Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

nghiên cứu xác định, các tổ hợp bố mẹ, xây dựng vườn sản xuất hạt lai đa dòng cung cấp giống mới cho sản xuất với sự phối hợp giữa 4 dòng vô tính cà phê TR1,TR2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.13 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề..........................................................................................................................1
2. Một số kết quả chọn giống trong và ngoài nước................................................................2
3. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................................7
3.1. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................7
3.2. Vật liệu nghiên cứu.....................................................................................................7
3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................8
3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi.........................................................................................9
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.........................................................10
4. Kết quả đạt được..............................................................................................................10
4.1. Kết quả so sánh chính quy các đời con lai tại Đăk Lăk............................................10
4.2. Kết quả khảo nghiệm giống lai tổng hợp tại Đăk Lăk và Gia Lai............................14
4.3. Kết quả điều tra từ các mô hình trong sản xuất được trồng bằng giống lai tổng hợp
cà phê vối tại Đăk Lăk và Gia Lai....................................................................................16
5. Kết luận và đề nghị..........................................................................................................20
5.1. Kết luận.....................................................................................................................20
5.2. Đề Nghị.....................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................21
I. Tài liệu bằng tiếng việt.................................................................................................21
II. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài....................................................................................21
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Năng suất nhân của các dòng mẹ và đời con (trung bình 4 vụ)..............................10
Bảng 2: Năng suất nhân của giống tổng hợp và giống đại trà (trung bình 4 vụ).................11
Bảng 3: Khối lượng và kích thước hạt của các dòng mẹ và đời con....................................11
Bảng 4: Khối lượng và kích thước hạt của giống tổng hợp và giống đại trà.......................12
Bảng 5: Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt ở các đời con tại Đăk Lăk............................................14
Bảng 6: Năng suất thực thu và đặc điểm quả hạt của giống lai tổng hợp khảo nghiệm tại
Đăk Lăk và Gia Lai (2 vụ thu hoạch đầu)............................................................................15
Bảng 7: Năng suất giống lai tổng hợp và giống đối chứng tại Đăk Lăk và Gia Lai (điều tra
sau 3 vụ thu hoạch đầu)........................................................................................................16
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: Biến thiên năng suất nhân của các đời con trồng ở Đăk Lăk.............................13
Biểu đồ 2: Biến thiên năng suất giống lai tổng hợp khảo nghiệm tại Đăk Lăk và Gia Lai..16
Biểu đồ 3: Năng suất giống lai TH và giống đại trà điều tra tại Đăk Lăk năm 2012...........17
Biểu đồ 4: Năng suất giống lai TH và giống đại trà điều tra tại Gia Lai năm 2012.............18
Biểu đồ 5: Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của giống lai TH và giống đại trà tại Đăk Lăk.........18
Biểu đồ 6: Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của giống lai TH và giống đại trà tại Gia Lai..........19

0


1. Đặt vấn đề
Cà phê là cây công nghiệp được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới với diện tích cà
phê 614.545 ha (Cục Trồng trọt, 2012), sản lượng cà phê cả nước hàng năm đạt
trên 1,0 triệu tấn (năm 2012 xuất khẩu đạt trên 1,2 triệu tấn), kim ngạch xuất khẩu
>3 tỷ USD. Tuy nhiên, theo báo cáo của chuyên gia Ngân hàng Thế giới (World
Bank) và Viện Nghiên cứu Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn phía
Nam (SCAP) và Cục Trồng trọt, hiện tại có trên 86.000 ha cà phê già cỗi trên 20
năm tuổi, sinh trưởng kém, năng suất thấp sẽ phải trồng lại.
Như vậy vấn đề trồng tái canh cà phê của nước ta đang là thách thức lớn.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp tổng hợp như cày xới rà rễ, bón phân cải tạo
đất, luân canh, phòng trừ tuyến trùng thì việc chọn giống và công tác chuẩn bị giống
để trồng lại là khâu hết sức quan trọng và cần thiết. Hiện nay, chúng ta đã có bộ
giống mới để sản xuất và phục vụ cho tái canh trong thời gian sắp tới, nhưng nếu
chỉ dừng lại ở việc nhân giống bằng phương pháp vô tính thì không thể đáp ứng đủ
nhu cầu trồng tái canh cà phê sắp tới. Do vậy con đường nhân giống hữu tính từ các
dòng vô tính mới được công nhận là hướng cần được chú trọng để đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn sản xuất.
Công tác chọn giống, cải tiến giống cà phê vối trên thế giới theo hướng sinh
sản hữu tính đã được nhiều nước quan tâm, ngay từ ban đầu các nhà chọn tạo giống

đã coi cải thiện giống sinh sản hữu tính là mục tiêu quan trọng để làm đa dạng
nguồn gen và giúp cho chọn lọc bố mẹ tốt hơn. Công tác chọn lọc và lai tạo giống
cà phê vối cho năng suất cao, chất lượng đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, kháng
bệnh gỉ sắt, đã được thực hiện ở nhiều nước trồng cà phê vối trên thế giới như: Ấn
Độ, Cameroon, Bờ Biển Ngà, Madagascar, Indonesia... (Charrer và Berthaud,
1988). Với ưu điểm dễ làm, giá thành hạ và hệ số nhân cao hơn một số phương
pháp khác, việc nhân giống hữu tính sẽ đáp ứng đủ yêu cầu mở rộng diện tích tái
canh cà phê vối trên cả nước. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng hạt không tránh khỏi
sự phân ly ở đời con về năng suất do bố mẹ giao phấn chéo. Do đó việc nghiên cứu
sử dụng các tổ hợp bố mẹ giao phấn chéo để cho ra các đời con tốt nhất thông qua
việc đánh giá khả năng phối hợp chung của các đời con là thực sự cần thiết. Từ kết
1


quả này, sẽ tiến hành chọn các bố mẹ để xây dựng vườn sản xuất hạt giống lai tổng
hợp cung cấp cho sản xuất, góp phần hạ giá thành cây giống mà vẫn đảm bảo được
các đặc tính tối ưu của giống. Nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành sản xuất cà phê,
đồng thời làm phong phú và đa dạng nguồn gen phục vụ cho chiến lược chọn lọc
giống cà phê vối vào giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, trong những năm qua Viện KHKT NLN
Tây Nguyên đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định các tổ hợp bố mẹ, xây dựng
vườn sản xuất hạt lai đa dòng nhằm cung cấp giống mới cho sản xuất với sự phối
hợp giữa 4 dòng vô tính cà phê vối đã được công nhận là TR4, TR9, TR11 và TR12.
2. Một số kết quả chọn giống trong và ngoài nước
Sơ đồ tổng quát cải tiến C. canephora (IFCC, 1963).
Các thành tựu trên thế giới cũng như Việt Nam đều dựa vào sơ đồ chọn lọc
giống tổng quát sau:
Vật liệu hoang dại
Vật liệu trồng trọt
Vật liệu nhập nội


