam.
- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm đối chiếu
các quy định pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật các nước cũng như
thông lệ quốc tế để tìm ra những điểm hợp lý cũng như bất cập trong các quy định
pháp luật QTCTNY ở Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Là công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật QTCTNY, tác giả luận án
mong muốn có thể đóng góp một số những vấn đề mới cho khoa học pháp lý cụ thể
như sau:
Thứ nhất, luận án chứa đựng những nghiên cứu mang tính học thuật và quan
điểm của tác giả luận án về vấn đề QTCT và QTCTNY. Luận án cũng đã chỉ ra được
những đặc điểm của QTCTNY, phân tích được các chủ thể tham gia mối quan hệ
QTCTNY cũng như các mục tiêu của QTCTNY.
Thứ hai, luận án đã xây dựng được định nghĩa về pháp luật QTCTNY, đồng
thời chỉ ra được những nét đặc trưng của pháp luật QTCTNY khi so sánh với pháp
luật kinh tế nói chung và pháp luật QTCT nói riêng. Luận án cũng đã phân tách được
5
các nội dung pháp luật cơ bản liên quan đến QTCTNY bao gồm các nhóm vấn đề
như: bảo vệ quyền cổ đông, mô hình QTCTNY, ngăn ngừa xung đột lợi ích, chế độ
báo cáo và công bố thông tin, giám sát và xử lý vi phạm. Cách phân tách này vừa
đảm bảo tính logic trong việc nhóm các vấn đề có nội dung liên quan, vừa đảm bảo
bao quát tất cả các nội dung của pháp luật QTCTNY.
Thứ ba, với việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật
QTCTNY và các xu hướng phát triển của pháp luật và thông lệ QTCTNY trên thế
giới, luận án đã làm sáng tỏ những cơ sở thực tiễn trong việc thiết lập chính sách đối
với hoạt động QTCTNY, làm phong phú tư duy lập pháp Việt Nam trong việc ban
hành quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này. Đây là tiền đề quan trọng làm cơ
sở xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về QTCTNY trong tương lai ở Việt
Nam.
Thứ tư, luận án đã phân tích và đánh giá một cách hệ thống thực trạng pháp
luật QTCTNY ở Việt Nam, chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm trong các quy
định và cơ chế thực hiện các quy định đó. Trong quá trình phân tích, đánh giá, luận
án có so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngoài và các thông lệ quốc tế
để có được nhận định khách quan và khoa học.
Thứ năm, luận án đã đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học để hoàn thiện
pháp luật QTCTNY ở Việt Nam thông qua việc xác định rõ các yêu cầu đặt ra trong
việc hoàn thiện pháp luật QTCTNY cũng như đề xuất các giải pháp cụ thể trên cơ sở
giải quyết được những bất cập được phát hiện tại phần nghiên cứu thực trạng pháp
luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Cho đến thời điểm hiện tại, luận án “Quản trị công ty niêm yết theo pháp luật
Việt Nam” là công trình nghiên cứu đầu tiên với cấp độ là một luận án tiến sĩ đã
nghiên cứu chuyên sâu cả vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật QTCTNY. Dựa
vào nội dung và kết quả nghiên cứu, luận án đã có những kết luận và kiến nghị những
giải pháp mang tính khoa học và có giá trị thực tiễn. Kết quả này có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc hoạch định các chính sách phát triển xây dựng pháp luật
QTCTNY, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, bảo vệ các quyền và
6
lợi ích của các chủ thể, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đầy phát triển kinh
tế và làm tiền đề cho hội nhập quốc tế.
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, những
nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, nhà quản lý trong học tập, công tác hoạch định
chính sách và ban hành pháp luật của Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản trị công ty niêm yết và pháp luật
quản trị công ty niêm yết.
Chương 3: Thực trạng pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam.
Chương 4: Hoàn thiện pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện
nay.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về quản trị công ty niêm yết
Trên thế giới, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về QTCT nhưng có
rất ít công trình đề cập đến các nội dung đặc thù của QTCTNY.
Nghiên cứu về QTCT nói chung, trước hết, có thể kể tới tài liệu “Principles
of Corporate Governace” của OECD [196] [218] [220]. Bộ Nguyên tắc QTCT của
OECD được Hội đồng Bộ trưởng OECD phê chuẩn lần đầu vào năm 1999 và từ đó
trở thành chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty
và các bên có quyền lợi liên quan khác trên toàn thế giới. Bộ Nguyên tắc đã đẩy mạnh
tầm quan trọng của QTCT và cung cấp hướng dẫn cụ thể cho các sáng kiến pháp lý
và quản lý ở các quốc gia thuộc lẫn không thuộc OECD. Bộ nguyên tắc QTCT đã
được chỉnh lý vào năm 2004 và 2015, tính đến thời điểm hiện tại, các Nguyên tắc
được trình bày trong tài liệu bao quát các lĩnh vực sau: i) Bảo đảm cơ sở cho một
khuôn khổ QTCT hiệu quả; ii) Quyền của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đông và
các chức năng sở hữu cơ bản; iii) Các nhà đầu tư tổ chức, thị trường chứng khoán và
các trung gian khác; iv) Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT; v)
Công bố thông tin và tính minh bạch; và vi) Trách nhiệm của HĐQT. Bộ Nguyên tắc
chỉ ra rõ ràng các khối nền tảng của một khuôn khổ QTCT lành mạnh và cung cấp
những hướng nghiên cứu về QTCT trên thế giới.
