Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

BAOCAO Quản Trị Tài Chính công ty giấy việt trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 76 trang )

------------------

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được bài tập nhóm lần này, ngoài sự nỗ lực và hợp tác của các
thành viên, nhóm xin gửi đến lời cảm ơn chân thành người hướng dẫn - Giảng
viên thầy Lê Đắc Anh Khiêm đã giảng dạy và giúp đỡ rất nhiều trong quá trình
học tập, tìm kiếm và hoàn thành ý tưởng và các bạn trong lớp đã giúp đỡ trong
quá trình thực hiện. Xin chân thành cảm ơn.

NHÓM 3

1


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................... 1
MỤC LỤC......................................................................................................................... 2
1.

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ........................5

1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp........................................................................................5


1.1.1 Sự hình thành và phát triển công ty cổ phần giấy Việt Trì.........................................5
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh.............................................................................................5
1.1.3 Định hướng phát triển................................................................................................6
1.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty cổ phần giấy Việt Trì...............................9
1.1.5 Chiến lược hoạt động của công ty...........................................................................13
1.2 Phân tích môi trường vĩ mô.....................................................................................15
1.2.1 Yếu tố kinh tế..........................................................................................................15
1.2.2 Yếu tố chính trị pháp luật:.......................................................................................25
1.2.3 Yếu tố văn hóa - Xã hội:..........................................................................................27
1.2.4 Yếu tố khoa học công nghệ.....................................................................................27
1.2.5 Yếu tố tự nhiên........................................................................................................29
1.3 Phân tích môi trương vi mô.....................................................................................31
1.3.1 Năm lực lượng cạnh tranh.......................................................................................31
1.4 Phân tích SWOT tại công ty cổ phần giấy Việt Trì..................................................37
NHÓM 3

2


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
1.5 Bảng báo cáo tài chính của các năm........................................................................40
2.

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH...............................................................56

2.1 Thông số khả năng thanh toán.................................................................................56
2.1.1 Thông số khả năng thanh toán hiện thời..................................................................56
2.1.2 Thông số khả năng thanh toán nhanh......................................................................57
2.1.3 Vòng quay phải thu khách hàng..............................................................................59
2.1.4 Vòng quay hàng tồn kho..........................................................................................61

2.2 Thông số nợ............................................................................................................. 63
2.2.1 Thông số nợ trên vốn chủ........................................................................................63
2.2.2 Thông số nợ trên tài sản..........................................................................................65
2.2.3 Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn......................................................................66
2.2.4 Số lần đảm bảo lãi vay.............................................................................................69
2.3 Các thông số sinh lợi:..............................................................................................70
2.3.1 Khả năng sinh lợi trên doanh số..............................................................................70
2.3.2 Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư (ROA)................................................................73
2.3.3 Khả năng sinh lợi trên vốn chủ (ROE)....................................................................77
2.4 Các thông số thị trường...........................................................................................80
2.4.1 Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành...........................................................................80
2.5 Giá trên thu nhập (P/E)............................................................................................82
3.

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ................................................................................84

3.1 Hiệu quả..................................................................................................................84
3.2 Nhược điểm.............................................................................................................85
NHÓM 3

3


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
4.
GIẢI PHÁP............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................87
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN....................................................................................88

NHÓM 3


4


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ
1.1Giới thiệu về doanh nghiệp.
1.1.1 Sự hình thành và phát triển công ty cổ phần giấy Việt Trì.

a.

Tổng quan:

 Tên giao dịch: Công ty cổ phần Giấy Việt trì (VIETTRI PAPER JSC).
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 2600107284.
 Vốn điều lệ: 73,450 tỷ VNĐ.
 Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
 Địa chỉ: Đường Sông Thao - Phường Bến Gót - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú
Thọ.
 Số điện thoại: 0210.3862761

Fax: 0210.3862754

 Web: www.giayviettri.com Hoặc www.giayviettri.com.vn.

b.