Tập đoàn giống

Xác định khả năng phối hợp
(thí nghiệm so sánh con lai)

Các thí nghiệm so
sánh dòng vô tính

Chọn bố mẹ
Xây
dựng vườn sản xuất hạt giống
đa dòng

Khảo nghiệm
Dòng vô tính
(nhân vô tính)

Cung cấp hạt giống tổng hợp
hoặc giống lai (nhân hữu tính)

Cung cấp giống
dòng vô tính
(nhân vô tính)
2


* Chọn tạo giống tổng hợp và giống lai
Ngay từ thuở ban đầu các nhà chọn tạo giống C.canephora coi cải thiện
giống sinh sản hữu tính là mục tiêu quan trọng. Chọn lọc hữu tính đặt nền tảng trên

việc chọn bố mẹ ngày càng chính xác hơn. Đây là phương pháp nhân giống bằng
hạt, hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp này ngoài mục đích
cung cấp hạt giống chọn lọc để sản xuất cây giống thuận lợi, hạ giá thành, góp phần
tăng nhanh diện tích cà phê sản xuất đại trà, nó còn giúp tạo ra các cây đầu dòng tốt
qua con đường lai tạo tự nhiên.
Theo Charrier & Berthaud (1988), các nước trồng cà phê vối trên thế giới đã
và đang tạo ra các giống tổng hợp và giống lai như : Ấn Độ sử dụng 2 đời con của
các cây mẹ S270 và S274; Cameroon có một số con lai đang được khảo nghiệm; Bờ
Biển Ngà có 10 con lai; Madagascar có 6 con lai và Indonesia sử dụng 4 con lai.
Chọn lọc cây mẹ theo kiểu hình trong điều kiện để thụ phấn tự do sẽ chỉ có
hiệu quả đối với các tính trạng trội đơn gen hoặc các tính trạng có hệ số di truyền
cao. Giá trị trung bình và phương sai của những đời con do thụ phấn tự do có tính
không ổn định khiến cho chọn lọc theo kiểu hình ít có hiệu quả trong chọn giống cà
phê vối (Charrier và Louarn, 1972).
Giống tổng hợp (synthetic varieties) tạo ra từ 4 – 8 bố mẹ có giá trị phối hợp
chung tốt nhất trên các tính trạng chọn lọc. Các bố mẹ này được nhân vô tính và
trồng chung trong vườn có cách ly theo sắp xếp hợp lý để bảo đảm giao phấn chéo
đa dạng. Ở những vùng hoa cà phê vối nở phụ thuộc mạnh vào tưới nước thì vườn
sản xuất hạt giống tổng hợp không cần có đai cách ly, điều khiển ra hoa bằng biện
pháp tưới.
Các giống lai chọn lọc dùng để thử khả năng phối hợp riêng sẽ được sản xuất
trong các vườn cách ly chỉ trồng 2 dòng bố mẹ. Tuy nhiên, đôi khi hai bố mẹ ra hoa
không cùng lúc khiến cho việc chọn các tổ hợp lai 2 bố mẹ bị hạn chế, thay vào đó
Capot J. (1977) đã sử dụng các con lai 3 bố mẹ để khắc phục.
Đánh giá đời con lai được tiến hành bằng cách dùng những đời con thụ phấn
tự do hoặc con lai giữa những bố mẹ khác nhau có kiểm soát, sau đó xác định kiểu
gen để đánh giá những kiểu gen tốt từ những con lai có nguồn gen di truyền tốt (khả
3



năng phối hợp chung) hoặc những con lai với chỉ một số kiểu gen nổi trội (khả năng
phối hợp riêng). Cà phê vối thường có những đặc tính trội về các yếu tố năng suất
nên khả năng phối hợp chung thường chiếm ưu thế hơn (Dussert, 1999).
Các chương trình chọn giống cà phê vối ở giai đoạn trước đây cũng đã đánh giá
những đời con thụ phấn tự do từ những bố mẹ có triển vọng để sản xuất giống lai.
Tại Indonesia, phương pháp này đã được sử dụng từ 1915 – 1930 nhưng chỉ có một
tỷ lệ nhỏ các con lai thụ phấn tự do chứng tỏ có tiềm năng. Sau đó, phương pháp lai
kiểm tra hay lai dialen đã thành công khi sử dụng những phép lai kết hợp có chọn
lọc, phương pháp này không chỉ ở Indonesia mà cả Ấn Độ và nhiều nước Châu Phi
(Cros, 1995; Dussert, 1999).
Năng suất của các con lai được chọn lọc bằng phương pháp cải tiến này
thường cao hơn đáng kể so với năng suất của những giống địa phương không qua
chọn lọc. Như ở Cameroon, năng suất của những con lai có kiểm soát cao hơn 50%
so với những con lai thụ phấn tự do từ những cây mẹ không được chọn lọc
(Bouharmont,1986). Các con lai chọn lọc được cải tiến và phát triển tốt ở Bờ Biển
Ngà (Pestiard, 1993).
Mức năng suất của các giống lai tổng hợp thường dao động trong khoảng 1 3 tấn nhân/ha, tùy theo các điều kiện chăm sóc và cơ cấu giống. Tuy nhiên, bản chất
dị hợp của bố mẹ gây biến thiên lớn trong đời con và thấy rõ ở các vườn kinh
doanh. Phân tích từng cây ở các đời con hữu tính mọc từ hạt cho thấy rằng 1/4 số
cây năng suất cao nhất chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng (Ferwerda, 1969; Dublin,
1967; Trịnh Đức Minh, 1991). Chiến lược lai tạo cà phê vối có thể khai thác tiềm
năng gia tăng năng suất do sự lai tạo giữa các quần thể phân biệt rõ ràng (Conglense
và Guinean), con lai thường khỏe mạnh và cho năng suất cao (Berthaud, 1986;
Leroy, 1993). Tuy nhiên do tính biến thiên năng suất các cá thể luôn cao trong đời
con nên tiềm năng năng suất trung bình của đời con luôn thấp hơn các dòng vô tính
chọn ra từ chính đời con đó.
Tại Bờ Biển Ngà, năng suất trung bình của giống tổng hợp và giống lai chỉ
bằng 60% của các dòng vô tính chọn lọc (Capot, 1977) và các con lai tốt nhất cũng
mới có thể đạt được 75% năng suất (Bouhamont và ctv, 1980). Tại Madagascar và
4



