Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo thực tập về Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết các tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy tại tòa án nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.75 KB, 20 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài: “ Thực tiễn áp dụng pháp
luật về giải quyết các tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy tại tòa án
nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam”. Ngoài sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học luật Huế,
những người đã trực tiếp giảng dạy cho em những kiến thức hữu ích cho em
trong quá trình học tập, đó là nền tảng cơ bản cung cấp cho em những kiến
thức bổ ích để có thể tiếp nhận và hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo cơ quan, cô, chú, anh,
chị Thẩm phán, thư ký Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Qua hai tháng thực tập tại Tòa án, tuy gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng
kiến thức đã học vào thực tế, song nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý cô chú,
anh chị em đã tiếp thu được những kinh nghiệm bổ ích. Cảm ơn các cô chú,
anh chị trong tòa án đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc thực tế, giải đáp
thắc mắc, giúp em có thêm nhiều hiểu biết hơn về Tòa án cấp huyện trong giải
quyết các vụ việc ở cấp sơ thẩm và những vấn đề liên quan đến việc giải
quyết tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Tiên Phước.
Với lượng kiến thức còn hạn hẹp, cũng như kinh nghiệm thực tiễn chưa
có nhiều nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để chuyên đề
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Nam, ngày 9 tháng 9 năm 2016
Sinh viên thực hiện


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………........................................


A.

PHẦN MỞ ĐẦU


Xã hội luôn có những mặt tích cực và tiêu cực. Song song với sự phát triển
kinh tế, xã hội thì mặt trái của nó là phát sinh những loại tội phạm nguy hiểm
tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của con
người. Trong những loại tội phạm nguy hiểm đó có các tội phạm về ma túy.
Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây
nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ
thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe con người gây ra những căn bệnh thế kỷ như HIV,
AIDS…và gây ra cái chết trắng cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Tiên Phước với
địa hình là vùng trung du có nhiều đồi núi cũng là điều kiện thuận lợi cho tội
phạm hoạt động mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Trên địa bàn huyện
hiện nay đang len lỏi loại tội phạm nguy hiểm này đó là hiểm hoại khôn
lường đối với cuộc sống cũng như con người nơi đây. Từ năm 2010 đến nay
trên địa bàn huyện Tiên Phước tội phạm về ma túy có chiều hướng gia tăng,
để đấu tranh với tội phạm nguy hiểm này lực lượng cảnh sát điều tra công an
huyện đã tích cực điều tra, phát hiện, bắt quả tang, ngăn chặn kịp thời hành vi
phạm tội, giao cho Viện kiểm sát truy tố và Tòa án xét xử nghiêm minh đưa ra
những hình phạt thích đáng đối với người phạm tội. Nhận thấy đây là một đề
tài nóng hiện nay, qua quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Tiên
Phước tôi đã quyết định chọn chuyên đề thực tập của mình: “ Thực tiễn áp
dụng pháp luật về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy tại Tòa án nhân
dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” với mục đích tìm hiểu tình hình tội
phạm ma túy trên địa bàn huyện và thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án
nhân huyện Tiên Phước.


B. NỘI DUNG
I. Tóm tắt cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh
Quảng Nam
1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng

Nam
Tiên phước là huyện miền núi trung du nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam.
Là một vùng đất có nhiều đồi núi, sông suối chia cắt. Phía Đông giáp huyện
Phú Ninh, phía Bắc giáp huyện Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức,
phía Nam giáp huyện Bắc Trà My. Cách thành phố Tam Kỳ 25km về hướng
Đông. Diện tích tự nhiên hơn 45.322ha.
Dân số hiện nay khoảng 75.001 người. Là một miền quê giàu truyền
thống yêu nước, Tiên Phước đã sản sinh ra các nhà ái quốc nổi tiếng như
Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Lê Cơ, Trần Huỳnh, Lê Vĩnh Huy…
Phần lớn diện tích trong vùng là đất nông nghiệp nhưng kém màu mỡ và
tỷ lệ đất thịt rất thấp. Đây là vùng kinh tế nghèo của tỉnh Quảng Nam. Do đặc
điểm cấu tạo địa hình nên sông Tiên – con sông chảy quanh địa bàn huyện
được mệnh danh là “con sông chảy ngược dòng”, không xuôi về biển Đông
mà ngược về hướng Tây – Nam, đổ ra sông Thu Bồn. Cùng với cây tiêu, Tiên
Phước còn có quế, bòn bon, thanh trà cũng là những loại cây nông sản đặc
trưng của vùng.
Tiên Phước đã bám sát tình hình cụ thể của địa phương, xác định đúng
đắn phương hướng, mục tiêu phát triển cho từng chặng đường, phát huy được
tiềm năng thế mạnh của huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trong những năm đến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiên
Phước tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ và mạnh mẽ các nhiệm vụ, biện
pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội đáp ứng yêu