Về các vấn đề lý luận liên quan đến QTCT, không thể không nhắc tới tác phẩm
“Corporate Governance: Principles, policities and practices” của tác giả Bob
Tricker [12]. Tác phẩm là công trình nghiên cứu chi tiết về QTCT, thông qua đó tác
giả đã đưa đến các nội dung như: i) Những khía cạnh chính yếu của QTCT; ii) Các
lý thuyết QTCT khác nhau; iii) Những quy trình QTCT khác nhau trên thế giới; iv)
Bản chất, các chức năng và thực tiễn của HĐQT cùng những bộ phận giám sát khác
trong công ty; v) Cấu trúc, hệ thống, quy trình của HĐQT; vi) Nhận diện những vấn
đề ảnh hưởng lên QTCT và tư duy của HĐQT.
8
Cũng nghiên cứu với quy mô tổng quát như trên, H. Kent Baker & Ronald
Anderson với tác phẩm “Corporate Governance – A synthesis of theory, research,
and practice” [45] đã miêu tả những vấn đề cơ bản nhất của QTCT thông qua: i) Lịch
sử, hệ thống, các thông lệ tốt nhất của QTCT; ii) Vấn đề quản trị nội bộ; iii) Vấn đề
quản trị bên ngoài. Cuốn sách với sự bao phủ các hệ thống, quy trình và phương pháp
tách rời mối quan hệ giữa nhà quản lý, cổ đông lớn và cổ đông thiểu số đã cung cấp
một cái nhìn rõ ràng về hoạt động quản trị hiện nay và cẩn thận xem xét các cơ chế
giảm thiểu xung đột chính đáng trong QTCT. Cùng chủ đề trên, các công trình nghiên
cứu khác như “Essentials of Corporate Governance” của tác giả Sanjay Anand [231],
hai tác giả Đinh Trần Ngọc Huy & Đinh Trần Ngọc Hiển (2011) với tác phẩm
“Mordern Corporate Governance: Principles And Models After Global Economic
Crisis” [196]… cũng đã đề cập được những vấn đề liên quan đến khái niệm và yêu
cầu của QTCT, lý thuyết QTCT, vai trò của QTCT, mô hình QTCT.
Trái ngược với số lượng lớn các tác phẩm nghiên cứu lý luận về QTCT thì vấn
đề lý luận về QTCTNY chưa được các nhiều công trình nghiên cứu ngoài nước đề
cập đến. Tác phẩm tiêu biểu về vấn đề này là “The Corporate Governance of Listed
Companies: A Manual for Investors” của CFA Institue [190]. Nghiên cứu đã tập
trung giải quyết những vấn đề then chốt của QTCTNY trên bình diện thế giới cho ba
nội dung lớn là HĐQT, quyền quản lý và quyền của cổ đông. Trong mỗi nội dung,
nghiên cứu đã cung cấp hướng dẫn cụ thể và thực tế về từng vấn đề trên cơ sở không
tạo ra một mô hình QTCT tối ưu khác. Nghiên cứu cũng cung cấp rất nhiều nội dung
các nghiên cứu học thuật về QTCT trong những năm qua và đưa đến thực trạng QTCT
của doanh nghiệp trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu khác thì tập trung vào từng
thị trường riêng biệt. Nghiên cứu “Voluntary Disclosure of Corporate Governance
Practices by Listed Australian Companies” của Peter Collett, Sue Hrasky [225] mô
tả thực trạng QTCTNY tại Australia; nghiên cứu “Corporate governance and
earnings management in the Chinese listed companies: A tunneling perspective” của
Zhou Lu [248] giới hạn phạm vi nghiên cứu QTCT tại thị trường Trung Quốc… cũng
đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về QTCTNY. Đặc biệt, các tác phẩm này đều chỉ
ra vấn đề then chốt của QTCTNY là phức tạp hơn rất nhiều so với QTCT thông
9
thường khi phải dung hòa được lợi ích của rất nhiều bên liên quan như cổ đông, người
quản lý, người lao động, khách hàng, tính ổn định của thị trường, môi trường, xã hội...
