BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MINH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
TP. HCM - năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MINH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN CHÍ ĐỨC
TP. HCM, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018
Người cam đoan
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các thầy cô, các đồng nghiệp, các bạn
hữu và gia đình của tôi. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ
lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu và Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí
Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tiến sỹ Nguyễn Chí Đức, người thầy kính yêu đã hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm, lo
lắng, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lớp cao học CH18B2 – Trường Đại Học Ngân
Hàng TP HCM và các đồng nghiệp của tôi đã động viên, đồng hành và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn gia đình yêu quý của tôi đã luôn luôn động viên,
bên cạnh tôi, giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành xong chương trình học tập và luận
văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018
Nguyễn Thị Minh
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ........................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề: ....................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài: .............................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................6
1.3.1. Mục tiêu tổng quát: ......................................................................................6
1.3.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................6
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................6
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................7
1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................7
1.7. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................8
1.8. Đóng góp của đề tài ......................................................................................8
1.9. Kết cấu của luận văn ....................................................................................9
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 10
2.1. Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân .............................................10
2.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân ..................................................10
2.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân ....................................................11
2.1.3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay .................................................12
2.1.4. Khả năng trả nợ .........................................................................................13
2.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ của khách hàng cá nhân. ......................................................15
2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài: .............................................................................15
2.2.2. Nghiên cứu trong nước: .............................................................................17
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá
nhân .............................................................................................................19
2.2.3.1.
Các nhân tố liên quan tới khách hàng ...................................................19
2.2.3.2.
Các nhân tố liên quan tới khoản vay.....................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG II...................................................................................24
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................. 25
3.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................25
3.1.1. Phương pháp thống kê mô tả ................................................................... 25
3.1.2. Phương pháp phân tích hồi quy ............................................................... 25
3.1.2.1.
Mô hình Binary Logistic .......................................................................26
3.1.2.2.
Ý nghĩa các hệ số hồi quy .....................................................................26
3.1.2.3.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình .....................................................27
3.1.2.4.
Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ...........................................27
3.1.2.5.
Kiểm định độ phù hợp tổng quát ..........................................................27
3.2. Xác định các biến đưa vào mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ........27
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................31
3.4. Quy trình nghiên cứu .................................................................................31
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 33
4.1. Phân tích thống kê mô tả ...........................................................................33
4.1.1. Phân tích thống kê mô tả chung ...............................................................33
4.1.2. Thống kê mẫu theo từng biến độc lập ......................................................34
4.1.2.1.
Nhóm các nhân tố liên quan tới đặc điểm nhân khẩu học ....................34
