Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG độ TESTOSTERON HUYẾT TƯƠNG và NGUY cơ các BỆNH TIM MẠCH ở NAM GIỚI≥ 40 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.09 KB, 21 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
-----&-----

PHM TH THANH THO

MốI TƯƠNG QUAN GIữA NồNG Độ
TESTOSTERON
HUYếT TƯƠNG Và NGUY CƠ CáC BệNH TIM
MạCH
ở NAM GIớI 40 TUổI
Chuyờn ngnh : Tim mch
Mó s

: 60720140

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. PHM MNH HNG


HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................2
1.1. Đại cương về testosterone.....................................................................2


1.1.1 Nguồn gốc và bản chất hoá học.........................................................2
1.1.2. Tác dụng của testosteron...................................................................2
1.2. Bảng điểm Framingham..........................................................................4
1.2.1. Bảng điểm Framingham....................................................................4
1.2.2. Cách tính điểm Framingham cho nam giới và quy đổi sang % nguy
cơ tim mạch.................................................................................................5
1.3. Đại cương về yếu tố nguy cơ tim mạch...................................................8
1.3.1. Định nghĩa.........................................................................................8
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............9
2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................9
2.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................9
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.......................................9
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu.........................................9
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................9
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu.................................................................10
2.5. Cỡ mẫu..................................................................................................10
2.6. Phân tích và xử lý số liệu......................................................................11
2.7. Đạo đức nghiên cứu...............................................................................11
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................12
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................14
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................14
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Mô tả về chỉ số testosterone trong huyết tương..............................13
Bảng 3.2 : Mô tả điểm Framingham của đối tượng nghiên cứu......................13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các đối tượng theo các nhóm tuổi......................................12
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các đối tượng theo các mức huyết áp................................12
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các đối tượng hút thuốc.....................................................13


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FRS
T

Framingham risk score
Testosterone

Thang điểm nguy cơ Framingham


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [1]. Có rất
nhiều các yếu tố nguy cơ đã được chứng minh là làm gia tăng nguy cơ mắc
các bệnh tim mạch. Testosterone cũng đã được chứng minh trong nhiều
nghiên cứu là có liên quan đến các yếu tố đó : huyết áp [2,3], giảm LDL [4],
tăng HDL [2,5] và giảm glucose máu khi đói. Hơn nữa testosterone giảm dần
theo tuổi ở đàn ông từ 40 tuổi [6]. Trong khi các bệnh tim mạch cũng gia tăng
theo tuổi. Vậy liệu testosterone có thể là một marker sinh học gợi ý nguy cơ
tim mạch ở đàn ông trung niên và cao tuổi hay không.
Bảng điểm Framingham là một thang điểm sử dụng các chỉ số giới, tuổi,
nồng độ cholesteron huyết tương ở bệnh nhân không có triệu chứng để dự
đoán nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch trong 10 năm tới
Trên thế giới đã có các nghiên cứu tiến hành đánh giá mối tương quan

giữa nồng độ testosterone và các nguy cơ tim mạch, dựa theo thang điểm
Framingham. Tuy nhiên chưa có các nghiên cứu đánh giá mối tương quan này
trên người châu Á, đặc biệt là ở người Việt Nam
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Mối tương quan giữa nồng độ
testosterone với nguy cơ tim mạch ở đàn ông trung niên và cao tuổi” với 2
mục tiêu:
1. Xác định mối liên quan giữa nồng độ testosterone với thang điểm
Framingham.
2. Xác định ngường nồng độ testosterone huyết tương gợi ý nguy cơ tim
mạch cao ở nam giới trung niên và cao tuổi.


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về testosterone
1.1.1 Nguồn gốc và bản chất hoá học
Testosteron do tế bào Leydig bài tiết. Testosteron là một hợp chất steroid
có 19C được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl - CoA.
Nồng độ testosteron bình thường ở nam giới trưởng thành là 19,1 ± 5,5
mU/l và ở nữ giới là 1,23 ± 1 mU/l.
1.1.2. Tác dụng của testosteron
- Trong thời kỳ bào thai, khoảng tuần thứ 7, tế bào Leydig của tinh hoàn
thai nhi bài tiết một lượng đáng kể testosteron. Tác dụng của testosteron trong
thời kỳ bào thai là:
+ Kích thích ống Wolf phát triển thành đường sinh dục trong của nam
giới như mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống phóng tinh.
+ Kích thích đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu vào 2 - 3 tháng cuối thời
kỳ có thai. Nếu không đủ lượng testosteron, tinh hoàn vẫn nằm ở ổ bụng sẽ

