Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng cọc cho công trình cầu hộ phòng, thị xã giá rai, tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG CỌC
CHO CÔNG TRÌNH CẦU HỘ PHÕNG,
THỊ XÃ GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Hiếu Thảo

MSSV: 0250100095

Khóa: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Ngô Minh Thiện

TP. HỒ CHÍ MINH - 12/2017

i


TRƢỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN



Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Bộ môn: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Họ và tên: ĐOÀN THỊ HIẾU THẢO
Ngành: ĐỊA CHẤT HỌC

MSSV: 0250100095
Lớp: 02-ĐH-ĐKT

1. Đầu đề đồ án: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG CỌC CHO CÔNG TRÌNH CẦU HỘ PHÒNG,
THỊ XÃ GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu):
-

Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực khảo sát dựa trên các tài liệu
thu thập đƣợc.

-

Áp dụng các tiêu chuẩn hiện hành để đề xuất giải pháp móng thích hợp về kỹ
thuật cho công trình.


3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 21/08/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/11/2017
5. Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: TS. Ngô Minh Thiện
Ngƣời hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nội dung và yêu cầu đã đƣợc thông qua bộ môn
Ngày

tháng

năm

ii


LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đƣờng đại học đến nay, em đã nhận đƣợc rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Địa Chất và
Khoáng Sản – Trƣờng Đại Học Tài Nguyên và Môi Trƣờng đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trƣờng. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em
đƣợc tiếp cận với các môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Địa
Kỹ Thuật cũng nhƣ tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành Khoa Học Địa Chất
khác.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Minh Thiện đã tận tâm hƣớng dẫn chúng

em qua những buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài này. Và ngƣời thầy đã hƣớng dẫn
em ngay từ những ngày đầu bƣớc vào cánh cổng Đại Học, ThS. Thiềm Quốc Tuấn,
ngƣời đã xây dựng cho em những kiến thức căn bản về Địa chất, nếu không có những
lời hƣớng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể
hoàn thiện đƣợc. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Bài báo cáo là bƣớc đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong
nghiên cứu khoa học, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy,
không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận đƣợc những ý
kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em
trong lĩnh vực này đƣợc hoàn thiện hơn.
Tp.Hồ chí Minh, tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Hiếu Thảo
iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
TÓM TẮT........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ....................................................................................4
1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC .......................4
1.3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................6
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT .......................................................................................... 8
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 13

2.1. PHƢƠNG PHÁP TÌM KIẾM, THU THẬP TÀI LIỆU .........................................13
2.2. PHƢƠNG PHÁP THỰC ĐỊA ................................................................................13
2.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG ....................... 14
2.4. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP, TÍNH TOÁN, XỬ LÍ SỐ LIỆU .......................... 15
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 16
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ..........................................16
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MÓNG .............................................................................34
3.3. TÓM TẮT KẾT QUẢ TÍNH TOÁN .....................................................................44
Kết luận và kiến nghị .....................................................................................................46
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................48

iv


DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
BKAH .......................................................................................... Bán Kính Ảnh Hƣởng
BTCT .................................................................................................Bê Tông Cốt Thép
CTCP .................................................................................................. Công Ty Cổ Phần
HK .................................................................................................................. Hố Khoan
MKQU .......................................................................................... Móng Khối Quy Ƣớc
SPT ........................................................................................ Standard Penetration Test
TCN ..................................................................................................... Tầng Chứa Nƣớc
TCVN .......................................................................................... Tiêu Chuẩn Việt Nam
TPHCM ................................................................................... Thành phố Hồ Chí Minh
TS. ....................................................................................................................... Tiến Sĩ

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1. Đặc điểm địa tầng khu vực Bạc Liêu ............................................................. 9
Bảng 2. 1. Tổng hợp cao độ, tọa độ các hố khoan ........................................................ 14
Bảng 3. 1. Cƣờng độ tiêu chuẩn của các lớp đất nền ....................................................21
Bảng 3. 2. Thứ tự các lớp đất từ mặt đất đến độ sâu khảo sát .......................................22
Bảng 3. 3. Đặc trƣng cơ lí lớp đất số 01 ........................................................................23
Bảng 3. 4. Đặc trƣng cơ lí lớp đất số 02 ........................................................................24
Bảng 3. 5. Đặc trƣng cơ lí lớp đất số 03 ........................................................................25
Bảng 3. 6. Đặc trƣng cơ lí lớp đất số 04 ........................................................................26
Bảng 3. 7. Đặc trƣng cơ lí lớp đất số 5a ........................................................................28
Bảng 3. 8. Đặc trƣng cơ lí lớp đất số 05 ........................................................................29
Bảng 3. 9. Đặc trƣng cơ lí lớp đất số 06 ........................................................................30
Bảng 3. 10. Đánh giá mức độ thuận lợi điều kiện địa chất công trình của khu vực .....33
Bảng 3. 11. Bảng tính toán ∑γcf fi li .............................................................................36
Bảng 3. 12. Bảng xác định chiều sâu ảnh hƣởng khi sử dụng cọc khoan nhồi .............42
Bảng 3. 13. Bảng hệ số rỗng e theo từng cấp áp lực của lớp đất số 5 ........................... 43
Bảng 3. 14. Độ lún của các lớp phân tố trong lớp 5 ......................................................44