4.1.2.2.
Nhóm các nhân tố liên quan tới năng lực của người vay .....................39
4.1.2.3.
Nhóm các nhân tố liên quan tới khoản vay ..........................................42
4.2. Mô hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – Chi Nhánh TP HCM ..................................................................48
4.2.1. Ma trận tương quan giữa các biến ...........................................................48
4.2.2. Mô hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – Chi Nhánh TP HCM ..................................................................51
4.2.2.1.
Mô hình chung ......................................................................................51
4.2.2.2.
Mô hình giới hạn: (Loại các biến chưa đạt ở mô hình chung) .............53
4.2.3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
Nhánh TP HCM từ mô hình thực nghiệm. ..............................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV .................................................................................59
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 60
5.1. Kết luận .......................................................................................................60
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................62
5.3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu ...................................................................64
5.4. Hạn chế của đề tài ......................................................................................67
5.5. Hướng nghiên cứu đề xuất ........................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 69
PHỤ LỤC 01: KẾT QUẢ THỐNG KÊ ............................................................72
PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ HỒI QUY ................................................................90
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu viết
Nghĩa đầy đủ
tắt
1
KH
Khách hàng
2
KHCN
Khách hàng cá nhân
3
NHNN
Ngân hàng nhà nước
4
NHTM
Ngân hàng thương mại
5
TCTD
Tổ chức tín dụng
6
TMCP
Thương Mại Cổ Phần
7
TP HCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tiếng Anh: Viet Nam Asset Management Company-
8
VAMC
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
Quản Lý Tài Sản Của Các Tổ Chức Tín Dụng Việt
Nam
9
10
VPBank
Tiếng anh: Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial
Bank-Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
VPBank CN
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi Nhánh Thành
TP HCM
Phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
STT
Trang
Bảng 1.1
Bảng thông tin dư nợ cho vay Khách hàng và nợ xấu
Bảng 2.1
Bảng tổng hợp các biến theo nhóm
19
Bảng 3.1
Bảng tổng hợp biến độc lập
29
Bảng 4.1
Descriptive Statistics (Thống kê mô tả chung)
33
Bảng 4.2
Bảng thống kê giới tính
34
Bảng 4.3
Bảng thống kê độ tuổi của khách hàng
36
Bảng 4.4
Bảng thống kê tình trạng hôn nhân
37
Bảng 4.5
Bảng thống kê số lượng thành viên phụ thuộc
38
Bảng 4.6
Bảng thống kê trình độ học vấn
40
Bảng 4.7
Bảng thống kê nghề nghiệp
41
Bảng 4.8
Bảng thống kê thu nhập
42
Bảng 4.9
Bảng thống kê kích cỡ khoản vay
43
Bảng 4.10
Bảng thống kê lãi suất
44
Bảng 4.11
Bảng thống kê thời hạn cho vay
45
Bảng 4.12
Bảng thống kê hình thức vay
46
Bảng 4.13
Bảng thống kê mục đích vay
47
Bảng 4.14
Bảng thống kê khả năng trả nợ
48
Bảng 4.15
Bảng ma trận tương quan (Correlationsc)
50
Bảng 4.16
Bảng Variables in the Equation
51
Bảng 4.17
Bảng Omnibus Tests of Model Coefficients
52
Bảng 4.18
Bảng Model Summary
52
Bảng 4.19
Bảng Classification Tablea
53
Bảng 4.20
Bảng Variables in the Equation
54
Bảng 4.21
Bảng Omnibus Tests of Model Coefficients
54
Bảng 4.22
Bảng Model Summary
55
Bảng 4.23
Bảng Classification Tablea
55
4
Bảng Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
Bảng 4.24
hàng cá nhân tại VPBANK Hồ Chí Minh
56
Bảng 5.1
Ứng dụng kết quả nghiên cứu
65
Trang 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1.
Đặt vấn đề:
Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đang là trụ cột chính của hệ thống tài chính
quốc gia, là kênh huy động và cấp vốn chủ đạo cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Từ đề án “cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, là cơ sở quan trọng cho công cuộc thực hiện cơ cấu lại
hệ thống TCTD, hướng tới hệ thống TCTD hiện đại, an toàn, hiệu quả và phát triển
bền vững. Và NHNN đã chủ động yêu cầu toàn ngành Ngân hàng phát huy nội lực
để triển khai các biện pháp cơ cấu lại ngay khi Đề án được ban hành. Về phía ngành
Ngân hàng, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày
18/04/2012 về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng, làm cơ sở
để triển khai thực hiện Đề án. Trên cơ sở đó và trước áp lực từ phía thị trường, bản
thân các NHTM cũng chủ động xây dựng và triển khai đề án tái cơ cấu cho riêng
mình. Hệ thống NHTM tập trung vào ba nhóm giải pháp là: Thứ nhất: lành mạnh
hóa, nâng cao năng lực tài chính: kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và xử lý nợ
xấu, xử lý nợ xấu tại các NHTM thông qua bán nợ cho VAMC, tăng vốn điều lệ và
lợi nhuận để lại. Thứ hai: đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng theo hướng hiện đại,
phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; Thứ ba: cơ cấu lại hoạt động kinh doanh
theo hướng an toàn, lành mạnh (Theo Tô Ngọc Hưng, 2017).
