Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Viem da day ta trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.63 KB, 5 trang )

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY
DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN
1

VIÊM DẠ DÀY TÁ TRÀNG
1.1 Khái niệm:
- Viêm dạ dày là những tổn thương vi thể của niêm mạc dạ dày thể hiện
sự đáp ứng của niêm mạc dạ dày đối với các yếu tố tấn công.
- Viêm tá tràng: là tình trạng viêm vi thể của niêm mạc tá tràng (có sự
xâm nhập của bạch cầu đa nhân và mono ở bề mặt biểu mô, tuyến
hoặc lanina propria), có thể kèm theo hiện tượng cùn mòn của các
nhung mao.
- Loét dạ dày và loét tá tràng: là tình trạng tổn thương sâu làm mất tổ
chức niêm mạc một cách có giới hạn ở phần ống tiêu hóa có bài tiết
acid và pepsin.
1.2

Lâm sàng:
-

1.3

Hình ảnh nội soi viêm dạ dày tá tràng: (phân loại Sydney 1990).
-

1.4

Đau bụng: Đau bụng tái diễn, đau bụng thượng vị, đau nhiều về đêm.
Buồn nôn, nôn.
Chướng bụng, ợ hơi, ợ chua.
Đại tiện phân đen, nôn ra máu.


Da xanh, mệt mỏi.
Cận lâm sàng:

Viêm dạ dày xung huyết.
Viêm dạ dày trợt phẳng.
Viêm dạ dày trợt lồi.
Viêm dạ dày teo.
Viêm dạ dày xuất huyết.
Viêm dạ dày phì đại.
Viêm dạ dày trào ngược dịch mật.
Phân độ loét dạ dày tá tràng (Phân loại Forrest).
Mức độ Hình ảnh trên nội soi Chảy máu Tỉ lệ tử
tái phát vong (%)


(%)

2

la
lb

Nguy cơ
cao

lla

Nguy cơ
thấp


llb
llc
III

Máu phun thành tia
Rỉ máu
Có mạch máu nhưng
không chảy máu
Có cục máu đông
Có cặn đen
Đáy sạch

55

11

43

11

22
10
5

7
3
2

CHỈ ĐỊNH SOI DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý viêm loét dạ dày tá tràng:

- Đau bụng tái diễn: đau bụng ≥ 3 lần trong vòng 3 tháng, ảnh hưởng
đến sinh hoạt của trẻ.
- Nôn, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, nóng rát thượng vị. - Xuất
huyết tiêu hóa.
- Thiếu máu thiếu sắt chưa rõ nguyên nhân đã loại trừ các nguyên nhân
khác.

3

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO
HELICOBACTER PYLORI
- Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng dựa vào nội soi.
- Chẩn đoán viêm dạ dày dựa vào mô bệnh học (theo phân loại
Sydney).
- Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori: khi có ≥ 2 trong số các tiêu
chuẩn sau:
 Mô bệnh học có vi khuẩn Helicobacter pylori (+)
 Test nhanh Urease (+).
 Nuôi cấy mảnh sinh thiết dạ dày có vi khuẩn
Helicobacter pylori (+).
 Nếu chỉ 1 trong 2 xét nghiệm mô bệnh học và test urease (+),
tiến hành làm thêm test thở hoặc test phân(mọi lứa tuổi), nếu
test thở hoặc test phân dương tính xác định có nhiễm
Helicobacter pylori.


Trường hợp ngoại lệ:
Nếu gia đình từ chối nội soi: chỉ định làm test thở hoặc test phân (mọi
lứa tuổi).
- Nếu test (-) tìm nguyên nhân khác.

- Nếu test (+) thảo luận gia đình để soi dạ dày chẩn đoán nguyên nhân
đau bụng.
4

ĐIỀU TRỊ
4.1 Chỉ định điều trị
- Chỉ định điều trị diệt H. pylory cho tất cả cá trường hợp loét dạ dày tá tràng
có H. pylory dương tính.
- Trẻ có tổn thương trên nội soi, H. pylory dương tính, có tiền sử gia đình loét
hoặc ung thư dạ dày.
- Cân nhắc điều trị khi trẻ có H. pylory dương tính, có tổn thương trên nội soi
nhưng không có loét.
- Trẻ có triệu chứng gợi ý bệnh lý dạ dày tá tràng, có H. pylory dương tính
qua test thở hoặc test phân cần được nội soi tiêu hóa trước khi quyết định
điều trị.
4.2

Phác đồ điều trị

Lựa chọn 1 trong các phác đồ sau:
 PPI + amoxicillin + metronidazole/tinidazole
 PPI + amoxicillin + clarithromycin
 Bismuth + amoxicillin + metronidazole/tinidazole
 Phác đồ trình tự: PPI + amoxicillin trong 5 ngày sau đó PPI + clarithromycin
+ metronidazole trong 5 ngày
Trong đó:
 Amoxicillin
 Clarithromycin

: 50-100 mg/kg/ngày.

: 20 mg/kg/ngày.






4.3

PPI (omeprazole)
Metronidazol
Tetracyclin
Doxycyclin

: 1-2 mg/kg/ngày.
: 20-40 mg/kg/ngày.
: 50 mg/kg/ ngày.
: 5 mg/kg/ngày.

Đánh giá hiệu quả diệt H.pylori:

Tiến hành sau khi:
- Dừng kháng sinh ≥4 tuần
- Dừng PPI ≥2 tuần.
Phương pháp: Test thở C13 hoặc test phân.
Kết quả:
 Nếu test (-): sạch vi khuẩn.
 Nếu test (+): còn vi khuẩn, phác đồ thất bại.
4.4


Trường hợp điều trị thất bại:
Nếu bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng: Cần theo dõi và hẹn
khám lại định kỳ.
Nếu bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhân được tiến hành
nội soi dạ dày, urease test, mô bệnh học, nuôi cấy HP và làm kháng
sinh đồ.
- Nếu cấy H.pylori (+) và làm được kháng sinh đồ: điều trị theo kháng
sinh đồ: kết hợp 2 loại kháng sinh nhạy cảm + PPI trong 2 tuần.
- Nếu cấy H.pylori (-):
+ Thay kháng sinh khác loại kháng sinh đã dùng trong phác đồ 1
+ Tăng liều
+ Kéo dài thời gian điều trị
+ Phối hợp Bismuth

Chữ viết tắt:
PPI: Proton-pump-inhibitor (thuốc ức chế bơm proton)


DDTT: Dạ dày tá tràng
H.pylory, HP: Helicobacter pylori.

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh
thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. William D, Grigorios I, Colin W et al (2017), ACG clinical
guideline: Treatment of Helycobacter pylory infection, The
American Journal of Gastroenterology, 112.
Người biên soạn
BS CKII Ngũ Thị Lê Vinh.
BS Nguyễn Hoài Nam.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×