Cameroon, các giống lai tốt có thể đạt 75 – 100 % năng suất so với dòng vô tính
làm đối chứng.
Ở Việt Nam những kết quả nghiên cứu của Trịnh Đức Minh , 1998 cũng cho
thấy đời con trồng bằng hạt thu từ một cây mẹ có sự khác biệt nhau rất lớn về hình
thái cũng như khả năng cho năng suất và kháng bệnh gỉ sắt. Việc sử dụng hạt của
các dòng vô tính để nhân giống sẽ cho ra các vườn cà phê vối có năng suất thấp hơn
so với dòng vô tính từ 20 - 30%, ngoài ra vườn cây có tỷ lệ phân ly nhất định và tỷ
lệ cây bị nhiễm bệnh gỉ sắt chiếm từ 23,2 - 29,6%. Cà phê Nana từ Cộng Hòa Trung
Phi tỏ ra ít bị nhiễm, chiếm khoảng 10% số cây. Di truyền học của tính kháng gỉ sắt
trên cà phê vối chưa được nghiên cứu nhiều, tính kháng có lẽ là do nhiều gen quy
định. (Berthaud và Charrier , 1982) nhận thấy trong các đời con do lai nhân tạo tỷ lệ
cây kháng khi lây nhiễm bệnh biến thiên 20 - 66%. Các kết quả sơ bộ từ nghiên cứu
tính kháng trên cây cà phê vối đơn bội kép phần nào chứng minh giả thiết tính kháng
đa gen là có cơ sở, đa số đời con mẫn cảm bệnh, ngoại trừ dòng vô tính IF 149 cho
đời con phần lớn có tính kháng (Cuturon và Berthaud, 1982).
Để giữ được tính đa dạng về mặt di truyền của các vườn cà phê vối trong sản
xuất, cần phải có một tỷ lệ diện tích nhất định để trồng đời con của các dòng vô
tính, hoặc cần có một diện tích đủ lớn để lưu giữ nguồn di truyền đa dạng này. Theo
Berthaud , 1988), việc chọn cây đầu dòng từ các thí nghiệm đời con của các dòng
vô tính có tỷ lệ thành công lên tới 1%, trong khi đó nếu chọn cây đầu dòng ở các
vườn cà phê kinh doanh ngoài sản xuất hay vườn tập đoàn thì tỷ lệ thành công chỉ
đạt 1‰ (IFCC, 1963). Như vậy, việc lưu giữ các nguồn con lai này có ý nghĩa to lớn
trong công tác chọn lọc cây đầu dòng tối ưu, phục vụ cho công tác chọn tạo giống
lâu dài.
Hạt giống lai đa dòng không cho phép xác định được cây bố, do đó việc sản
xuất hạt giống cần tiến hành trong điều kiện thụ phấn có kiểm soát, trong trường
hợp này mỗi dòng trên vườn đồng thời là cây mẹ và cũng là cây bố cho các dòng
mẹ khác.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đời con của 2 dòng hay đa dòng thường có
kiểu hình và khả năng cho năng suất của cá thể ở đời con không đồng đều, có xu
5


hướng phân bố theo kiểu hình chuông úp lệch trái. Tuy nhiên về kích thước hạt ít có
sai khác so với cây mẹ, hầu hết con lai có kích thước và khối lượng hạt lớn, đặc
tính này rất có thể được di truyền qua cây mẹ (FICC, 1987).
Tại Bờ Biển Ngà, cây lai đầu tiên giữa các dòng đơn bội kép được trồng từ
năm 1985, sinh trưởng khá đồng đều, gần như cây vô tính. Một số tổ hợp lai từ các
thể đơn bội kép ở Bờ Biển Ngà đã thể hiện ưu thế lai và cho năng suất ngang với
dòng vô tính.
Việc nhân vô tính các dòng cà phê vối bằng kỹ thuật ghép nối ngọn trên gốc
cà phê vối hoặc cà phê mít trong những năm gần đây đã được áp dụng khá phổ biến
trong sản xuất, tuy nhiên giá thành cây giống còn cao, khả năng nhân giống còn hạn
chế. Mặt khác do thói quen và kỹ thuật sản xuất cây giống thực sinh khá đơn giản
nên người trồng cà phê vẫn ưa chuộng phương pháp nhân giống bằng hạt. Hơn nữa,
trong thực tiễn sản suất, ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam phát triển nghề
trồng cà phê vối rất nhanh, vật liệu trồng chủ yếu vẫn là hạt giống tổng hợp, giống
lai, hạt giống tự chọn lọc hàng loạt. Nhân giống từ hạt dễ thực hiện và dễ được chấp
nhận, giá cây giống thấp, vườn cây mang tính đa dạng và bảo đảm tính bền vững.
Do tính đa dạng trong quần thể nên sự xuất hiện tất yếu của 10 – 20% cây
giống xấu trên vườn trồng bằng hạt là có thể chấp nhận trong sản xuất đại trà và về
sau có thể được thay thế các cây giống xấu bằng cách ghép các dòng vô tính chọn
lọc (Trịnh Đức Minh, 1998) để tạo ra vườn cây đồng đều hơn.
Từ năm 2000 - 2010 Viện KHKT NLN Tây Nguyên thu thập nguồn vật liệu
khởi đầu theo hướng cải thiện kích cỡ hạt để nâng cao chất lượng cà phê vối của
Việt Nam. Giai đoạn này có dòng vô tính TR4 được công nhận chính thức và 4
dòng vô tính (TR9, TR11, TR12, TR13) được công nhận tạm thời vào năm 2006
(theo QĐ số 1086 QĐ/BNN-KHCN ngày 14/4/2006), 4 dòng vô tính này đã được

