BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG KIM NGỌC
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM LIÊN KẾT VỚI NGÂN
HÀNG (BANCASSURANCE) TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG KIM NGỌC
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM LIÊN KẾT VỚI NGÂN
HÀNG (BANCASSURANCE) TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS., TS HOÀNG THỊ THANH HẰNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
i
TÓM TẮT
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Kinh doanh bảo hiểm được coi như tấm lá
chắn kinh tế bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân, đồng thời huy động nguồn vốn cho
đầu tư phát triển đất nước. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đang
có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu và thách thức của quá
trình hội nhập. Một trong những xu hướng đó là sự xuất hiện và phát triển của các
mô hình liên kết giữa công ty bảo hiểm với các ngân hàng trong việc phát triển và
phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance). Mục tiêu của khóa
luận là phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động Bancassurance tại Công ty Bảo
hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài
Gòn và đưa ra một số giải pháp chính nhằm phát triển hoạt động này. Để đáp ứng
được nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn
và phương pháp thống kê đã được áp dụng. Cuối cùng, dựa trên cơ sở lý thuyết, kết
quả phân tích thực tế tình hình phát triển hoạt động Bancassurance, nhằm phát triển
tốt hoạt động này cũng như khai thác tốt tiềm năng hiện có, cần phải có sự hợp tác
chặt chẽ giữa các bên tham gia (cụ thể là công ty bảo hiểm và ngân hàng) cũng như
sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước.
Từ khóa: Bancassurance, ngân hàng, bảo hiểm
ii
ABSTRACT
Business insurance plays a key role in developing the global economy, it is
said to be the economic shield in protecting businesses and organizations, in
addition, it helps to gain capital for the development of the country's economy.
Moreover, globalization and international economic integration are happening more
rapidly, insurance market in Viet Nam also changes its strategies to step up their
game in taking part in the world. One of the trends is linking between insurance
companies and banks in the development and distribution of insurance products
through banks (Bancassurance). The purpose of this thesis is to analyze and assess
the development of Bancassurance strategy in Insurance Company of Vietnam Joint
Stock Commercial Bank for Industry and Trade – Sai Gon Branch and give some
solutions. In order to meet the task of studying, theoretical research methods,
practical research and statistical methods were applied. Finally, based on the theory,
the results analyse actual situation of the development of Bancassurance activities,
to develop good activity as well as exploit the existing potential better, this
company needs to diversify their insurance products insurance, improve the quality
of human resources, and strengthen the links between the parties as well as in-depth
attention, and direction of the state’s management agencies and other supporting
measures.
Keywords: Bancassuarance, bank, insurance
iii
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập tại Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
đến nay, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và quan tâm của quý Thầy Cô, cũng
như củ gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Thầy cô ở Khoa Tài chính –
Ngân hàng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt
thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt trong học kỳ này, em đã bắt đầu viết khóa
luận tốt nghiệp với sự hướng dẫn của Cô Hoàng Thị Thanh Hằng, người đã giúp đỡ
em rất nhiều trong công tác chọn đề tài, cách viết đề tài.
Và một lời cám ơn nữa em xin gửi đến anh Đặng Bảo Vương và chị Phan
Thanh Lan Ngọc công tác tại Phòng Kinh doanh của Công ty Bảo hiểm NHTM Cổ
phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn đã giúp đỡ em rất nhiều trong
quá trình cung cấp số liệu, tài liệu cũng như hướng dẫn các nội dung của khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã luôn bên
cạnh, hỗ trợ, động viên để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong sự góp ý của quý
Thầy Cô giáo để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
xin cam đoan khóa luận “Phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng
(Bancassurance) tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn” là công trình nghiên cứu riêng của tôi,
kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Tác giả
Hoàng Kim Ngọc
v
MỤC LỤC
TÓM TẮT ..................................................................................................................1
ABSTRACT .............................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH, BẢNG .................................................................................. xii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước .....................................................3
7. Kết cấu đề tài.....................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM LIÊN KẾT
VỚI NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE) ............................................................6
1.1.
