Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Khảo sát kiến thức, thực hành phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã thành công, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ HUYỀN

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT CỦA CÁC BÀ MẸ
NUÔI CON NHỎ TẠI XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN
KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo Dục Mầm Non

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ HUYỀN

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT CỦA CÁC BÀ MẸ
NUÔI CON NHỎ TẠI XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN
KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo Dục Mầm Non

Người hướng dẫn khoa học:


Th.S. Bùi Ngân Tâm

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài “Khảo sát kiến thức, thực hành phòng
chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thành
Công,huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”, tôi đã thường xuyên nhận sự giúp đỡ
tận tình, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Sinh – KTNN, các thầy
cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn trực tiếp –
Ths. Bùi Ngân Tâm.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình tới Ths. Bùi Ngân Tâm –
người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và định hướng
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Thành Công, trạm y tế
xã, các cộng tác viên và các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thành Công, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên
cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình tôi, là nguồn động
viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày 9 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn khoa học của Ths. Bùi Ngân Tâm. Các số liệu, kết quả nghiên cứu
trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.

Vĩnh Phúc, ngày 9 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................... 3
Phần 2: NỘI DUNG ............................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4
1.1. Đại cương về bệnh TMDTS......................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 4
1.1.2. Nguyên nhân TMDTS............................................................................... 4
1.1.3. Đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao .......................................................... 4
1.1.4. Dấu hiệu nhận biết .................................................................................... 5
1.1.5. Hậu quả của TMDTS .............................................................................. 5
1.1.6. Một số biện pháp phòng chống thiếu sắt................................................. 7
1.2.Tình hình TMDTS trên thế giới và ở Việt Nam ......................................... 8

1.2.1. Tình hình TMDTS trên thế giới .............................................................. 8
1.2.2. Tình hình TMDTS ở Việt Nam................................................................ 9
1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng chống thiếu máu do
thiếu sắt .............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 11
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 11


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................... 13
3.1. Kết quả khảo sát kiến thức phòng chống bệnh TMDTS của các bà mẹ
nuôi con nhỏ tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên........ 13
3.1.1. Thông tin chung về các BMNCN tham gia khảo sát ........................... 13
3.1.2. Kết quả khảo sát kiến thức của các BMNCN tại xã Thành Công,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh
TMDTS............................................................................................................... 14
3.1.3. Kết quả khảo sát kiến thức của các BMNCN tại xã Thành Công,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thức về nguyên nhân, biểu hiện và ảnh
hưởng của bệnh TMDTS .................................................................................. 15
3.1.4. Kết quả khảo sát kiến thức về phòng chống bệnh TMDTS của các
BMNCN tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên............... 18
3.2. Kết quả khảo sát về thực hành phòng chống TMDTS của các BMNCN
tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên............................... 20
3.2.1. Thực hành sử dụng sắt dược phẩm của các BMNCN trong thời gian
mang thai............................................................................................................ 20
3.2.2. Thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ .................................................. 23
3.2.3. Thực hành phòng chống nhiễm kí sinh trùng ...................................... 26
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................. 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 31


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TMDTS

Thiếu máu do thiếu sắt

PNMT

Phụ nữ mang thai

BMNCN

Bà mẹ nuôi con nhỏ

WHO

World Health Orgnization (Tổ chức Y tế Thế giới)

PNTSĐ

Phụ nữ tuổi sinh đẻ

UNSCN

United Nations ( Liên hiệp quốc)

SDD


Suy dinh dưỡng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về các BMNCN tham gia khảo sát (n=60) ........ 13
Bảng 3.2. Kiến thức của các bà mẹ nuôi con nhỏ về đối tượng có nguy cơ
cao bị TMDTS (n= 60) ..................................................................................... 15
Bảng 3.3. Kiến thức của các BMNCN về nguyên nhân, biểu hiện và ảnh
hưởng của bệnh TMDTS (n=60)...................................................................... 15
Bảng 3.4 : Kiến thức của các BMNCN về phòng chống bệnh TMDTS (n=60)
............................................................................................................................. 18
Bảng 3.5: Thực hành sử dụng sắt dược phẩm của các BMNCN trong thời
gian mang thai (n=60) ....................................................................................... 20
Bảng 3.6: Thực hành dinh dưỡng của các BMNCN (n=60)......................... 24
Bảng 3.7. Thực hành phòng chống nhiễm kí sinh trùng (n=60) ................... 27