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Vị trí khu vực khảo sát ...................................................................................7
Hình 3. 1. Tiết diện bao của nền cọc tại đáy đài ........................................................... 39
Hình 3. 2. Móng khối quy ƣớc ......................................................................................40
Hình 3. 3. Biểu đồ ứng suất ........................................ Error! Bookmark not defined.3

vii


TÓM TẮT

Bài nghiên cứu bao gồm 3 chƣơng với nội dung nhƣ sau:
-

Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Tổng quan về các nghiên cứ trong và ngoài nƣớc
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3. Đặc điểm địa chất khu vực

-

Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Phƣơng pháp tìm kiếm, thu thâp tài liệu
2.2. Phƣơng pháp tham khảo tài liệu
2.3. Phƣơng pháp thực địa
2.4. Phƣơng pháp phân tích thí nghiệm trong phòng
2.5. Phƣơng pháp tổng hợp, tính toán, xử lý số liệu

-

Chƣơng 3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đánh giá điều kiện địa chất công trình (bao gồm 8 yếu tố: Địa
hình – địa mạo, Cấu trúc địa chất, Điều kiện thủy văn – địa chất thủy
văn, Tính chất cơ lí, Các hiện tƣợng địa chất động lực công trình,
Điều kiện khai thác thi công, Vật liệu xây dựng, Tác động môi
trƣờng)
3.2. Đề xuất giải pháp móng (cụ thể là cọc khoan nhồi)
3.3. Tóm tắt kết quả tính toán
Thông qua 3 chƣơng này, sinh viên trình bày các đặc điểm địa chất của khu vực

và đánh giá các điều kiện địa chất công trình và đề xuất giải pháp móng cọc cho công

trình Cầu Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đồ án tốt nghiệp
Ngày nay, nền kinh tế nƣớc ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sống của
ngƣời dân ngày càng nâng cao, nhu cầu đi lại do đó cũng tăng không ngừng. Do đó,
các tuyến đƣờng ngày càng đƣợc nâng cấp, mở rộng hơn, những cây cầu bắt qua sông
cũng góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa thành phố và các tỉnh miền Tây sông
nƣớc. Để đáp ứng các yêu cầu trên, chúng ta cần một nguồn nhân lực trẻ là các kĩ sƣ
có đủ phẩm chất và năng lực nhằm tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện địa chất công
trình ở khu vực xây dựng, góp phần vào công tác lựa chọn, thiết kế nền móng cho
công trình.
Để công trình đƣợc bền vững và an toàn thì móng phải đƣợc thiết kế, xây
dựng và thi công kiên cố, vững chắc. Nhƣng điều quan trọng ta cần là phải lựa chọn
giải pháp móng phù hợp với công trình vừa đảm bảo kỹ thuật, an toàn vừa tiết kiệm
đƣợc chi phí thông qua việc khảo sát địa chất công trình, xác định các chỉ tiêu cơ lý
của đất nền.
Do đó, đề tài tốt nghiệp em chọn lựa là “Đánh Giá Điều Kiện Địa Chất Công
Trình Và Đề Xuất Giải Pháp Móng Cọc Cho Công Trình Cầu Hộ Phòng, Thị xã Giá
Rai, tỉnh Bạc Liêu”.
Cầu Hộ Phòng sau khi hoàn thành sẽ thêm sức tác động thúc đẩy kinh tế vùng.
Điều mà ai cũng thấy là khi cầu Hộ Phòng đƣợc đƣa vào sử dụng sẽ không còn cảnh
“qua sông lụy đò”, tạo điều kiện cho các hoạt động đi lại, buôn bán của ngƣời dân
thuận lợi hơn.
2. Mục tiêu của đồ án tốt nghiệp
 Đánh giá điều kiện địa chất công trình tại khu vực khảo sát (cầu Hộ Phòng, thị
xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu)

 Đề xuất giải pháp móng cọc cho công trình.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: đặc điểm địa hình – địa mạo, cấu trúc địa chất, điều kiện
thủy văn – địa chất thủy văn, tính chất cơ lý đất nền, các hiện tƣợng địa chất dộng lực
2


công trình có thể xảy ra, điều kiện khai thác thi công, vật liệu xây dựng, tác động môi
trƣờng. Từ các đánh giá trên sẽ đề xuất và tiến hành tính toán giải pháp móng cho
công trình.
Phạm vi nghiên cứu: công trình cầu Hộ Phòng thuộc phƣờng Hộ Phòng, thị xã
Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Độ sâu khảo sát 40m.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tìm kiếm, thu thập tài liệu.
Phƣơng pháp thực địa.
Phƣơng pháp phân tích thí nghiệm trong phòng.
Phƣơng pháp tổng hợp, tính toán, xử lý số liệu.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
Móng cọc đã đƣợc sử dụng rất sớm từ khoảng 1200 năm trƣớc, những ngƣời
dân của thời kỳ đồ đá mới của Thụy Sỹ đã biết sử dụng các cọc gỗ cắm xuống các hồ
nông để xây dựng nhà trên các hồ cạn (Sower, 1979). Cũng trong thời kỳ này, ngƣời ta
đóng các cọc gỗ xuống các vùng đầm lầy để chống quân xâm lƣợc, ngƣời ta đóng các
cọc gỗ để làm tƣờng chắn đất, dùng thân cây, cành cây để làm móng nhà…
Ngày nay, cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật nói chung móng cọc ngày
càng đƣợc cải tiến, hoàn thiện, đa dạng về chủng loại cũng nhƣ phƣơng pháp thi công,