khó sản sinh tinh trùng.
- Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát kể từ tuổi dậy
thì bao gồm phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh; mọc
lông mu, lông nách, mọc râu; gây hói đầu; giọng nói trầm do thanh quản mở
rộng; da dày, thô; mọc trứng cá.
- Kích thích sản sinh tinh trùng do kích thích sự hình thành tinh nguyên
bào, kích thích sự phân chia giảm nhiễm lần thứ hai, kích thích sự tổng hợp
protein và bài tiết dịch từ tế bào Sertoli.
- Tác dụng lên chuyển hoá protein và cơ
Dưới tác dụng của testosteron, khối cơ có thể tăng hơn 50% so với nữ
giới. Ngoài cơ, ở những vị trí khác của cơ thể cũng có hiện tượng tăng lượng
protein. Ví dụ như tăng lắng đọng protein ở da làm cho da dày hơn, phì đại


3

niêm mạc thanh quản, phì đại dây thanh âm làm giọng nói trầm hơn nữ. Tất cả
những hiện tượng này đều liên quan đến tác dụng đồng hoá protein của
testosteron.
Chính do tác dụng đồng hoá protein đặc biệt ở cơ nên testosteron đã
được một số vận động viên sử dụng để làm phát triển khối cơ bắp nhằm tăng
thành tích thi đấu. Theo luật thi đấu hiện nay, viêc sử dụng testosteron hoặc
các androgen tổng hợp được coi là sử dụng chất kích thích (doping), vi phạm
luật thi đấu.
Testosteron cũng được sử dụng cho người già như một hormon ‘‘cải lão
hoàn đồng’’ để làm tăng sức mạnh của cơ.
- Tác dụng lên xương
+ Làm tăng tổng hợp khung protein của xương.
+ Phát triển và cốt hoá sụn liên hợp ở đầu xương dài.
+ Làm dày xương.

+ Tăng lắng đọng muối calci phosphat ở xương do đó làm tăng sức mạnh
của xương.
+ Đối với xương chậu testosteron có tác dụng đặc biệt đó là:
• Làm hẹp đường kính khung chậu.
• Tăng chiều dài của khung chậu làm cho khung chậu có hình ống khác
với khung chậu mở rộng của nữ.
• Làm tăng sức mạnh của khung chậu.
Do tác dụng làm tăng kích thước và sức mạnh của xương nên testosteron
được dùng để điều trị loãng xương ở người đàn ông lớn tuổi.
- Tác dụng lên chuyển hoá cơ sở
Với lượng testosteron được bài tiết hàng ngày ở tuổi thiếu niên và thanh
niên, chuyển hoá cơ sở tăng từ 5 - 10% so với khi không có tác dụng của
testosteron.


4

- Các tác dụng khác
+ Testosteron làm tăng số lượng hồng cầu trong 1 mm3 máu khoảng
20%. Vì lý do này nên số lượng hồng cầu của nam thường cao hơn nữ khoảng
700.000 tế bào/mm3.
+ Testosteron làm tăng nhẹ sự tái hấp thu ion natri ở ống lượn xa.
1.1.3 Điều hoà bài tiết:
- Thời kỳ bào thai: Testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích thích của
hCG là một hormon do rau thai bài tiết.
- Thời kỳ trưởng thành: Testosteron được bài tiết dưới tác dụng kích
thích của LH do tuyến yên bài tiết
1.2. Bảng điểm Framingham
1.2.1. Bảng điểm Framingham
Bảng điểm nguy cơ Framingham (Framingham Risk Score - FRS) là

