Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước KÊNH đôi – KÊNH tẻ, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ, TP.HCM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Tài
Khóa: 2012-2016

TP. Hồ Chí Minh, 2016

MSSV: 0150100039


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ, TP.HCM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Tài
Khóa: 2012-2016
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Từ Thị Cẩm Loan

TP. Hồ Chí Minh, 2016



MSSV: 0150100039


LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã và đang giảng dạy tại trường Đại Học Tài
Nguyên và Môi Trường TP.HCM nói chung và Khoa Địa chất và Khoáng Sản nói riêng,
đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình học tập tại trường. Những kiến thức mà em
học được tại trường sẽ là nền tảng cho những bước tiếp theo trong cuộc sống, cũng như
quá trình làm việc của em sau này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô ThS. Từ Thị Cẩm Loan đã
hướng dẫn và tận tình chỉ bảo em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp khó tránh khỏi sai sót, em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ quý Thầy, Cô để em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm
và sẽ hoàn thành đồ án tốt nghiệp tốt nhất.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Địa chất và Khoáng sản nói chung
và cô Từ Thị Cẩm Loan những điều tốt đẹp nhất, luôn thành công và nhiều sức khỏe để
luôn dìu dắt những thế hệ sinh viên tiếp theo hoàn thành tốt việc học tập.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

i


MỤC LỤC
TÓM TẮT........................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ....................... 4
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................4
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước....................................................................................5
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................... 6
1.2.1. Vi ̣trí điạ lý khu vực nghiên cứu ............................................................................6
1.2.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................7
1.2.3. Hoạt động kinh tế khu vực nghiên cứu .................................................................9
1.2.4. Điều kiện xã hội khu vực nghiên cứu ....................................................................9
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 10
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU ............................. 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA........................................................... 10
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM .................................................. 15
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................... 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 21
3.1. ĐỘ TIN CẬY CỦA KẾT QUẢ PHÂN TÍCH. ...................................................... 21
3.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC KÊNH ĐÔI – KÊNH
TẺ…………………………………………………………………………………….. 21
3.2.1. pH ........................................................................................................................24
3.2.2. DO .......................................................................................................................25
3.2.3. COD .....................................................................................................................26
3.2.4. BOD5 ...................................................................................................................30
3.3. SO SÁNH VỚI BỘ SỐ LIỆU CÁC NĂM TRƯỚC .............................................. 33
3.4. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NƯỚC KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ ............ 35
ii


3.4.1. Giải pháp huy hoạch ............................................................................................ 35
3.4.2. Giải pháp quản lý.................................................................................................35
3.4.3. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................... 36

3.6.3. Giải pháp giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng ............................... 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 37
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 37
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 39
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 40

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Hàm lượng oxi hòa tan

HTTN

Hệ thống thoát nước


MT

Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ThS.

Thạc sĩ

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Thủ tướng

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả phân tích của nước mặt lưu vực sông Hindon ...................................4

Bảng 1.2. Kết quả quan trắc môi trường nước kênh Đôi –kênh Tẻ ................................ 6
Bảng 2.1. Bảng mô tả các vị trí lấy mẫu của khu vực nghiên cứu ................................ 11
Bảng 2.2. Thông số và phương pháp phân tích ............................................................. 20
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu thêm chuẩn COD .....................................................21
Bảng 3.2. Kết quả phân tích các thông số môi trường (pH, DO, COD, BOD5) của kênh
Đôi – kênh Tẻ ................................................................................................................22
Bảng 3.3. So sánh giá trị các thông số pH, DO, COD, BOD5 tại khu vực nghiên cứu và
bộ số liệu quan trắc ........................................................................................................33

v


DANH MỤC HÌ NH
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu .......................................................................7
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu kênh Đôi – kênh Tẻ ......................................................11
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình phân tích DO ........................................................................16
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình phân tích pH.........................................................................17
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình phân tích COD .....................................................................18
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình phân tích BOD5 ....................................................................19
Hình 3.1. Diển biến độ pH ở kênh Đôi – kênh Tẻ qua các tháng 9-10-11/2016 ...........24
Hình 3.2. Diển biến DO ở kênh Đôi – kênh Tẻ qua các tháng 9-10-11/2016 ...............25
Hình 3.3. Diển biến COD ở kênh Đôi – kênh Tẻ qua các tháng 9-10-11/2016 ............27
Hình 3.4. Biểu đồ nguyên nhân gây ô nhiễm và nhận thức về trách nhiệm cải thiện môi
trường ............................................................................................................................ 29
Hình 3.5. Biểu đồ trình độ văn hóa và lưu lượng nước sử dụng của các hộ dân ..........30
Hình 3.6. Diển biến BOD5 ở kênh Đôi – kênh Tẻ qua các tháng 9, 10, 11/2016 .........30
Hình 3.7. Biểu đồ hình thức xử lý nước thải và loại hình nhà vệ sinh .......................... 33