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng

bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình
thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu
bất kể lý do gì.
Thiếu máu do thiếu sắt (TMDTS) là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp
nhất, có thể kết hợp với thiếu acid folic nhất là trong thời kì có thai. Các loại
thiếu máu dinh dưỡng khác như thiếu vitamin B12, pyridoxin (B6) và đồng ít
gặp hơn. Các đối tượng thường bị đe dọa thiếu máu dinh dưỡng là trẻ em, học

sinh và nhất là phụ nữ có thai.
Theo ước tính gần đây nhất của WHO, trên toàn thế giới có trên 2 tỷ
người bị thiếu sắt, trong số này 1,2 tỷ người có biểu hiện thiếu máu. Thiếu máu
hay gặp ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở Châu Phi, Nam
Á rồi đến Mỹ La tinh trong khi các nước ở vùng khác tỷ lệ thấp hơn. [2] Ở Việt
Nam, thiếu máu bà mẹ và trẻ em được xác định là vấn đề sức khỏe cộng đồng
quan trọng. Báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2014-2015 cho thấy tỷ lệ thiếu
máu ở trẻ em dưới 5 tuổi: 27,8%; phụ nữ không có thai: 25,5%; phụ nữ mang
thai: 32,8%. [16] Nguyên nhân chính của thiếu máu ở phụ nữ Việt Nam cũng là
do thiếu sắt, chiếm từ 22-86,3% ở một số vùng nông thôn và miền núi [9]
TMDTS là do cơ thể không nhận đủ lượng sắt cần thiết từ khẩu phần, do
mất máu, nhiễm giun, rối loạn hấp thu sắt và nhu cầu tăng. Ở phụ nữ, tỷ lệ thiếu
máu thiếu sắt cao thường liên quan đến mất máu qua các kỳ kinh nguyệt, nhu
cầu cao khi mang thai và thời gian cho con bú. Hậu quả của TMDTS rất nặng nề
đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em và năng suất lao động người lớn.
Thiếu máu ở phụ nữ cũng làm tăng nguy cơ tai biến và tử vong mẹ trong cả thời
kỳ mang thai và sinh nở. Với các ảnh hưởng nặng nề của TMDTS, việc phòng
ngừa, phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị kịp thời sẽ là can thiệp có hiệu quả
trong việc nâng cao sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em.
1


Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tác động của các can thiệp dinh
dưỡng, y tế và những cải thiện kinh tế xã hội đã góp phần làm giảm tình trạng
thiếu máu trong cộng đồng. Tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể và không
đồng đều giữa các đối tượng, các vùng, các khu vực. Thiếu máu dinh dưỡng
vẫn là một vấn đề dinh dưỡng quan trọng hàng đầu ở nước ta. Tỷ lệ thiếu máu
dao động nhiều theo địa phương đã nói lên tính phức tạp của các nguyên nhân
gây tình trạng thiếu máu.
Bổ sung viên sắt/acid folic kết hợp với khẩu phần hợp lí được xem là giải

pháp quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Việt Nam hiện
đang áp dụng phác đồ bổ sung sắt hàng ngày để điều trị thiếu máu của Tổ chức
Y tế Thế Giới cho trẻ em và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng viên
sắt theo phác đồ này còn nhiều hạn chế do tác dụng phụ về đường tiêu hóa, khó
khăn về vấn đề tuyên truyền và duy trì tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn.
Trên thực tế kiến thức và thực hành của các bà mẹ về việc sử dụng viên sắt,
chế độ dinh dưỡng hợp lí rất quan trọng trong phòng chống thiếu máu trong
cộng đồng nói chung và cho phụ nữ, trẻ nhỏ nói riêng. Việc nâng cao nhận
thức, thực hành cho các bà mẹ là việc làm thiết thực nhất. Hoạt động này có
liên quan đến tập quán, thói quen, tình trạng kinh tế của gia đình và cộng đồng.
Thành Công là một xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Trước đây
nghề nông là công việc chính của người dân ở đây. Hiện nay nơi đây có các khu
công nghiệp với nhiều công ty, nhà máy thu hút phần lớn nhân công ở địa
phương [14]. Một đặc điểm dễ nhận thấy ở Thành Công nói riêng và các vùng
nông thôn có khu công nghiệp nói chung là người dân vừa đi làm tại các công
ty, nhà máy vừa kết hợp tranh thủ làm nông nghiệp. Trong sự thay đổi như vậy
về kinh tế, xã hội tại địa phương thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống
thiếu máu do thiếu sắt của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại đây còn hạn chế gì? Có
thể đề xuất các giải pháp gì để góp phần cải thiện thực trạng đó? Để giải đáp các
vần đề này chúng tôi thực hiện đề tài:


“Khảo sát kiến thức, thực hành phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt của
các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng
Yên”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần cải thiện tình trạng TMDTS của người dân nói chung và của các
bà mẹ, trẻ nhỏ nói riêng tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các thông tin là tài liệu tham khảo cho hoạt động học tập, nghiên
cứu khoa học của người học tập và nghiên cứu về bệnh TMDTS.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống TMDTS
của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại địa phương.
- Đề xuất các giải pháp góp phần cải thiện kiến thức và thực hành phòng
chống TMDTS của các bà mẹ nuôi con nhỏ nói riêng và cộng đồng nói chung tại
địa phương nghiên cứu.


Phần 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh TMDTS
1.1.1. Khái niệm
Thiếu máu: là tình trạng mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào
đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một
môi trường sống. Bởi vậy, thực chất thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố
trong máu lưu hành. [5]
Thiếu máu thiếu sắt: là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt
đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau. Thiếu máu
thiếu sắt là một loại bệnh thiếu máu phổ biến. TMDTS có thể kết hợp với thiếu
axit folic, thiếu vitamin B12. [5]
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất ở nước
ta. Thiếu máu là bệnh tiến triển âm thầm nên thường bị bỏ qua.
1.1.2. Nguyên nhân TMDTS [4],[8]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt và được phân loại
thành các nhóm chính sau:
- Khẩu phần thiếu thực phẩm giàu sắt, có mặt nhiều chất ngăn cản hấp thu
sắt (xơ, phytic…), thiếu các thành phần tăng cường hấp thu sắt (vitamin C, axit

lactic…).
- Ăn bổ sung không đúng và không hợp lý: sớm quá hoặc muộn quá, thực
phẩm bổ sung quá nghèo nàn, thiếu các chất dinh dưỡng cần cho tạo máu, đặc
biệt là thiếu sắt.
- Tăng nhu cầu dinh dưỡng khi có thai, cơ thể trẻ em, vị thành niên.
- Mất máu kì kinh nguyệt, khi sinh đẻ.
- Nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng.
1.1.3. Đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao [8]
Những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao bao gồm: phụ nữ mang thai;
phụ nữ sau khi sinh; trẻ đẻ non, nhẹ cân hoặc không được nuôi bằng sữa mẹ; trẻ


em bị suy dinh dưỡng; trẻ em ở tuổi vị thành niên, nhất là trẻ gái; những người
già, nhất là những người nghèo.
Những người bị thiếu sắt, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai chiếm tỷ lệ
cao ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do điều
kiện kinh tế còn khó khăn, bữa ăn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu thức ăn giàu chất
sắt như thịt, trứng, cá, thủy sản, đậu đỗ; hay nhiễm ký sinh trùng nhất là nhiễm
giun móc, sốt rét. Bên cạnh đó kiến thức về dinh dưỡng hợp lý của người dân ở
những vùng này còn hạn chế, điều đó giải thích nguyên nhân tại sao các trường
hợp thiếu máu gặp nhiều hơn ở vùng nông thôn, miền núi và các vùng kinh tế
đặc biệt khó khăn.
1.1.4. Dấu hiệu nhận biết [4], [8]
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu do thiếu sắt thường rất nghèo nàn, lặng
lẽ. Chính vì vậy thiếu máu do thiếu sắt thực sự là một bệnh thiếu vi chất tiềm ẩn.
Người bị thiếu máu có thể không tự nhận ra mình có bệnh, điều đó cho
thấy sự khó khăn trong phòng chống bệnh này ở cộng đồng. Biểu hiện của thiếu
máu nhẹ: mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung. Khi bị thiếu máu nặng có thể xuất
hiện các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi lao động gắng sức, dễ
mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Ở phụ nữ có thai có biểu hiện: mệt mỏi, khó tập trung; khi thiếu nặng
thường có dấu hiệu chóng mặt, khó thở, tim đập mạnh, da xanh, niêm mạc nhợt.
Đối với trẻ nhỏ, tùy theo mức độ bệnh có thể có các biểu hiện: Mệt mỏi,
quấy khóc, vật vã, ngủ ít; biếng ăn, chậm tăng cân, gầy ốm; da xanh; tóc gãy, dễ
rụng, bạc màu; móng tay móng chân dẹp, biến dạng; chậm biết ngồi, biết đứng,
biết đi, bắp thịt nhão, bụng chướng, đau nhức xương...
Để chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu người bệnh cần đi khám và làm
các xét nghiệm huyết học.
1.1.5. Hậu quả của TMDTS [5],[6]
Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất, có
mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể đặc biệt tập trung nhiều ở: hemoglobin
5


