Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ban Mê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.94 KB, 28 trang )

tiền vay thích hợp như: phải có tài sản thế
chấp, cầm cố bảo đảm tiền vay, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình
thành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tín chấp …
- Lựa chọn đầu tư vốn vào các loại hình khác nhau: điều này
sẽ hạn chế rủi ro khi một loại hình nào đó gặp rủi ro, tức là “ không
bỏ tất cả trứng vào một giỏ ” ví dụ như hiện nay, ngân hàng đang
nghiêm cấm không cho vay kinh doanh cầm đồ, đầu tư tàu thuyền…
- Cần xây dựng chiến lược khách hàng, chiến lược đầu tư tín
dụng, quản lý rủi ro. Để làm được điều này, cần thành lập bộ phân
chuyên trách độc lập, nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo có quyết định
đúng đắn khi đầu tư.
- Mở rộng hình thức đồng tài trợ với mục tiêu hợp lý hoá sử
dụng nguồn vốn và giảm thiểu rủi ro.
- Con người vẫn là yếu tố quyết định cho việc thành, bại của
doanh nghiệp. Vì vậy, cần coi trọng việc tuyển chọn, thu nhận người
vào làm việc có liên quan đến tiền bạc, ngoài trình độ năng lực
chuyên môn thì tiêu chuẩn đạo đức, tính liêm khiết, cần cù, chịu khó
cần hết sức coi trọng. Nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên. Trong
quá trình làm việc, công tác quản lý cán bộ cần được cán bộ quan
tâm đúng mức. Trong các mối quan hệ liên quan đến khách hàng
vay, nguồn thu nhập cũng là nguồn quan tâm để phòng ngừa những
vi phạm đạo đức nghề nghiệp thiếu trách nhiệm như đã từng xảy ra ở
một số ngân hàng.


24
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt
động tín dụng cá nhân nói riêng đã và đang đóng góp phần quan
trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển của chi nhánh. Bên
cạnh đó BIDV đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng do thực hiện


đúng quy trình tín dụng… từng bước mở rộng thêm đối tượng khách
hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế trên cơ sở lựa chọn, sàng lọc
kỹ khách hàng, đảm bảo nguyên tắc an toàn trong cho vay nhất là
hoạt động tín dụng cá nhân. Có được thành quả như vậy là do có đội
ngũ cán bộ nhiêt tình, sáng tạo và ham học hỏi trong công việc, đặc
biệt có tinh thần đoàn kết, nhất trí trong tập thể cùng với sự thống
nhất trong ban giám đốc chi nhánh. Qua quá trình phân tích trên đã
giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng nói
chung và tầm quan trọng của việc quản lý, hạn chế rủi ro trong hoạt
động tín dụng cá nhân. Vì vậy mà ngân hàng cần có những phương
pháp và áp dụng những phương pháp phòng ngừa rủi ro sao cho
thích hợp để quản trị rủi ro hợp lý nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận và giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.



×