Hướng theo đề án đó, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng đã thực
hiện cải cách, chuyển đổi theo các nhóm giải pháp trên. Cụ thể như, VPBank đã liên
tục tăng vốn điều lệ trong năm 2011 từ 4000 tỷ đồng lên 4.433 tỷ đồng vào ngày
13/10/2011 và tăng lên 5.050 tỷ đồng vào ngày 30/12/2011. Không những thế,
VPBank tiếp tục tăng vốn điều lệ hàng năm và tới năm 2017 vốn điều lệ của ngân
hàng này lên tới hơn 15.706 tỷ vào ngày 31/8/2017. Ngoài ra, VPBank cũng thực
hiện kế hoạch 5 năm chuyển đổi 2012-2017 như: thay đổi diện mạo, thay đổi màu
sắc, tên gọi, slogan, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh…, cụ thể như sau:
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 2
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày
12/8/1993. Sau hơn 17 năm thành lập với tên gọi là Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh (VPBank) thì ngân hàng vẫn chưa mở
rộng, phát triển được như mong muốn. Vốn điều lệ lúc mới thành lập 20 tỷ, đến
năm 2009 cũng chỉ là 2,117 tỷ đồng. Khách hàng và đối tác vẫn chưa biết về ngân
hàng VPBank nhiều. Tới năm 2010, vị trí của VPBank trong hệ thống ngân hàng
thương mại vẫn chỉ là ngân hàng nhỏ, chưa có danh tiếng nhiều. Lợi nhuận sau thuế
năm 2009 chỉ là 293 tỷ đồng. Chính vì vậy, đầu năm 2010 VPBank đã đổi tên thành
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Cùng với việc
đổi tên, VPBank thay đổi màu sắc, slogan và nhiều hình thức khác…Với những
thay đổi đó đã mang lại nhiều điểm mới ấn tượng, nhiều ý nghĩa cho khách hàng,
cho dân tộc Việt Nam, từ đó VPBank đã phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ. Rõ nét
hơn cả là sự thay đổi từ bên trong bắt đầu từ năm 2012 khi ngân hàng đề ra cho
mình chiến lược phát triển hướng đến mục tiêu cụ thể lọt top 3 ngân hàng TMCP
bán lẻ, top 5 ngân hàng TMCP. Năm 2012 cũng là năm VPBank bắt đầu được Tổng
giám đốc Nguyễn Đức Vinh dẫn dắt. Thuyền trưởng này đã thực hiện tách riêng hai
khối khách hàng cá nhân và doanh nghiệp và liều lĩnh lựa chọn những phân khúc
được đánh giá rủi ro hơn thông thường, tập trung chính ở doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ
kinh doanh, tiểu thương và tín dụng tiêu dùng. Tới ngày nay, sau 5 năm cải cách và
dẫn dắt của Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh, vốn điều lệ của ngân hàng này là
15.706 tỷ vào ngày 31/8/2017. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 6.440 tỷ đồng vào cuối
năm 2017, tổng tài sản hợp nhất tính đến ngày 31/12/2017 của VPBank đạt 277.750
tỷ đồng. Năm 2013 VPBank trở thành “Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam
2013” do tổ chức Global Banking & Finance Review (GBAF) trao tặng và nhiều
giải thưởng khác. VPBank đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về giá trị thương hiệu,
hiệu quả tài chính, tính khả thi về chiến lược bán lẻ, năng lực bán hàng, năng lực
quản lý rủi ro, quy trình vận hành và công nghệ thông tin, sự phong phú về sản
phẩm, dịch vụ, khả năng thâm nhập vào thị trường bán lẻ, nguồn nhân lực và tiềm
năng phát triển trong tương lai. Điều đó cho thấy, hoạt động của Ngân hàng thực sự
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 3
hiệu quả và sự tăng trưởng bền vững của chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ
của Ngân hàng.
Để phát triển mạnh thị trường bán lẻ hay cho vay khách hàng cá nhân, VPbank cũng
đã xây dựng các sản phẩm đa dạng, phong phú và nới lỏng các quy trình, quy định
nội bộ để nhiều đối tượng khách hàng có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân
hàng. Tuy vậy, để hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng, đặc điểm cá nhân, năng lực
của người vay, đặc điểm của khoản vay mà khách hàng tiếp cận, việc sử dụng vốn
vay như thế nào? Tác giả đã nghiên cứu đề tài các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng
trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi
nhánh TP HCM.
1.2.
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong hệ thống NHTM, Cho vay khách hàng cá nhân là một trong số những sản
phẩm thiết yếu của các Ngân hàng thương mại. Trong khoảng thời gian 5 năm
chuyển đổi, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã thay đổi diện
mạo hoàn toàn, đã mở rộng, tích cực tăng trưởng tín dụng, với chiến lược tập trung
vào phân khúc khách hàng cá nhân. Ngân hàng cũng đưa ra nhiều sản phẩm cho vay
tiện lợi để mua sắm tài sản (như cho vay mua nhà, mua xe ô tô…), kinh doanh nhỏ,
lẻ (như cho vay hộ kinh doanh tại các chợ đầu mối…) hoặc các nhu cầu tiêu dùng
khác nhau (như cho vay tiêu dùng mua sắm, cho vay chứng minh tài chính,…), giới
thiệu nhiều sản phẩm và dịch vụ mới như: Các giải pháp thanh toán trong dịch vụ
thẻ; sản phẩm vay linh hoạt với quy trình đơn giản đối với khách hàng mua sắm tài
sản, kinh doanh nhỏ, lẻ; và các sản phẩm vay khác phù hợp với nhu cầu khách hàng
theo từng đối tượng. Từ các chiến lược hoạt động trên, dư nợ cho vay khách hàng
tăng lên rõ rệt từ năm 2012 đến năm 2017. Cụ thể như sau:
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 4
Bảng 1.1. Bảng thông tin dư nợ cho vay Khách hàng và nợ xấu
Chỉ tiêu/Năm
Cho
vay
31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017
khách
hàng
(ĐVT: tỷ đồng)
36,903
52,474
78,378
116,804
144,673
182,666
15,571
25,904
38,426
27,869
37,993
42%
49%
49%
24%
26%
1,474
1,988
3,145
4,207
6,150
(ĐVT: tỷ đồng)
471
514
1,157
1,062
1,943
Tỷ lệ tăng nợ xấu
47%
35%
58%
34%
46%
2.81%
2.54%
2.69%
2.91%
3.37%
0.09%
-0.27%
0.16%
0.22%
0.46%
Tăng/giảm cho vay
KH (ĐVT: tỷ đồng)
Tỷ lệ tăng cho vay
KH
Nợ xấu
(ĐVT: tỷ đồng)
1,003
Tăng/giảm nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu/Cho
vay KH
Tỷ
lệ
2.72%
tăng/giảm
nợ xấu/cho vay KH
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các báo cáo tài chính của VPBank).