(Hb), myoglobin và một số enzyme. Vì vậy sắt tham gia vào việc vận chuyển và
dự trữ oxy, các quá trình chuyển hoá như tổng hợp DNA, vận chuyển electron…
Ở người bình thường, 90- 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ
nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 - 10% (1 - 2mg)
lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi,
cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày,
hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng
Khi thiếu máu do thiếu sắt cơ thể sẽ gánh chịu các hậu quả sau:
- Ảnh hưởng tới khả năng lao động
Thiếu máu gây nên tình trạng thiếu ô xy ở các tổ chức, đặc biệt ở não, ở
tim và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ do đó làm giảm khả năng lao động ở
những người bị thiếu máu. Khi tình trạng thiếu máu được cải thiện thì năng suất
lao động cũng tăng theo .
- Ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ
Người bị thiếu máu thường dễ bị mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, dễ bị
kích thích, khi già dễ bị mắc bệnh mất trí nhớ. Thiếu máu do thiếu sắt làm giảm

10-30% năng suất lao động do khả năng tư duy và nhận thức của não bộ đều bị
giảm sút. Thực hiện nghiên cứu trên 5.400 em từ 6 đến 16 tuổi, các nhà khoa
học Mỹ thấy rằng khi làm bài kiểm tra toán, các em thiếu sắt có khuynh hướng
bị điểm dưới trung bình cao gấp hai lần so với các em khác. Các em bị thiếu sắt
sẽ kém tập trung, hay ngủ gật trong giờ học, học bài khó nhớ, mau quên. Cơ bắp
không đủ ôxy nên các em sẽ mau mệt khi hoạt động thể lực. [3 ]
- Ảnh hưởng tới thai sản
Phụ nữ bị thiếu máu khi có thai tăng nguy cơ sảy thai, bong nhau thai, đẻ
non, đẻ con yếu, dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể tử vong cả mẹ và con
dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản. Vì vậy người ta coi thiếu máu
dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là một đe dọa sản khoa.
- Giảm sức đề kháng của cơ thể
Người bị thiếu máu suy giảm sức đề kháng dễ bị ốm, dễ bị mắc các bệnh
nhiễm khuẩn.
6


1.1.6. Một số biện pháp phòng chống thiếu sắt [4]
- Uống bổ sung viên sắt, a xít folic, vitamin B12,... là biện pháp điều trị và
phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả cao.
Đối với phụ nữ có thai: bổ sung 1 viên sắt (60mg sắt nguyên tố + 0,4mg
folat) hàng ngày ngay khi phát hiện có thai đến sau đẻ 1 tháng. Đối với phụ nữ
lứa tuổi sinh đẻ: uống 1 tuần/1 viên trong 16 tuần liên tục trong 1 năm. Đối với
trẻ em, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ đẻ non việc bổ sung viên sắt cần theo chỉ định
và hướng.
- Cải thiện bữa ăn: Đa dạng hóa bữa ăn. Lựa chọn thực phẩm giàu sắt cho
bữa ăn gia đình. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm: các loại thịt như thịt bò,
lợn, gan lợn, tiết lợn; cá ngừ; lòng đỏ trứng; các loại đậu. Dùng thêm nước
mắm, xì dầu, bánh quy … có bổ sung chất sắt.
Chất sắt có nguồn gốc từ động vật dễ hấp thu hơn từ thực vật. Trong bữa

ăn, nếu có rau xanh hoặc sau bữa ăn dùng thêm trái cây tươi giàu vitamin C
(cam, chanh, bưởi, táo, sơ ri, đu đủ, chuối...) sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Không nên uống nước trà đặc quá gần bữa ăn mà chỉ uống cách sau bữa ăn từ 2
giờ trở đi vì tanin trong trà sẽ hạn chế hấp thu sắt.
- Điều trị triệt để các bệnh gây mất máu mãn tính; phòng chống các bệnh
nhiễm ký sinh trùng, sốt rét; vệ sinh môi trường.
Các bệnh gây mất máu mãn tính: trĩ, xuất huyết dạ dày… cần được điều
trị triệt để.
Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là
một trong những giải pháp phòng chống thiếu máu. Định kỳ tẩy giun, đặc biệt
giun móc sẽ có tác động tới cải thiện tình trạng sắt. Khuyến nghị tẩy giun định
kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em
trên 2 tuổi. Các giải pháp phối hợp là vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân:
Khuyến khích thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,
sử dụng nước sạch cho ăn uống. Xử lý phân rác hợp vệ sinh, không dùng phân
tươi bón ruộng, sử dụng bảo hộ lao động khi làm nông nghiệp.
7