công nhận là giống chính thức năm 2011.
Song song với hướng chọn lọc vô tính, các giống trên đã được sử dụng theo
hướng chọn lọc hữu tính bằng cách đánh giá qua hệ thống vườn so sánh các đời con
lai tại Viện Tây nguyên và các kết quả đánh giá đời con (trồng bằng hạt giống lai
tổng hợp) ngoài thực tế sản xuất. Kết quả việc đánh giá các đời con là cơ sở để chọn
6


bố mẹ và xây dựng vườn sản xuất hạt giống lai hỗn hợp hoặc hạt giống lai đa dòng
cung cấp hạt giống phục vụ cho sản xuất.
3. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
ND1: So sánh chính quy 4 đời con của 4 dòng vô tính cà phê vối TR4, TR9, TR11,
TR12 tại Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.
ND2: Khảo nghiệm các đời con từ giống lai tổng hợp tại Đăk Lăk và Gia Lai.
ND3: Điều tra khả năng cho năng suất và bệnh gỉ sắt của giống lai tổng hợp trên
một số vùng tại Đăk Lăk và Gia Lai.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
Giống tổng hợp được lai từ vườn trồng các dòng vô tính chọn lọc (vườn
được trồng năm 2003 tại Viện, diện tích 2,0 ha) là: TR4, TR9, TR11, TR12. Trong
đó dòng TR4 đã được công nhận giống chính thức năm 2006 (theo QĐ số 1086
QĐ/BNN-KHCN ngày 14/4/2006) và các dòng TR9, TR11, TR12 được công nhận
giống chính thức năm 2011 (theo QĐ số 175 /QĐ-TT-CCN ngày 04/05/2011).
Hạt giống tổng hợp của 4 dòng vô tính TR4, TR9, TR11, TR12 được tạo ra
bằng phương pháp lai tổng hợp có kiểm soát: Bốn dòng bố, mẹ được trồng xen kẽ
nhau theo từng hàng. Trước khi hoa nở, các dòng bố mẹ được tưới cách ly với
những vườn xung quanh từ 10 – 15 ngày, khi hoa nở thì cây mẹ chỉ được nhận phấn
của 3 dòng còn lại. Sau đó, thu hạt lai theo từng dòng từ các dòng bố mẹ này và bố
trí thí nghiệm so sánh các đời con để đánh giá khả năng phối hợp chung.
Trong hệ thống thí nghiệm vườn chọn làm đối chứng là vườn trồng giống đại

trà không chọn lọc và vườn trồng bằng các dòng vô tính làm bố, mẹ của hạt giống
tổng hợp trên.

7


Sơ đồ chọn giống theo hướng chọn lọc hữu tính tại Viện KHKT NLN
Tây Nguyên:
Cây mẹ (Cây đầu dòng)

Tập đoàn giống

Các thí nghiệm so sánh dòng vô
tính

Dòng chọn lọc

Các thí nghiệm so sánh đời con

Chọn bố mẹ
Vườn sản xuất hạt giống
tổng hợp

Cung cấp hạt giống tổng hợp
(nhân hữu tính)

3.3. Phương pháp nghiên cứu
* Thí nghiệm so sánh chính quy các đời con tại Đăk Lăk: Bốn đời con từ
bốn dòng mẹ TR4, TR9, TR11, TR12 được trồng tại Buôn Ma Thuột năm 2006 (diện
tích 0,5 ha). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 yếu tố, mỗi

đời con được theo dõi 30 cây với 4 lần nhắc lại. Đối chứng là hệ thống vườn trồng 4
dòng vô tính (TR4, TR9, TR11, TR12) dùng làm bố, mẹ của các đời con (diện tích
0,5 ha) cùng với vườn trồng các giống đại trà không qua chọn lọc (0,5 ha). Các
8


vườn này này được bố trí cùng thời điểm vào tháng 6/2006 và cùng điều kiện canh
tác như nhau.
* Khảo nghiệm các đời con từ hạt giống tổng hợp: Khảo nghiệm được bố
trí tại Huyện Iagrai - Gia Lai và huyện CưMgar - Đăk Lăk, mỗi điểm khảo nghiệm
1 ha, trồng năm 2008, phương pháp là dùng hạt giống tổng hợp thu được trên vườn
sản xuất hạt giống của 4 dòng vô tính chọn lọc TR4, TR9, TR11 và TR12. Thí
nghiệm bố trí 4 lần lặp lại, đối chứng là giống trồng bằng hạt của các bố, mẹ không
qua chọn lọc (sản xuất đại trà).
* Đánh giá giống tổng hợp thông qua các mô hình chuyển giao kỹ thuật:
Song song với kết quả nghiên cứu, hạt giống tổng hợp thu từ vườn chọn lọc
của 4 dòng vô tính trên được phóng thích ra sản xuất thông qua các mô hình chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật giống mới tại các vùng trồng chính nhằm mở rộng diện tích và
để khẳng định tiềm năng năng suất cũng như khả năng ứng dụng ngoài sản xuất đối
với giống lai tổng hợp được nhân bằng con đường hữu tính. Việc điều tra và đánh
giá được tiến hành tại một số vùng trồng cà phê vối của tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai,
mỗi vùng điều tra 10 – 15 mô hình.
Các biện pháp kỹ thuật, công nghệ nhân giống: được áp dụng dựa trên cơ
sở Quy trình trồng chăm sóc và thu hoạch cà phê vối (10TCN 478: 2001).
3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi
Gồm: Năng suất, chất lượng cà phê nhân sống và chỉ số bệnh gỉ sắt.
+ Năng suất
Theo dõi năng suất 2 - 3 vụ thu hoạch đầu (vì đây là nguồn giống mới và
được trồng sớm nhất từ năm 2006). So sánh với năng suất của các dòng mẹ và
giống đại trà trong cùng điều kiện thí nghiệm.