phù hợp với yêu cầu cho từng loại công trình. Sự phát triển của kỹ thuật làm cọc đã
sản sinh không ngừng các kiểu cọc mới, trong đó, cọc khoan nhồi là một giải pháp
công trình phổ biến đƣợc áp dụng ở các nƣớc tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam vào
đầu những năm 1990, cọc khoan nhồi đƣợc áp dụng cho công trình cầu Việt Trì (Phú
Thọ).
Khoan cọc nhồi bê tông là phƣơng pháp dùng thiết bị máy móc chuyên dụng để
lấy đất ở vị trí cần khoan cọc lên, sau đó bơm vào lỗ một loại dung dịch có khả năng
tạo màng để giữ thành vách lỗ vừa tạo. Dung dịch thƣờng đƣợc sử dụng trong quy
trình giữ thành hố khoan ổn định trƣớc khi đổ bê tông là Bentonite. Dung dịch này là
hỗn hợp của bột khoáng sét và nƣớc, có tác dụng ngăn ngừa nƣớc từ các mạch ngầm
chảy ra lỗ cọc vừa khoan, đồng thời đảm bảo sự ổn định cho thành hố khoan. Sau khi
sử dụng xong, dung dịch này đƣợc thu hồi lại và có thể sử dụng cho các lỗ khoan tiếp
theo. Tuỳ vào điều kiện thổ nhƣỡng mà mỗi quá trình thi công khoan cọc nhồi có thể
đƣợc thực hiện bằng những phƣơng pháp khác nhau. Các kỹ sƣ công trình cần phải
theo dõi tình trạng đất nền tại vị trí thi công để đƣa ra cách thi công cũng nhƣ lựa chọn
thiết bị máy móc phù hợp sao cho giảm thiểu tối đa sự ảnh hƣởng, xáo trộn đến vùng
đất xung quanh.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Khái niệm điều kiện địa chất công trình
Điều kiện địa chất công trình là tổng hợp các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến
công tác thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình. Các yếu tố đó bao gồm: đặc điểm
4


địa hình – địa mạo, cấu trúc địa chất, điều kiện thủy văn – địa chất thủy văn, tính chất
cơ lý, các hiện tƣợng địa chất động lực công trình có thể xảy ra, điều kiện khai thác thi
công, vật liệu xây dựng, tác động môi trƣờng.
1.2.2. Khái niệm về nền và móng
Nền công trình:
Nền công trình là chiều dày lớp đất, đá nằm dƣới đáy móng, có tác dụng tiếp

thu tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống từ đó phân tán tải trọng đó vào
bên trong nền.
Một cách đơn giản có thể hiểu nền là không gian dƣới đáy móng có giới hạn
bên dƣới. Giới hạn này bắt đầu từ đáy móng và phát triển đến độ sâu Hnc gọi là chiều
sâu nén chặt và đƣợc xác định từ điểu kiện tính lún của móng hay con gọi là bán kính
ảnh hƣởng. Tại độ sâu đó, ứng suất gây lún bằng 1/5 lần ứng suất bản thân đất gây ra.
[2]
Móng công trình:
Móng công trình là một bộ phận kết cấu bên dƣới của công trình, nó liên kết với
kết cấu chịu lực bên trên nhƣ cột, tƣờng… Móng có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ
công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền. [2]
Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngang (không
có độ dốc). Mặt này đƣợc gọi là đáy móng. Khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất tự
nhiên gọi là chiều sâu chôn móng.
1.2.3. Phân loại nền, móng công trình
 Phân loại nền
Có 2 loại nền là nền thiên nhiên và nền nhân tạo
 Nền thiên nhiên: Là nền đất với kết cấu tự nhiên, nằm ngay sát bên dƣới móng
chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang và khi xây dựng
công trình không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện các tính chất xây
dựng của nền.

5


 Nền nhân tạo: Khi các lớp đất ngay sát bên dƣới móng không đủ khả năng chịu
lực với kết cấu tự nhiên, cần phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả
năng chịu lực của nó nhƣ:
 Phân loại móng
 Móng nông: Là các loại móng đƣợc thi công trên hố đào trần, sau đó lấp đất lại,

độ sâu chôn móng không quá lớn thƣờng từ 1,5÷3m, nhiều trƣờng hợp đặc biệt
chiều sâu chôn móng có thể chọn 5÷6m.
 Móng sâu: Là các loại móng mà khi thi công không cần đào hố móng hoặc chỉ
đào một phần rồi dùng thiết bị thi công để hạ móng đến độ sâu thiết kế. Nó
thƣờng dùng cho các công trình có tải trọng lớn, khi mà nền đất bên dƣới không
có khả năng tiếp nhận công trình. Gồm các loại:
Cọc đóng, cọc ép cọc ly tâm: Thƣờng dùng cho các công trình cao từ 5 đến 20
tầng. Cọc đóng, cọc ép có kích thƣớc 20x20mm, 25x25mm, 30x30mm, 35x35mm…
Cọc đƣợc hạ xuống nền đất bằng phƣơng pháp đóng bằng búa (hiện ít dùng do chấn
động mạnh) hoặc ép bằng máy ép thủy lực. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là khả năng
chịu tải lớn, tuy nhiên hạn cũng còn những hạn chế nhƣ giá thành, vận chuyển khó
khăn…
Cọc barrett: Phƣơng pháp thi công giống cọc khoan nhồi, hố đào hình chữ
nhật. Các kích thƣớc thông dụng là 600 x 2800m, 800 x 2800m, 1000 x 2800m,… Cọc
barrett có sức chịu tải lớn hơn cọc khoan nhồi nên thƣờng đƣợc sử dụng cho những
công trình siêu cao tầng.
Cọc khoan nhồi: Cọc có đƣờng kính 600mm, 800mm, 1000m, 1200mm,
1500mm… phụ thuộc vào kích thƣớc gầu đào. Sau khi múc đất, lồng thép đƣợc đặt
xuống và sau là giai đoạn đổ bê tông. Cọc khoan nhồi có sức chịu tải lớn nên thƣờng
đƣợc sử dụng cho các công trình cao tầng từ 30-50 tầng.
1.3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Bạc Liêu là tỉnh miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực nam của Việt Nam với diện tích đất tự nhiên
là 2570km2. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đông và Đông Bắc

6


giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Đông và Đông
Nam giáp biển Đông với bờ biển dài 56km.

