Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.65 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................2
1. Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu
do không tuân thủ quy định về hình thức...................................2
1.1. Khái quát về giao dịch dân sự.............................................2
1.2. Pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ
quy định về hình thức.................................................................2
1.3. Những kiến nghị đối với Điều 129 BLDS 2015.....................6
2. Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và
nêu quan điểm cá nhân nội dung được giải quyết......................7
KẾT LUẬN..................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

0


MỞ ĐẦU
Luật dân sự điều chỉnh quan hệ xã hội với phạm vi
rất rộng và phức tạp. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là
quan hệ nhân thân và tài sản cá nhân, pháp nhân trong các
quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc
lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Để đi tìm hiểu sâu sắc nội
dung của luật dân sự, em xin chọn đề tài số 4 là bài tập để
nghiên cứu, đánh giá kết quả học tập môn luật dân sự.
Đề 4: Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch
dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này
và nêu quan điểm cá nhân nội dung được giải quyết.

1




NỘI DUNG
1.

Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch

dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
1.1. Khái quát về giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể; giao dịch dân sự có hiệu lực khi
có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về năng lực
pháp luật dân sự của chủ thể; giao dịch dân sự phải đảm bảo
nguyên tắc tự nguyện thể hiện ý chí của chủ thể; mục đích, nội
dung của giao dịch không vi phạm điều pháp luật cấm, không
trái với đạo đức xã hội.
Ngoài ra, trong trường hợp pháp luật có quy định hình thức
là điều kiện có hiệu lực của giao dịch như: Phải được thể hiện
bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng
ký hoặc xin phép thì giao dịch phải tuân theo các quy định đó
(chẳng hạn, hợp đồng về chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng
mua bán nhà phải được công chứng) thì giao dịch dân sự phải
tuân theo, nếu không giao dịch đó sẽ vô hiệu.
1.2. Pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức.
Căn cứ vào Điều 129 BLDS 2015:
“Điều 129.Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy
định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về
hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải
bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà
2


một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa
vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên,
Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi
phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một
bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ
trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong
trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng,
chứng thực”.
Theo quy định của Điều 129 BLDS nêu trên, chúng ta có thể
thấy một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện
thể hiện nội dung của giao dịch. Có hai trường hợp giao dịch
được coi là không tuân thủ về hình thức,đó là: 1
Văn bản giao dịch không đúng quy định của pháp luật và
văn bản giao dịch vi phạm quy định bắt buộc về công chứng,
chứng thực. Như vậy, giao dịch dân sự đã được xác lập giữa các
bên, trước hết, phải được thể hiệnbằng văn bản vàtrường hợp
giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức
thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch
điện tử cũng được coi là giao dịch bằng văn bản (khoản 1
Điều 119 BLDS năm 2015).

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng hành vi
cụ thể thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này.
Ở đây, cần xác địnhrõ thế nào là giao dịch bằng văn bản
nhưng văn bản đó không đúng quy định của luật,vì hiện nay
chưa có văn bản hướng dẫn vấn đề này. Theo cách hiểu thông

1 />
bo-luat-dan-su-2015-47124.html

3


thường thì giao dịch đúng quy định của luật là giao dịch tuân
thủ các nội dung mà pháp luật quy định.
Chẳng hạn, hợp đồng có thể có các nội dung nội sau đây:
Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức
thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp
đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp (Điều 398 BLDS
năm 2015).Hợp đồng vay có các nội dung như: Nghĩa vụ của
bên cho vay, nghĩa vụ trả nợ của bên vay, lãi suất, sử dụng tài
sản vay (các điều 466, 467, 468 BLDS năm 2015)…; và một số
loại hợp đồng theo quy định của luật chuyên ngành cũng có
những nội dung bắt buộc.
Cụ thể, theo Điều 18, Luật Kinh doanh bất động sản năm
2014 thì nội dung hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua
nhà, công trình xây dựng phải có các nội dung chính sau đây:
Tên, địa chỉ của các bên; các thông tin về bất động sản; giá
mua bán, cho thuê, cho thuê mua;phương thức và thời hạn
thanh toán; thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm

theo; bảo hành; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các trường hợp
chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý; giải quyết
tranh chấp; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, quy định về các nội dung của hợp đồng trong
BLDS năm 2015 và Luật chuyên ngành chưa có sự thống nhất.
Bộ luật Dân sự không yêu cầu hợp đồng phải có các nội dung
bắt buộc, mà chỉ quy định mang tính tùy nghi là “có thể có các
nội dung”, trong khi Luật Kinh doanh bất động sản thì quy định
các nội dung mang tính bắt buộc.2
2 Tạp chí Kiểm sát số 24/2016

