Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
****************

BẠC THỊ VÂN DUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ KIM NGỌC

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
“Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cưú này do tôi tự thực hiện và không
vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật”.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

“Tác giả luận văn”

Bạc Thị Vân Dung



LỜI CẢM ƠN
“Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô PGS.TS. Lê Kim Ngọc đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.”
“Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Sau đại học, Ban chủ nhiệm
khoa Kế toán, kiểm toán cùng tất cả các giảng viên của trường Đại học Kinh tế
quốc dân đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu vừa qua.”
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong việc học tập và cung cấp dữ liệu cần thiết
phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng như tập thể lớp
CH24L trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã động viên, cổ vũ tinh thần, tạo điều
kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Bạc Thị Vân Dung


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................3

MỤC LỤC................................................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................11
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................12
DANH MỤC SƠ ĐỒ.............................................................................................12
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................i
Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập dữ
liệu thứ cấp, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, phương pháp xử lý dữ
liệu.i
CHƯƠNG 2:LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN TẠI KHO
BẠC NHÀ NƯỚC....................................................................................................ii
“Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách,
các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý;
quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho
ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành
trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật”.............................................ii
“Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương”...ii
Chi ngân sách nhà nước là”quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà
nướ” theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của
Nhà nước.................................................................................................................. ii
Đặc thù của KBNN là cơ quan quản lý tài chính công của nhà nước,”thực hiện
các chức năng cơ bản: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quản lý các quỹ tài


chính Nhà nước, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà
nước”........................................................................................................................ii
KBNN có vai trò xuyên suốt trong các quá trình lập, phân bổ, chấp hành và
quyết toán NSNN. Thông qua hoạt động của mình, KBNN cung cấp dữ liệu,
thông tin phục vụ cho việc lập dự toán, phân bổ ngân sách cho các cơ quan,
đơn vị và địa phương; đồng thời lưu giữ chứng từ tài liệu phục vụ kiểm tra,

kiểm soát, quyết toán NSNN...................................................................................ii
Nhiệm vụ kế toán NSNN:”thu thập, xử lý tình hình thu, chi NSNN các cấp,”các
loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, kiểm soát
việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, qui
định khác của nhà nước”, chấp hành chế độ báo cáo kế toán theo quy định”.. .ii
Nguyên tắc của kế toán KBNN:”luật Kế toán số 88/2015/QH13, nguyên tắc kế
toán chung, ngoài ra phải tuân thủ”theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc
KBNN”..................................................................................................................... ii
“Nội dung công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”:..............................................ii
- “Tài khoản kế toán chi NSNN”: “Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán trong kế
toán nhà nước áp dụng cho TABMIS là tổ hợp tài khoản kế toán gồm 12 phân
đoạn mã do Bộ Tài chính quy định phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý, điều hành NSNN và hoạt
động nghiệp vụ KBNN”.........................................................................................iii
+ Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ”.................................iii
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN TẠI KHO
BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI..............................................................................iv
KBNN Hà Nội là tổ chức thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ
KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật................................................iv
Về cơ cấu tổ chức KBNN Hà Nội gồm có 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc và 11
phòng chuyên môn nghiệp vụ: phòng kế toán nhà nước, phòng kiểm soát chi
TW1, TW2 và kiểm soát chi địa phương, phòng tin học, phòng thanh tra- kiểm


tra,”phòng tổ chức cán bộ, phòng tài vụ, văn phòng, phòng quản trị, phòng
kho quỹ”.................................................................................................................. iv
“TABMIS là hệ thống thông tin kế toán máy tính, được triển khai thống nhất
trong toàn hệ thống KBNN, các cơ quan Tài chính từ trung ương đến địa
phương, có kết nối với một số Bộ, ngành chủ quản.............................................iv
Như vậy”trình tự luân chuyển chứng từ kế toán phù hợp với quy trình

