Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng


Mã số: 8 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ LINH

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trƣờng tài chính nhƣ hiện nay, hệ thống
Ngân hàng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh việc phát
triển những dịch vụ mới nhƣ: tƣ vấn tài chính, bảo hiểm..., thì thị trƣờng tín dụng
bán lẻ đang trở thành một xu thế mới và nhận đƣợc sự quan tâm của rất nhiều các
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần (TMCP). Thực tế cho thấy tín dụng bán lẻ
(TDBL), đặc biệt là tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng trƣởng và sẽ là một trong
những mảng hoạt động tiềm năng và chiến lƣợc trong tƣơng lai của các Ngân hàng
thƣơng mại. Ngân hàng nào nắm bắt đƣợc cơ hội trong việc mở rộng và phát triển
tín dụng bán lẻ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trƣờng này.
Luận văn nhằm phân tích thực trạng phát triển hoạt đông TDBL tại BIDV Gia
Lai từ năm 2013 đến năm 2017. Từ đó, đánh giá mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc
nhằm đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động TDBL tại chi nhánh. Phƣơng
pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp thống kê mơ tả, so sánh,
phân tích, tổng hợp số liệu, phân tích, diễn giải, logic, quy nạp và điều tra khảo
sát… để đƣa ra một số giải pháp cần thiết nhằm phát triển hoạt động TDBL tại
BIDV Gia Lai. Từ đó đƣa BIDV Gia Lai trở thành một trong những ngân hàng dẫn
đầu trong hoạt động TDBL trên địa bàn tỉnh Gia Lai và góp phần đáp ứng tốt hơn
nữa nhu cầu của khách hàng.


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một

trƣờng đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc
đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐỨC THẮNG


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tơi nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình chỉ
bảo của các giảng viên, các phịng ban trong và ngồi Trƣờng Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Phan Thị Linh Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo
tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các phịng ban tại Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Gia Lai, Phịng Kế hoạch
Tài chính, Phịng Khách hàng Cá Nhân, Phịng Tổ chức hành chính, Ngân hàng nhà
nƣớc tỉnh Gia Lai đã giúp tơi thu thập số liệu, nghiên cứu hồn thiện luận văn.
Bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ trong công việc tôi không thể quên sự động viên
của gia đình và bạn bè trong quá trình học tập và nghiên cứu thực tế.
Dù đã cố gắng nhƣng trình độ bản thân cịn hạn chế, trong đề tài của tơi sẽ
khơng tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy, cơ giáo đóng góp ý kiến để nội dung
nghiên cứu này hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐỨC THẮNG



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ i
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... i
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ ii
2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................... ii
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ ii
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... iii
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. iii
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... iii
5.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ iii
5.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. iv
5.3. Phƣơng pháp phân tích ................................................................................... iv
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................v
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................v
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................................v
9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN ............................................................x
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................1
1.1. Tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thƣơng mại .........................................................1
1.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ....................1
1.1.2. Khái niệm tín dụng bán lẻ ...........................................................................5
1.1.3. Đặc điểm của tín dụng bán lẻ ......................................................................6
1.2. Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ trong ngân hàng thƣơng mại ....................7
1.2.1. Quan điểm về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ....................................7
1.2.2. Sự cần thiết của phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ .................................9
1.2.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ........................11



1.2.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ..............14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .....................................................................................19
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM–CHI NHÁNH GIA
LAI ...........................................................................................................................20
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng BIDV Gia Lai ..........................................................20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................20
2.1.2. Địa thế hoạt động ........................................................................................21
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................22
2.1.4. Tổ chức hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Gia Lai ................................22
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai giai đoạn từ năm 2013
đến năm 2017 ........................................................................................................23
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Gia Lai ................28
2.2.1. Quy mơ tín dụng bán lẻ .............................................................................28
2.2.2. Thị phần tín dụng bán lẻ của ngân hàng trên thị trƣờng mục tiêu ............33
2.2.3. Cơ cấu tín dụng bán lẻ...............................................................................36
2.2.4. Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ .....................................................44
2.2.5. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ .....................................46
2.2.6. Chất lƣợng cung ứng dịch vụ ....................................................................48
2.2.7. Độ an tồn của hoạt động tín dụng bán lẻ .................................................51
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV
Gia Lai ...................................................................................................................54
2.3.1. Thành tựu ..................................................................................................54
2.3.2. Hạn chế......................................................................................................57
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..............................................................58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .....................................................................................65
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH GIA LAI ...................................................................................................66