cầu trong tiến trình phát triển hội nhập. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn, phục vụ ngày một tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân
dân. Phát triển nông – lâm nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, vùng cây
nguyên liệu, đặc biệt chú trọng chăn nuôi, kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

Quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát
triển du lịch, thương mại, dịch vụ. Chú trọng các chương trình xã hội, giảm
nghèo giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.
2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tiên Phước
Theo qui định của luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 thì cơ
cấu tổ chức của tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
và tương đương như sau:
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương
đương có thể có Tòa hình sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử
lý hành chính. Trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định
thành lập tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao. Căn cứ qui định này và yêu cầu, thực tế xét xử mỗi Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương. Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
- Bộ máy giúp việc.
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và
tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó chánh tòa, Thẩm
phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người
lao động.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước:
Chánh án


Phó
án

Chánh

Thẩm phán


Thư Ký

Bộ phận hành
chính

Văn phòng
Kế toán
Chú thích:

: Quan hệ quản lý, lãnh đạo , chỉ đạo

- .Các chức danh liên quan đến hoạt động tố tụng xét xử, các loại án và
thi hành án:
+ Chánh án: 1 người. Là người đứng đầu Tòa án có thẩm quyền quản lý,
lãnh đạo chỉ đạo các phó chánh án, thẩm phán thư ký và bộ phận hành chính .
+ Phó chánh án: 1 người.
+ Thẩm phán: 5 người.
+ Thư ký Tòa án: 3 người.
+ Bộ phận hành chính: Đây là bộ phận giúp việc của của Tòa án, có thẩm
quyền quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo:
Thứ nhất: Văn phòng, đây là văn phòng do phó chánh án trực tiếp quản
lý, bao gồm ba bộ phận: Văn thư lưu trữ ( 1 người), bảo vệ (1 người), tạp vụ
(1 người).
Thứ hai: Kế toán (1 người).


Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước có cán bộ công chức đã biên chế, các
cán bộ công chức này đều có trình độ cử nhân và là Đảng viên. Nhìn chung,
bộ máy tổ chức và cán bộ viên chức của tòa án nhân dân huyện Tiên Phước về

cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của ngành tòa án cấp huyện.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam có nhiệm vụ:
Theo qui định của Luật tố tụng hành chính, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố
tụng hình sự, tòa án nhân dân huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương nói chung và TAND huyện Tiên Phước nói riêng có nhiệm vụ
xét xử sơ thẩm các vụ việc dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân gia đình,
kinh doanh thương mại, lao động theo quy định của pháp luật, giải quyết các
việc khác theo qui định của pháp luật.
- Chánh án có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
+ Tổ chức công tác xét xử của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh và tương đương; chịu trách nhiệm thực hiện nguyên tắc thẩm phán,
hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
+ Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật
định và tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
+ Thực hiện nhiệm vụ theo qui định của luật tố tụng; giải quyết việc
khác theo qui định pháp luật.
- Phó chánh án có nhiệm vụ:
+ Giúp chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của chánh án.
+ Khi Chánh án vắng mặt, Phó chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh
đạo công tác của tòa án. Phó chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về
nhiệm vụ được giao.
+ Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo qui định của luật tố tụng.