Ở Việt Nam, nghiên cứu có hệ thống về QTCT thì có tác phẩm “Cẩm nang
QTCT” – một sản phẩm của Dự án QTCT tại Việt Nam của IFC trong khuôn khổ hợp
tác với UBCKNN Việt Nam. Giá trị của nghiên cứu thể hiện trên một số điểm sau
đây: i) Nghiên cứu chi tiết về khái niệm QTCT và vai trò của QTCT; ii) Tập hợp và
phân tích một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện các quy định pháp luật về QTCT
ở Việt Nam tính đến năm 2010; iii) Giới thiệu có chọn lọc các thực tiễn, thông lệ tốt
trên thế giới về QTCT, phân tích so sánh thực tiễn ở Việt Nam với thực tiễn một số
quốc gia có hoàn cảnh tương tự; iv) Giới thiệu những giải pháp, thông lệ tốt nhất có
thể áp dụng để hoàn thiện công tác QTCT trong điều kiện và khuôn khổ pháp luật
hiện nay ở Việt Nam [69, Tr.VIII].
Tác phẩm “QTCT ở Đông Á sau khủng hoảng 1997” của tác giả Trương Thị
Nam Thắng [129], mặc dù nội dung phần lớn tập trung vào phân tích hoạt động QTCT
ở Đông Á sau khủng hoảng 1997, tuy nhiên, các vấn đề lý luận về QTCT được tác
giả phân tích là hết sức có giá trị. Đặc biệt, thông qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra
được các nhân tố chủ yếu của hệ thống QTCT, bao gồm các nhân tố nội bộ công ty
(cấu trúc sở hữu công ty, thành phần HĐQT, các bộ phận hỗ trợ kiểm tra và đối trọng,
điều lệ công ty) và các nhân tố bên ngoài công ty (tính đúng đắn và hiệu lực của các
chế định pháp luật, chuẩn mực kế toán và kiểm toán, tính cạnh tranh của thị trường
sản phẩm, tính hiệu quả và cạnh tranh của thị trường tài chính, tính cạnh tranh của thị
trường lao động, truyền thống văn hóa và lịch sử). Qua đó, tác giả chứng minh hệ
thống QTCT hiệu quả đóng góp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty và nền
kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.
Các tác phẩm “QTCT đại chúng, niêm yết dành cho doanh nghiệp và nhà đầu
tư” của tác giả Lê Minh Toàn [137]; “Pháp luật về QTCTNY trong thị trường chứng
khoán” của tác giả Lê Vũ Nam [82] là những nghiên cứu tập trung chủ yếu vào quy
định pháp luật QTCTNY, tuy nhiên cũng có những nghiên cứu về vấn đề lý luận
QTCTNY. Cả hai tác phẩm mặc dù chưa nêu ra được định nghĩa và đặc trưng của
QTCTNY, tuy nhiên hai tác phẩm đã đưa ra được các vấn đề liên quan như niêm yết
chứng khoán, CTNY, vai trò của QTCTNY, mô hình QTCTNY. Bên cạnh đó, vì đây
10
cũng là một vấn đề dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nên có rất nhiều
bài viết trên các tạp chí đề cập đến vấn đề QTCT, có thể kể đến một số bài viết: “Sự
tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lý điều hành trong QTCT” của tác giả Hà Thị
Thanh Bình [11]; Bùi Xuân Hải với bài viết “Lý luận và mô hình QTCT ở nước ngoài
và vấn đề tiếp nhận vào Việt Nam” [50]; Phan Thị Nhã Trúc với bài viết “Quản trị
doanh nghiệp: nhìn từ quan điểm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam” [88]… Các nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào nội dung lý luận về QTCT với việc mô tả bản chất của
QTCT, tuy nhiên, những nghiên cứu này đều có những giá trị nhất định trong việc
xây dựng định nghĩa và đặc điểm của QTCTNY.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về pháp luật quản trị công ty niêm yết
Trước hết, pháp luật QTCTNY là một nội dung tương đối mới mẻ và phức tạp,
chính vì vậy, chính vì vậy, các công trình nghiên cứu một cách toàn diện về pháp luật
QTCTNY là chưa nhiều. Tuy nhiên, vì bản chất của QTCTNY không khác so với
QTCT thông thường, chính vì vậy, những vấn đề lý luận về pháp luật QTCTNY cũng
có thể được xây dựng trên nền tảng của pháp luật QTCT thông thường.