3.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Gia Lai ................................66
3.1.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai thời gian tới ........66
3.1.2. Định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Gia Lai ........67
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Gia Lai ...................68
3.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay .................................................................68
3.2.2. Đổi mới cơng tác truyền thơng, quảng cáo trong hoạt động tín dụng bán
lẻ, tăng cƣờng liên kết với các đối tác tạo điều kiện phát triển khách hàng .........69
3.2.3. Tiếp tục phát triển mạng lƣới, mở rộng kênh phân phối để phát triển
khách hàng ............................................................................................................71
3.2.4. Hồn thiện quy trình, thủ tục: .......................................................................71
3.2.5. Hồn thiện chính sách sản phẩm trên cơ sở tăng cƣờng hoạt động nghiên
cứu thị trƣờng: ......................................................................................................72
3.2.6. Làm tốt công tác đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực tham gia hoạt động
tín dụng bán lẻ.......................................................................................................73
3.2.7. Khắc phục các mặt bất cập trong chất lƣợng dịch vụ và tăng cƣờng các
hoạt động chăm sóc khách hàng ...........................................................................74
3.2.8. Nâng cao chất lƣợng chính sách kiểm sốt rủi ro trong hoạt động tín dụng
bán lẻ ...................................................................................................................76
3.3. Kiến nghị ..........................................................................................................78
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ..............................78
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ...........................................................79
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ..............80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .....................................................................................81
KẾT LUẬN ............................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

BIDV

BIDV Gia Lai

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Gia Lai

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

LVPbank

Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại


NHNN

Ngân hàng Nhà Nƣớc

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDBL

Tín dụng bán lẻ

VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

Vietinbank


Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

WTO

Tổ chức thƣơng mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số thứ tự
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7

Bảng 2.8

Bảng 2.9

Tên các bảng
Dƣ nợ TDBL tại BIDV Gia Lai từ năm 2013 - 2017
Số lƣợng khách hàng và dƣ nợ bán lẻ bình quân tại BIDV Gia
Lai từ năm 2013 – 2017

Thị phần TDBL của BIDV Gia Lai trên địa bàn từ năm 2013 –
2017
Cơ cấu dƣ nợ TDBL theo kỳ hạn tại BIDV Gia Lai từ năm
2013 – 2017
Cơ cấu dƣ nợ TDBL theo hình thức đảm bảo tại BIDV Gia Lai
từ năm 2013 – 2017
So sánh số lƣợng sản phẩm TDBL tại BIDV Gia Lai với một
số ngân hàng trên địa bàn đến 31/12/2017
Cơ cấu dƣ nợ TDBL theo sản phẩm tại BIDV Gia Lai từ năm
2013 – 2017
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên từ hoạt động TDBL tại BIDV Gia
Lai từ năm 2013 – 2017
Thực trạng rủi ro tín dụng trong TDBL tại BIDV Gia Lai từ
năm 2013 – 2017

Bảng 2.10 Thông tin có thể khai thác từ các chi nhánh BIDV

Trang
28
31

33

36

37

39

40


44

46
51


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số thứ tự

Tên các biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1

Tình hình huy động vốn tại BIDV Gia Lai từ 2013 đến 2017

23

Biểu đồ 2.2

Tình hình tín dụng tại BIDV Gia Lai từ 2013 đến 2017

25

Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6


Tình hình lợi nhuận trƣớc thuế tại BIDV Gia Lai từ năm
2013 – 2017
Dƣ nợ TDBL cuối kỳ năm 2017 các chi nhánh BIDV Tây
Nguyên
Cơ cấu độ tuổi khách hàng cá nhân tại BIDV Gia Lai
Mạng lƣới các phòng giao dịch của các ngân hàng trên địa
bàn tỉnh Gia Lai tính đến 31/12/2017

27

30
32
34


i

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Do ảnh hƣởng của khó khăn của kinh tế Việt Nam và thế giới trong những
năm qua, các doanh nghiệp có xu hƣớng thu nhỏ quy mơ hoạt động. Do đó, hoạt
động tín dụng của ngân hàng dành cho những cho đối tƣợng khách hàng là doanh
nghiệp – vốn là nguồn thu nhập chính từ hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại
(NHTM) trong những năm trƣớc đây đã ngày một giảm sút. Cùng với đó hoạt động
tín dụng bán lẻ (TDBL) - cho vay các đối tƣợng cá nhân và hộ gia đình lại tăng cao.
Trong thời gian gần đây nhu cầu vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhƣ mua ô
tô, mua nhà ở, mua bất động sản, mua sắm vật dụng gia đình, vay du học… của các
đối tƣợng trên phát triển rất mạnh. Đây là thị trƣờng rất tiềm năng và màu mỡ để
các ngân hàng cạnh tranh nhằm nâng cao lợi nhuận. Đồng thời, đây là cơ hội để các