Lịch sử:


Từ năm 1961- 1965: Là giai đoạn nhà máy đạt sản lợng giấy cao nhất, sản xuất đạt
41.000 tấn giấy các loại và xuất khẩu sang nớc ngoài hơn 11.000 tấn. Đánh dấu
một bớc tiến quan trọng của nghành giấy Việt Nam.
Từ năm 1966 - 1972: Là giai đoạn nhà máy bị chiến tranh nặng tàn phá nặng nề.
Một số khâu sản xuất quan trọng của nhà máy bị phá hủy hoàn toàn nh phân xởng
xeo, phân xởng bột. Do vậy sản lợng thời kì này chỉ đạt cha đầy 20.000 tấn.
NHÓM 3

5


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Năm 1973: Nhà máy dần đợc khôi phục và nhanh chóng ổn định sản xuất lắp đặt,
tu sửa máy móc, chỉ sau một thời gian ngắn, năm 1974 đã sản xuất đạt 4.000 tấn
giấy các loại.
Từ năm 1975- 1987: Đây là thời kì nền kinh tế nớc ta gặp nhiều khó khăn, bị tàn
phá sau chiến tranh. Đây là thời kì bao cấp,cộng với thiết bị máy móc già cỗi,lạc
hậu nên sản lợng chỉ đạt bình quân mỗi năm từ 3.000 đén 4.000 tấn giấy Từ năm
1988: Đảng ta phát động công cuộc đổi mới, Nhà nước dần xóa bỏ cơ chế bao cấp,
chuyển sang cơ chế thị trờng dới sự điều tiết của Nhà nước. Nhưng kết quả sản
xuất ở nhà máy vẫn ở tình trạng thấp.
Trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 1996 sản lượng giấy bình quân mỗi năm
cũng chỉ ở mức trung bình, không vượt hơn những năm trước là bao. Không dừng
lại ở những khó khăn đó, nhà máy đã áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao sản
lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tạo tiết kiệm,cải
tạo máy móc thiết bị.
Liên tục từ năm 1997 đến nay: Công ty đã thực hiện sản xuất và kinh doanh có lãi
do sử dụng hiệu quả vốn, cải tiến khoa học kỹ thuật, tăng chất lượng sản phẩm,
giảm giá thành sản phẩm và điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức trong toàn nhà máy , thu
hẹp các phòng ban, tinh giảm biên chế các bộ phận không cần thiết để bộ máy tổ

chức được gọn nhẹ hiệu quả . Năm 1999, với nỗ lực và phát triển của mình, Nhà
máy đã được Nhà nước công nhận trở thành Công ty giấy Việt Trì. Với quá trình
phát triển của Công ty. Do nhu cầu của xã hội phát triển. Góp phần vào sự công
nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2000 Công ty đã được chính phủ cho phép
đầu tư xây dựng một dây truyền sản xuất giấy bao gói công nghiệp có tráng phủ
với sản lợng 25.000 tấn /năm. Điều khiển bán tự động. Giá trị đầu tư hơn 600 tỷ
đồng. Công trình khởi công vào tháng 10-2000 và đến tháng 5-2002 đã đi vào sản
xuất. Dây chuyền này đã tách ra thành Nhà máy giấy số II trực thuộc Công ty giấy
Việt Trì. Với công trình này cộng với Nhà máy giấy số I đã đa công xuất của Công
ty lên 30.000 tấn năm 2003 và 70.000 tấn 2009 . Trải qua hơn 40 năm xây dựng và
phát triển. Công ty giấy Việt trì đã đóng góp một phần công sức của mình để bảo
NHÓM 3

6


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
vệ, thống nhất đất nước và xây dựng nước ta trở thành một nước XHCN nh Hồ Chủ
Tịch và Đảng ta đã dẫn đường.

1.1.2 Ngành nghề kinh doanh.


Sản xuất bột giấy, giấy và bìa.



Kinh doanh các sản phẩm bột giấy và giấy.




Kinh doanh và chế biến lâm sản.



Kinh doanh xuất nhập khẩu bột giấy, giấy, vật tư và hoá chất thiết bị phục vụ
ngành.



Sản xuất hòm hộp, đóng gói sản phẩm.



Kinh doanh vận tải.



In và các dịch vụ liên quan đến in.

