Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG nước KÊNH tân hóa – lò gốm, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
KÊNH TÂN HÓA – LÒ GỐM, TP.HCM

Sinh viên thực hiện: Đỗ Hoàng Bảo Ngọc
Khóa: 2012-2016

TP. Hồ Chí Minh, 2016

MSSV: 0150100024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
KÊNH TÂN HÓA – LÒ GỐM, TP.HCM

Sinh viên thực hiện: Đỗ Hoàng Bảo Ngọc
Khóa: 2012-2016
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Từ Thị Cẩm Loan

TP. Hồ Chí Minh, 2016



MSSV: 0150100024


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
ThS. Từ Thị Cẩm Loan đã hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và
viết đồ án tốt nghiệp. Ngoài ra em chân thành cảm ơn quý thầy cô của Khoa Địa chất và
Khoáng sản và toàn thể quý Thầy, Cô của trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường
TP. HCM đã truyền đạt những kiến thức cho em. Với vốn kiến thức mà Thầy, Cô đã
truyền đạt đó không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp mà
còn là khó báu quý giá để em có thể tự tin vững bước trên con đường mình đã chọn.
Đồng thời Thầy, Cô còn là người hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực
hiện được đề tại “Đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường nước của kênh Tân Hoá –
Lò Gốm”.
Mặc dù trong đồ án em đã cố gắng để thực hiện một cách hoàn chỉnh nhất. Song
cũng còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân không thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý của
quý Thầy, Cô để em có thể hoàn thiện đồ án một cách tốt nhất.
Cuối cùng em xin kính chúc cô ThS. Từ Thị Cẩm Loan gặp nhiều điều tốt đẹp,
thành công và dồi dào sức khỏe. Em cũng xin chúc quý Thầy, Cô Khoa Địa chất và
Khoáng sản dồi dào sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy.

i


MỤC LỤC
TÓM TẮT........................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 3

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................... 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ....................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước....................................................................................7
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................... 9
1.2.1. Vi ̣trí điạ lý khu vực nghiên cứu ............................................................................9
1.2.2. Vai trò của khu vực nghiên cứu…………………………………………………10
1.2.3. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 10
1.2.4. Hiện trạng thoát nước ở khu vực .........................................................................11
1.2.5. Điều kiện kinh tế xã hội trên khu vực nghiên cứu ..............................................12
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 13
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU ............................. 13
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA........................................................... 13
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM .................................................. 20
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 26
3.1. ĐỘ TIN CẬY CỦA KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ....................................................... 26
3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ .......................................................... 26
3.2.1. Thông số pH ........................................................................................................26
3.2.2. Thông số DO .......................................................................................................27
3.1.3. Thông số COD .....................................................................................................29
3.1.4. Thông số BOD5 ...................................................................................................31
3.3. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH TÂN HÓA – LÒ GỐM .................. 37
3.3.1. Thông số pH ........................................................................................................37
ii



3.3.2. Thông số DO .......................................................................................................38
3.3.3. Thông số COD, BOD5 .........................................................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 41
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 41
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 44

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

BOD5

Nhu cầu oxy sinh học

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Hàm lượng oxi hòa tan

MT


Môi trường

PTN

Phòng thí nghiệm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ThS.

Thạc sĩ

THCS

Trung học cơ sở

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Thủ tướng


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả phân tích của sông Gomti ở Lucknow ...............................................6
Bảng 1.2. Kết quả phân tích của sông Gomti ở Lucknow ...............................................7
Bảng 1.3. Kết quả quan trắc môi trường nước kênh Tân Hóa – Lò Gốm .......................8
Bảng 2.1. Bảng mô tả vị trí lấy mẫu của kênh Tân Hóa – Lò Gốm .............................. 15
Bảng 2.2. Thông số và phương pháp phân tích ............................................................. 20
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu thêm chuẩn COD .....................................................26
Bảng 3.2. Kết quả phân tích các thông số môi trường nước kênh Tân Hóa – Lò Gốm 35

v


DANH MỤC HÌ NH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu ....................................................................10
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu kênh Tân Hóa – Lò Gốm ..............................................14
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình đo DO ..................................................................................21
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình đo pH ...................................................................................22
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình phân tích thông số COD ......................................................23
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình phân tích BOD .....................................................................24
Hình 3.1. Giá trị pH ở kênh Tân Hóa – Lò Gốm vào tháng 9-10/2016 ........................27
Hình 3.2. Giá trị DO ở kênh Tân Hóa – Lò Gốm vào tháng 9-10/2016 .......................28
Hình 3.3. Giá trị COD ở kênh Tân Hóa – Lò Gốm vào tháng 9, 10, 11 năm 2016 ......29
Hình 3.4. Biểu đồ các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương .............................. 31
Hình 3.5. Giá trị BOD5 ở kênh Tân Hóa – Lò Gốm vào tháng 9, 10, 11 năm 2016 .....32
Hình 3.6. Biểu đồ nguyên nhân gây ô nhiễm và ý thức về trách nhiệm cải thiện môi
trường ............................................................................................................................ 34
Hình 3.7. Diễn biến giá trị pH qua các năm (2013 -2016) của kênh Tân Hóa – Lò