ngân hàng phát triển các dịch vụ bán lẻ kèm theo nhƣ thẻ ghi nợ nội địa, bảo hiểm
khoản vay, bảo hiểm tài sản đảm bảo... Tỷ trọng dƣ nợ TDBL chiếm tỷ lệ ngày càng
cao trong tổng dƣ nợ tín dụng. Lợi nhuận do hoạt động TDBL cũng ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của hoạt động tín dụng mang lại cho ngân
hàng. Vì thế, dự báo trong thời gian tới, TDBL vẫn sẽ đạt mức tăng trƣởng cao, là
một trong những mảng hoạt động tiềm năng và chiến lƣợc của các tổ chức tín dụng.
BIDV Gia Lai là một trong những ngân hàng lớn khơng chỉ ở khu vực Tây
Ngun mà cịn nằm trong nhóm chi nhánh chủ lực của hệ thống BIDV, chiếm thị
phần lớn trên toàn địa bàn tỉnh Gia Lai. Nền khách hàng chủ yếu đem lại lợi nhuận
cho chi nhánh trong thời gian qua là các khách hàng Doanh nghiệp truyền thống
nằm ở những tập đoàn lớn nhƣ Hoàng Anh Gia Lai, Đức Long Gia Lai… Việc tập
trung vào những khách hàng lớn có nhƣợc điểm là chứa đựng nhiều rủi ro. Cùng với
sự khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc và quốc tế, kéo theo sự suy yếu về tài chính
của các tập đồn, doanh nghiệp truyền thống, BIDV Gia Lai đã phải hết sức nỗ lực
để có thể hồn thành các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh mà BIDV đã giao. Đồng
thời, việc tập trung vào các tập đồn, doanh nghiệp lớn khơng cịn đúng với định
hƣớng phát triển chung của hệ thống BIDV. Mặc dù vẫn hoàn thành những chỉ tiêu


ii

về quy mô dƣ nợ, lợi nhuận trƣớc thuế, thu nhập đầu ngƣời. Tuy nhiên, đã có những
chỉ tiêu về TDBL mà BIDV Gia Lai chƣa thể hoàn thành tốt, chƣa xứng đáng với
tiềm năng phát triển của BIDV Gia Lai.
Hiện nay BIDV Gia Lai đang đặt ra mục tiêu là ngân hàng đi đầu về hoạt động
TDBL và coi đây là mục tiêu hoạt động trong những năm tới. Trên địa bàn tỉnh Gia
Lai thì BIDV Gia Lai đang gặp sự cạnh tranh rất quyết liệt của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Ngoại
Thƣơng Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Cơng Thƣơng Việt Nam
(Vietinbank). Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của 2 chi nhánh trong cùng hệ thống

Ngân hàng là BIDV Nam Gia Lai và BIDV Phố Núi. Với mong muốn nhằm phát
triển tối đa hoạt động TDBL đúng với tiềm năng vốn có của chi nhánh, tơi đã chọn
nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai” cho luận văn
cao học của mình. Luận văn nhằm giúp ngân hàng nhìn lại thực trạng hoạt động
TDBL của mình trong những năm qua, đồng thời tìm ra các giải pháp nhằm phát
triển hoạt động TDBL theo đúng định hƣớng hiện nay của các Ngân hàng thƣơng
mại nói chung và BIDV Gia Lai nói riêng, giúp ngƣời ngƣời dân có điều kiện tiếp
cận với nguồn vốn của Ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh phát triển.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đề tài nhằm phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Gia Lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng, TDBL và phát
triển hoạt động TDBL của Ngân hàng thƣơng mại
 Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Gia
Lai từ năm 2013 đến năm 2017.
 Đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động TDBL tại Chi nhánh
trong thời gian tới.


iii

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Những cơ sở lý luận nào về về hoạt động tín dụng, TDBL và phát triển hoạt
động TDBL?
 Thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Gia Lai đã diễn ra nhƣ thế
nào? (phân tích số liệu theo chỉ tiêu đo lƣờng sự phát triển hoạt động TDBL, so
sánh từ năm 2013 đến năm 2017)
 Những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong hoạt động TDBL tại chi nhánh

là gì? Những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động TDBL tại chi nhánh là gì?
 Cần những biện pháp gì để phát triển hoạt động TDBL tại chi nhánh và có
đƣa ra kiến nghị gì đối với Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành có liên quan, với Ngân
hàng nhà nƣớc và với BIDV?
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai.
 Phạm vi nghiên cứu:
* Về nội dung: Phát triển hoạt động TDBL của chi nhánh BIDV Gia Lai nhƣ
tăng trƣởng quy mơ TDBL, tăng trƣởng thị phần; đa dạng hố cơ cấu danh mục
TDBL; tăng thu nhập từ hoạt động TDBL; tăng cƣờng kiểm sốt rủi ro TDBL...
* Về khơng gian và thời gian:
Hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Gia Lai giai đoạn 2013-2017.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trƣớc hết tác giả tiến hành đọc và thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài
nhằm hình thành cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và TDBL tại các ngân hàng
thƣơng mại. Tiếp đó để phân tích thực trạng tín dụng TDBL tại BIDV chi nhánh
Gia Lai tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Trong đó:


iv

Dữ liệu thứ cấp: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ Báo cáo tổng kết
hoạt động kinh doanh, Dữ liệu tín dụng thơ của BIDV Gia Lai, hệ thống ngân hàng
BIDV, Báo cáo của Ngân hàng Nhà nƣớc… trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017.
Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua hoạt động khảo
sát. Tiến hành khảo sát các khách hàng cá nhân, hộ gia đình có quan hệ tín dụng với
BIDV Gia Lai nhằm đánh giá đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với

hoạt động TDBL tại chi nhánh.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với dữ liệu định tính: phƣơng pháp tổng hợp
Đối với dữ liệu định lƣợng: sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp các số liệu,
báo cáo cần thiết cho việc phân tích.
5.3. Phương pháp phân tích
5.3.1. Phương pháp thống kê mơ tả
Thực hiện phân tích thống kê mơ tả các chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt
động kinh doanh, kết quả hoạt động TDBL, tỷ trọng TDBL trong tổng dƣ nợ của
BIDV chi nhánh Gia Lai, cơ cấu TDBL theo ngành nghề, theo quy mơ.... Ngồi ra,
tác giả cịn thực hiện thống kê mơ tả các đánh giá kết quả khảo sát nhằm phân tích
những khó khăn và vƣớng mắc của ngân hàng trong hoạt động TDBL.
5.3.2. Phương pháp so sánh
Tiến hành so sánh theo không gian và thời gian. Việc so sánh theo thời gian
nhằm so sánh đánh giá đƣợc tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay, tốc độ tăng tỷ trọng
TDBL qua các năm. Sử dụng phƣơng pháp so sánh theo không gian nhằm so sánh
tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ tại BIDV chi nhánh Gia Lai so với hệ thống BIDV, so với các
ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng thời tác giả tiến hành so
sánh tỷ trọng dƣ nợ, dƣ nợ… theo ngành nghề, quy mơ.
Ngồi ra cịn kế thừa các nghiên cứu trƣớc đó phân tích, diễn giải, logic, quy
nạp… để đƣa ra một số giải pháp cần thiết nhằm phát triển hoạt động TDBL tại
BIDV Gia Lai.


v

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tổng quan lý luận và thực tiễn về TDBL và phát triển hoạt động TDBL của
các ngân hàng thƣơng mại.
Thực trạng phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Gia Lai từ năm 2013 đến

năm 2017.
Đề xuất giải pháp góp phần phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Gia Lai
nhằm giúp BIDV Gia Lai chiếm lĩnh thị trƣờng đầy tiềm năng này.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài khái quát lại quá trình phát triển hoạt động TDBL trong 5 năm trở lại
đây của BIDV Gia Lai, đánh giá những mặt đạt đƣợc và những điểm còn hạn chế.
Từ đó giúp chi nhánh BIDV Gia Lai rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế xuất
phát từ q trình hoạt động. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm mở rộng và
phát triển hơn nữa hoạt động TDBL phù hợp với tiềm lực sẵn có của BIDV Gia Lai
và đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Việc phát triển TDBL tại chi nhánh góp
phần đẩy mạnh nhu cầu bán lẻ và kích thích ngƣời dân tại địa phƣơng tăng cƣờng
chi tiêu, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tƣ gia tăng năng lực sản xuất, góp
phần tăng trƣởng kinh tế tỉnh nhà.
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Vấn đề hoạt động TDBL là vấn đề đang đƣợc nhiều Ngân hàng thƣơng mại
quan tâm. Đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này đăng trên các tạp chí
Thời báo ngân hàng, tạp chí Kinh tế, các báo cáo nghiên cứu khoa học nhƣ:
- Trần Quang Tuyến 2009, Tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế tư nhân ở
các nước phát triển.
Bài viết tập trung vào phân tích vai trị của hệ thống ngân hàng trong việc
cung ứng vốn cho khu vực kinh tế tƣ nhân. So với các nguồn vốn khác mà khu vực
tƣ nhân có thể tiếp cận, vốn ngân hàng có vai trị đặc biệt quan trọng ở các nƣớc
đang phát triển bởi những ƣu thế riêng có của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó bài
báo cũng phân tích chi tiết những nguyên nhân cản trở khả năng tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng của khu vực kinh tế tƣ nhân ở các nƣớc đang phát triển và trong đó tác