4


Những văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực được
quy định trong BLDS và các văn bản luật chuyên ngành. Theo
khoản 2 Điều 119 BLDS năm 2015: Trường hợp luật quy định
giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công
chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó, những giao dịch pháp luật bắt buộc phải có công
chứng, chứng thực như: Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi,
góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán
nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực
hợp đồng (khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014); hợp đồng
chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (khoản
3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013); giấy bán, cho, tặng xe của
cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về
công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường,

thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy
định của pháp luật về chứng thực (Điều 10, Thông tư
15/2014/TT- BCA quy định về đăng ký xe)…
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 129 BLDS năm 2015 thì nếu
các bên vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực
mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên, khi giải quyết thì Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực
của giao dịch đó và các bên không phải thực hiện việc công
chứng, chứng thực.
Thứ hai, điều kiện để văn bản không tuân thủ hình thức
được Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực là một bên hoặc
các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao
dịch. Theo Điều 274 BLDS năm 2015: Nghĩa vụ là việc mà theo
5


đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa
vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy
tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công
việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau
đây gọi chung là bên có quyền).Theo đó, đối tượng của nghĩa
vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không thực hiện, và
đối tượng phải xác định được. Quy định đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch có thể hiểu là:
(1). Một bên hoặc các bên đã chuyển giao ít nhất hai phần
ba vật (nếu là vật cùng loại thì phải giao ít nhất 2/3 số lượng với
chất lượng như đã thỏa thuận là hợp lý), nhưng với vật đặc định
hoặc vật đồng bộ thì việc xác định 2/3 nghĩa vụ sẽ gặp khó
khăn.

(2). Đã chuyển giao ít nhất hai phần ba quyền.
(3). Một bên hoặc các bên đã trả ít nhất hai phần ba tiền
hoặc giấy tờ có giá.
(4). Một bên hoặc các bên đã thực hiện hoặc không thực
hiện ít nhất hai phần ba công việc đã thỏa thuận. Tuy nhiên,
việc xác định thế nào cho chính xác một hoặc các bên đã thực
hiện hai phần ba nghĩa vụ sẽ gặp khó khăn trong thực tiễn giải
quyết, dễ dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng khi chưa có văn
bản hướng dẫn cụ thể.
Thứ ba, không phải việc một bên hoặc các bên đã thực
hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì giao dịch
đó đương nhiên có hiệu lực, mà cần có thêm điều kiện là phải
thông qua con đường Tòa án. Cụ thể là, theo yêu cầu của một
bên hoặc các bên, sau khi xem xét đầy đủ các điều kiện của
giao dịch như đã nêu trên thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận
hiệu lực của giao dịch đó.3
3 />
su-nam-2015-ve-giao-dich-dan-su-vo-hieu-khong-tuan-thu-quy-dinh-hinh-

6


1.3. Những kiến nghị đối với Điều 129 BLDS 2015.
Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng, khi áp
dụng Điều 129 BLDS cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Một là, Điều 129 chỉ áp dụng cho giao dịch mà pháp luật
quy định hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của
giao dịch, nhưng các bên không tuân thủ quy định về hình thức,
song một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ
trong giao dịch thì công nhận giao dịch đó theo yêu cầu của

một bên hoặc các bên;
Hai là, chỉ công nhận giao dịch khi không vi phạm các điều
kiện có hiệu lực khác và việc khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao
dịch vô hiệu về hình thức trong thời hạn 2 năm kể từ ngày xác
lập giao dịch;
Ba là, sau 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập
mới khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu về hình thức
(không vi phạm các điều kiện có hiệu lực khác), dù bên có
nghĩa vụ đã thực hiện hoặc chưa thực hiện được ít nhất 2/3
nghĩa vụ vẫn công nhận giao dịch, nhưng không phải là áp
dụng Điều 129 mà áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 132 và các
điều tương ứng với quan hệ pháp luật đang giải quyết;
Bốn là, việc xác định 2/3 nghĩa vụ không phải với nghĩa
tổng số nghĩa vụ trong giao dịch mà chỉ cần một bên đã thực
hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ của họ trong giao dịch là đủ điều
kiện áp dụng Điều 129.
Năm là, chỉ các giao dịch có đền bù thì mới áp dụng điều
kiện về hình thức theo quy định của Điều 129; các quan hệ dân
sự không có đền bù không áp dụng khoản 2,3 Điều 129.

thuc.html

7


2.

Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về

vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân nội dung được giải

quyết.
Bản án 143/2017/DS-PT về tranh chấp yêu cầu hủy
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của TAND
thành phố Hà Nội.
Trong bản án này, Nguyên đơn: Ông Ngô Đăng Thự, sinh
năm 1960; Địa chỉ: Khu Trung, thôn Dục Nội, xã Việt Hùng,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Bị đơn:1. Ông Trần Thanh
Sơn, sinh năm 1961
Địa chỉ: Tập thể Công ty Bắc Hà, xã Vân Nội, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội2. Bà Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1958 (vợ
ông Sơn)
Địa chỉ: Tập thể Công ty Bắc Hà, xã Vân Nội, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Chị Trần Thị Quý, Sinh năm 1986
2. Anh Trần Quốc Toản, sinh năm 1988
3. Anh Trần Quốc Toàn, sinh năm 1991
Cùng địa chỉ: Tập thể Công ty Bắc Hà, xã Vân Nội, huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội
Nội Dung:
Ngày 11/6/1994, ông mua của vợ chồng ông Trần Thanh
Sơn, bà Nguyễn Thị Lan diện tích đất 63m2 thuộc ô số 13 Tập
thể Công ty Bắc Hà (trước đây thuộc khu tập thể của Nông
Trường Đông Anh I) với giá 45.000.000 đồng, trên đất có nhà
cấp 4 diện tích 20m2. Hai bên lập “Giấy nhượng lại thành quả
lao động”, bên mua là ông ký, bên bán là ông Sơn, bà Lan ký,
người làm chứng là ông Nguyễn Văn Dũng bạn ông ký. Trong
“Giấy chuyển nhượng thành quả lao động” này ghi số tiền

8



chuyển nhượng là 10 triệu đồng mục đích giảm thuế. Ông Sơn
tự tay viết giấy biên nhận số tiền 45.000.000 đồng của ông. 4
Sau khi mua đất của ông Sơn, do ông chưa có nhu cầu sử
dụng và gia đình ông Sơn xin mượn lại gian nhà trên đất để ở
tạm, khi nào ông cần dùng thì trả lại ông nên hai bên chưa tiến
hành giao nhận đất cho nhau. Năm 1998, ông đi lao động xuất
khẩu tại Nga. Năm 2004, ông về nước có yêu cầu gia đình ông
Sơn trả đất nhưng ông Sơn không trả mà yêu cầu trả lại
45.000.000 cho ông. Ông không nhất trí nhận lại tiền nên hai
bên đưa nhau ra UBND xã Vân Nội hòa giải nhiều lần nhưng
không có kết quả. Nay ông khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu gia đình
ông Sơn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất giữa hai bên
lập ngày 11/6/1994 là bàn giao 63m2 đất cho ông. Trường hợp
gia đình ông Sơn không đồng ý thực hiện hợp đồng giao đất cho
ông và Tòa án không chấp nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất này có hiệu lực pháp luật thì ông đề nghị
Tòa án giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, buộc gia đình ông
Sơn bồi thường thiệt hại cho ông.
Nhận định của Tòa:
Hội đồng xét xử thấy có căn cứ để xác định ông Ngô Đăng
Thự và vợ chồng ông Trần Thanh Sơn, bà Nguyễn Thị Lan có
lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 63m2 đất tại ô 13
mà ông Trần Thanh Sơn được Nông trường Đông Anh I cấp năm
1992, không có căn cứ xác định giữa hai bên chỉ có việc đặt cọc
như yêu cầu kháng cáo của ông Sơn.
Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 63m2
đất này giữa ông Ngô Đăng Thự và vợ chồng ông Trần Thanh
Sơn thể hiện bằng văn bản viết tay là: “Giấy nhượng lại thành