Tọa độ địa lý của tỉnh Bạc Liêu:


Điểm cực Bắc ở vĩ độ 9o37’00’’ Bắc tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân



Điểm cực Nam ở Vĩ độ 9o00’00’’ Bắc tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải



Điểm cực Tây ở Kinh độ 105o15’00’’ Đông tại xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai



Điểm cực Đông ở Kinh độ 105o52’30’’ Đông tại xã Hƣng Thành, huyện Vĩnh Lợi

Hình 1. 1. Vị trí khu vực khảo sát
Cầu Hộ Phòng bắc qua Kênh Xáng (kênh Cà Mau – Bạc Liêu) thuộc Thị Xã
Giá Rai – Bạc Liêu, dài 108.3m, nối Khóm 2 và Khóm 3 của phƣờng Hộ Phòng – Thị
Xã Giá Rai – Tỉnh Bạc Liêu.
Kênh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu là một con kênh đổ ra Sông Mỹ Thanh. Kênh
có chiều dài 103km, trung bình sâu 3 – 4m và chảy qua các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu,
Sóc Trăng.
Tại vị trí khảo sát, mực nƣớc ngầm đƣợc xác định sau khi kết thúc công tác
khoan khảo sát ít nhất 24 giờ, kết quả đo đƣợc cho thấy mực nƣớc ngầm tại khu vực

7



thay đổi từ -0,5m ở hố khoan HK02 đến -1,3m ở hố khoan HK01 (theo độ cao giả
định) và thay đổi theo mùa trong năm.
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
1.4.1. Lịch sử nghiên cứu
Việc nghiên cứu địa chất cùng trong giai đoạn trƣớc năm 1975 đƣợc phản ánh
tập trung trên tờ bản đồ địa chất Vĩnh Long tỉ lệ 1: 500.000 do E. Saurin biên soạn và
xuất bản năm 1962.
Trong giai đoạn sau năm 1975 đáng chú ý nhất là công trình thành lập mới bản
đồ địa chất và bản đồ khoáng sản miền Nam Việt Nam tỉ lệ 1 : 500.000 do Nguyễn
Xuân Bao chủ biên, thể hiện trong những năm 1975 – 1978. Các kết quả đo vẽ này đã
đƣợc tổng hợp để biên vẽ bản đồ địa chất và bản đồ khoáng sản cả nƣớc tỉ lệ 1 :
500.000 đƣợc thực hiện trong những năm 1975 – 1980 do Trần Đức Lƣơng và Nguyễn
Xuân Bao, Lê Văn Trảo, Trần Phú Thành chủ biên. Tờ bản đồ địa chất sau đó đƣợc
Tổng cục Mỏ và Địa chất xuất bản (1988) do Trần Đức Lƣơng và Nguyễn Xuân Bao
đồng chủ biên.
Trong những năm 1980 – 1991 vùng này cũng nhƣ toàn diện tích đồng bằng
Nam Bộ đã đƣợc khảo sát, đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỉ lệ 1 : 200.000.
Công trình này do các nhà địa chất Đoàn 104 thuộc Liên đoàn Địa chất 6 thực hiện
dƣới sự chỉ đạo của Hoàng Ngọc Kỉ (1980 – 1989) và Nguyễn Ngọc Hoa (1989 –
1991).
Nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng và hiệu quả khi sử dụng tờ bản đồ, Cục
Địa Chất Việt Nam đã giao cho liên đoàn Địa chất 6 tiến hành hiệu đính toàn bộ loạt tờ
Đồng bằng Nam Bộ theo một quy định do Cục ban hành, với sự trình bày các dữ kiện
cơ bản về tài nguyên khoáng sản lên bản đồ địa chất. Việc hiệu đính bao gồm cả việc
bổ sung các tài liệu mới thu thập trong những năm gần đây về mặt địa chat và tìm
kiếm khoáng sản, cũng nhƣ các tài liệu về tai biến địa chất và công trình văn hóa đã
đƣợc xếp hạng.
Việc hiệu đính loạt tờ Đồng bằng Nam Bộ đƣợc tiến hành trong những năm
1992 – 1993 do Nguyễn Xuân Bao chủ biên.
8



1.4.2. Đặc điểm địa tầng
Tại khu vực Bạc Liêu có sự hiện diện của các hệ tầng đƣợc thể hiện trong bảng
1.1 dƣới đây

Bảng 1. 1. Đặc điểm địa tầng khu vực Bạc Liêu
Holocene thƣợng

Trầm tích sét bột, có di
tích thực vật, than bùn
(abQIV32)

Trầm tích sông – đầm
lầy (abQIV32)
Holocene thƣợng phần
dƣới

ĐỆ TỨ

Holocene trung
Pleitocene thƣợng

Pleitocene trung – thƣợng

Trầm tích biển – đầm lầy
(mbQIV32)
Trầm tích sông biển
(amQIV31)
Trầm tích biển (mQIV31)