Gốm ............................................................................................................................... 37
Hình 3.8. Diễn biến giá trị DO qua các năm (2013 -2016) của kênh Tân Hóa – Lò
Gốm ............................................................................................................................... 38
Hình 3.9. Diễn biến giá trị COD, BOD5 tại vị trí Hòa Bình của kênh Tân Hóa – Lò
Gốm ............................................................................................................................... 39
Hình 3.10. Diễn biến giá trị COD, BOD5 tại vị trí Ông Buông của kênh Tân Hóa – Lò
Gốm ............................................................................................................................... 40

vi


TÓM TẮT
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả sự sống trên trái đất. Hơn 75%
diện tích trái đất được bao phủ bởi nước, ngoài ra nước chiếm khoảng 70% trong mỗi
cơ thể chúng ta……nhưng hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường
nước đã và đang trở nên nghiêm trọng.
Hiện nay các kênh rạch TP.HCM đang chịu sự tác động từ các hoạt động kinh tế
- xã hội của con người, trong đó có kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Do đó việc chọn đề tài
“Đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường nước kênh Tân Hoá – Lò Gốm, TP.HCM”
nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng kênh Tân Hóa – Lò Gốm thông qua việc phân tích
các thông số hữu cơ và thông số hóa lý, kết hợp điều tra ý kiến cộng đồng và so sánh
với các kết quả phân tích của Chi cục để thấy được diễn biến ô nhiễm của kênh. Đề tài
đã phân tích các thông số cơ bản của môi trường nước là pH, DO, COD và BOD do
chúng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước. Tiến hành khảo sát và
lấy mẫu tại 15 vị trí đã chọn vào lúc nước ròng, sau đó phân tích các mẫu nước tại phòng
thí nghiệm. Kết quả phân tích thu được: pH tại các vị trí không có nhiều thay đổi, dao
động trong khoảng 6,2 – 6,9, pH so với các năm 2014, 2015 không có sự thay đổi đều
nằm trong giới hạn cho phép (5,5 – 9), chỉ có năm 2013 giá trị pH khá thấp (3,32 – 3,41),
không đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, loại B2; cho thấy diễn biến pH không thay đổi
nhiều, môi trường nước thay đổi từ axit sang trung tính; giá trị DO ở những vị trí quan

trắc đều không đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, loại B2 (> 2 mg/L) và rất thấp dao
động từ 0,08 mg/L đến 0,69 mg/L, so với các năm không có nhiều thay đổi, năm 2014
giá trị DO tăng cao đột biến và đạt quy chuẩn. Ở tất cả các vị trí giá trị COD không có
sự thay đổi nhiều giữa các tháng dao động trong khoảng từ 95 – 168 mg/L và đều vượt
từ 2 – 3,5 lần QCVN 08-MT:2015/BTNMT, loại B2 (COD < 50 mg/L); tại vị trí Hạ
nguồn của kênh có giá trị COD thấp nhất là 99 mg/L và giá trị COD cao nhất tại vị trí
Hòa Bình 168 mg/L. Các giá trị BOD đều vượt giá trị cho phép QCVN 08MT:2015/BTNMT, loại B2 (BOD < 25 mg/L) và vượt khoảng 2 – 3 lần, dao động trong
khoảng từ 50 – 79 mg/L, giá trị BOD5 cao nhất là tại vị trí cầu Phạm Văn Chí (79 mg/L),
giá trị BOD5 thấp nhất là ở vị trí L15 hạ nguồn của kênh Tân Hóa – Lò Gốm (50 mg/L),
kết quả tổng hợp với các năm cho thấy giá trị BOD5 các thời điểm từ năm 2014 đến
2016 không có nhiều thay đổi, riêng năm 2013 giá trị BOD5 rất thấp. Thông qua kết quả
1


thu được từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục, quản lý hiệu quả nhằm giảm thiểu các
nguồn gây ô nhiễm cho kênh.