vi

giả đã làm r những rào cản thuộc về môi trƣờng chính sách nói chung, mơi trƣờng

tín dụng nói riêng.
Bài viết có đƣa ra những giải pháp để mở rộng cho vay đối với khu vực kinh
tế tƣ nhân tại các nƣớc phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, các
giải pháp này còn chung chung, chƣa mang tính cụ thể và giải quyết triệt để những
vấn đề khó khăn đƣợc nêu.
- Võ Thị Hồng Hiền 2011, Phát triển dịch vụ TDBL tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi.
Đề tài nêu lên đƣợc căn cứ đánh giá sự phát triển dịch vụ TDBL và nêu ra các
nhân tố ảnh hƣởng đến việc mở rộng hoạt động TDBL. Đề tài đề cập thực trạng
phát triển dịch vụ TDBL tại Vietcombank Chi nhánh Quảng Ngãi thơng qua việc
phân tích số liệu tăng trƣởng dƣ nợ, số lƣợng khách hàng TDBL, mạng lƣới phân
phối, tính an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động TDBL, từ đó nêu lên những hạn
chế về sự phát triển TDBL tại Vietcombank Chi nhánh Quảng Ngãi theo từng đối
tƣợng khách hàng. Thơng qua việc phát phiếu thăm dị cho các khách hàng sử dụng
dịch vụ TDBL của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ đó đƣa ra kết luận về
nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển TDBL tại chi nhánh. Trên cơ sở đó đƣa ra
nhóm giải pháp phát triển TDBL tại Chi nhánh và đƣa ra các kiến nghị đối với ngân
hàng nhà nƣớc chính quyền địa phƣơng và với chi nhánh Vietcombank chi nhánh
Quảng Ngãi.
Tuy nhiên hạn chế của đề tài là chƣa đánh giá đƣợc tiềm năng thị trƣờng
TDBL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chƣa so sánh lợi thế sản phẩm TDBL của chi
nhánh so với sản phẩm của các ngân hàng khác. Số lƣợng sản phẩm TDBL cịn
tƣơng đối ít, chủ yếu dự vào nền khách hàng cũ. Đề tài nêu nguyên nhân hạn chế
hoạt động dịch vụ TDBL chỉ thông qua khảo sát phiếu thăm dị khách hàng là chƣa
chính xác. Một số nguyên nhân xuất phát từ nội bộ Ngân hàng nhƣ công tác đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực; công tác phối hợp giữa các bộ phận trong q trình giải
ngân, thu nợ khơng thực sự đƣợc làm rõ chỉ thông qua ý kiến của khách hàng. Đề


vii


tài chƣa tập trung phân tích số liệu hoạt động TDBL tại chi nhánh và đƣa ra so sánh
với các Ngân hàng đối thủ trên cùng địa bàn, không gian còn tƣơng đối hẹp.
- Triều Mạnh Đức 2013, Phát triển hoạt động TDBL tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam Chi nhánh 6.
Nội dung của đề tài đã nêu hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến việc phát triển hoạt động TDBL của các ngân hàng thƣơng mại. Đề tài nghiên
cứu những thách thức và cơ hội trong phát triển lĩnh vực TDBL của các NHTM
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đề tài đánh giá phân tích thực trạng hoạt động
TDBL của tồn hệ thống Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh 6 nói riêng.
Từ đó đề ra một số các giải pháp giúp Agribank và các NHTM trong nƣớc nói
chung xây dựng chính sách phát triển lĩnh vực TDBL một cách phù hợp và hiệu quả
nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh việc nêu lên vấn đề quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay
bán lẻ và các định hƣớng phát triển cho ngân hàng trong thời gian tới thì luận văn
vẫn chƣa phân tích sâu các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng
Agribank. Agribank chi nhánh 6 là chi nhánh nhỏ chủ yếu tập trung vào tín dụng
bán buôn, dƣ nợ bán lẻ chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp do đó chƣa nêu bật đƣợc thực
trạng cho vay TDBL tại Chi nhánh. Đề tài chƣa đƣa ra đƣợc thế mạnh của các sản
phẩm TDBL so với các Ngân hàng khác nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Chi
nhánh. Các giải pháp đƣa ra cịn mang tính liệt kê chƣa thật sự bám sát vào tình
hình hoạt động tại Chi nhánh.
- Từ Công Hoan 2013, Phát triển hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng.
Đề tài đã phân tích, luận giải các vấn đề cơ bản liên quan đến khái niệm về tín
dụng, TDBL, giới thiệu đặc điểm, vai trị và sự cần thiết phát triển TDBL cũng nhƣ
các sản phẩm TDBL. Đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động TDBL của các
Ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ kinh nghiệm phát triển TDBL của một số Ngân
hàng thƣơng mại trong nƣớc và thế giới. Luận văn đã trình bày đƣợc những khó
khăn và thuận lợi của hoạt động TDBL tại Ngân hàng VPBank Đà Nẵng, qua phân