Hệ tầng Hậu Giang, trầm
tích biển (mQIV2hg)
Hệ tầng Long Mỹ, trầm
tích biển (mQIII3lm)
Hệ tầng Long Toàn,
trầm tích biển (mQII –
IIIlt)

Pleitocene hạ phần trên
NEOGENE
TRIAS

Pliocene thƣơng
Pliocene hạ
Hệ tầng Hòn Ngang (Thng)

Hệ tầng Cà Mau, trầm
tích biển (mQ13cm)
Hệ tầng Năm Căn
(N22nc)
Hệ tầng Cần Thơ (N21ct)

9


Riêng tại khu vực khảo sát (Cầu Hộ Phòng, thị xã Giá Rai) chỉ thấy xuất hiện
trầm tích sét bột, có di tích thực vật, than bùn (abQIV32)
Đặc điểm trầm tích sét bột, có di tích thực vật, than bùn (abQIV32):
Lộ trên mặt thành một dải hẹp ở phía Bắc Giá Rai – Bạc Liêu, trong các lỗ
khoan gặp phổ biến ở độ sâu 1 – 2m trở xuống.

Hệ tầng bao gồm: sét, bột màu xám, xám phớt nâu chứa ít tàn tích thực vật và
các mảnh vỏ sò, ốc. Trong mặt cắt gặp phong phú Foraminifera: Ammonia sp.,
A.annectens, Asterorotalia pulchella, A.multispinosa. Các bào tử phấn hoa gồm:
Polypodiaceae gen. sp., Lygodiaceae gen sp., Cystopteris sp., Rhyzofora sp.,
Sonneratia sp., Palmac gen. sp.,
Bề dày trầm tích thay đổi 10 – 15m.
1.4.3. Các thành tạo xâm nhập
1.4.3.1. Phức hệ Hòn Khoai (

T3hk)

Các đá của phức hệ đƣợc chia làm 2 pha: pha xâm nhập và pha đá mạch.
Pha 1 ( T3hk1): gồm granodiorite biotite horblend, granodiorite biotite hạt nhỏ
và vừa. Chiếm phần lớn diện tích các đảo Hòn Khoai và Hòn Đá Bạc. Thành phần
khoáng vật: plagioclase (30 – 40%), feldspar kali (7 – 28%), thạch anh (20 – 28%),
biotite (5 – 10%), horblend (0 – 6%). Trong thành phần khoáng vật phụ có apatite,
hiếm hơn có zircona. Trong các mẫu giã đãi còn có magnetite, ilmenite, ít hơn có rutil,
anatas, zirtholite.
Pha 2 ( T3hk2): phân bố với diện lộ hẹp ở đảo Hòn Sao và ở mỏm bắc đảo Hòn
Khoai. Thành phần thạch học: granite biotite có chứa horblend hạt nhỉ. Thành phần
khoáng vật plagioclase (27 – 30%), feldspar kali (38 – 40%), thạch anh (29 – 30%),
biotite (5 – 7%), horblend (1%). Trong thành phần khoáng vật phụ có apatite, zircona.
Về thạch hóa, các kết quả phân tích hóa silicate cho thấy các đá của phức hệ
thuộc loạt kiềm vôi, dãy thạch hóa bình thƣờng tới thừa nhôm ( a = 11 – 15), ứng với
phụ dãy silicate vôi – kiềm, tƣơng đối cao canxi, natri trội hơn kali: K/Na = 0.6 – 0.8.
Các đá granodiorite của phức hệ gây biến chất trao đổi tiếp xúc với các trầm
tích phun trào hệ tầng Hòn Ngang quan sát thấy ở Hòn Buông, tạo skarn pyroxene và
10



bị xuyên cắt bởi các mạch andesite – dacit (thuộc hệ tầng đèo Bảo Lộc) quan sát thấy ở
Hòn Đồi Mồi, mỏm đông Hòn Sao và ở giữa bờ nam Hòn Khoai.
Tuổi xâm nhập của phức hệ đƣợc xác định là Trias muộn dựa trên cơ sở 3 giá
trị tuyệt đối: 208, 201

8, 183

2 triệu năm lấy trong granite tại Hòn Khoai và Hòn

Đá Bạc.
1.4.3.2. Phức hệ Cù Mông (

cm)

Các đai mạch của phức hệ lộ ra ở bờ phía đông đảo Hòn Chuối. Chúng xuyên
cắt qua các đá silic sét, rhyolite porphyr hệ tầng Hòn Ngang. Các mạch dựng đứng,
dày 30 – 50cm, kéo dài theo phƣơng Đông – Tây vuông góc với phƣơng các lớp đá
silic. Thành phần thạch học: granodibase, diabase thạch anh màu xám đen, hạt mịn tới
nhỏ. Cấu tạo khối, kiến trúc diabase. Thành phần khoáng vật: plagioclase (60 – 70%),
clinopyroxene cùng các sản phẩm biến đổi của nó: chlorite, carbonate… (20 – 30%),
thạch anh (nhỏ hơn 5%), feldspar kali (1%).
Plagioclase có hình dạng que dài kích thƣớc nhỏ hơn 1mm, có thành phần
andesine – Labrador, đôi khi cấu tạo dạng đới, ở phần nhân bị biến đổi mạnh: epidote
và carbonate hóa.
Pyroxene xiên đơn thƣờng lấp vào khoảng trống giữa các que plagioclase và bị
biến đổi carbonate hóa, chlorite hóa mạnh.
Tuổi của phức hệ đƣợc giả định là Paleogen bởi xâm nhập này xuyên cắt hầu
hết các thành tạo địa chất trƣớc Kainozoi thấy đƣợc ở nhiều nơi.
1.4.4. Kiến tạo
1.4.4.1. Vị trí kiến tạo

Vùng Cà Mau – Bạc Liêu thuộc phần rìa Tây Nam bồn trũng Kainozoi Cửu
Long, phát sinh và phát triển trên miền vỏ lục địa hình thành vào Paleozoi muộn –
Mesozoi sớm Mƣờng Tè – Tây Campuchia và lớp phủ trầm tích – phun trào rìa lục địa
tích cực Mesozoi sớm.