+ Các chỉ tiêu về chất lượng hạt
Đối với thí nghiệm chính quy và khảo nghiệm: Mỗi đời con được lấy 1 mẫu
trên mỗi ô cơ sở và lấy nhắc lại tương ứng với 4 lần lặp. Mỗi mẫu thu 1,5 kg quả
tươi, sau đó tiến hành phân tích và đánh giá các chỉ tiêu:

9


- Tỷ lệ quả tươi/nhân (khối lượng quả tươi/1,0 kg nhân khô ở độ ẩm 13%):
được tính từ 1,5 kg quả tươi để có tỷ lệ nhân tương ứng.
- Khối lượng 100 nhân (g) ở độ ẩm 13%.
- Kích cỡ hạt trên sàng số 16 (6,3 mm): Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN:
4193).
+ Khả năng kháng bệnh gỉ sắt
Khảo sát vào thời điểm bệnh nặng nhất (tháng 12 hoặc tháng 1 hàng năm):
Theo phương pháp điều tra, đánh giá chỉ số bệnh của Phan Quốc Sủng (1987).
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu được tính theo phương pháp thống kê sinh học. Sử dụng phần
mềm EXCEL, MSTATC so sánh các công thức theo trắc nghiệm F và Duncan.
4. Kết quả đạt được
4.1. Kết quả so sánh chính quy các đời con lai tại Đăk Lăk
Bảng 1: Năng suất nhân của các dòng mẹ và đời con (trung bình 4 vụ)
Tỷ lệ năng suất

Ký hiệu

Năng suất (tấn nhân/ha)

Giống
TR4

TR9
TR11
TR12
TB

so với dòng mẹ
(%)

Dòng mẹ
3,25
2,78
3,28
2,80
3,03

CV(%)
9,4
11,5
12,3
13,1
11,6

Đời con
2,70
2,67
2,60
2,78
2,69

10


CV(%)
41,4
42,6
46,9
46,0
44,2

83,2
96,0
79,4
99,1
89,4


Bảng 2: Năng suất nhân của giống tổng hợp và giống đại trà (trung bình 4 vụ)
Năng suất (tấn nhân/ha)

Tỷ lệ năng suất
tăng so với giống đại trà (%)

Giống tổng hợp
Giống đại trà
2,69
1,98
36,0
So sánh năng suất của các đời con và các dòng mẹ qua bảng 1 cho thấy:
Năng suất nhân trung bình của các đời con qua 4 vụ thu hoạch đạt 2,69 tấn/ha, thấp
hơn năng suất các dòng mẹ (đạt 3,03 tấn/ha), biến thiên năng suất cá thể trong từng
đời con khá cao đạt trung bình 44,2%. Tuy nhiên, xét trong mỗi đời con thì khả

năng cho năng suất khá tương đương nhau qua 4 vụ thu hoạch và dao động từ 2,60
– 2,78 tấn/ha. Hơn nữa, các đời con hầu hết có năng suất trung bình gần ngang bằng
dòng mẹ và có đạt tỷ lệ so với dòng mẹ từ 83,2 – 96,0%, riêng có đời con của dòng
TR11 cho năng suất khá thấp so với dòng mẹ với tỷ lệ đạt chỉ 79,4%. Nguyên nhân
có thể dòng này có bộ tán khá rộng, do đó các tính trạng về năng suất chưa ổn định
ở cây trồng bằng hạt, khả năng cho năng suất ở đời con có thể đạt cao hơn khi đi
vào các vụ kinh doanh ổn định.
So sánh giống cà phê vối tổng hợp và giống đại trà xét trong cùng điều kiện
thí nghiệm, cho thấy năng suất giống tổng hợp cao hơn hẳn giống đại trà, năng suất
giống đại trà trung bình qua 4 vụ chỉ đạt 1,98 tấn/ha và năng suất trung bình của
giống tổng hợp vượt so với giống đại trà đến 36,0%. Như vậy, có thể thấy giống cà
phê vối tổng hợp từ các dòng vô tính chọn lọc có triển vọng hơn hẳn về năng suất so
với giống sản xuất đại trà.
Bảng 3: Khối lượng và kích thước hạt của các dòng mẹ và đời con
Ký hiệu

(trung bình 4 vụ)
Khối lượng 100 nhân (g)
Tỷ lệ hạt trên sàng N0 16 (%)

Giống

Dòng mẹ

Đời con

Dòng mẹ

Đời con


TR4

19,8

21,4

89,3

83,4

TR9

22,5

21,7

93,3

91,3

TR11

18,3

20,0

88,2

84,7


TR12

25,6

17,1

94,7

80,2

TB

21,6

20,1

91,4

84,9

11


Bảng 4: Khối lượng và kích thước hạt của giống tổng hợp và giống đại trà
(trung bình 4 vụ)

Khối lượng 100 nhân (g)
Gióng tổng hợp
20,1


Tỷ lệ tươi nhân

Giống đại trà
15,4

Đời con
4,2

Giống đại trà
4,9

Khối lượng 100 nhân của các dòng mẹ và đời con đạt trung bình 21,6g và
20,1g, không chênh lệch đáng kể giữa cây mẹ và đời con, tương tự như vậy kích
thước hạt của đời con về cơ bản vẫn giữ được bản chất cây mẹ nên tỷ lệ hạt loại 1
đạt khá cao từ 80,2 - 91,3%. Trong khi đó, khi so sánh giữa giống tổng hợp và giống
đại trà qua bảng 4 cho thấy rõ ràng ưu điểm của giống tổng hợp với khối lượng 100
nhân lớn, đạt trung bình 20,1g trong khi giống đại trà chỉ đạt trung bình 15,4g;
tương tự tỷ lệ tươi/nhân của giống tổng hợp cũng thấp hơn giống đại trà và chỉ đạt
4,2.
So sánh về năng suất cũng như đặc điểm quả, hạt của các đời con cho thấy:
có sự phân ly về năng suất so với dòng vô tính làm mẹ nhưng kích thước và khối
lượng 100 hạt vẫn duy trì theo đặc điểm dòng mẹ. Kết quả này cho thấy hoàn toàn
phù hợp với những công trình nghiên cứu trước đây trong nước và trên thế giới khi
trồng giống lai tổng hợp lai từ những dòng vô tính chọn lọc chất lượng cao. Đây
cũng là ưu điểm nổi bật và khác biệt của giống lai tổng hợp so với giống sản xuất
đại trà hiện nay.