vi



TÓM TẮT
Nước là nhu cầu cần thiết của mọi sự sống trên trái đất trong đó có các hoạt động
kinh tế - xã hội của loài người. Sự phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì nhu cầu sử
dụng nước càng tăng và việc bảo vệ môi trường trở thành một thách thức lớn. Cùng
với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là sự ô nhiễm, trong đó ô nhiễm môi trường
nước là một trong những vấn đề được chú ý nhiều nhất hiện nay vì nguồn tài nguyên
nước mặt đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điển hình là hệ thống
kênh rạch nội thành TP.HCM đang ngày một xấu đi. Trong hệ thống kênh rạch này thì
kênh Đôi - kênh Tẻ cũng là một trong những con kênh nằm trong tình trạng ô nhiễm
nặng nề.
Vì vậy, đề tài “Đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường nước kênh Đôi – kênh
Tẻ, TPHCM ” được thực hiện nhằm mục tiêu theo dõi diễn biến mức độ ô nhiễm hệ
thống kênh. Đề tài tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích các thông số pH,
DO, COD, BOD5 trong mẫu nướcvào thời điểm triều ròng ở 15 vị trí khảo sát của kênh
Đôi – kênh Tẻ. Kết quả phân tích thu được sau khi phân tích như sau: giá trị pH, DO tại
tất cả vị trí khảo sát đều đạt giá trị cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B2;
tương ứng dao động trong khoảng 7,14 – 7,51 đối với pH và 2,10 – 3,51 mg/L đối với
DO. Giá trị COD, BOD5 đều vượt giá trị cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột
B2 thay đổi tương ứng, dao động trong khoảng 72 – 88 mg/L và 40 – 56 mg/L cho thấy
chất lượng môi trường nước kênh Đôi – kênh Tẻ đang có chiều hướng xấu đi và bị ô
nhiễm hữu cơ bởi nước thải sinh hoạt, rác thải và các hoạt động sản xuất của con người.
Trước hiện trạng ô nhiễm hiện nay, đề xuất những giải pháp quản lý thích hợp, góp phần
bảo vệ môi trường nước TP.HCM, hướng đến phát triển bền vững.

1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố kinh tế lớn nhất cả nước, nơi
thu hút nguồn nhân lực dồi dào. Trong quá trình mở rộng hợp tác và phát triển kinh tế,
thành phố không ngừng nổ lực cải thiện và bảo vệ môi trường song vẫn còn nhiều hạn
chế. Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải quyết của các
ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ là 1 trong 5 hệ thống kênh rạch lớn của thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay do chịu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội và sự tác
động tiêu cực của con người nên hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ đang ô nhiễm rất trầm
trọng, thậm chí có đoạn kênh rác đã ngập dày đặc, nước có màu đen, rác ứ đọng dọc con
kênh, nước kênh bốc mùi hôi thối gây khó chịu, không một loài sinh vật nào có thể sinh
sống được do chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực,
nguồn ô nhiễm chủ yếu là do nước thải sinh hoạt cùng với một lượng rác thải rất lớn từ
khoảng 6.000 hộ dân sống hoàn toàn trên kênh và ven kênh cùng các bến ghe thuyền
neo đậu trên kênh đã thải trực tiếp xuống dòng kênh và hoạt động sản xuất công nghiệp,
tập trung nhiều nhà máy sản xuất, cơ sở sản xuất. Các hoạt động giao thông thủy cũng
đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến chất lượng nước kênh do trong quá trình vận
chuyển, hàng hoá rơi vãi từ các tàu thuyền, sinh hoạt của người dân sống trên ghe tàu
và hoạt động sửa chữa tàu thuyền, xà lan gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân
dọc tuyến kênh. Chính những nguyên nhân này đã làm tình trạng ô nhiễm môi trường
nước kênh Đôi – kênh Tẻ, cùng với đó là kết quả quan trắc tháng 4/2016 cho thấy giá
trị COD, BOD5 của kênh Đôi – kênh Tẻ đều cao hơn các năm trước rất nhiều và vượt
giá trị cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B2 cho thấy kênh Đôi – kênh Tẻ
đang bị ô nhiễm hữu cơ. Vì vậy, đề tài “Đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường nước
kênh Đôi – kênh Tẻ, TP.HCM” được thực hiện nhằm mục tiêu theo dõi diễn biến mức
độ ô nhiễm tuyến kênh, đồng thời đề xuất những giải pháp quản lý thích hợp, góp phần
bảo vệ môi trường nước TP.HCM, hướng đến phát triển bền vững
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá diễn biến hiện trạng chất lượng nước của kênh Đôi – kênh Tẻ, TP.HCM
và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
2