2


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Bên cạnh đó, đây cũng là môi
trường sống của rất nhiều loài sinh vật, nhưng do sự phát triển nhanh của nền kinh tế,
các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng được đẩy mạnh nên đã gây ảnh hưởng trực tiếp
đến sự đa dạng sinh học cũng như sức khỏe của con người. Mặt khác, đây cũng là nguyên
nhân hủy hoại tài nguyên nước của nước ta.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có kinh tế phát triển bậc
nhất của cả nước. Trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay thì việc
thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất là rất quan trọng, do đó rất nhiều nhà máy; xí

nghiệp mọc lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Trong đó hiện
trạng ô nhiễm môi trường nước hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm đang là vấn đề nhức
nhối của toàn xã hội trong vài năm qua.
Sau hơn 3 năm (13/12/2011 – 5/12/2015) thi công cải tạo với các hạng mục như:
mở rộng kênh, nắn dòng chảy, nạo vét bùn, cấp thoát nước chống ngập… con kênh từng
ô nhiễm rất nặng này nay đã có một diện mạo mới. Gần 10 km dòng kênh đang dần được
hồi sinh, đem lại cuộc sống mới cho cả triệu người dân sống dọc hai bên bờ kênh. Tuy
nhiên, 5 tháng sau khi được cải tạo, kênh Tân Hóa - Lò Gốm chính thức tái ô nhiễm trở
lại gây ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh, gây mất mỹ quan đô thị. Do đó,
việc chọn đề tài “Đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường nước kênh Tân Hoá – Lò
Gốm, TP.HCM” thông qua công tác phân tích, đánh giá các thông số hữu cơ và thông
số hóa lý, đồng thời tiến hành khảo sát ý kiến cộng đồng để thấy được rõ nét hơn về hiện
trạng ô nhiễm môi trường nước trên kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Từ đó đề xuất các giải
pháp phù hợp nhằm quản lý hiệu quả, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường
nước của kênh là cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước của kênh Tân Hóa – kênh Lò Gốm,
TP.HCM.

3


3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan khu vực nghiên cứu kênh Tân Hóa – Lò Gốm;
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu nước mặt trong phòng thí
nghiệm;
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước kênh Tân Hóa – Lò Gốm thông qua các
thông số pH, DO, COD, BOD5;
- Điều tra lấy ý kiến cộng đồng tại khu vực nghiên cứu về tình hình xả thải nước

thải sinh hoạt và chất thải rắn thông qua các phiếu điều tra.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm với tổng chiều dài 7,6km chảy qua địa bàn
các quận Tân Bình, quận 6, 11 và 8.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập tài liệu liên quan đến nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra lấy ý kiến cộng đồng nhằm nắm được
đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích – thí nghiệm.
- Phương pháp xử lý tổng hợp số liệu.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Tài liệu của các nước như: “Surface water sampling methods and analysis”,
“Field sampling guidelines” của chính phủ Tây Úc đã trình bày rất chi tiết về phương
pháp lấy mẫu và phân tích thông số hóa lý trong môi trường (pH, DO, EC, nhiệt độ, độ
đục, TSS, COD, BOD,…), đặc biệt là công tác lấy mẫu tại hiện trường được nêu rất rõ
và kỹ lưỡng ở từng bước trong công tác nghiên cứu. Đặc biệt tác giả cũng trình bày rất
rõ về các sự cố ở công tác lấy mẫu và phân tích làm ảnh hưởng tới kết quả ví dụ như:
khi tiến hành đo DO thì phải được tiến hành đo ngoài hiện trường hoặc khi lấy mẫu về
phòng thí nghiệm khi đo sẽ đo trực tiếp trong bình lấy mẫu để tránh sai số kết quả, các
thiết bị phân tích, dụng cụ chứa mẫu phải được làm sạch thật kỹ trước khi sử dụng để
đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả phân tích….(Government of Western Australia,
2009).
Ngoài ra, chuyên gia của các nước đã nghiên cứu rất chi tiết về nguyên nhân gây