viii

tích, thu thập dữ liệu, đề tài đã đánh giá thực trạng hoạt động TDBL của Chi nhánh.
Trong đó đề tài tập trung vào phân tích kết quả đạt đƣợc của từng sản phẩm trong
tổng dƣ nợ tín dụng của ngân hàng từ đó đƣa ra kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên
nhân của hạn chế nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho giải pháp phát triển TDBL tại chi
nhánh. Đề tài đã đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại VPBank Đà
Nẵng để định hƣớng mục tiêu hoạt động của Chi nhánh trong những năm tới là mở
rộng TDBL để xây dựng Ngân hàng thành một tập đồn tài chính đa năng.
Bên cạnh những mặt đạt đƣợc đề tài vẫn chƣa đánh giá đƣợc tiềm năng của thị
trƣờng TDBL trên địa bàn tỉnh Đà Nẵng. Đề tài chƣa đánh giá thực trạng TDBL tại
VPbank Đà Nẵng trong mối quan hệ so sánh với các NHTM trên cùng địa bàn, mặc
dù đề tài đã chỉ rõ hạn chế của hoạt động TDBL tại chi nhánh là chƣa thực hiện
nghiên cứu, đánh giá các đối thủ cạnh tranh. Các giải pháp đƣa ra chƣa bám sát vào
thực tế hoạt động TDBL của ngân hàng, chƣa tạo tính đột phá, chƣa thực sự tìm ra
giải pháp phù hợp để phát triển TDBL tại Chi nhánh.
- Hoàng Văn Nghĩa 2017, Một số giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Vũng Tàu.
Đề tài trình bày tổng quan l luận cơ bản về tín dụng cá nhân tại các NHTM.
Trong đó tác giả đã đề cập khái niệm, vai trị của tín dụng cá nhân đối với nền kinh
tế - xã hội, đối với NHTM và đối với khách hàng, các sản phẩm tín dụng cá nhân
của ngân hàng. Đồng thời cũng nêu lên các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển
TDBL nhƣ: Môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng cạnh tranh và chính trong phạm vi nội
bộ của Ngân hàng. Đề tài cịn nêu những thành cơng trong lĩnh vực ngân hàng bán
lẻ mà các ngân hàng nƣớc ngoài đã làm đƣợc tại thị trƣờng Việt Nam. Từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP
Quân Đội nói riêng trong việc phát triển tín dụng cá nhân, vốn là một phần của hoạt
động ngân hàng bán lẻ. Đề tài đã ghi nhận những kết quả mà MB – CN Vũng Tàu

đã đạt đƣợc, đồng thời cũng đã nêu lên những hạn chế cần khắc phục và đặc biệt đã
nhận thấy r đƣợc hạn chế cơ bản trong hoạt động TDBL tại MB – CN Vũng Tàu.
Từ đó đƣa ra đƣợc đề xuất để khắc phục những hạn chế đƣợc nêu.


ix

Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, đề tài còn chƣa nêu đƣợc kiến nghị đối với các
Bộ, ban, ngành có liên quan trong phát triển hoạt động TDBL tại địa phƣơng. Đề tài
có so sánh hoạt động TDBL của MB – CN Vũng Tàu với các đối thủ tuy nhiên chỉ
so sánh với 2 Ngân hàng trên địa bàn là Sacombank và ACB, chƣa so sánh đƣợc với
những Ngân hàng đƣợc đánh giá là có vị thế rất mạnh tại địa phƣơng nhƣ BIDV,
Vietinbank, Vietcombank, Agribank. Đề tài chƣa thực hiện khảo sát ý kiến khách
hàng để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Hà Mạnh Hùng – Nguyễn Thế Anh 2017, Chính sách tín dụng ngân hàng
cho phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng.
Bài viết tập trung phân tích những chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát
triển khu vực tinh tế tƣ nhân theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng Cộng Sản Việt
Nam. Các chính sách cụ thể nhƣ hồn thiện cơ chế chính sách cho vay đối với khu
vực kinh tế tƣ nhân, triển khai cơ chế chính sách mới thúc đẩy phát triển kinh tế tƣ
nhân nói chung và lĩnh vực nơng nghiệp - nơng thơn nói riêng… Đồng thời, bài viết
cũng điểm qua kết quả đạt đƣợc của các chính sách này.
Bài viết đã đƣa ra những nhận xét, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa kinh tế
tƣ nhân. Tuy nhiên các kiến nghị chƣa đứng trên quan điểm của các Tổ chức tín
dụng (TCTD), chƣa đƣa ra đƣợc những hành động cụ thể đối với các TCTD – là đối
tƣợng chính trong việc áp dụng các chính sách này.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan, các cơng trình nghiên cứu nói trên phản ánh
nhiều góc độ về hoạt động TDBL. Để bắt kịp xu hƣớng chung trong hoạt động tín
dụng hiện nay của các ngân hàng đòi hỏi chúng ta phải đƣa ra một nghiên cứu toàn
diện về hoạt động TDBL gắn liền một ngân hàng trên một địa bàn cụ thể và chƣa có