Để phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho trẻ em, trước hết cần phòng
chống thiếu máu cho người mẹ từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ, bú sữa
mẹ, đến khi bắt đầu ăn bổ sung những thức ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, giàu
chất sắt. Do đó cần đặc biệt chú ý đối với phụ nữ có thai phải có chế độ dinh
dưỡng đầy đủ, lao động, nghỉ ngơi hợp lý, uống bổ sung viên sắt và a xít folic
theo đúng hướng dẫn. Sau khi sinh cần cho con bú sớm và đầy đủ. Có chế độ
dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, giàu chất sắt từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Cần đảm bảo
vệ sinh ăn uống tốt (ăn chín, uống sôi; rửa sạch rau, trái...), vệ sinh cá nhân (rửa
tay trước khi ăn và sau khi tiêu tiểu, khi chế biến thực phẩm, không đi chân
đất...); vệ sinh môi trường nhà ở.
1.2.Tình hình TMDTS trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Tình hình TMDTS trên thế giới
Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến cả các quốc gia
phát triển và các quốc gia đang phát triển, gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe
con người cũng như đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Thiếu máu xảy ra ở
tất cả các giai đoạn của chu kỳ vòng đời, nhưng phổ biến nhất ở phụ nữ có thai
và nuôi con nhỏ. Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu do cạn kiệt
sắt mạn tính vì mất sắt trong các chu kỳ kinh nguyệt.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới từ số liệu điều tra trên 192 quốc
gia từ năm 1993 đến năm 2005 cho thấy có 56,4 triệu phụ nữ có thai bị thiếu
máu, chiếm 41,8%, trong đó tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở châu Phi (57,1%), tiếp
đến Đông Nam Á (48,2%). Châu Âu và châu Mỹ có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn
(25,1% và 24,1%). Có khoảng 468,4 triệu phụ nữ không có thai trên toàn cầu bị
thiếu máu, chiếm 30,2%. Châu Phi vẫn là châu lục có tỷ lệ thiếu máu cao nhất
(47,5%) với 69,9 triệu phụ nữ bị thiếu máu. Đông Nam Á có tỷ lệ thiếu máu
thấp hơn (45,7%) nhưng lại ảnh hưởng tới 182 triệu phụ nữ. Châu Âu và châu
Mỹ tỷ lệ thiếu máu gần như thấp nhất (19% và 17,8%) [9] Ủy ban thường trực
về dinh dưỡng của Liên hiệp quốc (UNSCN) nhận xét rằng tỷ lệ thiếu máu qua
nhiều năm cải thiện chưa nhiều, thậm chí không giảm được bao nhiêu so với các
thiếu hụt dinh dưỡng khác.
8


Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1996
tại Banglades trên 179 phụ nữ tuổi từ 15 - 49 không có thai cho thấy tỷ lệ thiếu
máu là 73% trong đó thiếu máu nhẹ chiếm 52%, thiếu máu vừa chiếm 20% và
thiếu máu nặng chỉ chiếm 1% [13]
Jemal Haidar nghiên cứu trên 170 phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Ethiopia năm
2005 cho biết: tỷ lệ thiếu máu: 30,4%; thiếu sắt: 50,1%; thiếu máu thiếu sắt:
18,1% [8]
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2005 tại

