Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LƯU CHÍ BÌNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. ĐOÀN THANH HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


i

TÓM TẮT
Hiệu quả hoạt động là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng TMCP,
nó thể hiện sức mạnh cạnh tranh và khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Sau
cuộc khủng hoảng kinh tế, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm
yếu kém trong công tác điều hành quản lý, dẫn đến nợ xấu gia tăng, giảm doanh thu
và hoạt động kém hiệu quả. Trước tình hình đó Thủ tướng chính phủ đã thông qua
quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng


giai đoạn 2011 – 2015” với mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ
thống các tổ chức tín dụng nhằm chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động của các ngân
hàng TMCP.
Luận văn được nghiên cứu trên khoảng thời gian cụ thể (từ năm 2011 đến năm
2017) nhằm khắc họa rõ nét hiệu quả của đề án mang lại đối với hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết và công trình
nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước, luận văn xác định được các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm các yếu tố bên
trong như độ tuổi ngân hàng, quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng
tài sản và các yếu tố bên ngoài như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát.
Các yếu tố trên được lượng hóa nhờ sự hỗ trợ của phần mềm thống kê STATA
14, kết quả ước lượng kiểm định cho thấy ngoài các nhân tố độ tuổi của ngân hàng,
quy mô tổng tài sản, cơ cấu vốn ngân hàng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập và tỷ lệ lạm
phát có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thì chính sách của ngân hàng
Trung Ương cũng thể hiện được vai trò tác động của mình trong giai đoạn này. Đúc
kết từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất hàm ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của ngân hàng cũng như đưa ra những hạn chế trong công trình nghiên cứu.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng TMCP tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.



iii

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy PGS.TS Đoàn Thanh Hà người
đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Ngân
hàng TP.HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường và cho
đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
TP.HCM, tháng 12 năm 2018
Học viên thực hiện
Lưu Chí Bình


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH .......................................................... viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.6 Đóng góp của đề tài ...........................................................................................4
1.7 Bố cục nghiên cứu .............................................................................................4
1.8 Kết luận chương 1 ..............................................................................................5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................6
2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ...............................6
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại .....................7
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ......................11
2.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài ...........................................................................11
2.3.1.1 Môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước ..............11
2.3.1.2 Môi trường pháp lý .............................................................................13
2.3.1.3 Lạm phát .............................................................................................14


v

2.3.1.4 Tăng trưởng GDP ................................................................................15
2.3.2 Nhân tố bên trong ......................................................................................17

2.3.2.1 Độ tuổi ngân hàng ...............................................................................17
2.3.2.2 Quy mô tổng tài sản ............................................................................18
2.3.2.3 Quy mô vốn chủ sở hữu ......................................................................19
2.3.2.4 Hiệu quả quản lý chi phí .....................................................................19
2.3.2.5 Chất lượng quản trị rủi ro ...................................................................20
2.4 Lược khảo các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng thương mại ..........................................................................22
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................22
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................27
2.5 Kết luận chương 2 ............................................................................................37
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................38
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................38
...............................................................................................................................38
3.2 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................39
3.3 Đo lường các biến nghiên cứu .........................................................................40
3.4 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................44
3.5 Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................51
3.6 Phương pháp ước lượng...................................................................................52
3.7 Kết luận chương 3 ............................................................................................54
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................55
4.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam .............55
4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam................62
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017 ...............................................................64
4.4 Phân tích ma trận hệ số tương quan và nhân tử phóng đại phương sai ...........68
4.5 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng TMCP Việt Nam ...........................................................................................69