nghiên cứu nào về phát triển hoạt động TDBL tại BIDV Gia Lai. Vì vậy, tơi chọn
nghiên cứu này với hy vọng là rõ thêm về hoạt động TDBL, cụ thể tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Gia Lai nhằm đánh giá những mặt
đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong hoạt động TDBL. Từ đó tìm ra ngun nhân và
đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động TDBL tại chi nhánh, đƣa


x

BIDV Gia Lai trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu về phát triển hoạt động
TDBL trên địa bàn.
9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài gồm các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động TDBL của ngân hàng thƣơng
mại.
Phần Chƣơng 1 nêu tổng quan cơ sở l luận và các khái niệm về hoạt động tín
dụng, TDBL, đặc điểm hoạt động TDBL, phát triển hoạt động TDBL trong NHTM
và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai.
Chƣơng 2 giới thiệu sơ lƣợc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Gia Lai; Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển TDBL tại BIDV
Gia Lai giai đoạn 2013 – 2017.
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển hoạt động TDBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai.
Trong chƣơng này, đề ra một số định hƣớng, giải pháp và kiến nghị nhằm phát
triển hoạt động TDBL tại BIDV Gia Lai.
Trên cơ sở các cơ sở l luận đƣợc tổng quát trong phần Chƣơng 1, luận văn đi
sâu vào phân tích thực tế hoạt động tại BIDV Gia Lai trong Chƣơng 2, và qua đó có
những cái nhìn từ chi tiết đến tổng thể về những hạn chế và nguyên nhân, đồng thời

khai thác tối đa mặt tích cực để đƣa ra đƣợc những định hƣớng và giải pháp khắc
phục và phát triển cụ thể cho hoạt động TDBL tại BIDV Gia Lai trong Chƣơng 3.


1

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Theo Nguyễn Minh
nhượng qu n s

iều (2009) thì T n ụng ngân hàng à quan hệ chu ển

ụng vốn t ngân hàng cho hách hàng trong

ột th i hạn nhất

định với ột hoản chi ph nhất định [10]
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thơng qua thì Cấp t n ụng à việc th a thuận để t
chức cá nhân s
ca

ết cho ph p s

vụ cho va


ụng

ột hoản ti n hoặc ca

ụng

ết s

ụng

ột hoản ti n hoặc

ột hoản ti n theo ngu n tắc c hoàn trả

chiết hấu cho thu tài ch nh

ao thanh toán

ảo

ng nghiệp

nh ngân hàng và

các nghiệp vụ cấp t n ụng hác [13]
Nhƣ vậy, tín dụng phản ánh mối quan hệ vay mƣợn giữa các chủ thể dựa trên
nguyên tắc hoàn trả. Ngƣời cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa
hoặc tiền tệ, tài sản thuộc sở hữu của mình sang ngƣời vay và ngƣời vay có nghĩa
vụ hồn trả lại ngƣời cho vay một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị đã nhận ban

đầu sau một thời gian nhất định đã thỏa thuận trƣớc.

(1) Cho vay vốn
Chủ thể đi vay
(Borrower)

Chủ thể cho
vay (Lender)
(2) Hồn trả cả gốc lẫn lãi

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng
(ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản (tiền tệ, tài sản thực hoặc
chữ ký) cho bên nhận tín dụng (Doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng


2

theo ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn cam kết.
Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của
hệ thống ngân hàng. Đối tƣợng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, trong đó:
ngân hàng là ngƣời cho vay vốn còn doanh nghiệp, cá nhân… là ngƣời đi vay vốn.
Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng rất đa dạng, có thể dƣới dạng tiền tệ,
tài sản thực hoặc chữ ký. Do hệ thống ngân hàng khơng chỉ có chức năng trung gian tín
dụng mà cịn có chức năng trung gian thanh tốn nên tín dụng ngân hàng thực hiện chủ
yếu dƣới dạng bút tệ. Điều này đã tạo ra sự khác biệt với việc cấp tín dụng của các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng [4]. Ngày nay, với sự phát triển lớn mạnh về quy mơ và
hình thức hoạt động, ngân hàng cịn cấp tín dụng bằng tài sản thực (thơng qua các cơng
ty cho th tài chính) và tín dụng chữ ký (thực hiện dƣới các hình thức cụ thể nhƣ bảo
lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ với cơng cụ thƣ tín dụng, hối phiếu chấp nhận của
ngân hàng...)