nông thôn Ấn Độ trên 19.659 phụ nữ, cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 47,9% [8]
1.2.2. Tình hình TMDTS ở Việt Nam
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam thiếu máu cũng
được coi là vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Mặc dù tình trạng thiếu máu đã được cải
thiện trong vài thập kỷ qua nhưng mức giảm còn chậm.
Số liệu điều tra toàn quốc của Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm 1995 cho
thấy thiếu máu ở phụ nữ có thai là 52,7%; ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là
40,2% và ở trẻ em là 45,3%. Tỷ lệ thiếu máu năm 2000 đã giảm một cách đáng
kể so với điều tra năm 1995 ở tất cả các nhóm đối tượng, thiếu máu ở phụ nữ
tuổi sinh đẻ giảm xuống còn 24,3%. [10]
Năm 2008 thì tỷ lệ thiếu máu của PNTSĐ trên toàn quốc là 28,8% và ở
mức trung bình ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Vùng núi Tây Bắc là nơi có tỷ lệ
thiếu máu cao nhất trong cả nước (56,7%) và ở mức nặng về ý nghĩa sức khoẻ
cộng đồng, sau đó là vùng Nam miền Trung (36,3%) và vùng núi Đông Bắc
(31,9%). Ngoài vùng núi Tây Bắc thì tỷ lệ thiếu máu ở sáu vùng còn lại đều ở
mức trung bình về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng [10]
Điều tra quốc gia về Vi chất dinh dưỡng năm 2014, 2015 cho thấy tỷ lệ
thiếu máu ở trẻ em < 5 tuổi: 27,8%; ở phụ nữ có thai là 32,8%; ở phụ nữ không
có thai : 25,5%. [16]

9


1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng chống thiếu máu do
thiếu sắt
Nghiên cứu của Huỳnh Nam Phương và Trần Thị Giáng Hương (2013)
cho biết phụ nữ có thai dân tộc Mường ở Hoà Bình có những hiểu biết cơ bản về
phòng chống TMDTS (đối tượng hay mắc, triệu chứng, ảnh hưởng, cách phòng
chống), tác dụng của viên sắt nhưng chỉ có 62,2% đối tượng uống viên sắt và số
uống hàng ngày chỉ chiếm 72,3% [12]

Nghiên cứu của Hồ Thu Mai (2013) cho biết điểm trung bình thực hành
phòng chống thiếu máu dinh dưỡng đúng của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Tân
Lạc, Hòa Bình chỉ đạt từ 5,0 ± 1,1 điểm trên tổng số 11 điểm thực hành. Chính vì
điểm trung bình thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ thấp nên tỷ lệ phụ nữ có thực
hành phòng chống thiếu máu tốt còn thấp (28,9%). Điểm trung bình kiến thức về
phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu thấp hơn
nhiều (7,3±4,3/52 điểm) so với điểm trung bình kiến thức phòng chống thiếu
máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Huế năm 2006 (22-23/100 điểm) nhưng điểm
thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Huế lại thấp hơn (41,3-43,4/100 điểm) [11]
Tác giả Nguyễn Văn Hòa và cộng sự (2014) đã phỏng vấn 281 phụ nữ
đang mang thai và cho con bú tại phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh
Thừa thiên Huế. Kết quả cho thấy: có 95% các bà mẹ đã nghe nói về bệnh
thiếu máu; về kiến thức phòng chống thiếu máu. Tỷ lệ các bà mẹ biết nên
uống viên sắt là 80,4%, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là 77,9%, ăn thức
ăn giàu sắt 25,3%; tỷ lệ các bà mẹ biết tác hại của thiếu máu làm giảm khả
năng lao động là 61,2%, gây sẩy thai, sinh non, băng huyết: 49,1%, giảm trí nhớ
17,1% [3]
Nghiên cứu của Hoàng Thu Trang vào năm 2017 cho thấy phụ nữ nuôi
con nhỏ tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã có kiến thức và
hiểu biết cơ bản trong việc phòng chống thiếu sắt. Có 45/56 bà mẹ (80,36%) có
uống viên sắt khi mang thai [13]

10


CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiến thức, thực hành phòng chống TMDTS của
các bà mẹ nuôi con nhỏ.

- Khách thể nghiên cứu: Các bà mẹ nuôi con nhỏ đồng ý tham gia khảo sát
tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát kiến thức phòng chống TMDTS của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại
xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
2.2.2. Khảo sát thực hành phòng chống TMDTS của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại
xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu: tổng hợp thông tin dùng cho việc viết phần
tổng quan và phần bàn luận.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
+ Phương pháp điều tra: Điều tra hoạt động tuyên truyền và các hoạt động
khác góp phần phòng chống TMDTS tại địa phương.
+ Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp các bà
mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tự
nguyện tham gia phỏng vấn. Phiếu khảo sát được thiết kế sẵn gồm 3 phần:


Phần thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm: tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế hộ gia đình, số con.



Phần kiến thức gồm: kiến thức về đối tượng có nguy cơ cao bị
TMDTS (1 nội dung); nguyên nhân, biểu hiện và ảnh hưởng của bệnh
TMDTS (3 nội dung); kiến thức về phòng chống bệnh TMDTS (5 nội
dung).