vi


4.5.1 Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (POOLED OLS)
...............................................................................................................................70
4.5.2 Mô hình hồi quy tác động cố định theo đối tượng (FIXED EFFECTS
MODEL) ................................................................................................................71
4.5.3 Mô hình hồi quy tác động cố định theo yếu tố thời gian ..........................72
4.5.4 Mô hình hồi quy tác động cố định hai chiều (TWO WAY FIXED
EFFECTS MODEL) ...........................................................................................74
4.5.5 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên hai chiều (TWO WAY RANDOM
EFFECTS MODEL) ...........................................................................................76
4.5.6 Kiểm định đối với mô hình tác động cố định hai chiều (TWO WAY FEM)
............................................................................................................................78
4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................79
4.8 Kết luận chương 4 ............................................................................................83
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP TẠI VIỆT NAM.............................................84
5.1 Kết luận ............................................................................................................84
5.2 Các hàm ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng .......................85
5.2.1 Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý .....................................................................85
5.2.2 Tăng vốn điều lệ ngân hàng ......................................................................86
5.2.3 Kiểm soát tỷ lệ chi phí trên thu nhập cũng như tỷ lệ cho vay trên tổng
tài sản .................................................................................................................86
5.3 Hạn chế công trình nghiên cứu ........................................................................87
5.4 Kết luận chương 5 ............................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. ix
PHỤ LỤC ................................................................................................................ xii


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE


Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

INF

Lạm phát

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

GLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát

FEM

Mô hình hồi quy tác động cố định

REM

Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên



viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt đông ngân hàng ......................................33
Bảng 3.1 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình ......................................................43
Bảng 3.2 Dữ liệu nghiên cứu phân tích trên 20 NHTMCP cụ thể ............................51
Bảng 4.1 Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản ................................................................59
Bảng 4.2 Số lượng các TCTD tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017 ................60
Bảng 4.3 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam ................................................61
Bảng 4.4 Tỷ suất sinh lợi ROA và ROE từ năm 2011 đến năm 2017 ......................62
Bảng 4.5 Giá trị trung bình các nhân tố ....................................................................65
Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan ..........................................................................68
Bảng 4.7 Nhân tử phóng đại phương sai ...................................................................69
Bảng 4.8 Mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS ......................................70
Bảng 4.9 Mô hình hồi quy tác động cố định theo yếu tố đối tượng.........................71
Bảng 4.10 Mô hình hồi tác động cố định theo yếu tố thời gian ................................73
Bảng 4.11 Mô hình hồi tác động cố định hai chiều ..................................................75
Bảng 4.12 Mô hình hồi tác động ngẫu nhiên hai chiều.............................................77
Bảng 4.13 Kiểm định Woolridge test ........................................................................78
Bảng 4.14 Kiểm định Modified wald test .................................................................78
Bảng 4.15 Mô hình hồi quy phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS ...79

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................38
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................39
Hình 3.3 Quy trình ước lượng ...................................................................................54

Hình 4.1 Tỷ suất sinh lợi ROA và ROE từ năm 2011 đến năm 2017 .......................63


1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính, đóng vai trò cầu
nối giữa khu vực đầu tư và khu vựa tiết kiệm, giúp ngân hàng trung ương thực thi
chính sách tiền tệ, hỗ trợ điều tiết nguồn tiền trong nền kinh tế, kiềm chế lạm phát
nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng quốc gia. Trong đó, các ngân hàng nào
hoạt động hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ngược lại những ngân
hàng hoạt động không tốt sẽ gây ra những tổn thất cho nền kinh tế, chính vì vậy
hiệu quả hoạt động ngân hàng là vấn đề cần được chú trọng quan tâm, đặc biệt trong
bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay, khi các ngân hàng đang đứng trước vô vàn
khó khăn và tìm kiếm cho mình cơ hội phát triển mới, thì hơn bao giờ hết hiệu quả
hoạt động là vấn đề tiên quyết quyết định sự tồn tại của một ngân hàng.
Những năm gần đây với sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam thì việc tăng áp lực cạnh tranh là không tránh khỏi, các ngân
hàng ngoại chiếm ưu thế về tiềm lực tài chính, sự nổi tiếng trong thương hiệu, đa
dạng về dịch vụ sản phẩm và chất lượng phục vụ … điều này mang đến cho họ lợi
thế nhất định khi cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, tạo sức ép cho các ngân hàng
nội địa, các ngân hàng TMCP tại Việt Nam cần phải cố gắng hoàn thiện, nổ lực hơn
nữa để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, hậu quả để lại của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam với chất lượng các khoản tín dụng giảm sút,
nợ xấu tăng cao, tiềm tàng các khuyết điểm, những vấn đề chưa lành mạnh hóa
trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Trước tình hình đó, ngày 1 tháng 3
năm 2012, thông qua quyết định số 254/QĐ-TTg, Thủ tướng chính phủ đã phê
duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” với mục