TABMIS theo từng phân hệ””................................................................................v
KBNN Hà Nội đều tổ chức ghi sổ và sử dụng sổ giống nhau và theo đúng quy
định. Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại là liệt kế chứng từ phân hệ AP (S206/KB/Tabmis) không hiển thị mã kế toán viên nhập bút toán nên khi KTV
chấm sổ vẫn còn khó khăn trong việc phát hiện sai sót trong việc hạch toán.....v
“Hệ thống báo cáo trong công tác kế toán NSNN tại KBNN Hà Nội hiện đang
áp dụng theo”thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính”. Các”báo cáo được tự động lập trên hệ thống TABMIS trên cơ sở các
dữ liệu đã được nhập vào hệ thống........................................................................v
“Công tác kế toán tại KBNN Hà Nội được thực hiện theo đúng quy định của
luật kế toán, chế độ kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ kho bạc, chế độ
kế toán nội bộ KBNN”.............................................................................................v
“Công tác kế toán tại KBNN Hà Nội được thực hiện theo đúng quy định của
luật kế toán, chế độ kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ kho bạc, chế độ
kế toán nội bộ KBNN...............................................................................................v
Nội dung kiểm tra”về kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN”gồm có: Nội dung
thu chi, số liệu, chứng từ, tài liệu lưu trữ; các loại báo cáo, sổ sách; tổ chức bộ
máy hoạt động và nghiệp vụ liên quan đến hệ thống thông tin: người sử dụng,
bảo mật thông tin, tiếp nhận và phản hồi thông tin..............................................v
Với những khó khăn và phức tạp do điều kiện kinh tế- xã hội mang đặc thù
của Thủ đô nên KBNN Hà Nội cũng còn gặp nhiều hạn chế trong công tác kế
toán........................................................................................................................... v


CHƯƠNG 4: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI
NSNN TẠI KBNN HÀ NỘI”.................................................................................vi
- Hoàn thiện bộ máy kế toán chi NSNN:Sắp xếp cán bộ phù hợp với từng công
việc, cần tiến hành điều tra về cụ thể về chất lượng của cán bộ kế toán............vi
- Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi NSNN:”KBNN cần kịp thời bổ
sung thêm một số tài khoản và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ””....vi
- Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán chi NSNN: Trên Sổ chi tiết tài khoản (S202/KB/Tabmis) cần có thêm cột: “Mã kế toán viên nhập bút toán”...................vi

- Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán chi NSNN:”cần phải điều chỉnh lại một
số báo cáo trên TABMIS và xác định loại báo cáo nào phải in ra giấy, loại báo
cáo nào chỉ lưu file để giảm bớt khối lượng công việc và tiết kiệm giấy”...........vi
+ Về phía Kho bạc Nhà nước: Tăng cường quản lý trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật, phối kết hợp với nhà thầu IBM sớm nâng cấp, điều chỉnh hệ thống
TABMIS đáp ứng tối đa nhu cầu khai thác của người sử dụng,........................vi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:...............................................................................1
1.2 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................5
1.7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu................................................5
CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ”CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN TẠI...............6
KHO BẠC NHÀ NƯỚC”........................................................................................6
2.1 Đặc điểm hoạt động của Kho bạc Nhà nước và nhiệm vụ kế toán NSNN..6
2.1.1 Khái niệm cơ bản về Kho bạc Nhà nước, Ngân sách Nhà nước và Chi
ngân sách Nhà nước...........................................................................................6
2.1.2 Đặc điểm hoạt động và đặc điểm quản lý tài chính của KBNN...............14
2.1.3 Nhiệm vụ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN......................15


2.2 Nguyên tắc kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi
NSNN tại KBNN”...............................................................................................16
2.2.1 Vai trò và nguyên tắc của kế toán NSNN tại KBNN...............................16
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi NSNN tại KBNN........19
2.3 Nội dung công tác kế toán chi NSNN tại KBNN........................................19
2.3.1 Bộ máy kế toán chi NSNN......................................................................19
2.3.2 Thủ tục chứng từ kế toán chi NSNN.......................................................21