Nghiên cứu về khung pháp lý về QTCT trên phạm vi thế giới, có thể đề cập
tới OECD với tác phẩm là OECD “Corporate Governance Factbook 2017” [223]
Nghiên cứu được chia thành bốn vấn đề chính: i) Bối cảnh QTCT; ii) Khung pháp
luật về QTCT; iii) Quyền của cổ đông và chức năng sở hữu chính; và iv) HĐQT của
công ty. Các khu vực pháp lý được phân tích là về 35 quốc gia OECD (hiện bao gồm
cả Latvia đã tham gia OECD năm 2016) và 14 quốc gia khác là: Argentina; Brazil;
Trung Quốc, Colombia, Hồng Kông, Trung Quốc; Ấn Độ; Indonesia; Litva; Liên
bang Nga; Ả Rập Saudi; Singapore và Nam Phi. Nghiên cứu này cung cấp một nền
tảng thực tế dễ tiếp cận và cập nhật về khung pháp lý, thể chế và quy định pháp luật
của nhiều quốc gia trên cơ sở so sánh khuôn khổ pháp lý của các quốc gia, từ đó có
được thông tin về thực tiễn tại các khu vực pháp lý cụ thể.
Đề cập đến pháp luật QTCT trong hệ thống pháp luật Common Law, công
trình “Corporate Governance in The Common Law World. The Political Foudations of
Shareholder Power” của tác giả Cristopher M.Bruner [193] và “Shareholder Primacy and
Corporate Governance. Legal Aspects, Practices and Future Directions” của tác giả
Shuangge Wen [232] đã phân tích các khía cạnh pháp lý và lý thuyết nhằm cung cấp
11
một cái nhìn toàn diện và quan trọng của các thông lệ phản ánh quyền ưu tiên của cổ
đông ở Anh hướng tới hiệu quả hoạt động của công ty lâu dài và có trách nhiệm với
xã hội, và bảo đảm sự phù hợp giữa quy định pháp luật và thực tiễn thương mại.
Ngoài ra, cuốn sách “Corporate governance in the Shadow of the State” của tác giả
Marc T. Moore năm 2013 [213] cũng đã phân tích kỹ lưỡng các khía cạnh cốt lõi của
luật QTCT ở hai nước này, nhằm xác định bản chất cơ bản của QTCT như một đối
tượng điều tra pháp lý. Moore xem xét liệu QTCT Anh - Mỹ có được hiểu là một khía
cạnh của luật "tư nhân" (tạo điều kiện thuận lợi) hay là một phần của luật "công cộng".
Theo đó, tác giả chỉ ra QTCT nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của các chuẩn
mực về trách nhiệm giải trình trong việc quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp
và chứng tỏ sự cần thiết về các quy định bắt buộc trong lĩnh vực này.
Một số các tác phẩm khác như: Tác phẩm “The Anatomy of Corporate Law –
A Comparative and Functional Approach” [245]; “Corporate Governance in The
Common Law World. The Political Foudations of Shareholder Power” [222]… cũng
đề cập đến hệ thống pháp luật Common Law. Đa số các công trình này rất mới, có
giá trị tham khảo cao với đặc điểm chung của pháp luật QTCT theo đánh giá thường
ưu tiên lợi ích của cổ đông so với các bên liên quan khác của công ty. Còn ở các nước
theo hệ thống Civil Law, không có nhiều các công trình có tính cập nhật nghiên cứu
về tổng thể pháp luật QTCT nói chung và QTCTNY nói riêng. Tuy nhiên, một điều
có thể nhận thấy rõ là dù pháp luật của riêng từng quốc gia, từng khu vực hay thông
lệ chung trên thế giới đều thống nhất với nhau về một số nội dung pháp luật cơ bản
liên quan đến QTCT đó là: i) Mô hình QTCT; ii) Cổ đông và quyền cổ đông; iii)
Ngăn ngừa xung đột lợi ích; iv) HĐQT; v) Chế độ công bố thông tin.
Ở Việt Nam, bên cạnh việc được đề cập trong hệ thống giáo trình của một số
các cơ sở đào tạo Luật trên cả nước [32] 144], nội dung pháp luật QTCT được mô tả
thông qua các tác phẩm chính như: “Cẩm nang QTCT” của IFC [69]; “Quản trị CTCP
ở Việt Nam – Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề” của CIEM [28];
Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung với tác phẩm “Công ty: vốn, quản lý và tranh
chấp theo luật doanh nghiệp 2005” [9]… Khi tìm hiểu về các hình thức QTCT phức
tạp hơn như công ty đại chúng, niêm yết, nghiên cứu ở quy mô khái quát thì có tác
phẩm như: “QTCT đại chúng, niêm yết dành cho doanh nghiệp và nhà đầu tư” của
12
tác giả Lê Minh Toàn [137]; Luận văn thạc sĩ “Việc tiếp nhận các nguyên tắc QTCT
của OECD trong pháp luật QTCTNY của Việt Nam” của tác giả Võ Thị Hà Linh [76].