1.1.3 Định hướng phát triển
Giữ vững và phát huy năng lực ngành nghề, thế mạnh hiện có của Công ty đồng
thời nghiên cứu định hướng mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh phù hợp với
nhu cầu thị trường và khả năng của Công ty.
Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, ban hành cơ chế chính sách sát
thực và phù hợp với điều kiện thực tế tạo ra các dòng sản phẩm có tính cạnh tranh.
Tiết kiệm trong tất cả các khâu để hạ giá thành sản phẩm.

2. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty.
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức chủa công ty

NHÓM 3

7


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Mô hình quản trị:
Công ty thực hiện việc quản trị doanh nghiệp theo mô hình Công ty cổ phần
quy định tại Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực
cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ bầu Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Hội đồng
Quản trị sẽ bổ nhiệm Ban điều hành.
Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Công ty hiện có có 1300 Cán bộ công nhân viên, cơ cấu tổ chức của Công ty
bao gồm:


03 Xí nghiệp sản xuất, 06 phòng chức năng và Tổng Kho.



Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội Cựu Chiến Binh.

Bảng 1.1: Bảng phân bố lao động của công ty cổ phần giấy Việt Trì.

NHÓM 3

8



QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Nội dung

Số lượng (người) Tỷ lệ

Phân theo đối tượng lao động 1300

100%

Hội đồng quản trị/ Ban GĐ

4

0.31%

Lao động trực tiếp

1135

87.31%

Lao động quản lý

161

12.38%

Phân theo trình độ lao động

1300


100%

Trình độ đại học

147

11.31%

Trình độ trung cấp và cao đẳng 89

6.84%

Lao động phổ thông

1064

81.85%

Phân theo giới tính

1300

100%

Nam

758

58.31%


Nữ

542

41.69%

Nguồn: Công ty cổ phần Việt Trì
Chức năng, nhiệm vụ:
a. Đại hội đồng Cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu
quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
b. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và có nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế
hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
c. Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban Kiểm
soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh
doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
d.

Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày

của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền
NHÓM 3

9


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

và nhiệm vụ được giao. Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải
quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế
độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. Ban Tổng Giám đốc có quyền và
nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ Công ty và các quy định khác của Pháp luật.
e. Các phòng chức năng:
Công ty gồm có 9 phòng và xí nghiệp: Phòng tài chính- kế toán, phòng tổ chức
hành chính, phòng vật tư và nguyên liệu, phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng
kỹ thuật công nghệ, xí nghiệp sản xuất 1 và 2, xí nghiệp cơ khí động lực, đội bảo vệ,
tổng kho.

1.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty cổ phần giấy Việt Trì.

a.

Các sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Bảng 1.2: Các sản phẩm chính của công ty cổ phần giấy Việt Trì.
Sản phẩm

Dải định lượng

Đặc tính sản phẩm
1 mặt từ giấy không tẩy, 1 mặt giấy

Kraft lier

phế liệu
160 ¸300 g/m²


( KR-L)

Dùng làm lớp mặt thùng Carton 3,5
lớp

Duplex

NHÓM 3

200 ¸450 g/m²

1 mặt từ bột hóa giấy tẩy trắng, 1

10


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
mặt từ giấy báo cũ.
Chất lượng sản phẩm: đồng đều về

coadted

màu sắc toàn tuyến ngang, độ nhẵn

(DL- C)

và độ bóng giấy cao, tính năng bắt
mực in tốt.
Độ trắng: 84,96 0 ISO


Giấy in viết

52 ¸120 g/m²

(GIV)

Chất lượng: ưu thế vượt trội về tính
năng in, độ đồng đều toàn tuyến, độ
cứng, độ nhẵn, độ trắng, độ xốp cao
Kích thước chuẩn DIN

Chia thành 3 nhóm chuẩn theo Độ trắng của giấy đối với tất cả các

Giấy

Mỹ, Nhật và quốc tế với định bước sóng trong dải quang phổ khả

photocoppy

lượng tính gsm cơ bản như kiến.
80,100,120,160

Độ sáng là hệ số phản xạ của màu
xanh lơ nhạt ở bước sóng 457mm.
Giấy kraft nguyên thủy kết hợp