3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan khu vực nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư
khu vực kênh Đôi – kênh Tẻ.
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích các thông số pH, DO, COD, BOD5
trong mẫu nước của kênh Đôi – kênh Tẻ.
- Xây dựng phiếu đều tra và thực hiện phỏng vấn người dân địa phương nhằm
đánh giá tình hình xả nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của dân cư sinh sống tại khu
vực nghiên cứu.
- Đánh giá diễn biến các thông số pH, DO, COD, BOD5 trong môi trường nước
kênh Đôi – kênh Tẻ thông qua kết quả phân tích và bộ dữ liệu đã thu thập được tại Trung
tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP.HCM. các năm 2013, 2014, 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá chất lượng của nước mặt và được thực hiện trong phạm vi hệ thống
kênh Đôi – kênh Tẻ, TP.HCM với tổng độ dài khoảng 13km và chảy qua các quận 4, 7
và 8.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực địa và thực hiện phiếu điều tra nhằm nắm bắt được
những yếu tố đặc trưng của khu vực nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường (pH, DO, COD,
BOD5) để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt kênh Đôi – kênh Tẻ và đánh giá
độ tin cậy của kết quả phân tích (QA/QC).
- Phương pháp xử lý số liệu nhằm tổng hợp, tính toán và xử lý số liệu.

3



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Ở các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề cực kì quan
trọng và luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vì thế trong lĩnh vực nghiêm cứu về chất lượng
nước mặt đã được triển khai từ rất lâu và rất được chú trọng. chẳng hạn như:
Nghiên cứu của nhóm tác giả Sharma M. K. , Jain C. K. and Omkar Singh được
thực hiện ở sông Hindon, thuộc phía tây Uttar Prades (2014). Kết quả nghiên cứu được
khảo sát tại 16 điểm ở các cống thoát nước sinh hoạt, các nhánh sông nhỏ thuộc lựu vực
và các hệ thống sông Hindon, cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ tại các điểm ở cống thoát
nước sinh hoạt và hệ thống sông Hindon cao hơn so với các điểm ở các nhánh sông nhỏ
lưu vực, cụ thể nồng độ COD cao hơn từ 6 – 9 lần, nồng độ BOD cao hơn từ 97 – 200
lần. Nguồn ô nhiễm chủ yếu do rác thải từ các thành phố Saharanpur, Muzaffarnagar,
Ghaziabad, Gautam Budh khu đô thị Nagar và nước thải công nghiệp của các ngành
đường, giấy và bột giấy, nhà máy chưng cất xả thải trực tiếp không qua xử lý vào hệ
thống cống (Sharma M. K. , Jain C. K. and Omkar Singh, 2014).
Bảng 1.1. Kết quả phân tích của nước mặt lưu vực sông Hindon
Cống thoát nước
Số thứ
tự
D-1
D-2
D-3

Vị trí
Nagdev
Nala
Star Paper
Mill Drain

Dhamola
Nala

pH

EC

TDS

DO

BOD

COD

µS/cm

mg/L

mg/L

mg/L

mg/L

7,4

362

232


0

31

356

7,0

690

442

0

261

356

7,0

2290

1466

0

3,1

56


Sông nhánh thuộc lưu vực
K-1

River Kali

7,3

330

211

1,5

0,1

56

KR-1

River
Krishni

7,0

335

214

6,5


1,1

46

4


Hệ thống sông Hindon
RH-1
RH-2
RH-3
RH-4
RH-5
RH-6
RH-7
RH-8
RH-9
RH-10
RH-11

Kapasa
Nanandi
Sadauli Hariya
Maheshpur
Charthawal
Chandheri
Atali
Barnawa
Daluhera

Surana
Mohan
Nagar

7,1
7,3
7,3
7,5
7,5
7,4
7,2
7,5
7,4
6,8

3010
3250
1283
1915
1648
1730
393
433
307
358

1926
2080
821
1226

1055
1107
252
277
196
229

0
0
0
0
0
0
0,2
0
0
1,8

139
99
61
113
129
97
7,1
0
0
0

374

334
324
388
302
228
46
52
24
36

7,4

362

232

2,2

0

44

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch là một vấn đề rất lớn và rất khó giải quyết của các
ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Theo thống kê cho thấy, chỉ năm
tuyến kênh chính của khu vực nội thành đã có hơn 20 nghìn hộ dân đóng cọc. Các hộ
này mỗi ngày thải vào hệ thống kênh, rạch của thành phố hàng trăm tấn rác thải và
7.0000 m3 nước thải các loại chưa qua xử lý. Do đó, công tác giám sát và đánh giá chất
lượng nước kênh rạch luôn được các ban ngành chức năng ưu tiên hàng đầu và các báo
cáo giám sát chất lượng môi trường đều được thực hiện đúng định kì của các cơ quan