2.3.3 Tài khoản kế toán chi NSNN...................................................................28
2.3.4 Sổ kế toán chi NSNN..............................................................................29
2.3.5 Báo cáo kế toán chi NSNN......................................................................30
a)“Báo cáo tài chính”.......................................................................................30
2.3.6 “Kiểm tra kế toán”chi NSNN..................................................................31
CHƯƠNG 3 “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN TẠI KHO
BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI”................................................................................37
3.1”Tổng quan về Kho bạc nhà nước”Hà Nội.................................................37
3.1.1“Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc nhà nước”Hà Nội..................37
3.1.2“Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của KBNN”Hà
Nội

37

3.2“Tổng quan về chương trình TABMIS”......................................................42
“3.3.1 Sự hình thành và cần thiết hình thành TABMIS”...................................42
3.2.1Tổng quan về TABMIS”..........................................................................43
3.3 “Thực trạng công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội”....................44
3.3.1 Thực trạng về bộ máy kế toán chi NSNN................................................44
3.3.2 Thực trạng về thủ tục chứng từ kế toán chi NSNN..................................49
3.3.3 Thực trạng về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán chi NSNN...............58
3.3.4 Thực trạng về vận dụng hệ thống sổ kế toán chi NSNN..........................62
3.3.5 Thực trạng về Hệ thống báo cáo kế toán chi NSNN................................62
3.3.6 Thực trạng về công tác kiểm tra kế toán chi NSNN................................63
3.4. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội........64


3.4.1. Ưu điểm..................................................................................................64
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................66
CHƯƠNG 4 “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN

TẠI KBNN HÀ NỘI”............................................................................................73
4.1. Định hướng phát triển của KBNN Hà Nội đến năm 2030........................73
4.2.“Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tại KBNN
Hà Nội”...............................................................................................................75
4.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN.................................75
4.2.2 Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN......................................76
4.3.” Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội”
76
4.3.1. Hoàn thiện bộ máy kế toán chi NSNN...................................................76
4.3.2. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán chi NSNN..................................77
4.3.3 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi NSNN...................................82
4.3.4 “Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán chi NSNN............................................83
4.3.5 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán chi NSNN.....................................86
4.3.6. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán chi NSNN....................................86
4.4 Điều kiện thực hiện giải pháp......................................................................89
4.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng:.........................................89
a) Quốc hội.......................................................................................................89
b) Chính phủ....................................................................................................90
c) Bộ tài chính..................................................................................................91
4.4.2 Về phía Kho bạc Nhà nước.....................................................................92
“KBNN nói chung và KBNN Hà Nội nói riêng, cần cỏ các điều kiện:............92
KẾT LUẬN............................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................95
PHỤ LỤC...............................................................................................................96
PHỤ LỤC 1 :..........................................................................................................97
DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN................................................................97


PHỤ LỤC 2:...........................................................................................................98
PHỤ LỤC 3:...........................................................................................................99

............................................................................................................................... 100
PHỤ LỤC 5:.........................................................................................................101
............................................................................................................................... 101


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Diễn giải

1

KBNN

Kho bạc nhà nước

2

NSNN

Ngân sách nhà nước

3

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc


4

TW

Trung ương

5

BTC

Bộ tài chính

6

NHTM

Ngân hàng thương mại

7

KTV

Kế toán viên

8

KTT

Kế toán trưởng



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hình thức kiểm tra kế toán..................................................................34
Bảng 2.2: Nội dung kiểm tra công tác kế toán trong KBNN..............................35
Bảng 3.1: Quy trình chính của TABMIS.............................................................44
Bảng 3.2: Bảng báo cáo tóm tắt số liệu chi NSNN qua KBNN Hà Nội Năm 2016
................................................................................................................................. 65

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Ngân sách Nhà nước..............................................................................7
Sơ đồ 2.2: Phân bổ, giao dự toán và thanh toán....................................................9
Sơ đồ 2.3 Quy trình chi bằng lệnh chi tiền...........................................................10
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy KBNN Hà Nội...........................................................40
Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán NSNN tại KBNN Hà Nội..........................................45