II. Nhận xét việc áp dụng pháp luật về giải quyết các vụ án về tội phạm ma
túy tại TAND huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam
1. Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Tiên Phước
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội đời sống
nhân dân từng bước được nâng cao, nhưng cũng theo đó là sự nảy sinh nhiều

vấn đề tội phạm trong xã hội. Đặc biệt là tội phạm về ma túy. Tình hình hoạt
động tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua diễn
biến ngày càng phức tạp, gia tăng cả về số vụ và số đối tượng, phương thức
hoạt động thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tiềm ẩn phức tạp, tập trung ở
thành phố Tam Kỳ, các huyện Phước Sơn, Nam Giang, Tiên Phước và các
điểm khai thác vàng trái phép ở các huyện miền núi của tỉnh. Trong năm 2015
đến nay, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy- Công an tỉnh và Bộ
đội Biên phòng đã điều tra phát hiện bắt giữ 336 vụ/497 đối tượng, thu giữ
6kg ma túy đá, 499 viên ma túy tổng hợp, 1,6kg heroin, 4,6kg và 425 cây cần
sa, 4 khẩu sung các loại và một số tang vật liên quan khác. Thụ lý điều tra
truy tố 300 vụ/414 bị can; tòa án nhân dân các cấp đưa ra xét xử 289 vụ/ 395
bị can. Đưa 548 đối tượng vào trung tâm cai nghiện bắt buộc, xử lý hành
chính hơn 1.000 đối tượng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, phạt 824
triệu đồng.
Qua điều tra khảo sát, toàn tỉnh hiện nay có 923 người nghiện, trong đó
có 853 người nghiện ma túy ngoài xã hội có hồ sơ quản lý (So với năm 2014
tăng 165 người 853/688), trong đó có 9 đối tượng đang cai nghiện tại Trung
tâm giáo dục - Lao động xã hội, 733 người nghiện ngoài cộng đồng (có
khoảng 300 đối tượng đang cai nghiện tại gia đình và cộng đồng), 111 người
nghiện trong nhà tạm giữ trên toàn tỉnh) tập trung ở thành phố Tam Kỳ, Quế
Sơn, Tiên Phước…thành phần người nghiện rất đa dạng, ở khắp các địa bàn
thành thị nông thôn.
Trên địa bàn huyện Tiên phước tội phạm về ma túy có chiều hướng gia
tăng, có thể nói chưa bao giờ tệ nạn ma túy lại nóng như hiện nay. Qua khảo


sát của tổ công tác 82, ở 13/15 xã, thị trấn có 235 đối tượng nghiện và 153 đối
tượng nghi nghiện đối tượng phạm tội chủ yếu tập trung vào giới trẻ có độ
tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ trên 80% và tập trung chủ yếu vào các xã như
Tiên Cảnh, Tiên Mỹ, Tiên Châu, Tiên Thọ.

Nguyên nhân phạm tội ma túy trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào
một số thanh niên thiếu sự giáo dục, quản lý của gia đình nên ăn chơi sa đọa,
bị bạn bè lôi kéo vào con đường nghiện ngập, một số thanh niên khác muốn
làm giàu nhanh chóng đã nge theo bạn bè rủ rê đi đào đãi vàng tại những
vùng núi sâu rồi bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Hậu quả của việc
nghiện ngập để có ma túy sử dụng nhằm thỏa mãn cơn nghiện, bản thân
những người nghiện bất chấp các qui định của pháp luật đã liên hệ móc nối
mua bán, tang trữ trái phép chất ma túy và họ trở thành người phạm tội.
Thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt;
thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động như: cất dấu ma túy trong hộp
sữa Vinamil, gửi ma túy dưới dạng hàng hóa qua phương tiện giao thông, thuê
khách sạn, nhà trọ, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, chỉ
bán cho những người thân quen; nhận tiền một nơi, giao ma tuý nơi khác,
chuyển tiền qua ATM; lợi dụng địa bàn giáp ranh để trao đổi, mua bán ma túy;
khi vận chuyển thường chia nhỏ lẻ với số lượng ma tuý ít, khi cơ quan Công
an phát hiện dễ tẩu tán, phi tang vật chứng hoặc lợi dụng người bị nhiễm
HIV/AIDS, phụ nữ có con dưới 36 tháng tuổi... tham gia hoạt động phạm tội
có liên quan đến ma túy.
Hậu quả của loại tội phạm này có tính nguy hiểm rất cao cho xã hội, nó
gieo rắt cái chết trắng cho lứa tuổi thanh thiếu niên, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe tính mạng con người, làm băng hoại đạo đức, làm kiệt quệ kinh tế gia
đình…Tội phạm ma túy là mầm mống phát sinh các loại tội phạm khác như
trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện.
2. Nhận xét việc áp dụng pháp luật về tội phạm ma túy của tòa án nhân dân
huyện Tiên Phước