tiêu “cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến
năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện
đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc”. Theo đó nhiệm vụ đặt ra trong giai


2

đoạn 2011 – 2015 là lành mạnh hóa tình trạng tài chính của các ngân hàng, củng cố
năng lực hoạt động, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức
tín dụng, Đề án mang đến một sứ mệnh tầm nhìn giúp các ngân hàng TMCP tại Việt
Nam khắc phục được những khó khăn, thoát khỏi dư chấn của cuộc khủng hoảng tài
chính để lại. Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt
Nam trong và sau giai đoạn thực hiện đề án tái cơ cấu từ năm 2011 – 2017, luận văn
đã sử dụng các phương pháp định lượng trong phân tích để đánh giá hiệu quả hoạt
động của ngân hàng, khắc họa rõ nét hơn tình hình hoạt động của ngân hàng trong
những năm vừa qua. Vì vậy đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng TMCP tại Việt Nam” vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực
tiễn to lớn, gắn liền với các sự kiện mang tính thời sự, luận văn đã thể hiện được
tính cấp thiết và nhiệm vụ quan trọng của mình.
1.2 Mục tiêu đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài xác định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017, từ đó đề xuất hàm ý
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Gợi ý các hàm ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP
tại Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt
Nam, luận văn cần làm sáng tỏ các câu hỏi sau:
Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017 như
thế nào?


3

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt
Nam trong giai đoạn 2011 – 2017?
Các nhân tố này tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động ngân hàng và các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 –
2017.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nghiên cứu trên 20 NHTMCP tại Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2017. Luận văn thực hiện lựa chọn giai đoạn nghiên
cứu này vì đây là mốc thời gian kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng
nói đang có sự điều chỉnh mạnh mẽ từ các chính sách của ngân hàng trung ương,
một cuộc cải tổ sâu rộng được tiến hành giai đoạn hậu khủng hoảng, sự thay đổi
trong cách thức điều hành vĩ mô đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên hai phương pháp sau:
Luận văn vận dụng phương pháp định tính, tổng hợp các tư liệu nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước, phân tích làm sáng tỏ khái niệm hiệu quả hoạt động,
tiến hành thống kê mô tả, so sánh nhằm xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu

quả hoạt động của các ngân hàng.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xây dựng mô hình hồi
quy bội, tác giả thu thập số liệu thực tế của 20 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011
– 2017 và tiến hành phân tích kiểm định với sự hỗ trợ của các phần mềm EXCEL
và STATA 14.


4

Dữ liệu nghiên cứu: tác giả sử dụng số liệu của 20 ngân hàng TMCP Việt
Nam đang hoạt động, thời kỳ lấy mẫu kéo dài từ 01/01/2011 đến hết 31/12/2017 (7
năm), số liệu của mẫu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm
toán của các ngân hàng, website của các ngân hàng và wedsite của Tổng cục thống
kê.
1.6 Đóng góp của đề tài
Đề tài đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn năm 2011 đến 2017.
Đề tài là một sự kiểm định đối với các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, qua đó tiến hành nhận diện, phân tích,
đo lường mức độ tác động của các nhân tố này.
Ngoài các nhân tố được liệt kê, đề tài còn phân tích tác động của thể chế,
chính sách đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua mô hình nghiên cứu
thực nghiệm, đây chính là điểm khác biệt so với các công trình nghiên cứu trước.
Một số gợi ý chính sách từ kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Luận văn được sử dụng như tài liệu tham khảo, nguồn tư liệu hữu ích cho các
bạn đọc quan tâm đến đề tài nghiên cứu này.
1.7 Bố cục nghiên cứu
Chương 1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu – bao gồm tính cấp thiết của đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,

đóng góp của đề tài.
Chương 2 Trình bày cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu – bao gồm các lý
thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, phân tích các yếu tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng, trình bày công trình nghiên cứu của các tác giả trong
và ngoài nước về đề tài nghiên cứu này.