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
****************

BẠC THỊ VÂN DUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2017



i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
-Để góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN, đảm bảo chi một cách tiết kiệm,
chống lãng phí cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp
quan trọng là, hoàn thiện”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN nói chung và
KBNN Hà Nội nói riêng”
-Thấy được tầm quan trọng”của công tác kế toán chi NSNN tại KBNN
và”những”tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác kế toán chi NSNN nói chung và
công tác kế toán chi NSNN tại KBHN nói riêng nên tôi đã chọn đề tài”: “Hoàn thiện
công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội”
Các công trình nghiên cứu về”công tác kế toán ngân sách nhà nước”nói
chung (chưa có công trình nghiên cứu về công tác kế toán chi ngân sách nhà nước
nói riêng) đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng”đề xuất các giải pháp hoàn
thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước theo định hướng chế độ kế toán hiện
hành”, mới dừng lại ở mức độ tiếp cận nhiều hơn là áp dụng vào thực tế.
Tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện”công tác kế toán
chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước”Hà Nội trong những năm gần đây.
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về lý luận công tác kế
toán chi NSNN tại KBNN.
- Phân tích thực trạng, từ đó đánh giá và đưa ra những”giải pháp hoàn thiện
công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội.
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về”công tác kế toán chi NSNN tại
KBNN Hà Nội”
- Phạm vi: Nghiên cứu tổng quát về”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN
Hà Nội”trong khoảng thời gian năm 2014-2016
Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập dữ
liệu thứ cấp, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, phương pháp xử lý dữ liệu.



ii

CHƯƠNG 2:LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN TẠI KHO
BẠC NHÀ NƯỚC
“Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách, các
quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý; quản lý
ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà
nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ
theo quy định của pháp luật”
“Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương”
Chi ngân sách nhà nước là”quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà
nướ” theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
Đặc thù của KBNN là cơ quan quản lý tài chính công của nhà nước,”thực
hiện các chức năng cơ bản: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quản lý các quỹ tài
chính Nhà nước, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà
nước”
KBNN có vai trò xuyên suốt trong các quá trình lập, phân bổ, chấp hành và
quyết toán NSNN. Thông qua hoạt động của mình, KBNN cung cấp dữ liệu, thông
tin phục vụ cho việc lập dự toán, phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị và địa
phương; đồng thời lưu giữ chứng từ tài liệu phục vụ kiểm tra, kiểm soát, quyết toán
NSNN
Nhiệm vụ kế toán NSNN:”thu thập, xử lý tình hình thu, chi NSNN các
cấp,”các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, kiểm
soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, qui
định khác của nhà nước”, chấp hành chế độ báo cáo kế toán theo quy định”.
Nguyên tắc của kế toán KBNN:”luật Kế toán số 88/2015/QH13, nguyên tắc
kế toán chung, ngoài ra phải tuân thủ”theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc KBNN”.

“Nội dung công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”:
-Bộ máy kế toán chi NSNN: “KBNN là một hệ thống thống nhất được chỉ
đạo xuyên suốt từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện. Mỗi KBNN là một đơn


iii

vị kế toán hạch toán riêng. Do đó,”phải tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị theo quy định của nhà nước. Tổ chức bộ
máy kế toán”bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và bố trí nhân sự bộ máy kế
toán”.
-“Thủ tục chứng từ kế toán chi NSNN:Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn cụ
thể việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện
tử trong hệ thống KBNN; quy định chế độ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc
sử dụng và bảo quản chứng từ điện tử, chữ ký điện tử theo đúng các quy định của
Chính phủ và của Bộ Tài chính”.
- “Tài khoản kế toán chi NSNN”: “Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán trong
kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS là tổ hợp tài khoản kế toán gồm 12 phân
đoạn mã do Bộ Tài chính quy định phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý, điều hành NSNN và hoạt động
nghiệp vụ KBNN”.
- “Sổ kế toán chi NSNN: Mẫu sổ kế toán được thiết lập và in từ TABMIS
phải có các nội dung chủ yếu sau đây”:
+” Ngày, tháng ghi sổ;
+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ;
+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế
toán;
+ Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ”
- “Báo cáo kế toán chi NSNN: gồm Báo cáo tài chính và Báo cáo kế toán