12



Biểu đồ 1: Biến thiên năng suất nhân của các đời con trồng ở Đăk Lăk
(trung bình 4 vụ)
Kết quả khảo sát về sự phân bố năng suất cá thể ở từng đời con trong biểu đồ
1 cho thấy: số cá thể cho năng suất > 2 tấn/ha ở các đời con chiếm từ 40 - 45% tổng
năng suất của quần thể, số cá thể cho năng suất < 2 tấn/ha có tỷ lệ cao hơn và trung
bình từ 55 – 60%, trong khi đó năng suất trung bình toàn vườn của các đời con đạt
tới 2,69 tấn/ha. Có thể thấy rằng mặc dù số cá thể trội về năng suất (> 2 tấn/ha)
trong mỗi đời con chiếm ít hơn (<45%) nhưng tiềm năng cho năng suất đạt gần 1/2
tổng năng suất toàn vườn trong đời con đó.
Điều này cũng cho thấy nếu tính tổng sản lượng thu được trên đơn vị diện
tích thì năng suất bình quân của mỗi cá thể đời con đều ở mức khá cao và chênh
lệch không nhiều so với dòng vô tính làm mẹ. Do vậy có thể trồng giống lai tổng
hợp cho việc tái canh cà phê vừa có thể hạ chi phí đầu tư, dễ chăm sóc trong giai
đoạn đầu nhưng cũng vừa mang lại hiệu quả kinh tế tương đương với việc trồng
bằng dòng vô tính. Hơn nữa, việc trồng cà phê bằng giống lai tổng hợp sẽ làm
phong phú về nguồn di truyền trên quần thể, mang lại độ bền vững cao hơn khi có
những tác động hay áp lực về sự tấn công của dịch bệnh, côn trùng, biến đổi khí
hậu...

13


Tóm lại: Bên cạnh việc sử dụng giống bằng con đường nhân giống vô tính,
chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng hạt giống lai tổng hợp (nhân giống hữu tính) để
trồng lại cà phê, ngoài ra cũng có thể kết hợp biện pháp ghép thay thế một tỷ lệ nhỏ
cây cho năng suất thấp trên vườn bằng các giống mới chọn lọc sẽ làm tăng độ đồng
đều vườn cây và ổn định về năng suất lâu dài.
Bảng 5: Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt ở các đời con tại Đăk Lăk
TT


Ký hiệu

Tỷ lệ % cây bị bệnh trên vườn

đời con

Không
bệnh

Nhẹ

TB

Nặng

(CSB <2%)

(CSB 2 -7%)

(CSB > 7%)

1

TR4

76,8

12,5

8,2


2,5

2

TR9

76,8

8,2

8,6

6,4

3

TR11

70,4

11,4

10,4

7,9

4

TR12


72,5

10,7

10,4

6,4

Về khả năng kháng bệnh gỉ sắt, kết quả điều tra trên đồng ruộng cho thấy: ở
đời con có từ 23,2 - 29,6% số cây bị nhiễm bệnh, trong đó số cây bị nhiễm bệnh
nặng chỉ chiếm từ 2,5 - 7,9%, hầu hết số cây chỉ bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ đến trung
bình và không ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất của cây (bảng 5).
4.2. Kết quả khảo nghiệm giống lai tổng hợp tại Đăk Lăk và Gia Lai
Kết quả khảo nghiệm giống lai tổng hợp tại CưMgar - Đăk Lăk và IaGrai Gia Lai cho thấy: Năng suất trung bình toàn vườn qua 2 vụ thu hoạch đầu tiên (sử
dụng bằng nguồn giống lai tổng hợp) đạt > 2,0 tấn nhân/ha, kích thước hạt đạt >
70% và khối lượng 100 hạt trung bình từ 16,9 - 19,1 g (bảng 6).

14


Bảng 6: Năng suất thực thu và đặc điểm quả hạt của giống lai tổng hợp khảo
nghiệm tại Đăk Lăk và Gia Lai (2 vụ thu hoạch đầu)
Địa
điểm

Tên giống
Giống tổng

IaGrai

Gia Lai

hợp
Giống đại
trà
Giống

CưMgar
Đăk Lăk

tổng hợp
Giống đại
trà

Năng suất

Khối

Tỷ lệ

Tỷ lệ hạt

(tấn nhân/ha)
vụ bói vụ KD 1
TB

lượng 100

tươi/


trên sàng

nhân (g)

nhân

N0 16 (%)

1,17

2,94

2,05

19,1

4,3

86,3

0,58

1,82

1,20

15,1

4,5


59,2

1,27

3,35

2,31

16,9

4,2

73,2

0,61

2,66

1,64

15,2

4,4

67,5

Đối với giống đối chứng (đại trà) thì năng suất và chất lượng cà phê nhân
sống đều thấp hơn so với giống lai tổng hợp. Năng suất trung bình toàn vườn 2 vụ
đầu cả ở Đăk Lăk và Gia Lai chỉ đạt 1,20 - 1,64 tấn/ha, trong khi đó năng suất giống
lai tổng hợp đạt từ 2,05 – 2,31 tấn/ha, tương tự khối lượng 100 nhân cũng thấp hơn

đáng kể chỉ đạt 15,1 - 15,2 g và kích thước hạt trên sàng 16 đạt 59,2 - 67,5%.
Như vậy, qua đánh giá 2 vụ đầu đã có sự khác biệt về năng suất cũng như
chất lượng cà phê nhân giữa giống lai tổng hợp và giống sản xuất đại trà, đặc biệt về
khối lượng và kích thước hạt của giống lai tổng hợp nổi trội hơn đáng kể so với
giống sản xuất đại trà (bảng 6).