Để góp phần đấu tranh phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi loại tội phạm
ma túy trên địa bàn huyện Tiên Phước, trong những năm qua Tòa án nhân dân
huyện Tiên Phước đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng đã đưa ra xét

xử kịp thời và tuyên những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật được
nhân dân và dư luận đồng tình ủng hộ. Ngoài những vụ án xét xử tại đơn vị,
Tòa án lên kế hoạch phối hợp với địa phương nơi tội phạm xảy ra xây dựng
những phiên tòa xét xử lưu động, nhằm giáo dục tuyên truyền, phổ biến pháp
luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị tại địa phương, giữ gìn trật tự trị an trên địa
bàn huyện.
Hiện nay Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 đang có hiệu lực thi
hành áp dụng đối với các tội phạm có tính chất hình sự. Trong đó các tội
phạm về ma túy được qui định tại chương XVIII của Bộ luật này, tội mua bán
tàng trữ trái phép chất ma túy được qui định cụ thể tại Điều 194 với các hình
phạt tương ứng với hành vi, tinh chất khác nhau.
Từ năm 2010 đến nay, Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước đã áp dụng tốt
các qui định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền, thời
hạn, thủ tục trong việc giải quyết các vụ án về mua bán, tàng trữ trái phép
chất ma túy. Về thẩm quyền không có trường hợp nào vượt quyền, lạm quyền
các vụ án đưa ra xét xử đều thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân huyện Tiên
Phước. Trước khi một vụ án được đưa ra xét xử các trình tự thủ tục trong giai
đoạn tiếp nhận hồ sơ, chuẩn bị xét xử, xác minh, thu thập chứng cứ, đều được
thực hiện một cách nghiêm túc, đúng qui định pháp luật. Đối với thẩm phán,
thư ký được phân công giải quyết vụ án đều có sự chuẩn bị, nghiên cứu một
cách kỹ càng hồ sơ vụ án để có thể đưa ra những hình phạt thích đáng, đúng
người đúng tội. Đối với những vụ án phức tạp cần xác minh thu thập thêm
chứng cứ tòa án cũng đã áp dụng biện pháp gia hạn thêm thời hạn xét xử, hay
xét thấy vụ án có dấu hiệu cần tạm đình chỉ, đình chỉ, sau thời gian đó tòa án
tiếp tục đưa vụ án ra xét xử đúng thời hạn theo qui định của pháp luật. Sự


phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ
án về mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy cũng được thực hiện khá tốt.

Bảng1: thống kê một số tội phạm nổi bật đã giải quyết trong giai đoạn
năm 2011 đến 1/9/2016 so với các tội phạm về ma túy( số liệu do TAND
huyện Tiên Phước cung cấp):
Loại tội/ số Năm
vụ
2011
Ma túy
8

Năm
2012
7

Năm
2013
6

Năm
2014
10

Năm
2015
12

Năm
2016
10

Cướp giật

tài sản
Trộm cắp tài
sản
Cố ý gây
thương tích
Đánh bạc

12

14

3

8

10

6

10

16

9

15

`12

10


8

11

16

7

7

8

1

0

6

5

5

4

Tổng thụ lý

43

69


66

63

53

35

Bảng2: thống kê số bị cáo thực hiện tội phạm mua bán tàng trữ trái
phép chất ma túy từ năm 2011 dến 9/2016 ( Số liệu do TAND huyện Tiên
Phước cung cấp) :
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Số vụ án ma túy
8
7
6
10
12
10

Bị cáo
9

7
6
12
16
10

Qua số liệu do TAND huyện Tiên Phước cung cấp ta có thể thấy rằng tội
phạm về ma túy tuy không nhiều vụ như tội trộm cắp tài sản, cướp giật tài
sản, nhưng từ năm 2011 đến nay số vụ về tội phạm ma túy có chiều hướng gia
tăng cho thấy tính chất phức tạp và khôn lường của loại tội phạm này trên địa
bàn huyện Tiên Phước, theo báo cáo của tòa án nhân dân huyện Tiên Phước