5

Chương 3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu – bao gồm việc trình bày mô
hình nghiên cứu, phân tích mối quan hệ các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng, giới thiệu quy trình thu thập, xử lý số liệu, cùng phương pháp ước lượng
được sử dụng.
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận – tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm, trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu đạt được.
Chương 5 Kết luận và các hàm ý quản trị – tác giả tóm tắt công trình nghiên
cứu, từ đó đưa ra các hàm ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
TMCP tại Việt Nam.
1.8 Kết luận chương 1
Chương 1 giới thiệu những vấn đề tổng quát về đề tài cần nghiên cứu, chương
này cung cấp cho người đọc các vấn đề như tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đưa ra các phương pháp nghiên cứu
cũng như trình bày ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn đề tài mang lại.


6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn)
để đạt được mục tiêu xác định. Hoặc
Hiệu quả hoạt động SXKD là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị máy móc,
lao động và đồng vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động SXKD
của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. (GS.TS Ngô Đình Giao, 1997,
Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp)
Hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt
được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất,
đáp ứng mục tiêu đã định trước (PGS.TS Nguyễn Khắc Minh, 2004).
Vì vây, hiệu quả hoạt động của ngân hàng là một phạm trù kinh tế, phản ánh
quá trình ngân hàng sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nhằm tạo ra kết quả cao
nhất phù hợp với mục tiêu tổ chức đề ra.
Do hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên hiệu quả
hoạt động ngân hàng là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Các ngân
hàng phải thường xuyên đối mặt với yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm
tăng sức mạnh cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động trong nền kinh tế
mở như hiện nay.
Các ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ có nhiều ưu thế trong cạnh tranh, thương
hiệu ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến, thu hút lượng lớn tiền gửi khách
hàng cùng sự quan tâm của các cổ đông, nhà đầu tư, nhờ đó nguồn vốn ngân hàng
không ngững gia tăng, ngân hàng tích khi lũy đủ tiềm lực và có cơ hội sẽ đẩy mạnh
hoạt động tín dụng, đa dạng hóa danh mục đầu tư, mang đến nhiều lợi nhuận. Song


7

song với việc nâng cao hiệu quả hoạt động là quá trình ngân hàng không ngừng cải
tiến về chất lượng phục vụ, sử dụng trình độ công nghệ tiên tiến trong giao dịch

cũng như sự đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, tín dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
Theo Peter S. Rose (2004), giá trị thị trường (hay thị giá) của cổ phiếu là chỉ
số tốt nhất phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi nó thể
hiện sự đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp đó. Tuy nhiên chỉ số này
thường không đáng tin cậy trong lĩnh vực ngân hàng. Lý do là hầu hết cổ phiếu
ngân hàng, đặc biệt là cổ phiếu của các ngân hàng nhỏ không được giao dịch tích
cực trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước, đặc biệt trong bối cảnh
thị trường có nhiều thông tin bất cân xứng như hiện nay, gây ra nhiều bất lợi cho
các nhà đầu tư, khi đó bên nào có nhiều thông tin hơn dễ dàng trong việc dẫn giá và
chủ động xây dựng các chiến lược có lợi cho mình. Thực tế này buộc các nhà phân
tích tài chính phải sử dụng các tỷ lệ về khả năng sinh lời để thay thế cho chỉ số giá
trị thị trường.
Tỷ lệ khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
một ngân hàng thương mại làm ăn kinh doanh tốt, khả năng sinh lời cao sẽ có điều
kiện trích lập các quỹ dự trữ, đầu tư mở rộng mạng lưới giao dịch, đầu tư công
nghệ, khách hàng cảm thấy yên tâm tin tưởng và gửi tiền, do đó nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngân hàng.
Mức sinh lợi của một ngân hàng được đo lường tổng quát thông qua tỷ lệ lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), và phần
chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi trên tài sản có sinh lời (NIM), tất cả các
chỉ tiêu này đều phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng, cho biết giá trị lợi nhuận
do tài sản hoặc vốn tự có mang lại là bao nhiêu, hoặc cho biết lợi nhuận ròng nhà
đầu tư đạt được sau khi trừ đi các khoản phí hoạt động.