Tổng quan về Bancassurance ........................................................................6
1.1.1.
Khái niệm và đặc điểm Bancassurance ..................................................6
1.1.2.
Nguồn gốc ra đời và phát triển Bancassurance.......................................7
vi
1.1.3.
Vai trò của Bancassurance ....................................................................11
1.1.4.
Các mô hình phân phối của Bancassurance ..........................................17
1.1.5.
Các sản phẩm Bancassurance ...............................................................22
1.1.6.
Các kênh phân phối Bancassurance ......................................................23
1.2.
Phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng (Bancassurance) .....25
1.2.1.
Khái niệm phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng ........25
1.2.2.
Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động Bancassurance tại
Công ty bảo hiểm ...............................................................................................26
1.3.
Bài học kinh nghiệm phát triển hoạt động Bancassurance tại một số Công
ty Bảo hiểm và Ngân hàng.....................................................................................27
1.3.1.
Chiến lược phát triển Bancassurance tại Công ty bảo hiểm Hartford ..27
1.3.2.
Chiến lược phát triển Bancassurance tại ngân hàng Wells Fargo ........28
1.3.3.
Chiến lược phát triển Bancassurance tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) .....................29
1.3.4.
Chiến lược phát triển Bancassurance tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ
Prudential Việt Nam. ..........................................................................................30
1.3.5.
Bài học kinh nghiệm tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn .........................................31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
BANCASSURANCE TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN ....34
2.1.
Tổng quan tình hình triển khai Bancassurance............................................34
2.1.1.
Về quy định pháp lý ..............................................................................34
2.1.2.
Tình hình triển khai Bancassurance ......................................................35
vii
2.2.
Tổng quan về Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam (VBI) – Chi nhánh Sài Gòn .....................................................37
2.2.1.
Tổng quan về Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn ..................................................37
2.2.2.
Sản phẩm Bancassurance ......................................................................38
2.2.3.
Kênh phân phối Bancassurance tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn ...............42
2.3.
Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Công ty Bảo
hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài
Gòn….....................................................................................................................44
2.3.1.
Thực trạng phát triển sản phẩm ............................................................44
2.3.2.
Thực trạng số lượng đại lý Bancassurance tại Công ty Bảo hiểm Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn ......46
2.3.3.
2.4.
Thực trạng tăng trưởng doanh thu phí hoạt động Bancassurance ........46
Đánh giá thực trạng về phát triển hoạt động Bancassurance tại Công ty Bảo
hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài
Gòn….....................................................................................................................49
2.4.1.
Kết quả ..................................................................................................49
2.4.2.
Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................55
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN ..............................................56
3.1.
Định hướng phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng tại Công
ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Sài Gòn ........................................................................................................56
viii
3.1.1.
Định hướng chung về phát triển hoạt động bảo hiểm...........................56
3.1.2.
Định hướng phát triển Bancassurance tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn ...............57
3.2.
Giải pháp phát triển hoạt động Bancasssurance tại Công ty Bảo hiểm Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn..........59
3.2.1.
Một số giải pháp trực tiếp .....................................................................59
3.2.2.
Một số giải pháp bổ trợ .........................................................................62
3.3.
Kiến nghị .....................................................................................................67
3.3.1.
Đối với Tổng công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam...............................................................................................67
3.3.2.