thì tội phạm ma túy là nguyên nhân chính làm phát sinh tội trộm cắp tài sản,
cướp giật tài sản. Điều đặc biệt là tất cả các vụ án ma túy mà tòa án nhân dân
huyện Tiên Phước đã thụ lý, giải quyết đều bị truy tố tội mua bán, tàng trữ trái
phép chất ma túy theo Điều 194 Bộ luật hình sự cho thấy cần phối hợp các cơ
quan quản lý ở địa phương, cơ quan tiến hành tố tụng để có biện pháp hữu
hiệu đấu tranh với tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; tội phạm này
càng nhiều đồng nghĩa với việc số con nghiện trên địa bàn huyện ngày càng
tăng. Cụ thể từ năm 2011 đến 9/2016 Tòa án đã thụ lý 53 vụ án/60 bị cáo,
trong đó cao nhất là năm 2015 với 12 vụ/16 bị cáo, 3 quý đầu năm 2016 thụ
lý, giải quyết 10 vụ/10 bị cáo cho thấy con số này còn có khả năng tăng trong
quý cuối của năm 2016 và vượt qua năm 2015. Các bị cáo phạm tội có tính
chất đồng phạm cũng ngày càng tăng. Đây chính là thách thức đối với địa
phương nói chung và tòa án nhân dân huyện Tiên Phước nói riêng trong việc
đấu tranh đẩy lùi tội phạm này trong những năm tới.
Tuy còn nhiều khó khăn, số lượng án hình sự nói chung, án ma túy nói
riêng vẫn còn nhiều tuy nhiên cùng với sự cố gắng của mình trong những năm
qua Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước đã giảm thiểu tối đa số lượng án ma

túy tồn đọng cụ thể như sau:
Bảng 3: thống kê số vụ án ma túy còn tồn đọng qua các năm từ 2010 đến
9/2016 ( số liệu do tòa án nhân dân huyện Tiên Phước cung cấp)
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Số vụ tồn đọng
3
0
2
1
1
0
0

Số bị cáo
3
0
2
1
2
0
0



Từ năm 2010 đến năm 2014 số lượng án ma túy còn tồn đọng là rất ít chỉ
từ 1 đến 3 vụ và từ năm 2015 đến nay số lượng án tồn đọng không còn. Cho
thấy công tác tổ chức xét xử của Tòa án qua từng năm được cải thiện.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về giải quyết các vụ án hình sự nói
chung và án ma túy nói riêng của TAND huyện tiên Phước có những ưu điểm
và hạn chế như sau:
2.1. Ưu điểm:
- Trong quá trình nghiên cứu phối hợp với cơ quan điều tra thu thập
chứng cứ, xác minh TAND huyện Tiên Phước đã nêu cao tinh thần trách
nhiệm , làm đúng quy định của pháp luật, bám sát các hướng dẫn cấp trên, tạo
điều kiện cho các bị cáo thực hiện quyền của mình trước tòa.
- Số vụ án về ma túy còn tồn đọng là rất ít cho đến năm 2016 không còn
vụ tồn đọng, cụ thể năm 2010 là 3 vụ/3 bị cáo, năm 2011 là 0 vụ, năm 2012 là
2 vụ/2 bị cáo, năm 2013 là 1 vụ/1 bị cáo, năm 2014 là 1 vụ/2 bị cáo, năm
2015 đến 9/2016 là 0 vụ.
- Trong quá trình giải quyết các vụ án về ma túy có thể thấy rõ các Thẩm
phán và thư ký đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ có trong vụ án, nghiên cứu các loại
tài liệu có liên quan cũng như cẩn trọng trong việc xem xét các chứng cứ lời
khai của bị cáo và người có liên quan chính vì vậy đã giúp cho việc giải quyết
vụ án được chính xác. Đặc biệt trong thủ tục trước khi quyết định mở phiên
tòa xét xử sơ thẩm. Qua thực tế chứng minh công tác này được các thẩm phán
thư ký thực hiện rất tốt mang lại hiệu quả cao. Đồng thời qua những phiên tòa
xét xử ở đơn vị hay lưu động tại các địa phương có người nghiện ma túy các
thẩm phán cũng đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật cũng như những
tác hại mà ma túy gây ra nhằm nâng cao ý thức của nhân dân trong việc đấu
tranh, phòng tránh loại tội phạm này.
2.2. Tồn tại và hạn chế:



- Hoạt động xét xử lưu động còn ít, dẫn đến việc người dân tiếp cận với
pháp luật còn thấp và việc để hiểu hơn về tác hại của tội phạm về ma túy chưa
được đi sâu trong nhân dân và người dân còn bị cái lợi trước mắt làm mù
quáng.
- Hầu hết các tội phạm tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy nhằm
phục vụ trước hết cho nhu cầu của mình họ đều là những con nghiện và khi
làm việc với cơ quan Tòa án có thái độ không chịu hợp tác gây khó dễ cho cơ
quan trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
- Qui định của pháp luật về hình phạt đối với tội phạm ma túy vẫn còn
thấp, khiến các đối tượng phạm tội có thái độ không sợ pháp luật, nhiều đối
tượng phạm tội nhiều lần, có những đối tượng sau khi chịu hình phạt tù, cai
nghiện, cải tạo nhưng sau khi về hòa nhập với cộng đồng, xã hội họ vẫn đi
theo lối mòn quay lại với con đường tội phạm.
- Chính sách tạo việc làm cho các tội phạm ma túy, cũng như những
người nghiện ma túy sau khi tái hòa nhập cộng đồng vẫn chưa được chú trọng
tại huyện Tiên Phước. Những phạm nhân sau khi ra tù, hay những người cai
nghiện xong sau khi họ về với địa phương việc làm không có, bị mọi người
kỳ thị, dẫn đến túng quẫn rồi quay lại với con đường cũ gây khó khăn cho
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn còn
thiếu sự chuyên nghiệp, chưa nhịp nhàng gây khó khăn cho công việc của
từng cơ quan.
III. Những vấn đề học tập được qua thời gian thực tập tại TAND huyện
Tiên Phước tỉnh Quảng Nam
Qua hai tháng thực tập tại TAND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đó
là khoảng thời gian không dài nhưng nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô chú
anh, chị trong TAND huyện Tiên Phước em đã có cơ hội để củng cố và áp
dụng vào thực tiễn vốn kiến thức mà em đã được học. Là một sinh viên của



trường Đại học Luật Huế bước vào giai đoạn thực tập để vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tế, từ đó củng cố và tăng cường lý luận “Học phải đi đôi
với hành, lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn” để khi ra trường không bị bỡ ngỡ
với công việc thì thực tập giúp em hiểu biết hơn về công việc của mình trên
thực tế và về công tác chuyên môn của đơn vị thực tập. Bước đầu thực tập với
em là một công việc hết sức mới mẻ trước việc vận dụng kiến thức vào thực
tế nhưng qua quá trình tiếp xúc với mọi người, cũng như thái độ, phong cách
làm việc em đã học được rất nhiều điều hữu ích mà sau này em có thể vận
dụng được trong chính công việc của mình. Đồng thời nó giúp em biết vận
dụng như thế nào giữa lý thuyết khô khan và thực tiễn cuộc sống phong phú
không ngừng biến đổi. Với khoảng thời gian đó đã giúp em rút ra được nhiều
kinh nghiệm, những bài học quí báu nhất để phục vụ cho việc học tập, ôn lại
những kiến thức, cụ thể như sau:
- Biết được cơ cấu tổ chức của TAND cấp huyện, cũng như được làm
quen với những công việc cụ thể của Thẩm phán, thư ký.
- Thông qua quá trình đọc, tìm tòi, ngiên cứu hồ sơ vụ án các loại như:
hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình…và vào sổ bút lục các vụ
án giúp bản thân em hiểu rõ hơn về quá trình thụ lý, giải quết một vụ án là
như thế nào, cần những thủ tục gì, cơ quan nào tham gia vào quá trình tố tụng
….Từ đó giúp bản thân em rút ra được những sự giống nhau, khác nhau trong
việc giải quyết các vụ án khác nhau.
- Thông qua việc tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết các vụ án
bản thân em còn được viết biên bản, tham gia vào quá trình định giá tài sản đã
tạo cho em cơ hội để ôn lại củng cố kiến thức đã được thầy cô truyền đạt vận
dụng những kiến thưc vào thực tiễn.
- Đối với việc bản thân em được tham gia trực tiếp vào những phiên hòa
giải, cũng như những phiên tòa xét xử đã cho em được cơ hội quan sát, học
hỏi những kỹ năng phân tích, lập luận, cách hỏi các đương sự, bị cáo hay đơn