Từ bảng số liệu trên, ta thấy cho vay khách hàng vào cuối năm 2012 chỉ là 36,903
tỷ đồng, năm 2013 là 52,474 tỷ đồng, tăng 42%. Năm 2014 cho vay khách hàng
tăng 49% so với năm 2013, và năm 2015 cũng tăng 49% so với năm 2014. Liên tục
tăng cho tới năm 2017, dư nợ cho vay khách hàng của VPBank là 182,666 tỷ đồng,
tăng 26% so với năm 2016, tăng 395% so với năm 2012. Đây quả thật là một con số
không hề nhỏ, cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc, tạo dấu ấn mạnh mẽ cho VPBank.
Tuy lĩnh vực tín dụng cá nhân có nhiều tiềm năng và tạo cho các ngân hàng có được
nguồn thu lớn và lâu dài nhưng nó chứa nhiều rủi ro mà các ngân hàng cần quan
tâm, đặc biệt trong số đó là rủi ro không thể trả nợ vay.
Từ Bảng 1.1 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên cho vay khách hàng của VPBank ngày một
tăng, từ 2.72% năm 2012 lên 3.37% năm 2017, tăng 0.65%. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu
trên cho vay khách hàng tại VPBank ngày một tăng, mà nợ xấu ảnh hưởng rất lớn
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 5
đến hoạt động của ngân hàng. Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp làm tăng chi phí (chi phí
xử lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng…), và làm giảm doanh thu, từ đó làm giảm
lợi nhuận của Ngân hàng. Ngoài ra, Nợ xấu có tác động lớn tới hoạt động của hệ
thống Ngân hàng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và nguồn thu Ngân sách Nhà
nước.
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất, VPBank cần tăng
cường kiểm soát chặt chẽ các khoản vay ở tất cả các khâu như khâu tiếp nhận, khâu
thẩm định, khâu ra quyết định, khâu giải ngân, và khâu kiểm soát sau cho vay.
Trong các khâu đó, đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá khả năng trả nợ vay của
khách hàng. Việc kiểm soát rủi ro tốt thì mới tạo ra sự phát triển bền vững cho
VPBank nói riêng và cho hệ thống ngân hàng, cho nền kinh tế nói chung. VPBank
phải có chiến thuật vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng nhưng cũng phải
đảm bảo tăng trưởng tín dụng.
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về các nhân tố ảnh
hưởng tới khả năng trả nợ theo những hướng tiếp cận khác nhau như: theo (Trương
Đông Lộc, 2010) đã tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (Lê Khương Ninh, Lê
Thị Thu Diềm, 2012) nghiên cứu theo các doanh nghiệp theo địa bàn cho vay;
(Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình, 2011) đã nghiên cứu các đối tượng là
nông hộ ở Tỉnh Hậu Giang hay (Nguyễn Quốc Nghi, 2012) cũng nghiên cứu nông
hộ ở Tỉnh Trà Vinh, tương tự thì (Kohansal và Mansoori, 2009), (Samuel ANTWI
2012) cũng nghiên cứu theo hướng đối tượng cụ thể ở địa bàn cụ thể và đối với
(Chapman, J.M. 1940), đã nghiên cứu khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, ông
đã nghiên cứu ở nhiều ngân hàng và nhiều địa bàn Thành phố khác nhau, cụ thể ở
21 ngân hàng lớn nhỏ ở 16 thành phố.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào nhóm đối tượng chuyên biệt
như nông dân, thành phố, ngư dân, hay ở một tỉnh nào đó và số lượng nghiên cứu ít
(<500 mẫu) ngoại trừ (Chapman, J.M. 1940), sử dụng mẫu rất lớn với gần 3000
mẫu. Ngoài ra, ở trong nước hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 6
các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại VPBank hay
của một chi nhánh nào của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng
trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
nhánh TP. Hồ Chí Minh” để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
và từ đó xem xét, đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp với đối tượng là khách
hàng cá nhân góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, giảm nợ quá hạn, đảm bảo an toàn
hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1.
