Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

U

Ế

TRẦN PHAN VIẾT HOÀN

H



́H

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

O
̣C

KI

N

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8 34 01 01

Đ


ẠI

H

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG QUANG THÀNH

HUẾ, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được

Ế

cảm ơn và chỉ rõ nguồn gốc.

Đ

ẠI

H

O
̣C


KI

N

H



́H

U

Huế, ngày 01 tháng 07 năm 2019

i

Trần Phan Viết Hoàn


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Ts. Hoàng Quang Thành đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc
sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và
quý thầy cô giáo ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tạo điều kiện, giúp đỡ

Ế

và tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn


U

thành luận văn thạc sĩ.

́H

Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Thống kê huyện Hải Lăng tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu để nghiên cứu và hoàn



thành luận văn thạc sĩ.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm,

Huế, ngày 01 tháng 07 năm 2019
Tác giả

O
̣C

KI

N

H

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đ


ẠI

H

Trần Phan Viết Hoàn

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : TRẦN PHAN VIẾT HOÀN
Chuyên ngành

: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG QUANG THÀNH
Tên đề tài:
“Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Ế

Mặc dù thị trường trái cây nhiệt đới đang mang lại những lợi nhuận to lớn

U

trong tổng giá trị tạo ra cho nền kinh tế, nhưng nhóm hàng nông sản này vẫn chưa


́H

được quan tâm đầu tư đúng mức. Một trong những loại trái cây mang lại giá trị đầu



ra lớn là cam. Tuy nhiên, việc sản xuất loại nông sản này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu
cầu thị trường.

Huyện Hải Lăng – tỉnh Quảng Trị là một trong những nơi hội tụ đầy đủ các

H

điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, rất thích hợp để tập trung phát triển.

N

Tiềm năng cho dòng sản phẩm cam là tương đối lớn, tuy nhiên, bước đầu thử

KI

thách ở một mặt hàng nông sản còn mới khiến cho các hộ trồng trọt ở huyện Hải

O
̣C

Lăng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như tổ chức phân phối
sản phẩm đến tay người tiêu dùng, chưa tối ưu được hiệu quả kinh tế. Tôi quyết
định đi sâu thực hiện đề tài “Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng,


H

tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

ẠI

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu.

Đ

- Phương pháp thống kê mô tả và các phương pháp khác.

3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam tại Hải Lăng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao phát triển sản xuất cam tại địa bàn
nghiên cứu cho thời gian tới.

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt

BQ

: Bình quân


BVTV

: Bảo vệ thực vật

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DT

: Diện tích

ĐVT

: Đơn vị tính

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ha

: Hécta

KH-KT

: Khoa học kỹ thuật

KTCB


: Kiến thiết cơ bản



: Lao động

NN

: Nông nghiệp

NQ

: Nghị quyết

́H



H

N

: Phát triển nông thôn

KI

PTNT


: Quyết định

: Số lượng

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

Tr.đ

: Triệu đồng

UBND

: Ủy ban nhân dân

H

O
̣C

SL

ẠI
Đ

U

Ế

Từ viết tắt


MN

: Mầm non

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

CN – TTCN

: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

TM – DV

: Thương mại – dịch vụ

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1


Ế

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

U

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

́H

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3



4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN

H

XUẤT CAM ...............................................................................................................6

N

1.1. Lý luận chung về phát triển sản xuất Cam ...........................................................6

KI

1.1.1. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất cam ........................................6


O
̣C

1.1.2. Phát triển sản xuất cam .....................................................................................8
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Cam ........................................13
1.1.4. Các chỉ tiêu phân tích đánh giá phát triển sản xuất cam .................................18

H

1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển sản xuất cam ......................................................21

ẠI

1.2.1. Tình hình sản xuất cam trên thế giới ...............................................................21

Đ

1.2.2. Tình hình sản xuất Cam ở Việt Nam ..............................................................22
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam của một số địa phương ........................24
1.2.4. Một số bài học đối với huyện Hải Lăng ..........................................................30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM TẠI
HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ...........................................................32
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................32
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................35

v



2.1.3. Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của huyện Hải Lăng ......................40
2.2. Thực trạng phát triển sản xuất cam tại huyện Hải Lăng ....................................47
2.2.1. Chủ trương, chính sách và quy hoạch phát triển sản xuất cam của huyện .....47
2.2.2. Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng cam tại huyện Hải Lăng ............48
2.2.3. Tình hình số hộ trồng cam trên địa bàn huyện Hải Lăng................................50
2.2.4. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm cam ...................................................50
2.3. Tình hình phát triển sản xuất cam của hộ qua số liệu điều tra ...........................52

Ế

2.3.1. Tình hình cơ bản của hộ điều tra .....................................................................52

U

2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất cam của hộ .......................................................63

́H

2.4. Thực trạng về xu hướng hoàn thiện tổ chức sản xuất và quan hệ với thị trường
của các hộ trồng cam .................................................................................................65