chức năng như: “Báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường TP.HCM” của Chi cục Bảo
vệ môi trường TP.HCM thực hiện trong mỗi quí của năm, “Báo cáo giám sát và đánh
giá hiện trạng chất lượng môi trường địa bàn Quận 8” của Trung tâm tư vấn và dịch vụ
tài nguyên và môi trường thực hiện. Theo kết quả của các báo cáo các năm gần đây đều
cho thấy hàm lượng hữu cơ trong nước tăng rất nhiều qua các năm mặc dù chưa vượt
mức cho phép nhưng trong tương lai rất có thể sẽ vượt qua cùng với đó là hàm lượng vi
sinh đều vượt mức cho phép rất nhiều lần trong các năm qua. “Báo cáo hiện trạng chất
lượng môi trường TP.HCM năm 2013”, trong đợt khảo sát kết quả đo DO tại kênh Đôi
– kênh Tẻ có nồng độ DO thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 1,4 – 2,9 lần, từ đó có thể
thấy rõ mức độ ô nhiễm vẫn rất còn cao.
Theo “Báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường TP.HCM tháng 4/2016”, giá tri ̣
COD ta ̣i các vi ̣ trí quan trắ c của hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ đều vươ ̣t quy chuẩ n từ
5


1,52 – 1,68 lần, đối với giá trị BOD5 đều vươ ̣t quy chuẩ n từ 1,96 – 2,24 lần cho thấy
tuyến kênh đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, được thể hiện chi tiết qua Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Kết quả quan trắc môi trường nước kênh Đôi –kênh Tẻ
Tên

Thời

trạm

điểm

Triều ròng

Triều lớn


pH

DO

COD

BOD5

pH

DO

COD

BOD5

2013

3,55

0,00

15

5

3,55

1,38


12

9

2014

6,65

1,84

14

7

6,65

2,33

15

7

2015

6,84

29

17


6,84

27

14

4/ 2016

6,87

3,01

84

56

6,92

3,15

80

54

2013

4,69

0,69


18

8

4,69

0,77

12

2

2014

6,80

2,18

15

7

6,80

2,05

15

6


2015

6,83

24

13

6,83

19

9

4/ 2016

6,92

82

54

6,83

76

49

Phú
Định


Nhị
Thiên
Đường

3,14

3,25

(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường TP.HCM năm 2013 - 2015)
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vi tri
̣ ́ điạ lý khu vực nghiên cứu
Hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ có tổng độ dài 13km. Kênh bị giới hạn bởi sông
Sài Gòn ở thượng nguồn và sông Cần Giuộc ở hạ nguồn. Hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ
được chia làm 2 đoạn, gồm:
- Kênh Tẻ dài 4,5 km từ Sông Sài Gòn đến ngã 3 Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé Kênh Đôi, chảy qua quận 4, quận 7. Có các đường ven kênh: Tôn Thất Thuyết, Trần
Xuân Soạn.
- Kênh Đôi dài 8,5 km từ ngã 3 Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ
đến sông Cần Giuộc - Chợ Đệm chảy qua quận 8. Có các đường ven kênh: Phạm Thế
Hiển, Hoài Thanh, Lưu Hữu Phước.
Kênh bị ảnh hưởng của thủy triều từ sông Sài Gòn và sông Cần Giuộc nên chế
độ thủy văn của kênh rất phức tạp, hình thành những vùng giáp nước. Hiện tại mặt cắt
6


kênh vẫn còn khá rộng. Tuyến kênh này ngoài nhiệm vụ thoát nước còn giữ chức năng
rất quan trọng là giao thông thủy, tuyến vận tải thủy nội địa, tạo ra con đường vận chuyển
hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long lên các cảng: Sài Gòn, Bến Nghé, Khánh Hội,
một loạt cảng đầu mối khác và ngược lại.


Hình 1.2 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất
cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 27-280C; cao nhất vào tháng
4 và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (năm sau), chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng
nhất và tháng lạnh nhất khoảng 40C. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
đêm lại khá cao từ 5 - 100C.
- Lượng bức xạ trung bình 140 Kcal/cm2/năm, có sự thay đổi theo mùa. Mùa khô
có bức xạ cao, cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 (400 - 500 cal/cm2/ngày). Mùa mưa có
bức xạ thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 cal/cm2/ngày.
- Nắng: Tháng có số giờ nắng cao nhất là 8,6 giờ/ngày (tháng 2), tháng có số giờ
7


nắng ít nhất là 5,4 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm khoảng 1.890 giờ.
- Lượng mưa: Dao động trong khoảng từ 1.329 mm - 2.178 mm (trung bình năm
đạt 1.940 mm/năm), phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ
tháng 6 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm,. Ngược lại vào mùa khô, lượng
mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, tháng 2 có số ngày mưa ít nhất.
- Gió: Hướng gió thịnh hành ở khu vực Quận 8 là Đông Nam và Tây Nam. Gió
Đông Nam và Nam thịnh hành vào mùa khô; gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa;
riêng gió Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa. Hướng gió hoạt động trong năm
có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành
công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 80%, nhìn chung độ ẩm không
ổn định và có sự biến thiên theo mùa, vào mùa mưa trung bình lên đến 86%, tuy nhiên vào