Bao

gói


xi 60 ¸100 g/m²

măng (XM)

giấy Carton nhập khẩu
Chỉ tiêu kỹ thuật: độ bền kéo, độ
bèn xé, độ thấu khí, độ nhám bề
mặt…vượt trội

Giấy powluya 32 ¸48 g/m²

Độ trắng 70, 92 0 ISO

(ĐM)

Làm từ bột hóa tẩy trắng
Dùng trong tài chính và một số
ngành khác.
Chỉ tiêu kĩ thuật vượt trội như độ
bền kéo, độ bền xé, độ nhẵn, khả

NHÓM 3

11


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
năng bắt mực…
Cả 2 mặt đều làm từ giấy phế liệu
với các loại Carton nhập khẩu.

Giấy làm lớp 120 ¸375 g/m²
sóng (GS)

Sử dụng làm lớp giữa, lớp lót cho
sản phẩm Carton, hòm hộp, giấy lót
kính, lõi cuộn giấy…
Kỹ thuật vượt trôi như độ cứng, độ
bục, độ chịu xé, độ sạch tạp bề mặt

Dạng tấm:

Dùng để sản xuất hộp giấy cao cấp,

Giấy bìa cứng 350 ¸2500 g/m²

bìa sách, bìa lịch…

Chipboard

Dạng cuộn dùng để sản xuất lõi

Dạng cuộn:
350 ¸500 g/m²

giấy, hộp chè, hộp rượu…
Tráng phấn cao cấp 2 mặt trắng từ

Duplex

200 ¸250 g/m²


nguyên liệu bột hóa nhập khẩu
Dùng cho ngành bao bì dược phẩm,

coated white

bánh kẹo xuất khẩu và các ngành
khác…
Tráng phấn cao cấp 2 mặt trắng từ
200 ¸250 g/m²
Ivory

nguyên liệu bột hóa nhập khẩu
Dùng cho ngành bao bì dược phẩm,
bánh kẹo xuất khẩu và các ngành
khác…
Giấy 2 mặt, 1 mặt làm từ bột hóa

White top

160 ¸370 g/m²

(DL-T)

tẩy trắng, 1 mặt được làm từ giấy
phế liệu với các loại Carton nhập
khẩu. Không tráng bề mặt

Nguồn: Công ty cổ phần Việt Trì
NHÓM 3


12


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Hình 1.2: Các sản phẩm của công ty cổ phần giấy Việt Trì.

b.

Công tác tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức bán hàng khắp cả 3 miền: Bắc-Trung-Nam; duy trì tốt mối quan hệ với
bạn hàng truyền thống. Đồng thời Công ty cũng tích cực tìm kiếm thêm khách hàng
mới. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty tiếp tục được củng cố và mở rộng. Sản
lượng và doanh thu tiêu thụ tiếp tục giữ được nhịp tăng trưởng khá.

NHÓM 3

13


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Thực hiện xây dựng và quản trị giá bán sản phẩm của Công ty chặt chẽ, linh
hoạt, thận trọng trong điều chỉnh giá bán; giá bán về cơ bản phù hợp với giá bán của
thị trường, nên được khách hàng chấp thuận và hợp tác. Hoạt động bán hàng luôn gắn
liền với việc thu hồi công nợ và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
Đánh giá tổng thể: Trong bối cảnh và điều kiện thị trường có quá nhiều biến
động bất thường và khó lường, khó khăn tiếp diễn khó khăn, nhưng hoạt động SXKD
của Công ty năm vừa qua vẫn giữ được nhịp tăng trưởng so với các năm trước; sản
lượng và doanh thu tiếp tục tăng trưởng cao và chắc chắn, hoạt động SXKD có hiệu

quả; Thị trường tiêu thụ sản phẩm được giữ vững; Uy tín và Thương hiệu của Công ty
tiếp tục được nâng cao.

1.1.5 Chiến lược hoạt động của công ty

a.

Tầm nhìn.