ô nhiễm, đặc biệt là các thông số về môi trường nước mặt, nhằm đánh giá tầm ảnh hưởng
rất lớn của các thông số này đến môi trường nước và các nguồn tác động nguy hại đến
môi trường nước trong đó có nghiên cứu của nhóm tác giả Simeonov V., Stratis J.A. ,
Samara C. về đề tài đánh giá chất lượng nước mặt tại Bắc Hy Lạp. Trong nghiên cứu
các tác giả đã lựa chọn các hệ thống sông, kênh chính chảy qua các khu vực nông thôn,
đô thị và công nghiệp lớn của miền Bắc Hy Lạp để tiến hành lấy mẫu nhằm phản ánh
chính xác chất lượng nước của hệ thống sông, mẫu được lấy trong nhiều tháng để theo
dõi những thay đổi gây ra bởi chu kỳ thủy văn theo các mùa trong năm và các thông số
môi trường nước bao gồm: pH, độ dẫn điện (EC), DO, tổng chất rắn lơ lửng (TSS),
COD, BOD5. Theo kết quả phân tích này thì tại các vị trí lấy mẫu ở gần khu đô thị và
khu công nghiệp, trồng rau, trái cây, nước đều cho giá trị hữu cơ COD, BOD5 cao hơn
các khu vực khác. Qua nghiên cứu các tác giả cũng khẳng định các khu đô thị và công
nghiệp là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm sông suối, kênh rạch (Simeonov V.,
Stratis J.A. , Samara C., 2003)

5


Nghiên cứu “Đánh giá chất lượng nước sông Gomti ở Lucknow” của nhóm tác
giả Dhananjay Kumar, Anjali Verma, Namita Dhusia and Nandkishor More đã được
thực hiện ở dòng sông Gomti thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Dòng sông chảy qua
các khu dân cư, khu công nghiệp địa phương (nhà máy chưng cất, ngành công nghiệp
sữa, dầu thực vật…) nên tiếp nhận trực tiếp nước thải từ các khu vực này. Nghiên cứu
tiến hành lấy mẫu tại 15 vị trí ở một đoạn trên dòng sông khoảng 9km, với các thông số
như nhiệt độ, TSS, TDS, pH, độ cứng, DO, nitrat, nitrit, Tổng Coliforms. Kết quả nghiên
cứu của đề tài về hàm lượng DO, TSS, TDS, nitrat, nitrit và các thông số khác được tổng
hợp lại ở bảng 1.1 và bảng 1.2 (Dhananjay Kumar, Anjali Verma, Namita Dhusia and
Nandkishor More, 2013)
Bảng 1.1. Kết quả phân tích của sông Gomti ở Lucknow
Các thông số

Vị trí lấy mẫu

pH

TDS

TSS

DO

NO3-

NO2-

Độ cứng

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

Gaughat


7,55

357,5

417,5

3,3

44,795

0,556

175,5

Hussainabad

7,84

404

525,5

2,3

55,065

0,131

166


Gulalaghat

7,65

611

465

2,65

42,68

0,093

175,5

Kuriyaghat

7,88

405

485,5

4

45,87

0,459


149

Pakkapul

8,625

556,5

460

2,55

53,925

0,124

249,5

Mohan Meakin

8,585

555,5

565

1,95

31,275


0,267

214,5

Mankameshwar

7,54

504

494,5

2,15

66,475

0,277

231

Daliganj

6,88

600

557,5

2,6


77,93

0,183

206

Hanuman Setu

7,86

525

453,5

2,85

73,545

0,171

183,5

Boat Club

4,875

440

537


2,55

51,33

0,044

169

7,51

455

538

1,7

89,805

0,680

175

Monkey Bright

7,795

486,5

485


2,1

45,75

0,128

140

Parag

7,885

620

678,5

1,7

57,55

0,365

198

Bailunth Dham

7,655

417,5


469

2,05

57,205

0,400

179

Gomti Barrage

7,28

573,5

595

2,65

64,58

0,314

161

Lakshaman
mela

6



Bảng 1.2. Kết quả phân tích của sông Gomti ở Lucknow
Các thông số
Cl-

Tổng số

As

Cu

Fe

Cd

(mg/l)