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – Chi Nhánh TP HCM, đảm bảo an toàn hoạt động cho vay, hạn chế nợ
quá hạn, giảm thiểu rủi ro hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
1.3.2.
Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận văn thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
-
Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - CN TP HCM
(VPBANK Hồ Chí Minh);
-
Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân tại VPBank CN TP HCM;
-
Đưa ra một số kiến nghị cụ thể để hạn chế nợ quá hạn, đảm bảo an toàn
hoạt động cho vay, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay KH cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh TP HCM.
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu sau:
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 7
-
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh TP HCM
(VPBANK Hồ Chí Minh) ?
-
Mức độ tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh TP HCM như thế
nào?
-
Kiến nghị nào làm giảm nợ quá hạn, đảm bảo an toàn hoạt động cho vay,
hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân?
1.5.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân
tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh TP HCM.
-
Về phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu khách
hàng cá nhân hiện đã được vay vốn và đang còn nghĩa vụ tại Ngân Hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh TP HCM vào ngày xuất dữ liệu là ngày
15/02/2018.
-
Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời
gian từ ngày 31/12/2012 đến ngày 31/12/2017 (thời gian là 5 năm).
1.6.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phương pháp được sử dụng là phương
pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả thu thập thông tin khách hàng hiện đang còn
dư nợ tại VPBank Chi Nhánh TP HCM. Sau đó, mẫu dùng để nghiên cứu được lấy
là 500 khách hàng có phát sinh dư nợ trong khoảng thời gian từ năm 2013-2017.
Chọn mẫu phi xác suất. Sau khi có được số lượng mẫu như mong muốn, đề tài sẽ
thực hiện như sau:
-
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu thô (thu thập thông tin của
từng khách hàng nhập vào file excel các thông tin cần thiết).
-
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp, phân tích, đánh giá: tổng
quát tình hình dư nợ của khách hàng cá nhân tại VPBank Chi nhánh TP
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 8
HCM, tỷ lệ số lượng khách hàng không có khả năng trả nợ/tổng số lượng
khách hàng nghiên cứu theo từng nhân tố (tuổi, giới tính, tình trạng hôn
nhân, số người phụ thuộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, lãi suất,
kích cỡ khoản vay, mục đích vay…).
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, chạy dữ liệu từ phần mềm SPSS,
-
kiểm định hệ số tương quan, mức độ phù hợp của mô hình, kiểm định ý
nghĩa thống kê của các hệ số nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Việt Nam
Thịnh Vượng – Chi nhánh TP HCM .
Nội dung nghiên cứu
1.7.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn cần hoàn thành các nội dung
nghiên cứu chính cụ thể sau:
-
Cơ sở lí luận về cho vay khách hàng cá nhân, các loại rủi ro cho vay
khách hàng cá nhân, khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, các công trình nghiên
cứu trước trong nước và ngoài nước, các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay
của khách hàng cá nhân.
-
Xây dựng mô hình hồi quy đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng
trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
nhánh TP HCM.
-
Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của
khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh TP
HCM.
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh TP HCM.
1.8.
Đưa ra kết luận và kiến nghị.
Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào nền kiến thức, vào hiểu biết chung, có
một cái nhìn tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Nghiên cứu
cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 9
nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi
nhánh TP HCM. Qua quá trình phân tích và đưa ra kết luận sẽ giúp cho Ngân hàng
nói chung, VPBank và đặc biệt VPBank Chi nhánh TP HCM nói riêng nâng cao khả
năng tìm kiếm khách hàng, quản lý khách hàng, quản trị rủi ro, đúc kết kinh nghiệm
để mở rộng, phát triển khách hàng.
1.9.