mùa khô trung bình chỉ đạt 71%.
- Lượng bốc hơi cao đều quanh năm trung bình 3,3 mm/ngày, tổng lượng bốc hơi cả
năm là 1.183 mm. Trong tháng mưa, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi khoảng 2-3 lần, trong
vùng không có bão, tháng nắng lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi từ 30-60 lần. Lượng bốc
hơi cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng ô nhiễm của dòng kênh. Khi lượng bốc hơi cao thì ô
nhiễm nhiều hơn. Do đó có thể vào những tháng mưa thì nồng độ ô nhiễm sẽ giảm nhiều đi
đáng kể.
b. Đặc điểm thủy văn
- Kênh Tẻ, Kênh Đôi được tách ra từ sông Sài Gòn ta ̣i cửa Tân Thuâ ̣n, Quâ ̣n 4,
dài khoảng 13km, đoạn chảy qua Quâ ̣n 8 dài 8km, bề rô ̣ng nhấ t đa ̣t 13m, khu vực he ̣p
nhấ t rô ̣ng 7,5m. Do địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng nên tốc độ dòng chảy cũng
tương đối chậm và hài hòa nên nước kênh không bị xáo trộn nhiều.
- Thủy triều chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều. Mực nước triều bình quân
thấp nhất là 0,38m, mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m.
c. Đặc điểm địa hình
Nằm trong vùng hạ lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, địa hình khu vực
tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn. Điều này ảnh hưởng tới tốc
độ của triều trong cả khu vực. Địa hình và địa mạo khu vực nghiên cứu được hình thành
bởi sự chia cắt của các con sông và kênh rạch.
8


Địa hình của khu vực nghiên cứu bằng phẳng, độ dốc của địa hình nhỏ hơn 0,1%
nhưng thấp, trũng. Cao độ trung bình là 1,20m trong đó khu vực có độ cao thấp nhất là
0,3m và khu vực có độ cao cao nhất là 2m.
1.2.3. Hoạt động kinh tế khu vực nghiên cứu
Trong khu vực nghiên cứu, ven hai đường có nhiều cơ sở sản xuất, tiệm tạp hóa
và các cửa hàng gia công cơ khí nhỏ lẻ, các chợ, siêu thị, bệnh viên và các trường học
lớn nhỏ,… trong đó đoạn kênh Tẻ ảnh hưởng nhiều của chợ Long Kiểng, chợ Tân Thuận
Đông và chợ tự phát gần bến đò Hãng Dệt (ở đường Tôn Thất Thuyết). Các chợ này

nằm sát bờ kênh nên nước thải từ các nguồn thực phẩm hầu như là đổ trực tiếp ra kênh
Tẻ. Trong khu vực có một số cơ sở sản xuất với các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm
cao từ nước thải mà các cơ sở sản xuất này thải ra như: sản xuất nước mắm, sản xuất
nước ép trái cây, chế biến nông hải sản,...
Như vậy, trên toàn khu vực nghiên cứu tập trung các ngành kinh doanh và sản
xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước thải vẫn thải trực tiếp ra kênh mà không
qua một quá trình xử lý nào. Việc quản lý không chặt chẽ tình trạng ô nhiễm do những
cơ sở này gây ra sẽ là một tác nhân làm kênh Đôi – kênh Tẻ ngày càng ô nhiễm thêm.
1.2.4. Điều kiện xã hội khu vực nghiên cứu
Cư dân của quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người Hoa
cũng có mặt ở quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm,
Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3%. Nhìn chung các tầng lớp dân cư ở khu vực nghiên
cứu dù từ nhiều thành phần đa dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là người lao động nghèo,
chủ yếu là lao động chân tay với trình độ dân trí còn thấp, đa số sống bằng nghề buôn
bán nhỏ lẻ. Hơn 65% số hộ có từ 4 nhân khẩu trở lên (trong đó 7,5% số hộ có hơn 10
nhân khẩu), 21% dân số dưới 14 tuổi và mỗi năm có 14.000 người tham gia thị trường
lao động. Người nhập cư dưới 5 năm chiếm 11% tổng dân số của quận.
Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 73,04% dân số toàn quận. Lực lượng này
gồm công nhân tự đào tạo và lao động có tay nghề (16%), kỹ thuật viên trung cấp chuyên
nghiệp, người có trình độ đại học (8.5%) và lao động phổ thông không có tay nghề
(62%). Hiện có khoảng 6.000 hộ dân đang sống ven tuyến kênh Đôi – kênh Tẻ thuộc
địa bàn quận 4, 7 và 8.