Trong 5 năm tới, Công ty Cổ phần giấy Việt Trì phấn đấu trở thành doanh
nghiệp sản xuất bột giấy và giấy hàng đầu tại Việt Nam.
Là Doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng và hoạt
động sản xuất kinh doanh gắn liền với sự phát triển của cộng đồng.

b.

Sứ mệnh.

Công ty cổ phần Giấy Việt Trì luôn nỗ lực:
Với khách hàng: Cung cấp sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý và
dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.
Với đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng nhau phát triển, cam kết trở thành
“Người đồng hành số 1” của các đối tác.
Với nhân viên: Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, nhân văn.
Với cộng đồng: Hoạt động sản xuất với phương châm bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên, kinh doanh hiệu quả vì lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng.
NHÓM 3

14



QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

c.

Định hướng chiến lược chung của công ty.

Trước xu thế hội nhập và phát triển, ngành giấy Việt Nam đang đứng trước
những cơ hội để phát triển mạnh mẽ và đi cùng với sự phát triển đó là những cơ hội và
thách thức đối với các công ty hoạt động trong ngành để phát triển bền vững. Giấy
Việt Trì đã chú trọng nắm bắt quy luật và những yêu cầu tất yếu của thị trường để có
chiến lược phát triển phù hợp với đường lối phát triển, quy mô hoạt động, dịch vụ sản
phẩm và trình độ công nghệ của ngành giấy trong nước và thế giới, nhằm tạo ra sức
cạnh tranh với các công ty cùng ngành không chỉ trong nước mà còn trong khu vực.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh: trên cơ sở chiến lược
phát triển của ngành và kết quả nghiên cứu thị trường. Theo dõi và thực hiện các kế
hoạch kinh doanh đề ra. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, xây
dựng chiến lược quan hệ khách hàng; xây dựng các chính sách phân phối, chính sách
giá cả. Đề xuất các chiến lược phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường, phát triển
thị phần. Nghiên cứu, điều tra, phân tích thông tin thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh
tranh,...để có các biện pháp giải quyết. Đề xuất và thực hiện các hoạt động Marketing
phục vụ cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Xây dựng chiến lược về tài chính và vốn: trên cơ sở giữ vững uy tín với các tổ
chức ngân hàng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn nhằm nâng cao vòng quay
vốn, thiết lập mối quan hệ với nhà đầu tư chiến lược và các bạn hàng có thế mạnh về
tài chính để tranh thủ nguồn vốn.
Xây dựng chiến lược về nguồn nguyên liệu: có chính sách cụ thể với các nhà
cung cấp ổn định, lâu dài, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất.
Cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất đủ về số lượng, đảm bảo chất
lượng, giá cả hợp lý và đáp ứng kịp thời về tiến độ.

Củng cố lại lực lượng làm công tác thị trường, bổ sung thêm lao động có năng
lực và có tâm huyết cho văn phòng đại diện của Công ty tại Hà Nội để có đủ lực lượng
thường xuyên bám sát và nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường.

NHÓM 3

15


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Từng bước nâng cao uy tín với bạn hàng, xây dựng, củng cố lại mạng lưới
khách hàng, mở rộng thị trường, đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng
cường công tác tiếp thị, đưa sản phẩm giấy in, giấy viết trên dây chuyền mới đầu tư và
giấy làm vỏ bao xi măng vào thị trường.
Xây dựng chiến lược sản phẩm: trên cơ sở nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu
người tiêu dùng, tập trung ưu tiên cho những mặt hàng giá trị gia tăng.
Xây dựng chiến lược dịch vụ: trong và sau khi bán hàng để khách hàng yên
tâm khi tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Thường xuyên bám sát khách hàng để nắm bắt chính xác và kịp thời mọi nhu
cầu về sản phẩm, tham mưu xây dựng kịp thời kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, tạo thế
chủ động trong việc tổ chức sản xuất của Công ty.

