Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

MÔ tả đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ UNG THƯ BIỂU mô lưỡi tại một số BỆNH VIỆN ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

THỊNH THÁI

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU
TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ LƯỠI TẠI
MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

THỊNH THÁI

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU
TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ LƯỠI TẠI
MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt


Mã số

: 62722801

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Ngọc Tuyến
2. TS. Đặng Triệu Hùng
HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo, Viện Đào tạo Răng Hàm
Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Ngọc Tuyến, TS. Đặng Triệu Hùng
là những người Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Mạnh Dũng, PGS. Lê Sơn, TS.
Nguyễn Khánh Long, Ths. Trần Ngọc Minh… đã đóng góp cho tôi những ý kiến
quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể nhân viên Bệnh viện Răng Hàm Mặt
Trung Ương Hà Nội, Khoa RHM- Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện K
Hà Nội, Bộ môn Giải phẫu Bệnh-Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong qua trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong những năm qua.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu,
những người thân trong gia đình đã thông cảm, động viên và ở bên tôi trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thịnh Thái


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Thịnh Thái, học viên lớp Bác sĩ nội trú bệnh viện khóa 39, Trường
Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Lê Ngọc Tuyến và TS. Đặng Triệu Hùng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng

năm

2017
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Thịnh Thái


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN


: Bệnh nhân

CS

: Cộng sự

HMMD : Hóa mô miễn dịch
PT

: Phẫu thuật

UTBM

: Ung thư biểu mô

UTL

: Ung thư lưỡi

RHM

: Răng hàm mặt

pN

: Hạch sau khi làm giải phẫu bệnh

cN

: Hạch khám trên lâm sàng


NVH

: Nạo vét hạch


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô khoang miệng là loại u ác tính phát
sinh từ niêm mạc phủ trong miệng ở bất kỳ nơi nào như môi,
má, lưỡi, lợi, tam giác sau hàm, sàn miệng, vòm miệng cứng,
lưỡi (phần di động). Những năm gần đây, việc tiếp xúc với
ngày càng nhiều các sản phẩm có nguy cơ cao như thuốc lá,
rượu, hóa chất trong thực phẩm…làm tăng đáng kể số bệnh
nhân ung thư biểu mô miệng [1],[2].
Thống kê trên thế giới cho thấy ung thư biểu mô miệng
đứng thứ sáu trong những ung thư phổ biến nhất, ước tính
hằng năm có hơn 500000 trường hợp mắc ung thư mới và hai

phần ba số trường hợp này xảy ra ở các nước đang phát triển
[1],[3]. Trong ung thư biểu mô khoang miệng, ung thư lưỡi là
chiếm nhiều nhất, ước tính khoảng 25 – 40% các ca ung thư
biểu mô tế bào vảy vùng miệng. Tỷ lệ ung thư lưỡi ở nam giới
là 6,5/100000 mỗi năm, một số nơi ở Châu Âu, Nam Á chiếm
lên tới 8,0/100000 mỗi năm. Trong ung thư lưỡi, chiếm chủ
yếu là ung thư tế bào vảy. Mặc dù có những tiến bộ gần đây
về các phương pháp điều trị cũng như các biện pháp chẩn
đoán sớm của ung thư lưỡi, tuy nhiên ung thư lưỡi vẫn có tiên
lượng kém. Sự di căn hạch lớn hơn so với các ung thư khác
của khoang miệng. Sự xâm lấn của ung thư lưỡi cao do cấu
trúc cơ của lưỡi và mạng lưới bạch huyết nhiều. Tỷ lệ sống
sau 5 năm của ung thư lưỡi vẫn chưa cao. Trên thế giới có một
số nghiên cứu về tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư lưỡi, theo
Spiro và Strong đánh giá 314 bệnh nhân (1957- 1963) tỷ lệ