11


1.4.4.2. Kiến trúc sâu
Theo tài liệu trọng lực, trong phạm vi cùng Cà Mau – Bạc Liêu có độ sâu bề
mặt Moho đạt tới 30 -32km với chiều sâu dần từ đông sang tây. Bề mặt Conrad sâu
hơn 14km và sâu dần từ đông sang tây. Trong lúc đó bề mặt móng kết tinh nông hơn
4km với phƣơng sâu dần từ tây sang đông, đƣợc hình thành trong bồn tách giãn giữa
các vòm nâng kiến tạo.
Cũng cần lƣu ý rằng trầm tích Oligocen – Pliocen trong phạm vi tờ Cà Mau –
Bạc Liêu chƣa gặp, song theo bình đồ cấu trúc vùng theo phƣơng kéo dài đông bắc –
tây nam của địa hào Sóc Trăng thì chúng có thể gặp ở khu vực Bạc Liêu, đông Cà Mau
với bề dày 100 – 200m.
1.4.4.3. Các khối địa chất và các đứt gãy chính
Dựa vào bề dày trầm tích Pliocen – Đệ tứ vùng Cà Mau – Bạc Liêu đƣợc chia
làm hai khối địa chất chính: khối Hòn Khoai – Hòn Chuối và khối Cà Mau.
-

Khối Hòn Khoai – Hòn Chuối chủ yếu nâng lên trong suốt Kainozoi để lộ ra
các của vỏ lục địa hình thành vào Paleozoi muộn – Mesozoi sớm.

-

Khối Cà Mau bị sụt võng vào Pliocen – Đệ tứ và là phần rìa Tây của trũng
Kainozoi Cửu Long.

Ranh giới giữa hai khối là đứt gãy Hòn Khoai – Hòn Tre với phƣơng kéo dài

kinh tuyến, thể hiện rõ trên ảnh và trƣờng địa vật lí. Đứt gãy Cà Mau – Bảo Lộc trong
phạm vi tờ Cà Mau – Bạc Liêu hoạt động yếu kém với sự sụt võng yếu của cánh Đông
Nam vào Miocen.

12


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP TÌM KIẾM, THU THẬP TÀI LIỆU


Các kết quả thí nghiệm trong phòng của khu vực nghiên cứu. (Bảng thống kê

tính chất cơ lý các lớp đất)


Các tài liệu thí nghiệm hiện trƣờng, trong quá trình nghiên cứu đã thu thập đƣợc

4 hố khoan trên cạn và đƣợc kí hiệu theo thứ tự HK01, HK02, HK05, HK06 và 2 hố
khoan dƣới nƣớc HK03 và HK04 (bao gồm Hình trụ hố khoan, Sơ đồ bố trí hố
khoan, Mặt cắt địa chất công trình).
 Đề án địa chất Điều tra đánh giá nguồn nƣớc dƣới đất vùng thị xã Bạc Liêu,
2004 (Liên đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình miền Nam).


Hƣớng Dẫn Đồ Án NỀN và MÓNG, Nhà xuất bản xây dựng. (Nguyễn Văn
Quảng, Nguyễn Hữu Kháng).


 TCVN 10304 : 2014 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế
 Luận văn Đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ cho thi công dự án căn
hộ Feliz En Vista quận 2 (La Tấn Nguyên)
2.2. PHƢƠNG PHÁP THỰC ĐỊA
 Tiến hành đến khu vực khảo sát để quan sát, ghi chép nhật kí hiện trƣờng, lấy
mẫu và thực hiện các thí nghiệm hiện trƣờng, quan trắc mực nƣớc dƣới đất.
Công tác hiện trƣờng đƣợc tiến hành trong 8 ngày (14/05/2016 đến 26/05/2016)
bởi Công ty TNHH Đầu tƣ VTCO và tuân theo các tiêu chuẩn sau:
-

TCVN 9437:2012 – Khoan thăm dò địa chất công trình

-

14TCN 187:2006 – Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa
chất công trình

-

TCVN 2683:2012 – Đất xây dựng – Phƣơng pháp lấy, bao gói, vận chuyển, bảo
quản mẫu

-

TCVN 4419:1987 – Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc

-

Sử dụng máy GPS cầm tay (GPS Map 76CSx) để xác định vị trí hố khoan từ sơ
đồ ra thực địa và từ thực địa vào bản vẽ sau khi thi công.