1.2Phân tích môi trường vĩ mô
1.2.1 Yếu tố kinh tế
Kinh tế trong nước.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2014 ước tính tăng 5,98% so với 2013. Theo dự báo của IMF nền kinh tế 2015 sẽ phục
hồi mạnh hơn, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với
cùng kỳ năm 2014 và dự báo đến cuối năm 2015 GDP sẽ tăng 6.1% so với năm 2014
và lạm phát giảm. Đây là dấu hiệu tích cực và cho thấy nền kinh tế trong nước đang có

được sự tăng trưởng ổn định và tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp trong
nước phát triển. Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, nếu GDP dưới mức
6.5% và tốc độ lạm phát liên tục giảm như hiện tại thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bước
vào giai đoạn giảm phát theo chiều hướng tích cực khiến cho thị trường trong nước có
nhiều biến động lớn.
Hình 2.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát các năm qua:

NHÓM 3

16


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ giá hối đoái:
Một số nguyên vật liệu công ty như bột giấy còn phải nhập từ nước ngoài nên
biến động tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2014, tỷ giá
VND/USD tương đối ổn định, chỉ biến động ở mức thấp.
Hình 2.3: Biểu đồ thể dự trữ ngoại hối của Việt Nam qua các năm

NHÓM 3

17


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Nguồn: cafef.vn
Kinh tế ngành:
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam,

khoảng từ năm 284.

Ngành giấy Việt Nam năm 2018, trên phương diện cả bốn yếu tố đều có sự tăng trưởng
mạnh so với năm 2017, thiết lập mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử ngành giấy
Việt Nam. Tiêu dùng các loại giấy đạt sản lượng 4,946 triệu tấn, tăng trưởng 16,0%;
sản xuất đạt sản lượng 3,674 triệu tấn, tăng trưởng 31,0%; xuất khẩu đạt 809.250 tấn,
tăng trưởng 63,0%; nhập khẩu đạt 2,081 triệu tấn, tăng trưởng 6,0%.
Về trị giá: Xuất khẩu giấy và thành phẩm từ giấy đạt kim ngạch 1,088 tỷ USD, tăng
trưởng 50,0% so với năm 2017. Nhập khẩu giấy các loại và thành phẩm giấy đạt kim
ngạch 2,674 tỷ USD, tăng trưởng 13,8% so với năm 2017.

NHÓM 3

18


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thị trường giấy bao bì
Tổng lượng tiêu thụ giấy làm bao bì Việt Nam năm 2018 đạt sản lượng 3,818 triệu tấn,
chiếm tỷ trọng 77,2% trên tổng lượng tiêu dùng các loại giấy, tăng trưởng 20,0% so
với cùng kỳ, mức tăng trưởng về lượng cao nhất trong lịch sử ngành giấy Việt Nam.
Trong đó, tiêu thụ giấy bao bì không tráng phấn đạt 3,17 triệu tấn, chiếm tỷ trọng
83,0%; giấy bìa tráng phấn đạt 648.400 tấn (không thống kê bao bì có tráng sử dụng
cho chất lỏng như sữa, rượu, nước trái cây,…), chiếm tỷ trọng 17,0%.
Sản xuất giấy làm bao bì năm 2018 đạt sản lượng 3,046 triệu tấn, chiếm 81,3% tỷ
trọng sản xuất các loại giấy, tăng trưởng 37,0% so với cùng kỳ, thiết lập mức tăng
trưởng cao nhất về lượng sản xuất trong lịch sử ngành giấy Việt Nam, mức tăng sản
xuất này chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI như Lee & Man, VinaKraft, Chánh
Dương và một phần từ doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất giấy làm bao bì ở

Việt Nam chủ yếu là giấy các tông lớp sóng và lớp mặt, lớp mặt trắng (white-top liner)
từ giấy tái chế, giấy làm bao bì xi-măng cấp thấp, sản xuất giấy bìa tráng phủ (coated
duplex) khoảng 40.000 tấn/năm (6,0%) còn lại nhập khẩu 84,0%. Dự kiến năm 2019,
sản xuất giấy lớp mặt và lớp sóng sẽ tăng khoảng 900.000 tấn, chủ yếu đến từ khu vực
phía Nam chiếm khoảng 75% còn lại 25% ở khu vực phía Bắc.