Các nghiên cứu này đều bám sát vào quy định pháp luật Việt Nam khi xây dựng nội
dung pháp luật QTCTNY, bao gồm: quy định pháp luật về cổ đông và ĐHĐCĐ, quy
định pháp luật về HĐQT, quy định pháp luật về BKS, quy định pháp luật về công bố
thông tin. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu các công trình nêu trên, có thể thấy đã có một
số công trình rất mới, có giá trị tham khảo cao khi nghiên cứu về nội dung pháp luật
QTCTNY. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về nội dung pháp luật QTCTNY mới chỉ có
tính phác họa, chưa cập nhật tình hình phát triển của QTCTNY trong bối cạnh hiện
đại, nhất là chưa nghiên cứu tổng thể toàn diện các nội dung pháp luật QTCTNY
trong xu hướng hội nhập quốc tế ở giai đoạn hiện nay.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật quản trị công ty
niêm yết ở Việt Nam
Trên thực tế, các nghiên cứu về thực trạng pháp luật QTCTNY là không nhiều.
Các nghiên cứu này chia thành hai dạng nghiên cứu phổ biến là nghiên cứu về thực
trạng nội dung pháp luật và nghiên cứu về thực trạng thực thi pháp luật QTCTNY.
Trên phạm vi tổng quát, tác giả Lê Minh Toàn với hai nghiên cứu tiêu biểu là:
“Corporate Governance of Listed Companies in Vietnam” trên tạp chí Bond Law
(viết chung với 2 tác giả Walker và Gordon) [210] và cuốn sách “QTCT đại chúng,
niêm yết dành cho doanh nghiệp và nhà đầu tư” [137] đã đề cập một cách tổng quan
nhất về QTCT đại chúng, niêm yết ở Việt Nam trên cơ sở quy định pháp luật trước
từ năm 2010 trở về trước. Nghiên cứu mặc dù không còn tính mới tuy nhiên cũng chỉ
ra được rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tuân thủ nguyên tắc QTCT đại
chúng, niêm yết ở Việt Nam.
Tác giả Lê Vũ Nam với bài viết “Đánh giá khung pháp lý về QTCT và các
kiến nghị hoàn thiện” [81] và cuốn sách “Pháp luật về QTCTNY trong thị trường
chứng khoán” [82]. Đây là hai công trình nghiên cứu rất có giá trị khi phân tích, đánh
giá các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến nội dung cơ bản của pháp luật về
QTCTNY trên TTCK như: Quy định về ĐHĐCĐ, thành viên HĐQT và BKS; Quy
định về bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số; Quy định về minh bạch và công bố
thông tin; Quy định về kiểm soát các giao dịch xung đột lợi ích. Trên cơ sở đó, tác
13
giả đã hình thành nên những kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về
QTCTNY trên TTCK.
Đối với các nghiên cứu về thực trạng thực thi pháp luật QTCTNY, trong thời
gian gần đây, sự quan tâm đến vấn đề QTCTNY cũng dần tăng lên. Nghiên cứu đáng
chú ý nhất là “Báo cáo Thẻ điểm QTCT” của IFC và GCGF - Diễn đàn QTCT Toàn
cầu phối hợp cùng UBCKNN năm 2011 [80], tiếp sau đó là “Báo cáo Thẻ điểm QTCT
khu vực ASEAN” của ACMF – Diễn đàn các thị trường vốn ASEAN từ năm 2011
đến 2016 [3], đã chỉ ra rằng: “Khuôn khổ về QTCT ở Việt Nam đang ở trong giai
đoạn phát triển, các luật và quy định liên quan đã và đang được xây dựng. Khu vực
doanh nghiệp vẫn còn mang nhiều tính chất phi chính thức, trong đó TTCK không
chính thức đang còn lớn hơn nhiều so với thị trường chính thức, và nhà nước vẫn duy
trì việc nắm giữ một tỷ lệ trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. Năng lực và nguồn
lực của các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, cưỡng chế thực thi và phát
triển thị trường còn hạn chế. Một số vấn đề lớn khác bao gồm: chưa có sự bảo vệ đầy
đủ cho nhà đầu tư, chưa tuân thủ các chuẩn mực kế toán, và còn hạn chế công bố
các thông tin có chất lượng” [80, Tr.15].