Đối với các cơ quan chức năng .............................................................69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO1
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa
Từ viết tắt
ABIC
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp
Bancassurance
Hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng
BHPNT
Bảo hiểm phi nhân thọ
BIC
Tổng công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CN
Chi nhánh
CTBH
Công ty bảo hiểm
DT
Doanh thu
GCNBH
Giấy chứng nhận bảo hiểm
KD
Kinh doanh
NHCT
Ngân hàng Công Thương
NHTM
Ngân hàng thương mại
SG
Sài Gòn
TMCP
Thương mại cổ phần
VBI
Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công Thương Việt Nam
x
VietinBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt
Nam.
xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Nguồn gốc lịch sử và động lực chính của các giai đoạn phát triển
Bancassurance .............................................................................................................9
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ % chi phí trên tổng doanh thu phí bảo hiểm 2006 ......................14
Biểu đồ 1.3. Mô hình Bancassurance tại châu Á ......................................................18
Biểu đồ 1.4. Mô hình đại lý phân phối......................................................................19
Biểu đồ 1.5. Mô hình liên minh chiến lược ..............................................................19
Biểu đồ 1.6. Mô hình liên doanh ...............................................................................20
Biểu đồ 1.7. Mô hình sở hữu đơn nhất ......................................................................21
Biểu đồ 1.8. Mô hình tập đoàn tài chính ...................................................................21
Biểu đồ 1.9. Hình thái phát triển hoạt động Bancassurance .....................................22
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức VBI – Chi nhánh Sài Gòn ...........................................37
Biểu đồ 2.2. Mô hình hoạt động Bancassurance tại VBI ..........................................38
Biểu đồ 2.3. Số tiền phí bảo hiểm theo biểu phí được quy định tại Quyết định số
377/QĐ-VBI6 của VBI .............................................................................................40
Biểu đồ 2.4. Kênh phân phối sản phẩm của VBI – CN Sài Gòn ..............................42
Biểu đồ 2.5. Mô hình phối hợp: Sản phẩm bán lẻ và đơn giản .................................43
Biểu đồ 2.6. Mô hình phối hợp: sản phẩm bán buôn và phức tạp ............................44
Biểu đồ 2.7. Số lượng sản phẩm Bancassurance 2014-2017 ....................................45
Biểu đồ 2.8. Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu kênh Bancassurance ...................47
xii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 3.1 Chính sách ưu đãi cho cán bộ ngân hàng khi thực hiện bán bảo hiểm 2018
...................................................................................................................................58
Hình 3.2 Mô hình phối hợp bán lẻ Bancassurance giữa VietinBank và VBI ...........62
Bảng 2.1 Phí bảo hiểm Vietinhome ..........................................................................41
Bảng 2.2 Doanh thu phí hoạt động Bancassurance tại VBI – CN Sài Gòn ..............47
Bảng 2.3 Doanh thu sản phẩm của kênh Bancassurance tại VBI SG 2017 ..............48
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng luôn không ngừng biến động và đối mặt với nhiều khó khăn
thách thức, ngành ngân hàng và bảo hiểm đang dần có những chuyển biến tích cực
và bước tiến đột phá. Do việc sáp nhập của các thị trường tài chính, sự phát triển
công nghệ mới, tái cơ cấu ngành ngân hàng và việc mở rộng hoạt động phi ngân
hàng, ngành bảo hiểm đã đem đến một kênh phân phối mới. Đó chính là mô hình
liên kết giữa hai định chế tài chính: công ty bảo hiểm (CTBH) và ngân hàng thương
mại (NHTM) nhằm phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance).
Hoạt động Bancassurance là một trong những thay đổi nổi bật trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm - ngân hàng tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Hoạt
động Bancassurance đầu tiên phát triển tại Châu Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà
Lan, Bỉ…) vào những năm 1970 và sau đó phủ rộng khắp Mĩ, Canada và các nước
thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, thực tế tới năm 2001
kênh phân phối này mới chính thức ra mắt và đã bắt đầu được triển khai tại hầu hết
các CTBH. Như vậy, tính tới nay Bancassurance Việt Nam đã có “17 năm tuổi” –
một thời gian tương đối dài để phát triển nhưng hiệu quả đạt được lại cực kì khiêm
tốn với tỉ trọng doanh thu chỉ 7.1% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường
(theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam tính đến tháng 9/2017). Kênh phân
phối này hứa hẹn nhiều tiềm năng, do đó việc các NHTM phát triển mô hình này là
hoàn toàn hợp lý. Trong số đó phải kể đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam (VietinBank) - một trong bốn trụ cột lớn trong ngành ngân hàng
của Việt Nam, một tổ chức kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, là ngân
hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại
Việt Nam. Chiến lược kinh doanh phát triển sản phẩm liên kết bảo hiểm – ngân
hàng được VietinBank triển khai dưới dạng mô hình tập đoàn tài chính, thành lập
2
Tổng công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
(tên giao dịch là Bảo hiểm VietinBank, tên viết tắt là VBI). Được đánh giá là một
thị trường tiềm năng, hoạt động Bancassurance tại VBI nói chung và VBI Sài Gòn
nói riêng vẫn đang trong quá trình tìm kiếm giải pháp tốt nhất để phát triển.