2.4.1. Cơ cấu vốn vay của các hộ điều tra.................................................................68
2.4.2. Công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các nông hộ trồng cam ....................69

H

2.4.3. Tình hình thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất cam ..............................70


N

2.4.4. Hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam của các hộ.........................75

KI

2.5 Những thuận lợi và khó khăn của hộ trong phát triển sản xuất cam...................76
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản xuất cam tại huyện Hải Lăng ......78

O
̣C

2.6.1. Những kết quả đạt được .....................................................................................78
2.6.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ..........................................................78

H

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHÁT TRIỂN

ẠI

SẢN XUẤT CAM Ở HUYỆN HẢI LĂNG ...........................................................80
3.1. Định hướng phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng ...................80

Đ

3.1.1 Một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu sản xuất .....................................80
3.2. Giải pháp phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng .......................81
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch ...................................................................................82
3.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ ...................................................................83

3.2.3. Giải pháp về lao động .....................................................................................84
3.2.4. Giải pháp phát triển thương hiệu.....................................................................85
3.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và bảo quản..............................86

vi


3.2.6. Giải pháp về thị trường ...................................................................................86
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................88
1 Kết luận ..................................................................................................................88
2. Kiến nghị ...............................................................................................................89
2.1 đối với nhà nước ..................................................................................................89
2.2. Đối với huyện Hải Lăng .....................................................................................89
2.3 Đối với người trồng cam .....................................................................................90

Ế

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91

U

PHỤ LỤC .................................................................................................................93

́H

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1




NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

H

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1

Tình hình sử dụng đất đai huyện Hải Lăng năm 2017 ........................36


Bảng 2.2

Tình hình dân số và lao động của huyện Hải Lăng
qua 3 năm 2015 – 2017 .......................................................................37
Một số chỉ tiêu về y tế, giáo dục, văn hóa của huyện Hải Lăng .........40

Bảng 2.4

Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người huyện Hải Lăng qua

Ế

Bảng 2.3

Diện tích một số cây lâu năm chính trên địa bàn huyện Hải Lăng qua

́H

Bảng 2.5:

U

3 năm 2015 - 2017 ...............................................................................44

Bảng 2.6:



3 năm 2015-2017 .................................................................................46

Diện tích, năng suất, sản lượng cam huyện Hải Lăng qua 3 năm 2015-

Diện tích trồng cam tại các xã trên địa bàn huyện qua 3 năm 2015-

N

Bảng 2.7.

H

2017 .....................................................................................................48

KI

2017 .....................................................................................................49
Số hộ trồng cam tại các xã trên địa bàn huyện qua 3 năm 2015-2017 50

Bảng 2.9:

Sản lượng tiêu thụ cam trên thị trường qua 3 năm 2015 – 2017 .........51

Bảng 2.10:

Một số đặc điểm của các hộ điều tra ...................................................52

H

Hiệu quả kinh tế sản xuất cam theo mức độ áp dụng KH-KT của hộ.54

Bảng 2.12:


Quy mô vườn cam theo diện tích của các hộ điều tra ......................... 54

Đ

ẠI

Bảng 2.11.

O
̣C

Bảng 2.8:

Bảng 2.13:

Cơ cấu diện tích trồng cam của các hộ điều tra ..................................55

Bảng 2.14:

Diện tích, năng suất và sản lượng cam bình quân của hộ ...................56

Bảng 2.15:

Tình hình áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất cam của hộ ....57

Bảng 2.16:

Tình hìnhvốn đầu tư sản xuất cam của hộ ...........................................58


Bảng 2.17:

Các khoản mục chi phí trồng cam thời kỳ KTCBcủa hộ ....................60

viii


Bảng 2.18:

Các khoản mục chi phí trồng cam thời kì kinh doanh ........................62

Bảng 2.19.

Kết quả sản xuất cam của hộ điều tra năm 2017 .................................63

Bảng 2.20.

Kết quả sản xuất cam của hộ điều tra năm 2017 .................................63

Bảng 2.21:

Hiệu quả kinh tế sản xuất cam của các hộ điều tra .............................64

Bảng 2.22.

Các chỉ tiêu phản ánh hoàn thiện tổ chức sản xuất và quan hệ với thị
trường của các hộ trồng cam tại huyện Hải Lăng ...............................65
Xu hướng phát triển sản xuất cam của hộ trong thời gian tới .............68

Bảng 2.24:


Số hộ được vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay theo quy mô........68

Bảng 2.25:

Khó khăn trong mua các sản phẩm đầu vào chất lượng tốt ................71

Bảng 2.26:

Đánh giá về chất lượng cam và triển vọng thị trường tiêu thụ sản



́H

U

Ế

Bảng 2.23:

phẩm ....................................................................................................73
Một số hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam của hộ ........75

Bảng 2.28.

Đánh giá của hộ về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam

KI


N

H

Bảng 2.27.