Kết cấu của luận văn
Không tính phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đi kèm,
nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương như sau:
Chương I: Giới thiệu tổng quan. Đây là chương mở đầu cho bài luận văn,
trình bày khái quát nội dung về đề tài nghiên cứu để người đọc có thể hiểu tổng quát
được toàn bộ bài nghiên cứu.
Chương II: Cơ sở lý thuyết. Trong chương này, tác giả thể hiện cơ sở lý luận
về cho vay khách hàng cá nhân, rủi ro cho vay khách hàng cá nhân, khả năng trả nợ,
các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Ngoài ra, tác
giả còn liệt kê các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước.
Chương III: Phương pháp và mô hình nghiên cứu. Chương này, tác giả đưa
ra các phương pháp nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và chốt lại mô hình nghiên
cứu.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu. Đây là chương luận văn nghiên cứu và
phân tích thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân, tình hình trả nợ vay của khách
hàng tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh TP HCM. Đồng
thời, trong chương này, luận văn còn trình bày, phân tích về kết quả nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng cá nhân tại Ngân
Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh TP HCM.
Chương V: Kết luận và kiến nghị. Chương này chủ yếu nhằm mục đích tóm
gọn lại kết quả toàn bộ bài nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị về chính sách tín
dụng để hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Ngoài ra, chương này cũng đưa ra ứng dụng kết quả nghiên cứu, nêu lên hạn chế
của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 10
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, tập trung vào ba nội dung chính. Thứ nhất, trình bày lý
thuyết về cho vay khách hàng cá nhân. Thứ hai, các công trình nghiên cứu thực
nghiệm trước. Thứ ba, các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách
hàng cá nhân.
2.1. Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân
2.1.1.
Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
Trước hết, ta nghiên cứu về tín dụng ngân hàng. Hiện tại, có rất nhiều định nghĩa,
khái niệm về tín dụng ngân hàng. Ta có thể điểm qua một vài định nghĩa như sau:
Theo (Luật các tổ chức tín dụng năm 2010), thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để
tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Theo (Nguyễn Minh Kiều, 2007), “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với
một khoản chi phí nhất định”.
Theo (Bùi Diệu Anh, 2009), “Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể,
trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng, tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài
sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng
theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng là một khái niệm rất rộng, bao gồm các hình thức
cấp tín dụng như: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính…
Hiện nay, nhóm khách hàng chủ yếu của các tổ chức tín dụng là khách hàng doanh
nghiệp và khách hàng cá nhân. Đối với nhóm khách hàng cá nhân chủ yếu là hoạt
động cho vay. Theo (Bùi Diệu Anh, 2009) đã đưa ra khái niệm cho vay dựa trên
quy định của Luật các tổ chức tín dụng như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng,
theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một số tiền để sử dụng vào một mục
đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và
lãi”.
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 11
Từ các khái niệm về tín dụng ngân hàng và cho vay, theo phạm vi nghiên cứu của
luận văn này, có thể hiểu cho vay khách hàng cá nhân là: hình thức cho vay mà
trong đó tổ chức tín dụng chuyển giao tạm thời quyền sử dụng vốn hay một số tiền
của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình và tổ chức tín dụng sẽ nhận lại
cả gốc và lãi cho vay sau một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận.
2.1.2.
Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân
Thứ nhất, cho vay dựa trên cơ sở niềm tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho khách
hàng, cá nhân khi có niềm tin vào việc khách hàng sẽ sử dụng vốn vay đúng mục
đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, sử dụng hiệu quả vốn vay và có khả năng
trả nợ (gốc và lăi) đúng hạn.
Thứ hai, cho vay là việc chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Ngân hàng là
trung gian, vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa là người cho vay. Nguồn vốn ngân
hàng sử dụng để cho vay được lấy từ nguồn vốn huy động.
Thứ ba, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc
hoàn trả cả gốc và lãi. Đây chính là thuộc tính riêng có của cho vay.
Thứ tư, quy mô các khoản vay của khách hàng cá nhân thường nhỏ nhưng số lượng
lại lớn.
Thứ năm, Lãi suất cho vay cá nhân thường cao hơn cho vay đối với doanh nghiệp.
Số lượng các khoản vay thường rất lớn, nhưng quy mô mỗi khoản vay lại nhỏ. Để
bù đắp chi phí và thu lợi nhuận, ngân hàng thường đặt ra mức lãi suất cao hơn so
với cho vay doanh nghiệp.