Vì những thực trạng nói trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển hoạt
động bảo hiểm liên kết với ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty Bảo hiểm
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài
Gòn”. Đây là nghiên cứu hết sức cần thiết trong bối cảnh VBI mới gia nhập thị
trường Bancassurance được một thời gian ngắn và chưa triển khai nhiều hoạt động
thúc đẩy sự phát triển của loại hình bảo hiểm này tương xứng với tiềm năng và thế
mạnh của công ty. Với ý nghĩa đó, tôi hy vọng sẽ đề xuất được những giải pháp
quan trọng đóng góp vào sự phát triển hoạt động Bancassurance tại Công ty Bảo
hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bảo hiểm liên
kết với ngân hàng (Bancassurance) của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn và đưa ra một số giải pháp chính nhằm phát
triển hoạt động này.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tổng hợp cở sở lý thuyết về Bancassurance.
+ Phân tích thực trạng hoạt động của dịch vụ này trong những năm gần
đây tại Công ty Bảo hiểm VietinBank – CN Sài Gòn.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động Bancassurance
cân xứng với những thế mạnh và tiềm năng đang sẵn có của Công ty Bảo hiểm
VietinBank nói chung và Công ty Bảo hiểm VietinBank – CN Sài Gòn nói riêng.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Thế nào là hoạt động Bancassurance? Vai trò hoạt động này là gì?
3
+ Thực trạng phát triển Bancassurance diễn ra tại Công ty Bảo hiểm
VietinBank – CN Sài Gòn như thế nào?
+ Để phát triển hoạt động này thì Công ty Bảo hiểm VietinBank – CN
Sài Gòn cần có những biện pháp gì?
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu hoạt động
Bancassurance của Công ty Bảo hiểm VietinBank – CN Sài Gòn thuộc Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển hoạt động
Bancassurance của Công ty Bảo hiểm VietinBank – CN Sài Gòn.
- Về thời gian: đánh giá hoạt động Bancassurance của Công ty Bảo hiểm
VietinBank – CN Sài Gòn giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp cụ thể, đề tài có thể sử dụng số liệu của các năm trước đó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đáp ứng được các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã thực hiện các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại
và hệ thống hóa lý thuyết về Bancassurance.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thu thập, phân tích số liệu từ các tài liệu
nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước.
- Phương pháp thống kê: so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đối chiếu giữa
kênh phân phối Bacassurance trong và ngoài nước.
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc
Trong những năm gần đây,có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động
Bancassurance tại các ngân hàng hay tập đoàn tài chính ở các nước trong khu vực
cũng như trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một số đề tài tiêu biểu có thể kể đến:
4
- Báo cáo đồ án chuyên ngành Tài chính “A comparative study of
Bancassurance products in Banks” của tác giả Sheethal T K (2016). Bài viết nêu rõ
cơ sở lý thuyết về hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng, nghiên cứu làm rõ sự
tác động của hoạt động này lên các ngân hàng ở Ấn Độ và ngành bảo hiểm cùng với
những phân tích chuyên sâu về mô hình Bancassurance, kênh phân phối sản phẩm,
chiến lược phát triển, lợi ích sản phẩm mang lại, phân tích SWOT... Nhưng bài báo
cáo đồ án chưa đi sâu, phân tích và làm rõ mối quan hệ của hoạt động
Bancassurance đối với công ty bảo hiểm cụ thể và còn mang tính chất chung chung.