9


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU
- Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến khu vực kênh Đôi – kênh Tẻ (đặc điểm

tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân cư..) và hiện trạng quản lý của các cơ quan chức năng đến
chất lượng nước kênh Đôi – kênh Tẻ qua trang wed của quận 8.
- Bộ dữ liệu kết quả quan trắc các năm 2013, 2014, 2015 của Trung tâm Quan
trắc và Phân tích môi trường TP.HCM tại 2 vị trí quan trắc nước mặt là Nhị Thiên Đường
và Phú Định của hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ thông qua phòng hệ thống thông tin và
dữ liệu môi trường.
- Thu thập, tổng hợp có chọn lọc các tài liệu như: bài báo cáo, luận án,
sách,…..trên internet có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
2.2.1. Cơ sở lựa chọn vị trí lấy mẫu
+ Dựa vào thói quen sinh hoạt của các hộ dân sinh sống dọc theo các con đường
ven kênh, những căn nhà được xây dựng trực tiếp trên kênh và các hộ dân sinh sống trên
tàu neo đậu ở khu vực kênh nghiên cứu, các hoạt động sản xuất kinh doanh có khả năng
xả thải vào tuyến kênh.
+ Vị trí số 10 và số 15 trùng với 2 vị trí thuộc danh sách các điểm quan trắc định
kỳ trong chương trình quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường
TP.HCM.
+ Nhằm đánh giá độ ô nhiễm trên toàn tuyến kênh nên đề tài sẽ tiến hành lựa
chọn 15 vị trí lấy mẫu với khoảng cách 1- 2km phân bố đều trên toàn hệ thống kênh,
tương ứng với tổng số lượng mẫu là 15 mẫu.
+ Tuyến kênh Tẻ có 5 vị trí trong đó: vị trí số 1 và số 5 là bắt đầu và kết thúc của
tuyến kênh, 3 vị trí còn lại được bố trí tại các khu vực tập trung dân cư đông đúc, các
bến tàu lớn của khu vực TP.HCM nơi tàu bè từ các tỉnh lận cận tập trung rất nhiều để
trao đổi hàng hóa, buôn bán.
+ Tuyến kênh Đôi có 15 vị trí, bắt đầu từ vị trí số 6 và kết thúc ở vị trí 15 đồng
thời cũng là hạ nguồn của hệ thống kênh Đôi – kênh Tẻ, các vị trí còn lại được bố trí tại
các ngã 3, ngã 4 của tuyến kênh, tập trung nhiều cơ sở sản xuất, các trường học, chợ,
10



bến phà, các tàu bè hay neo đậu trên kênh, đặc biệt các hộ gia đình sinh sống dày đặc ở
ven kênh và trên kênh. Vị trí lấy mẫu và đặc điểm khu vực lấy mẫu được thể hiệ cụ thể
qua hình 2.1 và bảng 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu kênh Đôi – kênh Tẻ
Bảng 2.1. Bảng mô tả các vị trí lấy mẫu của khu vực nghiên cứu
STT

1

Kí hiệu
mẫu
T01

Vị trí

Tọa độ

Đặc điểm

Cầu Tân

10045’20”N

Thượng nguồn của tuyến kênh, nơi

Thuận

106043’15”E


giao nhau với sông Sài Gòn.
Bến tàu kênh tẻ nơi tập trung tàu
thuyền buôn bán trao đổi hàng hóa,

2

T02

Bến Tân

10045’12”N

Quy

106042’37”E

gần khu vực có các trường đại học,
trường trung học và mầm non (đại
học Tài Chính Maketing, mẫu giáo
Bình Minh..), chợ (Xóm Chiếu,…).

11


STT

Kí hiệu
mẫu

Vị trí


Tọa độ

Đặc điểm
Tập trung nhiều khu chợ (Long

3

T03

Bến Đò

10045’09”N

Long Kiểng

106042’23”E

Kiểng, bến đò Hãng Dệt,….), các
chung cư và khách sạn dọc tuyến
đường, các cơ sở sửa chữa xà lan,
tàu ghe.
Cơ sở chế biến ( nước mắm Liên

4

T04

Cầu Kênh


10045’06”N

Huỳnh,….), bệnh viện (Tân Hưng,

Tẻ

106042’08”E

Phước An,…), các chung cư cao
cấp.

5

6

7

T05

Đ06

Đ07

Cầu Nguyễn

10045’05”N

Văn Cừ

106041’01”E


Cầu Chữ Y

Cầu Mật

10045’04”N
106041’03”E

Vị trí kết thúc đoạn kênh Tẻ
Vị trí bắt đầu đoạn đoạn kênh Đôi,
chịu ảnh hưởng của kênh Tàu Hủ và
Rạch Bến Nghé.

10044’51”N

Giao với Rạch Sáng, cơ sở (inox

106040’40”E

Quốc Huy, Thủy Sản Số 4,…)
Tập trung dân cư đông đúc, xe cộ

8

Đ08

Cầu Chánh

10044’41”N


Hưng

106040’10”E

qua lại nhiều, là cửa ngõ ra vào Nam
Sài Gòn, chợ Phạm Thế Hiển, lò
bánh mì Thu Hương, trường học
(Chánh Hưng,…)
Giao với rạch Hiệp Ân, rạch Ụ Cây,

9

Đ09

Cầu Hiệp
Ân

10044’43”N
0





106 39 40 E

công ty may CP Hữu Nghị, tập trung
nhiều trường học, các quán ăn tự
phát 2 bên bờ kênh.