13


Bảng 2. 1. Tổng hợp cao độ, tọa độ các hố khoan
Tọa độ VN 2000
STT

Hố khoan

X (m)

Y (m)

Cao
giả

độ
định Ghi chú

(m)

1

HK01

1020105

544761


0.00

Trên cạn

2

HK02

1020091

544767

0.00

Trên cạn

3

HK03

1020060

544772

-4.50

4

HK04


1020020

544774

-3.50

5

HK05

1020000

544780

0.00

Trên cạn

6

HK06

1019981

544781

0.00

Trên cạn


Dƣới
nƣớc
Dƣới
nƣớc

Khối lƣợng thực hiện: tiến hành khoan 6 hố khoan gồm: 4 hố trên cạn (mỗi hố
khoan sâu 30m) và 2 hố dƣới nƣớc (1 hố khoan sâu 34m và 1 hố khoan sâu 40m). Kí
hiệu từ HK01 đến HK06. Vị trí hố khoan đƣợc bố trí trong sơ đồ vị trí hố khoan (PL).
Tổng khối lƣợng khoan là 194.0m với 97 mẫu đất đƣợc lấy tại hiện trƣờng.
 Thí nghiệm hiện trƣờng
Tiến hành thí nghiệm đóng SPT theo TCVN 9351:2012 – Đất xây dựng –
Phƣơng pháp thí nghiệm hiện trƣờng – Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT. Thí nghiệm
đƣợc tiến hành với tần suất 2m/ thí nghiệm. Tổng số lần thí nghiệm là 97 lần.
2.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG
Đƣợc tiến hành bởi CTCP LAS92 và đƣợc tiến hành theo các tiêu chuẩn sau:
-

Thành phần hạt đƣợc xác định bằng phƣơng pháp rây kết hợp với
phƣơng pháp tỉ trọng kế (TCVN 4198:2014).

-

Độ ẩm tự nhiên W% xác định bằng cách sấy khô ở nhiệt độ 100105oC, cho đến khi sự tổn thất số lƣợng không thay đổi (TCVN
4196:2012).

-

Tỉ trọng của đất (g/cm3) xác định bằng phƣơng pháp bình tỉ trọng
(TCVN 4195:2012).
14



-

Dung trọng tự nhiên của đất γw (g/cm3) xác định bằng cách dùng dao
vòng đối với những đất loại sét, sét pha, cát pha (TCVN 4202:2012).

-

Giới hạn chảy (WL) và giới hạn dẻo (WP) đƣợc xác định theo tiêu
chuẩn TCVN 4197:2012.

-

Lực dính đơn vị C (kG/cm2) và góc ma sát trong φ (o) của đất đƣợc
xác định bằng cách cắt nhanh trực tiếp (TCVN 4199:2014).

-

Hệ số nén lún a (cm2/kG) xác định bằng cách nén không nở hông, sơ
đồ biểu diễn dƣới dạng đƣờng cong nén chặt giữa hệ số rỗng và tải
trọng tƣơng ứng (TCVN 4200:2012).

-

Cƣờng độ kháng nén nở hông tự do qu đƣợc thực hiện theo thí
nghiệm nén nở hông tự do (ASTM D 2166)

Khối lƣợng công việc
-


Độ ẩm : 97 mẫu

-

Dung trọng: 97 mẫu

-

Thành phần hạt : 97 mẫu

-

Chảy dẻo : 97 mẫu

-

Nén không nở hông : 97 mẫu

-

Cắt trực tiếp : 97 mẫu

-

Nén nở hông : 15 mẫu

2.4. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP, TÍNH TOÁN, XỬ LÍ SỐ LIỆU
 Các kết quả số liệu đƣợc dùng từ báo cáo khảo sát địa chất của dự án do CTCP
LAS92 thực hiện, tổng hợp các kết quả thí nghiệm cần thiết để tính toán dựa

trên các cơ sở lý thuyết.
 Sử dụng các phần mềm tin học văn phòng (Microsoft Office) để thống kê, tính
toán, và đặc biệt có phần mềm Autocad hỗ trợ để thể hiện các hình vẽ, mặt cắt
địa chất khu vực nghiên cứu.
 Phƣơng pháp tính toán cọc: xử lí, tính toán kết quả các số liệu đƣợc áp dụng
theo tiêu chuẩn TCVN 10304 – 2014.

15


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
Cầu Hộ Phòng bắc qua Kênh Xáng (kênh Cà Mau – Bạc Liêu) thuộc Thị Xã
Giá Rai – Bạc Liêu, dài 108.3m, rộng 3.5m; nối Khóm 2 và Khóm 3 của phƣờng Hộ
Phòng – Thị Xã Giá Rai – Tỉnh Bạc Liêu do Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu
điện Liên Việt (Công ty cổ phần Him Lam) tài trợ xây dựng.
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
3.2.1. Đặc điểm địa hình – địa mạo
Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi, núi chính vì lẽ đó cũng
không có các chấn động địa chất lớn. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, sông rạch
và kênh đào chằng chịt.
Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn các rừng chủ yến nhƣ rừng
tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dƣới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo.
Rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát,...
3.2.2. Cấu trúc địa chất
Từ mặt đất đến độ sâu khảo sát 40m có 7 lớp đất chính đƣợc đánh số 1, 2, 3, 4,
5, 5a, 6 với các đặc điểm sau:
Lớp đất số 1:
Bùn sét, màu xám đen, trạng thái chảy. Lớp đất này xuất hiện ở tất cả các hố
khoan, có bề dày thay đổi từ 13.0m (HK03) đến 18.8m (HK01), cao độ của đáy lớp

thay đổi từ -20.20m (HK01) đến -17.50m (HK03), phân bố ngay dƣới lớp đất san lấp.
Đây là lớp đất có tính nén lún cao và sức chịu tải thấp, không thuận lợi cho việc xây
dựng công trình.
Lớp đất số 2:
Sét, sét pha, màu xám vàng, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng. Lớp đất này xuất
hiện ở tất cả các hố khoan, có bề dày thay đổi từ 4.7m (HK03) đến 7.5m (HK05), cao
độ của đáy lớp thay đổi từ -27.00m (HK05 và HK06) đến -22.20m (HK03), số búa