Thứ sáu, Nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu
nhập từ lương, cho thuê tài sản, và thu nhập từ kinh doanh. Nguồn trả nợ này có thể
có những biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kĩ năng và kinh nghiệm
đối với công việc của họ. Sự kiểm soát các nguồn thu này nhiều khi rất khó khăn.
Cuối cùng, khoản vay cá nhân thường có độ rủi ro cao hơn do minh bạch hóa thông
tin còn hạn chế so với Doanh nghiệp và thông tin dễ bị thay đổi nhanh chóng.
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 12
2.1.3.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất và lớn nhất trong thị
trường tài chính, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động
kinh doanh ngân hàng. Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro phức tạp nhất, quản lý và
phòng ngừa khó khăn nhất, đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ,
hữu hiệu để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Khái niệm rủi ro tín dụng được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra những
ý kiến khác nhau, tiêu biểu như:
Theo (Joel Bessic, 2010), “Rủi ro tín dụng là những tổn thất do khách hàng vay
không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay”.
Theo (Nguyễn Văn Tiến, 2010) cho rằng “Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong
trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc
thanh toán gốc và lãi không đúng kỳ hạn”.
Theo (Hồ Diệu, 2009), “Rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay không thể chi
trả tiền lãi hoặc không hoàn trả gốc so với thời gian ấn định trong hợp đồng tín
dụng”.
Theo (Nguyễn Minh Kiều, 2007), “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách
hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó”
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, “Rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Cũng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, việc phân loại nợ theo
phương pháp định tính hay định lượng cũng đều được phân loại thành 5 nhóm như
sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 13
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
Phân loại thành từng nhóm nợ (từng nhóm rủi ro) và ngân hàng sẽ phải trích lập
mức dự phòng tương ứng từ nhóm 1 tới nhóm 5 là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%.
2.1.4.
Khả năng trả nợ
Để xác định và định lượng các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách
hàng, luận văn cần tìm hiểu khả năng trả nợ là gì?
Hiện nay, vẫn chưa thấy một định nghĩa chính thức nào về khả năng trả nợ của
khách hàng, hay định nghĩa về không có khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy
nhiên, lại có những định nghĩa, quan điểm khác nhau về nợ xấu như:
Theo (Basel Committee on Banking Supervision, 2006), đưa ra một quan điểm về
khách hàng không có khả năng trả nợ là những khách hàng thuộc ít nhất một trong
số những dấu hiệu sau:
Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa
thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90
ngày.
Nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu
người đi vay không trả được nợ.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế, (IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness
Indicators, 2004) định nghĩa “một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh
toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc
hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh
toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy
người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản). Sau khi khoản vay
được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên
được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi
và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế”.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 định nghĩa, “Nợ xấu (NPL) là
nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Theo thông tư này, nhóm nợ được xác định theo hai
phương pháp là phương pháp định lượng và phương pháp định tính.
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 14
Đối với phương pháp định lượng, nhóm nợ được phân theo số ngày quá hạn và số
lần điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần gia hạn nợ, cơ cấu nợ… chẳng hạn như:
Nhóm 1 sẽ bao gồm những khách hàng có nợ trong hạn, có nợ quá hạn dưới 10
ngày…
Nhóm 2 sẽ bao gồm những khách hàng có nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, Nợ
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu…
Nhóm 3 bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, nợ gia hạn nợ lần đầu…
Nhóm 4 bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả
nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;…
Nhóm 5 bao gồm những khách hàng có nợ quá hạn trên 360 ngày…
Đối với phương pháp định tính, nhóm nợ cũng chia làm 5 nhóm, tuy nhiên theo
đánh giá của các tổ chức tín dụng. Cụ thể như:
Nhóm 1 bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn…
Nhóm 2 bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu
khách hàng suy giảm khả năng trả nợ…
Nhóm 3 bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản
nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả
năng tổn thất…
Nhóm 4 bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao…
Nhóm 5 bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn…
Như vậy, việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng có thể dựa vào việc đánh
giá khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ trả nợ
gốc và/hoặc lãi trong toàn bộ thời gian vay vốn đã được xác định trước hay không.
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 15
Trong bài luận văn này, để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tác giả nghiên cứu
khách hàng có khả năng trả nợ dựa theo phương pháp định lượng của Thông tư
02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, nghĩa là khách hàng có khả năng trả nợ là
những khách hàng hiện đang được phân loại nợ thuộc nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn),
tức những khách hàng hiện đang có dư nợ trong hạn và đang có nợ quá hạn dưới 10
ngày. Còn đối với những khách hàng không có khả năng trả nợ là những khách
hàng được phân loại nợ từ nhóm 2 tới nhóm 5, nghĩa là khách hàng đang có dư nợ
quá hạn trên 10 ngày.