Đ

ẠI

H

O
̣C

.............................................................................................................77

ix


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 2.1:

Cơ cấu diện tích trồng cây lâu năm phân theo loại cây chủ yếu năm
2017 của huyện Hải Lăng ................................................................. 46

Biểu đồ 2.2:

Số lượng các lớp tập huấn, đào tạo sản xuất cam được tổ chức từ


Đ

ẠI

H

O
̣C

KI

N

H



́H

U

Ế

2015-217 ........................................................................................... 70

x


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước có khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc trồng
và phát triển các vườn cây ăn quả, đặc biệt là các loại cây ăn trái đặc sản. Vì vậy,
phát triển những sản phẩm đặc sản có chất lượng cao đang là một trong những
hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, trước
tình hình kinh tế hội nhập, ngành trái cây Việt Nam được quan tâm sâu sắc để phục

Ế

vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

U

Cam là loại cây ăn quả cùng họ với bưởi, vỏ mỏng, khi chín có vị ngọt hoặc

́H

hơi chua. Ở Việt Nam theo thống kê đã có khoảng trên 80 giống cam, được trồng tại



các nhà vườn, trang trại, nông trường quốc doanh, trung tâm nghiên cứu, các giống
này thường đặt theo tên các địa phương chúng được trồng (Cam Sông Con, Cam Xã
Đoài, Cam Vân Du, Cam Cao Phong…..(Vũ Công Hậu, 2000).

H

Hải Lăng là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Trị, do đặc điểm thổ nhưỡng

N


của một số xã ở vùng bán sơn địa nên có điều kiện phát triển các loại cây công

KI

nghiệp dài ngày như: chè, cao su, tràm..., cây ăn quả như: cam, vải, nhãn... Đặc biệt,

O
̣C

huyện Hải Lăng có diện tích trồng cam rộng lớn với các giống cam như Xã Đoài,
Vân Du... có hiệu quả kinh tế cao, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ

H

nông dân bởi vị thơm ngon đặc trưng.
Theo thống kê diện tích trồng cam của huyện Hải Lăng năm 2017 đạt gần 50

ẠI

ha cho sản lượng 11 - 13 tấn/ha. Những năm qua, diện tích trồng cam trên địa bàn

Đ

huyện Hải Lăng dần được mở rộng thay thế những cây trồng hiệu quả kinh tế thấp.
Sản lượng cam không những đủ cung cấp cho huyện mà còn phân phối rộng rãi ra
toàn tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, ngành trồng cam ở Hải Lăng cũng gặp không ít khó khăn do thiên
tai, sâu bệnh, nhất là trong khâu tiêu thụ. Do việc quảng bá sản phẩm cam chưa
được chú trọng đúng mức nên việc tiêu thụ còn bị động, chủ yếu phụ thuộc vào

thương lái nên thường bị đẩy giá lên quá cao làm giảm khả năng cạnh tranh so với
các sản phẩm cam khác, thị trường tiêu thụ vẫn còn hẹp v.v...

1


Vấn đề thực tiễn đang đặt ra là cần làm gì để đẩy mạnh và phát triển ngành sản
xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng và cũng như tìm cách mở rộng thị trường đầu
ra cho loại nông sản này.
Nghiên cứu phát triển sản xuất cam ở huyện Hải Lăng là một vấn đề được
chính quyền và người sản xuất quan tâm. Phát triển sản xuất cam không những
nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn, của thị trường trong và ngoài
nước mà còn nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế so sánh của các xã vùng bán sơn

Ế

địa của huyện. Từ đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các

U

hộ trong vùng, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng sản

́H

xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Nghề trồng cam đang là nghề kinh tế mũi nhọn của huyện Hải Lăng, tỉnh



Quảng Trị. Phát triển sản xuất cam đang là hướng đi đúng đắn của huyện Hải Lăng

trong giai đoạn hiện nay. Việc phát triển sản xuất cam đã tận dụng được những

H

diện tích đất bán sơn địa không chủ động được nước tưới hoặc sản xuất không có

N

hiệu quả, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế một cách toàn diện; tăng thu nhập

KI

trên một đơn vị diện tích, nâng cao đời sống của người dân.
Ngoài ra còn góp phần nâng cao trình độ tổ chức và quản lý, trình độ khoa

O
̣C

học, kỹ thuật sản xuất cam. Tuy nhiên phát triển sản xuất cam của huyện còn ở
mức trung bình chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương và còn

H

chứa đựng một số nhân tố thiếu tính bền vững.

ẠI

Mặc dù phát triển sản xuất cam của huyện Hải Lăng đã hình thành được
một số vùng sản xuất tập trung, song hiện nay hầu hết phát triển sản xuất cam ở


Đ

địa phương còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Nếu không được
quy hoạch cụ thể, chi tiết, địa phương sẽ khó quản lý về diện tích trồng cây cũng
như chất lượng quả.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và nhận thức như trên, tôi chọn nghiên cứu
đề tài “Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”
làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất cam của các hộ nông dân
ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển
sản xuất cam tại địa phương trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cam.