coliform

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

Gaughat


3,059

92,5

0,037

0,015

0,665

0,018

Hussainabad

7,852

245

0,062

0,061

1,021

0,021

Gulalaghat

8,426


250

0,04

0,033

0,077

0,019

Kuriyaghat

25,881

1255

0,029

0,018

0,725

0,019

Pakkapul

58,175

347,5


0,070

0,032

0,92

0,021

Mohan Meakin

32,374

192,5

0,046

0,017

0,85

0,016

Mankameshwar

62,655

215

0,049


0,053

0,715

0,020

Daliganj

41,505

227,5

0,079

0,019

1,075

0,023

Hanuman Setu

20,665

347,5

0,039

0,024


0,080

0,020

Boat Club

14,61

1275

0,031

0,019

0,405

0,021

Lakshaman mela

18,675

1600

0,049

0,026

0,072


0,018

Monkey Bright

16,486

192,5

0,06

0,023

1,685

0,019

Parag

2,61

246

0,026

0,035

1,485

0,018


Bailunth Dham

16,299

142,5

0,039

0,014

1,545

0,014

Gomti Barrage

19,265

125

0,071

0,026

1,525

0,022

Vị trí lấy mẫu


Qua kết quả nghiên cứu cũng đưa ra kết luận thông số DO, TSS, TDS, nitrate,
nitrit và một vài thông số khác đã vượt quá giới hạn cho phép, không thích hợp cho việc
sử dụng trong việc sinh hoạt. Dòng sông bị ô nhiễm nặng do sự xả thải của nước thải
sinh hoạt và công nghiệp thông qua hệ thống cống rãnh.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tài nguyên nước là một trong những tài nguyên quan trọng hàng đầu
được nhà nước quan tâm quản lý giám sát, đánh giá chất lượng. Hiện nay, nguồn nước
mặt của hệ thống sông kênh rạch trên địa bàn TP.HCM hầu hết đã bị ô nhiễm ở các cấp
độ khác nhau. Vì vậy, các báo cáo giám sát và đánh giá chất lượng nước luôn được các
cơ quan chức năng thực hiện đúng định kì hàng năm.
Theo kết quả quan trắc kênh Tân Hóa – Lò Gốm các năm gần đây đều cho thấy
7


nồng độ COD đều vượt rất cao so với QCVN 08:MT-2015/BTNMT, loại B2. Năm 2013,
nồng độ COD dao động từ 111 – 126 mg/L, vượt từ 2,22 – 2,52 lần so với QCVN, giá
trị DO bằng 0 ở cả hai thời điể m nước lớn và nước ròng. Năm 2014, nồng độ BOD dao
động từ 35 – 47 mg/L, vượt từ 1,36 – 1,88 lần so với QCVN, nồng độ COD dao động
từ 98 – 136 mg/L, qua đó có thể thấy thông số COD, BOD là một trong số các thông số
đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ trên kênh Tân Hóa – Lò Gốm vẫn còn rất cao.
Kết quả báo cáo hiện trạng chất lượng môi trường năm 2015 cho thấy: chất lượng
nước tại các con kênh trong thành phố vẫn còn ô nhiễm khá cao và không có dấu hiệu
được cải thiện mặc dù nồng độ COD và BOD5 tại đa số các trạm đã giảm đáng kể so với
cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, hệ thống kênh Tân Hóa - Lò Gốm vẫn đang ở tình trạng ô
nhiễm hữu cơ trầm trọng nhất trong các hệ thống kênh quan trắc với 100% mẫu phân
tích vươ ̣t QCVN 08:2008/BTNMT loại B2, BOD5 dao động 39 – 53 vươ ̣t từ 1,64 - 2,06
lầ n và COD dao động 75 – 110 mg/L vươ ̣t từ 1,58 - 2,15 lầ n. Mặc dù tình trạng ô nhiễm
hữu cơ vẫn còn khá cao nhưng so với năm 2014 có xu hướng giảm nhẹ.
Bảng 1.3. Kết quả quan trắc môi trường nước kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Thông số


Vi ̣trí quan
trắ c

Triều

Năm

DO

COD

BOD

mg/L

mg/L

mg/L

3,35

0

119

21

Lớn


3,32

0

126

32

Ròng

6,31

1,01

136

47

6.66

1,26

125

48

6,67

110


54

6,62

89

48

Ròng

pH

2013

Hòa Bình

2014
Lớn
Ròng
2015
Lớn
Ròng

3,36

0

111

24


Lớn

3,41

0

111

11

Ròng

6,51

1,20

132

35

6,73

1,84

98

34

2013

Ông Buông

2014
Lớn

8


Thông số

Vi ̣trí quan
trắ c

Triều

Năm

Ròng

DO

COD

BOD

mg/L

mg/L

mg/L


6,81

97

49

6,80

75

39

pH

2015
Lớn

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP. HCM, năm 2013 – 2015)
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vi tri
̣ ́ điạ lý khu vực nghiên cứu
Kênh Tân Hóa – Lò Gốm là một trong những dòng kênh thoát nước chính của
thành phố với chiều dài kênh là 7,6 km. Kênh Tân Hóa – Lò Gốm nằm trong khu giáp
ranh giữa nội thành và vùng ven thành phố Hồ Chí Minh, chảy qua địa bàn các quận:
Tân Bình, quận 6, quận 11 và quận 8. Đây là khu thành phố mới phát triển được hình
thành từ những năm 70 do làn sóng dân cư nông thôn đổ về trong chiến tranh, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của khu vực này phát triển do lợi thế của vùng giáp ranh
giữa vùng ven và vùng trung tâm. Khu vực này có tính chất tự phát nên hạ tầng kỹ thuật
rất yếu kém, không đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị. Quá trình phát triển của thành phố đã