2.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ của khách hàng cá nhân.
Cho tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu trong nước lẫn nước ngoài về
các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng. Mỗi một nghiên cứu
đều có những điểm khác nhau, theo từng đối tượng khác nhau, theo từng hướng tiếp
cận khác nhau. Cụ thể cho những nghiên cứu nước ngoài và nghiên cứu trong nước
như sau:
2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài:
(Chapman, J.M., 1940), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân. Tác giả đã nghiên cứu trên 21 ngân hàng lớn nhỏ ở 16
thành phố, sử dụng mẫu rất lớn với 2765 mẫu và sử dụng phương pháp thống kê
mô tả đã phân loại những nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng cá nhân bao gồm:
đặc điểm cá nhân của người vay (độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số người
phụ thuộc và thời gian cư trú), đặc điểm nghề nghiệp của người vay (nghề nghiệp,
lĩnh vực công tác, kinh nghiệm), đặc điểm tài chính (thu nhập, tỷ lệ nợ/thu nhập,
tài sản, phương thức hoàn trả), đặc điểm khoản vay (số tiền vay, hình thức vay,
thời hạn vay, mục đích vay). Tác giả đã phân tích chi tiết theo từng nhân tố ảnh
hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng, và tác giả đã nghiên cứu mối quan
hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Tuy nhiên, tác giả chỉ sử dụng
phương pháp thống kê mô tả để phân tích, chưa sử dụng mô hình hồi quy để phân
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh
Trang 16
tích, so sánh và đưa ra kết luận chung sau khi phân tích. Có như vậy thì nghiên
cứu sẽ thêm phần thuyết phục và chính xác.
(Kohansal và Mansoori, 2009), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của nông dân trong Tỉnh Khorasan-Razavi của Iran. Tác giả nghiên cứu từ 175
nông dân ở tỉnh Khorasan-Razavi của Iran năm 2008, sử dụng mô hình Logit để
thực hiện nghiên cứu cho đề tài của mình. Mô hình Logit của tác giả bao gồm 11
biến, trong đó 1 biến phụ thuộc là khả năng trả nợ và 10 biến độc lập như: độ tuổi,
diện tích đất nông nghiệp, kinh nghiệm, thu nhập, lãi suất, thời gian vay, tổng chi
phí sinh hoạt, kích cỡ khoản vay, hình thức vay, số tiền trả góp và 2 biến giả là
mục đích vay, máy móc nông nghiệp. Sau khi chạy mô hình hồi quy, tác giả đã
đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của nông dân như: kinh nghiệm,
thu nhập, quy mô vốn vay, hình thức khoản vay (thế chấp/tín chấp), lãi suất, số kỳ
trả nợ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, biến phụ thuộc như kinh nghiệm, thu nhập,
quy mô vốn vay hình thức vay thế chấp có tác động tích cực. Trong khi lãi suất
vay, số kỳ trả nợ có ý nghĩa tiêu cực đến khả năng trả nợ vay của các nông hộ. Tác
giả đã nghiên cứu nhiều biến độc lập, đưa ra được kết quả phù hợp. Tuy nhiên, số
mẫu mà tác giả sử dụng hơi ít (chỉ 175 mẫu) và tác giả chỉ sử dụng phương pháp
phân tích hồi quy, không kết hợp nhiều phương pháp để có được kết quả chính xác
hơn.
(Samuel ANTWI, 2012), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ở
Ghama, với mẫu dữ liệu là 800 khách hàng vay trong khoảng thời gian 5 năm từ
2006-2010 tại Ngân hàng nông thôn Akuapem Rural Bank. Ông đã sử dụng mô
hình Logit. Tác giả đã lấy các biến độc lập là tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân,
trình độ học vấn, lãi suất, tài sản đảm bảo, mục đích vay. Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng, giới tính, tình trạng hôn nhân, tuổi, trình độ học vấn không có ảnh hưởng
tới khả năng trả nợ vay. Điều quan trọng là nghiên cứu chỉ ra rằng, những khách
hàng vay có tài sản đảm bảo để đảm bảo cho khoản vay thông thường sẽ ít rủi ro
hơn những khách hàng vay sử dụng bảo lãnh cá nhân. Tuy nhiên, tác giả nghiên
cứu hơi ít biến độc lập và chỉ một phương pháp hồi quy. Cũng như (Kohansal và
“Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”
Nguyễn Thị Minh