Ế

- Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản

U

xuất cam của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

́H


- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam
trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

H

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển cam,

N

trong đó chủ yếu về hiệu quả kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp phát
3.2. Phạm vi nghiên cứu

KI

triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

tỉnh Quảng Trị.

O
̣C

- Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Hải Lăng,

H


- Thời gian nghiên cứu: thực trạng phát triển sản xuất cam được phân tích
đánh giá trong giai đoạn 3 năm 2015-2017. Các số liệu sơ cấp được thu thập trong

ẠI

khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018, các giải pháp đề xuất áp dụng

Đ

đến năm 2020.

- Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu về thực trạng sản xuất, các yếu tố

ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cam trên
địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp thu thập thông tin
- Số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết được cung cấp
bởi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hải Lăng như Phòng Nông nghiệp

3


và Phát triển nông thôn, Chi cục Khuyến nông, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê
huyện Hải Lăng, UBND, Hội Nông dân các xã thuộc vùng nghiên cứu và các tài
liệu liên quan. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các loại sách, báo, giáo trình, các
công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây
dựng khung lý thuyết cho đề tài.
- Số liệu sơ cấp: Điều tra thông qua bảng hỏi đối với đối tượng là các nông hộ
trồng cam và thương lái thu mua cam trên địa bàn.


Ế

Do cam là loại nông sản mới được các hộ nông dân huyện Hải Lăng đưa vào

U

trồng trong những năm gần đây, nên tính đến thời điểm tháng 3/2018 mới chỉ có 24

́H

hộ tham gia phát triển loại nông sản mới này. Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến
của toàn bộ 24 hộ nông dân này (chiếm 100% số hộ nông dân trồng cam ở huyện



Hải Lăng) nhằm thu thập các thông tin nhằm làm rõ thực trạng sản xuất cam trên
địa bàn huyện Hải Lăng.

H

Khảo sát 5 thương lái thu mua cam trên địa bàn huyện nhằm thu thập các ý

N

kiến của họ liên quan đến thị trường đầu ra và tình hình tiêu thụ sản phẩm trong thời

KI

gian vừa qua.


4.2.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

O
̣C

a. Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở tài liệu ban đầu chọn lọc những thông tin

H

cần thiết và tính toán theo các chỉ tiêu phục vụ mục đích nghiên cứu.

ẠI

- Đối với tài liệu sơ cấp: Sau khi thu thập những thông tin cần thiết, sử dụng
phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp và xử lý số liệu; sau đó thực hiện tính toán,

Đ

tổng hợp và phân tổ theo các tiêu chí nghiên cứu và trình bày trên các bảng và đồ
thị, sơ đồ nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý phát triển sản xuất cam của các hộ
nông dân ở địa phương.
b. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nghiên cứu kinh tế:
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân tổ các hộ trồng cam theo một số tiêu
thức khác nhau nhằm phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của từng hộ.

4



- Phương pháp so sánh: Sau khi phân tổ các thông tin thu thập được, so sánh
các chỉ tiêu thể hiện quy mô, kết quả và hiệu quả giữa các nhóm hộ có quy mô trồng
cam khác nhau.
- Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua các số liệu thống kê tiến hành đánh
giá được thực trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn nghiên cứu; phân tích đánh
giá hiệu quả sản xuất cam từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất cam
trên địa bàn trong thời gian tới.

Ế

- Phương pháp hạch toán kinh tế: Phương pháp này được sử dụng để tính toán

U

các chỉ tiêu kinh tế nhưchi phí sản xuất, kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các

́H

hộ sản xuất cam trên địa bàn huyện.

- Phân tích kênh tiêu thụ: Sử dụng để phân tích tình hình tiêu thụ cam của

H

Người bán

Người tiêu
dùng


N

Đại lý thu
mua

Người sản
xuất



nông dân, cụ thể:

KI

5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính

O
̣C

của luận văn gồm 03 chương:

Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất Cam

H

Chương II. Thực trạng phát triển sản xuất Cam ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng
Trị


ẠI

Chương III. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất Cam tại huyện Hải

Đ

Lăng, tỉnh Quảng Trị.

5


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
1.1. Lý luận chung về phát triển sản xuất Cam
1.1.1. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất cam
1.1.1.1. Đặc điểm kinh tế của cây cam
Cây cam thuộc họ Rutaseae, họ phụ cam quýt Aurantiodeae, chi Citrus có

Ế

nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á. Họ cam Rutaseae

U

bao gồm cam, bưởi, quýt….. Cam là loại quả cao cấp, có chứa giá trị dinh dưỡng,

́H

giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Theo các nhà khoa học Anh: “Bình

quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất



dưỡng da và chống lão hóa”. Chuyên gia dinh dưỡng Monique dos Santos cho biết
cam được yêu thích và có lợi cho người khỏe mạnh cũng như các bệnh nhân. Cam

H

giúp giải nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vận động cao, tăng cường

N

hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể (Nguyễn Văn Luật, 2008).