- Tương tự như trên, có nhiều nghiên cứu quốc tế về Bancassurance tại khu
vực và các ngân hàng, tập đoàn tài chính trên thế giới nghiên cứu chẳng hạn nghiên
cứu của Clarence Wong, Lilian Cheung (2002), Clarence Wong, Mike Bamahan,
Chevalier (2005), Lucia Bevere (2007), Steven I Davis (2007) cho thấy cái nhìn bao
quát về Bancassurance tại các thị trường bảo hiểm khác nhau trên thế giới liên quan
đến mô hình Bancassurance của các ngân hàng và các tập đoàn tài chính, vấn đề
phát triển sản phẩm của các Bancassurance tại các quốc gia, việc lựa chọn đối tác và
thị trường mục tiêu của Bancassurance, vấn đề phát triển kênh phân phối hiệu quả.
Các nghiên cứu này cung cấp kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng và công ty
bảo hiểm tại thị trường Việt Nam trong việc phát triển hoạt động Bancassurance
cũng như cung cấp cho các nhà quản lý định hướng trong việc ban hành chính sách
liên quan đến sự phát triển của hoạt động Bancassurance.
- Hiện tại các nghiên cứu về Bancassurance ở Việt Nam còn khá ít. Về lý luận,
cơ bản các nghiên cứu của các tác giả Võ Quốc Đạt (2009), Phạm Việt Hà (2010),
Ngô Vi Trọng (2010), Nguyễn Thị Nhung (2012), Đoàn Thị Thanh Tâm (2014) đều
đề cập đến các lý thuyết chung về Bancasurance liên quan đến mô hình, sản phẩm,
kênh phân phối tại các ngân hàng thương mại. Nhìn chung hầu hết các đề tài này
vẫn mang tính đơn lẻ, chỉ tập trung phân tích Bancasurance tại một ngân hàng, hoặc
như nghiên cứu của Phạm Việt Hà (2010), Đoàn Thị Thanh Tâm (2014) lại là các
đánh giá toàn cảnh thị trường mang tính tổng quan bao quát chứ chưa đi vào chi
tiết, chưa có đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường Bancassurance tại các
5
công ty bảo hiểm.
- Trên cơ sở đó, đề tài: “Phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân
hàng (Bancassurance) tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn” đem đến những đóng góp mới sau:
+ Về lý luận: tổng hợp cơ sở lý thuyết về hoạt động Bancassurance.
+ Về thực tiễn:
Phân tích tình hình triển khai hoạt động Bancassurance tại Công
ty Bảo hiểm VietinBank – Chi nhánh Sài Gòn trong thời gian qua, thực tế áp dụng
và kết quả đạt được trong những năm gần đây.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển
hoạt động Bancassurance tại Công ty Bảo hiểm VietinBank nói chung và tại chi
nhánh nói riêng.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, phần kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng
(Bancassurance).
- Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Công ty Bảo
hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn.
- Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance tại Công ty Bảo
hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn.