Có khá nhiều các tác phẩm nghiên cứu chi tiết về tình hình QTCT ở Việt Nam
như: “Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong CTNY” [39]; “Đánh giá
chất lượng QTCT ở Việt Nam theo bộ tiêu chuẩn GOV-SCORE” [52]; bài viết “Thực
tiễn QTCTNY tại Việt Nam và một số đề xuất” [157]… Các tác phẩm đã chỉ ra rất
nhiều những bất cập liên quan đến cơ cấu tổ chức quản lý, bảo đảm quyền và lợi ích
của cổ đông, công khai hóa thông tin và các lợi ích liên quan, các quy định về kế toán
và kiểm toán đã nảy sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu là từng
nội dung trong pháp luật QTCT nói chung và QTCTNY nói riêng. Những vấn đề
được tập trung nghiên cứu là về cổ đông và quyền cổ đông, mô hình QTCT, ngăn
ngừa xung đột lợi ích. Có thể kể tên các công trình tiêu biểu sau: Nguyễn Thị Dung
& Nguyễn Như Chính với bài viết “Đảm bảo quyền lợi của cổ đông công ty cổ phần
theo các nguyên tắc QTCT của OECD” [36]; “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp
luật Việt Nam” của tác giả Quách Thuý Quỳnh [114]; Luận văn thạc sĩ “Mô hình
quản trị CTCP tại Việt Nam hiện nay – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”
14
của tác giả Phan Thị Bảo Yến [176]; “Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong
CTCP” của tác giả Nguyễn Thanh Lý [77]… Những nghiên cứu này tập trung nhiều
về pháp luật QTCT nói chung nhưng sẽ là nền tảng và có liên quan mật thiết khi
nghiên cứu về pháp luật QTCTNY.
1.1.4. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu các công trình liên quan tới pháp luật QTCTNY ở cả hai cấp
độ là trong và ngoài nước, có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, về những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục
phát triển
Một là, các công trình ở trong và ngoài nước đã hệ thống được các vấn đề lý
luận liên quan đến QTCT, cụ thể:
- Về định nghĩa QTCT: Có nhiều định nghĩa khác nhau về QTCT, tuy nhiên
không có một định nghĩa duy nhất về QTCT có thể áp dụng cho mọi trường hợp.
Những định nghĩa khác nhau về QTCT hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào quan điểm
của các tác giả, thể chế hay truyền thống pháp lý của một quốc gia [151, Tr.2].
Theo quan điểm về phát triển kinh tế quốc gia, Cadbury (1992) cho rằng QTCT
là "cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và xã hội cũng như giữa mục tiêu cá nhân và cộng
đồng” [177]. Bởi vậy, khuôn khổ QTCT khuyến khích sử dụng hiệu quả tài nguyên
đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội khi sử dụng tài nguyên.
Theo quan điểm tài chính của Shleifer & Vishny (1997), QTCT được xem xét
như "cách các nhà cung cấp tài chính đảm bảo có thể thu lợi từ đầu tư của mình"
[179, Tr.742]. Quan điểm này liên quan đến vấn đề người đại diện giữa những người
bên trong và những nhà tài trợ bên ngoài. Mối quan hệ này chịu ảnh hưởng của các
yếu tố luật pháp và kinh tế, đặc biệt là tác động của cổ đông lớn (các tổ chức hoặc
Nhà nước) đến hiệu quả công ty.
Theo quan điểm đạo đức, Baker & Anderson (2012) xem xét QTCT “là những
quy tắc tự nguyện trong hành xử của người quản lý công ty cần phải tuân thủ”. Những
quy tắc này bao gồm kỳ vọng và quy định cụ thể hơn những yêu cầu của pháp luật,
của nghề nghiệp và thị trường vốn đã có [45, Tr.54].
Một cách tiếp cận khác là xem xét ở đặc tính và cấu trúc của QTCT, QTCT
được xem là cơ chế thúc đẩy công bằng, minh bạch và tín nhiệm. OECD trong Bộ
15
nguyên tắc về QTCT (2004 và 2015) đã nêu ra quan điểm: “QTCT liên quan tới một
tập hợp các mối quan hệ giữa cổ đông, HĐQT, BGĐ điều hành và các bên có lợi ích
liên quan khác. QTCT cũng thiết lập một cơ cấu giúp xây dựng mục tiêu của công ty,
xác định phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện
mục tiêu” [196, Tr.6]. Đây cũng là quan điểm phổ biến cũng như có tính chính thống
khi được các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới sử dụng và được rất nhiều quốc gia
tiếp nhận, trong đó có Việt Nam. Tác giả sẽ dựa trên định nghĩa này để từ đó xây
dựng định nghĩa về QTCTNY.