Phần thực hành gồm: thực hành về sử dụng sắt dược phẩm trong thời
gian mang thai (9 nội dung); thực hành về dinh dưỡng (8 nội dung).
11


Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các khuyến cáo của y tế về phòng
chống TMDTS. Từ kết quả phỏng vấn đánh giá kiến thức, thực hành phòng
chống bệnh TMDTS của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thành Công, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Phương pháp xử lí số liệu: dùng phần mềm Excell.

12


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát kiến thức phòng chống bệnh TMDTS của các bà mẹ
nuôi con nhỏ tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Chúng tôi đã dùng phiếu khảo sát với bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để thu
thập các thông tin về kiến thức và thực hành phòng chống bệnh TMDTS của 60
bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Phiếu được thiết kế với 5 câu hỏi về thông tin chung của các bà mẹ, 10 câu hỏi
phỏng vấn kiến thức và 17 câu hỏi phỏng vấn thực hành.
Các câu hỏi phỏng vấn kiến thức của các bà mẹ nuôi con nhỏ về phòng
chống bệnh TMDTS tập trung vào 3 nhóm chính: kiến thức về đối tượng có
nguy cơ cao mắc bệnh TMDTS; nguyên nhân, biểu hiện, ảnh hưởng của bệnh
TMDTS và kiến thức về phòng chống bệnh TMDTS.
3.1.1. Thông tin chung về các BMNCN tham gia khảo sát
Bảng 3.1. Thông tin chung về các BMNCN tham gia khảo sát (n=60)
T T
ầ ỷ


1
8
T đ
u ế
ổi n
T
iể
T
T r
rì T
vănr hóa
K
h
N
g
n
g
Đ
iề

áN
ô
C
ô
V

K
h
H



6
3
3
3
3
,
3
,
2
0
3
5
4
1
,
6
,
3
1
3
1
3
0
13


ki
n

h
tế

H

H

K
h
1

8
0
2
0
3
S
3
2
4
tr
5
1
o 3
đì
8
3
n K
h
,

Số liệu bảng 3.1 cho thấy:
- Các bà mẹ tham gia khảo sát ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30 là chủ yếu
chiếm 63,33%; các bà mẹ ở độ tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ thấp (3,33%).
- Điều kiện kinh tế của các gia đình phần lớn ở mức trung bình (80%), số
gia đình có mức sống khá giả ít (20%), không có hộ cận nghèo, hộ nghèo.
- Các bà mẹ đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất
(41,66%); có 21/60 bà mẹ chiếm 35% đã tốt nghiệp trung học phổ thông; có
2/60 bà mẹ chiếm 3,33% có trình độ tiểu học.
- Các bà mẹ là công nhân; viên chức; buôn bán, làm dịch vụ chiếm tỷ lệ
xấp xỉ nhau lần lượt tương ứng là: 31,66; 31,66 và 30%; các bà mẹ là nông dân
chiếm tỷ lệ thấp (6,66%). Tuy vậy như ở phần đầu chúng tôi đã giới thiệu trước
đây người dân ở Thành Công làm nông nghiệp là chủ yếu, gần đây ở địa phương
có các công ty, xí nghiệp được mở ra ở địa phương vì vậy số người dân chuyển
sang làm công nhân, viên chức và dịch vụ tương đối đông. Tuy làm ngành nghề
khác nhưng họ vẫn tranh thủ làm thêm việc đồng áng là công việc trước đây họ
đã làm. Vì vậy các bà mẹ này tương đối bận, thời gian chăm sóc con nhỏ bị eo
hẹp.
3.1.2. Kết quả khảo sát kiến thức của các BMNCN tại xã Thành Công, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh TMDTS

14


Bảng 3.2. Kiến thức của các bà mẹ nuôi con nhỏ về đối tượng có nguy cơ cao
bị TMDTS (n= 60)
ĐT T
ầ ỷ
n
1 3
T