10

sống 5 năm là 42%, trong nghiên cứu sau đó của Franceschi
và CS trên 297 bệnh nhân (1978- 1987) là 65% [4],[5],[6]. Tại
Việt Nam, theo Nguyễn Đức Lợi [7] tỷ lệ sống 5 năm là 62,7%,
theo Ngô Xuân Quý [8] là 65,4%.
Việc chẩn đoán ung thư miệng nói chung và ung thư lưỡi
nói riêng theo kinh điển dựa vào hai đặc điểm chính là lâm
sàng và giải phẫu bệnh. Ngoài ra các phương tiện lâm sàng
khác như Xquang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, PET/CT giúp
làm rõ thêm chẩn đoán, mức độ di căn.
Những năm gần đây, các xét nghiệm hóa mô miễn dịch
được sử dụng nhiều để đánh giá mức độ phát triển của khối u,

nguy cơ tái phát, khả năng điều trị, tiên lượng, xác định nguồn
gốc tế bào…của bệnh nhân như p53, Ki67, CK5/6, p63,
PCNA…Trong đó, p53 là một protein kìm chế khối u được mã
hóa bởi gen tp53. CK5/6 và p63 là các chỉ số đặc trưng cho tế
bào vảy. Ki67 là một protein trong nhân tế bào được xem là
chất đánh dấu sinh học về sự sinh sản tế bào, do chỉ hiện diện
trong chu trình tế bào. Trong ung thư biểu mô khoang miệng,
tăng biểu hiện Ki67 thường có xu hướng kháng xạ, tái phát và
tiên lượng xấu [9].
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực răng hàm mặt, các nghiên
cứu về ung thư lưỡi vẫn còn ít và chưa phản ánh đầy đủ các
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như kết quả điều trị
bệnh. Đặc biệt là giá trị và tác dụng của các xét nghiệm hóa
mô miễn dịch trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mô tả đặc điểm lâm


11

sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô
lưỡi tại một số bệnh viện ở Hà Nội” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biểu hiện
của Ki67 trong ung thư biểu mô lưỡi trên các bệnh nhân được
điều trị tại Bệnh viện K, Bệnh viện RHM Trung ương Hà Nội và
Khoa RHM- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/201209/2017.
2. Nhận xét kết quả điều trị ung thư biểu mô lưỡi ở nhóm
đối tượng trên.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu và liên quan định khu.
1.1.1. Giải phẫu
Lưỡi là một cơ quan dùng để nếm, nhai, nuốt và nói. Lưỡi
nằm trong ổ miệng gồm có hai mặt (trên và dưới), hai bờ
(phải và trái), một đầu nhọn phía trước và một đáy ở phía sau
tương đối cố định [10].
1.1.1.1. Hình thể ngoài
Mặt trên: ở chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau có một rãnh hình
chữ V, đầu chữ V quay ra sau, ở đó có lỗ tịt. Ở ngay trước
rãnh lưỡi có 9 gai đài, ở sau rãnh mép dưới niêm mạc có nhiều
hạch nhân lưỡi.


12

Mặt dưới: niêm mạc mỏng và trơn, có một hãm lưỡi ở
đường dọc giữa đi từ lưỡi đến sàn miệng. Ở hai bên hãm và
đỉnh cực dưới lưỡi có lỗ đổ của ống Wharton.
Phần lưỡi di động được giới hạn ở phía sau bởi các trụ
trước của Amydal và vùng V lưỡi, ở phía hai bên và phía trước
bởi sàn miệng mà nó được tách biệt bởi rãnh lưỡi.
Đáy lưỡi: dính vào mặt trên sụn nắp thanh hầu bởi ba nếp
gờ, một nếp giữa và hai nếp bên.
1.1.1.2. Cấu tạo
Lưỡi gồm có một trụ sợi xương và 17 cơ
- Trụ sợi xương: gồm có xương móng và hai mảnh sợi.
- Cơ: có 17 cơ, chia làm hai loại:
+ Loại cơ nội tại: cơ lưỡi dọc trên, cơ lưỡi dọc dưới, cơ
ngang lưỡi.
+ Loại cơ ngoại lai: đi từ các bộ phận lân cận tới lưỡi gồm

cơ cằm lưỡi, cơ móng lưỡi, cơ trâm lưỡi, cơ màn hầu lưỡi, cơ
hầu lưỡi, cơ hạnh nhân lưỡi.