- Về vai trò của QTCT: QTCT hiệu quả có thể đem đến rất nhiều những lợi
ích. Dựa trên quan điểm của IFC [69, Tr.17], có thể kể tới các vai trò của QTCT như:
i) Giúp thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh; ii) Giúp nâng cao khả
năng tiếp cận thị trường vốn; iii) Giúp giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản; iv)
Giúp nâng cao uy tín của công ty. Bám vào các vai trò này của QTCT, tác giả sẽ có
những lập luận để giải thích về sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối
với hoạt động QTCT tại CTNY. Ngoài ra, các ý tưởng về vai trò của QTCT cũng sẽ
được sử dụng trong các phân tích về thực trạng thi hành pháp luật QTCTNY tại Việt
Nam để làm sáng rõ việc tuân thủ pháp luật QTCTNY đem lại cho CTNY nhiều lợi
ích, đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Về các nhân tố ảnh hưởng đến QTCT: Thông qua khảo sát và so sánh các mô
hình QTCT của nhiều quốc gia, Shleifer và cộng sự (1997) đặt ra nhiều vấn đề cho
các nghiên cứu về QTCT bao gồm vai trò và động lực của người quản lý cấp cao với
giá trị của doanh nghiệp, tác động của thể chế và luật pháp, cơ chế sở hữu tập trung
và tác động của cổ đông tổ chức [204]. Nghiên cứu về lịch sử QTCT cũng như các
đặc tính và những khác biệt giữa các mô hình, Morck (2005) cũng tìm ra những yếu
tố tác động đến sự khác biệt của QTCT đó là: hệ tư tưởng, mô hình gia đình trị, vai
trò của tập đoàn, các vấn đề pháp luật, sự phát triển của thị trường tài chính, và chính
trị [228, Tr.294]. Tổng hợp lại, sự hình thành và thay đổi của hệ thống QTCT nói
chung và hệ thống QTCTNY nói riêng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố cơ bản sau
đây: i) Cấu trúc sở hữu công ty; ii) Thành phần của HĐQT; iii) Các bộ phận hỗ trợ
kiểm tra và đối trọng; iv) Tính phù hợp của ĐLCT; v) Tính đúng đắn và hiệu lực của
các chế định pháp luật; vi) Chuẩn mực kế toán và kiểm toán; vii) Tính cạnh tranh của
16
thị trường sản phẩm, thị trường tài chính, thị trường lao động cao cấp; viii) Truyền
thống văn hóa và lịch sử [129, Tr.30]. Đây là những nội dung rất quan trọng để trên
cơ sở đó, luận án có thể giải quyết các vấn đề tiếp theo liên quan QTCTNY.
Hai là, các công trình ở trong và ngoài nước dưới giác độ Luật học đã xây dựng
được những nội dung cơ bản của pháp luật QTCT nói chung và QTCTNY nói riêng.
Các nghiên cứu về pháp luật QTCT đề cập nhiều đến việc bảo đảm quyền cho các cổ
đông; trách nhiệm của người quản lý, điều hành công ty và phân định trách nhiệm
của HĐQT với TGĐ hoặc GĐ (phân định chức năng quản lý và chức năng điều hành
và sự thể chế hóa những tiêu chuẩn, điều kiện, mô hình quản trị vào trong pháp luật
doanh nghiệp); ngăn ngừa xung đột lợi ích và chế độ công bố thông tin. Những quy
định pháp luật về QTCT có thể chia thành các nhóm sau: i) Các quy định pháp luật
về mô hình QTCT; ii) Các quy định pháp luật về cổ đông và quyền cổ đông; iii) Các
quy định pháp luật về HĐQT; iv) Các quy định pháp luật về ngăn ngừa xung đột lợi
ích; v) Các quy định pháp luật về chế độ công bố thông tin.
Ba là, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã chỉ ra được nhiều thách thức
trong việc xây dựng pháp luật QTCT nói chung và pháp luật QTCTNY nói riêng ở
Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới.
- Về chủ thuyết mục đích QTCT: Lê Thái Phong & Vũ Văn Ngọc (2016) cho
rằng: Việc xác định các mục đích của công ty là rất quan trọng vì trên cơ sở xác định
mục đích của công ty, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động QTCT mới có thể được xây
dựng một cách thống nhất và nhất quán. Theo đó, có hai chủ thuyết về mục đích
QTCT tồn tại trên thế giới là học thuyết giá trị cổ đông và học thuyết các bên liên
quan. Về cơ bản, các quy định pháp luật QTCTNY ở Việt Nam hiện nay chưa làm rõ
được mục đích của công ty cũng như quy định tương ứng về nghĩa vụ của người quản
lý, điều hành công ty [92].
- Về khung pháp luật QTCTNY: Nghiên cứu của OECD và các nghiên cứu khác
phân định khung pháp luật về QTCTNY được chia làm 3 bộ phận: i) Luật chung –
Luật Công ty (Company Law); ii) Luật chuyên ngành – LCK (Securities Law); và iii)
Các quy định liên quan khác – Các quy định cấp dưới trong lĩnh vực QTCT (Other
relevant regulations - subordinate regulations on corporate governance) [223] [41].
Rất nhiều các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra rằng, với các quy định tương đối đầy đủ
17
tại Luật chung và Luật chuyên ngành, Việt Nam cần phát triển các quy định cấp dưới
thông qua việc ban hành Bộ quy tắc QTCTNY, đây cũng là xu hướng phát triển của
rất nhiều các quốc gia trên thế giới.