8

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA

Đầu tiên trong nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời là tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản (ROA). ROA là tỷ số thu nhập ròng trên tài sản (Return on total assets).
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Công thức
tính của tỷ số này là:
ROA =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này được coi là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng hay hiệu quả
khai thác tài sản có. ROA giúp các nhà quản trị ngân hàng thấy được khả năng bao
quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản có, là thước đo hiệu quả đầu
tư của ngân hàng vì mọi tài sản có đều là những khoản đầu tư. Nói cách khác, ROA
giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự
điều động linh hoạt giữa các mục tiêu trên tài sản có trước những biến động của nền
kinh tế.
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng
vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Tài sản của một ngân hàng được hình thành từ vốn
vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt
động của ngân hàng. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể
hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền
hơn trên lượng đầu tư ít hơn, hay nói cách khác là kết quả cao hơn trên chi phí ít hơn.
Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các
khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các
hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt
hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.
Trong nghiên cứu của Rina Adi Kristianti và Yovin (2016) về các yếu tố ảnh
hưởng đến 10 ngân hàng lớn nhất tại Indonesia năm 2004 – 2013, nhóm tác giả đã
sử dụng chỉ tiêu ROA như một đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng, mặt
khác trong nghiên cứu của Abedalfattah Zuhair Al-abedallat (2017) chỉ tiêu này



9

cũng được dùng khi phản ánh hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Jordan năm 2000 2015. Nghiên cứ của nhóm tác giả Eng Shi Jing, Lim Kean Kean, Lim Meng Wah,
Ng Shwu Yun, Ngo Weng Team (2013) khi so sánh khả năng sinh lời các ngân
hàng giữa 2 quốc gia Malaysia và Singapore giai đoạn 2004 - 2011, cũng đã sử
dụng ROA như một tiêu chí đánh giá chính trong công trình nghiên của của mình.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
ROE (Return on Equity) là tỷ số quan trọng đối với các cổ đông, tỷ số này đo
lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường và được tính bằng
công thức sau:
ROE =

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra
và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời cho doanh nghiệp. ROE đo lường hiệu quả sử
dụng một đồng v

NamABank

8

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (Nam Việt cũ)

NCB

9


Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

VPB

10

Ngân hàng TMCP Quân đội

MBBank

11

Ngân hàng TMCP Quốc tế

VIB

12

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

SaigonBank

13

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

SacomBank

14


Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

PGBank

15

Ngân Hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

EximBank

16

Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương

VietcomBank


xiii

17

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

VietinBank

18

Ngân Hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam


BIDV

19

Ngân Hàng TMCP Phương Đông Việt Nam

OCB

20

Ngân hàng TMCP Bản Việt

VietCapitalBank


xiv

PHỤ LỤC 2 CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG TMCP TẠI VIỆT NAM NĂM 2011 ĐẾN 2017
NGÂN HÀNG

NH ĐÔNG NAM Á

NH Á CHÂU

NH AN BÌNH

NH HÀNG HẢI

NH KỸ THƯƠNG


NĂM
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

ROA
0.00125
0.00070
0.00190
0.00108
0.00108
0.00113
0.00244
0.01142
0.00445
0.00496
0.00530
0.00510
0.00567
0.00745
0.00739
0.00807
0.00244
0.00173
0.00142
0.00329
0.00578