13

Hình 1.1. Mặt trên lưỡi [11]
1.1.1.3. Mạch máu
Động mạch lưỡi tách từ động mạch cảnh ngoài.
- Nhánh bên: nhánh trên móng và động mạch lưng lưỡi.
- Nhánh tận: động mạch dưới lưỡi và động mạch lưỡi sâu.
Tĩnh mạch
- Tĩnh mạch lưỡi sâu: nhỏ bé, đi kèm động mạch.
- Tĩnh mạch lưỡi nông: nhận các tĩnh mạch lưng lưỡi tạo cùng với
các tĩnh mạch lưỡi sâu một thân tĩnh mạch đổ vào thân giáp
lưỡi mặt [10],[12].
1.1.1.4. Thần kinh
Thần kinh vận động: dây hạ thiệt (dây XII), dây này vận
động các cơ trừ trâm lưỡi.
Thần kinh cảm giác: gồm dây lưỡi, dây thiệt hầu, dây
thanh quản trên.
Đường vị giác: theo 2 đường.
- Đường của dây lưỡi.
- Đường của dây IX ở các hạch Andersch và Ehrensitter đi lại.


14

Hình 1.2. Mạch máu, thần kinh và thành phần liên quan
[11]

1.1.1.5. Bạch huyết
Tuần hoàn bạch huyết của lưỡi rất phong phú, có nhiều
vòng nối giữa mạng lưới dưới niêm mạc với mạng lưới trong
cơ và hai bên lưỡi. Cũng vì vậy mà ung thư lưỡi có khả năng di
căn hạch đối bên. Dẫn lưu bạch huyết của lưỡi di động theo
hai hướng.
- Vùng đầu lưỡi dẫn về các hạch dưới cằm.
- 2/3 trước dẫn về các hạch nhóm sau dưới và hạch cảnh.
- 1/3 sau lưỡi dẫn về các hạch trên của chuỗi hạch nhóm sau
dưới.
Có sự tiếp nối phong phú ngang qua đường giữa các mạch
bạch huyết của 1/3 sau lưỡi, do đó một khối u ác tính ở một
bên dễ di căn sang các hạch bên đối diện. Nhưng ở 2/3 trước


15

lưỡi có ít mạch tiếp nối ngang nên ít di căn sang hạch cổ bên
đối diện nếu bệnh chưa đến giai đoạn muộn [12]
- Bạch huyết ở vùng đầu cổ chia làm 6 nhóm [13]:
+ Nhóm I:
Nhóm dưới cằm, dưới hàm: các hạch nằm trong tam giác
dưới cằm và dưới hàm. Tam giác dưới cằm được giới hạn bởi
hai bụng trước cơ nhị thân và đáy là xương móng; tam giác
dưới hàm được giới hạn ở trên là xương hàm dưới, hai cạnh
dưới là bụng sau cơ nhị thân.
+ Nhóm II:
Nhóm cảnh cao gồm nhóm dưới cơ nhị thân và nhóm
hạch gai trên: Các hạch nằm trong khoảng 1/3 trên của tĩnh
mạch cảnh trong và dây thần kinh gai XI nằm sát cột sống