KI

Về kinh tế, cây cam có hiệu quả cao, cải tạo nâng cao độ phì nhiêu cho đất.....
Sản phẩm cây cam có giá trị kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa.Do có mẫu mã đẹp,

O
̣C

có lượng sinh khối lớn, giàu dinh dưỡng, sản phẩm cam được nhiều người ưa
chuộng, có tính hàng hóa cao. Cam có thể phân bố trên địa bàn rộng, thích ứng với

H

nhiều quy mô. Diện tích vườn cam, sức lao động, nguồn vốn và sách lược kinh


ẠI

doanh có quan hệ mật thiết với nhau. Vườn có diện tích lớn thì đầu tư sức lao động
nhiều hơn, ngoài ra còn có thể trồng xen canh với cây trồng khác để tăng thêm thu

Đ

nhập. Vườn có diện tích nhỏ có thể chuyên môn hóa để kinh doanh, nâng cao chất
lượng sản phẩm và bảo đảm thu nhập (Nguyễn Văn Luật, 2008).
1.1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật của cây cam
Cây cam là loại cây khó tính thuộc loại thực vật 2 lá mầm thân gỗ. Rễ của cam
thuộc loại rễ nấm. Nấm Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ hút cung cấp
nước, muối khoáng và một lượng nhỏ các chất hữu cơ cho cây. Cây cam không ưa
trồng sâu do bộ rễ phân bố rất nông chủ yếu là các rễ bất định phân bố tương đối

6


rộng và dày đặc ở tầng đất mặt. Rễ cam sợ đất chặt, bí và không phát triển được ở
những nơi có mực nước ngầm cao (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
Tuy nhiên, sự phân bố của các tầng rễ cam phụ thuộc vào từng loại đất, độ dày
tầng đất mặt, thành phần hoá học và mực nước ngầm, đặc biệt là các kỹ thuật canh
tác như làm đất, bón phân và hình thức nhân giống, giống gốc ghép và giống cây
trồng. Cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưng nhiều rễ hút phân bố
rộng và tự điều tiết được tầng sâu phân bố theo sự thay đổi của điều kiện sinh thái

Ế

đặc biệt là mực nước ngầm (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).


U

Cây cam thuộc dạng thân gỗ. Một cây trưởng thành có thể có từ 4-6 cành

́H

chính. Nếu không chú ý tạo tán ngay từ đầu thì cam ít khi có thân chính. Tuỳ theo
tuổi cây và điều kiện sống, các giống cam khác nhau có chiều cao và hình thái khác



nhau. Ví dụ, cam sành Lạng Sơn 25 năm tuối cao 6,20 m, đường kính tán 4,25 m,
đường kính gốc 17cm, cây phân cành hướng ngọn, tán hình chổi sể phân cành thưa.

H

Cam Vân Du 9 năm tuổi trồng ở Nghệ Tĩnh có chiều cao 4,82 m, đường kính tán

N

4,28 m, đường kính gốc 16 cm, tán hình trụ hoặc hình cầu, phân cành nhiều.

KI

Ở nước ta cành quả của đa số các giống cam là cành mùa xuân. Ở các tỉnh
phía Nam cây thường ra quả ở các cành phát triển ở đầu và cuối mùa mưa, do đó có

O
̣C


thể có nhiều vụ quả trong năm. Tuy vậy, cành quả là cành mùa xuân vẫn chiếm tỷ lệ
cao hơn cả (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).

H

Nói chung, các giống cam thường cho thu hoạch sau khoảng từ 3 - 4 năm sau

ẠI

khi trồng. Nếu nhân giống bằng cách ghép hoặc chiết thì thường cho thu hoạch năm
thứ 2 sau trồng.Nếu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt phải từ 5 - 8 năm sau

Đ

trồng (tuỳ loại) mới được thu hoạch (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
Đời sống cây cam được chia thành các thời kỳ:
- Thời kỳ cây non (thời kỳ kiến thiết cơ bản).
- Thời kỳ mới thu hoạch (những năm đầu mới thu quả).
- Thời kỳ cho sản lượng cao (cây đã ổn định về sinh trưởng, năng suất cao).
- Thời kỳ suy yếu và tàn lụi.