16


SPT từ 10 đến 19, phân bố ngay dƣới lớp đất số 1. Đây là lớp đất có tính nén lún và
sức chịu tải trung bình, tƣơng đối thuận lợi cho việc xây dựng công trình nhỏ và vừa.
Các lớp đất số 3, số 4 và số 5a:
 Lớp đất số 3: Sét, sét pha, màu xám vàng, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng. Lớp
đất này chỉ xuất hiện từ hố khoan HK02 đến HK06, có bề dày thay đổi từ 3.0m
(HK05 và HK06) đến 7.8m (HK03), cao độ của đáy lớp thay đổi từ -30.00m
(HK05 và HK06) đến -27.00m (HK05) và chƣa khống chế hết bề dày lớp ở các
hố khoan HK02, HK05 và HK06, số búa SPT từ 11 đến 19, phân bố ngay dƣới
lớp đất số 2.
 Lớp đất số 4: Cát pha, màu xám vàng, nâu vàng, trạng thái dẻo. Lớp đất này chỉ
xuất hiện ở các hố khoan HK01 và HK04, có bề dày thay đổi từ 2.5m (HK04)
đến 5.0m (HK01) và chƣa khống chế hết bề dày lớp ở hố khoan HK01, cao độ
của đáy lớp thay đổi từ -30.00m (HK01) đến -26.00m (HK04), số búa SPT từ
11 đến 18, phân bố ngay dƣới lớp đất 2 và 3.
 Lớp đất số 5a: Sét, màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm. Lớp đất này
chỉ xuất hiện ở hố khoan HK04, có bề dày là 3.0m, cao độ của đáy lớp là
29.00m, số búa SPT từ 6 đến 7. Đây là lớp đất có tính nén lún và sức chịu tải
trung bình, tƣơng đối thuân lợi cho việc xây dựng công trình nhỏ.
Lớp đất số 5:

Sét, màu xám vàng, xám xanh, xám trắng, trạng thái nửa cứng. Lớp đất này chỉ
xuất hiện ở các hố khoan HK03 và HK04, có bề dày thay đổi từ 6.7m (HK04) đến
8.5m (HK03) và chƣa khống chế hết bề dày lớp ở hố khoan HK03, cao độ của đáy lớp
thay đổi từ -38.50m (HK03) đến -37.50m (HK04), số búa SPT từ 14 đến 32, phân bố
ngay dƣới lớp đất số 3 và 5a. Đây là lớp đất có tính nén lún và sức chịu tải trung bình,
tƣơng đối thuận lợi cho việc xây dựng công trình nhỏ và vừa.
Lớp đất số 6:
Cát pha, màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo. Lớp đất này chỉ xuất hiện ở
hố khoan HK04, có bề dày là 0.8m, số búa SPT là 15, phân bố ngay dƣới lớp đất số 5

17


và chƣa khống chế hết bề dày lớp. Đây là các lớp đất có tính nén lún và sức chịu tải
trung bình, tƣơng đối thuận lợi cho việc xây dựng công trình nhỏ.
3.2.3. Điều kiện thủy văn – địa chất thủy văn
 Thủy văn
Kênh Xáng Cà Mau – Bạc Liêu là một con kênh đổ ra Sông Mỹ Thanh. Kênh
có chiều dài 103km, trung bình sâu 3 – 4m và chảy qua các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu,
Sóc Trăng.
Tại vị trí khảo sát, mực nƣớc ngầm đƣợc xác định sau khi kết thúc công tác
khoan khảo sát ít nhất 24 giờ, kết quả đo đƣợc cho thấy mực nƣớc ngầm tại khu vực
thay đổi từ -0,5m ở hố khoan HK02 đến -1,3m ở hố khoan HK01 (theo độ cao giả
định) và thay đổi theo mùa trong năm.
 Địa chất thủy văn
Theo Đề án địa chất Điều tra đánh giá nguồn nƣớc dƣới đất vùng thị xã Bạc
Liêu thì Bạc Liêu có 6 tầng chứa nƣớc lỗ hổng, trong đó có 4 tầng chứa nƣớc nhạt có
thể thăm dò khai thác: Pleistocen trung-thƣợng (qp2-3), Pleistocen hạ (qp1), Pliocen
trung (n22) và Pliocen hạ (n21)
3.2.3.1. Tầng chứa nƣớc Pleistocen trung – thƣợng (qp2-3)

Tầng chứa nƣớc này phân bố rộng rãi, lộ ra trên mặt tại miền Đông Nam Bộ,
TPHCM, phía Bắc và Tây Bắc tỉnh Long An, Tri Tôn (An Giang) và đảo Phú Quốc
với diện tích khoảng 3250km2. Chiều sâu mái tầng chứa nƣớc thay đổi từ 20m đến
40m ở vùng ven rìa (Long An, TPHCM, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu
và Cà Mau) đến 50m và 60m ở trung tâm (Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ,
Sóc Trăng) và sâu nhất ở Bình Minh – Vĩnh Long. TCN Pleistocen trung thƣợng bao
gồm các thành tạo trầm tích sau đây:
-

Các trầm tích Pleistocen thƣợng tầng Củ Chi qp1-2 gồm cát, cuội sỏi lẫn nhiều
sét kaolin, tƣơng đƣơng hệ tầng Mộc Hóa ở Trung Nam Bộ và hệ tầng Long Mĩ
ở Tay Nam sông Hậu.

-

Các trầm tích Pleistocen trung-thƣợng qp2-3 bao gồm hệ tầng Long Toàn ở vùng
trũng sâu trung tâm, hệ tầng Rạch Giá ở Tây Nam Bộ, hệ tầng Thủy Đông ở
18


×