1.1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân biệt tín dụng ngân hàng thành
nhiều loại, phục vụ cho các mục đích trong quản trị hoạt động tín dụng.
 Phân loại theo mục đích sử dụng
+Tín dụng cho sản xuất kinh doanh: bao gồm các khoản tín dụng tài trợ cho
lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Chủ thể đi vay có thể là các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, các hộ kinh tế cá thể…với nhiều mục đích đa dạng nhƣ bổ sung vốn lƣu
động, vay mua sắm máy móc thiết bị, đầu tƣ cải tạo xây dựng nhà xƣởng phục vụ
sản xuất kinh doanh …
+Tín dụng tiêu dùng: bao gồm các khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu mua sắm
nhà cửa, xe cộ, chi tiêu, sinh hoạt cá nhân…
 Phân loại theo thời hạn cấp tín dụng
+Tín dụng ngắn hạn: bao gồm các khoản tín dụng có thời hạn trong vịng 12
tháng trở xuống. Tín dụng ngắn hạn thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay vốn lƣu động
thiếu hụt của các doanh nghiệp, những khoản vay sản xuất kinh doanh bán lẻ có
thời hạn ngắn.


3

+Tín dụng trung hạn, bao gồm các khoản tín dụng có thời hạn sử dụng tín
dụng trên 12 tháng cho đến 60 tháng (5 năm). Mục đích là để tài trợ cho tài sản cố
định nhƣ mở rộng sản xuất và xây dựng các cơng trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn
nhanh, mua máy móc trong các doanh nghiệp, chi tiêu tiêu dùng của cá nhân…
+Tín dụng dài hạn, bao gồm các khoản tín dụng có thời hạn trên 60 tháng,
mục đích tài trợ dự án đầu tƣ quy mô lớn của các doanh nghiệp, các khoản vay
mua/xây nhà của các cá nhân…
 Phân loại theo tính chất đảm bảo/mức độ tín nhiệm của người vay
+Tín dụng có bảo đảm là loại tín dụng dựa trên cơ sở của các biện pháp đảm
bảo đƣợc pháp luật quy định nhƣ thế chấp, cầm cố tài sản của bên vay hoặc bảo

lãnh của một bên thứ ba nào khác…
+Tín dụng khơng có bảo đảm là loại hình tín dụng chỉ dựa trên uy tín của
chính ngƣời nhận tín dụng, hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ từ dòng tiền của
phƣơng án/dự án vay hoặc các nguồn thu khác, không cần phải có các biện pháp
bảo đi kèm.
 Phân loại theo phương thức cho vay
Quy định cụ thể từng phƣơng thức cho vay đƣợc quy định rõ tại Thông tƣ số
39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, bao gồm:
+ Cho vay từng lần
+ Cho vay hợp vốn
+ Cho vay lƣu vụ
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh tốn
+ Cho vay quay vịng
+ Cho vay tuần hồn [7]
 Phân loại theo phương thức hồn trả nợ vay
+Tín dụng trả góp: khách hàng vay phải hồn trả dần vốn gốc (và lãi) theo
nhiều kì hạn trả nợ định kỳ.


4

+Tín dụng phi trả góp: khách hàng vay chỉ có một kì hạn trả nợ hay cịn gọi là
cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.
+Tín dụng hồn trả theo yêu cầu: là loại cho vay của ngân hàng mà việc thu nợ
đƣợc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả của ngƣời đi vay trên cở sở khả năng của
ngƣời đi vay và trong thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận.
1.1.1.3. Vai trị của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có vai trị rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của

nền kinh tế - xã hội với các vai trị tích cực sau:
 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy q trình tái sản xuất của xã hội
Tín dụng ngân hàng giúp điều hịa vốn từ các chủ thể tạm thời thừa vốn tới các
chủ thể cần vốn. Nhƣ vậy những nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi khơng có khả
năng sinh lợi nay đã đƣợc huy động trở thành hữu ích và tiếp tục sinh lợi. Đối với
những chủ thể thiếu hụt vốn đƣợc bổ sung vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu mở rộng và
phát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa.
Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, từ đó kích thích q
trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tƣ phát triển cho xã hội
 Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải ảnh hưởng của nhà nước đến các
mục tiêu vĩ mô
Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế, tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Các chỉ tiêu trên chịu ảnh hƣởng
rất nhiều bởi khối lƣợng và cơ cấu tín dụng cung ứng trên thị trƣờng. Thông qua cơ
chế tác động vào các điều kiện cấp tín dụng nhƣ lãi suất, điều kiện vay của các
Ngân hàng… Nhà nƣớc có thể điều chỉnh đƣợc việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng,
điều chỉnh đƣợc cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế hay theo vùng lãnh thổ. Việc
mở rộng hay thu hẹp tín dụng một mặt ảnh hƣởng đến lƣợng tiền cung ứng, lãi suất
thị trƣờng và do đó tác động đến tình trạng giá cả trong nền kinh tế, việc thay đổi cơ
cấu tín dụng sẽ tác động đến quy mô đầu tƣ và do vậy cũng đồng thời tác động đến
sản lƣợng, việc làm và cơ cấu kinh tế.


×