7


Thời gian của mỗi thời kỳ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào các điều kiện thời tiết,
khí hậu, đất đai, kỹ thuật thâm canh, giống và giống gốc ghép.
Ở nước ta cam nhanh chóng bước vào thời kỳ kinh doanh hơn ở các nước khác
trên thế giới nhưng tuổi thọ của cây thường ngắn hơn. Với điều kiện khí hậu nước ta
1 năm cây cam có thể ra 4 đợt lộc: Lộc xuân (cuối tháng 2 đầu tháng 3) hoặc có thể
sớm hơn, lộc hè (từ tháng 5 - tháng 7), lộc thu (tháng8 - tháng 9). Lộc hè và lộc thu

thường xuất hiện ở cành dinh dưỡng và cành quả do vậy mà con người có thể đoán

Ế

được năng suất của năm sau. Có thể dùng kỹ thuật bón phân, tưới nước để xúc tiến

U

mạnh số lượng cũng như chất lượng loại cành này. Riêng ở những cây non còn có

́H

đợt cành mùa đông đây là hiện tượng đặc biệt đối với những cây cam vùng nhiệt đới
có một mùa đông lạnh. Những cây sống lâu năm hoặc cây trưởng thành trước ra



nhiều quả thì mùa Hè, mùa Thu hoặc mùa Đông rất ít ra lộc hoặc không có lộc
(Hoàng Ngọc Thuận, 2000).

H

Trên một cây cam có nhiều cấp cành được phân bố hình thành theo kiểu hợp

N

trục do hiện tượng rụng ngọn. Đặc tính sinh học của mỗi cấp cành có những điểm

KI


khác biệt nhau trong những điều kiện nhất định.
Quả được ăn tươi hay vắt, ép lấy nước. Quả cam đáng chú ý vì mùi thơm của

O
̣C

chúng, một phần là do các terpen chứa trong lớp vỏ, và chủ yếu là do nó chứa nhiều
nước. Nước quả có hàm lượng axít citric cao, tạo ra hương vị đặc trưng, là nguồn

H

cung cấp vitamin C và các flavonoit.
1.1.2. Phát triển sản xuất cam

ẠI

1.1.2.1. Khái niệm về phát triển sản xuất

Đ

Sản xuất là tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua đó

để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người.
Có 2 phương thức sản xuất là sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp và sản xuất
hàng hóa. Do trình độ kỹ thuật thấp nên sản phẩm làm ra bởi sản xuất mang tính tự
cung tự cấp chỉ nhằm mục đích là để phục vụ nhu cầu của người sản xuất, chỉ khi
dư thừa mới đưa ra thị trường. Ngược lại, đối với sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản
xuất ra phục vụ mục đích trao đổi trên thị trường với quy mô lớn, khối lượng sản
phẩm nhiều, mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.


8


Phát triển sản xuất là tạo ra sự tăng tiến về quy mô, hiệu quả và sự tiến bộ về
cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo
chiều sâu (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
Phát triển theo chiều rộng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản
phẩm hàng hóa) được thực hiện thông qua mở rộng diện tích đấtcho sản xuất, gia
tăng đầu tư về giống, khoa học kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động.
Phát triển theo chiều sâu là việc áp dụng các biện pháp nhằm gia tăng đầu tư

Ế

thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng ngày

́H

bảo phát triển bền vững (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).

U

càng tốt hơn nhu cầu của thị trường, góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đảm
Một cách chung nhất có thể hiểu phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả



năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua đó nhằm tăng
quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp

H


ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

N

Phát triển sản xuất là gia tăng về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một

KI

thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô số lượng và sự tiến bộ
về mặt chất lượng. Hay nói cách khác, phát triển sản xuất bao gồm phát triển theo

O
̣C

chiều rộng (số lượng) và phát triển theo chiều sâu (chất lượng) với sự hoàn thiện về
hình thức tổ chức sản xuất.

H

1.1.2.2. Nội dung phát triển sản xuất Cam

ẠI

Phát triển sản xuất cam gồm các nội dung sau:
 Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất

Đ

Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất có thể thực hiện bằng việc chuyển từ


mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ thành các trang trại có quy mô lớn hơn, sản lượng hàng
hóa cao hơn, hoặc chuyển từ hình thức tổ chức sản xuất tập thể (như HTX, nông
trường quốc doanh) sang hộ, trang trại hoặc giao khoán (Trần Đăng Khoa, 2010).
Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất liên quan tới việc hình thành hoặc mất
đi các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị sản xuất có quy
mô lớn có xu hướng liên kết chặt chẽ với các tác nhân trong ngành hàng/chuỗi giá

9


trị nhằm đảm bảo ổn định đầu vào/đầu ra trong sản xuất. Các hình thức liên kết này
khá đa dạng, từ các thỏa thuận miệng, tới các hợp đồng chính thức, hoặc thậm chí
sáp nhập thành các đơn vị lớn hơn. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có
thể theo chiều ngang, dọc hoặc kết hợp (Trần Đăng Khoa, 2010).
Đối với cây Cam cũng tương tự như đối với hầu hết các cây trồng khác trong
nông nghiệp, xu hướng hiện nay là tăng cường liên kết nhằm tăng tính ổn định, sản
lượng, chất lượng cho sản phẩm hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ế

Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương

 Phát triển sản xuất theo chiều rộng

́H

gian ngắn hạn hoặc dài hạn (Trần Đăng Khoa, 2010).