mở rộng trung tâm ra đến gần như toàn bộ lưu vực kênh, vai trò của lưu vực kênh vì thế
ngày càng trở nên quan trọng đối với bộ mặt thành phố.
Ranh giới khu vực được giới hạn bởi các tuyến đường:
+ Phía Bắc: khu vực Bàu Cát quận Tân Bình;
+ Phía Đông: đường Lò Siêu – Lạc Long Quân;
+ Phía Tây: đường Âu Cơ;
+ Phía Nam: kênh Tàu Hủ

9


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
1.2.2. Vai trò của khu vực nghiên cứu
Nằm trong khu vực tập trung dân cư đông đúc, đây là khu vực quan trọng của
thành phố, ảnh hưởng trực tiếp đến một số hoạt động chính yếu của thành phố.
Tình trạng ô nhiễm và bồi lấp của kênh hiện nay đã ảnh hưởng trầm trọng đến
việc thoát nước của khu vực. Một số khu vực dọc kênh trên thượng nguồn bị ô nhiễm
nặng do nước thải công nghiệp. Một số khu vực khác thường ngập úng và rút rất chậm
sau khi mưa do các chi lưu của kênh bị lấn chiếm.
1.2.3. Điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô.
Có tính ổn định cao, thay đổi khí hậu nhỏ giữa các năm.
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí ít thay đổi giữa các tháng trong năm,
biên độ dao động trong khoảng 5-70C, nhiệt độ trung bình năm là 270C.
Mưa: Lượng mưa về mùa mưa chiếm 95% cả năm.
10



Lượng mưa về mùa khô chiếm 5% cả năm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí rất cao vào các tháng mùa mưa lên đến mức
độ bảo hòa 100%.
Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm tương đối lớn: 1399m. Lượng bốc hơi
lớn trong các tháng mùa khô, bình quân trong các tháng nắng: 5-6 mm/ngày, sự bốc hơi
từ mặt nước theo ước tính khoảng 600mm vùng ven biển và 500mm sâu trong đất liền.
b. Đặc điểm thủy văn
- Chế độ thủy triều là bán nhật triều. Mực nước triều bình quân thấp nhất 0,38m,
mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m.
Sông ngòi trong thành phố được nối thông với nhau và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
thủy triều từ Biển Đông, có 03 thời kỳ thủy triều trong một năm.
- Tháng 1 – 3: thủy triều trung bình .
- Tháng 4 – 8: thủy triều thấp.
- Tháng 9 – 12: thủy triều cao
Triều cường cao nhất thường ở thời điểm trung và hạ tuần mỗi tháng (âm lịch).
Biên độ triều thay đổi từ 1,7 – 2,5m, cao nhất theo ghi nhận được là 3,95.
1.2.4. Hiện trạng thoát nước ở khu vực
a. Kênh rạch
Kênh Tân Hóa – Lò Gốm với chiều dài 7,6km. Từ thượng lưu, kênh Tân Hóa –
Lò Gốm có kích thước khá ổn định và có bề rộng tăng dần về phía hạ lưu, chiều sâu dọc
kênh thay đổi từ 2 – 5m. Độ dốc lòng kênh trung bình khoảng 0,1%.
Nhìn chung, bờ kênh hoàn toàn ổn định và không có dấu hiệu bị sạt lở, xói mòn
lớn nào. Hằng ngày, hệ thống kênh chịu một lượng lớn chất thải rắn thải xuống dòng
kênh, một số chìm và lắng tại chỗ, một số nhẹ hơn thì nổi lên trên bề mặt.
b. Mạng lưới cống ngầm
Mạng lưới cống ngầm trong lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm hầu hết là dạng
tròn và một số cống hộp hoạt động như một hệ thống tiêu thoát nước kết hợp chuyển tải
cả nước mưa chảy tràn lẫn nước thải vào kênh. Nước thải bao gồm cả nước thải sinh
hoạt và công nghiệp. Dọc theo tuyến kênh có 31 cửa xả (trên tổng số 412 cửa xả của
thành phố)