0.00697
0.00206
0.00308
0.00137
0.00111
0.00151
0.00109
0.01747
0.00426
0.00415
0.00615
0.00796
0.01338
0.02393

ROE
0.02277
0.00945
0.02649
0.01529
0.01593
0.01986
0.04937
0.26823
0.06210
0.06610
0.07677
0.08041
0.09423
0.13213

0.06501
0.07665
0.02447
0.02047
0.01576
0.04175
0.07989
0.08393
0.02491
0.03505
0.01511
0.00854
0.01029
0.00889
0.25198
0.05762
0.04735
0.07219
0.09292
0.16077
0.23934


xv

NH KIÊN LONG

NH NAM Á

NH QUỐC DÂN


NH VN THINH
VƯỢNG

NH QUÂN ĐỘI

NH QUỐC TẾ

2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011

2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014

0.02211
0.01889
0.01467
0.00761
0.00653
0.00397
0.00540
0.01263
0.01128
0.00468
0.00502
0.00548

0.00077
0.00439
0.00739
0.00010
0.00063
0.00022
0.00013
0.00016
0.00031
0.00966
0.00627
0.00839
0.00768
0.01236
0.01720
0.02319
0.01380
0.01321
0.01267
0.01248
0.01136
0.01125
0.01112
0.00659
0.00800
0.00065
0.00648

0.11418
0.10190

0.09018
0.05229
0.04898
0.03597
0.05679
0.07288
0.05513
0.04138
0.05619
0.05690
0.00957
0.06524
0.05168
0.00068
0.00576
0.00253
0.00202
0.00336
0.00682
0.13336
0.09694
0.13170
0.13959
0.17894
0.22908
0.21689
0.19864
0.18035
0.15089
0.15114

0.10836
0.10845
0.11791
0.07831
0.06216
0.00629
0.06149


xvi

NH SÀI GÒN

NH SACOMBANK

NH PG BANK

NH EXIMBANK

NH VIETCOMBANK

2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016

2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017


0.00618
0.00537
0.00913
0.01978
0.02001
0.01177
0.01143
0.00243
0.00732
0.00256
0.01411
0.00659
0.01381
0.01162
0.00222
0.00027
0.00321
0.02538
0.01247
0.00154
0.00508
0.00165
0.00494
0.00220
0.01655
0.01257
0.00388
0.00035
0.00032
0.00240

0.00551
0.01150
0.01068
0.00933
0.00799
0.00791
0.00870
0.00880

0.06051
0.06425
0.12794
0.09197
0.08398
0.04936
0.05189
0.01271
0.03966
0.01598
0.13720
0.07317
0.13063
0.12215
0.02934
0.00399
0.05085
0.17223
0.07514
0.01190
0.03924

0.01210
0.03508
0.01812
0.18640
0.13525
0.04487
0.00399
0.00304
0.02297
0.05774
0.14726
0.10654
0.10328
0.10638
0.11804
0.14243
0.17334


xvii

NH VIETIN BANK

NH BIDV

NH PHƯƠNG ĐÔNG

NH BẢN VIỆT

2011

2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

0.01359
0.01225

0.01008
0.00866
0.00733
0.00723
0.00681
0.00789
0.00531
0.00739
0.00767
0.00750
0.00619
0.00578
0.01190
0.00838
0.00736
0.00564
0.00424
0.00606
0.00969
0.01591
0.00988
0.00447
0.00629
0.00183
0.00008
0.00084