thang điểm được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu, bắt nguồn từ
nghiên cứu Framingham, được đưa ra vào năm 1998.
Framingham Heart Study là nghiên cứu đầu tiên của hàng loạt các
nghiên cứu về điều tra các yếu tố nguy cơ tim mạch. Bắt đầu từ năm 1948 với
5.209 đối tượng từ 28 đến 62 tuổi ở Framingham, Massachussets, chưa có
bệnh tim mạch trước đó. Trải qua thời gian dài nghiên cứu với những thay đổi
nhận thức về vai trò của các yếu tố nguy cơ đối với BMV, đột quỵ, bệnh tim
có hay không tử vong, các tác giả đã xây dựng thang điểm Framingham dựa
vào các yếu tố như: tuổi, giới, hút thuốc lá, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm
trương, cholesterol toàn phần, HDL- Cholesterol, ĐTĐ. Dựa theo bảng điểm,
tính nguy cơ 10 năm BMV và phân tầng: nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình
và nguy cơ cao [11].
Năm 2001, NCEP – ATP III đưa ra khuyến cáo điều trị cho các thầy
thuốc lâm sàng dựa trên bằng chứng về chẩn đoán, phân loại và điều trị rối


5

loạn lipid máu đồng thời đưa ra cách tính điểm Framingham cải tiến dựa trên
dữ liệu của nghiên cứu Framingham Heart Study, đánh giá nguy cơ BMV có
hoặc không có tử vong sau 10 năm, phân tầng nguy cơ và mục tiêu điều trị
đối với từng mức độ.
Thang điểm này tính toán dựa vào 5 yếu tố nguy cơ mạch vành chính:
tuổi, giới, tăng huyết áp, cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, hút thuốc
lá, đối với mỗi yếu tố có thang điểm riêng sau đó tính tổng và ước tính nguy
cơ tim mạch trong 10 năm [50].
1.2.2. Cách tính điểm Framingham cho nam giới và quy đổi sang % nguy
cơ tim mạch
1.2.2.1. Điểm cho nhóm tuổi
Tuổi


Điểm

20-34

-9

35-39

-4

40-44

0

45-49

3

50-54

6

55-59

8

60-64

10


65-69

11

70-74

12

75-79

13

Cholesterol

20-39

40-49

50-59

60-69

70-79

<160

0

0


0

0

0

160-199

4

3

2

1

0

200-239

7

5

3

1

0



6

240-279

9

6

4

2

1

280+

11

8

5

3

1

Tuổi 20-39
Không hút

thuốc
Hút thuốc

40-49

50-59

60-69

70-79

0

0

0

0

8

5

3

1

HDL

Điểm


60+

-1

50-59

0

40-49

1

<40

2

Huyết áp tâm thu
<120
120-129
130-139
140-159
160+
Tổng điểm
<0
0
1
2
3
4

5
6
7

Không điều trị
0
0
1
1
2

Điều trị
0
1
2
2
3

Nguy cơ sau 10 năm
< 1%
1%
1%
1%
1%
1%
2%
2%
3%



7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
>17

4%
5%
6%
8%
10%
12%
16%
20%
25%
30%


8

1.3. Đại cương về yếu tố nguy cơ tim mạch
1.3.1. Định nghĩa
Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là các yếu tố liên quan với sự gia

tăng khả năng bị mắc bệnh tim mạch. Một người mang một hoặc nhiều yếu
tố nguy cơ nào đó có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh của người
đó chứ không phải bắt buộc là chắc chắn sẽ bị bệnh. Thường thì các yếu tố
nguy cơ hay đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bị bệnh
tăng theo cấp số nhân. Người ta nhận thấy ngày càng có nhiều các nguy cơ
tim mạch xuất hiện. Sau đây là danh sách của các yếu tố nguy cơ chính của
bệnh tim mạch, đã được thừa nhận. Các yếu tố nguy cơ thường gặp của
bệnh tim mạch:
* Yếu tố nguy cơ không thay đổi được
- Tuổi
- Giới
- Di truyền
* Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
- Thừa cân/ Béo phì
- Giảm dung nạp đường huyết / Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
- Rối loạn mỡ máu
- Hút thuốc lá
- Lười vận động


9

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là nam giới > 40 tuổi đi khám
tại Viện Tim mạch Quốc gia
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu những đối tượng:
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Tiền sử mắc các bệnh tim mạch: tăng huyết áp, bệnh mạch vành
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thu thập nghiên cứu: tháng 08/2017 – 08/2018
Địa điểm : Viện tim mạch Quốc gia