quản trị”
“”Báo cáo tài chính quy định trong kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS
là phương pháp kế toán dùng để tổng hợp, hệ thống hoá và thuyết minh các chỉ tiêu
kinh tế tài chính nhà nước, phản ánh tình hình thu, chi, vay nợ của NSNN và hoạt
động nghiệp vụ KBNN trong một kỳ kế toán hoặc một niên độ ngân sách. Báo cáo
tài chính NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm 2 loại: Báo cáo tài chính định


iv

kỳ (ngày, tháng, năm) và Báo cáo quyết toán cuối năm”.
“Báo cáo kế toán quản trị trong hệ thống KBNN là loại báo cáo chi tiết phục
vụcho việc điều hành kịp thời NSNN các cấp và điều hành hoạt động
nghiệp vụ của KBNN trên phạm vi từng đơn vị và toàn hệ thống. Báo cáo kế
toán quản trị có thể được lập trên cơ sở dữ liệu kế toán của TABMIS””
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI
“Ngày 01/04/1990, KBNN Hà Nội được ra đời cùng với sự ra đời của hệ
thống Kho bạc trong cả nước với tên gọi là: Chi nhánh KBNN Hà Nội. Sau Nghị
định số 25/CP ngày 05/4/1995 của Chính phủ, chi nhánh KBNN Hà Nội được đổi
tên thành KBNN Hà Nội”.
KBNN Hà Nội là tổ chức thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ
KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Về cơ cấu tổ chức KBNN Hà Nội gồm có 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc và 11
phòng chuyên môn nghiệp vụ: phòng kế toán nhà nước, phòng kiểm soát chi TW1,
TW2 và kiểm soát chi địa phương, phòng tin học, phòng thanh tra- kiểm tra,”phòng
tổ chức cán bộ, phòng tài vụ, văn phòng, phòng quản trị, phòng kho quỹ”
“TABMIS là hệ thống thông tin kế toán máy tính, được triển khai thống nhất
trong toàn hệ thống KBNN, các cơ quan Tài chính từ trung ương đến địa phương,
có kết nối với một số Bộ, ngành chủ quản

Bộ phận kế toán ngân sách nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung,
thống nhất dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước. Mỗi đơn vị Kho bạc
nhà nước là một đơn vị kế toán độc lập, chịu trách nhiệm thực hiện kế toán Ngân sách
và nghiệp vụ Kho bạc tại đơn vị mình; Đơn vị kế toán Kho bạc nhà nước cấp dưới chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của đơn vị kế toán Kho bạc nhà nước cấp trên.”
“Các mẫu biểu chứng từ sử dụng trong công tác kế toán chi NSNN tại Kho
bạc Hà Nội được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BTV ngày


v

10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ
thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS).
Như vậy”trình tự luân chuyển chứng từ kế toán phù hợp với quy trình
TABMIS theo từng phân hệ””
KBNN Hà Nội đã”vận dụng hệ thống tài khoản vào kế toán”chi NSNN đúng
như quy định.
KBNN Hà Nội đều tổ chức ghi sổ và sử dụng sổ giống nhau và theo đúng
quy định. Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại là liệt kế chứng từ phân hệ AP (S206/KB/Tabmis) không hiển thị mã kế toán viên nhập bút toán nên khi KTV chấm sổ vẫn
còn khó khăn trong việc phát hiện sai sót trong việc hạch toán
“Hệ thống báo cáo trong công tác kế toán NSNN tại KBNN Hà Nội hiện
đang áp dụng theo”thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính”. Các”báo cáo được tự động lập trên hệ thống TABMIS trên cơ sở các dữ
liệu đã được nhập vào hệ thống
“Công tác kế toán tại KBNN Hà Nội được thực hiện theo đúng quy định của
luật kế toán, chế độ kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ kho bạc, chế độ kế
toán nội bộ KBNN”
“Công tác kế toán tại KBNN Hà Nội được thực hiện theo đúng quy định của
luật kế toán, chế độ kế toán ngân sách nhà nước và nghiệp vụ kho bạc, chế độ kế
toán nội bộ KBNN