6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM LIÊN KẾT
VỚI NGÂN HÀNG (BANCASSURANCE)
1.1. Tổng quan về Bancassurance
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm Bancassurance
Ngành ngân hàng và bảo hiểm trên toàn cầu đã có những thay đổi nhanh
chóng và vượt bậc trong thời gian gần đây. Điều này đã giúp gia tăng các hình thức
kinh doanh mới trong các kịch bản kinh doanh mà ở đó có sự tham gia của cả hai
ngành. Một mặt ngành ngân hàng đã hội nhập và phát triển một cách rất vững vàng,
mặt khác ngành bảo hiểm đang có những tiềm năng lớn. Điển hình theo báo cáo của
Tổng cục thống kê (2017), trong khu vực dịch vụ, hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm ghi nhận mức tăng 7,89% trong 9 tháng đầu năm và là mức cao nhất trong
7 năm gần đây. Khi hai ngành cùng tham gia chung với nhau sẽ dẫn đến một khái
niệm mới là Bancassurance. Bancassurance được xem là kênh phân phối mới có tốc
độ phát triển nhanh, có triển vọng thay thế các kênh phân phối bảo hiểm truyền
thống – phân phối qua đại lý và môi giới. Có rất nhiều khái niệm về Bancassurance
chẳng hạn như:
Trong nghiên cứu của Salim (2011), “Bancassurance là một hệ thống trong đó
một ngân hàng có hợp đồng đại lý với một công ty bảo hiểm để bán các sản phẩm
bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm hỗn hợp nhằm kiếm được một dòng thu nhập ngoài
lãi suất”.
Ngoài ra, theo Trung tâm Bảo hiểm và Kế hoạch Tài chính ở Châu Âu:
“Bancassurance bao gồm một loạt các thỏa thuận chi tiết giữa ngân hàng và công ty
bảo hiểm. Nó bao gồm việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của bảo hiểm và ngân hàng
từ cùng một nguồn hay cùng một cơ sở thông tin khách hàng”. Khái niệm này cho
thấy các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng có chung một cơ sở dữ liệu.
Trong khi đó, một nghiên cứu của Clarence Wong (2002) – chuyên gia kinh tế
trưởng châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn Tái Bảo hiểm hàng đầu thế giới
Swiss Re AG: “Bancassurance là một chiến lược được thông qua bởi ngân hàng và
7
các công ty bảo hiểm nhằm hoạt động trên thị trường tài chính, tùy thuộc vào mức
độ liên kết nhiều hay ít giữa các bên”. Khái niệm này được đưa ra nhằm nhấn mạnh
mức độ liên kết giữa ngân hàng với các công ty bảo hiểm và đưa ra dưới góc độ
nghiên cứu ở khía cạnh chiến lược kinh doanh của ngân hàng hay các công ty bảo
hiểm phát triển hoạt động trong thị trường dịch vụ và tài chính.
Như vậy, có thể hiểu Bancassurance như sau: Bancassurance (banca +
assurance) là sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng mà ở đó ngân
hàng đóng vai trò như một đại lý, phân phối các sản phẩm bảo hiểm kết hợp với sản
phẩm ngân hàng.
Một số đặc điểm của Bancassurance:
- Bancassurance là sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng.
- Bancassurance phân phối sản phẩm cho khách hàng của ngân hàng.
- Bancassurance có sản phẩm gắn liền với hoạt động đặc thù tại ngân hàng.
1.1.2. Nguồn gốc ra đời và phát triển Bancassurance
1.1.2.1. Lịch sử hình thành
Bancassurance chính thức xuất hiện đầu tiên ở Pháp và Tây Ban Nha vào
những năm 70, 80 của thế kỉ XX. Tại Pháp, bước ngoặt trong lịch sử bảo hiểm được
đánh dấu bởi việc các tổ chức ACM (Assurances du Crédit Mutuel), Vie et IARD
(bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm chung) chính thức được phép bắt đầu. Đó là ý
tưởng bỏ qua người trung gian để bảo vệ các khoản vay và bảo hiểm cho chính các
khách hàng của ngân hàng.
Vào năm 1981, tại Tây Ban Nha, tập đoàn Banco De Bilbao đã giành được
phần lớn cổ phần trong Euroseguros SA (một công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có
nguồn gốc là La Vasca Aseguradora SA, thành lập năm 1968). Tuy nhiên, ban đầu
tập đoàn chỉ kiểm soát về mặt tài chính, bởi vào thời đó luật pháp Tây Ban Nha cấm
các ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Sự cấm đoán đó đã được gỡ bỏ vào
năm 1991 và sau đó nhóm 5 công ty Bancassurance hàng đầu của Tây Ban Nha
8
(Vida Caixa, BBVA, SHC Seguros, Aseval, Mapfre Vida) đã kiểm soát 1/3 thị
trường bảo hiểm nhân thọ.