12


STT

Kí hiệu
mẫu

Vị trí
Cầu Nhị

10

Đ10

Thiên
Đường

Tọa độ

10044’29”N
106039’23”E

Đặc điểm
Gần khu công nghiệp Bình Đăng, có
các chợ quanh khu vực (Lò Than,
Nhị Thiên Đường…).
Đoạn kênh Đôi – kênh Tẻ giao nhau
với kênh Ngang 3 nối với tuyến


11

Đ11

Cầu số 2

10044’11”N

kênh Tân Hóa – Lò Gốm, chợ (Bình

106038’36”E

An,…), xung quanh khu vực có rất
nhiều quán ăn, nhà hàng tự phát dọc
2 bên kênh.

12

Đ12

Cầu Bà

10043’58”N

Tàng

106038’35”E

Nơi giao nhau với Rạch Bà Lớn,
công ty (Nhựa Lylyna, sản xuất bao

bì Đại Thành Phát,…)
Vị trí giao nhau với kênh Ngang 3

13

Đ13

Cầu số 3

10043’23”N

nối với tuyến kênh Tân Hóa – Lò

106037’57”E

Gốm, chợ (Phú Lợi,…), công ty (bột
mì Bình An,…).

14

15

Đ14

Đ15

Bến Đò

10042’52”N


Rạch Cát

106037’21”E

Phú Định

Bến đò Rạch Cát, Công ty (bao bì
công nghiệp Việt Hoa,…), trường
học.

10042’52”N

Hạ nguồn của tuyến kênh, nơi giao

106037’22”E

nhau với sông Cần Giuộc

2.2.2. Thiết bị, dụng cụ thu mẫu
 Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm sẽ được chuẩn
bị đầy đủ, vệ sinh thật kĩ trước khi tiến hành đi lấy mẫu.
+ Đối với dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu: tiến hành rửa sạch bằng nước nhiều lần
13


sau đó tráng lại bằng nước cất.
+ Đối với dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm: tất cả dụng cụ được rửa
sạch bằng xà phòng và tráng lại bằng nước cất. Riêng, đối với các dụng cụ được sử dụng
để phân tích COD, BOD5 như: ống COD, bình BOD…sẽ được tráng bằng axit nitrit 1M

sau đó rửa lại bằng nước và cuối cùng tráng lại bằng nước cất tuyệt đối không được vệ
sinh bằng các dung dịch có tính tẩy rửa vì sẽ gây ảnh hưởng đến nồng độ COD, BOD5
trong mẫu nước và sai số trong phân tích.
Mẫu sẽ được bảo quản lạnh trong thùng xốp trong suốt thời gian lấy mẫu, di
chuyển từ vị trí lấy mẫu về đến phòng thí nghiệm tuân theo TCVN 6663-3:2011.
Dụng cụ lấy và thu mẫu gồm 2 chai nhựa có dung tích tương ứng 500mL và 2L.
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu
 Phương pháp lấy mẫu: mẫu nước mặt được lấy theo TCVN 6663-6-2008
- Quy trình lấy mẫu:
+ Tất cả các dụng cụ lấy mẫu và bình chứa mẫu đều được tráng bằng nước mẫu
2 – 3 lần.
+ Mẫu được lấy ở tầng mặt giữa dòng kênh trong khoảng 25cm.
+ Đậy nút các bình chứa mẫu và dán nhãn bình mẫu (nhãn mẫu bao gồm các
thông tin: vị trí lấy mẫu, thời gian lấy mẫu,….).
 Tần suất lấy mẫu: 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng và vào thời điểm triều kiệt
của tuần thứ 2 của mỗi tháng, vào các ngày 10/09, 13/10, 11/11.
 Do các tháng 9, 10, 11/2016 vào thời điểm cuối mùa mưa nên sẽ xuất hiện mưa
nhiều vào khoảng thời gian lấy mẫu.
2.2.4. Phiếu điều tra cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực nghiên cứu
Phiếu điều tra được xây dựng và thực hiện phỏng vấn dân địa phương nhằm đánh
giá tình hình xả thải sinh hoạt và chất thải rắn của dân cư sinh sống tại khu vực nghiên
cứu.
Phiếu điều tra được xây dựng nội dung dựa trên những đặt điểm đặc trưng của
khu vực nghiên cứu như: thông tin về các hộ dân sinh sống xây nhà trực tiếp trên kênh,
tình hình xả nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của các hộ dân sinh sống ven kênh, trên
kênh và trên tàu thuyền neo đậu dọc tuyến kênh.
Phỏng vấn ngẫn nhiên các hộ gia đình sinh sống tại các vị trí lấy mẫu.
14



Quy trình phỏng vấn được thực hiện như sau:
+ Khảo sát thực địa
+ Lập phiếu điều tra và kế hoạch phỏng vấn (phương tiện, thời gian,…)
+ Thực hiện phỏng vấn và thu thập phiếu điều tra
+ Tổng hợp và xử lý số liệu.
Tại mỗi vị trí lấy mẫu được sẽ tiến hành phỏng vấn và thực hiện 5 phiếu điều tra
và tổng số phiếu là 75 phiếu trên toàn tuyến kênh.
2.2.5. Mẫu QA/AC