Nội dung kiểm tra”về kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN”gồm có: Nội
dung thu chi, số liệu, chứng từ, tài liệu lưu trữ; các loại báo cáo, sổ sách; tổ chức bộ
máy hoạt động và nghiệp vụ liên quan đến hệ thống thông tin: người sử dụng, bảo
mật thông tin, tiếp nhận và phản hồi thông tin
Với những khó khăn và phức tạp do điều kiện kinh tế- xã hội mang đặc thù
của Thủ đô nên KBNN Hà Nội cũng còn gặp nhiều hạn chế trong công tác kế toán


vi

CHƯƠNG 4: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI
NSNN TẠI KBNN HÀ NỘI”
- Hoàn thiện bộ máy kế toán chi NSNN:Sắp xếp cán bộ phù hợp với từng
công việc, cần tiến hành điều tra về cụ thể về chất lượng của cán bộ kế toán
-Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán chi NSNN: . Kết hợp phần mềm hỗ
trợ đọc số tiền bằng số, bằng chữ hạn chế các sai sót liên quan đến số tiền.
- Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi NSNN:”KBNN cần kịp thời bổ
sung thêm một số tài khoản và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ””
- Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán chi NSNN: Trên Sổ chi tiết tài khoản (S202/KB/Tabmis) cần có thêm cột: “Mã kế toán viên nhập bút toán”
- Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán chi NSNN:”cần phải điều chỉnh lại
một số báo cáo trên TABMIS và xác định loại báo cáo nào phải in ra giấy, loại báo
cáo nào chỉ lưu file để giảm bớt khối lượng công việc và tiết kiệm giấy”.
- Hoàn thiện phần mềm, ứng dụng TABMIS: để đảm bảo hiệu quả và
giảm tải khối lượng việc cho kế toán KBNN cần có các phần mềm hỗ trợ khai
thác số liệu, lập mẫu biểu báo cáo song phương với TABMIS để đáp ứng trong
tình huống này.
- “Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của kế toán NSNN nói chung cũng
như kế toán tại KBNN Hà Nội nói riêng đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp”:
+”Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng: Việc phân chia các nguồn

thu và các nhiệm vụ chi phải rõ ràng, cụ thể, xây dựng chế độ kế toán Nhà nước
theo hướng dồn tích trình Quốc hội ban hành dưới hình thức văn bản Luật, Bộ Tài
chính và Chính phủ nên xem xét, sửa đổi, bổ sung luật NSNN, luật kế toán và các
quy định hướng dẫn luật cho phù hợp với điều kiện thực tiễn”
+ Về phía Kho bạc Nhà nước: Tăng cường quản lý trang bị cơ sở vật chất
kỹ thuật, phối kết hợp với nhà thầu IBM sớm nâng cấp, điều chỉnh hệ thống
TABMIS đáp ứng tối đa nhu cầu khai thác của người sử dụng,


vii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
****************

BẠC THỊ VÂN DUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI NSNN
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ KIM NGỌC

Hà Nội - 2017


1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày 1/4/1990”hệ thống Kho Bạc Nhà Nước trực thuộc Bộ Tài Chính chính
thức được thành lập và đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước”. Suốt chặng đường
27 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước, sự phối hợp
chặt chẽ của các cơ quan Ban ngành Trung ương, địa phương, Kho Bạc Nhà Nước
đã phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Cùng với sự phát triển đó, vai trò và
phạm vi hoạt động của Kho Bạc Nhà Nước cũng không ngừng được nâng cao và
mở rộng.”Trong chiến lược phát triển Kho bạc Nhà Nước đến năm 2030,”mục tiêu
xây dựng Kho bạc Nhà Nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn
định vững chắc,”hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn lực”. Với chức năng
tổng kế toán nhà nước của Kho bạc Nhà Nước, công tác kế toán ngân sách Nhà
Nước tại Kho Bạc Nhà Nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý và
điều hành nền kinh tế xã hội của đất nước.
Như ta đã biết, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước.Trong đó,”chi NSNN là công cụ chủ yếu của Đảng, nhà nước và cấp
uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, đảm
bảo an ninh, quốc phòng góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước”. Vì vậy, ổn định chi NSNN là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi
quốc gia trên thế giới. Để góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN, đảm bảo chi một
cách tiết kiệm, chống lãng phí cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Một trong
những biện pháp quan trọng là, hoàn thiện”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN
nói chung và KBNN Hà Nội nói riêng”. Với”việc xây dựng một hệ thống kế toán”
khoa học, hợp lý từ trung ương đến địa phương hoạt động hiệu quả, công tác kế