ngang mức chia đôi động mạch cảnh (mốc phẫu thuật) hoặc
xương móng (mốc giải phẫu lâm sàng) đến nền sọ. Giới hạn
sau là bờ sau cơ ức đòn chũm, giới hạn trước là bờ trước cơ ức
móng.
+ Nhóm III:
Nhóm cảnh giữa: các hạch nằm trong khoảng 1/3 giữa
của tĩnh mạch cảnh trong xuất phát từ chỗ chia đôi động
mạch cảnh đến trên cơ vai móng (mốc phẫu thuật). Giới hạn
sau là bờ sau của cơ ức đòn chũm, giới hạn trước là bờ bên
của cơ ức móng.
+ Nhóm IV:
Nhóm cảnh dưới: Các hạch nằm trong khoảng 1/3 dưới
của tĩnh mạch cảnh trong xuất phát từ phía trên cơ vai móng
đến phía dưới xương đòn. Giới hạn sau là bờ sau cơ ức đòn
chũm, giới hạn trước là bờ bên của cơ ức móng.


16

+ Nhóm V:
Nhóm tam giác cổ sau: gồm chủ yếu các hạch nằm dọc
theo 1/2 dưới của thần kinh gai XI và động mạch cổ ngang,
bao gồm cả hạch thượng đòn. Giới hạn trước là bờ sau cơ ức
đòn chũm và giới hạn dưới là xương đòn.
+ Nhóm VI:
Nhóm trước cổ, cạnh thanh quản: gồm các hạch trước và
sau khí quản, hạch Delphian và các hạch quanh giáp. Giới hạn
trên là xương móng, giới hạn dưới là hõm trên xương ức, giới
hạn bên là các động mạch cảnh gốc và giới hạn sau là các
cân trước sống.

Các chuỗi hạch cổ có liên quan chặt chẽ với nhau: hạch
cổ ngang, hạch nhóm gai, nhóm cảnh, tạo nên tam giác cổ
Rouvier.
Sự liên quan bạch huyết với các vị trí giải phẫu của
khoang miệng là rất quan trọng, là cơ sở cho việc nạo vét
hạch [12].


17

Hình 1.3. Hệ bạch huyết vùng đầu cổ [11]


18

Hình 1.4. Sáu nhóm hạch vùng cổ ứng dụng trong nạo
vét hạch cổ [13]
1.2. Mô học và mô bệnh học
1.2.1. Mô học
- Lưỡi là một khối cơ vân được bao bọc bởi niêm mạc
miệng.
- Niêm mạc bao phủ mỗi vùng của lưỡi có đặc điểm riêng:
+ Mặt dưới lưỡi: niêm mạc mỏng, nhẵn.
+ Mặt trên lưỡi: niêm mạc có nhiều nhú nhô cao lồi lên
mặt lưỡi.
- Niêm mạc trên được chia thành hai phần bởi một đường
hình chữ V gọi là V lưỡi.
+ Phần trước: từ đầu đến V lưỡi gọi là phần phát âm của
lưỡi. Phần này có những nhú gọi là nhú lưỡi hay gai lưỡi có



19

hình dáng khác nhau. Trong lớp biểu mô lợp thành bên của
một số nhú lưỡi có những nụ vị giác.
+ Phần sau: từ V lưỡi đến cuống lưỡi có đặc điểm là trong
lớp đệm có nhiều nang bạch huyết và những khe biểu mô. Đó
là hạch nhân lưỡi.
1.2.2. Mô bệnh học
Hơn 90% ung thư biểu mô miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy với độ
biệt hóa khác nhau. 5-10% còn lại là các loại ung thư biểu mô khác như:
UTBM dạng biểu bì nhầy, UTBM dạng tuyến nang, UTBM tế bào túi tuyến,
UTBM tuyến,...[1],[2],[3].
1.2.2.1. Phân loại u theo WHO (2005)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân loại u dựa theo WHO
(2005), trong đó ung thư biểu mô khoang miệng được phân thành 2 nhóm:
UTBM có nguồn gốc từ biểu mô phủ khoang miệng và UTBM có nguồn
gốc từ tuyến nước bọt phụ [3].
UTBM tế bào vảy (Squamous cell carcinoma)
* Đại thể:
Các tổn thương tiền ung thư thường có các màu: màu trắng (sừng hóa,
bạch sản…), khoảng 10% các tổn thương này là ác tính; hay màu đỏ nhạt
(hồng sản), nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vết hồng sản thường là biểu hiện
của các ung thư giai đoạn sớm.
Các tổn thương ung thư bao gồm hình thái sùi, loét, thâm nhiễm. Biểu
hiện các tổn thương có thể độc lập hay phối hợp với nhau, có thể kèm theo
chảy máu tại khối u [15].
* Vi thể:
Ung thư biểu mô tế bào vảy được phân độ theo hệ thống phân độ của tổ
chức y tế thế giới (WHO) thành: biệt hóa cao, biệt hóa vừa và biệt hóa kém