Nhưng theo quan điểm lịch sử thuần túy, những người tiên phong thực sự là
người Anh với sự ra đời của Barclays Life vào tháng 9 năm 1965. Tuy nhiên, công
ty này không thành công lớn ở Anh, và cũng không đưa ra khái niệm về
Bancassurance (Chevalier & Carole Launay, 2005).
1.1.2.2. Quá trình phát triển
Quá trình phát triển chung
Sự phát triển của Bancassurance có thể được chia thành ba giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Trước những năm 1980, các ngân hàng bán bảo lãnh như là loại
hình bảo hiểm dưới hình thức mở rộng trực tiếp các hoạt động ngân hàng. Tuy
nhiên, dịch vụ này không được xem là bán bảo hiểm như tên gọi ngày nay. Do đó,
giai đoạn này các nhân viên ngân hàng không trực tiếp bán bảo hiểm nhưng yêu cầu
họ phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Giai đoạn 2: Vào những năm 1980, khi các ngân hàng bắt đầu cung cấp dịch
vụ trong lĩnh vực bảo hiểm cho khách hàng, các ngân hàng ở Pháp là nơi bán bảo
hiểm nhân thọ đầu tiên. Sau đó, vào cuối những năm 80, các chính sách ngân hàng
liên kết với nhau và liên kết đầu tư được phát triển ở các nước châu Âu.
- Giai đoạn 3: Bắt đầu từ năm 1990, các ngân hàng cũng bắt đầu bán bảo hiểm
phi nhân thọ cùng với chính sách bảo hiểm nhân thọ rõ ràng. (Krsticet al., 2011).
Có thể khái quát về nguồn gốc lịch sử và động lực chính của các giai đoạn
phát triển Bancassurance thông qua Biểu đồ 1.1
9
Bỉ
NH CGER
Mỹ
NH MorrisPlan
Tây Ban Nha
La Caixa
Anh
NH Barclays
1.Giai đoạn mới phát triển
1850
1917
~ 1900
Credit Mutuel
Crédit Agricole
Granpama
ACM
Soravie
1965
Compagnie
Bancaire
B.N.P Cresdit
Lyonnais Soc.Gen.
CARDIF
Reactivation of
captive Cies
2.Giai đoạn định hình ở Pháp
1970
1973
1986
Trung và Đông Âu
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý
3.Giai đoạn phát triển mạnh theo từng khu vực
1980
2000
1990
Biểu đồ 1. 1. Nguồn gốc lịch sử và động lực chính của các giai đoạn phát triển
Bancassurance
Nguồn: Binet (2012)
Phát triển tại một số quốc gia và khu vực trên thế giới
Theo báo cáo của Ủy ban Bancassurance, IRDA năm 2011:
- Pháp: năm 1971, Crédit Lyonnais mua lại tập đoàn Médicale de France và
năm 1993 đã ký kết một thỏa thuận trao cho Union des Assurances Fédérales Group
10
quyền độc quyền bán bảo hiểm nhân thọ thông qua mạng lưới Crédit Lyonnais. Đến
năm 2000, kênh Bancassurance được giới thiệu. Các ngân hàng hoạt động như
những người môi giới phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (Chevalier,
Carole Launay, 2005).
- Philippines: năm 2002, kênh Bancassurance được giới thiệu.
- Nhật Bản: năm 2001, kênh Bancassurance được mở ra và đã được điều chỉnh
hoàn toàn. Các ngân hàng thường có thỏa thuận phân phối không độc quyền với
một vài công ty, nhưng áp dụng một số điều luật hạn chế để bảo vệ người tiêu dùng,
tôn trọng sự riêng tư và bảo mật dữ liệu.