4 />
yeu-cau-huy-hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-7688

9


quả lao động” ngày 11/6/1994 chưa được công chứng, chứng
thực hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh Hợp
đồng dân sự 1991; Tại thời điểm hai bên giao kết hợp đồng thì
diện tích đất ông Sơn được cấp chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và có một phần đất ông Sơn được Nông
trường Đông Anh I cho mượn không được phép chuyển nhượng,
do đó 63m2 đất này hai bên chuyển nhượng khi bên chuyển
nhượng là ông Sơn bà Lan chưa được quyền chuyển nhượng.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày
11/6/1994 giữa ông Thự và vợ chồng ông Sơn bà Lan đã vi
phạm cả về hình thức và nội dung, hơn nữa hai bên chưa tiến
hành giao nhận đất cho nhau.
Quyết định của Tòa:
Áp dụng: Điều 31 Luật đất đai 1993; khoản 2 Điều 13 Pháp
lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991; Nghị quyết số 01/2003/NQHĐTP ngày 16/4/2003 và theo Nghị quyết số 02/2004/HĐTP
ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối
cao; Điều 27, 30 Pháp lệnh án phí lệ phí toà án và Danh mục
mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh án phí,
lệ phí Tòa án năm 2009; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ quốc hội về mức thu,
miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
Xử:
1. Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập
ngày 11/6/1994 bằng hình thức “Chuyển nhượng thành quả lao

động” giữa ông Ngô Đăng Thự và ông Trần Thanh Sơn, bà
Nguyễn Thị Lan.
2. Buộc ông Trần Thanh Sơn, bà Nguyễn Thị Lan phải trả lại
ông Ngô Đăng Thự 45.000.000 đồng ( Bốn mươi lăm triệu đồng
chẵn) và có trách nhiệm bồi thường cho ông Ngô Đăng Thự số
10


tiền là 1.020.000.000 đồng (Một tỷ, không trăm hai mươi triệu
đồng chẵn). Tổng cộng, ông Trần Thanh Sơn và bà Nguyễn Thị
Lan phải thanh toán trả ông Ngô Đăng Thự số tiền là:
1.065.000.000 đồng ( Một tỷ, không trăm sáu mươi lăm triệu
đồng chẵn).
3. Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các
trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết
định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án
của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho
người được thi hành án) cho đến khi thi hành xong, tất cả các
khoản tiền hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu
khoản tiền lãi của số tiền phải thi hành án theo mức lãi suất của
số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại
khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Như vậy với cách đưa ra quyết định của TAND Thành phố
Hà Nội là phù hợp và có căn cứ pháp lý theo quy định của Điều
129 BLDS 2015.
Việc “hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập
ngày 11/6/1994 bằng hình thức “Chuyển nhượng thành quả lao
động” giữa ông Ngô Đăng Thự và ông Trần Thanh Sơn, bà
Nguyễn Thị Lan” hoàn toàn hợp lý khi hợp đồng này đã vi phạm
về mặt hình thức. Chuyển nhượng thành quả lao động không

thể là một hình thức của chuyển nhượng trong giao dịch dân sự
được vì vậy giao dịch này vô hiệu là hoàn toàn đúng với quy
định pháp luật.
KẾT LUẬN
Như vậy thông qua phân tích điều 129 ít nhiều ta thấy
được sự thay đổi của BLDS 2015 so với BLDS 2005 và thấy được
11


nội dung, bản chất của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân
thủ hình thức. Qua đó nhận định rõ hơn về vấn đề giao dịch dân
sự theo Bộ luật dân sự 2015.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự 1,

Nxb. CAND, Hà Nội, 2018;
2.

Phạm Văn Tuyết, Hướng dẫn môn học luật dân sự tập

1, Bxb tư pháp , Hà Nội, 2017;
3.

Bộ Luật Dân sự 2015;


4.

/>
1432017dspt-ve-tranh-chap-yeu-cau-huy-hop-dong-chuyennhuong-quyen-su-dung-dat-7688;
5.

/>
khong-tuan-thu-hinh-thuc-theo-bo-luat-dan-su-201547124.html;
6.

/>
su-bi-vo-hieu-5726/;
7.

/>
dung-dieu-129-bo-luat-dan-su-nam-2015-ve-giao-dich-dan-suvo-hieu-khong-tuan-thu-quy-dinh-hinh-thuc.html.

13



×