20

[3]. Tiêu chuẩn phân độ dựa vào: mức độ khác biệt của tế bào ung thư với tế
bào biểu mô vảy, sự đa hình của nhân và hoạt động phân bào.
Độ biệt hóa cao: tế bào ung thư gần tương tự như tế bào biểu mô vảy
bình thường, chứa đựng tỉ lệ lớn những tế bào sừng và tỉ lệ nhỏ các tế bào
dạng đáy, những tế bào thường ở vị trí bao quanh các đảo u. Có những cầu
liên bào thường sừng hóa đầy đủ, phân bào ít.

Hình 1.5. Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tế bào vảy
biệt hóa cao [3]
Độ biệt hóa vừa: ung thư biểu mô vảy biểu hiện sự đa hình của nhân và sự
phân bào nhiều hơn, bao gồm phân bào bất thường, cầu liên bào sừng hóa ít.


21

Hình 1.6. Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tế bào vảy
biệt hóa vừa [3]
Độ biệt hóa kém: các tế bào dạng đáy chiếm ưu thế cùng với tỉ lệ
phân bào cao, bao gồm những phân bào bất thường, các cầu liên bào sừng
hóa tối thiểu.

Hình 1.7. Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tế bào vảy
biệt hóa kém [3]
Ung thư biểu mô vảy có các biến thể:
Ung thư biểu mô dạng mụn cơm
Ung thư biểu mô tế bào vảy dạng đáy

Ung thư biểu mô tế bào vảy nhú
Ung thư biểu mô tế bào hình thoi
Ung thư biểu mô vảy tiêu gai
Ung thư biểu mô vảy tuyến
Ung thư biểu mô có hốc sừng hóa (Carcinoma cuniculatum)
Ung thư biểu mô có nguồn gốc từ tuyến nước bọt phụ gồm có:
* Ung thư biểu mô dạng tuyến nang (Adenoid cystic carcinoma)
Ung thư biểu mô tuyến nang còn gọi là u trụ (cylindroma). Ở tuyến
nước bọt phụ, nhất là vùng khẩu cái, đây là loại u thường gặp nhất chiếm


22

khoảng 32 - 69% các u ác tính tuyến nước bọt phụ [16],[17].
Đại thể: u ở dạng tổn thương xâm nhập ra mô xung quanh. Mặt cắt u
chắc và màu trắng xám.
Vi thể: các tế bào u xếp thành nhiều dạng: ống, sàng và đặc.
Dạng sàng: là dạng thường gặp nhất của u, gồm những chuỗi tế bào xếp
thành dạng lưới giống như ăng ten. Các tế bào này đôi khi lót hoàn toàn hoặc
không hoàn toàn các khoang nang chứa đầy chất tiết có hạt hay kết tủa. Có
khi trong những đám tế bào lại có những khoang dạng ống tuyến hay dạng
nang nhỏ. Trong các khoang nhỏ và vùng kế cận những đám dạng sàng có
chứa chất hyalin hóa, ưa eosin.
Dạng ống: có nhiều nhánh và nhiều ống nhỏ thông với nhau, thường có
một lớp đôi tế bào biểu mô.
Dạng đặc: là dạng ít gặp nhất, gồm những tế bào xếp thành đám hay
chuỗi đặc nhỏ [17].