15


Biểu đồ 2: Biến thiên năng suất giống lai tổng hợp khảo nghiệm
tại Đăk Lăk và Gia Lai (trung bình 2 vụ)
Phân bố tần suất về năng suất của giống lai tổng hợp qua biểu đồ 2 cho thấy
năng suất > 2,0 tấn/ha đạt khá cao từ 69,3 - 82,6% tổng năng suất của quần thể. Đặc
biệt số cá thể cho năng suất > 3 tấn/ha chiếm từ 40,0 - 58,1%. Như vậy, có thể thấy
rằng mặc dù quần thể cây trồng bằng hạt có sự phân ly về năng suất, nhưng năng
suất của những cá thể trội đạt khá cao và chiếm > 50% tổng năng suất quần thể. Kết
quả này khá khả quan và hoàn toàn có thể ứng dụng phương thức trồng bằng hạt của
giống lai tổng hợp trong sản xuất đại trà.
4.3. Kết quả điều tra từ các mô hình trong sản xuất được trồng bằng giống lai
tổng hợp cà phê vối tại Đăk Lăk và Gia Lai
Bảng 7: Năng suất giống lai tổng hợp và giống đối chứng tại Đăk Lăk và Gia
Lai (điều tra sau 3 vụ thu hoạch đầu)
Địa điểm

Đăk Lăk

Gia Lai

Loại giống
Giống lai TH


Năng suất (tấn nhân/ha)
Vụ bói

Vụ KD 1

Vụ KD 2

TB

2,71

3,35

2,57

2,88

Đối chứng
Giống lai TH

1,68
2,33

Đối chứng

3,26

3,02
1,85


16

2,87


Điều tra tại các vùng trồng cà phê từ hạt lai tổng hợp cho thấy mức năng suất
trung bình 3 vụ thu hoạch đầu đạt 2,87 – 2,88 tấn/ha, năng suất hầu hết đều tương
đương nhau tại các vùng trồng và đạt khá ở các vụ đầu. So sánh với kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Thị Tuyết (2006) thì mức năng suất trung bình 2 vụ đầu chỉ đạt 1,3
tấn nhân/ha đối với cây thực sinh giống đại trà không chọn lọc. Mặt khác, kết quả
điều tra và so sánh năng suất vụ thứ 3 của các vườn trồng giống lai tổng hợp và
giống đại trà tại Đăk Lăk và Gia Lai (bảng 7) cho thấy: giống lai tổng hợp cho năng
suất cao hơn hẳn so với giống đại trà, năng suất trung bình của giống lai tổng hợp ở
2 vùng đạt trung bình từ 2,57 – 3,02 tấn/ha, trong khi đó giống đại trà chỉ đạt 1,68 –
1,88 tấn/ha. Như vậy đã có sự khác biệt rõ ràng giữa giống lai tổng hợp và giống đại
trà trên các vùng sản xuất cà phê vối chính. Mặc dù chưa điều tra về chất lượng cà
phê nhân sống ở 2 loại giống này nhưng theo như thí nghiệm so sánh chính quy thì
ngoài năng suất cao ở giống lai tổng hợp, kích thước và khối lượng hạt cũng cải
thiện đáng kể. Yếu tố này cũng là một trong những chỉ tiêu góp phần làm tăng năng
suất, chất lượng cà phê nhân đối với giống lai tổng hợp từ những dòng vô tính tốt.

Biểu đồ 3:

Năng suất giống lai TH và giống đại trà điều tra tại Đăk Lăk năm 2012
(vụ kinh doanh thứ 2)

17



Biểu đồ 4: Năng suất giống lai TH và giống đại trà điều tra tại Gia Lai năm
2012 (vụ kinh doanh 2)
Đánh giá khả năng phân ly về kiểu hình trong quần thể giống lai tổng hợp tại
các vùng trồng Đăk Lăk và Gia Lai cho thấy: tỷ lệ cây cho năng suất > 2 tấn/ha
chiếm khá cao đạt từ 55,0 - 75,0% trong quần thể, cao hơn rất nhiều so với tần suất
phân bố của giống đại trà. Tần suất về năng suất của giống đại trà hầu hết phân bố ở
mức < 2,0 tấn/ha, do đó tỷ lệ cá thể có năng suất > 2,0 tấn/ha chỉ đạt từ 25,0 33,5% trong quần thể. Như vậy, xét khả năng cho năng suất của giống lai tổng hợp
qua các biểu đồ 3 và 4 có thể kết luận rằng: tiềm năng năng suất của giống lai tổng
hợp sẽ cao hơn ở những vụ thu hoạch tới và cao hơn hẳn giống đại trà hiện nay.

Biểu đồ 5: Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của giống lai TH và giống đại trà tại
Đăk Lăk

18


Biểu đồ 6: Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của giống lai TH và giống đại trà tại
Gia Lai
Điều tra mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt trong quần thể giống lai tổng hợp và
giống đại trà tại 2 vùng Đăk Lăk và Gia Lai cho thấy: hầu hết cây chưa biểu hiện
nhiễm bệnh gỉ sắt ở cả 2 loại giống trồng, tỷ lệ cây không bị nhiễm bệnh khá cao và
chiếm từ 65,0 – 95,0% trong quần thể, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh nặng chỉ chiếm từ,
0 – 4,5% đối với giống lai tổng hợp và 3,2 – 12,8% đối với giống đại trà. Như vậy,
xét về mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt của giống lai tổng hợp là rất thấp và sẽ không ảnh
hưởng đến năng suất vườn cây nếu được trồng bằng giống lai tổng hợp.

19


5. Kết luận và đề nghị

5.1. Kết luận
- Về đặc điểm quả, hạt: các đời con hầu hết vẫn giữ được đặc tính di truyền
về khối lượng 100 hạt và kích thước hạt của dòng mẹ, hạt trên sàng 16 (loại hạt R1)
của đời con đạt trung bình > 80% và khối lượng 100 hạt đạt trung bình khá cao
20,1g, khối lượng 100 hạt của giống tổng hợp tăng 36,0% so với giống đại trà.
- Năng suất trung bình của giống lai tổng hợp đạt từ 79,4 - 99,1% so với
dòng mẹ trong cùng điều kiện. Năng suất khảo nghiệm và điều tra của giống lai
tổng hợp đều cao hơn so với giống đại trà ở cả 2 vùng Đăk Lăk và Gia Lai (> 30%).
- Trong thí nghiệm chính quy, tỷ lệ cây không bị nhiễm bệnh gỉ sắt trong
quần thể đời con chiếm > 70%, số cây bị bệnh chiếm < 30% nhưng tỷ lệ cây bị
nhiễm gỉ sắt nặng thấp chỉ chiếm < 10%. Tại các vườn điều tra ngoài sản xuất tỷ lệ
cây bị nhiễm bệnh nặng thấp chỉ chiếm < 5%.
5.2. Đề Nghị
Đề nghị Bộ NN & PTNT công nhận chính thức giống cà phê vối tổng hợp từ
các dòng vô tính chọn lọc TR4, TR9, TR11 và TR12, với tên gọi là TRS1 để bổ sung
vào cơ cấu giống, phục vụ cho việc tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu bằng tiếng việt
1. Chế Thị Đa, Nguyễn Thị Tuyết và ctv, 2006. Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ
nhân giống và kỹ thuật thâm canh cà phê vối. Báo cáo tổng kết đề tài trọng điểm
cấp bộ giai đoạn 2001 - 2005, 108 trang.
2. Cục Trồng trọt, 2012. Đánh giá chương trình tái canh cà phê đến năm 2012,
phương hướng và giải pháp trong thời gian tới, 82 trang.
3. Trịnh Đức Minh, Chế Thị Đa và ctv, 1998. Kết quả chọn lọc và khu vực hóa các
dòng vô tính cà phê vối (Coffea canephora var. Robusta): 16/21, 01/20, 04/55.
Tạp chí NNCNTP. Bộ NN và PTNT, số 6: trang 231 - 233.