U


và loại sản phẩm mà hình thức tổ chức sản xuất phù hợp đặc thù, và xét trong thời



Cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, phát triển sản xuất cam theo
chiều rộng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa).

H

Muốn vậy, phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ

N

thuật, kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động. Phát triển sản xuất cam theo chiều

KI

rộng thường ở khía cạnh tăng diện tích bằng các biện pháp khác nhau, khía cạnh
phát triển này được hiểu cả về không gian và thời gian (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).

O
̣C

 Phát triển sản xuất theo chiều sâu
Phát triển theo chiều sâu được thực hiện thông qua các biện pháp như việc

H

tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời đảm bảo


ẠI

giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị

Đ

trường trong nước và xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động
(đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên,
phát triển bền vững. Khía cạnh phát triển này liên quan tới tăng năng suất, chất
lượng và giá trị, dẫn tới tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam. Việc tăng năng
suất có thể được thực hiện thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học như giống, các
biện pháp thâm canh. Tăng chất lượng và giá trị sản phẩm còn liên quan tới bố trí
thời vụ, công tác bảo quản cam, và tiêu thụ sản phẩm (Trần Đăng Khoa, 2010).

10


Nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng cam là mục tiêu cốt
yếu và cũng là yếu tố thúc đẩy sản xuất cam. Phát triển sản xuất cam cần mang lại
thu nhập ổn định cho người trồng cam và cao hơn các cây trồng cạnh tranh khác.
1.1.2.3. Vai trò của việc phát triển sản xuất Cam
Cam là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người sản xuất
đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây ăn quả
khác. Vì vậy, phát triển sản xuất cam góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành

Ế

nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng cao của người


U

tiêu dùng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo

́H

hướng gia tăng tỷ trọng các mặt hàng nông sản có giá trị cao, tỷ suất hàng hoá lớn.
Việc chuyển một số diện tích cây trồng có năng suất, chất lượng thấp sang



trồng cây ăn quả như cam sẽ tạo ra những vùng chuyên môn sản xuất hàng hoá, tạo
thêm công ăn việc làm, thu nhập cho người dân nông thôn. Từ đó, thúc đẩy kinh tế

H

hàng hoá phát triển ở khu vực nông thôn (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).

N

Phát triển sản xuất cam góp phần làm cho ngành công nghiệp chế biến phát

KI

triển, tạo thêm công ăn việc làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp dôi dư ở
khu vực nông thôn trở thành công nhân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao

O
̣C


động nông thôn theo hướng tiến bộ. Đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất
lượng, quanh năm cho nhân dân (Trần Đăng Khoa, 2010).

H

Phát triển sản xuất cam còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh thái thúc

ẠI

đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan mô hình, du lịch
miệt vườn, nghỉ dưỡng…(Trần Đăng Khoa, 2010).

Đ

Việc phát triển sản xuất cam còn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam nói riêng góp phần tạo
thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, chuyển dịch cơ
cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ sở kinh tế và dân sinh
được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vực sản xuất hàng hoá như
đường giao thông, điện, thông tin... Qua đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông

11


nghiệp, nông thôn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tạo
nên những vùng sinh thái bền vững.
Với việc áp dụng những thành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả đã tạo
ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất

khẩu, đem lại lượng ngoại tệ lớn cho đất nước.
1.1.2.4. Đặc điểm của phát triển sản xuất Cam
Hình thức tổ chức sản xuất cam ở Việt Nam chủ yếu là hộ nông dân, địa bàn

Ế

sản xuất phân bố rộng, thiếu tập trung, tập trung chủ yếu là các vùng gò đồi nơi

U

trình độ dân trí, điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng nhìn chung còn hạn chế và kém

́H

phát triển so với những khu vực khác.

Quy mô vườn trồng cam thường manh mún, nhỏ lẻ, phân tán nên rất khó khăn



cho việc thực hiện cơ giới hóa. Việt Nam có nhiều chủng loại cam múi ngon đủ sức
cạnh tranh trên thương trường quốc tế nhưng lại chưa có vùng chuyên canh đúng

H

nghĩa, không có nhà máy đóng gói đạt tiêu chuẩn, thiếu liên kết trong sản xuất và

N

tiêu thụ… dẫn đến sản xuất thiếu ổn định, ẩn chứa nhiều rủi ro.


KI

Cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng, yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu
thường khá lớn, hầu hết là vượt khả năng tài chính của hộ. Muốn sản xuất có hiệu

O
̣C

quả thì phải có nguồn vốn lớn đầy đủ, kịp thời và phải được sử dụng có hiệu quả,
điều này khiến hộ sản xuất buộc phải huy động từ bên ngoài thông qua vay mượn.