Bốn là, các công trình nghiên cứu trong nước, dưới giác độ Luật học, đã phân
nào chỉ ra được những bất cập cần khắc phục trong thực trạng pháp luật QTCT nói
chung và QTCTNY nói riêng cũng như đưa ra những giải pháp để khắc phục những
bất cập đó. Các nội dung bất cập cũng như những giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng
bám vào các nội dung pháp luật QTCT như: cổ đông và quyền cổ đông, mô hình
QTCT và kiểm soát giao dịch tư lợi. Đây là một trong những kết quả quan trọng mà
luận án có thể kế thừa để đề ra những giải pháp cụ thể của luận án.
Năm là, vì có rất nhiều những công trình nghiên cứu được thực hiện dưới góc
độ kinh tế nên những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ trong QTCT nói chung đều được
phân tích, đánh giá khá cụ thể và kỹ lưỡng. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động QTCT cũng đã được đưa ra, tập trung vào việc nhận diện được các biện
pháp bảo đảm thực thi tốt pháp luật QTCT thông qua các quy định về giám sát của
cơ quan nhà nước, sự giám sát của cổ đông, của thị trường, nhất là sự chủ động nâng
cao nhận thức các công ty, vì chất lượng QTCT sẽ quyết định đến giá trị cổ phiếu của
công ty trên thị trường. Từ đó, luận án có thêm cơ sở xác đáng để xây dựng những đề
xuất nhằm hoàn thiện pháp luật QTCTNY ở Việt nam hiện nay.
Thứ hai, những vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên
cứu
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, qua đánh giá các công trình nghiên
cứu cả trong và ngoài nước về QTCTNY đã được thực hiện, một số vấn đề chưa được
giải quyết thấu đáo cụ thể là:
Một là, về cách thức tiếp cận: Các nghiên cứu đã thực hiện, thường được tiếp
cận đơn ngành dưới góc độ kinh tế học, xã hội học hoặc luật học. Mặc dù cũng có
một số nghiên cứu được tiếp cận đa ngành kinh tế - xã hội học song một nghiên cứu
lựa chọn cách tiếp cận luật học – kinh tế học – xã hội học là chưa được thực hiện.
Luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận này nhằm đưa ra những nghiên cứu về QTCTNY
một cách toàn diện cũng như đưa ra những giải pháp hiệu quả để hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này.
18
Hai là, về phương diện lý luận: Hiện tại, chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện về mặt lý luận đối với QTCTNY và pháp luật QTCTNY. Đối
với các công trình về QTCTNY, chủ yếu các công trình dừng lại ở việc nêu định
nghĩa và đặc điểm của CTNY và niêm yết chứng khoán. Đối với các công trình về
pháp luật QTCTNY, các công trình mới chỉ hoàn thành ở việc xây dựng các nội dung
pháp luật QTCTNY. Thông qua luận án, những điểm đặc trưng của QTCTNY và
pháp luật QTCTNY sẽ được làm nổi bật. Ngoài ra, luận án sẽ phân tích những yếu tố
chi phối, ảnh hưởng đến pháp luật QTCTNY. Đây là những nội dung chưa được làm
rõ ở các công trình nghiên cứu trước đây.
Ba là, về phương diện thực tiễn: Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào thực trạng pháp luật QTCT thông thường với các nội dung cơ bản như: quyền cổ
đông, mô hình QTCT, kiểm soát giao dịch có tính chất tư lợi mà thiếu đi một số nội
dung như chế độ công bố thông tin, giám sát và xử lý vi phạm về QTCT. Một số tác
phẩm cũng có đề cập đến thực trạng pháp luật QTCTNY ở Việt Nam, dù là nghiên
cứu tổng quát hay các nội dung nhỏ, thì đa phần lại dựa trên các văn bản quy phạm
pháp luật đã hết hiệu lực tính đến thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, có thể khẳng định,
chưa nhiều công trình nào ở Việt Nam nghiên cứu một cách trực tiếp, toàn diện và
cập nhật về pháp luật QTCTNY. Nội dung của luận án sẽ tập trung phân tích, bình
luận, đánh giá các quy định pháp luật QTCTNY dựa trên khung pháp luật của LDN
2014, LCK 2006 và các văn bản khác liên quan.
Bốn là, về các giải pháp hoàn thiện: Do thiếu những nghiên cứu một cách toàn
diện, trực tiếp và cập nhập liên quan đến pháp luật QTCTNY nên những giải pháp
hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh đối với QTCTNY cũng chưa được các công
trình nghiên cứu đã thực hiện luận giải một cách cụ thể và thuyết phục. Luận án sẽ
tiếp tục triển khai và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật
QTCTNY ở Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên những lý thuyết nghiên cứu về QTCT nói
chung, bao gồm:
1.2.1. Lý thuyết người đại diện (Agency Theory)
19