4. Trịnh Đức Minh, 1998. Chọn lọc dòng vô tính và nhân vô tính cho cà phê vối
(Coffea canephora pierre) trong điều kiện Đăk Lăk, Luận án tiến sĩ khoa học, TP
Hồ Chí Minh, 140 trang.
5. Trịnh Đức Minh và ctv, 1999. Chọn lọc giống cà phê vối có năng suất cao, cỡ
hạt lớn và kháng bệnh gỉ săt giai đoạn 1994 - 2005. Kết quả nghiên cứu khoa
hoc năm 1997 - 1998, Buôn Ma Thuột, 443 trang.
6. Phan Quốc Sủng, Trịnh Đức Minh, 1991. Nghiên cứu tập đoàn và chọn tạo
giống cà phê vối (C. canephora Pierre). Báo cáo khoa học đề tài cấp nhà nước
“Xây dựng vườn tập đoàn, nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè, vối và xác
định các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng trong việc kinh doanh cây cà phê” giao đoạn 1986 - 1990. Hội nghị
nghiệm thu đề tài cấp nhà nước của bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm.
Hà Nội ngày 13 - 5 - 1991.
II. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài
1. Berthaud J., Charrier A., 1988. Breeding of Robusta, in Coffee, vol 4: Agronomy,
Elsevier Applied Science, pp.167 - 198.
2. Berthaud J., Charrier A., 1988. Genetic resources of coffee, in Coffee, vol 4:
Agronomy, Elsevier Applied Science, pp.1 - 42.

21


3. Bouharmont P., Awemo J., 1980. La sélection végétative du caféier robusta au
Cameroun. Café Cacao Thé, 23: 227 - 254.
4. Berthaud J., 1986. Les ressources génétique pour l’amélioration des caféiers
africains diploides: évaluation de la richesse génétique des populations
sylvestres et de ses mécanismes organisateurs. TD 188. ORSTOM, Paris.
5. Bouharmont et al, 1986. La sélection générative du caféier Robusta au
Cameroon. Analyse des résultals d’un essai d’hybrides diallèle partiel implanté
en 1973. Café, cacao. 30.pp 93 – 112.

6. Bouharmont P., Lotodé R., 1986. La sélection génétative du caféier robusta au
Cameroun. Analyse des Scientific Colloquium on Coffe, ASIC, Paris, pp. 507 518.
7. Capot J, 1977. Café Cacao Thé, 21: 23 - 44.
8. Capot, J, 1977. L’ am é lioration du caféier robusta en Coote d’ Ivoire. Café
Cacao Thé, 21: 233 - 242.
9. Charrier A., 1972. L’ intercompatibilité dé clones de caféiers cultivés sur la
Coote Ét Malgache. Café Cacao Thé, 16: 111 - 122.
10. Charrier.A., Berthaud J., 1988. Principles and Methods in coffee Plant breeding .
In Coffee, volume 4: Agronomy (Eds: R.J. Clarke and R. Macrae) Elsevier
Applied Science. pp. 167 - 193.
11. Charrier,A. 1978. Etude de la structure et de la variabilité génétique des
caféers: Résultals des estudes et des expérimentations resalisées au cameroon,
encôte d’Ivoire et à madagasear sur l’espece c.arabica collectée en ethiopia par
une mission ORSTOM en 1966. Bulletion 14. IFCC, Paris.
12. Couturon E., Berthaud J., 1982. Présentation d’ une methode de ré cupération d’
haploides spontanés et d’ obtention de plantes diploides homozygotes chez
C.canephora. In: 10th International Colloquium on the Chemistry of Coffee,
ASIC, Paris, pp. 385 - 391.
13. Cros. J.et al, 1995. Nuclear DNA content in the subgenus coffee (Rubiaceae),
inter and intra – speeific variation in african species.73, pp. 14 – 20.
14. Dublin P., 1967a. Le bouturage du caféier Exelsa. Progrès réalisés au Centre de
Rechèrches Agronomiques de Boukoko. Café Cacao Thé, 8: 3 - 16.
22


15. Dublin P., 1967b. L’ Am é lioration du caféier en République Cantraficaine . Dix
années de sélection clonal. . Café Cacao Thé, 11: 101 - 136.
16. Dussert. s, Lashermer. pp, 1999. Coffee canephora. In. Diversité Génétique des
plantes Tropicales cultiveés. Haman, p.et al (eds). CIRAD, montpellier, pp 175 –
194.

17. Ferwerda F. P., 1969. Breeding of canephora coffee. In: Outlines of Perennial
crop Breeding in the Tropics. F. P. Ferwerd and F. Wit (eds). Veenman & Zonen
NV, Wageningen, pp. 189 - 241.
18. IFCC, 1963. Les principes de la sélection des caféiers canephoroides etlibérioexcelsoides. Leur application au travaux des centres de recherchesde l' Institut
Francaise du Café et du Cacao en Côte d' Ivoire, à Madagascar et en
République Centrafricaine, Bull, no5, IFCC, Paris, 48 pages.
19. Pestiard, v, et al, 1993. Mas somatic embryogenesis: a possible tool for
largescale propagation of selected plants. In: fourth international workshop on
seeds, Basic and Applied Aspeets of seed Biology. ASFIS, paris, pp 178 – 191.

23



×