- Hong Kong: năm 2001, kênh Bancassurance được giới thiệu. Các ngân hàng
chỉ được phép liên quan với hai công ty bảo hiểm nhân thọ. Quy trình kiểm soát
doanh số thông thường được chính các công ty bảo hiểm tiến hành.
- Malaysia: năm 1996, kênh Bancassurance xuất hiện lần đầu. Cơ quan quản lý
theo dõi thực tiễn việc bán hàng thông qua các quy trình tìm hiểu thực tế bắt buộc
và quy trình bán hàng.
- Indonesia: cuối những năm 90, xuất hiện Bancassurance. Các quy trình bán
hàng được quản lý thông qua ngân hàng trung ương. Các CTBH đệ trình lên cơ
quan điều tiết, chi tiết về cách thức ký kết với ngân hàng. Các ngân hàng hoạt động
như những người môi giới phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
- Hàn Quốc: năm 2003, Bancassurance chỉ thực sự thu hút sự chú ý của ngân
hàng Korean sau khi chính phủ cho phép. Nhà quản lý kiểm tra về hoạt động bán
hàng thông qua thủ tục kiểm toán ngân hàng thông thường.
Ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương; tại các nước như Thái Lan, Hàn Quốc,
Bacassurance chiếm 20% thị trường, chiếm đến 40-50% các hoạt động kinh doanh
mới tại một số nước như Đài Loan, Malaysia, Singapore và HongKong. Theo số
liệu thống kê gần đây, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh ngân hàng tại HongKong là
45%, Malaysia là 12%, tại Đài Loan là 37%. Tính chung cho cả khu vực Châu Á -
11
Thái Bình Dương thì các Bancassurance bán và thu về 13% trên tổng số phí bảo
hiểm cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và 6% cho các sản phẩm bảo hiểm phi
nhân thọ (Clarence Wong, Mike Bamahan, Lucia Bevere, 2007).
Phát triển Bancassurance tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Bancassurance đã nhen nhóm từ giữa những năm 1995 bằng
việc các ngân hàng thực hiện chương trình khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ cho khách hàng của mình, tiếp đó là các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Ngoài
ra, nhiều ngân hàng cũng nắm giữ cổ phần của các CTBH. Tuy nhiên, sự hợp tác
của hai bên chỉ mới dừng lại ở mức sơ đẳng, chủ yếu là các ngân hàng tạo điều kiện
về không gian để các CTBH đến bán tại ngân hàng. Mãi đến năm 2001, khi AIA
Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với ngân hàng Hong Kong – Thượng Hải HSBC
mới chính thức đánh dấu sự ra đời của Bancassurance tại Việt Nam.
1.1.3. Vai trò của Bancassurance
Bancassurance đóng vai trò là cầu nối cho tất cả những gì liên quan tới hoạt
động này gồm ngành ngân hàng, ngành bảo hiểm và khách hàng. Hoạt động
Bancassurance đã mở đường cho các ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
cũng như làm tăng thêm nguồn thu nhập phi rủi ro. Các CTBH đã tận dụng sự tin
tưởng và cho rằng ngân hàng đã kiếm thêm nguồn thu nhập thông qua lượng khách
hàng của họ, góp phần mở rộng phạm vi hoạt động thông qua các quan hệ đối tác
mới. Động cơ chính của CTBH khi tham gia hoạt động Bancassurance là thâm nhập
thị trường và tăng doanh thu phí bảo hiểm. Các CTBH và ngân hàng kết hợp với
nhau nhằm cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính đầy đủ, mang đến lợi ích cho
khách hàng và góp phần tối đa hoá lợi nhuận.
1.1.3.1. Đối với ngân hàng
Bổ sung nguồn thu nhập
Các nguồn thu nhập từ phí truyền thống của ngân hàng là các khoản phí cố
định áp dụng cho các khoản vay, thẻ tín dụng, phí buôn bán đối với các giao dịch