Hình 1.8. Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tuyến nang
dạng ống [3]



23

Hình 1.9. Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tuyến nang
dạng đặc [3]

Hình 1.10. Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô tuyến nang
dạng đặc [3]
* Ung thư biểu mô nhầy dạng biểu bì (Mucoepidermoid carcinoma):
Là loại u ác tính thường gặp thứ hai chiếm 15 - 35% các trường hợp u ác
tính có nguồn gốc từ tuyến nước bọt phụ trong miệng [16],[17].
- Đại thể: là một nhân u ranh giới không rõ thường tạo thành nang trong lòng
chứa chất nhầy.


24

- Vi thể: tế bào u gồm hỗn hợp tế bào gai, tế bào chế nhầy và tế bào có mức biệt
hóa trung gian giữa hai loại trên. Các tế bào này xếp thành chuỗi, đám hoặc
thành cấu trúc nang. Các tế bào trung gian là những tế bào mang đặc tính của tế
bào gai và có không bào chứa đầy chất nhầy có phản ứng dương tính với
phương pháp nhuộm PAS hoặc mucicarmine. Tế bào u có thể biệt hóa rõ với
nhân nhỏ, đều, có thể biệt hóa kém hơn với nhân có kích thước khác nhau, tăng
sắc và có khi có nhân chia. Thành phần gai có thể có cầu sừng, cầu liên bào.
Hình thái thường gặp là những đám tế bào gồm tế bào gai ở vùng ngoài, các tế
bào chế nhầy ở trung tâm và các tế bào trung gian ở giữa hai vùng trên. Mô
đệm quanh các đám tế bào biểu mô thường không rõ ràng.

Hình 1.11. Hình ảnh vi thể ung thư biểu mô nhầy dạng

biểu bì [3]
* Ung thư biểu mô tế bào túi tuyến (Acinic cell carcinoma):
Nhóm này được xếp vào độ ác tính thấp và hiếm gặp.
Đại thể: là một nhân u được bao phủ bởi vỏ bọc hoặc không, có màu nhạt,
đôi khi lấm tấm các vùng hoại tử và các nang.
Vi thể: tế bào u hợp thành tuyến, có khi hợp thành đám dày đặc hoặc những
chuỗi tế bào lan tỏa. Đôi khi có những khoang nang nhỏ có nhú. Tế bào u có hình
thái giống tế bào túi tuyến bình thường, đa diện hoặc tròn, nhân nhỏ đều, bào
tương chứa các hạt ưa kiềm dương tính khi nhuộm PAS, có đặc tính của các hạt


25

chế tiết. Hiếm khi có không bào (do ứ đọng chất chế tiết trong bào tương). Trong
một số trường hợp ác tính hơn, có thể có hiện tượng kém biệt hóa. Trong một số u,
có thâm nhập nhiều tế bào lympho trong mô đệm [17].

Hình 1.12. Hình ảnh vi thể của ung thư biểu mô tế bào
túi tuyến [3]
1.3. Dịch tễ học và nguyên nhân gây bệnh
1.3.1. Dịch tễ học
Tuổi: Trung bình mắc ung thư lưỡi 49,5. Tỷ lệ nam/nữ=
1,3/1[5].
Ung thư biểu mô tế bào vảy của lưỡi gặp nhiều nhất trong
ung thư miệng. Theo thống kê ở Châu Âu tỷ lệ ung thư lưỡi
khoảng 10-20/100000 dân [18].
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh bao gồm:
Hút thuốc lá: trong thuốc lá có chứa các Nitrosamin là yếu
tố gây ung thư. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Vi và CS thấy

nguy cơ mắc UTL do hút thuốc đứng hàng thứ 3 sau ung thư
môi và niêm mạc má, gặp ở nam giới chiếm 92,4% [19].


×