NHÓM 3

19


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Xuất khẩu – nhập khẩu, ngành giấy Việt Nam năm 2018 đạt dấu mốc xuất khẩu giấy
bao bì tăng ở mức kỷ lục trong lịch sử ngành, giấy bao bì là mặt hàng xuất khẩu tăng
mạnh nhất đạt 641.000 tấn, chiếm tỷ trọng 79,2% trên tổng lượng các loại giấy và tăng
trưởng 99% so với cùng kỳ. Nhập khẩu giấy bao bì đạt 1,413 triệu tấn, chiếm tỷ trọng
68,0% trên tổng lượng các loại giấy và tăng trưởng 10% so với cùng kỳ 2017. Dự kiến
năm 2019, xuất khẩu giấy bao bì đạt khoảng 1,1 – 1,3 triệu tấn đó là trong trường hợp
thị trường thuận loại, còn khi thị trường xuất khẩu không thuận lợi thì nguồn cung giấy

NHÓM 3

20


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
bao bì thị trường nội địa sẽ vượt nhu cầu.

Thị trường giấy in, giấy viết

Tổng lượng tiêu thụ giấy in và giấy viết năm 2018 đạt 795.000 tấn, tăng trưởng 3,0%
so với cùng kỳ. Trong đó giấy in, viết không tráng phấn (UWF) đạt 542.220 tấn chiếm
tỷ trọng 68,2%, tăng khoảng 8,0%; giấy in, viết tráng phấn (CWF) đạt 253.726 tấn
chiếm tỷ trọng 31,8%, giảm 7,4% so với cùng kỳ. Dự kiến năm 2019 tiêu thụ trong
nước vẫn tăng trưởng, nhưng chủ yếu là sản xuất gia công xuất khẩu vở và sổ.
Sản xuất trong nước giấy in, viết không tráng phấn (UWF) đạt sản lượng khoảng
320.000 tấn, tăng khoảng 8,0% so với cùng kỳ. Năng lực sản xuất chủ yếu đến từ Tổng
NHÓM 3

21


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Công ty Giấy Việt Nam đạt lượng khoảng 110.000 tấn (34,4%), Công ty An Hòa đạt
khoảng 112.000 tấn (34,5%), Việt Thắng (Hải Dương + Thường Tín) đạt khoảng
42.000 tấn (13,1%), Công ty giấy Xương Giang đạt khoảng 17.000 tấn (5,3%), còn lại
các đơn vị nhỏ khác. Dự kiến năm 2019, sản xuất nội địa đã tới hạn không còn khả
năng gia tăng sản lượng, chủ yếu là nguồn cung từ nhập khẩu.
Nhập khẩu giấy in và giấy viết năm 2018 đạt 514.000 tấn, giảm 6,0%. Trong đó giấy
không tráng phấn (UWF) đạt 229.558 tấn, giấy lớp tráng phủ (CWF) đạt 253.726 tấn
và giảm 7,4% so với cùng kỳ. Xuất khẩu đạt 8.000 tấn và giảm 78,0% so với cùng kỳ,
nguyên nhân giảm do các doanh nghiệp trong nước tập trung khai thác thị trường nội
địa.

Thị trường giấy tissue
Tổng lượng tiêu dùng giấy tissue chủ yếu là các sản phẩm dùng làm khăn ăn, khăn
mặt, giấy vệ sinh năm 2018 đạt khoảng 164.453 tấn, tăng trưởng 8,0% so với cùng kỳ
2017. Đối với loại giấy tissue kraft chủ yếu dùng để đóng gói sản phẩm hay làm giấy
NHÓM 3