2
toán chi NSNN sẽ góp phần to lớn vào việc thực hiện”chức năng, nhiệm vụ của
ngành Kho Bạc”.
“Thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán chi NSNN tại KBNN và
những”tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác kế toán”chi NSNN nói chung và
công tác kế toán chi NSNN tại”KBHN nói riêng nên tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện
công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội”. Với kiến thức thực tế trong thời gian
làm việc tại Kho bạc và các tài liệu nghiên cứu được, tôi hy vọng những ý kiến của
mình sẽ góp phần hoàn thiện phần nào công tác kế toán chi NSNN tại KBNN Hà Nội
nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho KBNN hiện nay”.

1.2 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
“Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách Nhà nước được thay đổi
và trở nên hết sức quan trọng. Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia, Ngân sách
nhà nước có vai trò như: huy động các nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu
của nhà nước, là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát, định
hướng phát triển sản xuất, điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Chính vì
những vai trò quan trọng như vậy nên việc quản lý ngân sách nhà nước nói chung
và quản lý chi ngân sách nói riêng luôn được đặt lên hàng đầu. Vấn đề hoàn thiện
công tác kế toán chi ngân sách nhà nước cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng”. Do
vậy, đã có rất nhiều các học giả đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu tại
một số kho bạc nhà nước như đề tài:
Đề tài 1: “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà
nước Đà Nẵng trong điều kiện Tabmis” của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh, đại học Đà
nẵng năm 2014.
Đề tài 2: “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà
nước Hoà Vang trong điều kiện TABMIS” của tác giả Đinh Thị Thuý Minh, đại học
Đà Nẵng năm 2013.
Đề tài 3:”“Thực trạng công tác kế toán thu, chi ngân sách tại kho bạc nhà
nước huyện Bố Trạch” của tác giả Lê Thị Liễu, đại học Nha Trang năm 2014”.



3
“Các đề tài này về cơ bản đã đạt được những kết quả thành công nhất định,
đã phân tích và làm rõ được những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, tổ chức
công tác kế toán ngân sách Nhà nước”tại một số Kho bạc, chỉ ra được những ưu
điểm, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và đưa ra”các giải
pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại” đơn vị chọn nghiên cứu.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về công tác kế toán ngân sách nhà
nước nói chung (chưa có công trình nghiên cứu về công tác kế toán chi ngân sách
nhà nước nói riêng) đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng”đề xuất các giải
pháp hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước”theo định hướng chế độ kế
toán hiện hành, mới dừng lại ở mức độ tiếp cận nhiều hơn là áp dụng vào thực tế.
“Tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện công tác kế toán
chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Hà Nội trong những năm gần đây”.
“Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác kế
toán chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội” là cần thiết nhằm nâng
cao hiệu quả công tác kế toán chi ngân sách Nhà nước cũng như để tác giả hoàn
thiện thêm kiến thức”.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về lý luận”công tác kế
toán chi NSNN tại KBNN”.
- Phân tích thực trạng, từ đó đánh giá và”đưa ra những giải pháp hoàn thiện
công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- “Kế toán chi NSNN tại KBNN”dựa trên cơ sở lý luận gì?
- Thực trạng”công tác kế toán chi NSNN tại KBNN”Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Cần có những”giải pháp gì để hoàn thiện công tác kế toán chi NSNN tại

KBNN”Hà Nội?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kế toán chi NSNN tại
KBNN Hà Nội


4
- Phạm vi: Nghiên cứu tổng quát về”công tác kế toán chi NSNN tại
KBNN”Hà Nội trong khoảng thời gian năm 2014-2016


×