Trong phạm vi của đề tài, mẫu QA/QC sẽ được thực hiện tuân theo Thông
tư số 21/2012/TT – BTNMT và tiến hành phân tích các mẫu kiểm soát sau đây:
- Mẫu trắng phương pháp: chuẩn bị mẫu bằng bằng nước cất và được phân tích
trước tiên trong mỗi lô mẫu.
- Mẫu lặp: sẽ được phân tích lặp lại 3 lần đối với từng mẫu trên từng thông số.
- Mẫu thêm chuẩn: chuẩn bị mẫu trước khi tiến hành ra hiện trường lấy mẫu.
+ Nghiền nhẹ Kali hydrogen phthalate (KHP) HOCC6H4COOK và sấy khô đến
khối khối lượng không đổi ở nhiệt độ 1100C.
+ Hòa tan 170 mg trong nước cất và định mức thành 1000ml và bảo quản lạnh.
- Mẫu sẽ được mang theo bảo quản đúng quy trình như đối với mẫu lấy tại hiện
trường trong suốt thời gian lấy mẫu, sau đó tiến hành phân tích theo đúng kĩ thuật như
đối với mẫu nước hiện trường tại phòng thí nghiệm.
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước tại kênh Đôi – kênh Tẻ thông qua các thông
số hóa lý pH, DO, COD, BOD5.
 DO
DO (Dessolved Oxygen) là lươ ̣ng oxy có trong nước đươ ̣c tính bằ ng mg/L. Hàm
lượng DO là thông số quan trọng đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước.
Việc xác định thông số về hàm lượng oxy hòa tan có ý nghĩa quan trọng trong
việc duy trì điều kiện hiếu khí trong quá trình xử lý nước thải. Khi DO trong nước thấp
sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thủy sinh, thậm chí làm biến mất hoặc

có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột.

15


 Nguyên tắc
Nhúng đầu đo chứa màng chọn lọc, hai điện cực kim loại và chất điện giải vào
nước cần phân tích. (Màng thực tế không thấm nước và các ion hòa tan, chỉ thấm oxy
một vài chất khí và chất ưa dung môi).
Do sự chênh lệch thế giữa các điện cực gây ra bởi tác động của điện kế hoặc do
điện áp ngoài đặt vào, oxy thấm qua màng bị khử trên catot trong khi các ion kim loại
đi vào dung dịch tại anot.
Dòng điện sinh ra tỷ lệ thuận với tốc độ chuyển oxy qua màng, qua lớp chất điện
ly và do vậy làm tăng áp suất riêng phần của oxy trong mẫu ở nhiệt độ đã cho.
Tính thấm của màng với các khí thay đổi nhiều với nhiệt độ, cần bổ chính số đọc
ở các nhiệt độ khác nhau.
 Quy trình phân tích
Máy đo đa chỉ tiêu HQ 40D
Đầu đo LDO

Kiểm tra thiết bị đo

Làm sạch đầu điện cực

Bình tia nước cất
+ giấy mềm

DO được đo trực tiếp
bình chứa mẫu


Ghi kết quả đo trên máy

Làm sạch đầu điện cực

Bình tia nước cất
+ giấy mềm

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình phân tích DO
 pH
pH là đại lượng đặc trưng cho tính axit hay kiềm trong mẫu nước. Sự thay đổi
pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các chất có tin
́ h axit hoặc kiềm, sự phân
huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO4-2, NO3-,....Giá trị pH được thể hiện
theo thang đo từ 0 – 14, trong đó pH= 7 được xem là pH trung tính, nhỏ hơn 7 là có tính
axit, lớn hơn 7 là tính kiềm.
16


 Nguyên tắc
Việc xác định giá trị pH dựa trên việc đo hiệu điện thế của pin điện hóa khi dùng
một pH-mét phù hợp. pH của mẫu cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của trạng thái cân bằng
điện giải.
 Quy trình phân tích
Máy đo đa chỉ tiêu HQ 40D
Máy HI 2221

Kiểm tra thiết bị đo
và làm sạch đầu điện
cực


Hiệu chuẩn thiết bị đo
(với các dung dịch đệm 4,
7, 10)

Chuẩn bị 50ml nước mẫu

Beaker 50ml

Cho đầu điện cực vào mẫu

Ghi kết quả đo trên máy

Làm sạch đầu điện cực

Bình tia nước cất
+ giấy mềm

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình phân tích pH
 COD
Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần
thiết cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước bằng phương pháp
hóa học
 Nguyên tắc
Hầu hết các chất hữu cơ đều bị oxy hóa bởi K2Cr2O7 trong môi trường axit, ở
nhiệt độ 150oC. Phản ứng diễn ra theo phương trình:
CnHaOb + cCr2O72- + 8cH+

nCO2 + (a/2 + 4c)H2O + 2cCr3+ (2.1)
17



×