giản nhất đó là cách ghi lại lời trình bày của đương sự, bị cáo một cách chân
thực khách quan đúng đắn nhất.
- Qua việc theo dõi các phiên xét xử tại tòa án đã cho em hiểu thêm về
Tòa án với cơ quan công an…, chính nhờ có sự phối hợp nhiệt tình giữa các
cơ quan chức năng đã góp một phần rất lớn vào việc giải quyết công việc một
cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Được trực tiếp tham gia vào công việc nhận đơn khởi kiện, kiểm tra
đơn khởi kiện, hướng dẫn đương sự cách viết đơn khởi kiện, đơn xin ly hôn,
hay viết bản tự khai, vào sổ thụ lý đơn khởi kiện…đã tạo cho em cơ hội làm
quen với công việc này và biết rõ hơn cách viết cũng như nội dung của từng
loại đơn mà trước đây em chưa từng biết đến.
- Ngoài ra, trải qua quá trình thực tập đã giúp bản thân em nắm rõ hơn về
tình hình tội phạm trên địa bàn mình sinh sống, đặc biệt là sự diễn biến phức
tạp của tội phạm về mà túy, đặc biệt là tội về mua bán, tàng trữ trái phép chất
ma túy, qua đó có thể đánh giá được một phần về nhận thức của người dân về
pháp luật và tuân thủ pháp luật ở nơi đây.
IV. Những kiến nghị về giải quyết các vụ án hình sự nói chung và về tội
phạm ma túy nói riêng trong quá trình thực tập tại TAND huyện Tiên
Phước tỉnh Quảng Nam
Có thể nói tội phạm về mà túy đang là mối quan tâm của xã hội, cũng
như việc đẩy lùi loại tội phạm này của các cơ quan chức năng khi mà diễn
biến của nó ngày càng phức tạp với qui mô, tính chất, số lượng ngày càng có
chiều hướng tăng cao. Trải qua hai tháng thực tập tại Tòa án nhân dân huyện
Tiên Phước chứng kiến cũng như học hỏi cách giải quyết các vụ án liên quan
đến tội phạm về ma túy em xin đưa ra một số kiến nghị của mình trong việc
giải quyết các vụ án về mà túy như sau:
1. Kiến nghị chung:


- Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các qui định của pháp luật về các tội

phạm ma túy nói chung và tội mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy nói
riêng, qua đó giúp cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất và đạt hiệu quả
cao.
- Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần thực hiện nhiều hơn
nữa các biện pháp để phổ biến, tuyên truyền pháp luật nói chung và Bộ luật
hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 và sắp tới đây là Bộ luật Hình sự 2015 có
hiệu lực ngày 1/1/1017 nói riêng để mọi người dân có thể nắm bắt hiểu biết
pháp luật, những điểm mới của páp luật để từ đó giáo dục con em mình hướng
đến một lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần chú
trọng tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người dân nhận thức được những
nguy hiểm của ma túy, tội phạm về ma túy và bản thân người dân phải biết
cách tránh xa những cám dỗ do ma túy gây ra.
- Đối với những trường hợp trong quá trình giải quyết mà các cá nhân
không hợp tác gây khó dễ cho công việc của tòa án thì nhà nước cũng cần có
những chế tài phù hợp với từng mức độ hành vi để bảo đảm tính nghiêm minh
của pháp luật.
2. Kiến nghị riêng:
- Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho cán bộ tòa án, tòa án là cơ
quan thực thi pháp luật, nơi thực hiện cán cân công lý, những quyết định của
tòa án ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và xã hội vì vậy cán bộ tòa án
cần phải có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt để tạo công
bằng xã hội. Đồng thời cần tập huấn nghiệp vụ cũng như những kiến thức cơ
bản cho Hội thẩm nhân dân để họ có thể hiểu biết rõ pháp luật và xử lý các vụ
án một cách nghiêm minh và độc lập.
- Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước cần thực hiện nhiều hơn nữa các
phiên tòa lưu động tại địa phương, đặc biệt những địa phương là điểm nóng


về tội phạm ma túy trên địa bàn huyện. Hoạt động này nhằm phổ biến tuyên
truyền pháp luật và đồng thời nhằm giáo dục, răn đe những hành vi phạm tội.

- Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước cần phối hợp với địa phương chú
trọng xây dựng các trung tâm dạy nghề tạo việc làm cho người cai nghiện,
phạm nhân để họ có cơ hội tái hòa nhập với cộng đồng sau thời gian bị cách
ly với xã hội, nhằm tạo điều kiện cho họ cơ hội có thể làm lại cuộc đời và
tránh xa tệ nạn ma túy nguy hiểm này. Muốn như vậy thì nhà nước cũng cần
quan tâm hơn đến địa phương, cung cấp nguồn kinh phí phù hợp để địa
phương có thể hoàn thành tốt công việc của mình, cũng như làm tốt chính
sách an sinh xã hội.
- Chính quyền địa phương, Tòa án cần phối hợp với lãnh đạo các trường
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đóng trên địa bàn huyện xây
dựng những chương trình, tiết học, buổi ngoại khóa thường xuyên hơn về tội
phạm ma túy, tác hại của ma túy đến sức khỏe, tính mạng con người nhằm
giáo dục các em – lứa tuổi thanh thiếu niên hướng đến một lối sống lành
mạnh, sống có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội.
- Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan Công an, Tòa án, Viện
kiểm sát để việc giải quyết các vụ án về ma túy được nhanh chóng, hiệu quả,
đạt chất lượng cao và đúng qui định của pháp luật.


C. KẾT LUẬN
Qua hai tháng thực tập tại tòa án nhân dân huyện Tiên Phước em đã học
hỏi và tích lũy cho mình nhiều kiến thức, cũng như kinh nghiệm thực tiễn.
Trong thời gian thực tập dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ tòa án về
những kiến thức cơ bản trong hoạt động của ngành Tòa án cấp huyện nơi xét
xử những phiên tòa cấp sơ thẩm, cũng như cơ cấu tổ chức của tòa án đã tạo
điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến tội phạm về
ma túy nói chung và tội mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng để
em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. Với sự nỗ lực học hỏi
của mình em đã tìm hiểu sâu hơn về các tội phạm ma túy trên địa bàn huyện,
cũng như thực tế giải quyết một vụ án về ma túy là như thế nào. Tuy có nhiều

kiến thức mà trong thời gian thực tập em chưa có cơ hội cũng như trình độ và
kinh nghiệm để tiếp thu hết nhưng em cũng đã cố gắng nghiên cứu trong
phạm vi đề tài của mình để đưa ra một số quan điểm riêng của bản thân. Qua
thời gian thực tập giúp em hiểu thêm về việc áp dụng pháp luật như thế nào
để giải quyết trọn vẹn một vụ án về ma túy, cách ứng phó với những trường
hợp khẩn cấp, hay thái độ không hợp tác của bị cáo. Bên cạnh đó em đưa ra
một số nhận xét, đề xuất, kiến nghị thể hiện quan điểm của mình trong việc
giải quyết các vụ án về ma túy của tòa án nhân dân huyện Tiên Phước, tỉnh
Quảng Nam góp phần của mình vào việc hoàn thiện pháp luật về đấu tranh,
phòng chống tội phạm ma túy cũng như việc nâng cao chất lượng xét xử của
tòa án trong các vụ án ma túy trên địa bàn huyện Tiên Phước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bản án hình sự số 04/2015/HSST – Ngày 02/02/2015 – Tòa án nhân

2.

dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bản án hình sự số 16/2015/HSST – Ngày 26/6/2015 – Tòa án nhân dân

3.

huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bản án hình sự số 19/2015/HSST – Ngày 25/8/2015 – Tòa án nhân dân

4.


huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bản án hình sự số 20/2015/HSST – Ngày 27/8/2015 – Tòa án nhân dân

5.

huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bản án hình sự số 22/2015/HSST – Ngày 23/9/2015 – Tòa án nhân dân

6.

huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bản án hình sự số 26/2015/HSST – Ngày 12/11/2015 – Tòa án nhân

7.

dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bản án hình sự số 27/2015/HSST – Ngày 20/11/2015 – Tòa án nhân

8.

dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bản án hình sự số 29/2015/HSST – Ngày 25/11/2015 – Tòa án nhân

9.

dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bản án hình sự số 32/2015/HSST – Ngày 22/12/2015 – Tòa án nhân

10.


dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Bản án hình sự số 35/2015/HSST – Ngày 31/12/2015 – Tòa án nhân

11.
12.

dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Thông báo đính chính bản án số 35/2015/HSST – Ngày 31/12/2015
Bản án hình sự số 11/2016/HSST – Ngày 24/5/2016 – Tòa án nhân dân
huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.



×