0.21970
0.18349
0.10741

0.10411
0.10189
0.11354
0.11697
0.13118
0.09707
0.12644
0.14985
0.15062
0.14110
0.14223
0.08069
0.06019
0.06089
0.05489
0.04958
0.08205
0.13304
0.08178
0.06253
0.03203
0.04893
0.01606
0.00081
0.01003


xviii

PHỤ LỤC 3 SỐ LIỆU XỬ LÝ TỪ STATA 14

MA TRẬN HỆ SỐ HỒI QUY
AGE
AGE
ASSET
CAP
CIR
DEPTA
LAR
GDP
INF

1.0000
0.5813
-0.2807
-0.3315
-0.1145
0.3634
0.1499
-0.1604

ASSET

CAP

CIR

DEPTA

LAR


GDP

INF

1.0000
-0.7430 1.0000
-0.3278 -0.1030 1.0000
-0.1094 -0.0271 0.0082 1.0000
0.1650 0.0773 -0.2358 -0.5196 1.0000
0.1638 -0.2350 0.0357 -0.2027 0.2837 1.0000
-0.1386 0.1820 -0.3104 0.5398 -0.3065 -0.4841

1.0000

NHÂN TỬ PHÓNG ĐẠI PHƯƠNG SAI

Variable

VIF

1/VIF

ASSET
CAP
INF
CIR
DEPTA
AGE
LAR
GDP


4.88
3.74
2.27
2.02
1.90
1.84
1.77
1.49

0.204769
0.267046
0.440755
0.495608
0.527195
0.542993
0.565151
0.670687

Mean VIF

2.49


xix

MÔ HÌNH HỒI QUY THEO PHƯƠNG PHÁP POOLED OLS
Source

SS


df

MS

Model
Residual

.002974951
.00118232

8
131

.000371869
9.0253e-06

Total

.004157271

139

.000029908

ROA

Coef.

AGE

ASSET
CAP
CIR
DEPTA
LAR
GDP
INF
_cons

-.0001501
.0009095
.0333238
-.0250943
.0001821
.0065363
-.0141865
.0215607
.000709

Std. Err.
.0000335
.0004817
.0117522
.0025406
.0039603
.0026068
.0523801
.0068672
.0114813


t
-4.47
1.89
2.84
-9.88
0.05
2.51
-0.27
3.14
0.06

Number of obs
F(8, 131)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE

P>|t|
0.000
0.061
0.005
0.000
0.963
0.013
0.787
0.002
0.951

=

=
=
=
=
=

140
41.20
0.0000
0.7156
0.6982
.003

[95% Conf. Interval]
-.0002165
-.0000433
.010075
-.0301202
-.0076523
.0013795
-.1178069
.0079757
-.0220038

-.0000837
.0018624
.0565725
-.0200683
.0080165
.0116931

.0894338
.0351458
.0234217

MÔ HÌNH HỒI QUY TÁC ĐỘNG CỐ ĐỊNH THEO YẾU TỐ ĐỐI TƯỢNG
(FIXED EFFECTS MODEL)
Fixed-effects (within) regression
Group variable: BANK

Number of obs
Number of groups

R-sq:

Obs per group:
within = 0.7432
between = 0.2800
overall = 0.3677

corr(u_i, Xb)

=
=

140
20

min =
avg =
max =


7
7.0
7

=
=

40.51
0.0000

F(8,112)
Prob > F

= -0.7798

ROA

Coef.

Std. Err.

AGE
ASSET
CAP
CIR
DEPTA
LAR
GDP
INF

_cons

-.0007376
.0074078
.0655954
-.0255475
-.0032973
.0084672
-.0409026
.021236
-.1062258

.0003679
.00171
.0148672
.0032728
.0048786
.0040837
.063385
.0088765
.029279

sigma_u
sigma_e
rho

.00609962
.00248013
.85812885


(fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(19, 112) = 4.22

t
-2.00
4.33
4.41
-7.81
-0.68
2.07
-0.65
2.39
-3.63

P>|t|
0.047
0.000
0.000
0.000
0.501
0.040
0.520
0.018
0.000

[95% Conf. Interval]
-.0014667
.0040197
.036138

-.0320321
-.0129636
.0003759
-.1664919
.0036483
-.1642385

-8.58e-06
.0107959
.0950529
-.0190629
.006369
.0165585
.0846867
.0388236
-.0482132

Prob > F = 0.0000


×