10

2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu
ST

Biến số / Chỉ số

Định nghĩa/phân loại

Kĩ thuật thu thập số liệu

Tuổi
Giới
Chiều cao
Cân nặng

Tính theo năm
Nam hoặc nữ
Tính theo cm

Tính theo Kg

Phỏng vấn

5

BMI

Tính theo Kg/cm2

6

Huyết áp

Tính theo mmHG

T
1
2
3
4

7
8
9
10
11

Cholesteone
HDL

Hút thuốc lá
Điểm
Framingham
Tesosteron

Tính theo mg/dL
Tính theo mg/dL
Có hoặc không
- Điểm số
- % nguy cơ
Tính theo ng/dL

Theo công thức
BMI =
Đo bằng máy huyết áp cơ
học, đo 3 lần lấy giá trị
trung bình
Làm xét nghiệm máu
Làm xét nghiệm máu
Phỏng vấn
Theo công thức
Làm xét nghiệm máu

2.5. Cỡ mẫu
Tính theo công thức

Trong đó a=0,05, s = 115,7 ng/ml, ∆ = 10 ng/ml [9]
=> n = 514, 2
Chọn cỡ mẫu là 520
2.6. Phân tích và xử lý số liệu

Việc phân tích và xử lý số liệu được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị: Kiểm tra lại toàn bộ các mẫu giấy ghi kết quả, đảm bảo
không có lỗi trong báo kết quả, làm lại những mẫu không đạt yêu cầu.


11

- Nhập số liệu: Sử dụng phần mềm Excel 2010.
Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Stada 14.2
2.7. Đạo đức nghiên cứu
Các đối tượng tham gia nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục
đích của nghiên cứu và tự nguyện tham gia.
Mẫu máu của đối tượng hoàn toàn được sử dụng vào mục đích nghiên cứu.


12

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các chỉ số của đối tượng nghiên cứu

Các nhóm tuổi
4044
4549
5059

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các đối tượng theo các nhóm tuổi
250

200


150
Điều trị
Không điều trị

100

50

0
120 -140

140 -149

150 -159

>160

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các đối tượng theo các mức huyết áp


13

Tỷ lệ hút thuốc

hút thuốc
không hút thuốc

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các đối tượng hút thuốc
Bảng 3.1: Mô tả về chỉ số testosterone trong huyết tương

Testosterone

Trung
bình

Trung vị

Min

Max

Phương
sai

Kết luận: Phân bố không chuẩn
Bảng 3.5 : Mô tả điểm Framingham của đối tượng nghiên cứu2
Điểm

Trung

Framingham

bình

Trung vị

Min

Max


Phương
sai


14

CHƯƠNG 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN

DỰ KIẾN KẾT LUẬN

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Lozano R, Naghavi M, Foreman K et al. Global and regional mortality
from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a
systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet
2013;380: 2095–128

2.

Firtser S, Juonala M, Magnussen CG et al. Relation of total and free
testosterone and sex hormone-binding globulin with cardiovascular risk
factors in men aged 24-45 years. The Cardiovascular Risk in Young
Finns Study. Atherosclerosis 2012;222:257–62

3.


Hackett G. Testosterone and the heart. Int J Clin Pract 2012;66:648–55.
5 Khaw KT,

4.

Khaw KT, Barrett-Connor E. Endogenous sex hormones, high density
lipoprotein cholesterol, and other lipoprotein fractions in men.
Arterioscler Thromb 1991;11:489–94

5.

Simon D, Charles MA, Nahoul K et al. Association between plasma total
testosterone and cardiovascular risk factors in healthy adult men: The
telecom study. J Clin Endocrinol Metab 1997;82:682–85.

6.

Haffner SM, Valdez RA, Mykkanen L, Stern MP, Katz MS. Decreased
Testosterone and DehydroepiandrosteroneSulfate Concentrations Are
Associated with Increased Insulin and Glucose-Concentrations in
Nondiabetic Men. Metabolism 1994;43:599–603.


7.

Baillargeon J, Urban R, Ottenbacher K, Pierson K, Goodwin J. Trends in
Androgen Prescribing in the United States, 2001 to 2011. JAMA Intern
Med 2013;173: 1465–66.


8.

Committee on Assessing the Need for Clinical Trials of Testosterone
Replacement Therapy. Testosterone and Aging: Clinical Research
Directions. Washington, DC: National Academies Press, 2004

9.

Testosterone threshold for increased cardiovascular risk in middle –aged
and elderly men: a locally weighted regression analysis,The Journal of
sexual medicine, 12/2016



×