H

Trong khi cây cam lại là cây dài ngày, nhạy cảm với điều kiện khí hậu thời tiết và

ẠI

dịch bệnh nên dẫn đến nguy cơ rủi ro mất khả năng hoàn trả cao.
Đối với giống của cây có múi như cam, chỉ đến khi bói quả mới biết là chất

Đ

lượng giống có tốt hay không và như vậy nếu giống không tốt, không sạch bệnh sẽ
mất 4 - 5 năm, nhiều khi phải phá bỏ, thiệt hại sẽ rất lớn. Việc quản lý chất lượng
cây giống theo quy định rất khó khăn. Hiện nay, các hộ gia đình vẫn tự nhân giống
để cung cấp hoặc trao đổi trong cộng đồng, phần lớn thực hiện theo phương thức
dân gian, không nhãn mác, không địa chỉ, không nguồn gốc…
Cam có tính mùa vụ cao, ra quả tập trung trong một thời gian ngắn, điều này
dẫn đến những khó khăn trong công tác thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác,


12


là loại quả chứa hàm lượng nước lớn nên cam dễ bị dập nát, dễ bị héo, tỉ lệ hao hụt
về khối lượng và chất lượng cao, khó khăn trong khâu vận chuyển và bảo quản.
Sau khi thu hoạch, phần lớn sản phẩm được tiêu thụ dưới dạng cam tươi, một
phần được đưa đến các cơ sở chế biến để trở thành nước cam hoặc dầu cam (ở nước
ta mới chỉ chế biến thành nước cam). Có 85-90% sản lượng cam trở thành hàng hóa
trao đổi trên thị trường, do đó, sự thay đổi về sản xuất cam cũng luôn kéo theo sự
thay đổi cả trong công tác thu mua, vận chuyển và lưu thông phân phối sản phẩm.

Ế

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Cam

U

1.1.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

́H

Là một loại cây trồng nên quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cam phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố về điều kiện tự nhiên, như: khí hậu, thời tiết, vị trí địa



lý, địa hình, địa mạo đất đai, môi trường, sinh thái,…trong đó yếu tố đất đai đóng
vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất cam. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn


H

đến các thời kỳ sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam.

N

Tình trạng môi trường sinh thái xung quanh, cùng với các vấn đề về xử lí phế

KI

thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường…đều có tác động nhất định đến
sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng, cũng như các chi phí sản xuất. Một môi

O
̣C

trường trong sạch thoáng mát phù hợp sẽ trực tiếp làm giảm chi phí xử lí sinh thái,
vừa góp phần trực tiếp tăng chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

H

1.1.3.2. Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội

ẠI

Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân,
tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người… là các yếu tố vĩ mô tác động ảnh

Đ


hưởng đến mọi hoạt động của xã hội trong đó có ngành trồng cam. Mỗi hộ kinh tế
khi tham gia vào nền sản xuất hàng hóa của thị trường đều không tránh khỏi sự tác
động của yếu tố này. Nếu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân cao, các
chính sách của Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản
xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lí, thu nhập
bình quân đầu người tăng… sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và hộ
trồng cam nói riêng phát triển sản xuất và ngược lại.

13


Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập
quán, tâm lý xã hội...đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc
tiêu cực. Trình độ dân trí, văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất
lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao
động. Phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội của từng vùng, khu
vực cũng ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng và khả năng phát triển sản xuất.

Ế

Môi trường chính trị ổn định luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các

U

hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế. Các hoạt động đầu tư lại tác động trở

́H

lại đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các hộ

trồng cam nói riêng. Cùng với đó, môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản



dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các
thành phần kinh tế. Trong phạm vi hoạt động sản xuất tương đối nhỏ hẹp của hộ,

H

môi trường pháp lí tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế của họ thông qua việc tạo

N

điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong các chính sách hỗ trợ về đất đai và vốn.

KI

1.1.3.3. Nhóm yếu tố về khoa học công nghệ và kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng (như

O
̣C

chọn giống, kỹ thuật chăm sóc: tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, phương thức
trồng) tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để mang lại hiệu

H

quả kinh tế cao. Cụ thể:


ẠI

 Giống cam: Từ trước đến nay, giống cam chủ yếu được sản xuất bằng
phương pháp chiết cành và hầu hết được các hộ gia đình tự sản xuất nên chất lượng

Đ

cây giống không được kiểm soát, đảm bảo chất lượng. Do tâm lý sợ ảnh hưởng và
tiếc những cây mẹ tốt nên hầu hết cây giống đều được chiết từ những cây kém phát
triển, những cành thải loại không đủ tiêu chuẩn, đã làm giảm khả năng phát triển,
sinh trưởng của cây trồng khi trồng mới, sâu bệnh lan rộng, chất lượng giảm sút.
 Kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác động ảnh hưởng không những năm đó mà
còn ảnh hưởng đến nhiều năm về sau. Quan sát thực tế trên vườn trong nhiều năm
cho thấy gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán đúng kỹ thuật, đúng thời

14


×