11


1.2.5. Điều kiện kinh tế xã hội trên khu vực nghiên cứu
Vào đầu năm 1986 quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã được thúc đẩy
phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên hiện nay, mức sống của người dân trong khu vực này
tương đối thấp so với các vùng dân cư nội thành khác của thành phố Hồ Chí Minh,
chiếm tỷ lệ đông đảo nhất là tầng lớp dân cư nghèo và trung bình.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ - công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp” đã được Đảng bộ xác định từ nhiệm kỳ VII (1996-2000), qua đó
đã tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
giai đoạn 2000-2010. Đẩy mạnh thực hiện đề án “Các giải pháp phát huy nội lực, thu
hút đầu tư, chuyển dịch kinh tế”, phát triển vững chắc các ngành công nghiệp thực phẩm,
cao su - nhựa, cơ khí, chế tạo máy, giày da, dệt may... với tốc độ tăng bình quân hàng
năm là 17,55%. Nhiều doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng, hóa mỹ phẩm, luyện kim, chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt nhuộm, đông lạnh
thủy hải sản...đã từng bước đổi mới công nghệ tiên tiến, hoạt động rất hiệu quả như
Công ty cổ phần gạch Đồng Tâm, Công ty bút bi Thiên Long, Công ty hóa mỹ phẩm
Mỹ Hảo, nhà máy Lưới thép Bình Tây, Công ty liên doanh Cát Tường, Công... Lĩnh vực
dịch vụ - thương mại không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tổng doanh thu tăng
dần hàng năm (năm 2011 đạt 60.430,322 tỷ đồng, tăng 27,22% so cùng kỳ năm 2010)
với sự chủ động và nỗ lực cao của hệ thống chợ, các siêu thị, Trung tâm thương mại,
Hợp tác xã vận tải, doanh nghiệp dịch vụ du lịch, hơn 82 Chi nhánh - Văn phòng giao
dịch, 61 nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn tại Quận. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng
tăng cao (năm 2011 đạt 498,290 triệu USD, tăng 18,2% so cùng kỳ năm 2010; nhập
khẩu đạt 218,5 triệu USD, tăng 20,5% so cùng kỳ năm 2010).
Hiện nay, mức sống của người dân trong khu vực này tương đối thấp so với các
vùng dân cư nội thành khác của thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ đông đảo nhất là
tầng lớp dân cư nghèo và trung bình. Đặc biệt có những hộ dân sống nằm trong viện xóa

đói giảm nghèo. Người dân khu vực chủ yếu làm các nghề lao động, làm thuê cho chủ
cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong vùng. Cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế
TP.HCM, sự khởi sắc về mọi mặt của cuộc sống xã hội đã tác động toàn diện lên khu
vực, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện

12


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU
- Các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội,
dân sinh, các hoạt động sản xuất của khu vực nghiên cứu thông qua trang mạng.
- Thu thập, kế thừa bộ số liệu về kết quả quan trắc những năm trước (2013 - 2015)
ở hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm tại 2 vị trí Hòa Bình và Ông Buông thông qua chị
Huỳnh Phan Thùy Trang, phó trưởng phòng hệ thống thông tin và dữ liệu môi trường
của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường TP. HCM.
- Tìm hiểu, thu thập có chọn lọc các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu
thông qua các tạp chí khoa học, giám sát môi trường, luận văn,…từ internet
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Quốc tế và Việt Nam về phương pháp phân tích
được sử dụng trong phạm vi đề tài nghiên cứu phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của
PTN. Địa chất - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
2.2.1. Cơ sở lựa chọn vị trí lấy mẫu
- Khảo sát thực địa, dựa vào các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
khu vực nghiên cứu đã thu thập để đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng
nước, từ đó lựa chọn các vị trí lấy mẫu trải đều xuyên suốt tuyến kênh để tiến hành đánh
giá tình trạng ô nhiễm trên toàn tuyến kênh.
- Mẫu được thu ở giữa dòng kênh do lấy mẫu ở giữa dòng sẽ tránh được các rác
thải trên kênh, đồng thời sự trộn lẫn của nước ở giữa dòng sẽ tốt hơn cho việc phân tích,

do đó vị trí tốt nhất để lấy mẫu giữa dòng là trên các cầu.
- Trong số 15 vị trí lấy mẫu và khoảng cách giữa các vị trí được chia đều khoảng
1 - 2km. Trong đó có 2 vị trí là vị trí quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM
(Hoà Bình và cầu Ông Buông), vị trí Hòa Bình là thượng nguồn của tuyến kênh và vị trí
số 15 là hạ nguồn của kênh Tân Hóa – Lò Gốm nơi giao nhau với kênh Đôi. Ngoài ra
các điểm lựa chọn là những vị trí tập trung dân cư đông đúc, có nhiều nhà máy, cơ sở
sản xuất, chợ, trường học, nơi các thuyền bè thường xuyên tập trung buôn bán trên kênh,
nơi giao nhau giữa các kênh rạch. Các vị trí lấy mẫu được thể hiện và mô tả cụ thể ở
hình 2.1, bảng 2.1
13


Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu kênh Tân Hóa – Lò Gốm
14


Bảng 2.1. Bảng mô tả vị trí lấy mẫu của kênh Tân Hóa – Lò Gốm

STT

1

Kí hiệu
mẫu

L01

Vị trí

Hòa Bình


Tọa độ

10°45'53 106°38'8

Đặc điểm vị trí lấy mẫu

Gần công viên nước đầm
sen, thượng nguồn tuyến
kênh
Có nhiều bệnh viện (phụ
sản Hồng Thái, ngoại
Thần

2

L02

Cầu Tân Hóa

10°45'32 106°38'3

Kinh

Quốc

Tế

I.H.C,..), cơ sở sản xuất (xí
nghiệp In Thống Kê,..)

xung quanh khu vực tập
trung nhiều trường học
(THCS Đoàn Kết, Tiểu
học Hưng Việt,..)
Rác nổi trên kênh rất
nhiều, có các cơ sở sản

3

L03

Cầu Đặng

10°45'23 -

Nguyên Cẩn

106°38'0

xuất (sản xuất innox, chế
biến hải sản Cầu Tre, nhựa
Rạng Đông, cơ sở in
ấn,…) ở xung quanh khu
vực.
Cơ sở sản xuất (bao bì

4

L04


Cầu Ông

10°45'16 -

Buông

106°38'12

Nhựa Từ Kim Thành,..),
tập trung nhiều trường học
(THPT Mạc Đĩnh Chi, Hội
Việt Mỹ,..)

15


STT

Kí hiệu
mẫu

Vị trí

Tọa độ

Đặc điểm vị trí lấy mẫu

Các cơ sở sản xuất (cơ khí

5


L05

Cầu Đi bộ số 4

10°45'10 106°38'16

khuôn mẫu kĩ thuật Phát
Sang, dược phẩm Thiên
Luân, dược phẩm Thiên
Hòa,…).
Bệnh viện, tập trung nhiều

6

L06

Cầu Đi bộ số 3

10°45'2 106°38'20

trường học (THPT Phan
Bội Châu, cao đẳng nghề
Kinh Tế Công Nghệ, TH
Lê Văn Tám,…).

7

L07


Cầu Hậu Giang

10°44'57 106°38'23

Chợ (Hậu Giang,..), Cơ Sở
sản xuất (dụng cụ học sinh
Phi Mã, lò bánh mì,..).
Trường (Tiểu học Bình

8

L08

Cầu Đi bộ số 2

10°44'53 -

Tiên, quốc tế Mỹ Úc,..), cơ

106°38'23

sở sản xuất (in Bao Bì Tài
Ký,…), chung cư 242.
Có các ống xả thải sinh
hoạt, chợ Lò Gốm, công

9

L09


Cầu Đi bộ số 1

10°44'41 -

trình

đang

xây

dựng

106°38'20

(chung cư Lò Gốm,..), siêu
thị Metro Bình Phú, Bệnh
Viện Quận 6

16


STT

Kí hiệu
mẫu

Vị trí

Tọa độ


Đặc điểm vị trí lấy mẫu

Trạm y tế, trường học (TH

10

L10

Cầu Phạm Văn

10°44'15 -

Chí

106°38'2

Phú Định, mầm non Rạng
Động,…), cơ sở sản xuất
(nhựa Chấn Thuận Thành,
thêu Đăng Nguyên,….)
Dân cư đông đúc, xe cộ

11

L11

Cầu Lò Gốm

10°44'3 106°38'3


qua lại nhiều, giao với
rạch Ruột Ngựa, có các
hoạt động buôn bán dưới
chân cầu.

12

L12

13

L13

10°44'11 -

Nơi giao nhau với kênh

106°38'20

Tàu Hũ

Cầu Vạn

10°43'36 -

Trạm y tế, chợ (Vạn

Nguyên

106°37'53


Nguyên,…).

Cầu Đi bộ số 5

Dân cư đông đúc, dọc hai
bên bờ sông cây cối um

14

L14

Cầu Rạch Cát

10°43'2 106°37'36

tùm, rác dọc hai bên bờ
sông rất nhiều, có các hoạt
đông

buôn

bán

xung

quanh, nhiều tàu bè neo
đậu nhiều.

15


L15

Hạ nguồn

10°42'50 -

Nơi hợp lưu với kênh Đôi.

106°37'31

17


×