8 0
1
T
0
4 6
P
1 8
2 4
P
8 6
Số liệu bảng 3.2 cho thấy:
Số bà mẹ biết phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ là đối tượng có
nguy cơ cao bị TMDTS là cao nhất 41/60 bà mẹ biết điều này chiếm 68,33%; có
28/60 bà mẹ biết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ TMDTS chiếm
46,66%. Số bà mẹ biết trẻ nhỏ; trẻ vị thành niên đặc biệt là trẻ gái là đối tượng
có nguy cơ cao bị TMDTS chiếm tỉ lệ thấp (30,00% và 10,00%). Hiểu biết của
các bà mẹ về đối tượng có nguy cơ cao bị TMDTS không đầy đủ sẽ dẫn tới bỏ
sót đối tượng cần quan tâm trong thực hành phòng chống TMDTS.
3.1.3. Kết quả khảo sát kiến thức của các BMNCN tại xã Thành Công, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thức về nguyên nhân, biểu hiện và ảnh hưởng
của bệnh TMDTS
Bảng 3.3. Kiến thức của các BMNCN về nguyên nhân, biểu hiện và ảnh
hưởng của bệnh TMDTS (n=60)

C
h
N K
gu h
yê n
nh K

ân h

T
Tầ ỷ
n
số 5 8
26
,
36
95
,
23
15
,
0

15


Bi
ểu
hi
ện

M
ất
D
T
+
M

+
B
+
C
h
P
h
+

N
Ả Tă
nh ng
củ
ng
a
tới uy
th cơ
ai sả
sả
n y
th

12
20
,
12
55
24
40
48

91
12
31
,
24
40
47
66
,
46
06
,
11
18
47
55

Từ bảng 3.3 cho thấy:
- Nguyên nhân gây TMDTS được các bà mẹ biết nhiều nhất là do chế độ
ăn nghèo nàn, đơn điệu và Không uống sắt bổ sung khi mang thai lần lượt là:
86,66% và 65%; tỷ lệ bà mẹ biết nguyên nhân TMDTS do không đảm đảm bảo
khoảng thời gian >= 2 năm giữa những lần mang thai kế tiếp; do mất máu nhiều
trong chu kì; do giun sán đường tiêu hóa thấp hơn lần lượt là: 35%; 20% và
25%.
- Dấu hiệu TMDTS ở trẻ nhỏ được nhiều bà mẹ biết nhất là: biếng ăn,
chậm tăng cân, gầy ốm, da xanh 81,66%; Có 21,66% số bà mẹ tham gia khảo sát

16



biết biểu hiện bệnh TMDTS ở trẻ là chậm biết ngồi, biết đứng, biết đi, bắp thịt
nhão.
- Có 46/60 bà mẹ 76,66% biết dấu hiệu TMDTS ở phụ nữ mang thai là
nhức đầu, khó thở khi gắng sức, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.
- Hai tác hại do TMDTS gây ra được các bà mẹ biết nhiều là: sức đề
kháng kém, dễ nhiễm khuẩn 75% và tăng nguy cơ sảy thai, bong nhau, đẻ non,
dễ bị băng huyết khi sinh 66,66%.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thu Trang năm 2017 ở các bà mẹ
nuôi con nhỏ tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho thấy tỷ lệ bà
mẹ biết nguyên nhân TMDTS do khẩu phần ăn đơn điệu, nghèo nàn là 62,5%
thấp hơn so với kết quả của chúng tôi (86,66%); mặt khác vẫn còn 3,57% bà mẹ
không biết nguyên nhân TMDTS. Nghiên cứu này cũng cho biết các bà mẹ tham
gia khảo sát có 23,21% tốt nghiệp trung học cơ sở; 7,14% tốt nghiệp tiểu học;
12,15% bà mẹ thuộc hộ cận nghèo [13]. Theo chúng tôi sự khác biệt giữa hai
nghiên cứu về hiểu biết của các bà mẹ có nhiều nguyên nhân, trình độ văn hóa
của các bà mẹ, điều kinh tế hộ gia đình là một trong các nguyên nhân đó.
Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy các bà mẹ tham gia phỏng vấn chủ yếu
biết về các nguyên nhân, biểu hiện, ảnh hưởng thông thường của bệnh TMDTS.
Một số nguyên nhân, ảnh hưởng quan trọng số bà mẹ tham gia phỏng vấn biết
không nhiều: TMDTS do không đảm đảm bảo khoảng thời gian >= 2 năm giữa
những lần mang thai kế tiếp; do mất máu nhiều trong chu kì; do giun sán đường
tiêu hóa; TMDTS làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản.
Kiến thức của các bà mẹ về phòng chống bệnh TMDTS sẽ ảnh hưởng
nhiều đến thái độ và hành vi của các bà mẹ trong thực hành phòng chống
TMDTS. Chúng tôi đã khảo sát kiến thức của các bà mẹ về vấn đề này, kết quả
trình bày ở bảng 3.4.

17



×