22


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
nền cho bao bì mềm khác chưa thống kê số liệu, tuy nhiên chủng loại này ở thị trường
Việt Nam đang có xu hướng tiêu dùng tăng trưởng rất mạnh.
Sản xuất trong nước đạt sản lượng 198.000 tấn, tăng trưởng 6,0% so cùng kỳ năm
2017. Trong những năm vừa qua sản xuất giấy chất lượng cao ngày càng được chú
trọng với sự đầu tư công nghệ mới hiện đại như công ty Xương Giang, Linh An ngoài
khu vực Miền Bắc. Sản xuất sản phẩm chất lượng thấp đã giảm rất nhiều do áp lực
cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao, giá nguyên liệu bột giấy ở
mức cao.
Nhập khẩu tổng lượng năm 2018 đạt 21.613 tấn, tăng trưởng 44,0% so với cùng kỳ
2017, nguồn cung nhập khẩu được gia tăng mạnh từ Indonexia, chiếm tỷ trọng 46% và
Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 18% do năng lực sản xuất mới của họ đưa vào sản xuất
năm 2018 khoảng 1,8 triệu tấn. Đối với thuế suất nhập khẩu từ các quốc gia Đông
Nam Á hiện tại là 0%, Trung Quốc là 20%, Nhật Bản 4,0%, các nước khu vực châu Âu
là 20%.
Xuất khẩu, tổng lượng đạt 55.160 tấn, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ, thị trường xuất
khẩu chủ yếu vẫn là khu vực châu Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Hồng
Kông, Mỹ, còn đối với thị trường Trung Quốc xuất khẩu không đáng kể.
Bột giấy
Tổng sản lượng bột giấy nhập khẩu về thị trường Việt Nam bao gồm bột BHKP,
BSKP, BCTMP, UKP, FLUFF năm 2018 đạt 339.387 tấn, tăng trưởng 8,0% so với
cùng kỳ năm 2017, mức trung bình đạt 28.282 tấn/tháng:
+ Nguồn cung: Bột giấy nhập khẩu cho thị trường Việt Nam năm 2018 rất đa dạng đến
từ 16 quốc gia. Trong đó các quốc gia ở khu vực Bắc Mỹ có lượng cung nhiều nhất đạt
137.451 tấn, chiếm tỷ trọng 40,5%; khu vực Mỹ La tinh cung 112.000 tấn, chiếm tỷ
trọng 33,0%; khu vực Châu Âu cung 45.138 tấn, chiếm tỷ trọng 13,3%; khu vực Châu
Á cung 45.477 tấn, chiếm tỷ trọng 13,4%; khu vực Châu Úc và Châu Phi có 02 quốc

gia là Nam Phi và Newzeland cung 1.696 tấn, chiếm tỷ trọng 0,5%.

NHÓM 3

23


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
+ Về trị giá: tổng kim ngạch nhập khẩu bột giấy các loại đạt 263,368 triệu USD, tăng
trưởng 20,7% so với cùng kỳ 2017. Mức giá bình quân năm 2018 là 780 USD/tấn, tăng
12,4% so với mức giá bình quân năm 2017 là 694 USD/tấn.

Nhu cầu bột giấy thị trường Việt Nam trong vòng 03 năm qua có mức tăng trưởng
trung bình khoảng 10,0%/năm, tăng trưởng này chủ yếu do sự tăng trưởng về sản xuất
giấy in, giấy viết, giấy tissue. Năng lực sản xuất bột giấy trong nước khoảng 210.000
tấn/năm bột giấy sợi ngắn (BHKP) và cũng chỉ đáp ứng được khoảng 56% nhu cầu về
bột sợi ngắn, bột sợi dài BSKP và BCTMP phải nhập khẩu 100%. Dự kiến đến năm
2021 – 2023 năng lực sản xuất bột sợi ngắn BHKP sẽ tăng thêm 750.000 tấn/năm, bột
hóa nhiệt cơ BCTPM tăng 70.000 tấn/năm, trong giai đoạn này bột sợi ngắn sẽ đáp
ứng nhu cầu trong nước và tham gia sâu hơn vào thị trường xuất khẩu. Dự kiến 2019,
nhu cầu về bột giấy chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng về sản xuất giấy tissue, đối với
giấy in và viết sản xuất trong nước đã đạt mức tới hạn.

Giấy thu hồi
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng lượng giấy thu hồi (phế liệu giấy)
nhập khẩu và chính thức được thông quan về đến doanh nghiệp được đưa vào sản xuất
năm 2018 là 2,068 triệu tấn, tăng 812.000 tấn tương ứng 64,6% so với năm 2017.
NHÓM 3

24



×